1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự luận văn ths luật

102 615 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 759,4 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ HỒNG CHIÊM NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ PHƯỢNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Hoàng Thị Hồng Chiêm MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ ......... 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm về người bị tạm giữ ....................................... 7 1.1.1 Khái niệm ngƣời bị tạm giữ ................................................................. 7 1.1.2 Đặc điểm về ngƣời bị tạm giữ ............................................................ 10 1.2. Quy định của pháp luật TTHS một số nước về người bị tạm giữ ..... 18 1.2.1 Ngƣời bị tạm giữ trong luật tố tụng hình sự Liên bang Nga .............. 18 1.2.2 Ngƣời bị tạm giữ trong luật tố tụng hình sự cộng hòa Pháp .............. 20 1.2.3 Ngƣời bị tạm giữ trong Luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa........................................................................................... 22 1.3. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam từ năm 1945 đến trước năm 2003 về người bị tạm giữ .............................................. 24 1.3.1. Giai đoạn 1945 - 1954 ........................................................................ 24 1.3.2. Giai đoạn từ 1954 – 1976 ................................................................... 25 1.3.3. Giai đoạn từ 1976-1989...................................................................... 27 1.3.4. Giai đoạn từ 1989 đến trƣớc năm 2003 .............................................. 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 29 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... 30 2.1. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về người bị tạm giữ .......................................................................................... 30 2.1.1. Quyền của ngƣời bị tạm giữ ............................................................... 30 2.1.2. Nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ ........................................................... 43 2.1.3 Một số quy định chung liên quan đến ngƣời bị tạm giữ .................... 45 2.2. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về người bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................... 51 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân ........................................... 51 2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 72 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ ..................... 73 3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự............................................. 73 3.2. Một số giải pháp khác ...................................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự ĐTV Điều tra viên KSV Kiểm sát viên TAND Tòa án nhân dân THTT Tiến hành tố tụng TTHS Tố tụng hình sự TTLT Thông tƣ liên tịch UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc VKSND Viện kiểm sát nhân dân DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thống kê tình hình bắt giữ và phân loại từ năm 2009-2013 ................................................................................... 53 Bảng 2.2: Bảng thống kê tình hình giải quyết ngƣời bị tạm giữ từ năm 2009-2013 ............................................................................ 54 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cải cách tƣ pháp đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhằm tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh công cuộc cải cách tƣ pháp, ngày 02 tháng 01 năm 2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TƢ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TƢ ngày 02/06/2005 về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Các Nghị quyết trên đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của tố tụng hình sự cần phải đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện để thể chế hóa vào quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lƣợng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân nên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn đƣợc luật pháp trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định rõ ràng, nhằm bảo vệ quyền lợi của mọi công dân đƣợc công bằng. Để đạt đƣợc mục đích đó, trƣớc hết trong công tác xử lý tin báo tố giác tội phạm và phân loại việc bắt, giữ ngƣời vi phạm pháp luật cần phải đƣợc chú trọng và tăng cƣờng, nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm tính trung thực, công minh, đúng ngƣời, đúng tội, không làm oan ngƣời vô tội và không bỏ lọt kẻ phạm tội. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều vụ việc cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng vi phạm nghiêm trọng thủ tục bắt giữ ngƣời theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, gây lên những hậu quả nghiêm trọng đối với ngƣời bị tạm giữ. Hệ lụy kéo theo đó là tình trạng bắt oan ngƣời vô tội, vi phạm các quyền con ngƣời, xâm phạm 1 quyền tự do thân thể…không đảm bảo đúng quyền của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Mặc dù đã bị dƣ luận và xã hội lên án xong vấn đề bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng cho ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam cần đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện hơn nữa. Có thể thấy từ trƣớc tới nay chƣa có một nghiên cứu nào, nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam với quy mô là một đề tài độc lập, chuyên biệt. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và từng bƣớc hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam là cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua những nghiên cứu và tìm hiểu về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam, nhận thấy các nghiên cứu chuyên sâu về đối tƣợng là ngƣời bị tạm giữ trong TTHS là rất hạn chế. Mặc dù vậy thì có khá nhiều các nghiên cứu khoa học, các bài viết của các nhà khoa học về ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, ngƣời bị tạm giam trong TTHS Việt Nam. Có thể thống kê một số nghiên cứu và bài viết của các nhà khoa học để thấy rõ hơn tình hình nghiên cứu: 1. Nguyễn Văn Điệp: Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong TTHS Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sỹ Luật học, Hà Nội, 2005; 2. Phạm Thanh Bình: Tạm giữ, tạm giam trong TTHS Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội, 1996; 3. Nguyễn Bá Phùng, Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật TTHS Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010; 4. PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn: Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong TTHS Việt Nam, Tạp chí Luật học số 3/2011; 2 5. Ths. Đoàn Tạ Cửu Long và Ths. Nguyễn Tấn Hảo: Một số ý kiến hoàn thiện Bộ luật TTHS về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, Tạp chí kiểm sát số 21/2012; 6. Ths. Đinh Thế Hƣng: Bảo vệ quyền con người trong Tố tụng Hình sự, Tham luận tại Hội thảo: Các điều kiện đảm bảo quyền con ngƣời ở Việt Nam do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Viện nhà nƣớc và Pháp luật tổ chức ngày 27/8/2010; 7. Trần Ngọc Đƣờng: Bàn về quyền con ngƣời, quyền công dân. NXB Chính trị Quốc gia, 2004; 8. Bộ tƣ pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật (1998), số chuyên đề về Luật hình sự của một số nước trên thế giới; 9. ĐHQG Hà Nội, khoa luật (2001), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội; 10. Trƣờng đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, NXB Công an nhân dân. Trên cơ sở những nghiên cứu và những bài viết của các nhà khoa học cùng với hệ thống các sách giáo trình, sách chuyên khảo sẽ là những cơ sở khoa học để chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu những lý luận chung và tình hình thực tiễn về ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu chuyên sâu về các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nƣớc khác trên thế giới. Thực trạng về tình hình ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong năm năm trở lại đây. Đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm 3 giữ trong TTHS, khắc phục những hạn chế, vƣớng mắc đối với quy định của pháp luật Việt Nam về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. 4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam, luận văn đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế, vƣớng mắc và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với ngƣời bị tạm giữ. Đặc biệt là đảm bảo cho việc phân loại đối tƣợng bị tạm giữ sau chuyển khởi tố đúng ngƣời, đúng tội, không làm oan ngƣời vô tội trong hoạt động TTHS. - Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau: + Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về ngƣời bị tạm giữ mà nhất là về địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam. + Làm rõ những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. + Đánh giá thực tiễn, tình trạng ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong năm năm gần đây để có cái nhìn bao quát về ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam. + Đƣa ra những phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về ngƣời bị tạm giữ và những giải pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ . 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: + Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật. Đƣờng lối quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ta về công cuộc đấu tranh 4 phòng và chống tội phạm nói chung và giải quyết vụ án hình sự nói riêng. + Cơ sở thực tiễn của luận văn là dựa trên cơ sở nghiên cứu luật TTHS thực định và hoạt động giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn về hoạt động TTHS. - Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp với việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế để chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến ngƣời bị tạm giữ trong TTHS, từ đó làm sáng tỏ nội dung của luận văn. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Là một công trình nghiên cứu độc lập và chuyên sâu về ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam, luận văn làm rõ những khái niệm, địa vị pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ để giúp cho việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với ngƣời bị tạm giữ đƣợc đúng ngƣời, đúng tội, không bỏ lọt kẻ phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội. Từ đó mở đầu cho một giai đoạn TTHS đƣợc chính xác, kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp khắc phục những vƣớng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành đối với ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn, góp phần giải đáp về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. Đồng thời, giúp cho ngƣời bị tạm giữ, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời bị tạm giữ và các cơ quan THTT hình sự áp dụng các quy định pháp luật về ngƣời bị tạm giữ một cách đúng đắn, hiệu quả và chính xác. Luận văn có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu, tham khảo và hoàn thiện pháp luật đối với những ai quan tâm đến vấn đề này. 5 7. Bố cục của Luận văn Ngoµi phÇn më ®Çu, kÕt luËn, môc lôc vµ danh môc tµi liÖu tham kh¶o, néi dung LuËn v¨n gåm 3 ch-¬ng. Chương 1: Một số vấn đề chung về ngƣời bị tạm giữ. Chương 2: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về ngƣời bị tạm giữ và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ 1.1. Khái niệm và đặc điểm về người bị tạm giữ 1.1.1 Khái niệm người bị tạm giữ Theo Từ điển luật học, địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định của pháp luật. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng nhƣ giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình. Thông qua địa vị pháp lý, ta có thể phân biệt đƣợc chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí, tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ pháp lý [27, tr.244]. Do vậy, việc nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi chủ thể. Đối với chủ thể có địa vị pháp lý, sẽ giúp họ thực hiện tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của mình. Còn đối với các chủ thể khác, việc nắm vững địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật sẽ giúp họ không xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ của ngƣời khác. Trong tố tụng hình sự, việc nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thể càng có vai trò quan trọng hơn hết. Bởi vì, khi giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Và tại mỗi giai đoạn, địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng cũng không giống nhau. Việc xác định một ngƣời bị coi là tạm giữ từ khi nào rất quan trọng, khi đó xác định vị trí của ngƣời đó là ngƣời tham gia vào quá trình THTT, xác lập quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm một ngƣời bị coi là ngƣời bị tạm giữ là rất khó, bởi vì, đối tƣợng của ngƣời bị tạm giữ trong đó 7 bao gồm cả ngƣời chƣa bị khởi tố hình sự và cả những ngƣời đã bị khởi tố hình sự. Tƣ cách tố tụng của ngƣời bị tạm giữ bắt đầu từ khi có quyết định tạm giữ và chấm dứt chuyển sang vai trò của một chủ thể khác khi hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hạn gia hạn tạm giữ. Có thể xảy ra một số trƣờng hợp khi chấm dứt tƣ cách tố tụng của ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: - Bị khởi tố bị can và có quyết định tạm giam thay thế. - Bị khởi tố và có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, thay thế biện pháp ngăn chặn khác. - Có quyết định trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ chuyển xử lý hành chính. - Có quyết định trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ, không xử lý hành chính. - Viện kiểm sát trả tự do theo khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức VNSND. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cho đến nay chƣa có một khái niệm pháp lý nào về địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ. Từ những phân tích trên theo chúng tôi có thể hiểu: Địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của một ngƣời khi có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Trong tố tụng hình sự Việt Nam, ngƣời bị tạm giữ là ngƣời tham gia tố tụng có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án. BLTTHS năm 2003 đƣa ra khái niệm về ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: “Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ”. Ngƣời bị tạm giữ có thể là ngƣời chƣa bị khởi tố về hình sự, đó là những ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, trƣờng hợp phạm tội tự thú trƣớc khi hành vi phạm tội bị phát hiện và khởi tố, và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Mặc dù, họ chƣa bị khởi tố về hình sự nhƣng trên thực tế họ vẫn phải chịu sự cƣỡng chế của cơ quan đã tạm giữ họ. Họ bị hạn chế một số quyền tự do, bị buộc phải khai báo hoặc trả lời các câu hỏi của cán bộ điều tra. 8 Ngƣời bị tạm giữ cũng có thể là ngƣời đã bị khởi tố về hình sự bao gồm: bị can, bị cáo, ngƣời đã bị kết án nhƣng bỏ trốn, ngƣời đang chấp hành án bỏ trốn nhƣng bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời phạm tội ra đầu thú và đã có quyết định tạm giữ đối với họ. Do đó, pháp luật coi ngƣời bị tạm giữ là ngƣời tham gia tố tụng hình sự, có các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, ngƣời bị tạm giữ là ngƣời bị nghi đã thực hiện tội phạm và đối với họ đã có quyết định tạm giữ của ngƣời có thẩm quyền. Để trở thành ngƣời bị tạm giữ cần có đủ hai điều kiện: + Điều kiện về nội dung: khi có căn cứ cho rằng ngƣời đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; ngƣời mà bị ngƣời khác có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội phạm và thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó bỏ trốn; ngƣời mà thấy có dấu vết của tội phạm ở ngƣời hoặc nơi ở nên cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ; ngƣời bị phát hiện đang thực hiện tội phạm; ngƣời có lệnh truy nã hoặc ngƣời tự thú, đầu thú sau khi thực hiện tội phạm. Đối với trƣờng hợp bắt khẩn cấp, bị bắt do phạm tội quả tang, ngƣời tự thú, đầu thú, ngƣời bị tạm giữ bị nghi thực hiện tội phạm, nhƣng chƣa bị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để ngƣời đó tiếp tục phạm tội hay phạm tội mới, để ngƣời đó không có điều kiện cản trở việc tiến hành điều tra, xác minh…của cơ quan điều tra thì BLTTHS quy định cần phải cách ly họ trong thời hạn nhất định. Đối với trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ bị bắt theo lệnh truy nã, tuy ngƣời bị tạm giữ đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhƣng việc truy cứu trách nhiệm hình sự đó không phải do ngƣời có thẩm quyền quyết định tạm giữ thực hiện. Vì thế cho nên đối với ngƣời đó chỉ đƣợc (và cũng chỉ cần) 9 tạm giữ trong một thời hạn ngắn để chuyển giao cho ngƣời có trách nhiệm truy cứu trách nhiệm hình sự xử lý vụ án theo quy định của pháp luật. + Điều kiện về hình thức: đối với ngƣời đã có quyết định tạm giữ của ngƣời có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS. Theo quy định của Điều 86 và Điều 81 BLTTHS năm 2003 thì Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng Cơ quan điều tra các cấp, ngƣời chỉ huy Quân đội độc lập cấp trung đoàn và tƣơng đƣơng, ngƣời chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới, ngƣời chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng hoặc Chỉ huy trƣởng vùng Cảnh sát biển là những ngƣời có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ [13, tr.32-33]. Từ những phân tích ở trên, theo quan điểm của tôi có thể đƣa ra khái niệm khoa học về ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền tố tụng; có quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Đặc điểm về người bị tạm giữ Thứ nhất, là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp: Là khi ngƣời đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay sau khi ngƣời đó thực hiện tội phạm rồi bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm. Ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp này là ngƣời chƣa bị khởi tố về hình sự. Việc bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp nhằm ngăn chặn kịp thời tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật, tiêu hủy chứng cứ, cản trở hoạt động điều tra của ngƣời thực hiện tội phạm và đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp cấp bách. Từ đó, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra có thẩm quyền có đủ thời gian thu thập chứng cứ, tài liệu, bƣớc đầu xác định tính chất, mức độ của hành vi, nhân thân của ngƣời 10 bị tạm giữ. Đồng thời để đảm bảo các quyền tự do cá nhân của con ngƣời, Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định một cách rõ ràng, cụ thể các trƣờng hợp bắt khẩn cấp nhƣ sau: Trƣờng hợp khẩn cấp thứ nhất: Khi có căn cứ để cho rằng ngƣời đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm tra xác minh các nguồn tin biết ngƣời đó (một ngƣời hoặc nhiều ngƣời) đang bí mật tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phƣơng tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải bắt ngay trƣớc khi tội phạm đƣợc thực hiện. Việc bắt ngƣời này cần phải đảm bảo hai điều kiện: Một là, có căn cứ khẳng định một ngƣời (hoặc nhiều ngƣời) đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Hai là, tội phạm đang chuẩn bị đƣợc thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Chuẩn bị thực hiện tội phạm, còn một khoảng thời gian nhất định với việc thực hiện tội phạm, nên không phải mọi hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm đều cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định chỉ ngƣời nào chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự). Ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp này, thƣờng phải bị tạm giữ vì khi quyết định bắt khẩn cấp cơ quan điều tra đã có căn cứ để xác định rằng ngƣời đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trƣờng hợp khẩn cấp thứ hai: Khi ngƣời bị hại hoặc ngƣời có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó bỏ trốn. Đây là trƣờng hợp tội phạm đã xảy ra, nhƣng ngƣời thực hiện tội phạm không bị bắt ngay. Sau một thời gian, ngƣời bị hại hoặc ngƣời có mặt tại nơi xảy ra tội 11 phạm chính mắt trông thấy đã xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội phạm. Nếu cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó bỏ trốn thì ra lệnh bắt khẩn cấp. Việc bắt ngƣời trong trƣờng hợp này cần phải đảm bảo hai điều kiện: Một là, phải có ngƣời có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và trực tiếp xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội phạm. Việc xác nhận phải mang tính chất khẳng định, chứ không thể “hình nhƣ”, hoặc “nhìn giống nhƣ” ngƣời đã thực hiện tội phạm. Hai là, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn. Đối với ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp này thì việc ra quyết định tạm giữ là cấp bách và cần thiết. Khi đối tƣợng đã thực hiện hành vi phạm tội và cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó bỏ trốn. Cho nên ngay sau khi bắt khẩn cấp cần phải tạm giữ họ nhằm ngăn chặn việc họ bỏ trốn, gây cản trở cho việc điều tra. Đồng thời cũng tạo điều kiện để cơ quan điều tra có thời gian thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác, phục vụ cho việc củng cố hồ sơ để đƣa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cho phù hợp với hành vi phạm tội. Trƣờng hợp khẩn cấp thứ ba: Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở ngƣời hoặc tại chỗ của ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Đây là trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền chƣa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định ngƣời đó thực hiện tội phạm, nhƣng qua việc phát hiện thấy có dấu vết của tội phạm ở ngƣời hoặc tại chỗ ở của ngƣời mà ngƣời đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc ngƣời này bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì ngƣời đó bị bắt khẩn cấp. Việc bắt ngƣời trong trƣờng hợp này cần đảm bảo hai điều kiện sau: Một là, khi thấy dấu vết tội phạm ở ngƣời hoặc tại chỗ ở của ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm. Việc tìm thấy dấu vết của một tội phạm chỉ đƣợc coi là một điều kiện để bắt khẩn cấp. Hai là, cần ngăn chặn ngay việc ngƣời bị nghi 12 thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Khi có căn cứ cho rằng ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Trong thực tiễn thi hành pháp luật, ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp thƣờng sẽ bị tạm giữ vì khi có đủ căn cứ để quyết định bắt khẩn cấp, cơ quan điều tra đã xác định cần phải ngăn chặn hành vi phạm tội và hành vi cản trở việc điều tra, việc khám phá tội phạm của ngƣời thực hiện hành vi phạm tội (việc ngƣời đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ …). Do đó khả năng ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp bắt khẩn cấp là rất lớn. Thực tế, có trƣờng hợp dù bị bắt khẩn cấp nhƣng ngƣời bị bắt không bị tạm giữ đó là khi Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp hay ngƣời bị bắt khẩn cấp bị bệnh hiểm nghèo mà không thể tạm giữ đƣợc hoặc có thể xuất hiện những tình tiết mới loại trừ căn cứ bắt khẩn cấp và phải trả tự do cho ngƣời bị bắt. Thứ hai, là người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang: Khi ngƣời đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Phạm tội quả tang có đặc điểm là hành vi phạm tội cụ thể, rõ ràng không cần thiết phải điều tra, xác minh. Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định những trƣờng hợp phạm tội quả tang bao gồm: Trƣờng hợp thứ nhất: Ngƣời đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Đây là trƣờng hợp tội phạm đã bắt đầu đƣợc thực hiện, đang diễn ra và chƣa kết thúc trên thực tế, đang gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. Việc ngƣời đang thực hiện tội phạm bị phát hiện hay không, tùy thuộc vào đặc điểm của cấu thành tội phạm, bối cảnh xảy ra tội phạm; khả năng, kiến thức, vị trí công tác của ngƣời phát giác sự kiện phạm tội. Trƣờng hợp hợp thứ hai: Ngƣời ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị 13 phát hiện. Đây là trƣờng hợp ngƣời phạm tội vừa thực hiện hành vi phạm tội xong, chƣa kịp chạy trốn, chƣa kịp cất giấu tang vật hoặc đang cất giấu tang vật, đang xóa những dấu vết của tội phạm trƣớc khi chạy trốn thì bị ngƣời khác phát hiện. Vì vậy, khi bắt ngƣời phạm tội vừa thực hiện hành vi phạm tội xong, chƣa kịp chạy trốn và sự phát hiện, bắt giữ ngƣời phạm tội phải xảy ra không gián đoạn về mặt thời gian. Trƣờng hợp thứ ba: Ngƣời ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt. Trong trƣờng hợp phạm tội quả tang này, ngƣời phạm tội đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. Trong trƣờng hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy trốn thì mới có cơ sở xác định đúng ngƣời phạm tội, tránh bắt nhầm ngƣời không thực hiện tội phạm. Nếu việc đuổi bắt bị gián đoạn về mặt thời gian so với hành vi chạy trốn thì không đƣợc xem là bắt quả tang mà có thể bắt theo trƣờng hợp khẩn cấp. Với ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang nhƣ đã nêu trên thì có thể bị tạm giữ. Tuy nhiên, khác với trƣờng hợp ngƣời bị bắt khẩn cấp thƣờng bị tạm giữ, các trƣờng hợp phạm tội quả tang thì không phải mọi trƣờng hợp bị bắt đều phải tạm giữ. Qua thực tiễn áp dụng và căn cứ vào quy định của pháp luật về ngƣời bị tạm giữ có thể thấy: Ngƣời phạm tội quả tang mà hành vi phạm tội thuộc trƣờng hợp ít nghiêm trọng, ngƣời phạm tội có nơi cƣ trú rõ ràng, sự việc phạm tội đơn giản và ngƣời phạm tội không có dấu hiệu bỏ trốn hay cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra thì không cần phải tạm giữ họ. Chẳng hạn: Nguyễn Văn A đang thực hiện hành vi phạm tội Trộm cắp tài sản (lấy trộm xe đạp điện của Nguyễn Thị B) đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS thì bị phát hiện và bị bắt quả tang. Bản thân A chƣa có tiền án, tiền sự, hành vi phạm tội này thuộc trƣờng hợp tội phạm ít nghiêm trọng, 14 A có nơi cƣ trú rõ ràng, có ngƣời bảo lãnh cụ thể. Trong trƣờng hợp này, không cần thiết phải ra quyết định tạm giữ đối với A. Bởi nhƣ đã nêu, việc ra quyết định tạm giữ đối với ngƣời phạm tội nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa ngƣời bị tạm giữ tiếp tục phạm tội hoặc lẩn tránh, cản trở cho công tác điều tra của cơ quan điều tra, đồng thời cũng tạo điều kiện cho cơ quan điều tra xác minh chính xác hành vi phạm tội, lý lịch nhân thân của ngƣời bị tạm giữ. Ở đây hành vi phạm tội đã xảy ra, ngƣời phạm tội có nơi cƣ trú rõ ràng, không có dấu hiệu gây cản trở hoạt động điều tra, tình tiết phạm tội đơn giản, tính chất ít nghiêm trọng thì việc tạm giữ hoặc gia hạn tạm giữ sẽ là không cần thiết. Thứ ba, là người bị bắt theo quyết định bị truy nã: Trƣớc đây, Sắc luật số 002-SLt ngày 18/6/1957 quy định, ngƣời đang bị truy nã là một trƣờng hợp phạm pháp quả tang mà ngƣời công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất vì có quan niệm không chính xác khi cho rằng: ngƣời đang bị truy nã là ngƣời phạm tội quả tang. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (Điều 64), cũng nhƣ trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 82), ngƣời phạm tội quả tang và bắt ngƣời đang bị truy nã đƣợc phân biệt rõ ràng. Bởi vì, ngƣời đang bị truy nã là ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội, đã bị cơ quan Công an ra quyết định (hoặc lệnh) truy nã. Theo quy định tại quy chế về công tác truy nã của Bộ Công an thì những ngƣời thuộc diện cơ quan Công an phải ra lệnh truy nã gồm: Bị can (ngƣời đã bị khởi tố về hình sự) bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu; Bị cáo (ngƣời đã bị tòa án quyết định đƣa ra xét xử) bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu; Phạm nhân (ngƣời đang thi hành án phạt tù trong các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ) trốn trại. Trong thực tế, ngƣời đang bị truy nã là ngƣời đã bị khởi tố về hình sự, đã có tƣ cách tố tụng là bị can, bị cáo hay ngƣời bị kết án về hình sự chƣa thi hành 15 án hoặc đang thi hành án thì bỏ trốn. Hành vi của ngƣời đang bị truy nã không phải là hành vi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện phạm tội thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt nên ngƣời đang bị truy nã không phải là ngƣời phạm tội quả tang. Tuy vậy, trong thực tế việc ngăn chặn ngay ngƣời đang bị truy nã trốn tránh pháp luật cũng mang tính chất cấp bách nhƣ đối với ngƣời phạm tội quả tang nên Bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền, thủ tục bắt ngƣời đang bị truy nã cũng đƣợc áp dụng nhƣ bắt ngƣời phạm tội quả tang. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, chỉ có cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định truy nã. Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan có liên quan khi cần truy nã ngƣời phạm tội, thì có văn bản đề nghị gửi cơ quan điều tra ra quyết định truy nã. Điều 161 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về truy nã bị can quy định: “Quyết định truy nã phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, tuổi, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, dán ảnh kèm theo, nếu có; tội phạm mà bị can đã bị khởi tố”. Đối với ngƣời bị bắt theo lệnh truy nã, ngay sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra nhận ngƣời bị bắt phải thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã để cơ quan có thời gian cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận ngƣời bị bắt, lấy lời khai, xác minh nhân thân, lai lịch của ngƣời bị bắt (xem có đúng đối tƣợng truy nã hay không) và các thủ tục tố tụng cần thiết khác. Thứ tư, là người phạm tội tự thú, đầu thú: Tự thú là việc một ngƣời sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội nhƣng hành vi đó vẫn chƣa bị phát hiện, hoặc ngƣời thực hiện hành vi đó vẫn chƣa bị phát hiện. Nhƣng sau một thời gian, có thể do bị lƣơng tâm cắn rứt, do hối hận về hành vi của mình... ngƣời đó đã tự ra trƣớc cơ quan chức năng trình diện và khai nhận về hành vi phạm tội của mình hoặc hành vi phạm tội của mình và đồng bọn. 16 Còn đầu thú là việc một ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội, hành vi đó đã bị phát hiện, vụ án đó đã đƣợc khởi tố, có thể đã hoặc đang đƣợc tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử. Cá nhân ngƣời đó đã bị khởi tố bị can, có thể chƣa hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị xử phạt nhƣng trốn tránh nay đang bị truy nã, sau một thời gian trốn tránh ngƣời đó đã ra trƣớc các cơ quan chức năng để trình diện, khai nhận về các hành vi phạm tội của mình. Ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú không phải là ngƣời phạm tội bị bắt mà họ tự nguyện ra trình diện, khai báo hành vi phạm tội. Do đó ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú có thể bị tạm giữ nhƣng cũng có thể không cần thiết phải tạm giữ. Thứ năm là, đối với họ phải có quyết định tạm giữ: Bên cạnh điều kiện cần là một ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú thì điều kiện đủ để họ trở thành ngƣời bị tạm giữ là đối với họ phải có quyết định tạm giữ. Nếu một ngƣời bị bắt trong các trƣờng hợp nêu trên hoặc ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú mà không có quyết định tạm giữ thì cũng không phải là ngƣời bị tạm giữ. Do đó điều kiện đủ này điều kiện quan trọng và quyết định một ngƣời có phải là ngƣời bị tạm giữ hay không trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Khi họ đã có quyết định tạm giữ và tham gia vào quá trình tố tụng hình sự thì ngƣời bị tạm giữ có quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Từ những phân tích ở trên có thể thấy, khi bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, hoặc bị bắt theo quyết định truy nã, hoặc khi ngƣời phạm tội ra đầu thú, tự thú thì họ không thể bị tạm giữ trong các trƣờng hợp sau đây: - Các cơ quan có thẩm quyền xác định đƣợc ngay việc bắt giữ đối với họ là không có căn cứ, do đó cơ quan bắt giữ ngƣời phải trả tự do ngay cho ngƣời bị bắt. 17 - Ngay sau khi bắt ngƣời khẩn cấp hoặc bắt ngƣời phạm tội quả tang, bắt theo quyết định truy nã, hoặc ngay sau khi có ngƣời ra tự thú, đầu thú, các cơ quan có thẩm quyền đã xác định đƣợc đầy đủ căn cứ để có thể khởi tố đối với ngƣời bị bắt, ngƣời tự thú, đầu thú nên đã ra các quyết định khởi tố cần thiết và cũng đã xác định đƣợc ngay căn cứ để có thể tạm giam đối với họ nên đã ra lệnh tạm giam với bị can mà không cần tạm giữ. Hoặc ngay sau khi bắt khẩn cấp, bắt quả tang, bắt theo quyết định truy nã, hoặc ngay sau khi có ngƣời ra tự thú, đầu thú đã xác định đầy đủ căn cứ để khởi tố vụ án và khởi tố bị can nên cơ quan có thẩm quyền không ra quyết định tạm giữ mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhƣ Lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú... thì cũng không cần thiết phải ra quyết định tạm giữ. - Ngoài các trƣờng hợp nêu trên, nếu sau khi bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang, cơ quan có thẩm quyền đã gửi lệnh bắt cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát kiểm sát việc bắt và Viện kiểm sát đã không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đó thì cũng không đƣợc ra quyết định tạm giữ đối với ngƣời bị bắt và cơ quan có thẩm quyền phải trả tự do ngay cho ngƣời bị bắt. 1.2 . Quy định của pháp luật TTHS một số nước về người bị tạm giữ 1.2.1 Người bị tạm giữ trong luật tố tụng hình sự Liên bang Nga Theo BLTTHS Liên bang Nga đƣợc DUMA quốc gia thông qua ngày 22/11/2001 (đã qua nhiều lần sửa đổi từ năm 2002 đến năm 2006) thì chủ thể tham gia TTHS gồm: Tòa án, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên bào chữa và những chủ thể khác tham gia TTHS. Trong đó: ngƣời bị tình nghi, bị can, ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị tình nghi và của bị can là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời bào chữa, bị đơn dân sự... thì thuộc nhóm các chủ thể tham gia TTHS thuộc bên bào chữa...Tùy theo từng loại ngƣời có những vai trò khác nhau trong TTHS mà pháp luật Liên bang Nga có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của 18 họ tham gia giải quyết vụ án. Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của BLTTHS Liên bang Nga, không có quy định cụ thể về khái niệm cũng nhƣ địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Liên bang Nga mà chỉ có khái niệm về ngƣời bị tình nghi - một chủ thể tham gia tố tụng. Mặc dù vậy thì thuật ngữ “ngƣời bị tạm giữ ” vẫn đƣợc sử dụng trong các quy định của BLTTHS Liên bang Nga (khoản 2, khoản 3 Điều 10 BLTTHS Liên bang Nga). Theo quy định tại khoản 1 Điều 46: “Người bị tình nghi là người: 1) Đối với họ đã khởi tố vụ án hình sự theo những căn cứ và theo thủ tục quy định tại Mục 20 Bộ luật này; 2) Bị bắt giữ theo quy định tại Điều 91 và 92 Bộ luật này; 3) Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trước khi khởi tố bị can theo quy định tại Điều 100 Bộ luật này” [7, tr.26]. Tại khoản 11 Điều 5, BLTTHS Liên bang Nga đƣa ra khái niệm về việc tạm giữ ngƣời bị tình nghi: Tạm giữ ngƣời bị tình nghi là biện pháp cƣỡng chế tố tụng do Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên áp dụng trong thời hạn không quá 48 giờ kể từ thời điểm ngƣời bị tình nghi thực hiện tội phạm thực tế bị tạm giữ [7, tr.6]. Bên cạnh đó, tại khoản 15 Điều 5 đƣa ra khái niệm cụ thể về thời điểm thực tế bị tạm giữ: Là thời điểm thực tế tƣớc tự do ngƣời bị tình nghi thực hiện tội phạm đƣợc tiến hành theo thủ tục quy định của BLTTHS Liên bang Nga [7, tr.7]. Từ những quy định trên có thể thấy, ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Liên bang Nga là ngƣời bị tình nghi bị bắt theo quy định tại Điều 91, 92 BLTTHS Liên bang Nga, bị tạm giữ không quá 48 giờ kể từ thời điểm ngƣời bị tình nghi thực hiện tội phạm thực tế bị tạm giữ và đối với họ phải có quyết định của Tòa án. Ngƣời bị tạm giữ trong BLTTHS Liên bang Nga có quyền của ngƣời bị tình nghi theo quy định tại khoản 4 Điều 46 bao gồm các quyền: 1) Đƣợc biết họ bị tình nghi về việc gì và nhận bản sao quyết định khởi tố vụ án chống lại họ hoặc bản sao biên bản bắt giữ hoặc bản sao quyết định áp dụng 19 biện pháp ngăn chặn đối với họ; 2) Đƣa ra những lời giải thích và khai báo về việc họ bị tình nghi hoặc từ chối đƣa ra những lời giải thích và khai báo. Khi ngƣời bị tình nghi đồng ý khai báo thì phải thông báo cho họ về việc lời khai đó có thể đƣợc sử dụng làm chứng cứ của vụ án, kể cả việc sau này họ phản bác lại lời khai đó, trừ trƣờng hợp quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 75 Bộ luật này; 3) Đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời bào chữa từ thời điểm quy định tại điểm 2 và 3 khoản 3 Điều 49 Bộ luật này và đƣợc gặp gỡ riêng và bí mật với ngƣời bào chữa trƣớc khi lấy lời khai của họ; 4) Đƣa ra những chứng cứ; 5) Đƣa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng; 6) Đƣa ra những lời khai và giải thích bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ mà họ sử dụng thành thạo; 7) Đƣợc sự giúp đỡ miễn phí của ngƣời phiên dịch; 8) Xem các biên bản hoạt động tố tụng mà họ tham gia và đƣa ra những nhận xét; 9) Tham gia vào các hoạt động điều tra đƣợc tiến hành theo yêu cầu của họ, của ngƣời bào chữa hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ, nếu đƣợc Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên đồng ý; 10) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên và Điều tra viên; 11) Đƣợc bảo vệ bằng những biện pháp và phƣơng pháp khác không bị Bộ luật này cấm [7, tr.26-27]. Bên cạnh những quy định về quyền của ngƣời bị tình nghi là ngƣời bị tạm giữ nhƣ trên, BLTTHS Liên bang Nga đã dành riêng một mục 12, chƣơng 4 để quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến ngƣời bị tạm giữ nhƣ: căn cứ để tạm giữ, thủ tục tạm giữ, những căn cứ để trả tự do ...[7, tr.45-46]. Trên cơ sở những phân tích trên, có thể khẳng định ngƣời bị tạm giữ là một chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự của Liên bang Nga có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Liên bang Nga. 1.2.2 Người bị tạm giữ trong luật tố tụng hình sự cộng hòa Pháp BLTTHS cộng hòa Pháp không có quy định về chủ thể tham gia tố tụng hình sự. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nội dung BLTTHS cộng hòa Pháp có thể 20 thấy ngƣời bị tạm giữ là một chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự của cộng hòa Pháp và có những quy định cụ thể về ngƣời bị tạm giữ trong BLTTHS cộng hòa Pháp nhƣ sau: Quy định tại Điều 63 BLTTHS cộng hòa Pháp: Sỹ quan cảnh sát tƣ pháp, khi cần thiết cho việc điều tra, có thể bắt và tạm giữ bất kì ai có một hoặc nhiều lý do xác đáng để nghi ngờ là họ đã thực hiện hoặc tìm cách thực hiện một tội phạm. Khi bắt đầu tiến hành việc bắt và tạm giữ ngƣời này thông báo cho công tố viên trƣởng cấp quận. Không đƣợc tạm giữ quá 24 giờ trong trƣờng hợp này. Tuy nhiên, có thể gia hạn tạm giữ thêm một thời hạn nữa không quá 24 giờ nếu đƣợc công tố viên trƣởng cấp quận phê chuẩn bằng văn bản. Công tố viên trƣởng cấp quận có thể phê chuẩn với điều kiện là trƣớc đó phải đƣa ngƣời bị tạm giữ ra trình diện trƣớc ngƣời này. Căn cứ vào các chỉ thị của công tố viên trƣởng cấp quận, bất kì ai mà chứng cứ thu thập đƣợc làm phát sinh việc truy tố họ, khi kết thúc việc tạm giữ, có thể đƣợc trả tự do hoặc chuyển đến công tố viên trƣởng cấp quận. Nhƣ vậy có thể thấy, trong trƣờng hợp có lý do xác đáng để nghi ngờ là một ngƣời đã thực hiện hoặc tìm cách thực hiện một tội phạm thì ngƣời đó sẽ bị bắt và tạm giữ. Việc tạm giữ ngƣời này cũng phải thông báo ngay cho công tố viên nhƣ trong tố tụng hình sự Việt Nam là việc tạm giữ ngƣời phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát. BLTTHS cộng hòa Pháp quy định thời hạn tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ là 24 giờ, có thể gia hạn thêm một thời hạn nữa không quá 24 giờ nếu đƣợc công tố viên trƣởng cấp quận phê chuẩn bằng văn bản. Bên cạnh đó, BLTTHS cộng hòa Pháp còn quy định một số quyền của ngƣời bị tạm giữ và biện pháp cụ thể để đảm bảo việc thực hiện quyền của 21 ngƣời bị tạm giữ nhƣ: Quyền đƣợc thông báo ngay về bản chất của tội phạm đang bị điều tra về các quyền đƣợc đề cập tại các điều 63-2, 63-3 và 63-4 cũng nhƣ các quy định điều chỉnh thời hạn tạm giữ tại Điều 63. Quyền này phải đƣợc đảm bảo thực hiện trong báo cáo chính thức có chữ ký của ngƣời bị tạm giữ, nếu ngƣời bị tạm giữ từ chối ký thì phải ghi chú điều này trong báo cáo chính thức, đồng thời việc thông báo này phải đƣợc truyền đạt đến ngƣời bị tạm giữ bằng ngôn ngữ ngƣời bị tạm giữ có thể hiểu đƣợc, nếu thấy phù hợp thì dƣới hình thức văn bản (Điều 63-1). Quyền thông báo bằng điện thoại về biện pháp họ đang bị áp dụng cho ngƣời cùng sinh sống, một trong những ngƣời họ hàng trực hệ, một trong những anh, chị em, hoặc chủ sử dụng lao động (Điều 63-2). Quyền đƣợc yêu cầu khám bệnh trong trƣờng hợp bị bệnh, nếu ngƣời bị tạm giữ trong thời hạn gia hạn tạm giữ có thể xin đƣợc khám bệnh lần thứ hai. Khi không có yêu cầu của ngƣời bị tạm giữ, nhƣng lại có yêu cầu của một ngƣời trong gia đình ngƣời bị tạm giữ đƣơng nhiên đƣợc khám bệnh thì ngƣời bị tạm giữ cũng đƣợc thầy thuốc khám bệnh ngay cho. Trong giấy chứng nhận sức khỏe, thầy thuốc cho biết sức khỏe của đƣơng sự có cho phép tiếp tục tạm giữ hay không và giấy này đƣợc lƣu trong hồ sơ (Điều 63-3). Ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣợc nói chuyện với luật sƣ trong ngay khi bắt đầu bị tạm giữ và trong thời gian gia hạn tạm giữ (Điều 63-4). Đồng thời với việc quy định quyền của ngƣời bị tạm giữ thì BLTTHS cộng hòa Pháp còn quy định cụ thể nội dung, hình thức để bảo đảm các quyền của ngƣời bị tạm giữ. Đây là những quy định rất tiến bộ về quyền và biện pháp bảo đảm thực hiện quyền của ngƣời bị tạm giữ trong BLTTHS cộng hòa Pháp đối với ngƣời bị tạm giữ. 1.2.3 Người bị tạm giữ trong Luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trong TTHS của nƣớc Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa, các đối 22 tƣợng tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự đều là chủ thể tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 82 Luật TTHS nƣớc CHND Trung Hoa thì ngƣời tham gia tố tụng là các bên đƣơng sự bao gồm: ngƣời bị hại, tƣ tố viên, nghi can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự...Mặc dù, luật không quy định khái niệm ngƣời bị tạm giữ hay cụ thể hóa ngƣời bị tạm giữ là một chủ thể tham gia tố tụng nhƣ trong BLTTHS Việt Nam. Nhƣng trên cơ sở những quy định của Luật TTHS nƣớc CHND Trung Hoa, trong chƣơng IV về các biện pháp ngăn chặn có thể khẳng định: ngƣời bị tạm giữ cũng là một chủ thể tham gia tố tụng hình sự nƣớc CHND Trung Hoa. Tại Điều 64, 65 Luật TTHS nƣớc CHND Trung Hoa quy định: Điều 64: Khi tạm giữ ngƣời, cơ quan công an phải có lệnh tạm giữ. Trong vòng 24 giờ sau khi tạm giữ ngƣời, phải thông báo nguyên nhân tạm giữ và nơi giam giữ cho gia đình hoặc cơ quan nơi làm việc của ngƣời bị tạm giữ biết, trừ trƣờng hợp việc thông báo gây trở ngại cho hoạt động điều tra hoặc không có cách nào để thông báo cho những ngƣời này. Điều 65. Cơ quan công an phải tiến hành thẩm vấn ngƣời bị tạm giữ trong vòng 24 giờ sau khi tạm giữ. Khi xét thấy không cần tạm giữ thì phải trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ và ra lệnh trả tự do. Nếu cơ quan công an thấy cần bắt ngƣời bị tạm giữ khi chƣa có đủ chứng cứ thì có thể cho phép ngƣời bị tạm giữ có ngƣời bảo lĩnh trong giai đoạn chờ xét xử hoặc giám sát nơi cƣ trú của ngƣời này. Theo đó, ngƣời bị tạm giữ trong TTHS nƣớc CHND Trung Hoa bắt buộc phải có lệnh tạm giữ. Đồng thời, Luật TTHS Trung Hoa cũng quy định một số quyền của ngƣời bị tạm giữ nhƣ: Quyền đƣợc thông báo cho ngƣời thân về lý do bị tạm giữ và nơi bị tạm giữ, đƣợc quyền bảo lĩnh trong giai đoạn chờ xét xử... 23 Điều 61 Luật TTHS nƣớc CHND Trung Hoa quy định: Cơ quan công an có thể bắt giữ ngay từ đầu một tội phạm quả tang hoặc nghi can chính trong bất kỳ trƣờng hợp nào sau đây: (1) khi đang chuẩn bị phạm tội, đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi phạm tội; (2) ngƣời bị hại hoặc nhân chứng chính mắt trông thấy xác nhận là đã thực hiện tội phạm; (3) nếu chứng cứ phạm tội đƣợc phát hiện có trên thân thể hoặc tại nơi cƣ trú của ngƣời này; (4) nếu tìm cách tự tử hoặc chạy trốn sau khi phạm tội, hoặc là một kẻ đào tẩu; (5) nếu có khả năng sẽ tiêu huỷ chứng cứ, làm sai lệch chứng cứ hoặc thông cung; (6) nếu không chịu nói tên và địa chỉ thật và không rõ lai lịch; (7) nếu bị nghi ngờ là đã thực hiện tội phạm ở nhiều nơi, nhiều lần, hoặc ở trong một băng nhóm. Điều 63 Luật TTHS nƣớc CHND Trung Hoa quy định: Bất cứ ngƣời nào nêu dƣới đây cũng có thể bị bắt giữ ngay lập tức bởi bất kỳ công dân nào và giao cho cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân xử lý: (1) bất kỳ ai đang phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi có hành vi phạm tội; (2) ngƣời đang bị truy nã; (3) ngƣời trốn khỏi nơi giam; (4) đang bị truy bắt. Trên cơ sở những quy định nhƣ đã nêu trên, có thể thấy đây là những điều kiện cần để bắt giữ một ngƣời và điều kiện đủ để ngƣời bị bắt trở thành ngƣời bị tạm giữ trong luật TTHS nƣớc CHND Trung Hoa là khi có lệnh tạm giữ đối với họ. 1.3. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam từ năm 1945 đến trước năm 2003 về người bị tạm giữ 1.3.1. Giai đoạn 1945 - 1954 Ngay sau khi giành đƣợc chính quyền năm 1945, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành các văn bản pháp luật để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó cũng có quy định về tạm giữ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn 24 khách quan mà đặc biệt là do phải tập trung mọi tinh thần, của cải, vật chất để phục vụ cho việc chống thù trong giặc ngoài, cho nên trong giai đoạn này, chúng ta chƣa có những quy định riêng về ngƣời bị tạm giữ. Trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-01-1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán tại Điều 4, Điều 5 có quy định về việc ngƣời bị bắt trong hai trƣờng hợp: Khi có trát nã của một thẩm phán hay khi thấy ngƣời phạm tội quả tang. Ngày 29-3-1946, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 46 về việc bảo đảm tự do cá nhân. Sắc lệnh quy định: ngoài trƣờng hợp phạm pháp quả tang về khinh tội hay trọng tội, việc bắt ngƣời phải có lệnh bằng văn bản của Thẩm phán viên. Đồng thời, Sắc lệnh cũng quy định trách nhiệm đối với cơ quan, cá nhân bắt, giam, giữ ngƣời trái pháp luật (Điều thứ 1). Sắc lệnh cũng quy định cụ thể thế nào là phạm pháp quả tang. Trong trƣờng hợp phạm pháp quả tang thì ngƣời bắt không cần phải có lệnh của Thẩm phán viên. Bất kỳ vào trƣờng hợp nào trong hạn 24 giờ kể từ lúc bắt, ngƣời bị bắt cũng phải đƣợc đem ra trƣớc mặt Thẩm phán viên để lấy cung (Điều thứ 2). Ngày 09-11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc Quốc hội thông qua. Những tƣ tƣởng cơ bản về bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân trong vụ án hình sự đã đƣợc quy định. Hiến pháp khẳng định tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trƣớc pháp luật (Điều 7); công dân không bị bắt giam khi chƣa có quyết định của Tòa án (Điều 11). Ngoài những quy định trên thì không có quy định nào về khái niệm hay địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ trong giai đoạn này. 1.3.2. Giai đoạn từ 1954 – 1976 Sau ngày miền Bắc giải phóng, nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tiến lên con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, các quyền tự do dân chủ đƣợc mở rộng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Luật số 103- SL/L.005 ngày 20-05- 25 1957, quy định về việc bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân. Theo đó, tại các Điều 3, 4, 5, 6 của Luật này đều có những quy định về việc bắt ngƣời để tạm giữ và việc tạm giữ ngƣời bị bắt: - Ngƣời bị bắt có hai trƣờng hợp là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang và ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp. - Ngƣời phạm pháp bị bắt phải đƣợc giải lên cơ quan tƣ pháp hoặc cơ quan công an cấp huyện trở lên trong thời hạn 24 giờ kể từ lúc bị bắt. Cơ quan tƣ pháp huyện hoặc công an huyện đƣợc tạm giữ can phạm trong thời gian 3 ngày kể từ lúc nhận can phạm để xét và hỏi cung rồi phải quyết định tha hẳn, tạm tha, hoặc giải lên Tòa án nhân dân hoặc công an cấp trên… Để cụ thể hóa Luật số 103- SL/L.005, Chính phủ trình Ban thƣờng trực Quốc hội một dự thảo Sắc luật đƣợc Ban thƣờng trực Quốc hội biểu quyết thông qua và đƣợc ban hành ngày 18-6-1957 (thƣờng gọi là Sắc luật số 002/SLT). Trong văn bản này quy định cụ thể về những trƣờng hợp phạm pháp quả tang và những trƣờng hợp khẩn cấp mà cơ quan Công an có thể bắt giữ trƣớc khi có lệnh. Nghị định số 301-TTg ngày 10-07-1957 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật số 103-SL/L.005 ngày 20-05-1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân, tại Điều 4 đã quy định cụ thể hơn về việc tạm giữ: “Lệnh tạm giữ ngƣời phạm pháp phải ghi rõ lý do, ngày hết hạn tạm giữ và phải đọc cho can phạm nghe. Trong hạn 24 giờ kể từ lúc tạm giữ can phạm, thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, châu, Công an huyện, châu hoặc đồn công an trở lên, cán bộ quân đội có trách nhiệm điều tra vụ phạm pháp, phải hỏi cung can phạm”. Mặc dù là văn bản pháp lý đầu tiên có những quy định về việc tạm giữ ngƣời phạm pháp nhƣng xác định đƣợc ý nghĩa quan trọng trong việc bảo 26 đảm quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ nên đã có những quy định khá đầy đủ về việc tạm giữ ngƣời. Sự ra đời của Hiến pháp 1959, Luật tổ chức Tòa án 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 một lần nữa khẳng định: “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được bảo đảm. Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của Toà án nhân dân hoặc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.” ( Điều 27 Hiếp pháp 1959). “Việc bắt giam bất cứ một công dân nào phải được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn trừ trường hợp Toà án nhân dân quyết định bắt giam.” (Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960). Nhƣ vậy, trong thời kỳ này các văn bản pháp luật quy định về ngƣời bị tạm giữ đã bƣớc đầu đƣợc hình thành và dần dần đƣợc hoàn thiện, thể hiện đƣợc tính độc lập, chủ quyền của nhà nƣớc ta và tính chất cƣơng quyết trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, khái niệm về ngƣời bị tạm giữ cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ giai đoạn này cũng chƣa đƣợc đề cập một cách vụ thể, rõ ràng. 1.3.3. Giai đoạn từ 1976-1989 Sau khi thống nhất đất nƣớc, cả nƣớc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1980 ghi nhận: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hay phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật” (Điều 69). Trong thời kỳ này không có văn bản pháp luật mới nào quy định về việc tạm giữ hình sự, vẫn áp dụng các quy định trƣớc đó. 1.3.4. Giai đoạn từ 1989 đến trước năm 2003 Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua ngày 18-06-1988, có hiệu lực ngày 0101-1989 đánh dấu bƣớc phát triển mới trong quá trình pháp điển hóa Luật tố 27 tụng hình sự ở nƣớc ta. Qua 3 lần sửa đổi (năm 1990, 1992 và 2000), các quy định về ngƣời bị tạm giữ đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Lần đầu tiên, khái niệm về ngƣời bị tạm giữ cùng quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ đƣợc đề cập trong luật. Tại Điều 38 BLTTHS năm 1988 quy định: Ngƣời bị tạm giữ là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có quyết định tạm giữ, nhƣng chƣa bị khởi tố. Ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ; đƣợc giải thích quyền và nghĩa vụ; trình bày lời khai; đƣa ra những yêu cầu; khiếu nại về việc tạm giữ và những quyết định khác có liên quan. Ngƣời bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ. Bên cạnh đó, các văn bản dƣới luật nhƣ: Thông tƣ liên ngành 02/TTLN ngày 06/9/1989 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ; Thông tƣ số 01/TTLN ngày 20-03-1993 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tƣ pháp, Bộ nội vụ. Chế độ tạm giữ, tạm giam cũng ban thành kèm theo Nghị định số 149/HĐBT ngày 05-05-1982, đƣợc thay thế bằng chế độ tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ, quy định chi tiết, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự. Hơn nữa với sự ra đời của Hiến pháp 1992, đã xác định tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân. Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đƣợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trƣờng hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ ngƣời phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Điều 72 Hiến pháp 1992 cũng nhấn mạnh: Ngƣời bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và 28 phục hồi danh dự. Ngƣời làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho ngƣời khác phải bị xử lý nghiêm minh. Những quy định trên của Hiến pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con ngƣời, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đƣợc bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía các cơ quan, cán bộ nhà nƣớc. Các quy định tại Điều 71 và Điều 72 cũng là cơ sở để xây dựng các quy định của Luật Tố tụng hình sự về ngƣời bị tạm giữ. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Từ những phân tích trên, chúng tôi đã đƣa ra đƣợc khái niệm về địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ, khái niệm khoa học về ngƣời bị tạm giữ, xác định đƣợc tƣ cách tố tụng của ngƣời bị tạm giữ. Đồng thời, phân tích cụ thể những đặc điểm chung nhất về ngƣời bị tạm giữ. Từ đó, giúp cho việc áp dụng các quy định về ngƣời bị tạm giữ trong từng trƣờng hợp cụ thể đƣợc chính xác, không để ngƣời bị tạm giữ bị tạm giữ oan sai, không để lọt tội phạm. Trên cơ sở những quy định về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS của một số nƣớc trên thế giới, thấy đƣợc những quy định pháp luật về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam đã đƣợc quy định một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Trƣớc khi BLTTHS năm 1988 ra đời, pháp luật Việt Nam chƣa có một quy định tổng hợp nào về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ mà chỉ đơn thuần là những quy định gián tiếp, riêng lẻ nằm tản mạn trong các văn bản pháp luật khác nhau. Qua mỗi giai đoạn, các quy định về ngƣời bị tạm giữ ngày càng đƣợc quan tâm và xây dựng một cách hoàn thiện hơn. Khi BLTTHS năm 1988 ra đời, pháp luật TTHS Việt Nam đã thực sự có đƣợc những quy định cụ thể và cơ bản về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ. Tuy nhiên, một số quyền quan trọng của ngƣời bị tạm giữ vẫn chƣa đƣợc đề cập mà phải đến khi Bộ luật TTHS năm 2003 ra đời thì chế định quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ mới đƣợc quy định một cách toàn diện hơn. 29 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về người bị tạm giữ 2.1.1. Quyền của người bị tạm giữ Quyền con ngƣời là một giá trị nhân loại, đồng thời có tính lịch sử hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và đƣợc bổ sung mới qua các thời kỳ khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt: “Quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” [12, tr.1051]. Nhƣ vậy, có thể hiểu quyền con ngƣời là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho họ đƣợc hƣởng. Tuy nhiên, cũng có khái niệm cho rằng: “Quyền là thế, sức mạnh, lợi lộc được hưởng do pháp luật công nhận hoặc do địa vị đem lại” [4, tr.1383]. Theo từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ tƣ pháp thì: “Quyền là một khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật hoặc công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế”... [27, tr.648]. Theo đó, quyền có hai dấu hiệu đặc trƣng: Thứ nhất, quyền phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý và đƣợc đảm bảo thực hiện bởi các quy định của pháp luật. Thứ hai, quyền phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn liền với các chủ thể cá nhân, đƣợc thể hiện cụ thể trong thực tế đời sống, thông qua các quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân trong một cộng đồng nhất định. Quyền của một cá nhân đƣợc phát sinh, tăng hay giảm tùy theo từng thời điểm của quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Các quyền cơ bản của 30 cá nhân phát sinh khi cá nhân sinh ra và có những quyền cụ thể khác phát sinh và ghi nhận khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định, tham gia những quan hệ xã hội, những lĩnh vực hoạt động nhất định. Ngoài ra, quyền của cá nhân có thể đƣợc phát sinh do ngƣời khác ủy quyền. Tuy nhiên, quyền của cá nhân cũng phải chịu sự chi phối của phạm vi quyền, gắn với các nghĩa vụ của cá nhân, cũng nhƣ chịu sự tác động trong phạm vi giới hạn của pháp luật quốc gia cũng nhƣ trên vùng lãnh thổ nhất định. Quyền của cá nhân cũng chỉ có thể bị tƣớc bỏ bởi pháp luật hoặc chấm dứt khi ngƣời đó chết đi. Trong thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật cũng nhƣ trong đời sống xã hội, quyền của cá nhân luôn là vấn đề trung tâm. Theo sự phát triển ngày càng tiến bộ của xã hội, phạm vi các quyền của cá nhân ngày càng đƣợc phát triển, mở rộng đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm về quyền của ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: Quyền của người bị tạm giữ là những điều mà pháp luật TTHS quy định và đảm bảo thực hiện đối với người có quyết định tạm giữ hình sự mà theo đó họ được hưởng, được làm, được đòi hỏi khi tham gia vào các hoạt động tố tụng hình sự mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Bộ luật tố tụng hình sự ra đời ngày 26/11/2003 đã đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý kiên quyết mọi hành vi phạm tội. Các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội. Trong số những ngƣời tham gia tố tụng thì ngƣời bị tạm giữ đóng vai trò quan trọng. Vì các hoạt động và các hành vi tố tụng của các cơ quan và ngƣời tham gia tố tụng hình sự đối với ngƣời bị tạm giữ có nhiệm vụ là xác định xem hành vi vi phạm của ngƣời bị tạm giữ có phải là hành vi phạm tội hay 31 không, để từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với hành vi phạm tội và có đƣờng lối xử lý phù hợp đối với ngƣời bị tạm giữ không có hành vi phạm tội. Đồng thời, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình tham gia tố tụng. Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu cải cách tƣ pháp theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2002 của Bộ chính trị xác định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của những ngƣời tham gia tố tụng, tạo điều kiện để ngƣời bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng, nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn các quyền của ngƣời tham gia tố tụng trong TTHS, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan THTT, BLTTHS 2003 đã bổ sung đầy đủ và thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể những quy định về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. Địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ đƣợc quy định xuất phát từ bản chất của việc tạm giữ là cách ly ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm một cách cấp thiết trong một thời gian ngắn. Quyền của ngƣời bị tạm giữ đƣợc quy định liên quan đến hai yếu tố cấu thành của tạm giữ: tính có căn cứ của việc tạm giữ và tính hợp pháp của thủ tục tạm giữ. Trƣớc tiên, ngƣời bị tạm giữ phải đƣợc quy định về các quyền để bảo vệ mình khỏi việc tạm giữ thiếu căn cứ. Ngƣời bị tạm giữ phải biết lý do mình bị tạm giữ. Đồng thời với quyền đƣợc biết lý do tạm giữ, ngƣời bị tạm giữ có quyền thực hiện các hành vi tố tụng mà pháp luật quy định để bác bỏ các căn cứ tạm giữ mà ngƣời có thẩm quyền đã xác định để ra quyết định tạm giữ. Ngƣời bị tạm giữ có quyền chứng minh, khai báo, đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu xác minh… để bác bỏ sự nghi ngờ phạm tội đối với mình. Hay nói cách khác, BLTTHS cần quy định quyền của ngƣời bị tạm giữ bác bỏ căn cứ bắt khẩn cấp, bắt quả tang hoặc truy nã đối với họ. Ngƣời bị tạm giữ có quyền bảo vệ mình khỏi việc tạm giữ bất hợp pháp. Việc tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ, ngoài việc phải có căn cứ, cần 32 phải đƣợc thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn. Vì thế, ngƣời bị tạm giữ có quyền khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng liên quan đến việc đảm bảo thực hiện các quyền tố tụng đƣợc quy định trong luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì các quyền của ngƣời bị tạm giữ bao gồm: a) đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ; b) đƣợc giải thích quyền và nghĩa vụ; c) trình bày lời khai; d) tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; đ) đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e) khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng. a. Quyền được biết lý do mình bị tạm giữ Đây là quyền đầu tiên của ngƣời bị tạm giữ đƣợc pháp luật quy định. Quyền này thể hiện tính chất quan trọng của việc một ngƣời bị nghi ngờ phạm tội cần phải biết mình bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ về hành vi gì, điều luật tội phạm nào của BLHS. Bởi vì, mục đích của việc tiến hành các trình tự tố tụng là nhằm xác định một ngƣời có phạm tội hay không và nếu phạm tội thì phải chịu hình phạt nhƣ thế nào. Do vậy, ngƣời bị nghi ngờ phạm tội cần phải biết rằng mình bị tạm giữ về hành vi gì để họ có thể tự bào chữa, để gỡ tội cho mình. Nếu không biết mình bị tạm giữ về hành vi gì thì họ khó có thể đƣa ra các chứng cứ gỡ tội cho mình. Ngƣời bị tạm giữ là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, ngƣời bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Vì việc tạm giữ là hậu quả tố tụng của việc bắt quả tang, bắt khẩn cấp, truy nã, đầu thú hoặc tự thú; cho nên, ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣợc biết tại sao họ bị bắt quả tang, bị bắt khẩn cấp, quyết định truy nã hoặc việc tự thú, đầu thú của họ. Đối với ngƣời bị tạm giữ trong những trƣờng hợp bắt nêu trên có quyền đƣợc đọc biên bản bắt 33 ngƣời và có quyền ghi ý kiến không đồng ý của mình vào biên bản và ký xác nhận. Sau khi nhận ngƣời bị bắt khẩn cấp, bắt quả tang, theo quyết định truy nã hoặc ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú thì cơ quan có thẩm quyền phải ra ngay quyết định tạm giữ. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của ngƣời bị tạm giữ, lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho ngƣời bị tạm giữ một bản. Trên cơ sở pháp luật quy định việc ngƣời bị tạm giữ đƣợc giao một bản quyết định tạm giữ là hiện thực hóa quyền đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ của ngƣời bị tạm giữ. Đây là một quyền rất quan trọng và cũng là quyền ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền khác của ngƣời bị tạm giữ; đồng thời cũng thể hiện sự công bằng, bình đẳng và tiến bộ của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng. Bởi lẽ các cơ quan THTT là những ngƣời nhân danh Nhà nƣớc, sử dụng quyền lực của Nhà nƣớc để tiến hành các hoạt động tố tụng đối với ngƣời bị tạm giữ, cho nên việc ngƣời bị tạm giữ đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ căn cứ theo điều, khoản nào của BLTTHS một cách công khai, minh bạch thì mới có thể tiến hành tự bào chữa cho mình hoặc nhờ ngƣời bào chữa. Quyền đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ của ngƣời bị tạm giữ trên thực tế có đƣợc đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của cơ quan THTT và ngƣời THTT thông qua việc giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ và giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ. Pháp luật quy định việc ngƣời bị tạm giữ đƣợc giao một bản quyết định tạm giữ với mục đích để ngƣời bị tạm giữ đƣợc đọc và biết lý do mình bị tạm giữ. Tuy nhiên, trên thực tế việc đƣợc giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ thƣờng chỉ đƣợc tiến hành một cách rất hình thức là giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ để ngƣời bị tạm giữ ký vào quyết định tạm giữ, phục vụ cho việc hợp thức hóa đầy đủ thủ tục là đã giao quyết định cho ngƣời bị tạm giữ và làm căn cứ pháp lý lƣu trong hồ sơ của cơ quan điều tra. Pháp luật TTHS đã có những qui định 34 khá cụ thể, đầy đủ về quyền đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ của ngƣời bị tạm giữ nhƣng trên thực tiễn áp dụng các qui định về quyền này của ngƣời bị tạm giữ vẫn chƣa thực sự đƣợc đảm bảo. Một số lý do phát sinh từ các cơ quan THTT, ngƣời THTT vì đã không giải thích và cho ngƣời bị tạm giữ biết lý do họ bị tạm giữ. Và lý do khác lại phát sinh từ phía ngƣời bị tạm giữ do trình độ và hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế… Do đó dẫn đến tình trạng ngƣời bị tạm giữ không có đƣợc sự chuẩn bị chu đáo về các chứng cứ, giấy tờ, tài liệu, lời khai…có lợi nhất để bảo vệ cho quyền lợi của mình hay tìm sự trợ giúp về pháp luật để bào chữa cho mình. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho chủ thể THTT khó có thể xác định đƣợc hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời bị tạm giữ là vi phạm hình sự hay vi phạm hành chính, nhiều trƣờng hợp dẫn đến bắt ngƣời vô tội và cũng có thể khiến cơ quan THTT bỏ lọt tội phạm. b. Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ Đặt mình vào vị thế của ngƣời bị tạm giữ, khi bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, bị hạn chế các quyền nhân thân, quyền tự do... thì chúng ta sẽ rất mong muốn biết đƣợc mình có những quyền và nghĩa vụ gì để giúp cho mình có thể tự bảo vệ hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Nhƣng không phải ai khi ở trong tình trạng bị tạm giữ cũng có đủ sự chín chắn và hiểu biết để yêu cầu đƣợc biết mình có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, quyền đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ đã đƣợc BLTTHS quy định. Việc thực hiện đƣợc quyền này của ngƣời bị tạm giữ đồng nghĩa với việc cơ quan THTT, ngƣời THTT phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Đó là, nghĩa vụ giải thích cho ngƣời bị tạm giữ hiểu rõ họ có những quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia vào quá trình tố tụng, để khiến họ yên tâm, tin tƣởng vào pháp luật và có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc đảm bảo quyền này của ngƣời bị tạm giữ cũng có ý nghĩa rất lớn 35 trong việc đảm bảo quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ cũng nhƣ góp phần nhanh chóng kịp thời giải quyết vụ án, xác minh sự thật vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ không phải lúc nào cũng đƣợc đảm bảo. Nhƣ đã nói ở trên, để thực hiện tốt quyền này của ngƣời bị tạm giữ thì cơ quan THTT và ngƣời THTT đều phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình là giải thích cho ngƣời bị tạm giữ biết rõ mình có quyền và nghĩa vụ gì. Nhƣng thực tế cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau mà quyền này của ngƣời bị tạm giữ gần nhƣ khó đƣợc bảo đảm. Trong nhiều trƣờng hợp là do sự yếu kém trong chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời THTT đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Cũng có trƣờng hợp là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật, sự “yếu thế” trong quá trình tham gia TTHS của ngƣời bị tạm giữ nên mặc dù không đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình nhƣng ngƣời bị tạm giữ cũng không “dám” yêu cầu đƣợc biết mình có quyền và nghĩa vụ gì khi bị tạm giữ. c. Quyền trình bày lời khai của người bị tạm giữ Theo quy định này thì ngƣời bị tạm giữ có quyền trình bày lời khai về những vấn đề liên quan đến việc họ bị bắt giữ, bị truy nã, tự thú, đầu thú. Trong lời khai trƣớc cơ quan điều tra, ngƣời bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị tình nghi thực hiện tội phạm. Cơ quan ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm lập biên bản ghi lời khai của ngƣời bị tạm giữ. Lời khai đó chỉ đƣợc coi là một loại nguồn chứng cứ trong TTHS, khi nó đƣợc thể hiện hợp pháp bằng biên bản ghi lời khai của ngƣời bị tạm giữ đƣợc ĐTV đọc lại cho ngƣời bị tạm giữ nghe hoặc ngƣời bị tạm giữ tự đọc lại lời khai và có chữ ký của ĐTV, chữ ký hoặc điểm chỉ của ngƣời bị tạm giữ (nếu ngƣời bị tạm giữ không biết chữ) vào biên bản. Đối với ngƣời bị tạm giữ là ngƣời chƣa thành niên hoặc có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất thì việc lấy lời khai những ngƣời này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trƣờng 36 hợp đại diện gia đình cố tình vắng mặt mà không có lý do chính đáng (khoản 2 Điều 306 BLTTHS). Việc trình bày lời khai của ngƣời bị tạm giữ là quyền chứ không phải nghĩa vụ. Theo đó, ngƣời bị tạm giữ sử dụng quyền này của mình để khai báo những tình tiết có lợi cho mình nhằm chứng minh mình vô tội hoặc là phạm tội ở mức độ nhẹ hơn tội đã bị khởi tố hay đƣa ra những tình tiết, lý do để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Cũng có trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ từ chối không khai báo về hành vi của mình. Trong những trƣờng hợp mà họ từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Trong trƣờng hợp nào thì cơ quan điều tra cũng cần phải tôn trọng quyền đƣợc trình bày lời khai của ngƣời bị tạm giữ. Bởi vì, qua lời khai của ngƣời bị tạm giữ - ngƣời bị tình nghi là đã thực hiện hành vi trái pháp luật, ta có thể xác định sự thật một cách khách quan, không phiếm diện. Tuy nhiên, thực tế có những ngƣời THTT không quan tâm hoặc cố tình “quên mất” việc trình bày lời khai là quyền của ngƣời bị tạm giữ chứ không phải nghĩa vụ mà ngƣời bị tạm giữ phải thực hiện. Qua khảo sát thực tế tại các cơ quan THTT thì ngay cả những ĐTV, KSV có kinh nghiệm cũng vẫn coi việc trình bày lời khai của ngƣời bị tạm giữ nhƣ là nghĩa vụ phải khai báo tình tiết, hành vi mà họ thực hiện. Điều này, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mớm cung, bức cung đối với ngƣời bị tạm giữ, khiến cho họ cảm thấy việc quy định của pháp luật rằng đây là quyền của họ gần nhƣ phi thực tế. Vì trong thời gian bị tạm giữ, nếu chƣa có đủ cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật của họ thì ngƣời THTT liên tục “thẩm vấn, lấy lời khai ” đối với ngƣời bị tạm giữ, nhằm gây áp lực trong thời gian họ bị tạm giữ, nhiều khi buộc họ phải khai nhận cả những hành vi mà họ không thực hiện... Điều đó, dẫn đến sai lầm trong kết quả điều tra vụ án và nghiêm trọng hơn là việc làm đó của ngƣời THTT đã vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền của 37 ngƣời bị tạm giữ. Thực tế hiện nay cho thấy, quyền đƣợc trình bày lời khai của ngƣời bị tạm giữ chƣa thực sự đƣợc đảm bảo. d. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa của ngƣời bị tạm giữ đƣợc quy định tại điểm d khoản 2 Điều 48 BLTTHS, hƣớng dẫn chi tiết thủ tục nhờ ngƣời bào chữa cho ngƣời bị tạm giữ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Điều 4 Thông tƣ số 70/2011/TT-BCA, ngày 10/10/2011 của Bộ Công an. Theo quy định pháp luật, khi giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ, Điều tra viên phải đọc và giải thích cho họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ theo quy định tại BLTTHS và lập biên bản giao nhận quyết định tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của ngƣời bị tạm giữ, về việc có nhờ ngƣời bào chữa hay không. Nếu ngƣời bị tạm giữ, cần nhờ ngƣời bào chữa thì cần tiến hành nhƣ sau: - Trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ là thành viên của UBMTTQ Việt Nam hoặc các tổ chức thành viên của UBMTTQ đề nghị tổ chức mà họ là thành viên cử ngƣời bào chữa cho họ thì Điều tra viên phải ghi ý kiến của ngƣời bị tạm giữ vào biên bản và hƣớng dẫn họ viết đề nghị bằng văn bản. Trong thời hạn 24 giờ, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cử ngƣời bào chữa của họ cho tổ chức đó bằng thƣ bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; - Trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ nhờ ngƣời bào chữa là ngƣời đại diện hợp pháp của họ thì Điều tra viên hƣớng dẫn họ viết văn bản đề nghị, trong văn bản ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ của ngƣời đại diện hợp pháp. Trong thời hạn 24 giờ, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị của ngƣời bị tạm giữ cho ngƣời đại diện hợp pháp đó bằng thƣ bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; - Trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ nhờ ngƣời bào chữa là luật sƣ thì Điều tra viên hƣớng dẫn họ viết giấy yêu cầu luật sƣ, nếu yêu cầu đích danh luật sƣ 38 bào chữa thì trong thời hạn 24 giờ, Cơ quan Điều tra có trách nhiệm gửi giấy yêu cầu luật sƣ của ngƣời bị tạm giữ cho luật sƣ mà họ nhờ bào chữa bằng thƣ bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ viết giấy nhờ ngƣời thân liên hệ nhờ luật sƣ bào chữa thì trong thời gian hạn 24 giờ kể từ khi có giấy nhờ ngƣời thân, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó cho ngƣời thân của ngƣời bị tạm giữ bằng thƣ bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; - Trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ chƣa nhờ ngƣời bào chữa thì trong lần đầu lấy lời khai ngƣời bị tạm giữ, Điều tra viên phải hỏi rõ ngƣời bị tạm giữ có nhờ ngƣời bào chữa không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Nếu ngƣời bị tạm giữ nhờ ngƣời bào chữa thì thực hiện theo quy định nêu trên. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa là một quyền quan trọng của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự. Theo đó, ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣa ra những lý lẽ chứng minh mình không phạm tội, không liên quan đến sự việc họ bị bắt giữ và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tham gia tố tụng. Quyền tự bào chữa không phải là một quyền độc lập, tách rời với các quyền khác của ngƣời bị tạm giữ mà quyền tự bào chữa chính là sự tổng hòa các quyền của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì, khi tham gia vào quá trình tố tụng, ngoài việc ngƣời bị tạm giữ đƣa ra những lý lẽ, chứng cứ để “gỡ tội” cho mình thì ngƣời bị tạm giữ còn thực hiện quyền tự bào chữa của mình thông qua việc thực hiện các quyền nhƣ quyền trình bày lời khai, quyền đƣa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu… Việc thực hiện các quyền này, không chỉ nhằm “gỡ tội” mà còn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của ngƣời bị tạm giữ. Thông qua quyền tự bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, Nhà nƣớc đã cho phép ngƣời bị tạm giữ tự vệ, chống lại sự “buộc tội” của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng. Có thể thấy, quy định này của pháp luật đã thể hiện sự bình đẳng giữa ngƣời bị tạm giữ với những ngƣời tiến 39 hành tố tụng. Mặc dù, một bên là ngƣời bị buộc tội, không có quyền lực với một bên là những ngƣời mang quyền lực nhà nƣớc. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức pháp luật, kỹ năng bào chữa và có thể đang bị tạm giữ nên ngƣời bị tạm giữ không thể thực hiện đƣợc việc tự bào chữa có hiệu quả. Họ cần có ngƣời khác có khả năng để bào chữa, do đó, bên cạnh quyền tự bào chữa, pháp luật đã quy định quyền nhờ ngƣời khác bào chữa cho mình. Quyền này thể hiện sự đảm bảo của pháp luật cho quyền tự bào chữa của ngƣời bị tạm giữ. Pháp luật đảm bảo cho ngƣời bị tạm giữ đƣợc ngƣời khác bào chữa cho mình nếu không thể tự mình bào chữa. Ngƣời đƣợc ngƣời bị tạm giữ nhờ bào chữa phải là ngƣời có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 305 BLTTHS, trong trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ là ngƣời chƣa thành niên thì ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ chƣa thành niên có thể lựa chọn ngƣời bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho ngƣời bị tạm giữ. Và khoản 2 Điều 305 BLTTHS cũng quy định trong trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ là ngƣời chƣa thành niên hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn ngƣời bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sƣ phân công Văn phòng luật sƣ cử ngƣời bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử ngƣời bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng và đảm bảo quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ. đ. Quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu Theo quy định này của pháp luật thì ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣa ra những tài liệu, đồ vật nhằm chứng minh họ không liên quan đến vụ việc mà vì đó họ bị bắt giữ, họ cũng có quyền yêu cầu xác minh lại sự việc, yêu cầu cơ quan điều tra đƣa ra những bằng chứng đƣợc coi là có căn cứ bắt giữ họ. Theo quy định tại BLTTHS năm 1988 thì ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣa ra “những 40 yêu cầu”, còn theo quy định mới của BLTTHS năm 2003 thì ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣa ra “ tài liệu, đồ vật, yêu cầu”. Nhƣ vậy, đã có sự bổ sung trong quy định của pháp luật từ việc ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣa ra những yêu cầu thì nay chuyển thành quyền đƣợc đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Sự thay đổi này trong quy định của pháp luật là hoàn toàn hợp lý, góp phần hoàn thiện hơn quy định pháp luật về ngƣời bị tạm giữ. Bởi vì, ngƣời bị tạm giữ đƣợc quyền đƣa ra tài liệu, đồ vật hoặc những yêu cầu phù hợp sẽ giúp cho cơ quan điều tra xác minh có hay không có hành vi phạm tội của ngƣời bị tạm giữ một cách nhanh chóng, kịp thời hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu trong việc phân loại, xử lý ngƣời bị tạm giữ của cơ quan điều tra. Hiện nay, quyền này của ngƣời bị tạm giữ vẫn chƣa thực sự đƣợc đảm bảo. Nguyên nhân xuất phát từ chính những ngƣời THTT, khi họ không thấy hết đƣợc tầm quan trọng của việc đảm bảo thực hiện tốt quyền này. Do vậy, trong nhiều trƣờng hợp ngƣời THTT đã vi phạm một cách nghiêm trọng khi không xem xét một cách khách quan những tài liệu, đồ vật, yêu cầu mà ngƣời bị tạm giữ đƣa ra mà đã vội vàng bác bỏ khi thấy chúng không phù hợp với hƣớng điều tra của mình. Cụ thể nhƣ những vi phạm đó có thể thấy ngay trong cách đặt câu hỏi với ngƣời bị tạm giữ. Những câu hỏi chỉ có dạng trả lời là “có” hay “không” đã không tạo điều kiện cho ngƣời bị tạm giữ có cơ hội đƣợc đƣa ra những tài liệu, đồ vật, yêu cầu của mình. Thậm chí, sự không tôn trọng quyền của ngƣời bị tạm giữ có thể dẫn đến việc mớm cung, bức cung và dùng nhục hình. Không ít cán bộ điều tra đã muốn rằng những lời khai của ngƣời bị tạm giữ phải phù hợp với chứng cứ mà họ thu thập đƣợc, mà không phải là những lời khai phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án. Nếu việc đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của ngƣời bị tạm giữ đƣa ra mâu thuẫn với những tài liệu mà cơ quan điều tra thu thập đƣợc sẽ gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong quá trình THTT. Do 41 vậy, quyền đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của ngƣời bị tạm giữ cũng cần đƣợc bảo đảm thực hiện hơn trên thực tế. e. Quyền khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Quyền khiếu nại là quyền cơ bản của công dân đƣợc Hiến pháp quy định. BLTTHS năm 2003 đã quy định nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHS tại Điều 31 và một số điều luật có liên quan về quyền khiếu nại của ngƣời tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 còn bổ sung một chƣơng riêng (Chƣơng XXXV) quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của ngƣời khiếu nại và ngƣời bị khiếu nại, trình tự, thủ tục thực hiện khiếu nại và giải quyết khiếu nại. So với quy định của BLTTHS năm 1988 về quyền khiếu nại “về việc tạm giữ và những quyết định khác có liên quan của ngƣời bị tạm giữ” thì BLTTHS năm 2003 đã bổ sung đầy đủ, cụ thể hơn về quyền khiếu nại của ngƣời bị tạm giữ. Theo đó ngƣời bị tạm giữ có quyền khiếu nại không chỉ về việc tạm giữ và các quyết định liên quan đến việc tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền mà còn có quyền khiếu nại hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền THTT. Ngƣời bị tạm giữ thực hiện quyền này nếu thấy việc mình bị tạm giữ là sai trái và không có căn cứ, hay khi cho rằng, những quyết định và những hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời THTT là trái pháp luật nhƣ: quyết định tạm giữ chƣa đủ căn cứ; các quyết định khác có liên quan nhƣ khám nhà, khám ngƣời, tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét; trong quá trình lấy lời khai, cán bộ điều tra đã có những hành vi bức cung, mớm cung, nhục hình hoặc không bảo đảm các quyền của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật… Không phải trong mọi trƣờng hợp mọi quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng đều đúng theo quy định của pháp luật. Do vậy, để đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật cũng nhƣ 42 đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ thì pháp luật đã quy định ngƣời bị tạm giữ có quyền khiếu nại nhƣ trên. Ngoài những quyền đƣợc quy định cụ thể trong BLTTHS nhƣ đã nêu trên, nhƣ bất kỳ ngƣời công dân khác, ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣợc tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời khác không bị pháp luật hạn chế do bị tạm giữ nhƣ quyền đƣợc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, quyền dân sự khác… Mặt khác, ngƣời bị tạm giữ do bị nghi thực hiện tội phạm, do bị truy nã nên ngƣời bị tạm giữ thƣờng rất dễ bị xâm phạm các quyền tự do dân chủ nhƣ quyền đƣợc bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, quyền bảo vệ lợi ích chính đáng…mà việc xâm phạm này lại thƣờng xuất phát từ những ngƣời tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng. 2.1.2. Nghĩa vụ của người bị tạm giữ Theo từ điển Luật học thì nghĩa vụ là việc phải làm theo bổn phận của mình... [27, tr.560]. Bổn phận đó là sự ràng buộc, là mối quan hệ phát sinh giữa một hay nhiều chủ thể là ngƣời có nghĩa vụ phải làm một công việc, một hành vi, vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác là những ngƣời có quyền. Hay nói cách khác: “nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với ngƣời khác”. Trong đời sống nhà nƣớc và pháp luật, nghĩa vụ là khái niệm đƣợc sử dụng khá phổ biến. Khái niệm này còn thể hiện sự ràng buộc giữa các bên có liên quan trong những mối quan hệ cụ thể, trƣớc hết là một phạm trù đạo đức học, phản ánh trách nhiệm của một chủ thể - một cá nhân, một tập đoàn, một giai cấp, một dân tộc, đối với những việc phải làm trong những điều kiện xã hội cụ thể, trƣớc một tình hình xã hội nhất định tại một thời điểm nhất định. Đồng thời theo quy luật tất yếu của cuộc sống, nghĩa vụ luôn gắn liền với quyền, ngƣời thực hiện nghĩa vụ tƣơng ứng thì phải đƣợc hƣởng quyền và những ngƣời đƣợc pháp luật, đạo đức trao cho những quyền lợi nhất định thì 43 cũng đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ tƣơng ứng với những quyền lợi đã đƣợc trao. Quyền của ngƣời này có thể là nghĩa vụ của ngƣời khác và một ngƣời chỉ có thể thực hiện các quyền năng của mình khi ngƣời đó phải nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với chủ thể có quyền. Từ đó có thể rút ra khái niệm về nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: Nghĩa vụ của người bị tạm giữ là những việc mà pháp luật TTHS bắt buộc những người đã có quyết định tạm giữ hình sự phải làm khi tham gia vào hoạt động tố tụng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 BLTTHS 2003: “Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật.” Nếu nhƣ nghĩa vụ của những ngƣời tham gia tố tụng khác nhƣ bị can, bị cáo, bị hại, ngƣời làm chứng… đƣợc quy định cụ thể ngay tại các điều luật quy định về quyền của những chủ thể tham gia tố tụng này thì nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ lại đƣợc quy định rất chung chung trong BLTTHS. Ngƣời bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật, chế độ tạm giữ đƣợc thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trên cơ sở quy định này, rất khó để xác định đƣợc nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật là gì. Có những ngƣời THTT còn nhận thức: nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ cũng chính là quyền của ngƣời bị tạm giữ. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy, còn rất nhiều các nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ nhƣng BLTTHS không quy định và liệt kê cụ thể trong điều luật nhƣ: nghĩa vụ chấp hành các yêu cầu của cơ quan THTT trong quá trình điều tra giải quyết vụ án, thực hiện việc khai báo, cung cấp chứng cứ, tài liệu theo yêu cầu, chấp hành các nội quy, quy định của trại tạm giam, nhà tạm giữ trong thời gian bị tạm giữ. Khi nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về ngƣời bị tạm giữ chúng tôi nhận thấy: nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ đƣợc quy định trong các văn bản dƣới luật nhƣ trong Quy chế về tạm giữ, tạm giam Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ, Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 44 27/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89. Cụ thể: - Ngƣời bị tạm giữ phải tuân thủ các nội quy của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam nếu có hành vi vi phạm nội quy của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý. - Ngƣời bị tạm giữ, tạm giam chỉ đƣợc đƣa vào buồng giam, giữ những đồ dùng cần thiết cho cá nhân theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. - Ngƣời bị tạm giữ phải ở trong buồng giữ không đƣợc tự do đi ra ngoài. - Ngƣời bị tạm giữ chỉ đƣợc gửi thƣ và nhận quà khi đƣợc cơ quan đang thụ lý án cho phép và phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. 2.1.3 Một số quy định chung liên quan đến người bị tạm giữ a. Quy định về việc trả tự do cho người bị tạm giữ Đối với ngƣời bị bắt, hoặc ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú đã có quyết định tạm giữ thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ trong những trƣờng hợp sau: - Trong trƣờng hợp xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết phải tạm giữ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và ngƣời ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ (khoản 3 Điều 86 BLTTHS 2003). Theo quy định này có thể nhận thấy rõ 2 trƣờng hợp cụ thể: Thứ nhất là trong trƣờng hợp mà không có căn cứ để tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ thì phải hủy bỏ quyết định tạm giữ và trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ và không đề cập đến việc xử lý hành chính đối với ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp này. Thứ hai là trong trƣờng hợp không cần thiết phải tạm giữ nhƣ ngƣời bị tạm giữ có những vi phạm nhỏ chƣa đến mức phải truy cứu TNHS thì phải hủy bỏ quyết định tạm giữ và trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ; trƣờng hợp này có đề cập đến việc xử lý hành chính đối với ngƣời bị tạm giữ do họ đã có hành vi vi phạm pháp luật. 45 - Trong trƣờng hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 87 BLTTHS năm 2003 khi xét thấy việc tạm giữ ngƣời là không có căn cứ hoặc không cần thiết thì cơ quan ra quyết định tạm giữ cũng phải trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ. Việc không có căn cứ hoặc không cần thiết đƣợc hiểu tƣợng tự nhƣ phân tích ở trên. - Theo quy định tại khoản 3 Điều 87 BLTTHS 2003: Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ. Tức là, việc tạm giữ không nhất thiết phải kéo dài cho đến ngày hết hạn tạm giữ mà có thể trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ trƣớc ngày hết hạn tạm giữ. Đây là một quy định mới so với quy định trong BLTTHS năm 1988 (khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho ngƣời đã bị tạm giữ). Việc thay đổi này xuất phát từ các lý do: Nhà nƣớc đã chú ý hơn đến việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân; quy định chặt chẽ hơn việc tạm giữ ngƣời; hạn chế việc phải bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị bắt oan. Đối với ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp này, sau khi xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ thấy không đủ căn cứ để khởi tố bị can thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ. Thƣờng là ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp này là ngƣời đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhƣng vi phạm đó không phải là vi phạm về hình sự hay mức độ vi phạm hoặc hậu quả gây thiệt hại chƣa đủ đến mức phải truy cứu TNHS, hoặc thuộc trƣờng hợp bị hại rút yêu cầu khởi tố hình sự trong giai đoạn họ bị tạm giữ nên không đủ căn cứ để khởi tố bị can đối với họ. Ngƣời bị tạm giữ đƣợc trả tự do trong trƣờng hợp này, thƣờng sẽ bị xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật mà họ đã gây ra. Trên cơ sở quy định của pháp luật, Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ hoặc không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ trong những trƣờng hợp sau đây: + Ngƣời bị tạm giữ không phải là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn 46 cấp, trƣờng hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và không phải là ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú. + Ngƣời bị tạm giữ có những vi phạm nhỏ (vi phạm hành chính), tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chƣa đến mức phải truy cứu TNHS. + Ngƣời bị tạm giữ là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi nhƣng phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý. + Ngƣời bị tạm giữ là ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do vô ý. + Ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang nhƣng đã có đủ tài liệu, chứng cứ kết luận họ không phạm tội. Bên cạnh những quy định của BLTTHS năm 2003 về việc trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ, tại khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát 2002 cũng quy định về việc Viện kiểm sát trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ nếu trong khi tiến hành kiểm sát việc tạm giữ, Viện kiểm sát phát hiện và nhận thấy việc tạm giữ đối với họ là không có căn cứ và trái pháp luật. Điều 17 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục ngƣời chấp hành án phạt tù ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định: Viện trƣởng Viện kiểm sát ra quyết định trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ không có căn cứ và trái pháp luật trong các trƣờng hợp: Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp mà vẫn tạm giữ; ngƣời bị tạm giữ không có quyết định của cơ quan và ngƣời có thẩm quyền; ngƣời đã đƣợc Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm giữ nhƣng vẫn bị giữ, ngƣời bị tạm giữ đã có quyết định trả tự do; ngƣời mà Viện kiểm sát nhân dân không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, ngƣời mà hết thời hạn tạm giữ mà không có quyết định hợp pháp nào khác nhƣng vẫn bị giữ. Trong các trƣờng hợp này, 47 việc tạm giữ đối với họ là không có căn cứ và trái pháp luật. Do đó, ngƣời bị tạm giữ đƣợc trả tự do không bị xử lý về hành chính. b. Quy định về những biện pháp bảo hộ của pháp luật đối với nhân thân và tài sản của người bị tạm giữ Điều 90 BLTTHS năm 2003, quy định về việc chăm nom ngƣời thân thích và bảo quản tài sản của ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: Khi ra quyết định tạm giữ, nếu ngƣời bị tạm giữ có con chƣa thành niên dƣới 14 tuổi và thân nhân là ngƣời tàn tật, già yếu mà không có ngƣời chăm sóc, thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải giao những ngƣời đó cho ngƣời thân thích chăm nom. Trong trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ không có ngƣời thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ giao những ngƣời đó cho chính quyền địa phƣơng chăm sóc. Trong trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ có nhà hoặc tài sản khác mà không có ngƣời trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng. Cơ quan ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho ngƣời bị tạm giữ những biện pháp đã đƣợc áp dụng để chăm sóc con nhỏ, ngƣời thân già yếu, tàn tật và bảo quản nhà cửa, tài sản của ngƣời bị tạm giữ. Quy định này thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nƣớc ta, đồng thời cũng góp phần bảo đảm những lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ. c. Vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị tạm giữ oan sai Thực tiễn trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự ở nƣớc ta vẫn còn để xảy ra tình trạng oan sai rất nhiều. Việc tạm giữ ngƣời không đúng theo quy định của pháp luật vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phƣơng. Trong đó số ngƣời bị tạm giữ hình sự nhƣng sau đó phải trả tự do để chuyển sang xử lý hành chính vẫn còn cao, số ngƣời đƣợc trả tự do không phải bị xử lý hành chính do không thực hiện hành vi phạm tội vẫn còn tồn tại. Việc tạm giữ ngƣời oan sai đã làm ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và có thể bị 48 coi là những hành vi vi phạm pháp luật, có trƣờng hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngƣời thực hiện một trong các hành vi nói trên có thể bị truy tố theo pháp luật để bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị bắt, bị tạm giữ oan, sai. Bởi vì những hành vi bắt oan ngƣời vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền, tạm giữ ngƣời không có căn cứ, tạm giữ ngƣời không đúng không chỉ xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và sứ mạng chính trị của con ngƣời, của công dân mà còn làm giảm uy tín của nhà nƣớc ta – Nhà nƣớc XHCN của dân, do dân và vì dân; gây ảnh hƣởng xấu đến tính ƣu việt của pháp luật XHCN, làm giảm sút lòng tin của quần chúng đối với các cơ quan có trách nhiệm thi hành pháp luật. Với những trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ không đúng pháp luật, gây thiệt hại cho ngƣời bị tạm giữ thì việc bồi thƣờng thiệt hại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Điều 72 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Người bị bắt, bị giam giữ, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về mặt vật chất và phục hồi danh dự”. Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hƣớng dẫn thực hiện vấn đề này nhƣ: Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thƣờng thiệt hại do công chức, viên chức nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH 11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thƣờng vụ quốc hội về bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra; Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2009 (Luật TNBTCNN) có hiệu lực ngày 01/01/2010. Những trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ đƣợc bồi thƣờng thiệt hại theo Nghị quyết 388 là: Ngƣời bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì ngƣời đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (Điểm a khoản 1 Điều 1). Việc bồi 49 thƣờng thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ đƣợc xác định là mỗi ngày bị tạm giữ đƣợc bồi thƣờng ba ngày lƣơng tính theo mức lƣơng tối thiểu chung do Nhà nƣớc quy định. Nếu những ngƣời bị oan là ngƣời bị tạm giữ đã chết thì vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng ngƣời bị oan đƣợc bồi thƣờng chung một khoản tiền bù đắp về tinh thần là ba trăm sáu mƣơi tháng lƣơng tối thiểu. Khoản 1 Điều 26, Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc quy định: Nhà nƣớc có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì ngƣời đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thông tƣ liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQPBTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012 về việc hƣớng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật TNBTCNN trong đó tại khoản 2 Điều 2 của Thông tƣ 05 quy định: Ngƣời bị tạm giữ thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật TNBTCNN đƣợc bồi thƣờng thiệt hại khi đã có quyết định của cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì ngƣời đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan có thẩm quyền đã viện dẫn làm căn cứ để ra quyết định tạm giữ đối với họ. Đồng thời, Thông tƣ 05 cũng quy định chi tiết cụ thể về cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị tạm giữ là Cơ quan đã ra quyết định tạm giữ nhƣng Viện kiểm sát có thẩm quyền đã có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ đó vì ngƣời bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật; hoặc sau đó tự hủy bỏ quyết định tạm giữ đó vì ngƣời bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trên cơ sở những quy định và hƣớng dẫn chi tiết của các văn bản nêu trên đã góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời bị tạm giữ khi bị cơ 50 quan nhà nƣớc có thẩm quyền tạm giữ oan sai, đồng thời hạn chế những vi phạm trong khi thi hành nhiệm vụ của các cơ quan THTT và ngƣời THTT. 2.2. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về người bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội Những năm gần đây, công tác bắt, giam, giữ ngƣời đã trở thành một vấn đề thu hút sự chú ý của cơ quan Nhà nƣớc, nhiều tổ chức xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Việc bắt ngƣời tuỳ tiện, bắt oan ngƣời không có tội, tạm giữ, tạm giam ngƣời không có lệnh hoặc quá hạn đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền con ngƣời, lợi ích hợp pháp của công dân. Bắt ngƣời, tạm giữ, tạm giam oan sai tuy chƣa phải là hiện tƣợng phổ biến nhƣng đã xảy ra ở nhiều địa phƣơng, gây nên sự bất bình trong dƣ luận xã hội, có trƣờng hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong thực tế, tình trạng ngƣời bị tạm giữ không đúng đối tƣợng còn diễn ra, vẫn xảy tình trạng tạm giữ cả những ngƣời bị bắt khi phạm tội quả tang những sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng hay việc tạm giữ cả những ngƣời bị bắt có nơi cƣ trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra. Trong phần này, ngƣời viết đi sâu tìm hiểu, phân tích và đánh giá về thực trạng của ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 48, 49 của Bộ Chính trị về cải cách tƣ pháp. Nhất là việc quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc nội dung của Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về tội phạm, trong công tác tạm giữ hình sự. Tại đoạn 3 khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 37 quy định: Giảm ít nhất 1% số ngƣời tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính vì hành vi không cấu thành tội phạm so với năm 2012. Giảm số đối 51 tƣợng bị tạm giữ, tạm giam chết thuộc trách nhiệm quản lý của nhà tạm giữ, trại tạm giam; cơ bản khắc phục tình trạng tạm giữ, tạm giam chung ngƣời trong cùng vụ án, ngƣời chƣa thành niên với ngƣời thành niên; tạo điều kiện để luật sƣ tham gia tố tụng theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, trong những năm qua, công tác kiểm sát việc tạm giữ luôn đƣợc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp, trong đó có công tác kiểm sát tạm giữ nhằm đảm bảo cho việc tạm giữ theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của ngƣời bị tạm giữ không bị pháp luật tƣớc bỏ đƣợc tôn trọng. Trong việc tạm giữ, Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định tạm giữ nhƣng trách nhiệm của Viện kiểm sát là kiểm tra, giám sát việc tạm giữ có đúng luật hay không, nếu không đúng thì hủy bỏ quyết định tạm giữ đó. Ngoài ra, Viện kiểm sát còn là cơ quan duy nhất quyết định việc gia hạn hay không gia hạn tạm giữ. Do đó, Viện kiểm sát luôn thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ ngƣời một cách chặt chẽ, trên cơ sở kiểm tra Nhà tạm giữ, trại tạm giam hàng ngày (2 lần/ngày), kiểm sát Nhà tạm giữ, Trại tạm giam định kỳ theo quý, 6 tháng và năm công tác. Đồng thời, qua đó phát hiện kịp thời những vi phạm của Cơ quan công an đối với ngƣời bị tạm giữ, từ đó ban hành những kháng, kiến nghị yêu cầu khắc phục ngay những vi phạm, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong công tác kiểm sát việc tạm giữ. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội về công tác kiểm sát việc bắt, phân loại và xử lý ngƣời bị tạm giữ của Cơ quan điều tra trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho thấy: Từ năm 2009 đến năm 2013, tình hình bắt, phân loại và xử lý ngƣời bị tạm giữ của các cơ quan nhà 52 nƣớc có thẩm quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, góp phần tích cực trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn Thành phố nói riêng và trên cả nƣớc nói chung. Bảng 2.1: Bảng thống kê tình hình bắt giữ và phân loại từ năm 2009-2013 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Khẩn cấp 2167 2279 2427 2365 2289 Quả tang 5821 6866 8361 7729 6829 Các hình thức Truy nã 339 336 379 362 409 bắt Đầu thú 831 1021 1133 1226 1285 Tự thú 22 20 29 32 16 Tổng số ngƣời bị tạm giữ 9180 10522 12329 11714 10808 Số đã giải quyết 9113 10337 12145 11643 10726 Tỷ lệ giải quyết 99,3% 98,2% 98,5% 99,4% 99,2% Người bị tạm giữ Nguồn: Phòng Thống kê – Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội. Từ số liệu bảng thống kê trên cho thấy: Trong năm năm trở lại đây, số lƣợng ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ngày càng tăng, hầu nhƣ năm sau cao hơn năm trƣớc, nhất là trong năm 2011 tổng số ngƣời bị tạm giữ tăng đột biến, tăng 1807 ngƣời so với năm 2010. Tỷ lệ phân loại bắt giữ hàng năm đều đạt tỷ lệ 100% và tỷ lệ giải quyết số ngƣời bị tạm giữ qua các năm đều đạt trên 98%. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây đã chấm dứt hoàn toàn tình trạng tạm giữ không có lệnh hợp pháp. Các quyền của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật hiện hành đã ngày càng đƣợc quan tâm và đảm bảo thực hiện. Hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm về căn cứ, thủ tục tạm giữ và chế độ ở nơi giam giữ đối với ngƣời bị tạm giữ. Số ngƣời bị tạm giữ sau chuyển khởi tố và đƣa ra truy tố, xét xử đã tăng lên, việc phân loại ngƣời bị tạm giữ đƣợc thực hiện nhanh chóng, chặt chẽ nên đã hạn chế 53 tình trạng thông cung giữa các đối tƣợng trong cùng một vụ án; tình trạng ngƣời bị tạm giữ bỏ trốn đã gần nhƣ không còn (chỉ có năm 2012 có 01 ngƣời tạm giữ bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ Công an quận Đống Đa), các buồng tạm giữ đã đƣợc xây nâng cấp, xây mới nên nơi ở của họ đã rộng rãi, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời bị tạm giữ, chế độ lƣơng thực quy ra gạo đƣợc tăng từ 12 kg lên 15 kg, các chế độ thực phẩm, nhu yếu phẩm cho ngƣời bị tạm giữ đã đƣợc quy thành lƣợng và quyết định theo giá thị trƣờng… Bảng 2.2: Bảng thống kê tình hình giải quyết người bị tạm giữ từ năm 2009-2013 STT Năm Kiểm sát việc tạm giữ 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng số người bị tạm giữ 9180 10522 12329 11714 10808 2 Số đã giải quyết. Trong đó: 9113 10337 12145 11643 10726 2.1 Khởi tố chuyển tạm giam 6376 7023 8153 7934 7290 2.2 Khởi tố áp dụng biện pháp 2388 2972 3622 3185 2777 ngăn chặn khác 2.3 Số truy nã chuyển tạm giam 148 229 240 340 395 2.4 Cơ quan bắt trả tự do 201 106 130 184 264 Tỷ lệ xử lý hình sự 97,8% 98,9% 98,9% 98,4% 97,5% Nguồn: Phòng Thống kê – Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội. Tỷ lệ ngƣời bị tạm giữ sau chuyển khởi tố hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hàng năm đạt tỷ lệ cao từ 97,5% trở lên. Đối với ngƣời bị tạm giữ, sau khi đã xác minh đƣợc đầy đủ hành vi phạm tội, nhân thân, lai lịch rõ ràng, trên cơ sở đối chiếu với các quy định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong đó, số ngƣời bị tạm giữ sau giải quyết khởi tố chuyển tạm giam là chủ yếu. Đối với ngƣời bị tạm giữ có hành vi phạm tội cụ thể, khi xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ hoặc chuyển tạm giam thì cơ quan THTT đã hủy bỏ 54 biện pháp tạm giữ, khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, thƣờng là áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cƣ trú đối với họ. Đối với ngƣời bị truy nã, là những ngƣời đã bị khởi tố về hình sự, sau khi cơ quan THTT xác định đƣợc đúng nhân thân ngƣời phạm tội, trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ, hành vi phạm tội, nhân thân, lai lịch của ngƣời phạm tội thì họ cũng có thể không tiếp tục bị tạm giữ và không bị tạm giam mà chuyển áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Do đó, qua so sánh đối chiếu số liệu Bảng 2.2 có thể thấy số ngƣời bị truy nã sau chuyển tạm giam ít hơn số ngƣời bị truy nã tại Bảng 2.1. Tỷ lệ ngƣời bị tạm giữ sau trả tự do và chuyển xử lý hành chính các năm đều không quá 1% (Phụ lục 2), thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu đặt ra theo Nghị quyết 37. Kết quả này đã thể hiện vai trò quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố Hà Nội trong công tác kiểm sát việc tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. * Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được - Các cơ quan THTT và ngƣời có thẩm quyền trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật TTHS về ngƣời bị tạm giữ. - Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết về cải cách tƣ pháp và nhất là Nghị quyết 37 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về tội phạm trong công tác tạm giữ hình sự. - Vai trò của Viện kiểm sát hai cấp Thành phố Hà Nội trong công tác kiểm sát việc tạm giữ luôn đƣợc quan tâm, chú trọng, chất lƣợng công tác kiểm sát ngày càng đƣợc nâng lên. - Việc đánh giá, phân loại ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội luôn đƣợc quan tâm và kiểm sát chặt chẽ, đảm bảo việc phân loại ngƣời bị tạm giữ đƣợc chính xác, kịp thời và hiệu quả cao. - Viện kiểm sát hai cấp Thành phố Hà Nội đã thƣờng xuyên phối hợp với Mặt trận tổ quốc cùng cấp trong việc thực hiện công tác kiểm sát Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. 55 - Cơ sở vật chất nhiều Nhà tạm giữ đã đƣợc xây nâng cấp, xây mới, bổ sung, nhất là việc trang bị hệ thống camera tới từng buồng tạm giữ, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, đảm bảo chế độ sinh hoạt cho ngƣời bị tạm giữ. 2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn một số hạn chế trong công tác thực hiện việc tạm giữ hình sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhƣ: Vẫn còn tình trạng ngƣời bị tạm giữ bị tạm giữ quá hạn do hết hạn tạm giữ nhƣng không có quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan ra quyết định tạm giữ hoặc quyết định tố tụng khác thay thế: năm 2010, 2012 có 05 ngƣời bị tạm giữ quá hạn. Trong công tác quản lý ở các nhà tạm giữ, trại tạm giam vẫn có tình trạng vi phạm quy chế và nội quy ở nơi giam giữ, hành vi chủ yếu là tình trạng đánh nhau, gây mất trật tự ở nơi giam giữ. Công tác phân loại, xử lý, thực hiện chế độ đối với ngƣời bị tạm giữ còn vi phạm, việc giam chung ngƣời bị tạm giữ với ngƣời bị tạm giam vẫn xảy ra, việc tạm giữ chung ngƣời chƣa thành niên với ngƣời đã thành niên; tình trạng lạm dụng tạm giữ hành chính để chuyển bắt giữ hình sự vẫn còn tồn tại. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác kiểm sát việc tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm qua, song việc bắt và tạm giữ hình sự đối với ngƣời bị tình nghi là thực hiện tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hình sự sau phải trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ vẫn xảy ra khá phổ biến. Trên cơ sở thống kê về tình hình ngƣời bị tạm giữ sau phải trả tự do của các cơ quan tố tụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong năm năm trở lại đây (phụ lục 1, 2), cho thấy: - Tình trạng ngƣời bị tạm giữ có quyết định tạm giữ sau phải trả tự do: năm 2009 có 201 trƣờng hợp, năm 2010 có 106 trƣờng hợp, năm 2011 có 130 trƣờng hợp, năm 2012 có 184 trƣờng hợp, năm 2013 có 264 trƣờng hợp. 56 - Tình trạng ngƣời bị tạm giữ đƣợc trả tự do vì không đủ căn cứ khởi tố hình sự và không bị xử lý hành chính: năm 2009 có 18 trƣờng hợp, năm 2010 có 11 trƣờng hợp, năm 2011 có 15 trƣờng hợp, năm 2012 có 22 trƣờng hợp, năm 2013 có 26 trƣờng hợp. - Tình trạng ngƣời bị tạm giữ đƣợc trả tự do, chuyển xử lý hành chính: năm 2009 có 27 trƣờng hợp, năm 2010 có 23 trƣờng hợp, năm 2011 có 24 trƣờng hợp, năm 2012 có 46 trƣờng hợp, năm 2013 có 66 trƣờng hợp. Bên cạnh những trƣờng hợp trả tự do có căn cứ theo quy định của pháp luật, trong bảng thống kê (phụ lục 2) còn thể hiện số ngƣời bị tạm giữ sau trả tự do để chờ xử lý sau. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đối với những trƣờng hợp trả tự do này, thƣờng không có căn cứ điều luật quy định cụ thể. Nhƣng trên cơ sở những nguyên tắc tố tụng hình sự, những quy định mang tính chất nhân đạo và nhất là trong từng trƣờng hợp đối với từng ngƣời bị tạm giữ cụ thể, cơ quan ra quyết định tạm giữ đã hủy bỏ quyết định tạm giữ, trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ mà không áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác và chờ khi có điều kiện thì sẽ xử lý. Những ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp nêu trên có thể: Là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời đầu thú, tự thú nhƣng bị bệnh hiểm nghèo phải, đang phải chữa bệnh hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dƣới 36 tháng tuổi… Từ thực trạng nêu trên, đồng thời qua tiến hành kiểm sát trực tiếp các nhà tạm giữ và kiểm tra thực tế của Phòng 4, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đối với các nhà tạm giữ trên các quận huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thể nêu ra một số trƣờng hợp cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ đối với ngƣời bị bắt nhƣng sau chuyển trả tự do nhƣ sau: + Nguyễn Văn Tuân - Sinh năm: 1978; HKTT: Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội phạm tội Tổ chức đánh bạc theo quy định tại Điều 249 BLHS, bản thân 57 Tuân có 02 tiền án. Bản án ngày 21/3/2012, tuyên phạt Tuân 12 tháng tù giam về tội Tổ chức đánh bạc. Ngày 25/5/2012, có quyết định thi hành án, ngày 26/7/2012 có quyết định truy nã. Ngày 19/12/2012, Nguyễn Văn Tuân bị bắt, có quyết định tạm giữ và đƣa vào Nhà tạm giữ Công an thị xã Sơn Tây. Ngày 20/12/2012, Nguyễn Văn Tuân có đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù, cùng ngày TAND thị xã Sơn Tây có quyết định Hoãn chấp hành hình phạt tù cho Nguyễn Văn Tuân thời hạn 06 tháng từ 20/12/2012 đến 20/6/2012 với lý do bị bệnh viêm gan. Hồ sơ hoãn của Tuân không có bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp Tỉnh, chỉ có phiếu xét nghiệm của phòng khám đa khoa 83B Lý Thƣờng Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điều đó cho thấy Tòa án nhân dân thị xã Sơn Tây đã vi phạm nghiêm trọng về thẩm quyền và căn cứ khi ra quyết định hoãn, từ đó dẫn đến việc trả tự do cho Tuân sau khi có quyết định tạm giữ là sai. + Ngƣời bị tạm giữ đƣợc Cơ quan điều tra hủy quyết định tạm giữ và không xử lý hành chính: Ngày 13/6/2010, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Đông Anh bắt quả tang 08 đối tƣợng trong đó có anh Nguyễn Văn Kiên (Sinh năm: 1977; HKTT: Thôn Tiền, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội) đang tham gia đánh bạc tại nhà của Nguyễn Văn Nhớ - Sinh năm: 1979; HKTT: Thôn Tiền, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội. Sau khi lập biên bản bắt ngƣời phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra, Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định tạm giữ đối với 08 đối tƣợng để điều tra làm rõ. Quá trình điều tra, Công an huyện Đông Anh xác định đƣợc Nguyễn Văn Kiên không trực tiếp tham gia đánh bạc cùng các đối tƣợng bị tạm giữ trên, mà tại thời điểm các đối tƣợng đang đánh bạc bị bắt quả tang, Kiên chỉ đến nhà Nguyễn Văn Nhớ để trả tiền vay nợ từ trƣớc cho Nhớ, sau đó thì bị cơ quan công an bắt giữ. Ngày 16/6/2010, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Đông Anh, căn cứ khoản 3 Điều 87 BLTTHS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, trả tự do cho Nguyễn Văn Kiên và không xử lý hành chính. Trong trƣờng hợp này, do không thực hiện hành vi phạm tội 58 nhƣng Nguyễn Văn Kiên lại bị tạm giữ hình sự, do đó theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 02 ngày 02/11/2012 của Viện KSNDTC, TANDTC, BCA, BTP, BQP, BTC và Bộ NN&PTNT hƣớng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng của nhà nƣớc trong hoạt động TTHS, Nguyễn Văn Kiên thuộc trƣờng hợp đƣợc cơ quan nhà nƣớc bồi thƣờng thiệt hại. + Hay nhƣ trƣờng hợp tạm giữ hình sự sau phải trả tự do, chuyển xử lý hành chính: Ngày 25/02/2012, Công an thị xã Sơn Tây bắt quả tang Hoàng Phi Long - Sinh năm: 1983; HKTT: Xóm Giếng, Cộng Hòa, Quốc Oai, Hà Nội điều khiển xe ô tô nhãn hiệu Kia-Morning đang mua bán ma túy trên đƣờng Láng - Hòa Lạc, trên xe ô tô còn có Lê Anh Tú – Sinh năm: 1987, HKTT: Xóm Giếng, Cộng Hòa, Quốc Oai, Hà Nội. Khi lực lƣợng công an đến bắt giữ yêu cầu Long và Tú xuống xe, Long và Tú chống đối lực lƣợng bắt giữ. Kiểm tra xe phát hiện và thu giữ 05 gói bên trong chứa tinh thể dạng đá (màu trắng), Long khai là ma túy tổng hợp. Sau đó, Công an thị xã Sơn Tây đã ra lệnh bắt khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Long và Tú từ ngày 25 đến ngày 28/02/2012. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra Công an thị xã Sơn Tây đã làm rõ và khởi tố Hoàng Phi Long về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Ngày 28/02/2012, do không đủ căn cứ để khởi tố đối với Lê Anh Tú nên căn cứ theo khoản 3 Điều 87 BLTTHS, Cơ quan điều tra Công an thị xã Sơn Tây đã hủy bỏ quyết định tạm giữ và trả tự do cho Tú. Ngày 06/5/2013, Công an thị xã Sơn Tây ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Lê Anh Tú về hành vi “Sử dụng trái phép chất ma túy”. Đồng thời thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã phát hiện nhiều quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra không ghi lý do tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 86 BLTTHS mà lại ghi theo tội danh. Một số lệnh bắt khẩn cấp không ghi bắt theo điểm nào của khoản 1, Điều 81 BLTTHS… Điển hình là những vi phạm trong việc ra quyết định tạm giữ không đúng thời 59 hạn quy định tại Điều 87 BLTTHS 2003 nhƣ: Hồ sơ Trần Mạnh Cƣờng có dấu hiệu thực hiện hành vi Trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS: Biên bản bắt quả tang hồi 22 giờ 10 phút ngày 20/5/2013, quyết định tạm giữ từ 01 giờ 00 phút ngày 21/5/2013. Những vi phạm về thời điểm bắt đầu ra quyết định tạm giữ là khá phổ biến, thời gian vi phạm không lớn nhƣng đã vi phạm trực tiếp đến những quy định cụ thể của pháp luật TTHS đối với ngƣời bị tạm giữ. Mặc dù thời gian tạm giữ không dài nhƣng ngƣời bị tạm giữ bị cách li khỏi xã hội một thời gian theo luật định, bị hạn chế các quyền cơ bản và thiết yếu của công dân nhƣ quyền đi lại, quyền tự do cƣ trú. Chính vì vậy, tất cả các vấn đề nhƣ về đối tƣợng, căn cứ, điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền ra lệnh, quyền và nghĩa vụ cũng nhƣ chế độ đối với tạm giữ đƣợc pháp luật tố tụng hình sự quy định khá chặt chẽ. Nhƣng trên thực tế, việc thực thi các quy định pháp luật về ngƣời bị tạm giữ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, không những làm ảnh hƣởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự mà qua đó cũng ít nhiều xâm phạm, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi chính đáng của ngƣời bị tạm giữ. Có thể nêu ra một số những hạn chế mang tính phổ biến không chỉ trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà còn xảy ra ở nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc: Thứ nhất, về căn cứ để tạm giữ người Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại khoản 1 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định: căn cứ để tạm giữ một ngƣời khi ngƣời đó bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với ngƣời bị bắt theo quyết định truy nã. Không phải cứ bị bắt trong các trƣờng hợp trên là bị tạm giữ mà trong thực tế có nhiều trƣờng hợp không cần thiết phải tạm giữ nhƣ đã phân tích ở phần đặc điểm của ngƣời bị tạm giữ nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình THTT, cơ quan có thẩm quyền vẫn lạm dụng 60 việc tạm giữ ngƣời trong những trƣờng hợp không cần thiết nhƣ: trƣờng hợp ngƣời phạm tội thực hiện tội phạm bị bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang nhƣng họ không có dấu hiệu bỏ trốn, không cản trở hoạt động điều tra, có nơi cƣ trú rõ ràng, tình tiết phạm tội đơn giản, hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, căn cứ xác định tội phạm đã đầy đủ. Có thể nêu ra đây một ví dụ: Ngày 22/10/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an quận Long Biên chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát nhân dân quận Long Biên xin gia hạn tạm giữ lần thứ nhất đối với đối tƣợng Nguyễn Huy Tân – Sinh năm: 1991; HKTT: Phƣờng Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, có dấu hiệu phạm tội Đánh bạc quy định tại khoản 1 Điều 248 BLHS. Qua nghiên cứu hồ sơ, Viện kiểm sát nhận thấy: Đối tƣợng Nguyễn Huy Tân bị bắt quả tang khi đang có hành vi tham gia đánh bạc số tiền 100.000đ với 06 đối tƣợng khác, thu giữ tại chiếu bạc 3.600.000đ. Bản thân Tân không có tiền án, tiền sự, có nơi cƣ trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, hành vi đánh bạc ít nghiêm trọng nên Viện kiểm sát đã không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất đối với Nguyễn Huy Tân. Trong trƣờng hợp này, việc ra quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra Công an quận Long Biên đối với Nguyễn Huy Tân là không cần thiết. Thứ hai, về thủ tục tạm giữ đối với người bị tạm giữ Những trƣờng hợp vi phạm về thủ tục tạm giữ là khá phổ biến, đặc biệt là ở cơ quan điều tra cấp quận, huyện. Theo quy định tại Điều 133, 134 BLTTHS, ngƣời đƣợc cơ quan THTT triệu tập hợp lệ đến làm chứng mà vắng mặt không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho công tác điều tra, truy tố thì có thể bị dẫn giải. Khi công dân đƣợc triệu tập tới cơ quan điều tra rồi bị tạm giữ thì việc tạm giữ đó là trái pháp luật. Bởi đƣơng nhiên trong trƣờng hợp này, ngƣời bị tạm giữ không phải là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc quả tang nên không có căn cứ để tạm giữ họ. Trừ trƣờng hợp ngƣời đó phạm tội quả tang tại trụ sở cơ quan điều tra rồi bị bắt 61 thì mới đƣợc tạm giữ họ. Với ngƣời đƣợc triệu tập tới cơ quan điều tra để lấy lời khai, sau đó có đủ căn cứ khẳng định ngƣời đó thực hiện tội phạm thì không đƣợc ra quyết định tạm giữ họ, cần ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn thích hợp với tính chất và hành vi phạm tội của họ. Trên thực tế, tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc vẫn còn tình trạng lạm dụng việc tạm giữ ngƣời của cơ quan công an mà nhất là công an cấp quận, huyện. Công dân đƣợc triệu tập đến cơ quan điều tra để lấy lời khai hoặc cảnh sát khu vực yêu cầu một số ngƣời tới trụ sở vì đã thực hiện hành vi vi phạm nào đó. Họ không bị đƣa vào nhà tạm giữ, chƣa có quyết định tạm giữ nhƣng ngồi trong phòng chờ, phòng trực ban cả ngày đêm. Ví dụ: Khoảng 23 giờ ngày 30/4/2013, Công an cụm Liên Hà thuộc Công an huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội triệu tập và dẫn giải 06 đối tƣợng nam thanh niên về phòng chờ tại đồn công an cụm Liên Hà, sau khi những ngƣời này có hành vi dùng dao, kiếm, súng tự chế tham gia đánh nhau gây mất trật tự tại địa phận thôn Hà Lỗ, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội. Sau khi tiến hành xác minh nhân thân, lý lịch của các đối tƣợng và lấy lời khai của 06 đối tƣợng bị tạm giữ, quan điểm của ĐTV phụ trách vụ việc là có dấu hiệu hình sự nên đã báo cáo đến lãnh đạo Công an huyện Đông Anh để tiếp tục giải quyết vụ việc. Trên cơ sở thận trọng trong việc giải quyết vụ việc, lãnh đạo công an huyện Đông Anh đã trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh để cùng nghiên cứu hồ sơ, tiến hành lấy lời khai xác định rõ hành vi của các đối tƣợng. Qua đó, đã xác định đƣợc hành vi của các đối tƣợng là hành vi đánh nhau tự phát khi gặp nhau trên đƣờng đi, chứ không phải là hành vi có tổ chức, bàn bạc từ trƣớc, dùng hung khí nguy hiểm dẫn đến mâu thuẫn và đánh nhau. Đến khoảng 17h00, ngày 01/5/2013, 06 đối tƣợng bị xử lý hành chính và chuyển trả tự do. Việc tạm giữ ngƣời tại đồn, cụm công an nhƣ trên là vi phạm quy định của BLTTHS. Đây cũng là hành vi trái pháp luật, là một 62 hiện tƣợng cần chú ý khắc phục vì nó không chỉ xâm phạm tới quyền tự do dân chủ của công dân, vi phạm nghiêm trọng quy định của BLTTHS mà còn thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, thiếu hiểu biết pháp luật của những chủ thể tiến hành tố tụng. Thứ ba, về thời hạn tạm giữ đối với người bị tạm giữ Theo quy định tại Điều 87 BLTTHS năm 2003, thời hạn tạm giữ không đƣợc quá ba ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận ngƣời bị bắt, trong trƣờng hợp cần thiết có thể gia hạn tạm giữ lần thứ nhất, lần thứ hai nhƣng mỗi lần gia hạn không quá ba ngày. Nhƣ vậy, tối đa ngƣời bị tạm giữ bị tạm giữ không quá 9 ngày. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, nhiều năm qua vi phạm về thời hạn tạm giữ cũng đã đƣợc hạn chế, tình trạng ngƣời bị tạm giữ để quá hạn gần nhƣ đã đƣợc khắc phục. Nếu nhƣ năm 2008 có 23 trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ quá hạn tạm giữ, đến năm 2010, 2012 có 05 trƣờng hợp, năm 2013 đã khắc phục hoàn toàn tình trạng để ngƣời bị tạm giữ quá hạn tạm giữ. Tuy nhiên, vi phạm này lại xảy ra tại hầu hết các tỉnh, thành phố và hầu nhƣ năm nào cũng có số ngƣời bị tạm giữ quá hạn. Pháp luật Thành phố Hồ Chí minh từng phản ánh trƣờng hợp của bà Nguyễn Thị N bị bắt oan. Do nghi ngờ bà N đã mua một bức tƣợng đồng của kẻ trộm, nửa đêm công an một huyện của tỉnh H đã xông vào lục soát nhà rồi dẫn giải cả nhà bà N về trụ sở mà không có lệnh khám nhà, bắt ngƣời. Sau khi lấy lời khai ban đầu, những ngƣời khác trong gia đình đƣợc thả về, còn bà N bị tạm giữ, 10 ngày sau, công an huyện mới thả bà ra kèm theo lời nhắn: “Khi nào chúng tôi có giấy triệu tập thì bà phải trình diện ngay” rồi sau đó mọi việc lặng lẽ chìm xuống. Thứ tư, về chế độ tạm giữ đối với người bị tạm giữ Ngƣời bị tạm giữ là ngƣời bị tình nghi thực hiện tội phạm, chƣa phải là tội phạm, chƣa phải là ngƣời bị kết tội theo bản án của Tòa án, do đó họ cũng không chƣa phải chịu hình phạt. Mặc dù, họ cũng bị tạm giữ tại Nhà tạm giữ 63 hoặc Trại tạm giam nhƣng việc họ bị hạn chế quyền đi lại đó không có tính chất trừng trị, cho nên việc áp dụng các quy định về chế độ tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ thực hiện theo quy chế về tạm giữ, tạm giam Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ, Nghị định số 98 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ tạm giữ trong thực tế còn nhiều tồn tại. Vấn đề tồn tại nổi cộm là trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ phải ở một diện tích quá chật hẹp ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe ngƣời bị tạm giữ. Theo Điều 26, Quy chế tạm giữ, tạm giam thì bình quân tối thiểu nơi giam giữ với ngƣời bị tạm giữ là 2m2/1ngƣời. Nhƣng ở hầu hết các nhà tạm giữ, đặc biệt là ở tỉnh, thành lớn, các nhà tạm giữ đều trong tình trạng quá tải, nhất là trong những đợt cao điểm phòng chống trấn áp tội phạm, số ngƣời bị tạm giữ là rất lớn. Ví dụ: Nhà tạm giữ Công an Quận Hai Bà Trƣng – Hà Nội diện tích 50m2 nhƣng có thời điểm số ngƣời bị tạm giữ lên tới 70 ngƣời. Nhƣ vậy mỗi ngƣời bị tạm giữ chƣa đầy 1m2. Những hạn chế trong phân loại ngƣời bị tạm giữ còn tồn tại, giữ chung giữa những ngƣời côn đồ hung hãn với ngƣời phạm tội lần đầu, buộc ngƣời bị tạm giữ phải lao động ngoài khu vực tạm giữ… Mặt khác, công tác quản lý ngƣời bị tạm giữ, bảo vệ nhà tạm giữ chƣa đƣợc chú trọng dẫn tới tình trạng đánh nhau giữa những ngƣời bị tạm giữ, việc ngƣời bị tạm giữ bỏ trốn khỏi Nhà tạm giữ vẫn xảy ra. Thứ năm, về việc đảm bảo quyền của người bị tạm giữ Quyền của ngƣời bị tạm giữ đƣợc quy định tại Điều 48 BLTTHS năm 2003 gồm các quyền: Đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ; đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ; trình bày lời khai; tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 64 + Vi phạm trong việc bảo đảm quyền đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ: Trên thực tế, ngƣời bị tạm giữ chỉ bị tạm giữ hình sự khi họ bị tình nghi là đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Việc tạm giữ ngƣời trong TTHS bắt buộc phải có quyết định tạm giữ. Tuy nhiên, thực tế việc đƣợc giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ thƣờng chỉ đƣợc tiến hành một cách rất hình thức là giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ để ngƣời bị tạm giữ ký vào quyết định tạm giữ, phục vụ cho việc hợp thức hóa đầy đủ thủ tục lƣu trong hồ sơ của cơ quan điều tra. Bản chất của việc giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ theo đúng quy định của pháp luật nhằm mục đích để ngƣời bị tạm giữ đƣợc đọc và biết lý do mình bị tạm giữ. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra lại không thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền này của ngƣời bị tạm giữ. Do vậy, dẫn đến tình trạng nhiều ngƣời bị tạm giữ khi đƣợc triệu tập lên lấy lời khai không biết lý do mình bị tạm giữ. Bởi vì, sau khi cơ quan điều tra lấy lời khai của ngƣời bị tạm giữ thấy có đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội nên đã ra quyết định tạm giữ nhƣng lại không thông báo và giải thích cho ngƣời bị tạm giữ biết lý do bị tạm giữ mà chỉ đƣa quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ ký nhận vào cuối quyết định mà không cho họ có thời gian đƣợc đọc để biết lý do mình bị tạm giữ. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng quy định của BLTTHS, tuy nhiên do nhận thức và tâm lý hoang mang của bất kỳ ngƣời nào bị tạm giữ nên họ gần nhƣ không dám đòi hỏi quyền đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ. + Đối với quyền đƣợc trình bày lời khai: Theo quy định của pháp luật, đây là quyền của ngƣời bị tạm giữ tuy nhiên trong thực tế khi tiến hành lấy lời khai của ngƣời bị tạm giữ thì tình trạng ngƣời bị tạm giữ bị bức cung, mớm cung, nhục hình vẫn còn tồn tại. Điều này đã làm ảnh hƣởng đến tính khách quan và tính hợp pháp của lời khai ngƣời bị tạm giữ, vi phạm nghiêm trọng những quy định về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong BLTTHS. 65 + Đối với quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa: Đây là một quyền mới trong BLTTHS năm 2003, cùng với quy định tại Điều 58 Quyề n và nghiã vu ̣ của ngƣời bào ch ữa (có mặt khi lấy lời khai , đƣơ ̣c hỏi ngƣời ta ̣m giƣ̃ ; thu thâ ̣p chƣ́ng cƣ́ tƣ̀ ngƣời bi ̣ta ̣m giƣ̃ ; gă ̣p ngƣời bi ̣ta ̣m giƣ̃ ) đã thể hiện sự tiến bộ về mặt lập pháp để chứng tỏ rằng, quyền bào chữa có tƣ̀ khi mô ̣t ngƣời bị tạm giữ . Tuy nhiên, trên thực tế các quy định này không hiê ̣u quả do nhiều nguyên nhân , trong đó sự phụ thuộc từ chính rào cản các quy phạm pháp luật khác . Đơn cƣ̉ nhƣ ta ̣i điể m g , khoản 2 Điề u 58 BLTTHS năm 2003, quy đinh ̣ mô ̣t trong các quyề n của ngƣời bào chƣ̃a là “đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kế t thúc điề u tra theo quy đi ̣nh của pháp luật” . Nhƣ vâ ̣y, chỉ khi kế t thúc điề u tra thì ngƣời bào chƣ̃a mới đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n quyề n này cho nghiê ̣p vụ bào chữa của mình. Quy đinh ̣ này, đã ha ̣n chế quyề n bào chƣ̃a - mô ̣t quyề n con ngƣời đƣơ ̣c pháp luâ ̣t của các nƣớc trên thế giới ghi nhâ ̣n . Do đó, trên thực tế quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa của ngƣời bị tạm giữ gần nhƣ không đƣợc thực hiện. Trong giai đoa ̣n điề u tra, ngƣời bào chƣ̃a tiế p câ ̣n tài liê ̣u trong hồ sơ vụ án và gặp ngƣời bị tạm giữ là rất khó khăn. Đây hoàn toàn là vấn đề nhận thức. Việc luật sƣ tham gia vào giai đoạn điều tra còn nhiều trắc trở, một phần là do không phải ai cũng biết mình có quyền nhờ luật sƣ, mà điều tra viên nhiều khi “quên” giải thích, một phần cũng vì yêu cầu bí mật và kịp thời hoạt động điều tra. Không thể đổ lỗi tất cả cho những vi phạm này là do CQĐT hay các ĐTV mà trong nhiều trƣờng hợp do không ít những luật sƣ lợi dụng việc đƣợc tham gia vào vụ án ngay từ ban đầu để kéo dài, tung dƣ luận không tốt làm ảnh hƣởng đến quá trình giải quyết vụ án. Do đó, vì mục đích giải quyết nhanh chóng vụ án và do sự thiếu tin tƣởng các luật sƣ, nên ĐTV đã dùng mọi cách để ngƣời bị tạm giữ từ chối luật sƣ bào chữa, hoặc đối với 66 ngƣời chƣa thành niên bị tạm giữ thì ngƣời giám hộ của họ tự bào chữa cho họ. Tuy nhiên, dù có vì mục đích gì thì vấn đề sự trung thực, tôn trọng pháp luật các cơ quan THTT cũng cần phải đƣợc quan tâm hơn nữa, nhằm bảo đảm cho quyền của ngƣời bị tạm giữ đƣợc thực hiện. + Vi phạm về quyền khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng của ngƣời tạm giữ. Mặc dù, pháp luật quy định rất cụ thể và rất rõ về quyền khiếu nại của ngƣời bị tạm giữ có thể tố cáo bằng miệng hoặc bằng văn bản. Trong trƣờng hợp khiếu nại bằng văn bản thì cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng phải bố trí địa điểm, giấy bút để ngƣời bị tạm giữ viết. Nhƣ vậy, việc đảm bảo quyền này cho ngƣời bị tạm giữ phụ thuộc rất lớn vào cơ quan THTT và ngƣời THTT. Tuy nhiên, trên thực tế thì cho dù có nhận thấy quyết định tạm giữ là không đúng, hành vi tố tụng của ngƣời THTT đối với mình là vi phạm, nhƣng ngƣời bị tạm giữ cùng khó có thể thực hiện đƣợc quyền khiếu nại do bị hạn chế quyền tự do đi lại. Trong khi đó các cơ quan THTT lại không đảm bảo quyền đƣợc khiếu nại về việc tạm giữ của ngƣời bị tạm giữ thực hiện nghiêm túc. * Nguyên nhân của những hạn chế: Trên cơ sở thực trạng về tình hình ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội và những hạn chế đối với ngƣời bị tạm giữ trong thời gian qua có thể chỉ ra một số nguyên nhân khách quan, cũng nhƣ các nguyên nhân chủ quan, cụ thể: Thứ nhất, do những bất cập trong các quy định của BLTTHS về ngƣời bị tạm giữ + Nhiều quy định chung chung, chƣa cụ thể dẫn đến việc hiểu thế nào cũng đƣợc nên đã tạo cơ sở cho các cơ quan THTT lạm dụng việc tạm giữ ngƣời và vi phạm đối với ngƣời bị tạm giữ. Tại khoản 2 Điều 87 Bộ luật hình 67 sự năm 2003 quy định về thời hạn tạm giữ: “… Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần hai nhưng không quá ba ngày…”. Việc quy định nhƣ điều luật trên, gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Bởi lẽ, luật không giải thích khái niệm trƣờng hợp nào là “trƣờng hợp cần thiết” và trƣờng hợp nào là “trƣờng hợp đặc biệt”. Hay nhƣ quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 89/1998/NĐ-CP quy định: “ Bình quân diện tích tối thiểu nơi giam giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là 2m2/1 người, có bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men hoặc có chiếu để nằm”. Quy định 2m2 tối thiểu nơi giam giữ cho một ngƣời nhƣ nêu trên là không cụ thể rõ ràng dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng. Thực tế qua kiểm sát, có trƣờng hợp 1 buồng giam có diện tích 12m2 tạm giam 06 ngƣời, trong đó buồng giam có 2 bệ nằm bằng 07m2, còn lại 5m2 là công trình vệ sinh và lối đi, nhƣ vậy, 06 ngƣời trên 07m2 bệ nằm là quá chật, nhƣng vẫn không vi phạm pháp luật. + Trong một số trƣờng hợp BLTTHS quy định các quyền tố tụng của ngƣời THTT nhƣng không quy định các trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện các quyền đó trên thực tế, gây khó khăn cho ngƣời THTT trong thực thi quyền đƣợc pháp luật quy định. Ví dụ, khoản 3 Điều 87 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.” Tuy nhiên, trên thực tế việc gửi quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát thƣờng là chậm hơn 12 giờ. Hơn nữa, pháp luật chỉ quy định việc gửi quyết định tạm giữ mà không quy định việc gửi quyết định kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát lấy căn cứ ở đâu, để có thể xác định 68 đƣợc là quyết định tạm giữ đó có hay không có căn cứ; cần thiết hay không cần thiết để mà ra quyết định hủy bỏ. + BLTTHS quy định khả năng tùy nghi quá rộng cho ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng, dễ dẫn đến hạn chế quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ. Bên cạnh đó, pháp luật TTHS còn thiếu những chế tài xử lý, chế độ trách nhiệm chƣa đƣợc quy định rõ ràng, minh bạch, chƣa thật nghiêm minh đối với các trƣờng hợp vi phạm trong việc bảo đảm quy định của pháp luật về ngƣời bị tạm giữ. Cho đến nay, nhà nƣớc ta đã ban hành Nghị quyết số 388/NQUBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội về bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2009 cũng chƣa bao hàm hết các trƣờng hợp oan, sai trong tố tụng hình sự. Và mặc dù, BLTTHS có các nguyên tắc quan trọng quy định ngƣời làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 12); quy định quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra (Điều 30), nhƣng trên thực tế các quy định này ít đƣợc áp dụng. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự ít đƣợc đặt ra, nếu đó không phải là hành vi cố ý; chế độ kỷ luật mới đƣợc thực hiện ở mức độ hạn chế, chủ yếu là không bổ nhiệm lại chức danh tố tụng nếu có nhiều sai sót nghiêm trọng; việc bồi thƣờng thiệt hại do oan sai hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện. Đặc biệt, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng liên quan đến quyền con ngƣời chủ yếu tập trung ở ngƣời lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng nhƣ: Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng Cơ quan điều tra; Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, trách nhiệm đó lại không gắn với hoạt động tố tụng trực tiếp, cho nên 69 chế độ trách nhiệm không rõ ràng, việc xử lý ngƣời ký quyết định không chịu trách nhiệm nặng bằng ngƣời thi hành quyết định... [8, tr.100-101]. Thứ hai, là nguyên nhân chủ quan từ phía những ngƣời tiến hành tố tụng. + Nhận thức của cơ quan, đơn vị và những ngƣời có trách nhiệm quyền hạn trong việc bắt, ra quyết định tạm giữ, ngƣời áp dụng thi hành quyết định tạm giữ còn có những hạn chế và chƣa hiểu đầy đủ, chính xác về các quy định của pháp luật về ngƣời bị tạm giữ. Không ai bị coi là có tội khi chƣa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 BLTTHS năm 2003) là nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự. Ngƣời bị tạm giữ, mới chỉ là ngƣời bị nghi là thực hiện hành vi phạm tội. Họ bị tạm giữ khi có đầy đủ những căn cứ, điều kiện do pháp luật quy định. Thế nhƣng, không ít các trƣờng hợp ngƣời tiến hành tố tụng coi họ là ngƣời phạm tội, phải xứng đáng bị trừng phạt nghiêm khắc mà quên đi khía cạnh con ngƣời với các quyền và lợi ích đƣợc pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời làm luật quy định nhiệm vụ của BLTTHS là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đồng thời trong số các nguyên tắc tố tụng hình sự, các nguyên tắc về bảo đảm quyền con ngƣời chiếm vị trí quan trọng. Tình trạng do trình độ năng lực hạn chế nên nhận thức không đúng về các quy định của pháp luật, dẫn đến vi phạm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, không ít trƣờng hợp làm oan ngƣời không vô tội. + Trình độ cán bộ làm công tác về tạm giữ không đều, nhiều ĐTV, KSV, cán bộ công an trực tiếp làm công tác tạm giữ, không nắm vững các quy định về ngƣời bị tạm giữ và chƣa đề cao ý thức pháp luật trong công tác tạm giữ. Do vậy, các quy định của pháp luật tố tụng về tạm giữ không đƣợc chấp hành một cách đầy đủ. Cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý giam giữ chƣa kịp nắm bắt đƣợc tâm lý, diễn biến tƣ tƣởng tiêu cực của ngƣời bị tạm giữ để áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp, nhằm ngăn chặn kịp thời 70 các việc đột xuất xảy ra. Đối với các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ khác mà không phải là cơ quan điều tra hay công an, thì vấn đề năng lực, trình độ hiểu biết về pháp luật tố tụng lại càng hạn chế hơn rất nhiều so với các chủ thể chuyên nghiệp khác, do lĩnh vực ngành nghề hoạt động không chuyên trách về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cho nên cứ thấy có dấu hiệu tội phạm là tạm giữ, thậm chí cả đối tƣợng chỉ vi phạm hành chính.Thực tế cho thấy, nhiều trƣờng hợp hành vi vi phạm chƣa xử lý về hình sự nhƣ trộm cắp vặt, mại dâm, cờ bạc...đều lập biên bản quả tang và bị tạm giữ theo Bộ luật tố tụng hình sự nhƣng sau đó lại chuyển sang xử lý hành chính. + Việc theo dõi, quản lí ngƣời bị tạm giữ không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, chƣa chặt chẽ dẫn đến tình trạng ngƣời bị tạm giữ bỏ trốn khỏi nơi tạm giữ, chết do tự tử, do đánh nhau…còn tồn tại. Thứ ba, do công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam ở nhiều địa phƣơng không đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên và đều khắp. Viện kiểm sát chƣa phát huy đƣợc hết vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, vì vậy mà các vi phạm đối với ngƣời bị tạm giữ vẫn xảy ra và chƣa đƣợc khắc phục kịp thời. Thứ tư, do ngƣời bị tạm giữ còn thiếu những hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng. Mặc dù trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, trình độ hiểu biết pháp luật của ngƣời dân cũng đã đƣợc cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, mặt bằng chung mà nhất là đối với ngƣời phạm tội thì tình trạng này vẫn chƣa đƣợc cải thiện nhiều, trình độ học vấn của họ còn thấp, thiếu những kênh thông tin cần thiết về pháp luật mà nhất là pháp luật TTHS. Do vậy, phần lớn ngƣời bị tạm giữ không tự bảo vệ và bảo đảm đƣợc quyền của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng. Thứ năm, do cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tạm giữ còn thiếu 71 thốn. Mặc dù hiện nay, hệ thống các nhà tạm giữ, trại tạm giam đã đƣợc xây dựng mới, cải thiện hơn nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, dẫn đến những vi phạm về chế độ tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ. Các phƣơng tiện thông tin liên lạc phục vụ cho công tác tạm giữ, các phƣơng tiện cho việc vận chuyển đối tƣợng tạm giữ tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không đƣợc đảm bảo, dẫn tới nhiều trƣờng hợp bỏ trốn, việc tạm giữ không đúng pháp luật… KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Tóm lại, nội dung trong chƣơng này đã tập trung làm sáng tỏ khái niệm về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ. Đồng thời, phân tích cụ thể những quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ; cũng nhƣ một số quy định liên quan đến ngƣời bị tạm giữ, góp phần bảo đảm cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. Qua nghiên cứu thực trạng về ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ phân loại bắt giữ luôn đạt 100%, tỷ lệ giải quyết số ngƣời bị tạm giữ luôn đạt cao; các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ đã đƣợc quan tâm và bảo đảm thực hiện; chế độ đối với ngƣời bị tạm giữ cũng đƣợc kiểm sát thƣờng xuyên, hạn chế đƣợc những vi phạm. Mặc dù vậy, trong quá trình THTT và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về ngƣời bị tạm giữ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, các quy định nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ còn nhiều bất cập, nhiều quy định chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Do vậy, để khắc phục những bất cập, hạn chế trong những quy định pháp luật và quá trình thực tiễn áp dụng pháp luật về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam hiện hành, cần sửa đổi những quy định pháp luật cho phù hợp hơn và có những giải pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ. 72 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ 3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Mặc dù BLTTHS năm 2003 đã có sửa đổi bổ sung rất nhiều so với BLTTHS năm 1988 và đã có sự chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về ngƣời bị tạm giữ vẫn còn nhiều bất cập, đã gây không ít khó khăn cho những hoạt động áp dụng thực tiễn. Theo quan sát của chúng tôi, những quy định của pháp luật về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ, qua quá trình phát triển đã ngày càng đƣợc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn. So với quy định tại Điều 68 BLTTHS năm 1988, quy định tại Điều 86 BLTTHS năm 2003 đã mở rộng hơn đối tƣợng bị áp dụng quyết định tạm giữ. Đồng thời các quyền của ngƣời bị tạm giữ cũng đã đƣợc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ đƣợc quy định tại Điều 48 BLTTHS năm 2003 đã đƣợc bổ sung thêm những quyền quan trọng và cơ bản của ngƣời bị tạm giữ. Nội dung các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ, về cơ bản phù hợp và đƣợc cơ quan có thẩm quyền nghiêm chỉnh chấp hành, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ. Tuy nhiên, quá trình áp dụng và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về ngƣời bị tạm giữ còn nhiều bất cập, do đó cần phải hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về ngƣời bị tạm giữ. Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ. Khi nghiên cứu địa vị pháp lý, từ góc độ bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ và bản chất pháp lý của hoạt động tố tụng hình sự, có một vấn đề đặt ra cần đƣợc giải quyết, đó là ngƣời bị tạm giữ có quyền bào chữa hay không? Theo chúng 73 tôi, ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp chƣa bị khởi tố hình sự là ngƣời mới chỉ bị nghi thực hiện tội phạm. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ, để ngăn chặn ngƣời đó tiếp tục phạm tội hoặc phạm tội mới, để có điều kiện thuận lợi xác minh làm sáng tỏ hành vi phạm tội. Ngƣời bị tạm giữ chƣa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khẳng định điều này về mặt lý luận, có vai trò rất quan trọng, trong việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ. Tố tụng hình sự là hoạt động giải quyết vụ án đƣợc thực hiện trên cơ sở vận hành của ba chức năng buộc tội, gỡ tội (bào chữa) và xét xử; trong đó buộc tội là tiền đề của việc bào chữa và xét xử. Chƣa có sự buộc tội thì chƣa thể tồn tại việc bào chữa, chƣa thể có việc xét xử. Một ngƣời bị tạm giữ không có nghĩa là ngƣời đó đã bị buộc tội; và vì chƣa có sự buộc tội nên chƣa thể có bào chữa theo cơ chế tố tụng hình sự. Việc bảo đảm quyền của ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp này cần đƣợc hiểu theo khía cạnh quyền đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân (tự mình hoặc nhờ ngƣời khác) khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, đó chƣa phải là quyền bào chữa từ góc độ tố tụng hình sự. Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS hiện nay, chỉ có bị can, bị cáo (những ngƣời đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị buộc tội) là có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa cho mình; còn những ngƣời tham gia tố tụng có quyền, lợi ích liên quan khác, trong đó có ngƣời bị tạm giữ (chƣa hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chƣa hoặc không bị buộc tội) thì chƣa có quyền bào chữa, mà chỉ có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Do đó, trong trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ là ngƣời chƣa bị khởi tố hình sự thì việc tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa cho họ khó có thể đƣợc thực hiện. Do vậy, kiến nghị đề xuất sửa quyền“tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình” đối với ngƣời bị tạm giữ trong BLTTHS năm 2003 thành quyền“tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”. 74 Một số quyền của ngƣời bị tạm giữ vẫn chƣa đƣợc quy định đầy đủ, hạn chế việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ. Ví dụ: BLTTHS không quy định quyền im lặng của ngƣời bị tạm giữ và không đƣợc coi sự im lặng đó nhƣ là một sự nhận tội; BLTTHS cũng không quy định quyền đƣợc thông báo về các chứng cứ buộc tội, thậm chí quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án, quyền đƣợc đối chất với nhân chứng, với ngƣời bị hại…hay đáng lƣu ý là quyền tƣ vấn pháp luật, quyền này cần phải đƣợc bổ sung, giải thích hợp lý là cho phép ngƣời bị tạm giữ gặp trực tiếp luật sƣ hoặc ngƣời bào chữa khác để đƣợc tƣ vấn pháp luật. Đồng thời, trong các quyền của ngƣời bị tạm giữ theo BLTTHS đã không xác lập quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do bị bắt, bị tạm giữ oan sai; do tài sản; đồ vật; tài liệu bị mất mát, hƣ hỏng do ngƣời THTT gây ra. Trong điều kiện xã hội hiện đại phát triển nhƣ hiện nay, một số quyền tự do, quyền nhân thân cơ bản của ngƣời bị tạm giữ cũng cần đƣợc bổ sung để theo kịp những quy định pháp luật tiến bộ của nhân loại thế giới nhƣ : quyền đƣợc gặp hoặc trao đổi trực tiếp qua điện thoại với ngƣời thân, với ngƣời bào chữa; quyền đƣợc tiế p nhâ ̣n, đồ dùng, thức ăn, thức uống do ngƣời thân cung cấ p. Trên cơ sở quy định tại Điều 89 BLTTHS năm 2003 về chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với ngƣời đang chấp hành hình phạt tù. Bản thân ngƣời bị tạm giữ, trong thời gian bị tạm giữ cũng không phải lao động nhƣ ngƣời chấp hành án và ngƣời bị tạm giữ cũng chƣa phải là ngƣời bị kết tội, do vậy kiến nghị bổ sung quyền của ngƣời bị tạm giữ: Được mặc quần áo thường phục cá nhân khác với quần áo của người chấp hành án. Do đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định Điều 48 về quyền của ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: “a) Đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ và theo tội danh nào; b) Đƣợc giải thích quyền và nghĩa vụ; c) Trình bày lời khai; 75 d) Đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đ) Tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; e) Quyền tư vấn pháp luật; g) Quyền im lặng; h) Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng. i) Được bồi thường thiệt hại do bị tạm giữ oan sai; k) Được bồi thường thiệt hại do tài sản , đồ vật, tài liệu bị mất mát hư hỏng do người tiế n hành tố tụng gây ra. l) Gặp hoặc trao đổi trực tiếp qua điện thoại với người thân, hoặc với người bào chữa để được tư vấn pháp luật khi không muốn gặp trực tiếp. m) Tiế p nhận, dùng đồ ăn, nước uố ng do người thân cung cấ p không bi ̣ hạn chế về số lần và thời gian tiếp nhận (nế u có yêu cầ u). n) Mặc quầ n áo thường phục riêng của mình khác với quầ n áo của người chấ p hành án”. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 cũng quy định về nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ một cách rất chung chung. Tại khoản 3 Điều 48 BLTTHS năm 2003, quy định về nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ: “Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật”. Nếu nhƣ những chủ thể tham gia tố tụng khác đƣợc quy định nghĩa vụ một cách cụ thể, rõ ràng ngay trong điều luật quy định về quyền, thì nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ lại chƣa đƣợc quy định một cách cụ thể trong luật. Nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ đƣợc quy định trong các văn bản dƣới luật nhƣ: Quy chế về tạm giữ, tạm giam Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ, Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89. Điều này đã gây khó khăn cho cơ quan tố tụng, trong việc giải thích 76 nghĩa vụ đối với ngƣời bị tạm giữ. Đồng thời, việc quy định bất cập nhƣ vậy cũng làm cho ngƣời bị tạm giữ không biết nghĩa vụ của mình là gì khi bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ. Do đó kiến nghị sửa đổi quy định về nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: Sửa đổi bổ sung khoản 3 Điều 48 đã đề cập trên, theo đó quy định cụ thể nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ: khai báo về nhân thân, lý lịch; hợp tác với cơ quan tiế n hành tố tu ̣ng; chấp hành các quy định về tạm giữ và các quy định khác của pháp luật. Thứ hai, cần bổ sung cơ chế bảo đảm quyền chứng minh vô tội của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự. Trong trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ cung cấp tài liệu, đồ vật hoặc có những lời khai về vụ án nhƣng cơ quan THTT, ngƣời THTT không ghi nhận và không thực hiện quy trình chuyển hoá chứng cứ theo luật định thì sẽ xử lý nhƣ thế nào? Hiện nay, BLTTHS hiện hành chƣa có quy định cụ thể về nội dung này. Đây là “khoảng trống pháp lý”, không chỉ ảnh hƣởng đến quyền của ngƣời bị tạm giữ mà còn ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 64 BLTTHS năm 2003: "Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định mà các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Chúng tôi cho rằng, nên điều chỉnh quy định về chứng cứ theo hƣớng: "Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định có thể dùng làm căn cứ xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế để ngƣời bị tạm giữ có quyền yêu cầu cơ quan THTT, ngƣời THTT đánh giá những chứng cứ mình cung cấp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong trƣờng hợp không sử dụng các chứng cứ đó phải có lý do 77 cụ thể. Bên cạnh đó, BLTTHS hiện hành không có quy định nào về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ cũng nhƣ về cơ chế đảm bảo cho ngƣời bị tạm giữ thu thập chứng cứ hoặc coi các tài liệu, đồ vật mà họ đƣa ra là chứng cứ. Mà để thực hiện đƣợc việc chứng minh mình vô tội, ngƣời bị tạm giữ cần phải thu thập đƣợc chứng cứ để chứng minh. Không có quyền thu thập chứng cứ, cũng có nghĩa là quyền chứng minh vô tội của ngƣời bị tạm giữ cũng chỉ mang tính hình thức. Do đó, để khắc phục hạn chế này, cần bổ sung quy định về cơ chế thực hiện quyền thu thập chứng cứ để tạo hành lang pháp lý cho ngƣời bị tạm giữ thực hiện quyền chứng minh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và góp phần cho việc giải quyết vụ án đƣợc chính xác, khách quan và toàn diện. Thứ ba, theo quy định tại Điều 48 BLTTHS năm 2003, ngƣời bị tạm giữ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa cho mình nhƣng BLTTHS hiện hành lại chƣa quy định việc cơ quan ra quyết định tạm giữ thông báo việc tạm giữ. Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung thêm quy định: Trong hạn 12 giờ kể từ khi bị tạm giữ cơ quan ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình người bị tạm giữ, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giữ cư trú hoặc làm việc. Trường hợp người bị tạm giữ yêu cầu mời người bào chữa thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho người bào chữa (nếu họ mời đích danh) hoặc đoàn luật sư để giúp người bị tạm giữ mời người bào chữa. Cần bổ sung quy định về thủ tục nhờ ngƣời bào chữa của ngƣời bị tạm giữ: Khi người bị tạm giữ đang bị tạm giữ thì người thân của họ có quyền nhờ người bào chữa cho họ. Đề nghị bổ sung quy định vào Điều 4 Thông tƣ 70/2011 của Bộ công an với nội dung: Chấp nhận để người thân của người bị tạm giữ nhờ luật sư cho họ. Trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ xin cấp giấy chứng 78 nhận người bào chữa của luật sư, cán bộ điều tra sẽ cùng với luật sư bào chữa vào gặp mặt người bị tạm giữ hỏi xem có đồng ý nhờ luật sư bào chữa hay không. Nếu người bị tạm giữ đồng ý thì cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư. Thứ tư, cần bổ sung thêm những quy định bảo đảm các quyền dân sự của ngƣời bị tạm giữ. Một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS đƣợc ghi nhận trong BLTTHS là chỉ khi bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án thì một ngƣời mới bị xem là có tội. Trên cơ sở nguyên tắc này, thì ngƣời bị tạm giữ vẫn chƣa bị xem là có tội và bị tƣớc các quyền công dân, nhất là các quyền về dân sự nhƣ quyền thực hiện các giao dịch dân sự, quyền liên quan đến nhân thân....Tuy nhiên, việc đảm bảo các quyền này cần có một cơ chế đặc biệt để phù hợp với tình trạng thực tế của ngƣời đang bị tạm giữ. Thực tế hiện nay, khi đã bị tạm giữ thì ngƣời bị tạm giữ không thể thực hiện các giao dịch dân sự cần thiết nhƣ ủy quyền cho ngƣời khác thực hiện công việc, nhiệm vụ mà họ đang trực tiếp làm dở dang, quyền hay các quyền liên quan đến nhân thân nhƣ quyền đƣợc đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể, quyền giữ bí mật đời tƣ….Nếu nhƣ sau khi bị tạm giữ họ bị áp dụng biện pháp tạm giam thì ảnh hƣởng rất lớn tới cuộc sống của họ và gia đình họ trong trƣờng hợp họ không đƣợc tạo điều kiện để đƣợc đảm bảo các quyền này. Bộ luật Tố tụng hình sự cần bổ sung quy định về quyền đƣợc bảo vệ các quyền dân sự và các quyền liên quan cho ngƣời bị tạm giữ và xác lập cơ chế thực hiện quyền này trong thực tiễn. Việc bổ sung quy định này, ngoài việc xây dựng cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ còn thể hiện tính chất dân chủ, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của pháp luật Việt Nam. Thứ năm, đối với những quy định về tạm giữ theo Điều 86 BLTTHS năm 2003 79 Một là, theo quy định tại khoản 1 Điều 86 BLTTHS 2003 thì ngƣời bị tạm giữ bao gồm cả ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú. Mà nhƣ chúng ta đã biết, ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú không phải là ngƣời phạm tội vì bị bắt mà họ tự nguyện trình diện khai báo hành vi phạm tội. Chính vì vậy, việc quy định nhƣ trên vô hình chung đã coi ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú là ngƣời bị bắt. Đồng thời, cũng theo quy định này, thì đối tƣợng ngƣời bị tạm giữ bao gồm bảy loại đối tƣợng đƣợc chia làm hai nhóm: Nhóm 1: Ngƣời liên quan đến tội phạm bao gồm: ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp quả tang, ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, ngƣời phạm tội tự thú. Ba đối tƣợng này khi bị tạm giữ chƣa có quyết định khởi tố bị can những có cơ sở, căn cứ ở mức độ nào đó để xác định họ có liên quan đến việc thực hiện tội phạm. Khi đó, cơ quan điều tra chƣa thu thập đƣợc đầy đủ các sự kiện chứng minh và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Việc tạm giữ họ để nhằm xác định TNHS đối với mỗi đối tƣợng. Nhóm 2: Ngƣời có hành vi mang dấu hiệu của tội phạm hoặc ngƣời bị coi là có tội bị bắt theo quyết định truy nã gồm: bị can, bị cáo, ngƣời đã bị kết án, ngƣời đang chấp hành án nhƣng bỏ trốn hoặc ngƣời phạm tội ra đầu thú. Việc tạm giữ năm đối tƣợng này để hoàn thiện thủ tục chuyển giao đối tƣợng giữa cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã và cơ quan điều tra nhận ngƣời bị bắt; cũng có thể để xác định TNHS về tội phạm khác nhƣ: không chấp hành án theo Điều 304 BLHS, trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo Điều 311 BLHS. Nhƣ vậy, khoản 1 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định việc tạm giữ các nhóm đối tƣợng có đặc điểm khác nhau, mục đích áp dụng khác nhau nhƣ đã nêu trên là không hợp lý. Hai là, tại khoản 2, Điều 86 quy định:“Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2, Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ". Việc điều luật quy định bổ sung thêm thẩm quyền ra lệnh tạm giữ cho Chỉ huy trƣởng vùng cảnh sát biển, 80 điều này là hoàn toàn hợp lý. Xuất phát từ đặc thù công việc và địa bàn hoạt động vì thế lực lƣợng cảnh sát biển trong một số trƣờng hợp đƣợc giao thẩm quyền điều tra thì Chỉ huy trƣởng vùng cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật chƣa có quy định cụ thể về việc Chỉ huy trƣởng vùng cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ trong những trƣờng hợp nào? Với những đối tƣợng nào? Chính vì vậy, về lý luận cũng nhƣ trong thực tế áp dụng còn vƣớng mắc, cần bổ sung quy định rõ ràng: “Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2, Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ trong những trường hợp tạm giữ quy định tại khoản 1 Điều này." Thứ sáu,về thời hạn tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ Một là, theo khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2003 quy định: “ thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt”. Để đạt đƣợc mục tiêu của tạm giữ, thời điểm tính thời hạn tạm giữ không phải là thời điểm bắt ngƣời. Mặt khác, để hạn chế việc giữ ngƣời trái pháp luật thì thời điểm tính thời hạn tạm giữ cũng không đƣợc tính từ khi ra quyết định tạm giữ mà đƣợc tính từ khi cơ quan điều tra nhận ngƣời bị bắt. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng thì việc quy định nhƣ trên vẫn còn nhiều vƣớng mắc. Về khái niệm chúng ta thấy rằng, trong BLTTHS chỉ dùng khái niệm Cơ quan điều tra để chỉ các cơ quan điều tra sau: Cơ quan điều tra của lực lƣợng cảnh sát, Cơ quan điều tra trong lực lƣợng cảnh sát nhân dân, cơ quan điều tra trong lực lƣợng an ninh nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát. Nếu thời hạn tạm giữ chỉ đƣợc tính từ khi “cơ quan điều tra” nhận ngƣời bị bắt thì sẽ phát sinh hiện tƣợng có những cơ quan và ngƣời có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ (nhƣ chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn, ngƣời chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới, ngƣời chỉ huy máy bay, tàu bay trên biển khi máy bay tàu biển đã rời khỏi sân bay 81 bến cảng…) nhƣng quyết định tạm giữ của những cơ quan và những ngƣời đó lại không đƣợc tính thời hạn, quyết định tạm giữ của họ chỉ bắt đầu khi họ đƣợc giao ngƣời bị bắt và và bị tạm giữ đó cho “Cơ quan điều tra” có thẩm quyền. Nhƣ vậy, ở đây phát sinh hiện tƣợng, có cơ quan ra quyết định tạm giữ, có ngƣời bị tạm giữ nhƣng quyết định tạm giữ của họ không đƣợc pháp luật điều chỉnh về mặt thời hạn. Quy định nhƣ Điều 87 BLTTHS năm 2003 rõ ràng mới chỉ điều chỉnh thời hạn tạm giữ của một trong bốn nhóm ngƣời có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chứ chƣa bao quát hết cả bốn nhóm ngƣời ra quyết định tạm giữ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 86 BLTTHS thì tạm giữ có thể áp dụng đối với ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú. Và nhƣ chúng ta đã biết ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú không phải là ngƣời bị bắt mà họ tự nguyện trình diện, khai báo hành vi phạm tội. Họ không phải là ngƣời bị bắt. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: thời hạn tạm giữ đối với họ đƣợc tính từ thời điểm nào? Điều này, cũng chƣa đƣợc pháp luật quy định. Do vậy, cần quy định thời điểm tạm giữ đƣợc tính từ khi ngƣời bị tạm giữ bị bắt hoặc đầu thú, tự thú và có quyết định tạm giữ đối với họ. Hai là, theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS năm 2003 thì thời hạn tạm giữ không đƣợc quá ba ngày. Vậy câu hỏi đặt ra là từ “ngày” trong cụm từ “ba ngày” đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Có bao gồm cả ngày và đêm là 24 giờ hay chỉ là 12 giờ? Điều luật này chƣa có quy định rõ, cần có sự quy định rõ ràng hơn. Hiện nay, trong quyết định tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ, cơ quan tố tụng vẫn sử dụng cách tính là một ngày thì bằng 24 giờ và thời hạn tạm giữ cũng tính theo giờ. Ba là, theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS năm 2003: Thời hạn tạm giữ không đƣợc quá ba ngày kể từ ngày cơ quan điều tra nhận ngƣời bị bắt. Điều này có nghĩa là thời điểm tạm giữ đƣợc tính từ ngày cơ quan điều 82 tra nhận ngƣời bị bắt. Mà theo quy định tại điểm c, Điều 81 BLTTHS thì: Ngƣời chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, và có quyền ra quyết định tạm giữ theo khoản 2 Điều 86 BLTTHS. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Trong trƣờng hợp tàu bay thì có thể kịp thời hạn để giao hạn để giao ngƣời bị tạm giữ cho cơ quan điều tra, nhƣng trong một số trƣờng hợp tàu biển thì khó có thể về kịp thời hạn để giao ngƣời bị tạm giữ cho cơ quan điều tra. Vậy trong trƣờng hợp này thời hạn tạm giữ sẽ đƣợc tính nhƣ thế nào? Điều này chƣa đƣợc luật quy định. Kiến nghị bổ sung khoản4 Điề u 87 về thời hạn tạm giữ nhƣ sau: Thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằ ng một ngày tạm giam. Trong trường hợp một người bi ̣ chuyển từ tạm giữ hành chính sang tạm giữ hình sự thì thời điểm tạm giữ hình sự tính từ khi người đó bi ̣ bắt tạm giữ hành chính. Từ những phân tích trên, kiến nghị cần bổ sung cụ thể những quy định khắc phục những vƣớng mắc nhƣ đã nêu trên ở trong BLTTHS mà không dùng các văn bản dƣới luật để giải thích gây khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật về ngƣời bị tạm giữ. Thứ bảy, về việc gia hạn thời hạn tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ Theo khoản 2 Điều 87 BLTTHS quy định: Trƣờng hợp cần thiết, ngƣời ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhƣng không đƣợc quá 3 ngày; trong trƣờng hợp đặc biệt, ngƣời ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ hai lần nhƣng mỗi lần gia hạn không đƣợc quá 3 ngày… Quy định này sẽ giúp cho ngƣời hoạt động điều tra có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những quy định này còn chƣa cụ thể, dễ làm cho chủ thể tiến hành tố tụng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, tạo ra cho chủ thể áp dụng một phạm vi khá rộng. Vậy những trƣờng hợp nào đƣợc coi là “cần thiết”, trƣờng hợp nào là “đặc biệt” ? Điều 83 này hoàn toàn do chủ thể tiến hành tố tụng nhận định và thực hiện. Do vậy để đảm bảo tính chặt chẽ, đảm bảo đƣợc nguyên tắc pháp chế, luật cần nêu rõ: Trƣờng hợp cần thiết để ra quyết định tạm giữ là những trƣờng hợp nào? Mức độ cụ thể ra sao? Phải quy định cụ thể từng trƣờng hợp; không nên dùng văn bản dƣới luật để quy định hoặc hƣớng dẫn vì dễ tạo ra sự tùy tiện và áp dụng không thống nhất trong việc gia hạn tạm giữ. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải đƣợc gửi ngay cho Viện kiểm sát. Quyết định tạm giữ có thể đƣợc gia hạn hai lần, mỗi lần không quá ba ngày; quyết định gia hạn tạm giữ phải đƣợc gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để phê chuẩn. Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề đang đƣợc đặt ra về lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Đó là quyết định tạm giữ có cần gửi đến Viện kiểm sát để phê chuẩn hay không? Tại sao quyết định tạm giữ không cần phê chuẩn mà quyết định gia hạn tạm giữ lại cần phê chuẩn. Viện kiểm sát không cần phê chuẩn nhƣng lại có quyền hủy quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra trong những trƣờng hợp pháp luật quy định. Theo chúng tôi, đây là mâu thuẫn của BLTTHS từ góc độ lý luận cũng nhƣ thực tiễn: quyết định gốc (tính có căn cứ, sự cần thiết) không cần sự phê chuẩn; còn quyết định gia hạn (chỉ sự cần thiết) thì lại phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp. Do đó, đây cũng là một vấn đề cần đƣợc nghiên cứu kỹ hơn để có những quy định phù hợp nhất. Theo quan điểm của cá nhân tôi thì nên bổ sung nội dung việc chuyển“quyết định tạm giữ cùng hồ sơ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp” vào khoản 3 Điều 86 BLTTHS. Từ đó có thể khắc phục đƣợc tình trạng có quyết định tạm giữ mà Viện kiểm sát không biết, đến khi hủy bỏ quyết định tạm giữ rồi hoặc hồ sơ cần chuyển sang để phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp hoặc gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát mới phát hiện việc có ngƣời bị tạm giữ và kiểm sát việc tạm giữ. 84 Thứ tám, đối với việc trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ Theo khoản 3 Điều 87 BLTTHS 2003 quy định: “Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do cho người bị tạm giữ”. Việc luật quy định trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ nếu không có đủ căn cứ khởi tố bị can là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, luật lại không quy định về thẩm quyền trả tự do và thủ tục trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ. Do đó đặt ra câu hỏi là: trong trƣờng hợp ngƣời phải trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ thì ai có thẩm quyền trả tự do cho họ? Phải chăng là những ngƣời có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ theo khoản 2 Điều 86 thì cũng là ngƣời có thẩm quyền ra lệnh trả tự do cho ngƣời tạm giữ hay là một chủ thể khác. Và thủ tục trả tự do luật cần có quy định cụ thể hơn. Thứ chín, sửa đổ i bổ sung điể m g , khoản 2 Điề u 58 BLTTHS năm 2003 về quyề n và nghiã vu ̣ của ngƣời bào chƣ̃a nhƣ sau : “g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liê ̣u trong hồ sơ vụ án liên quan đế n viê ̣c bào chữa kể từ khi một người bi ̣ tạm giữ theo quy đi ̣nh của pháp luật”. Thứ mười, sửa đổi bổ sung Điều 89, BLTTHS năm 2003 về chế đô ̣ ta ̣m giƣ̃, tạm giam nhƣ sau : “Chế độ của người bị tạm giữ phải có điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần tố t hơn so với chế độ người bị tạm giam và đang chấp hành hình phạt tù...”. Thứ mười một, sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 150 BLTTHS năm 2003 về khám nghiệm hiện trƣờng nhƣ sau : “Khám nghiệm hiện trường phải được tiế n hành ki ̣p thời ...Khi khám nghiê ̣m , phải có người chứng kiến ; có thể để cho người bi ̣ bắ t , người bi ̣ tạm giữ , bị can, người bi ̣ hại , người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự viê ̣c khám nghiê ̣m”. Thứ mười hai, cần có những chế tài cụ thể xử lý nghiêm khắc những vi phạm, thiếu sót trong việc thực hiện các quy định pháp luật về ngƣời bị tạm giữ. Với yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, việc bắt, giam giữ 85 cần phải đƣợc tiến hành kiên quyết, kịp thời. Tuy nhiên, không thể vì bất cứ một lý do gì mà áp dụng các biện pháp ngăn chặn tràn lan, sai tính chất, sai đối tƣợng, không đảm bảo các yêu cầu của pháp luật. Việc áp dụng tùy tiện các quy định của pháp luật dẫn đến việc bắt oan ngƣời vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền, tạm giữ quá hạn... đều làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngƣời thực hiện các hành vi nói trên phải bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí có thể bị truy tố theo pháp luật để bảo đảm sự nghiêm minh, công bằng xã hội, bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị bắt oan, sai, bị tạm giữ quá hạn. Tuy nhiên, vấn đề xử lý vi phạm đối với các chủ thể có thẩm quyền tạm giữ còn chƣa đƣợc thực hiện triệt để. Theo Điều 303 BLHS năm 1999 quy định, ngƣời nào lợi dụng chức vụ quyền hạn không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho ngƣời đƣợc trả tự do thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm… nhƣng trên thực tế không phải mọi trƣờng hợp đều bị xử lý theo luật. Nếu do thái độ hời hợt, thiếu trách nhiệm chỉ dựa vào báo cáo của cấp dƣới ra quyết định tạm giữ trái pháp luật thì ngƣời có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 285 BLHS. Việc xử lý cán bộ vi phạm phải đƣợc nâng lên một bƣớc, nghiêm khắc và triệt để hơn. Với đơn vị xảy ra vi phạm, khó xác định đƣợc chủ thể vi phạm, thì trƣớc tiên phải xử lý Thủ trƣởng của đơn vị đó, loại bỏ tình trạng “không biết không có tội” của các chủ thể có quyền ra quyết định tạm giữ khi vi phạm pháp luật về tạm giữ. 3.2. Một số giải pháp khác Thứ nhất, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, trình độ pháp lý, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng - Đối với ngƣời THTT trong cơ quan điều tra: + Nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý tin báo, tố giác tội phạm của nhân dân. Kịp thời có mặt tại nơi xảy ra sự việc có 86 tin báo để xác nhận có hay không có hành vi phạm tội, có ngƣời phạm tội hay không, có những hoạt động tác nghiệp phù hợp để thu giữ tang vật, các dấu vết liên quan…làm cơ sở ban đầu xác định hành vi phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật, giúp cho việc tạm giữ ngƣời chính xác, khách quan, không bắt giữ oan ngƣời vô tội. + Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của cán bộ có thẩm quyền trong việc bắt, ra quyết định tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ và cán bộ làm công tác quản lý việc tạm giữ, tạm giam tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam. + Đối với các điều tra viên và cán bộ điều tra làm công tác điều tra hình sự, cần phải thƣờng xuyên học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức chính trị, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, nắm chắc các quy định của pháp luật về ngƣời bị tạm giữ, hiểu rõ tính chất, mục đích của việc tạm giữ; đảm bảo khi thực hiện bắt ngƣời phải có lệnh và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, hạn chế tình trạng “tiền trảm hậu tấu” khi bắt ngƣời; tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời bào chữa tham gia vào quá trình điều tra vụ án hình sự ngay từ khi ngƣời bị tạm giữ có yêu cầu có ngƣời bào chữa cho họ. + Thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý giam giữ, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng kịp thời với yêu cầu công tác quản lý tạm giam, tạm giữ trong thời kỳ mới. - Đối với ngƣời THTT trong Viện kiểm sát: Viện kiểm sát chỉ phê chuẩn lệnh bắt khi đã xác định rõ căn cứ chứng tỏ ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm sẽ gây khó khăn cho hoạt động tố tụng. Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, nghiên cứu kỹ tài liệu vụ án, gặp trực tiếp hỏi kỹ càng điều tra viên, những ngƣời có liên quan đến vụ án và cả ngƣời bị bắt, 87 ngƣời bị tạm giữ về các tình tiết của vụ án để quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ. Trong trƣờng hợp tạm giữ ngƣời không có căn cứ thì Viện kiểm sát kiên quyết không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, yêu cầu cơ quan điều tra hủy bỏ quyết định tạm giữ và trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ. Viện kiểm sát cấp trên chủ động hƣớng dẫn nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm đối với Viện kiểm sát cấp dƣới, kịp thời có những thông tin hai chiều về những vƣớng mắc, khó khăn cần tháo gỡ trong công tác kiểm sát việc tạm giữ. Mỗi kiểm sát viên cần phải luôn đề cao trách nhiệm, ý thức pháp luật, ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực thi công vụ của mình. Trên cơ sở quán triệt tinh thần cải cách tƣ pháp về nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tƣ pháp, cần tập trung đào tạo những cán bộ giỏi, chuyên sâu trong từng lĩnh vực để có nhiều chuyên gia giỏi, khắc phục tình trạng chất lƣợng cán bộ tƣ pháp còn yếu nhƣ hiện nay. Đồng thời, cần nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan THTT nhất là giữa Điều tra viên và Kiểm sát viên trong việc tạm giữ ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong việc xác định hành vi phạm tội của ngƣời bị tạm giữ, trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể để có đƣờng lối phân loại, xử lý chính xác, đúng với quy định của pháp luật. Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm cho công dân tham gia tích cực vào việc đấu tranh chống tội phạm Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một phƣơng pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về kiến thức pháp luật. Điều này một mặt giúp ngƣời dân tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội, mặt khác 88 giúp cơ quan THTT nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những hành vi phạm tội. Thực tiễn cho thấy, phần lớn nhân dân do thiếu hiểu biết pháp luật mà nhất là pháp luật về tố tụng hình sự nên đôi khi còn có thái độ tiêu cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Hay do sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới pháp luật, sợ bị trả thù … nên không tích cực tham gia vào việc tố giác tội phạm. Thậm chí, có ngƣời vì những lý do cá nhân khác nhau mà cung cấp những thông tin thiếu chính xác, sai sự thật gây khó khăn cho cơ quan THTT trong quá trình xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bởi vậy, công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân là rất cần thiết và cần đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ: Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị, xã hội, thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dƣới dạng sân khấu hóa, thông qua các phiên tòa xét xử nhất là các phiên tòa xét xử lƣu động…và đặc biệt quan tâm hơn nữa công tác giáo dục pháp luật từ các cấp trong trƣờng học để tạo thói quen và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật. Đối với ngƣời bị tạm giữ cần phải đƣợc thƣờng xuyên giáo dục chính sách, pháp luật, nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam, quy chế về tạm giữ, tạm giam. Nhằm nâng cao nhận thức cho ngƣời bị tạm giữ, hạn chế mức thấp nhất việc ngƣời bị tạm giữ phạm tội mới ở nhà tạm giữ, đồng thời nâng cao hiểu biết để ngƣời bị tạm giữ tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Thứ ba, nâng cao chất lượng kiểm sát công tác tạm giữ Viện kiểm sát có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho việc bắt, tạm giữ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho chế độ tạm giữ đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh. Đồng thời, bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ cũng nhƣ các quyền khác của họ không bị pháp luật tƣớc bỏ. Do đó, để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp 89 của ngƣời bị tạm giữ thì Viện kiểm sát cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc tạm giữ. Kiểm sát chặt chẽ việc phân loại ngƣời bị tạm giữ nhằm chống thông cung, trốn, vi phạm kỷ luật và phạm tội mới, hạn chế thấp nhất các trƣờng hợp chết do tự sát. Tăng cƣờng công tác kiểm sát hàng ngày của KSV đối với nhà tạm giữ, trại tạm giam, phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ bắt, tạm giữ hình sự sau không đủ căn cứ khởi tố phải trả tự do. Kiểm sát chặt chẽ công tác quản lý và việc thực hiện chế độ đối với ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Nhằm thực hiện nghiêm việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ. Thứ tư, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà tạm giữ, các phương tiện thông tin, liên lạc phục vụ cho công tác tạm giữ, tạm giam Thực tiễn tình hình ngƣời bị tạm giữ trong những năm qua vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Ngƣời phạm tội ngày càng manh động, chống đối quyết liệt, dùng những thủ đoạn và phƣơng tiện kỹ thuật để che dấu tội phạm. Trong khi đó cơ sở vật chất phục vụ cho việc tạm giữ ở nhiều địa phƣơng đã đƣợc xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, hƣ hỏng, không đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý việc giam giữ trong tình hình mới. Nhiều dự án phục vụ công tác tạm giữ chậm đƣợc triển khai, vệ sinh môi trƣờng cơ sở tạm giữ không đảm bảo. Do vậy, cần bổ sung các trang thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác kiểm tra, quản lý ngƣời bị tạm giữ tại các buồng giam giữ trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Nhất là hệ thống camera để quan sát trong các buồng tạm giữ, tạm giam, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề đột xuất xảy ra nhƣ: tự tử, đánh nhau, bỏ trốn, "thông cung”. Đồng thời, cần có kế hoạch và kịp thời triển khai thực hiện việc sửa chữa hoặc xây mới đối với các nhà tạm giữ, trại tạm giam xuống cấp, thƣờng xuyên quá tải... 90 KẾT LUẬN Xác định và bảo đảm địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam là vấn đề thiết thực liên quan đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ. Nội dung này, chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều trong khoa học luật tố tụng hình sự nƣớc ta. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung các quy định về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam cũng nhƣ phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cƣờng pháp chế, tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân khi tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là một vấn đề khó nhƣng rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, nên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự”. Với khả năng có hạn, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu và đạt đƣợc một số kết quả khiêm tốn sau đây: 1/ Luận văn đã góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận chung và quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam. Đã đƣa ra đƣợc những khái niệm quan trọng nhƣ: địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ, khái niệm khoa học về ngƣời bị tạm giữ. Xác định đƣợc tƣ cách tố tụng, những đặc điểm chung nhất của ngƣời bị tạm giữ nói chung và ngƣời bị tạm giữ trong một số trƣờng hợp đặc biệt. Từ đó, giúp cho việc áp dụng các quy định về ngƣời bị tạm giữ trong từng trƣờng hợp cụ thể đƣợc chính xác, không để ngƣời bị tạm giữ bị tạm giữ oan sai, không để lọt tội phạm. Trên cơ sở, tìm hiểu và so sánh địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới, cho thấy những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam đối với ngƣời bị tạm giữ và những điểm tiến bộ trong TTHS một số nƣớc đã nêu trên. 91 2/ Luận văn đã phân tích có hệ thống và làm rõ các quy định của Bộ luật TTHS hiện hành về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. Đồng thời, nêu lên đƣợc các quy định pháp luật cụ thể liên quan đến ngƣời bị tạm giữ. Góp phần đƣa ra những quan điểm nhằm bảo đảm cho các quy định đối với ngƣời bị tạm giữ đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định pháp luật và bảo đảm các quyền của ngƣời bị tạm giữ, đã đƣa ra đƣợc những kết quả đáng khích lệ trong quá trình ngƣời bị tạm giữ tham gia vào quá trình tố tụng. Đồng thời, nêu lên đƣợc những hạn chế còn tồn tại cũng nhƣ những nguyên nhân khách quan và chủ quan đối với những hạn chế đã nêu ra. Từ đó, có phƣơng hƣớng hoàn thiện và những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập. 3/ Luận văn đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam và tăng cƣờng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ trong hoạt động TTHS. Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về ngƣời bị tạm giữ trong năm năm gần đây, chúng tôi đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn có nhiều vƣớng mắc, mâu thuẫn, những quy định chƣa hợp lý, bổ sung một số quyền, lợi ích hợp pháp mà ngƣời bị tạm giữ cần phải có, nhất là trong TTHS giai đoạn hiện nay...Đồng thời với việc hoàn thiện pháp luật TTHS, cũng cần thực hiện các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ./. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng CSVN, Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ - TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. 2. Ban chấp hành Trung ƣơng ĐCSVN, Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 3. Bộ tƣ pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật (1998), số chuyên đề về Luật hình sự của một số nước trên thế giới. 4. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb, Văn hóa thông tin. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 6. ĐHQG Hà Nội, khoa luật (2001), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 7. Đuma Quốc gia Liên bang Nga (2002), BLTTHS Liên bang Nga, phụ trƣơng thông tin khoa học pháp lý, VKSND Tối cao, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong TTHS Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sỹ Luật học, Hà Nội. 9. Đinh Thế Hƣng (2010), Bảo vệ quyền con người trong Tố tụng Hình sự, Tham luận tại Hội thảo, Các điều kiện đảm bảo quyền con ngƣời ở Việt Nam do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Viện NN và Pháp luật tổ chức ngày 27/8/2010. 10. Đoàn Tạ Cửu Long và Nguyễn Tấn Hảo (2012), “Một số ý kiến hoàn thiện Bộ luật TTHS về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo”, Tạp chí kiểm sát, (21)/2012. 93 11. Nghị viện Pháp (1998), BLTTHS của nước Cộng hoà Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Hoàng Phê (2013) (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, - Nxb Đà Nẵng. 13. Nguyễn Bá Phùng (2010), Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật TTHS Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 15. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 16. Quốc hội nƣớc CHND Trung Hoa (1979), Luật TTHS của nước CHND Trung Hoa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2000), BLTTHS của nước CHXHCN Việt Nam năm 1988, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001. 19. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2003), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2003), BLTTHS của nước CHXHCN Việt Nam năm 2003, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. 22. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2003), BLHS của nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. 23. Hoàng Thị Minh Sơn (2008), “Những hạn chế trong việc thực hiện quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can và bị cáo”, Tạp chí Luật học, (10)/2008. 94 24. Hoàng Thị Minh Sơn (2011), “Bảo đảm quyền của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, ngƣời bị tạm giam trong TTHS Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3)/2011. 25. Lại Văn Trình (2011), Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Thành phố Hồ Chí Minh. 26. Trƣờng đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Công an nhân dân. 27. Từ điển luật học - Viện khoa học pháp lý- Bộ tƣ pháp. 28. Văn bản Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội (2009 - 2013), Thống kê về công tác kiểm sát việc tạm giữ từ năm 2009 đến năm 2013. 30. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1992), Bình luận khoa học BLTTHS. Một số trang web: - Http://www. tks.edu.vn - Http://www. haimat.vn - Http://www. kiemsat.org.vn - Http://www. Toaan.gov.vn - Http://www. saigonminhluat.vn 95 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thống kê ngƣời bị tạm giữ, sau đó phải trả tự do từ năm 2009 đến 2013 STT Năm Trả tự do 2009 2010 2011 2012 2013 10522 12329 11714 10808 1 Tổng số người bị tạm giữ 9180 2 Cơ quan bắt trả tự do 201 106 130 184 264 VKS hủy quyết định tạm giữ theo khoản 3 Điều 86 BLTTHS. 41 18 33 56 89 VKS không phê chuẩn gia hạn tạm giữ theo khoản 2 Điều 87 BLTTHS 4 9 6 12 3 Theo khoản 3 Điều 87 BLTTHS. 0 0 0 0 0 VKS trả tự do theo khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát 0 7 0 0 0 2.1 2.2 2.3 3 Nguồn: Phòng Thống kê – Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội. Phụ lục 2: Thống kê tình hình xử lý ngƣời bị tạm giữ đƣợc trả tự do từ năm 2009 đến 2013 STT Năm Trả tự do 2009 2010 2011 2012 2013 10522 12329 11714 10808 1 Tổng số người bị tạm giữ 9180 2 Cơ quan bắt trả tự do 201 106 130 184 264 3 Chuyển xử lý hành chính 27 23 24 46 66 4 Không chuyển xử lý hành chính 18 11 15 22 26 5 Trả tự do chờ xử lý sau 156 72 91 116 172 Tỷ lệ chuyển xử lý hành chính 0,3% 0,2% 0,2% 0,4% 0,6% Tỷ lệ không chuyển xử lý hành chính 0,2% 0,1% 0,1% 0,2% 0,24% Nguồn: Phòng Thống kê – Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội. 96 [...]... lu trong h s (iu 63-3) Ngi b tm gi cú quyn c núi chuyn vi lut s trong ngay khi bt u b tm gi v trong thi gian gia hn tm gi (iu 63-4) ng thi vi vic quy nh quyn ca ngi b tm gi thỡ BLTTHS cng hũa Phỏp cũn quy nh c th ni dung, hỡnh thc bo m cỏc quyn ca ngi b tm gi õy l nhng quy nh rt tin b v quyn v bin phỏp bo m thc hin quyn ca ngi b tm gi trong BLTTHS cng hũa Phỏp i vi ngi b tm gi 1.2.3 Ngi b tm gi trong. .. ngi cựng sinh sng, mt trong nhng ngi h hng trc h, mt trong nhng anh, ch em, hoc ch s dng lao ng (iu 63-2) Quyn c yờu cu khỏm bnh trong trng hp b bnh, nu ngi b tm gi trong thi hn gia hn tm gi cú th xin c khỏm bnh ln th hai Khi khụng cú yờu cu ca ngi b tm gi, nhng li cú yờu cu ca mt ngi trong gia ỡnh ngi b tm gi ng nhiờn c khỏm bnh thỡ ngi b tm gi cng c thy thuc khỏm bnh ngay cho Trong giy chng nhn sc... ngi b bt 1.2 Quy nh ca phỏp lut TTHS mt s nc v ngi b tm gi 1.2.1 Ngi b tm gi trong lut t tng hỡnh s Liờn bang Nga Theo BLTTHS Liờn bang Nga c DUMA quc gia thụng qua ngy 22/11/2001 (ó qua nhiu ln sa i t nm 2002 n nm 2006) thỡ ch th tham gia TTHS gm: Tũa ỏn, cỏc ch th tham gia t tng thuc bờn buc ti, cỏc ch th tham gia t tng thuc bờn bo cha v nhng ch th khỏc tham gia TTHS Trong ú: ngi b tỡnh nghi, b can,... nht v ngi b tm gi T ú, giỳp cho vic ỏp dng cỏc quy nh v ngi b tm gi trong tng trng hp c th c chớnh xỏc, khụng ngi b tm gi b tm gi oan sai, khụng lt ti phm Trờn c s nhng quy nh v ngi b tm gi trong TTHS ca mt s nc trờn th gii, thy c nhng quy nh phỏp lut v ngi b tm gi trong TTHS Vit Nam ó c quy nh mt cỏch c th v rừ rng hn Trc khi BLTTHS nm 1988 ra i, phỏp lut Vit Nam cha cú mt quy nh tng hp no v quyn... Trung Hoa Trong TTHS ca nc Cng hũa nhõn dõn (CHND) Trung Hoa, cỏc i 22 tng tham gia vo quan h t tng hỡnh s u l ch th tham gia t tng Theo quy nh ti iu 82 Lut TTHS nc CHND Trung Hoa thỡ ngi tham gia t tng l cỏc bờn ng s bao gm: ngi b hi, t t viờn, nghi can, b cỏo, nguyờn n dõn s, b n dõn s Mc dự, lut khụng quy nh khỏi nim ngi b tm gi hay c th húa ngi b tm gi l mt ch th tham gia t tng nh trong BLTTHS Vit... hnh thm vn ngi b tm gi trong vũng 24 gi sau khi tm gi Khi xột thy khụng cn tm gi thỡ phi tr t do ngay cho ngi b tm gi v ra lnh tr t do Nu c quan cụng an thy cn bt ngi b tm gi khi cha cú chng c thỡ cú th cho phộp ngi b tm gi cú ngi bo lnh trong giai on ch xột x hoc giỏm sỏt ni c trỳ ca ngi ny Theo ú, ngi b tm gi trong TTHS nc CHND Trung Hoa bt buc phi cú lnh tm gi ng thi, Lut TTHS Trung Hoa cng quy... ngi bo cha, b n dõn s thỡ thuc nhúm cỏc ch th tham gia TTHS thuc bờn bo cha Tựy theo tng loi ngi cú nhng vai trũ khỏc nhau trong TTHS m phỏp lut Liờn bang Nga cú nhng quy nh c th v quyn v ngha v ca 18 h tham gia gii quyt v ỏn Trờn c s nghiờn cu nhng quy nh ca BLTTHS Liờn bang Nga, khụng cú quy nh c th v khỏi nim cng nh a v phỏp lý ca ngi b tm gi trong t tng hỡnh s Liờn bang Nga m ch cú khỏi nim v ngi... Phỏp BLTTHS cng hũa Phỏp khụng cú quy nh v ch th tham gia t tng hỡnh s Tuy nhiờn, qua nghiờn cu ni dung BLTTHS cng hũa Phỏp cú th 20 thy ngi b tm gi l mt ch th tham gia vo quỏ trỡnh t tng hỡnh s ca cng hũa Phỏp v cú nhng quy nh c th v ngi b tm gi trong BLTTHS cng hũa Phỏp nh sau: Quy nh ti iu 63 BLTTHS cng hũa Phỏp: S quan cnh sỏt t phỏp, khi cn thit cho vic iu tra, cú th bt v tm gi bt kỡ ai cú mt hoc... hnh t tng hỡnh s Trong t tng hỡnh s Vit Nam, ngi b tm gi l ngi tham gia t tng cú quyn li v ngha v phỏp lý liờn quan n v ỏn BLTTHS nm 2003 a ra khỏi nim v ngi b tm gi nh sau: Ngi b tm gi l ngi b bt trong trng hp khn cp, phm ti qu tang, ngi b bt theo quyt nh truy nó hoc ngi phm ti t thỳ, u thỳ v i vi h ó cú quyt nh tm gi Ngi b tm gi cú th l ngi cha b khi t v hỡnh s, ú l nhng ngi b bt trong trng hp khn... ngi b bt trong trng hp khn cp, b bt trong trng hp phm ti qu tang, b bt theo quyt nh truy nó hoc ngi phm ti t thỳ, u thỳ thỡ iu kin h tr thnh ngi b tm gi l i vi h phi cú quyt nh tm gi Nu mt ngi b bt trong cỏc trng hp nờu trờn hoc ngi phm ti t thỳ, u thỳ m khụng cú quyt nh tm gi thỡ cng khụng phi l ngi b tm gi Do ú iu kin ny iu kin quan trng v quyt nh mt ngi cú phi l ngi b tm gi hay khụng trong quỏ ... phỏp lut i vi nhng quan tõm n ny B cc ca Lun Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm ch-ơng Chng 1: Mt s chung v ngi b tm gi Chng 2: Quy nh ca... Ngi sau thc hin ti phm thỡ b ui bt Trong trng hp phm ti qu tang ny, ngi phm ti ang thc hin ti phm hoc sau thc hin ti phm thỡ b phỏt hin nờn ó chy trn v b ui bt Trong trng hp ny, vic ui bt phi lin... gi t chi khụng khai bỏo v hnh vi ca mỡnh Trong nhng trng hp m h t chi khai bỏo hay khai bỏo gian di thỡ h cng khụng phi chu trỏch nhim hỡnh s v hnh vi ú Trong trng hp no thỡ c quan iu tra cng cn

Ngày đăng: 19/10/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w