Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự luận văn ths luật (Trang 92)

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, trình độ pháp lý, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng

- Đối với ngƣời THTT trong cơ quan điều tra:

+ Nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý tin báo, tố giác tội phạm của nhân dân. Kịp thời có mặt tại nơi xảy ra sự việc có

tin báo để xác nhận có hay không có hành vi phạm tội, có ngƣời phạm tội hay không, có những hoạt động tác nghiệp phù hợp để thu giữ tang vật, các dấu vết liên quan…làm cơ sở ban đầu xác định hành vi phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật, giúp cho việc tạm giữ ngƣời chính xác, khách quan, không bắt giữ oan ngƣời vô tội.

+ Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của cán bộ có thẩm quyền trong việc bắt, ra quyết định tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ và cán bộ làm công tác quản lý việc tạm giữ, tạm giam tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam.

+ Đối với các điều tra viên và cán bộ điều tra làm công tác điều tra hình sự, cần phải thƣờng xuyên học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức chính trị, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, nắm chắc các quy định của pháp luật về ngƣời bị tạm giữ, hiểu rõ tính chất, mục đích của việc tạm giữ; đảm bảo khi thực hiện bắt ngƣời phải có lệnh và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, hạn chế tình trạng “tiền trảm hậu tấu” khi bắt ngƣời; tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời bào chữa tham gia vào quá trình điều tra vụ án hình sự ngay từ khi ngƣời bị tạm giữ có yêu cầu có ngƣời bào chữa cho họ.

+ Thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý giam giữ, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng kịp thời với yêu cầu công tác quản lý tạm giam, tạm giữ trong thời kỳ mới.

- Đối với ngƣời THTT trong Viện kiểm sát: Viện kiểm sát chỉ phê chuẩn lệnh bắt khi đã xác định rõ căn cứ chứng tỏ ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm sẽ gây khó khăn cho hoạt động tố tụng. Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, nghiên cứu kỹ tài liệu vụ án, gặp trực tiếp hỏi kỹ càng điều tra viên, những ngƣời có liên quan đến vụ án và cả ngƣời bị bắt,

ngƣời bị tạm giữ về các tình tiết của vụ án để quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ. Trong trƣờng hợp tạm giữ ngƣời không có căn cứ thì Viện kiểm sát kiên quyết không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, yêu cầu cơ quan điều tra hủy bỏ quyết định tạm giữ và trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ. Viện kiểm sát cấp trên chủ động hƣớng dẫn nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm đối với Viện kiểm sát cấp dƣới, kịp thời có những thông tin hai chiều về những vƣớng mắc, khó khăn cần tháo gỡ trong công tác kiểm sát việc tạm giữ. Mỗi kiểm sát viên cần phải luôn đề cao trách nhiệm, ý thức pháp luật, ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực thi công vụ của mình.

Trên cơ sở quán triệt tinh thần cải cách tƣ pháp về nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tƣ pháp, cần tập trung đào tạo những cán bộ giỏi, chuyên sâu trong từng lĩnh vực để có nhiều chuyên gia giỏi, khắc phục tình trạng chất lƣợng cán bộ tƣ pháp còn yếu nhƣ hiện nay. Đồng thời, cần nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan THTT nhất là giữa Điều tra viên và Kiểm sát viên trong việc tạm giữ ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong việc xác định hành vi phạm tội của ngƣời bị tạm giữ, trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể để có đƣờng lối phân loại, xử lý chính xác, đúng với quy định của pháp luật.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm cho công dân tham gia tích cực vào việc đấu tranh chống tội phạm

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một phƣơng pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về kiến thức pháp luật. Điều này một mặt giúp ngƣời dân tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội, mặt khác

giúp cơ quan THTT nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những hành vi phạm tội. Thực tiễn cho thấy, phần lớn nhân dân do thiếu hiểu biết pháp luật mà nhất là pháp luật về tố tụng hình sự nên đôi khi còn có thái độ tiêu cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Hay do sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới pháp luật, sợ bị trả thù … nên không tích cực tham gia vào việc tố giác tội phạm. Thậm chí, có ngƣời vì những lý do cá nhân khác nhau mà cung cấp những thông tin thiếu chính xác, sai sự thật gây khó khăn cho cơ quan THTT trong quá trình xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bởi vậy, công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân là rất cần thiết và cần đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ: Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị, xã hội, thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dƣới dạng sân khấu hóa, thông qua các phiên tòa xét xử nhất là các phiên tòa xét xử lƣu động…và đặc biệt quan tâm hơn nữa công tác giáo dục pháp luật từ các cấp trong trƣờng học để tạo thói quen và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật.

Đối với ngƣời bị tạm giữ cần phải đƣợc thƣờng xuyên giáo dục chính sách, pháp luật, nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam, quy chế về tạm giữ, tạm giam. Nhằm nâng cao nhận thức cho ngƣời bị tạm giữ, hạn chế mức thấp nhất việc ngƣời bị tạm giữ phạm tội mới ở nhà tạm giữ, đồng thời nâng cao hiểu biết để ngƣời bị tạm giữ tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Thứ ba, nâng cao chất lượng kiểm sát công tác tạm giữ

Viện kiểm sát có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho việc bắt, tạm giữ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho chế độ tạm giữ đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh. Đồng thời, bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ cũng nhƣ các quyền khác của họ không bị pháp luật tƣớc bỏ. Do đó, để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp

của ngƣời bị tạm giữ thì Viện kiểm sát cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc tạm giữ. Kiểm sát chặt chẽ việc phân loại ngƣời bị tạm giữ nhằm chống thông cung, trốn, vi phạm kỷ luật và phạm tội mới, hạn chế thấp nhất các trƣờng hợp chết do tự sát. Tăng cƣờng công tác kiểm sát hàng ngày của KSV đối với nhà tạm giữ, trại tạm giam, phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ bắt, tạm giữ hình sự sau không đủ căn cứ khởi tố phải trả tự do. Kiểm sát chặt chẽ công tác quản lý và việc thực hiện chế độ đối với ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Nhằm thực hiện nghiêm việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ.

Thứ tư, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà tạm giữ, các phương tiện thông tin, liên lạc phục vụ cho công tác tạm giữ, tạm giam

Thực tiễn tình hình ngƣời bị tạm giữ trong những năm qua vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Ngƣời phạm tội ngày càng manh động, chống đối quyết liệt, dùng những thủ đoạn và phƣơng tiện kỹ thuật để che dấu tội phạm. Trong khi đó cơ sở vật chất phục vụ cho việc tạm giữ ở nhiều địa phƣơng đã đƣợc xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, hƣ hỏng, không đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý việc giam giữ trong tình hình mới. Nhiều dự án phục vụ công tác tạm giữ chậm đƣợc triển khai, vệ sinh môi trƣờng cơ sở tạm giữ không đảm bảo. Do vậy, cần bổ sung các trang thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác kiểm tra, quản lý ngƣời bị tạm giữ tại các buồng giam giữ trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Nhất là hệ thống camera để quan sát trong các buồng tạm giữ, tạm giam, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề đột xuất xảy ra nhƣ: tự tử, đánh nhau, bỏ trốn, "thông cung”. Đồng thời, cần có kế hoạch và kịp thời triển khai thực hiện việc sửa chữa hoặc xây mới đối với các nhà tạm giữ, trại tạm giam xuống cấp, thƣờng xuyên quá tải...

KẾT LUẬN

Xác định và bảo đảm địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam là vấn đề thiết thực liên quan đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ. Nội dung này, chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều trong khoa học luật tố tụng hình sự nƣớc ta. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung các quy định về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam cũng nhƣ phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cƣờng pháp chế, tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân khi tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là một vấn đề khó nhƣng rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, nên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự”. Với khả năng có hạn, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu và đạt đƣợc một số kết quả khiêm tốn sau đây:

1/ Luận văn đã góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận chung và quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam. Đã đƣa ra đƣợc những khái niệm quan trọng nhƣ: địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ, khái niệm khoa học về ngƣời bị tạm giữ. Xác định đƣợc tƣ cách tố tụng, những đặc điểm chung nhất của ngƣời bị tạm giữ nói chung và ngƣời bị tạm giữ trong một số trƣờng hợp đặc biệt. Từ đó, giúp cho việc áp dụng các quy định về ngƣời bị tạm giữ trong từng trƣờng hợp cụ thể đƣợc chính xác, không để ngƣời bị tạm giữ bị tạm giữ oan sai, không để lọt tội phạm. Trên cơ sở, tìm hiểu và so sánh địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới, cho thấy những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam đối với ngƣời bị tạm giữ và những điểm tiến bộ trong TTHS một số nƣớc đã nêu trên.

2/ Luận văn đã phân tích có hệ thống và làm rõ các quy định của Bộ luật TTHS hiện hành về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. Đồng thời, nêu lên đƣợc các quy định pháp luật cụ thể liên quan đến ngƣời bị tạm giữ. Góp phần đƣa ra những quan điểm nhằm bảo đảm cho các quy định đối với ngƣời bị tạm giữ đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định pháp luật và bảo đảm các quyền của ngƣời bị tạm giữ, đã đƣa ra đƣợc những kết quả đáng khích lệ trong quá trình ngƣời bị tạm giữ tham gia vào quá trình tố tụng. Đồng thời, nêu lên đƣợc những hạn chế còn tồn tại cũng nhƣ những nguyên nhân khách quan và chủ quan đối với những hạn chế đã nêu ra. Từ đó, có phƣơng hƣớng hoàn thiện và những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập.

3/ Luận văn đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam và tăng cƣờng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ trong hoạt động TTHS. Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về ngƣời bị tạm giữ trong năm năm gần đây, chúng tôi đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn có nhiều vƣớng mắc, mâu thuẫn, những quy định chƣa hợp lý, bổ sung một số quyền, lợi ích hợp pháp mà ngƣời bị tạm giữ cần phải có, nhất là trong TTHS giai đoạn hiện nay...Đồng thời với việc hoàn thiện pháp luật TTHS, cũng cần thực hiện các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng CSVN, Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ - TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

2. Ban chấp hành Trung ƣơng ĐCSVN, Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ tƣ pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật (1998), số chuyên đề về Luật hình sự của một số nước trên thế giới.

4. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb, Văn hóa thông tin.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 6. ĐHQG Hà Nội, khoa luật (2001), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb

Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

7. Đuma Quốc gia Liên bang Nga (2002), BLTTHS Liên bang Nga, phụ trƣơng thông tin khoa học pháp lý, VKSND Tối cao, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong TTHS Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sỹ Luật học, Hà Nội.

9. Đinh Thế Hƣng (2010), Bảo vệ quyền con người trong Tố tụng Hình sự, Tham luận tại Hội thảo, Các điều kiện đảm bảo quyền con ngƣời ở Việt Nam do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Viện NN và Pháp luật tổ chức ngày 27/8/2010.

10. Đoàn Tạ Cửu Long và Nguyễn Tấn Hảo (2012), “Một số ý kiến hoàn thiện Bộ luật TTHS về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo”, Tạp chí kiểm sát, (21)/2012.

11. Nghị viện Pháp (1998), BLTTHS của nước Cộng hoà Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Hoàng Phê (2013) (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, - Nxb Đà Nẵng.

13. Nguyễn Bá Phùng (2010), Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật TTHS Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

15. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

16. Quốc hội nƣớc CHND Trung Hoa (1979), Luật TTHS của nước CHND Trung Hoa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2000), BLTTHS của nước CHXHCN Việt Nam năm 1988, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001.

Một phần của tài liệu Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự luận văn ths luật (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)