Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự luận văn ths luật (Trang 62)

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn một số hạn chế trong công tác thực hiện việc tạm giữ hình sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhƣ: Vẫn còn tình trạng ngƣời bị tạm giữ bị tạm giữ quá hạn do hết hạn tạm giữ nhƣng không có quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan ra quyết định tạm giữ hoặc quyết định tố tụng khác thay thế: năm 2010, 2012 có 05 ngƣời bị tạm giữ quá hạn. Trong công tác quản lý ở các nhà tạm giữ, trại tạm giam vẫn có tình trạng vi phạm quy chế và nội quy ở nơi giam giữ, hành vi chủ yếu là tình trạng đánh nhau, gây mất trật tự ở nơi giam giữ. Công tác phân loại, xử lý, thực hiện chế độ đối với ngƣời bị tạm giữ còn vi phạm, việc giam chung ngƣời bị tạm giữ với ngƣời bị tạm giam vẫn xảy ra, việc tạm giữ chung ngƣời chƣa thành niên với ngƣời đã thành niên; tình trạng lạm dụng tạm giữ hành chính để chuyển bắt giữ hình sự vẫn còn tồn tại. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác kiểm sát việc tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm qua, song việc bắt và tạm giữ hình sự đối với ngƣời bị tình nghi là thực hiện tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hình sự sau phải trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ vẫn xảy ra khá phổ biến.

Trên cơ sở thống kê về tình hình ngƣời bị tạm giữ sau phải trả tự do của các cơ quan tố tụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong năm năm trở lại đây (phụ lục 1, 2), cho thấy:

- Tình trạng ngƣời bị tạm giữ có quyết định tạm giữ sau phải trả tự do: năm 2009 có 201 trƣờng hợp, năm 2010 có 106 trƣờng hợp, năm 2011 có 130 trƣờng hợp, năm 2012 có 184 trƣờng hợp, năm 2013 có 264 trƣờng hợp.

- Tình trạng ngƣời bị tạm giữ đƣợc trả tự do vì không đủ căn cứ khởi tố hình sự và không bị xử lý hành chính: năm 2009 có 18 trƣờng hợp, năm 2010 có 11 trƣờng hợp, năm 2011 có 15 trƣờng hợp, năm 2012 có 22 trƣờng hợp, năm 2013 có 26 trƣờng hợp.

- Tình trạng ngƣời bị tạm giữ đƣợc trả tự do, chuyển xử lý hành chính: năm 2009 có 27 trƣờng hợp, năm 2010 có 23 trƣờng hợp, năm 2011 có 24 trƣờng hợp, năm 2012 có 46 trƣờng hợp, năm 2013 có 66 trƣờng hợp.

Bên cạnh những trƣờng hợp trả tự do có căn cứ theo quy định của pháp luật, trong bảng thống kê (phụ lục 2) còn thể hiện số ngƣời bị tạm giữ sau trả tự do để chờ xử lý sau. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đối với những trƣờng hợp trả tự do này, thƣờng không có căn cứ điều luật quy định cụ thể. Nhƣng trên cơ sở những nguyên tắc tố tụng hình sự, những quy định mang tính chất nhân đạo và nhất là trong từng trƣờng hợp đối với từng ngƣời bị tạm giữ cụ thể, cơ quan ra quyết định tạm giữ đã hủy bỏ quyết định tạm giữ, trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ mà không áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác và chờ khi có điều kiện thì sẽ xử lý. Những ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp nêu trên có thể: Là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời đầu thú, tự thú nhƣng bị bệnh hiểm nghèo phải, đang phải chữa bệnh hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dƣới 36 tháng tuổi…

Từ thực trạng nêu trên, đồng thời qua tiến hành kiểm sát trực tiếp các nhà tạm giữ và kiểm tra thực tế của Phòng 4, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đối với các nhà tạm giữ trên các quận huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thể nêu ra một số trƣờng hợp cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ đối với ngƣời bị bắt nhƣng sau chuyển trả tự do nhƣ sau:

+ Nguyễn Văn Tuân - Sinh năm: 1978; HKTT: Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội phạm tội Tổ chức đánh bạc theo quy định tại Điều 249 BLHS, bản thân

Tuân có 02 tiền án. Bản án ngày 21/3/2012, tuyên phạt Tuân 12 tháng tù giam về tội Tổ chức đánh bạc. Ngày 25/5/2012, có quyết định thi hành án, ngày 26/7/2012 có quyết định truy nã. Ngày 19/12/2012, Nguyễn Văn Tuân bị bắt, có quyết định tạm giữ và đƣa vào Nhà tạm giữ Công an thị xã Sơn Tây. Ngày 20/12/2012, Nguyễn Văn Tuân có đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù, cùng ngày TAND thị xã Sơn Tây có quyết định Hoãn chấp hành hình phạt tù cho Nguyễn Văn Tuân thời hạn 06 tháng từ 20/12/2012 đến 20/6/2012 với lý do bị bệnh viêm gan. Hồ sơ hoãn của Tuân không có bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp Tỉnh, chỉ có phiếu xét nghiệm của phòng khám đa khoa 83B Lý Thƣờng Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điều đó cho thấy Tòa án nhân dân thị xã Sơn Tây đã vi phạm nghiêm trọng về thẩm quyền và căn cứ khi ra quyết định hoãn, từ đó dẫn đến việc trả tự do cho Tuân sau khi có quyết định tạm giữ là sai.

+ Ngƣời bị tạm giữ đƣợc Cơ quan điều tra hủy quyết định tạm giữ và không xử lý hành chính: Ngày 13/6/2010, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Đông Anh bắt quả tang 08 đối tƣợng trong đó có anh Nguyễn Văn Kiên (Sinh năm: 1977; HKTT: Thôn Tiền, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội) đang tham gia đánh bạc tại nhà của Nguyễn Văn Nhớ - Sinh năm: 1979; HKTT: Thôn Tiền, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội. Sau khi lập biên bản bắt ngƣời phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra, Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định tạm giữ đối với 08 đối tƣợng để điều tra làm rõ. Quá trình điều tra, Công an huyện Đông Anh xác định đƣợc Nguyễn Văn Kiên không trực tiếp tham gia đánh bạc cùng các đối tƣợng bị tạm giữ trên, mà tại thời điểm các đối tƣợng đang đánh bạc bị bắt quả tang, Kiên chỉ đến nhà Nguyễn Văn Nhớ để trả tiền vay nợ từ trƣớc cho Nhớ, sau đó thì bị cơ quan công an bắt giữ. Ngày 16/6/2010, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Đông Anh, căn cứ khoản 3 Điều 87 BLTTHS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, trả tự do cho Nguyễn Văn Kiên và không xử lý hành chính. Trong trƣờng hợp này, do không thực hiện hành vi phạm tội

nhƣng Nguyễn Văn Kiên lại bị tạm giữ hình sự, do đó theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 02 ngày 02/11/2012 của Viện KSNDTC, TANDTC, BCA, BTP, BQP, BTC và Bộ NN&PTNT hƣớng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng của nhà nƣớc trong hoạt động TTHS, Nguyễn Văn Kiên thuộc trƣờng hợp đƣợc cơ quan nhà nƣớc bồi thƣờng thiệt hại.

+ Hay nhƣ trƣờng hợp tạm giữ hình sự sau phải trả tự do, chuyển xử lý hành chính: Ngày 25/02/2012, Công an thị xã Sơn Tây bắt quả tang Hoàng Phi Long - Sinh năm: 1983; HKTT: Xóm Giếng, Cộng Hòa, Quốc Oai, Hà Nội điều khiển xe ô tô nhãn hiệu Kia-Morning đang mua bán ma túy trên đƣờng Láng - Hòa Lạc, trên xe ô tô còn có Lê Anh Tú – Sinh năm: 1987, HKTT: Xóm Giếng, Cộng Hòa, Quốc Oai, Hà Nội. Khi lực lƣợng công an đến bắt giữ yêu cầu Long và Tú xuống xe, Long và Tú chống đối lực lƣợng bắt giữ. Kiểm tra xe phát hiện và thu giữ 05 gói bên trong chứa tinh thể dạng đá (màu trắng), Long khai là ma túy tổng hợp. Sau đó, Công an thị xã Sơn Tây đã ra lệnh bắt khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Long và Tú từ ngày 25 đến ngày 28/02/2012. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra Công an thị xã Sơn Tây đã làm rõ và khởi tố Hoàng Phi Long về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Ngày 28/02/2012, do không đủ căn cứ để khởi tố đối với Lê Anh Tú nên căn cứ theo khoản 3 Điều 87 BLTTHS, Cơ quan điều tra Công an thị xã Sơn Tây đã hủy bỏ quyết định tạm giữ và trả tự do cho Tú. Ngày 06/5/2013, Công an thị xã Sơn Tây ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Lê Anh Tú về hành vi “Sử dụng trái phép chất ma túy”.

Đồng thời thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã phát hiện nhiều quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra không ghi lý do tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 86 BLTTHS mà lại ghi theo tội danh. Một số lệnh bắt khẩn cấp không ghi bắt theo điểm nào của khoản 1, Điều 81 BLTTHS… Điển hình là những vi phạm trong việc ra quyết định tạm giữ không đúng thời

hạn quy định tại Điều 87 BLTTHS 2003 nhƣ: Hồ sơ Trần Mạnh Cƣờng có dấu hiệu thực hiện hành vi Trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS: Biên bản bắt quả tang hồi 22 giờ 10 phút ngày 20/5/2013, quyết định tạm giữ từ 01 giờ 00 phút ngày 21/5/2013. Những vi phạm về thời điểm bắt đầu ra quyết định tạm giữ là khá phổ biến, thời gian vi phạm không lớn nhƣng đã vi phạm trực tiếp đến những quy định cụ thể của pháp luật TTHS đối với ngƣời bị tạm giữ.

Mặc dù thời gian tạm giữ không dài nhƣng ngƣời bị tạm giữ bị cách li khỏi xã hội một thời gian theo luật định, bị hạn chế các quyền cơ bản và thiết yếu của công dân nhƣ quyền đi lại, quyền tự do cƣ trú. Chính vì vậy, tất cả các vấn đề nhƣ về đối tƣợng, căn cứ, điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền ra lệnh, quyền và nghĩa vụ cũng nhƣ chế độ đối với tạm giữ đƣợc pháp luật tố tụng hình sự quy định khá chặt chẽ. Nhƣng trên thực tế, việc thực thi các quy định pháp luật về ngƣời bị tạm giữ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, không những làm ảnh hƣởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự mà qua đó cũng ít nhiều xâm phạm, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi chính đáng của ngƣời bị tạm giữ. Có thể nêu ra một số những hạn chế mang tính phổ biến không chỉ trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà còn xảy ra ở nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc:

Thứ nhất, về căn cứ để tạm giữ người

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại khoản 1 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định: căn cứ để tạm giữ một ngƣời khi ngƣời đó bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với ngƣời bị bắt theo quyết định truy nã. Không phải cứ bị bắt trong các trƣờng hợp trên là bị tạm giữ mà trong thực tế có nhiều trƣờng hợp không cần thiết phải tạm giữ nhƣ đã phân tích ở phần đặc điểm của ngƣời bị tạm giữ nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình THTT, cơ quan có thẩm quyền vẫn lạm dụng

việc tạm giữ ngƣời trong những trƣờng hợp không cần thiết nhƣ: trƣờng hợp ngƣời phạm tội thực hiện tội phạm bị bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang nhƣng họ không có dấu hiệu bỏ trốn, không cản trở hoạt động điều tra, có nơi cƣ trú rõ ràng, tình tiết phạm tội đơn giản, hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, căn cứ xác định tội phạm đã đầy đủ. Có thể nêu ra đây một ví dụ:

Ngày 22/10/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an quận Long Biên chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát nhân dân quận Long Biên xin gia hạn tạm giữ lần thứ nhất đối với đối tƣợng Nguyễn Huy Tân – Sinh năm: 1991; HKTT: Phƣờng Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, có dấu hiệu phạm tội Đánh bạc quy định tại khoản 1 Điều 248 BLHS. Qua nghiên cứu hồ sơ, Viện kiểm sát nhận thấy: Đối tƣợng Nguyễn Huy Tân bị bắt quả tang khi đang có hành vi tham gia đánh bạc số tiền 100.000đ với 06 đối tƣợng khác, thu giữ tại chiếu bạc 3.600.000đ. Bản thân Tân không có tiền án, tiền sự, có nơi cƣ trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, hành vi đánh bạc ít nghiêm trọng nên Viện kiểm sát đã không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất đối với Nguyễn Huy Tân. Trong trƣờng hợp này, việc ra quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra - Công an quận Long Biên đối với Nguyễn Huy Tân là không cần thiết.

Thứ hai, về thủ tục tạm giữ đối với người bị tạm giữ

Những trƣờng hợp vi phạm về thủ tục tạm giữ là khá phổ biến, đặc biệt là ở cơ quan điều tra cấp quận, huyện. Theo quy định tại Điều 133, 134 BLTTHS, ngƣời đƣợc cơ quan THTT triệu tập hợp lệ đến làm chứng mà vắng mặt không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho công tác điều tra, truy tố thì có thể bị dẫn giải. Khi công dân đƣợc triệu tập tới cơ quan điều tra rồi bị tạm giữ thì việc tạm giữ đó là trái pháp luật. Bởi đƣơng nhiên trong trƣờng hợp này, ngƣời bị tạm giữ không phải là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc quả tang nên không có căn cứ để tạm giữ họ. Trừ trƣờng hợp ngƣời đó phạm tội quả tang tại trụ sở cơ quan điều tra rồi bị bắt

thì mới đƣợc tạm giữ họ. Với ngƣời đƣợc triệu tập tới cơ quan điều tra để lấy lời khai, sau đó có đủ căn cứ khẳng định ngƣời đó thực hiện tội phạm thì không đƣợc ra quyết định tạm giữ họ, cần ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn thích hợp với tính chất và hành vi phạm tội của họ.

Trên thực tế, tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc vẫn còn tình trạng lạm dụng việc tạm giữ ngƣời của cơ quan công an mà nhất là công an cấp quận, huyện. Công dân đƣợc triệu tập đến cơ quan điều tra để lấy lời khai hoặc cảnh sát khu vực yêu cầu một số ngƣời tới trụ sở vì đã thực hiện hành vi vi phạm nào đó. Họ không bị đƣa vào nhà tạm giữ, chƣa có quyết định tạm giữ nhƣng ngồi trong phòng chờ, phòng trực ban cả ngày đêm.

Ví dụ: Khoảng 23 giờ ngày 30/4/2013, Công an cụm Liên Hà thuộc Công an huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội triệu tập và dẫn giải 06 đối tƣợng nam thanh niên về phòng chờ tại đồn công an cụm Liên Hà, sau khi những ngƣời này có hành vi dùng dao, kiếm, súng tự chế tham gia đánh nhau gây mất trật tự tại địa phận thôn Hà Lỗ, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội. Sau khi tiến hành xác minh nhân thân, lý lịch của các đối tƣợng và lấy lời khai của 06 đối tƣợng bị tạm giữ, quan điểm của ĐTV phụ trách vụ việc là có dấu hiệu hình sự nên đã báo cáo đến lãnh đạo Công an huyện Đông Anh để tiếp tục giải quyết vụ việc. Trên cơ sở thận trọng trong việc giải quyết vụ việc, lãnh đạo công an huyện Đông Anh đã trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh để cùng nghiên cứu hồ sơ, tiến hành lấy lời khai xác định rõ hành vi của các đối tƣợng. Qua đó, đã xác định đƣợc hành vi của các đối tƣợng là hành vi đánh nhau tự phát khi gặp nhau trên đƣờng đi, chứ không phải là hành vi có tổ chức, bàn bạc từ trƣớc, dùng hung khí nguy hiểm dẫn đến mâu thuẫn và đánh nhau. Đến khoảng 17h00, ngày 01/5/2013, 06 đối tƣợng bị xử lý hành chính và chuyển trả tự do. Việc tạm giữ ngƣời tại đồn, cụm công an nhƣ trên là vi phạm quy định của BLTTHS. Đây cũng là hành vi trái pháp luật, là một

hiện tƣợng cần chú ý khắc phục vì nó không chỉ xâm phạm tới quyền tự do

Một phần của tài liệu Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự luận văn ths luật (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)