0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật TTHS Việt Nam

Một phần của tài liệu NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 57 -57 )

về người bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Những năm gần đây, công tác bắt, giam, giữ ngƣời đã trở thành một vấn đề thu hút sự chú ý của cơ quan Nhà nƣớc, nhiều tổ chức xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Việc bắt ngƣời tuỳ tiện, bắt oan ngƣời không có tội, tạm giữ, tạm giam ngƣời không có lệnh hoặc quá hạn đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền con ngƣời, lợi ích hợp pháp của công dân. Bắt ngƣời, tạm giữ, tạm giam oan sai tuy chƣa phải là hiện tƣợng phổ biến nhƣng đã xảy ra ở nhiều địa phƣơng, gây nên sự bất bình trong dƣ luận xã hội, có trƣờng hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong thực tế, tình trạng ngƣời bị tạm giữ không đúng đối tƣợng còn diễn ra, vẫn xảy tình trạng tạm giữ cả những ngƣời bị bắt khi phạm tội quả tang những sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng hay việc tạm giữ cả những ngƣời bị bắt có nơi cƣ trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra. Trong phần này, ngƣời viết đi sâu tìm hiểu, phân tích và đánh giá về thực trạng của ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 48, 49 của Bộ Chính trị về cải cách tƣ pháp. Nhất là việc quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc nội dung của Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về tội phạm, trong công tác tạm giữ hình sự.

Tại đoạn 3 khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 37 quy định: Giảm ít nhất 1% số ngƣời tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính vì hành vi không cấu thành tội phạm so với năm 2012. Giảm số đối

tƣợng bị tạm giữ, tạm giam chết thuộc trách nhiệm quản lý của nhà tạm giữ, trại tạm giam; cơ bản khắc phục tình trạng tạm giữ, tạm giam chung ngƣời trong cùng vụ án, ngƣời chƣa thành niên với ngƣời thành niên; tạo điều kiện để luật sƣ tham gia tố tụng theo đúng quy định của pháp luật.

Do vậy, trong những năm qua, công tác kiểm sát việc tạm giữ luôn đƣợc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp, trong đó có công tác kiểm sát tạm giữ nhằm đảm bảo cho việc tạm giữ theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của ngƣời bị tạm giữ không bị pháp luật tƣớc bỏ đƣợc tôn trọng. Trong việc tạm giữ, Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định tạm giữ nhƣng trách nhiệm của Viện kiểm sát là kiểm tra, giám sát việc tạm giữ có đúng luật hay không, nếu không đúng thì hủy bỏ quyết định tạm giữ đó. Ngoài ra, Viện kiểm sát còn là cơ quan duy nhất quyết định việc gia hạn hay không gia hạn tạm giữ. Do đó, Viện kiểm sát luôn thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ ngƣời một cách chặt chẽ, trên cơ sở kiểm tra Nhà tạm giữ, trại tạm giam hàng ngày (2 lần/ngày), kiểm sát Nhà tạm giữ, Trại tạm giam định kỳ theo quý, 6 tháng và năm công tác. Đồng thời, qua đó phát hiện kịp thời những vi phạm của Cơ quan công an đối với ngƣời bị tạm giữ, từ đó ban hành những kháng, kiến nghị yêu cầu khắc phục ngay những vi phạm, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong công tác kiểm sát việc tạm giữ.

Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội về công tác kiểm sát việc bắt, phân loại và xử lý ngƣời bị tạm giữ của Cơ quan điều tra trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho thấy: Từ năm 2009 đến năm 2013, tình hình bắt, phân loại và xử lý ngƣời bị tạm giữ của các cơ quan nhà

nƣớc có thẩm quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, góp phần tích cực trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn Thành phố nói riêng và trên cả nƣớc nói chung.

Bảng 2.1: Bảng thống kê tình hình bắt giữ và phân loại từ năm 2009-2013

Năm Người bị tạm giữ 2009 2010 2011 2012 2013 Các hình thức bắt Khẩn cấp 2167 2279 2427 2365 2289 Quả tang 5821 6866 8361 7729 6829 Truy nã 339 336 379 362 409 Đầu thú 831 1021 1133 1226 1285 Tự thú 22 20 29 32 16 Tổng số ngƣời bị tạm giữ 9180 10522 12329 11714 10808 Số đã giải quyết 9113 10337 12145 11643 10726 Tỷ lệ giải quyết 99,3% 98,2% 98,5% 99,4% 99,2%

Nguồn: Phòng Thống kê – Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội.

Từ số liệu bảng thống kê trên cho thấy: Trong năm năm trở lại đây, số lƣợng ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ngày càng tăng, hầu nhƣ năm sau cao hơn năm trƣớc, nhất là trong năm 2011 tổng số ngƣời bị tạm giữ tăng đột biến, tăng 1807 ngƣời so với năm 2010. Tỷ lệ phân loại bắt giữ hàng năm đều đạt tỷ lệ 100% và tỷ lệ giải quyết số ngƣời bị tạm giữ qua các năm đều đạt trên 98%. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây đã chấm dứt hoàn toàn tình trạng tạm giữ không có lệnh hợp pháp. Các quyền của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật hiện hành đã ngày càng đƣợc quan tâm và đảm bảo thực hiện. Hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm về căn cứ, thủ tục tạm giữ và chế độ ở nơi giam giữ đối với ngƣời bị tạm giữ. Số ngƣời bị tạm giữ sau chuyển khởi tố và đƣa ra truy tố, xét xử đã tăng lên, việc phân loại ngƣời bị tạm giữ đƣợc thực hiện nhanh chóng, chặt chẽ nên đã hạn chế

tình trạng thông cung giữa các đối tƣợng trong cùng một vụ án; tình trạng ngƣời bị tạm giữ bỏ trốn đã gần nhƣ không còn (chỉ có năm 2012 có 01 ngƣời tạm giữ bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ Công an quận Đống Đa), các buồng tạm giữ đã đƣợc xây nâng cấp, xây mới nên nơi ở của họ đã rộng rãi, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời bị tạm giữ, chế độ lƣơng thực quy ra gạo đƣợc tăng từ 12 kg lên 15 kg, các chế độ thực phẩm, nhu yếu phẩm cho ngƣời bị tạm giữ đã đƣợc quy thành lƣợng và quyết định theo giá thị trƣờng…

Bảng 2.2: Bảng thống kê tình hình giải quyết người bị tạm giữ từ năm 2009-2013

STT Năm

Kiểm sát việc tạm giữ 2009 2010 2011 2012 2013

1 Tổng số người bị tạm giữ 9180 10522 12329 11714 10808

2 Số đã giải quyết. Trong đó: 9113 10337 12145 11643 10726 2.1 Khởi tố chuyển tạm giam 6376 7023 8153 7934 7290 2.2 Khởi tố áp dụng biện pháp

ngăn chặn khác 2388 2972 3622 3185 2777 2.3 Số truy nã chuyển tạm giam 148 229 240 340 395 2.4 Cơ quan bắt trả tự do 201 106 130 184 264 Tỷ lệ xử lý hình sự 97,8% 98,9% 98,9% 98,4% 97,5%

Nguồn: Phòng Thống kê – Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội.

Tỷ lệ ngƣời bị tạm giữ sau chuyển khởi tố hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hàng năm đạt tỷ lệ cao từ 97,5% trở lên. Đối với ngƣời bị tạm giữ, sau khi đã xác minh đƣợc đầy đủ hành vi phạm tội, nhân thân, lai lịch rõ ràng, trên cơ sở đối chiếu với các quy định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong đó, số ngƣời bị tạm giữ sau giải quyết khởi tố chuyển tạm giam là chủ yếu. Đối với ngƣời bị tạm giữ có hành vi phạm tội cụ thể, khi xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ hoặc chuyển tạm giam thì cơ quan THTT đã hủy bỏ

biện pháp tạm giữ, khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, thƣờng là áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cƣ trú đối với họ. Đối với ngƣời bị truy nã, là những ngƣời đã bị khởi tố về hình sự, sau khi cơ quan THTT xác định đƣợc đúng nhân thân ngƣời phạm tội, trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ, hành vi phạm tội, nhân thân, lai lịch của ngƣời phạm tội thì họ cũng có thể không tiếp tục bị tạm giữ và không bị tạm giam mà chuyển áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Do đó, qua so sánh đối chiếu số liệu Bảng 2.2 có thể thấy số ngƣời bị truy nã sau chuyển tạm giam ít hơn số ngƣời bị truy nã tại Bảng 2.1.

Tỷ lệ ngƣời bị tạm giữ sau trả tự do và chuyển xử lý hành chính các năm đều không quá 1% (Phụ lục 2), thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu đặt ra theo Nghị quyết 37. Kết quả này đã thể hiện vai trò quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố Hà Nội trong công tác kiểm sát việc tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

* Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được

- Các cơ quan THTT và ngƣời có thẩm quyền trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật TTHS về ngƣời bị tạm giữ.

- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết về cải cách tƣ pháp và nhất là Nghị quyết 37 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về tội phạm trong công tác tạm giữ hình sự.

- Vai trò của Viện kiểm sát hai cấp Thành phố Hà Nội trong công tác kiểm sát việc tạm giữ luôn đƣợc quan tâm, chú trọng, chất lƣợng công tác kiểm sát ngày càng đƣợc nâng lên.

- Việc đánh giá, phân loại ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội luôn đƣợc quan tâm và kiểm sát chặt chẽ, đảm bảo việc phân loại ngƣời bị tạm giữ đƣợc chính xác, kịp thời và hiệu quả cao.

- Viện kiểm sát hai cấp Thành phố Hà Nội đã thƣờng xuyên phối hợp với Mặt trận tổ quốc cùng cấp trong việc thực hiện công tác kiểm sát Nhà tạm

- Cơ sở vật chất nhiều Nhà tạm giữ đã đƣợc xây nâng cấp, xây mới, bổ sung, nhất là việc trang bị hệ thống camera tới từng buồng tạm giữ, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, đảm bảo chế độ sinh hoạt cho ngƣời bị tạm giữ.

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn một số hạn chế trong công tác thực hiện việc tạm giữ hình sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhƣ: Vẫn còn tình trạng ngƣời bị tạm giữ bị tạm giữ quá hạn do hết hạn tạm giữ nhƣng không có quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan ra quyết định tạm giữ hoặc quyết định tố tụng khác thay thế: năm 2010, 2012 có 05 ngƣời bị tạm giữ quá hạn. Trong công tác quản lý ở các nhà tạm giữ, trại tạm giam vẫn có tình trạng vi phạm quy chế và nội quy ở nơi giam giữ, hành vi chủ yếu là tình trạng đánh nhau, gây mất trật tự ở nơi giam giữ. Công tác phân loại, xử lý, thực hiện chế độ đối với ngƣời bị tạm giữ còn vi phạm, việc giam chung ngƣời bị tạm giữ với ngƣời bị tạm giam vẫn xảy ra, việc tạm giữ chung ngƣời chƣa thành niên với ngƣời đã thành niên; tình trạng lạm dụng tạm giữ hành chính để chuyển bắt giữ hình sự vẫn còn tồn tại. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác kiểm sát việc tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm qua, song việc bắt và tạm giữ hình sự đối với ngƣời bị tình nghi là thực hiện tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hình sự sau phải trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ vẫn xảy ra khá phổ biến.

Trên cơ sở thống kê về tình hình ngƣời bị tạm giữ sau phải trả tự do của các cơ quan tố tụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong năm năm trở lại đây (phụ lục 1, 2), cho thấy:

- Tình trạng ngƣời bị tạm giữ có quyết định tạm giữ sau phải trả tự do: năm 2009 có 201 trƣờng hợp, năm 2010 có 106 trƣờng hợp, năm 2011 có 130 trƣờng hợp, năm 2012 có 184 trƣờng hợp, năm 2013 có 264 trƣờng hợp.

- Tình trạng ngƣời bị tạm giữ đƣợc trả tự do vì không đủ căn cứ khởi tố hình sự và không bị xử lý hành chính: năm 2009 có 18 trƣờng hợp, năm 2010 có 11 trƣờng hợp, năm 2011 có 15 trƣờng hợp, năm 2012 có 22 trƣờng hợp, năm 2013 có 26 trƣờng hợp.

- Tình trạng ngƣời bị tạm giữ đƣợc trả tự do, chuyển xử lý hành chính: năm 2009 có 27 trƣờng hợp, năm 2010 có 23 trƣờng hợp, năm 2011 có 24 trƣờng hợp, năm 2012 có 46 trƣờng hợp, năm 2013 có 66 trƣờng hợp.

Bên cạnh những trƣờng hợp trả tự do có căn cứ theo quy định của pháp luật, trong bảng thống kê (phụ lục 2) còn thể hiện số ngƣời bị tạm giữ sau trả tự do để chờ xử lý sau. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đối với những trƣờng hợp trả tự do này, thƣờng không có căn cứ điều luật quy định cụ thể. Nhƣng trên cơ sở những nguyên tắc tố tụng hình sự, những quy định mang tính chất nhân đạo và nhất là trong từng trƣờng hợp đối với từng ngƣời bị tạm giữ cụ thể, cơ quan ra quyết định tạm giữ đã hủy bỏ quyết định tạm giữ, trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ mà không áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác và chờ khi có điều kiện thì sẽ xử lý. Những ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp nêu trên có thể: Là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời đầu thú, tự thú nhƣng bị bệnh hiểm nghèo phải, đang phải chữa bệnh hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dƣới 36 tháng tuổi…

Từ thực trạng nêu trên, đồng thời qua tiến hành kiểm sát trực tiếp các nhà tạm giữ và kiểm tra thực tế của Phòng 4, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đối với các nhà tạm giữ trên các quận huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thể nêu ra một số trƣờng hợp cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ đối với ngƣời bị bắt nhƣng sau chuyển trả tự do nhƣ sau:

+ Nguyễn Văn Tuân - Sinh năm: 1978; HKTT: Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội phạm tội Tổ chức đánh bạc theo quy định tại Điều 249 BLHS, bản thân

Tuân có 02 tiền án. Bản án ngày 21/3/2012, tuyên phạt Tuân 12 tháng tù giam về tội Tổ chức đánh bạc. Ngày 25/5/2012, có quyết định thi hành án, ngày 26/7/2012 có quyết định truy nã. Ngày 19/12/2012, Nguyễn Văn Tuân bị bắt, có quyết định tạm giữ và đƣa vào Nhà tạm giữ Công an thị xã Sơn Tây. Ngày 20/12/2012, Nguyễn Văn Tuân có đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù, cùng ngày TAND thị xã Sơn Tây có quyết định Hoãn chấp hành hình phạt tù cho Nguyễn Văn Tuân thời hạn 06 tháng từ 20/12/2012 đến 20/6/2012 với lý do bị bệnh viêm gan. Hồ sơ hoãn của Tuân không có bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp Tỉnh, chỉ có phiếu xét nghiệm của phòng khám đa khoa 83B Lý Thƣờng Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điều đó cho thấy Tòa án nhân dân thị xã Sơn Tây đã vi phạm nghiêm trọng về thẩm quyền và căn cứ khi ra quyết định hoãn, từ đó dẫn đến việc trả tự do cho Tuân sau khi có quyết định tạm giữ là sai.

+ Ngƣời bị tạm giữ đƣợc Cơ quan điều tra hủy quyết định tạm giữ và không xử lý hành chính: Ngày 13/6/2010, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an

Một phần của tài liệu NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 57 -57 )

×