Sau ngày miền Bắc giải phóng, nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tiến lên con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, các quyền tự do dân chủ đƣợc mở rộng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Luật số 103- SL/L.005 ngày 20-05-
1957, quy định về việc bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân. Theo đó, tại các Điều 3, 4, 5, 6 của Luật này đều có những quy định về việc bắt ngƣời để tạm giữ và việc tạm giữ ngƣời bị bắt:
- Ngƣời bị bắt có hai trƣờng hợp là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang và ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp.
- Ngƣời phạm pháp bị bắt phải đƣợc giải lên cơ quan tƣ pháp hoặc cơ quan công an cấp huyện trở lên trong thời hạn 24 giờ kể từ lúc bị bắt. Cơ quan tƣ pháp huyện hoặc công an huyện đƣợc tạm giữ can phạm trong thời gian 3 ngày kể từ lúc nhận can phạm để xét và hỏi cung rồi phải quyết định tha hẳn, tạm tha, hoặc giải lên Tòa án nhân dân hoặc công an cấp trên…
Để cụ thể hóa Luật số 103- SL/L.005, Chính phủ trình Ban thƣờng trực Quốc hội một dự thảo Sắc luật đƣợc Ban thƣờng trực Quốc hội biểu quyết thông qua và đƣợc ban hành ngày 18-6-1957 (thƣờng gọi là Sắc luật số 002/SLT). Trong văn bản này quy định cụ thể về những trƣờng hợp phạm pháp quả tang và những trƣờng hợp khẩn cấp mà cơ quan Công an có thể bắt giữ trƣớc khi có lệnh.
Nghị định số 301-TTg ngày 10-07-1957 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật số 103-SL/L.005 ngày 20-05-1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân, tại Điều 4 đã quy định cụ thể hơn về việc tạm giữ: “Lệnh tạm giữ ngƣời phạm pháp phải ghi rõ lý do, ngày hết hạn tạm giữ và phải đọc cho can phạm nghe. Trong hạn 24 giờ kể từ lúc tạm giữ can phạm, thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, châu, Công an huyện, châu hoặc đồn công an trở lên, cán bộ quân đội có trách nhiệm điều tra vụ phạm pháp, phải hỏi cung can phạm”.
Mặc dù là văn bản pháp lý đầu tiên có những quy định về việc tạm giữ ngƣời phạm pháp nhƣng xác định đƣợc ý nghĩa quan trọng trong việc bảo
đảm quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ nên đã có những quy định khá đầy đủ về việc tạm giữ ngƣời.
Sự ra đời của Hiến pháp 1959, Luật tổ chức Tòa án 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 một lần nữa khẳng định: “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được bảo đảm. Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của Toà án nhân dân hoặc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.” ( Điều 27 Hiếp pháp 1959).
“Việc bắt giam bất cứ một công dân nào phải được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn trừ trường hợp Toà án nhân dân quyết định bắt giam.” (Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960).
Nhƣ vậy, trong thời kỳ này các văn bản pháp luật quy định về ngƣời bị tạm giữ đã bƣớc đầu đƣợc hình thành và dần dần đƣợc hoàn thiện, thể hiện đƣợc tính độc lập, chủ quyền của nhà nƣớc ta và tính chất cƣơng quyết trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, khái niệm về ngƣời bị tạm giữ cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ giai đoạn này cũng chƣa đƣợc đề cập một cách vụ thể, rõ ràng.