Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về ngườ

Một phần của tài liệu Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự luận văn ths luật (Trang 36)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về người bị tạm giữ tạm giữ

2.1.1. Quyền của người bị tạm giữ

Quyền con ngƣời là một giá trị nhân loại, đồng thời có tính lịch sử hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và đƣợc bổ sung mới qua các thời kỳ khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt: “Quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” [12, tr.1051]. Nhƣ vậy, có thể hiểu quyền con ngƣời là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho họ đƣợc hƣởng. Tuy nhiên, cũng có khái niệm cho rằng: “Quyền là thế, sức mạnh, lợi lộc được hưởng do pháp luật công nhận hoặc do địa vị đem lại” [4, tr.1383].

Theo từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ tƣ pháp thì:

“Quyền là một khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật hoặc công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế”... [27, tr.648]. Theo đó, quyền có hai dấu hiệu đặc trƣng:

Thứ nhất, quyền phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý và đƣợc đảm bảo thực hiện bởi các quy định của pháp luật.

Thứ hai, quyền phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn liền với các chủ thể cá nhân, đƣợc thể hiện cụ thể trong thực tế đời sống, thông qua các quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân trong một cộng đồng nhất định.

Quyền của một cá nhân đƣợc phát sinh, tăng hay giảm tùy theo từng thời điểm của quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Các quyền cơ bản của

cá nhân phát sinh khi cá nhân sinh ra và có những quyền cụ thể khác phát sinh và ghi nhận khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định, tham gia những quan hệ xã hội, những lĩnh vực hoạt động nhất định. Ngoài ra, quyền của cá nhân có thể đƣợc phát sinh do ngƣời khác ủy quyền. Tuy nhiên, quyền của cá nhân cũng phải chịu sự chi phối của phạm vi quyền, gắn với các nghĩa vụ của cá nhân, cũng nhƣ chịu sự tác động trong phạm vi giới hạn của pháp luật quốc gia cũng nhƣ trên vùng lãnh thổ nhất định. Quyền của cá nhân cũng chỉ có thể bị tƣớc bỏ bởi pháp luật hoặc chấm dứt khi ngƣời đó chết đi. Trong thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật cũng nhƣ trong đời sống xã hội, quyền của cá nhân luôn là vấn đề trung tâm. Theo sự phát triển ngày càng tiến bộ của xã hội, phạm vi các quyền của cá nhân ngày càng đƣợc phát triển, mở rộng đáp ứng theo yêu cầu của xã hội.

Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm về quyền của ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau:

Quyền của người bị tạm giữ là những điều mà pháp luật TTHS quy định và đảm bảo thực hiện đối với người có quyết định tạm giữ hình sự mà theo đó họ được hưởng, được làm, được đòi hỏi khi tham gia vào các hoạt động tố tụng hình sự mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

Bộ luật tố tụng hình sự ra đời ngày 26/11/2003 đã đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý kiên quyết mọi hành vi phạm tội. Các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội. Trong số những ngƣời tham gia tố tụng thì ngƣời bị tạm giữ đóng vai trò quan trọng. Vì các hoạt động và các hành vi tố tụng của các cơ quan và ngƣời tham gia tố tụng hình sự đối với ngƣời bị tạm giữ có nhiệm vụ là xác định xem hành vi vi phạm của ngƣời bị tạm giữ có phải là hành vi phạm tội hay

không, để từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với hành vi phạm tội và có đƣờng lối xử lý phù hợp đối với ngƣời bị tạm giữ không có hành vi phạm tội. Đồng thời, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình tham gia tố tụng. Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu cải cách tƣ pháp theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2002 của Bộ chính trị xác định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của những ngƣời tham gia tố tụng, tạo điều kiện để ngƣời bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng, nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn các quyền của ngƣời tham gia tố tụng trong TTHS, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan THTT, BLTTHS 2003 đã bổ sung đầy đủ và thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể những quy định về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam.

Địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ đƣợc quy định xuất phát từ bản chất của việc tạm giữ là cách ly ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm một cách cấp thiết trong một thời gian ngắn. Quyền của ngƣời bị tạm giữ đƣợc quy định liên quan đến hai yếu tố cấu thành của tạm giữ: tính có căn cứ của việc tạm giữ và tính hợp pháp của thủ tục tạm giữ.

Trƣớc tiên, ngƣời bị tạm giữ phải đƣợc quy định về các quyền để bảo vệ mình khỏi việc tạm giữ thiếu căn cứ. Ngƣời bị tạm giữ phải biết lý do mình bị tạm giữ. Đồng thời với quyền đƣợc biết lý do tạm giữ, ngƣời bị tạm giữ có quyền thực hiện các hành vi tố tụng mà pháp luật quy định để bác bỏ các căn cứ tạm giữ mà ngƣời có thẩm quyền đã xác định để ra quyết định tạm giữ. Ngƣời bị tạm giữ có quyền chứng minh, khai báo, đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu xác minh… để bác bỏ sự nghi ngờ phạm tội đối với mình. Hay nói cách khác, BLTTHS cần quy định quyền của ngƣời bị tạm giữ bác bỏ căn cứ bắt khẩn cấp, bắt quả tang hoặc truy nã đối với họ.

Ngƣời bị tạm giữ có quyền bảo vệ mình khỏi việc tạm giữ bất hợp pháp. Việc tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ, ngoài việc phải có căn cứ, cần

phải đƣợc thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn. Vì thế, ngƣời bị tạm giữ có quyền khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng liên quan đến việc đảm bảo thực hiện các quyền tố tụng đƣợc quy định trong luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì các quyền của ngƣời bị tạm giữ bao gồm: a) đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ; b) đƣợc giải thích quyền và nghĩa vụ; c) trình bày lời khai; d) tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; đ) đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e) khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

a. Quyền được biết lý do mình bị tạm giữ

Đây là quyền đầu tiên của ngƣời bị tạm giữ đƣợc pháp luật quy định. Quyền này thể hiện tính chất quan trọng của việc một ngƣời bị nghi ngờ phạm tội cần phải biết mình bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ về hành vi gì, điều luật tội phạm nào của BLHS. Bởi vì, mục đích của việc tiến hành các trình tự tố tụng là nhằm xác định một ngƣời có phạm tội hay không và nếu phạm tội thì phải chịu hình phạt nhƣ thế nào. Do vậy, ngƣời bị nghi ngờ phạm tội cần phải biết rằng mình bị tạm giữ về hành vi gì để họ có thể tự bào chữa, để gỡ tội cho mình. Nếu không biết mình bị tạm giữ về hành vi gì thì họ khó có thể đƣa ra các chứng cứ gỡ tội cho mình.

Ngƣời bị tạm giữ là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, ngƣời bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Vì việc tạm giữ là hậu quả tố tụng của việc bắt quả tang, bắt khẩn cấp, truy nã, đầu thú hoặc tự thú; cho nên, ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣợc biết tại sao họ bị bắt quả tang, bị bắt khẩn cấp, quyết định truy nã hoặc việc tự thú, đầu thú của họ. Đối với ngƣời bị tạm giữ trong những trƣờng hợp bắt nêu trên có quyền đƣợc đọc biên bản bắt

ngƣời và có quyền ghi ý kiến không đồng ý của mình vào biên bản và ký xác nhận. Sau khi nhận ngƣời bị bắt khẩn cấp, bắt quả tang, theo quyết định truy nã hoặc ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú thì cơ quan có thẩm quyền phải ra ngay quyết định tạm giữ. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của ngƣời bị tạm giữ, lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho ngƣời bị tạm giữ một bản. Trên cơ sở pháp luật quy định việc ngƣời bị tạm giữ đƣợc giao một bản quyết định tạm giữ là hiện thực hóa quyền đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ của ngƣời bị tạm giữ. Đây là một quyền rất quan trọng và cũng là quyền ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền khác của ngƣời bị tạm giữ; đồng thời cũng thể hiện sự công bằng, bình đẳng và tiến bộ của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng. Bởi lẽ các cơ quan THTT là những ngƣời nhân danh Nhà nƣớc, sử dụng quyền lực của Nhà nƣớc để tiến hành các hoạt động tố tụng đối với ngƣời bị tạm giữ, cho nên việc ngƣời bị tạm giữ đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ căn cứ theo điều, khoản nào của BLTTHS một cách công khai, minh bạch thì mới có thể tiến hành tự bào chữa cho mình hoặc nhờ ngƣời bào chữa.

Quyền đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ của ngƣời bị tạm giữ trên thực tế có đƣợc đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của cơ quan THTT và ngƣời THTT thông qua việc giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ và giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ. Pháp luật quy định việc ngƣời bị tạm giữ đƣợc giao một bản quyết định tạm giữ với mục đích để ngƣời bị tạm giữ đƣợc đọc và biết lý do mình bị tạm giữ. Tuy nhiên, trên thực tế việc đƣợc giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ thƣờng chỉ đƣợc tiến hành một cách rất hình thức là giao quyết định tạm giữ cho ngƣời bị tạm giữ để ngƣời bị tạm giữ ký vào quyết định tạm giữ, phục vụ cho việc hợp thức hóa đầy đủ thủ tục là đã giao quyết định cho ngƣời bị tạm giữ và làm căn cứ pháp lý lƣu trong hồ sơ của cơ quan điều tra. Pháp luật TTHS đã có những qui định

khá cụ thể, đầy đủ về quyền đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ của ngƣời bị tạm giữ nhƣng trên thực tiễn áp dụng các qui định về quyền này của ngƣời bị tạm giữ vẫn chƣa thực sự đƣợc đảm bảo. Một số lý do phát sinh từ các cơ quan THTT, ngƣời THTT vì đã không giải thích và cho ngƣời bị tạm giữ biết lý do họ bị tạm giữ. Và lý do khác lại phát sinh từ phía ngƣời bị tạm giữ do trình độ và hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế… Do đó dẫn đến tình trạng ngƣời bị tạm giữ không có đƣợc sự chuẩn bị chu đáo về các chứng cứ, giấy tờ, tài liệu, lời khai…có lợi nhất để bảo vệ cho quyền lợi của mình hay tìm sự trợ giúp về pháp luật để bào chữa cho mình. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho chủ thể THTT khó có thể xác định đƣợc hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời bị tạm giữ là vi phạm hình sự hay vi phạm hành chính, nhiều trƣờng hợp dẫn đến bắt ngƣời vô tội và cũng có thể khiến cơ quan THTT bỏ lọt tội phạm.

b. Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ

Đặt mình vào vị thế của ngƣời bị tạm giữ, khi bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, bị hạn chế các quyền nhân thân, quyền tự do... thì chúng ta sẽ rất mong muốn biết đƣợc mình có những quyền và nghĩa vụ gì để giúp cho mình có thể tự bảo vệ hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Nhƣng không phải ai khi ở trong tình trạng bị tạm giữ cũng có đủ sự chín chắn và hiểu biết để yêu cầu đƣợc biết mình có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, quyền đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ đã đƣợc BLTTHS quy định. Việc thực hiện đƣợc quyền này của ngƣời bị tạm giữ đồng nghĩa với việc cơ quan THTT, ngƣời THTT phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Đó là, nghĩa vụ giải thích cho ngƣời bị tạm giữ hiểu rõ họ có những quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia vào quá trình tố tụng, để khiến họ yên tâm, tin tƣởng vào pháp luật và có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

trong việc đảm bảo quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ cũng nhƣ góp phần nhanh chóng kịp thời giải quyết vụ án, xác minh sự thật vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ không phải lúc nào cũng đƣợc đảm bảo. Nhƣ đã nói ở trên, để thực hiện tốt quyền này của ngƣời bị tạm giữ thì cơ quan THTT và ngƣời THTT đều phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình là giải thích cho ngƣời bị tạm giữ biết rõ mình có quyền và nghĩa vụ gì. Nhƣng thực tế cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau mà quyền này của ngƣời bị tạm giữ gần nhƣ khó đƣợc bảo đảm. Trong nhiều trƣờng hợp là do sự yếu kém trong chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời THTT đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Cũng có trƣờng hợp là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật, sự “yếu thế” trong quá trình tham gia TTHS của ngƣời bị tạm giữ nên mặc dù không đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình nhƣng ngƣời bị tạm giữ cũng không “dám” yêu cầu đƣợc biết mình có quyền và nghĩa vụ gì khi bị tạm giữ.

c. Quyền trình bày lời khai của người bị tạm giữ

Theo quy định này thì ngƣời bị tạm giữ có quyền trình bày lời khai về những vấn đề liên quan đến việc họ bị bắt giữ, bị truy nã, tự thú, đầu thú. Trong lời khai trƣớc cơ quan điều tra, ngƣời bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị tình nghi thực hiện tội phạm. Cơ quan ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm lập biên bản ghi lời khai của ngƣời bị tạm giữ. Lời khai đó chỉ đƣợc coi là một loại nguồn chứng cứ trong TTHS, khi nó đƣợc thể hiện hợp pháp bằng biên bản ghi lời khai của ngƣời bị tạm giữ đƣợc ĐTV đọc lại cho ngƣời bị tạm giữ nghe hoặc ngƣời bị tạm giữ tự đọc lại lời khai và có chữ ký của ĐTV, chữ ký hoặc điểm chỉ của ngƣời bị tạm giữ (nếu ngƣời bị tạm giữ không biết chữ) vào biên bản. Đối với ngƣời bị tạm giữ là ngƣời chƣa thành niên hoặc có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất thì việc lấy lời khai những ngƣời này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trƣờng

hợp đại diện gia đình cố tình vắng mặt mà không có lý do chính đáng (khoản 2 Điều 306 BLTTHS).

Việc trình bày lời khai của ngƣời bị tạm giữ là quyền chứ không phải nghĩa vụ. Theo đó, ngƣời bị tạm giữ sử dụng quyền này của mình để khai báo những tình tiết có lợi cho mình nhằm chứng minh mình vô tội hoặc là phạm tội ở mức độ nhẹ hơn tội đã bị khởi tố hay đƣa ra những tình tiết, lý do để

Một phần của tài liệu Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự luận văn ths luật (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)