Ngay sau khi giành đƣợc chính quyền năm 1945, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành các văn bản pháp luật để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó cũng có quy định về tạm giữ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn
khách quan mà đặc biệt là do phải tập trung mọi tinh thần, của cải, vật chất để phục vụ cho việc chống thù trong giặc ngoài, cho nên trong giai đoạn này, chúng ta chƣa có những quy định riêng về ngƣời bị tạm giữ. Trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-01-1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán tại Điều 4, Điều 5 có quy định về việc ngƣời bị bắt trong hai trƣờng hợp: Khi có trát nã của một thẩm phán hay khi thấy ngƣời phạm tội quả tang.
Ngày 29-3-1946, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 46 về việc bảo đảm tự do cá nhân. Sắc lệnh quy định: ngoài trƣờng hợp phạm pháp quả tang về khinh tội hay trọng tội, việc bắt ngƣời phải có lệnh bằng văn bản của Thẩm phán viên. Đồng thời, Sắc lệnh cũng quy định trách nhiệm đối với cơ quan, cá nhân bắt, giam, giữ ngƣời trái pháp luật (Điều thứ 1). Sắc lệnh cũng quy định cụ thể thế nào là phạm pháp quả tang. Trong trƣờng hợp phạm pháp quả tang thì ngƣời bắt không cần phải có lệnh của Thẩm phán viên. Bất kỳ vào trƣờng hợp nào trong hạn 24 giờ kể từ lúc bắt, ngƣời bị bắt cũng phải đƣợc đem ra trƣớc mặt Thẩm phán viên để lấy cung (Điều thứ 2).
Ngày 09-11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc Quốc hội thông qua. Những tƣ tƣởng cơ bản về bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân trong vụ án hình sự đã đƣợc quy định. Hiến pháp khẳng định tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trƣớc pháp luật (Điều 7); công dân không bị bắt giam khi chƣa có quyết định của Tòa án (Điều 11).
Ngoài những quy định trên thì không có quy định nào về khái niệm hay địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ trong giai đoạn này.