Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
2,29 MB
Nội dung
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nang lách là tổn thƣơng ít phổ biến của lách[59], nang lách chiếm tỉ lệ
0,5% đến 2% dân số[80], xuất hiện dƣới hai dạng là nang lách do ký sinh
trùng và nang lách không do ký sinh trùng[34],[37].
Theo báo cáo của F.Gary Robbins[5] và cộng sự thuộc Đại học Y khoa
miền Nam California ghi nhận nang lách chiếm tỉ lệ 0,07% trong 42327
trƣờng hợp mổ tử thiết.
Trên thế giới, năm 1829, Andral[26] là ngƣời đầu tiên mô tả về bệnh lý
nang lách xảy ra trên con ngƣời.
Năm 1867, Pean[36] là một nhà phẫu thuật ngƣời Pháp đã thực hiện cắt
lách đầu tiên trên bệnh nhân có bệnh nang lách, việc phẫu thuật cắt lách điều
trị đã cho thấy an toàn và hiệu quả.
Năm 1953, Fowler[27] báo cáo 265 trƣờng hợp nang lách và đã đƣa ra
phân loại đầu tiên về nang lách.
Năm 1958, Martin[6] đã đơn giản việc phân loại nang lách, chia nang
lách không do ký sinh trùng gồm nang lách bẩm sinh và nang lách tân sinh.
Năm 2002, Morgenstern[56] đƣa ra phân loại mới về nang lách không
do ký sinh trùng. Tác giả phân loại mới này không dựa trên sự hiện diện của
tế bào vách nang, vì cho rằng rất khó phân biệt vách tế bào nang.
Nang lách có triệu chứng lâm sàng thƣờng không đặc hiệu[14]. Bệnh
nhân thƣờng than phiền đau hạ sƣờn trái, đau thƣợng vị, đau vai trái, có một
khối ở hạ sƣờn trái và có cảm giác nặng[69]. Hoặc triệu chứng từ sự chèn ép
của nang lách lên cơ quan lân cận nhƣ khó tiêu, ăn uống không ngon, buồn
nôn, nôn ói, đầy hơi, ợ chua (chèn ép dạ dày), thiểu niệu, tăng huyết áp do
thận (chèn ép thận và mạch thận), gây ho, khó thở, đau vai trái (chèn ép cơ
hoành), rối loạn nhịp tim (chèn ép tim), táo bón, tiêu lỏng (chèn ép đại
tràng)[59]. Biến chứng nang lách gây nguy hiểm tính mạng là nhiễm trùng
2
nang, xuất huyết trong nang, vỡ nang, rò vào tạng lân cận, hóa ác tính. Nhiễm
trùng nang gây áp xe và nhiễm trùng huyết. Vỡ nang lách tự nhiên hay do
chấn thƣơng gây xuất huyết nội, sốc mất máu và viêm phúc mạc[7],[9]. Chẩn
đoán nang lách thƣờng dựa trên hình ảnh học của siêu âm, CT scan bụng[6].
Phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng cho điều trị nang lách. Có nhiều loại phẫu
thuật khác nhau liên quan đến điều trị nang lách dựa trên tuổi bệnh nhân, kích
thƣớc nang lách, vị trí nang lách, số lƣợng nang lách, bản chất của nang lách.
Các loại phẫu thuật điều trị nang lách gồm: cắt lách toàn bộ, cắt lách bán
phần, cắt chóp nang lách. Cắt lách bán phần, cắt chóp nang lách đƣợc biết là
phẫu thuật điều trị bảo tồn lách, nhƣng nguy cơ tái phát nang, dễ bị chảy máu
trong và sau phẫu thuật, phải mổ lại[59],[51],[69].
Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị nang lách đã đƣợc thực hiện rộng
rãi, cho thấy tính thẩm mỹ, an toàn, khả thi, bệnh nhân ít đau sau mổ và thời
gian nằm viện ngắn hơn so với cắt lách mổ mở truyền thống[13],[59].
Ở nƣớc ta, phẫu thuật cắt lách điều trị nang lách đƣợc thực hiện ở một
số bệnh viện và trung tâm lớn, nhƣng báo cáo về nang lách và điều trị là chƣa
có. Vậy để hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nang lách là nhƣ thế nào?
Kết quả của phẫu thuật nội soi cắt lách đạt đƣợc là gì? Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu sau: ‛‛Phẫu thuật nội soi cắt lách trong điều trị nang lách’’.Với
mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
1. Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giải phẫu bệnh của
nang lách.
2. Xác định kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị nang lách: tỉ
lệ thành công, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ tai biến và biến chứng.
-------------------------------------------------------
3
1. Chƣơng
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA LÁCH
1.1.1. Hình thể ngoài và liên quan
Lách là một khối lớn của mô bạch huyết và mạch máu. Lách nằm ở
phần tƣ trên trái của bụng trong một cái hốc đƣợc tạo bởi cơ hoành ở phía
trên, dạ dày ở trong, thận trái cùng tuyến thƣợng thận trái ở phía sau, dây
chằng hoành kết tràng ở dƣới và thành ngực ở ngoài.
Lách có một mặt tạng dƣới trong và một mặt hoành trên ngoài. Lách có
một bờ trên và một bờ dƣới, một cực trên và một cực dƣới. Mặt hoành lồi,
mềm mại, nhìn về phía sau ngoài và về phía sau trong khi đến gần bờ dƣới.
Mặt hoành thì liên quan với bề mặt bụng của vòm hoành trái, ngăn cách với
đáy màng phổi, thùy dƣới phổi trái và xƣơng sƣờn số 9 đến 11. Mặt tạng nhìn
về phía dƣới trong hƣớng vào khoang bụng và có các ấn không hằng định: ấn
kết tràng, ấn thận, ấn dạ dày, ấn tụy[46],[60].
Ấn dạ dày nhìn về phía trƣớc trong, rộng, lõm nơi mà lách nằm kế bên
mặt sau của đáy vị. Lách ngăn cách với dạ dày bởi ngách phúc mạc mà đƣợc
giới hạn bởi dây chằng vị lách. Ấn thận hơi lõm, nằm ở phần dƣới cùng của
mặt tạng, liên quan với vùng trên và ngoài của mặt trƣớc thận trái, cực trên
của tuyến thƣợng thận trái. Ấn kết tràng nằm đầu trƣớc của lách, liên quan kết
tràng góc lách và dây chằng hoành kết tràng. Ấn tụy liên quan đuôi tụy nằm
trong dây chằng lách thận.
Mặt lách có bờ khuyết liên quan có nhiều nhánh động mạch, khi tiến
hành phẫu thuật cắt lách phải thận trọng, thắt từng cái một thật tỉ mỉ. Rốn lách
là một khe hở cho nhánh của động mạch lách, tĩnh mạch lách, thần kinh, bạch
huyết đi ra và vào lách, bao bọc bởi dây chằng lách thận, nằm ở mặt tạng của
lách, liên quan đuôi tụy (Hình 1.1)[1],[4].
4
Hình 1.1. Giải phẫu hình thể bên ngoài và liên quan của lách.
Nguồn: Tank PW.,Gest TR. (2009), Lippincott Williams & Wilkins atlas of anatomy[72].
1.1.2. Trọng lƣợng và kích thƣớc lách
Lách bình thƣờng ngƣời trƣởng thành có trọng lƣợng trung bình 150
gram, giới hạn bình thƣờng khá rộng từ 80 đến 300 gram (< 500 gram). Kích
thƣớc bình thƣờng của lách dài 12cm, rộng 7cm, dầy 4cm[1],[4].
5
1.1.3. Dây chằng
Dây chằng vị lách là một phần của mạc treo vị sau giữa dạ dày và lách.
Phần trên dây chằng dạ dày lách chứa các động mạch vị ngắn và phần dƣới
của dây chằng này chứa mạch máu của vị mạc nối trái. Mạch máu vị ngắn và
mạch máu vị mạc nối trái nên đƣợc thắt từng cái một. Dây chằng vị lách nên
đƣợc cắt giữa hai cái clip kẹp mạch máu để tránh gây chảy máu sau khi cắt
dây chằng.
Dây chằng lách thận là phần sau của mạc treo vị sau nguyên thủy. Dây
chằng lách thận bao bọc các mạch máu lách và đuôi tụy. Lớp ngoài của dây
chằng dạ dày lách hình thành nên lớp sau của dây chằng lách thận. Sự chia cắt
bất cẩn dây chằng lách thận có thể làm tổn thƣơng mạch máu vị ngắn. Cuống
lách hẹp hoặc rộng. Dây chằng lách thận bản thân nó là vô mạch, nhƣng nó
bao bọc mạch máu lách và đuôi tụy, nên khi cắt hoặc bóc tách để di động lách
thì phải cẩn thận. Độ hiệu quả di động lách không phụ thuộc vào dây chằng
lách thận, nhƣng phụ thuộc nhiều vào chiều dầy của các mạch máu lách sau
khi cắt dây chằng. Lê Văn Cƣờng[1] chia sự đa dạng của dây chằng lách thận
ra làm 4 nhóm:
− Nhóm 1: dây chằng ngắn bao quanh đuôi tụy.
− Nhóm 2: dây chằng ngắn, đuôi tụy không cắm vào dây chằng này.
− Nhóm 3: dây chằng dài bao quanh đuôi tụy.
− Nhóm 4: dây chằng dài, đuôi tụy không cắm vào dây chằng này.
Dây chằng lách hoành là sự quặt ngƣợc của mạc treo ruột đến thành sau
thân vị và mặt dƣới cơ hoành tại vùng cực dƣới của lách gần với dạ dày. Dây
chằng lách hoành đến rốn lách thì nó chứa đuôi tụy và mạch máu lách bao
gồm luôn nguyên ủy của động mạch vị mạc nối trái.
Dây chằng lách kết tràng là vết tích của đầu bên trái của mạc treo kết
tràng ngang. Các mạch máu khác thƣờng và ngoằn ngoèo của lách hoặc động
6
mạch vị mạc nối trái có thể đủ gần để làm tổn thƣơng khi cắt dây chằng này
một cách không cẩn thận và gây chảy máu nhiều.
Dây chằng tụy lách xuất hiện khi đuôi tụy chƣa chạm tới lách. Dây
chằng tụy lách thƣờng mỏng.
Dây chằng hoành kết tràng phát triển từ chỗ nối ruột giữa và ruột sau.
Lách phát triển nên dây chằng này bị biến dạng và hình thành nên một cái túi
nâng đỡ lách. Dây chằng hoành kết tràng nối giữa kết tràng góc lách với cơ
hoành, đƣợc xem nhƣ sàn lách. Trong phẫu thuật cắt lách, dây chằng này nhƣ
chƣớng ngại vật tại rãnh cạnh kết tràng góc lách (Hình 1.2).
Lách to luôn nằm phía trƣớc và thƣờng dính với kết tràng, mạc nối lớn.
Phẫu thuật viên khi cắt lách cần cẩn thận và phẫu tích chậm nhằm giúp tránh
chảy máu từ lách, từ bờ cong lớn dạ dày và từ bao thận bên trái.
Hình 1.2. Các dây chằng của lách.
Nguồn: Poulin EC. (2005),“Splenectomy”, ACS surgery principles and practice[63].
7
1.1.4. Mạch máu lách
1.1.4.1. Động mạch lách
Động mạch lách là nhánh của động mạch thân tạng trong hầu hết các
trƣờng hợp, tách ra cùng động mạch gan chung và động mạch vị trái[78].
Xuất phát từ động mạch thân tạng thì động mạch lách đi sang trái và rất gần
với bờ trên tụy, đƣờng đi nằm hoàn toàn phía trƣớc hoặc phía sau thân tụy, đi
sau phúc mạc, dƣới thành sau của túi mạc nối. Chiều dài thay đổi từ 8 đến
32cm, đƣờng kính 0,5 đến 1,2cm. Động mạch lách chia làm hai nhánh chính,
ít gặp hơn là 3 nhánh chính[3]. Các nhánh đi đến rốn lách có số lƣợng thay
đổi nhiều từ 5 đến 20 nhánh, trung bình là 11 nhánh. Một lách có khuyết
thƣờng có nhiều nhánh động mạch chạy vào lách, nhƣng đôi khi lách không
có khuyết cũng có thể có sự phân bố mạch máu phong phú, nên phải đƣợc chú
ý trong phẫu thuật cắt lách. Tất cả các động mạch vị ngắn xuất phát từ nhánh
đến lách của động mạch lách. Lách còn đƣợc cung cấp máu bởi mạch máu
đến từ động mạch tụy dƣới, các động mạch vị ngắn, động mạch vị mạc nối
trái. Trong nghiên cứu 100 trƣờng hợp về mạch máu lách, Michels ghi nhận
động mạch lách có hai loại: loại phân nhánh chiếm 70% trƣờng hợp, loại bó
chiếm 30% trƣờng hợp. Xử trí cắt lách đối với loại bó thực hiện khó khăn hơn
đối với loại phân nhánh[24],[33],[62],[63].
Theo Michels, nêu kinh nghiệm về nhận định hai dạng chính của mạch
máu cuống lách, góp phần cô lập, xử lý hiệu quả mạch máu cuống lách trƣớc
khi cắt lách. Đó là loại nhánh (hay loại phân nhánh sớm) và loại bó (hay loại
phân nhánh muộn) nhƣ sau (Hình 1.3):
− Loại phân nhánh sớm: động mạch lách phân nhánh nuôi từng thùy
lách ở xa rốn lách. Khi đó mặt trong lách sẽ có hình răng cƣa. Trƣờng hợp
này có thể phẫu tích cắt rời từng nhánh nuôi phân thùy dễ hơn loại phân
nhánh muộn hay loại bó.
8
− Loại phân nhánh muộn: các nhánh mạch máu nuôi phân thùy đƣợc
chia và chạy sát lách, thƣờng nằm trong rốn lách rồi mới phân nhánh vào
lách. Trong trƣờng hợp này phẫu tích dễ gây chảy máu.
Theo Michels, cần có kinh nghiệm xử lý cả hai dạng bó mạch trên. Đó
là luôn tìm động mạch ở bờ trên tụy xa rốn lách: nhƣ vậy sẽ xử lý cả hai dạng
phân nhánh sớm và muộn. Sau khi xử lý động mạch sẽ xử lý tĩnh mạch lách
vì khi xử lý động mạch trƣớc ngăn nguồn cung cấp máu, máu từ lách về tuần
hoàn theo đƣờng tĩnh mạch, điều này giúp làm giảm kích thƣớc lách và nguy
cơ chảy máu trong phẫu thuật.
Hình 1.3. Hai dạng chính của mạch máu cuống lách.
Nguồn: Poulin EC. (2005),“Splenectomy”, ACS surgery principles and practice[63].
9
1.1.4.2. Tĩnh mạch lách
Các tĩnh mạch đi ra khỏi rốn lách hợp lại tạo tĩnh mạch lách, ba nhánh
tại rốn lách là dạng thƣờng gặp, đi qua dây chằng lách thận cùng với động
mạch lách và đuôi tụy. Tĩnh mạch lách nối với tĩnh mạch mạc treo tràng trên
tạo thành tĩnh mạch cửa. Nhƣ một quy luật cho phẫu thuật, nên thắt động
mạch thực hiện trƣớc tĩnh mạch.
1.1.5. Thần kinh và hệ bạch huyết
Thần kinh lách xuất phát từ phần trƣớc và trong của đám rối tạng. Lách
chiếm 1/4 bạch huyết cơ thể. Hệ bạch huyết lách bắt nguồn từ bao lách và bè
lách lớn. Các tuyến bạch huyết lách tụy nằm dọc theo động mạch lách. Đây là
nhóm lớn nhất của các hạch bạch huyết của lách, các hạch bạch huyết này dẫn
lƣu bạch huyết của lách, tụy và dạ dày.
1.2. SINH LÝ HỌC LÁCH VÀ MÔ HỌC LÁCH
1.2.1. Hai chức năng sinh lý của lách
− Thứ nhất: là hệ thống lọc máu và thành phần hệ thống nội mô. Giữ
vai trò bắt kháng nguyên và vật chất riêng lẻ, lọc, biến đổi hoặc cảm nhận tế
bào máu, vi trùng, hemoglobin, kim loại để phân hủy từ vòng tuần hoàn.
Chức năng lọc đƣợc thực hiện bởi đại thực bào và tế bào cấu tạo lƣới ở lách,
chức năng này liên quan đến thành phần tủy đỏ của lách[20],[22],[79].
− Thứ hai: là thành phần hệ thống miễn dịch: tạo quá trình thực bào vi
trùng và tạo các kháng thể. Theo Chadburn cho rằng lách có thể duy trì toàn
vẹn máu và đáp ứng kháng thể. Vi tuần hoàn lách là trung tâm thực hiện chức
năng miễn dịch liên quan thành phần tủy trắng của lách[22],[28].
1.2.2. Mô học lách
Lách bao gồm 80% tủy đỏ và 20% tủy trắng. Máu qua các mạch máu
đổ vào tủy đỏ của lách. Đại thực bào nằm khoang gian bào tủy đỏ thực bào
10
các hồng cầu hƣ hại và hạt chất. Các tế bào máu đi ra qua các mao mạch lách
vào xoang tĩnh mạch của lách. Theo Seufert và Mitrou[78] , lách nhận 300ml
máu mỗi phút (chiếm khoảng 6% cung lƣợng tim), tƣơng ứng với 3ml máu
trong một phút cho mỗi gram lách. Lách có thể duy trì toàn vẹn máu và đáp
ứng kháng thể, nhƣng bệnh nhân bị bệnh miễn dịch thì lách tạo kháng thể và
tiêu hủy tế bào máu.
1.2.3. Lách phụ
Lách phụ chiếm khoảng 20% số trƣờng hợp đƣợc báo cáo[29]. Lách
phụ đƣợc tìm thấy ở rốn lách, các dây chằng của lách, mạc nối lớn[41],[69],
nang lách cũng đƣợc hình thành trong lách phụ[38],[56].
1.3. LỊCH SỬ BỆNH NANG LÁCH VÀ ĐIỀU TRỊ
Năm 1829, Andral ngƣời đầu tiên đã mô tả nang lách không do ký sinh
trùng xảy ra ở ngƣời[25],[30],[40],[68],[77].
Năm 1867, Pean nhà phẫu thuật ngƣời Pháp, đã thực hiện thành công
cắt lách đầu tiên cho bệnh nhân nang lách[19],[29],[36].
Năm 1881, Grede thực hiện cắt lách đầu tiên cho bệnh nhân có nang
lách giả xuất hiện sau chấn thƣơng bụng.
Năm 1911, tại Bệnh viện Myo Clinic của Mỹ, đã thực hiện cắt lách do
nang lách bởi William Myo[19].
Năm 1953, Fowler đã báo cáo 265 trƣờng hợp nang lách và đã đƣa ra
phân loại đầu tiên về nang lách. Nang lách đƣợc phân loại thành hai loại:
nang lách nguyên phát có vách tế bào thƣợng bì nang và nang lách thứ phát
không có vách tế thƣợng bì bào nang[21],[39],[52],[59].
Năm 1958, Martin đã đơn giản việc phân chia nang lách từ 23 trƣờng
hợp ghi nhận, chia nang lách không do ký sinh trùng gồm nang lách bẩm sinh
và nang lách tân sinh[50],[56],[68].
11
Năm 1978, Robbin ghi nhận đƣợc 32 trƣờng hợp nang lách trong 25
năm nghiên cứu. Tại thời điểm này, trên các nghiên cứu liên quan đã có 600
trƣờng hợp nang lách đƣợc báo cáo[67],[68].
Năm 1980, Davidson [38] và cộng sự lần đầu tiên mô tả nang lách đƣợc
hình thành ở lách phụ.
Năm 1982, Millar[40] lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật cắt chóp nang
lách điều trị cho bệnh nhân nang lách.
Năm 1986, Duchman[16] và cộng sự tiến hành đánh giá liên quan hình
ảnh học của 52 bệnh nhân nang lách, tác giả nhận định vai trò của CT scan
bụng có giá trị chẩn đoán nang lách cao hơn so với siêu âm bụng.
Trong hơn 100 năm đã có ba phát minh đặc biệt đánh dấu sự phát triển
của ngành phẫu thuật nội soi. Trƣớc tiên là sự phát minh, chế tạo bóng đèn
dây tóc của Thomas Edison và phát triển hệ thống thấu kính trong nội soi.
Tiếp đó là sự phát minh về hệ thống thấu kính hình que của Harold Hopkins
cùng với sự phát triển về việc chế tạo hệ thống cáp sợi thủy tinh dẫn truyền
ánh sáng lạnh. Cuối cùng là sự phát minh ra hệ thống camera thu nhỏ có xử lý
hình ảnh kỹ thuật số là cơ sở cho ngành phẫu thuật nội soi ra đời.
Trên thế giới, từ khi Philippe Mouret là ngƣời đầu tiên tiến hành phẫu
thuật qua nội soi ổ bụng trên con ngƣời vào năm 1987 tại thành phố Lyon
nƣớc Pháp. Việc cải tiến kỹ năng phẫu thuật qua nội soi ổ bụng từ đó đã tạo ra
giải pháp mới cho các nhà phẫu thuật tổng quát mở bụng đến với phẫu thuật
nội soi qua ổ bụng, việc áp dụng kỹ thuật mới này đƣợc thực hiện ở hầu hết
các phẫu thuật bao gồm cả cắt lách qua nội soi ổ bụng[17],[57].
Năm 1991-1992, với sự kế thừa và phát triển của phẫu thuật nội soi.
Tiến hành cắt lách qua nội soi ổ bụng đƣợc thực hiện thành công và công bố
lần đầu tiên bởi bốn nhóm làm việc độc lập: Delaitre và cộng sự vào năm
1991 tại Paris nƣớc Pháp, Carroll và cộng sự tại Los Angeles nƣớc Mỹ,
Cushieri và cộng sự tại Anh Quốc, Poulin và cộng sự ở Canada[24],[63],[65].
12
Năm 1995, Kusminsky và cộng sự đã giới thiệu kỹ thuật mổ nội soi có
hỗ trợ bàn tay khi cắt lách[24],[47].
Năm 2002, Morgenstern[56] phân loại nang lách không do ký sinh
trùng gồm các loại nang lách sau: nang bẩm sinh, nang tân sinh, nang sau
chấn thƣơng, nang thoái hóa. Tác giả đƣa ra phân loại mới này không dựa trên
sự hiện diện của vách tế bào nang vì cho rằng rất khó phân biệt tế bào vách
nang.
Năm 2007, Chin[11] và cộng sự, nhận thấy điều trị nang lách bằng
phẫu thuật bảo tồn lách có tỉ lệ tái phát cao (42,9%) và biến chứng xảy ra sau
phẫu thuật gồm nhiễm trùng, tắc ruột sớm sau mổ.
Năm 2007, Mertens[54] và cộng sự đã báo cáo kết quả so sánh phẫu
thuật cắt lách trên hai nhóm bệnh nhân mắc bệnh nang lách, nghiên cứu này
cho thấy phẫu thuật cắt lách nội soi có thời gian nằm viện ngắn và không có
trƣờng hợp nào xảy ra biến chứng so với mổ mở cắt lách.
Năm 2009, Adas[5] và cộng sự với 9 năm điều trị cắt lách bằng phƣơng
pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng trên các bệnh nhân nang lách, trong thời gian
dài theo dõi bệnh nhân, nghiên cứu tác giả cho thấy phẫu thuật nội soi là an
toàn và hiệu quả trong điều trị nang lách.
Năm 2010, Kechler[43] và cs nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả
điều trị nang lách trẻ em cho thấy: đặc điểm bệnh lý nang lách trẻ em giống
ngƣời lớn, bệnh nhân đƣợc phẫu thuật nội soi nằm viện ngắn hơn mổ mở.
Năm 2010, Ćulafić[14] và cộng sự điều trị phẫu thuật cắt lách bệnh
nhân nang lách, tác giả khuyên nên phẫu thuật cắt lách toàn bộ trên bệnh nhân
nang lách trung tâm và phẫu thuật cắt lách điều trị bảo tồn lách với nang lách
ít liên quan rốn lách nếu có thể đƣợc. Bệnh nhân xảy ra biến chứng sau phẫu
thuật trong nghiên cứu của tác giả là chảy máu và tràn dịch màng phổi.
Tại Việt Nam, báo cáo phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị nang lách có
Nguyễn Tấn Cƣờng với 04 trƣờng hợp (với 1 trƣờng hợp nang lách). Qua báo
13
cáo cho thấy phẫu thuật cắt lách nội soi đƣợc chứng tỏ là một phẫu thuật an
toàn và khả thi, có khả năng thay thế cho cắt lách qua đƣờng mở bụng, sự
giảm thiểu khó chịu sau mổ, nhu động ruột hồi phục sớm hơn và thời gian
nằm viện sau mổ ngắn tƣơng phản so với cắt lách mổ mở kinh điển[2].
1.4. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Nang lách ký sinh trùng có cơ chế bệnh sinh rõ ràng, kết quả từ sự lây
nhiễm ký sinh trùng qua chu trình phát triển của Echinococcus. Ký chủ chính
thƣờng là động vật nuôi nhà (chó, mèo) và ký chủ trung gian truyền bệnh là
các động vật gặm nhấm (cừu, dê). Con ngƣời là ký chủ ngẫu nhiên, không có
vai trò lây truyền ký sinh trùng. Trứng của ký sinh trùng từ ký chủ chính đƣợc
bài xuất lây cho ký chủ trung gian và con ngƣời. Trứng đƣợc lây nhiễm qua
thức ăn sống (thực vật, rau sống…) theo dòng máu đến các cơ quan: gan,
phổi, thận, não, lách…bị bắt giữ lại bởi các đại thực bào máu. Lách là hệ
thống lọc, bắt giữ các vật chất lạ, kết quả bắt giữ ấu trùng tại lách đƣa đến sự
phát triển và hình thành nên nang lách ký sinh trùng hay nang Hydatid. Vùng
dịch tễ liên quan đến ký sinh trùng là các nƣớc thuộc Nam Mỹ, các nƣớc
Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Úc. Nang lách ký sinh trùng thuộc các vùng
dịch tễ chiếm tỉ lệ khoảng từ 0,5−4%. Riêng vùng Trung Đông nhƣ Iran,
Syria tỉ lệ nang lách do ký sinh trùng cao nhất 4%[65].
Nang lách không do ký sinh trùng nguồn gốc bẩm sinh, bạch mạch,
mạch máu thì cơ chế bệnh sinh hình thành nang lách chƣa đƣợc biết rõ[32].
Nang lách giả từ ổ tụ máu sau chấn thƣơng, nhồi máu, xuất huyết thì nang
lách đƣợc hình thành sau sự tiêu hủy khối máu tụ.
1.5. PHÂN LOẠI NANG LÁCH
1.5.1. Định nghĩa nang lách
− Nang lách do ký sinh trùng là nang lách đƣợc hình thành do nhiễm
Echinococcus granulosus hay nang lách Hydatid[5],[14],[31],[32],[40].
14
− Nang lách không do ký sinh trùng là nang lách hình thành không do
nhiễm Echinococcus granulosus. Nang lách không do ký sinh trùng đƣợc chia
làm hai loại nang lách thật và nang lách giả.
− Nang lách thật là nang lách có vách tế bào thƣợng bì nang hay còn
đƣợc gọi là nang lách nguyên phát[6],[16],[32],[76],[20].
− Nang lách giả là nang lách không có vách tế bào thƣợng bì nang hay
còn gọi là nang lách thứ phát, có nguồn gốc từ ổ tụ máu sau chấn thƣơng,
nhồi máu, xuất huyết tại lách[14],[6],[10],[15],[16].
1.5.2. Phân loại theo Fowler dựa trên giải phẫu bệnh
− Nang lách nguyên phát (có vách tế bào thƣợng bì nang).
− Nang lách thứ phát (không vách tế bào thƣợng bì nang).
1.5.3. Phân loại theo Martin
− Nang lách nguyên phát.
+ Do ký sinh trùng.
+ Không do ký sinh trùng: bẩm sinh, tân sinh.
− Nang lách thứ phát (nang sau chấn thƣơng/nang lách giả).
1.5.4. Phân loại theo Morgenstern nang lách không do ký sinh trùng
− Bẩm sinh (nang lách thật).
+ Trung mô, biểu mô chuyển hoặc có vách tế bào biểu mô.
+ Xuất hiện đặc trƣng + không có vách tế bào rõ ràng.
− Tân sinh (nang lách thật): lymphagioma, hemangioma.
− Chấn thƣơng (nang lách giả).
− Thoái hóa (nang lách giả).
Morgenstern đƣa ra phân loại mới này dựa vào đại thể với sự hiện diện
của các bè tế bào thƣợng bì sợi trong lòng nang lách và tiền sử chấn thƣơng
bụng vì cho rằng khó phân biệt nang lách thật với giả từ vách tế bào nang.
15
1.6. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG NANG LÁCH
Bệnh nhân mắc bệnh lý nang lách đƣợc chia làm ba nhóm biểu hiện
lâm sàng nhƣ sau:
Không có triệu chứng: bệnh nhân đƣợc phát hiện tình cờ nang lách
do đi khám sức khỏe định kỳ hoặc vì một bệnh lý khác[11],[15],[16].
Có triệu chứng lâm sàng: do sự chèn ép giữa nang lách với cơ quan
lân cận nhƣ dạ dày, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, thận, đáy phổi và vòm
hoành bên trái hoặc do tăng kích thƣớc nang[5],[45],[56],[59].
Có biến chứng: nhiễm trùng nang lách[53], áp xe gây viêm phúc mạc
và có thể nhiễm trùng huyết[59], vỡ nang gây viêm phúc mạc và sốc, xuất
huyết nội do vỡ nang chấn thƣơng[21],[70], vỡ nang do viêm quanh nang hoại
tử vách, rò nang vào tạng lân cận, gây thận ứ nƣớc và tăng huyết áp[65].
* Các triệu chứng cơ năng có thể gặp:
− Đau bụng vùng hạ sƣờn bên trái.
− Đau bụng vùng thƣợng vị.
− Đau vùng vai bên trái.
− U bụng: đƣợc thầy thuốc khám hoặc bệnh nhân sờ thấy u bụng.
− Buồn nôn: do nang lách chèn ép dạ dày gây buồn nôn.
− Nôn ói.
− Ăn uống không ngon miệng.
− Cảm giác đầy hơi.
− Ợ chua.
− Tiêu phân lỏng.
− Táo bón: nang chèn ép đại tràng.
− Cảm giác khó thở: nang chèn ép cơ hoành và màng phổi bên trái.
− Ho: nang chèn ép và kích thích thần kinh hoành, màng phổi trái.
− Đau lƣng: do nang chèn ép thận và niệu quản bên trái gây bế tắc.
− Nhịp tim nhanh hay loạn nhịp tim.
16
* Triệu chứng toàn thân:
− Sốt: do tình trạng nhiễm trùng nang hoặc nang lách áp xe.
− Tăng huyết áp: do tình trạng nang chèn ép động mạch thận.
* Các triệu chứng thực thể:
− Thiếu máu: do xuất huyết trong nang hoặc vỡ nang kèm chảy máu.
− Nhìn thấy khối gồ cao vùng bụng phần tƣ bên trái.
− Sờ có thể có hoặc không chạm u bụng tùy mức độ nang lách to.
− Gõ cảm nhận đƣợc giới hạn vùng đục dƣới bờ sƣờn trái.
1.7. CẬN LÂM SÀNG
1.7.1. Siêu âm bụng
Siêu âm là công cụ chẩn đoán hình ảnh đầu tiên giúp phát hiện tổn
thƣơng tại lách, phƣơng tiện linh động thực hiện mọi lúc mọi nơi, giá thành
thấp, không xâm hại, tuy nhiên bị hạn chế chủ yếu bởi khí ở ruột và xƣơng
sƣờn[6],[75].
Nang của lách xuất hiện điển hình nhƣ những khoảng phản âm trống
hoặc phản âm kém với bờ rõ, thành mỏng hoặc không xác định, mềm mại và
có tăng âm phía sau[32]. Khi nhỏ, nang nằm trong nhu mô lách. Khi nang
phát triển to và trở thành ở ngoài lách hoặc nang biến chứng dính tạng lân
cận, khi đó khó xác định nguồn gốc nang lách hay loại nang khác[42],[75].
Nang lách do nhiễm Echinococcus có thể thấy hình ảnh nang có kích
thƣớc lớn, thành nang có vôi hóa hoặc có tổn thƣơng nang kèm theo ở cơ
quan khác nhƣ gan, phổi, thận…
Siêu âm dùng để xác định nang lách có độ nhạy cao chiếm tỉ lệ khoảng
90–95%[65]. Vai trò của siêu âm bụng ngoài việc xác định nang lách, còn
dùng đánh giá kích thƣớc nang, số lƣợng nang, vị trí nang, tình trạng vôi hóa
của vách nang, tính chất dịch trong nang, nang lách có vách ngăn, tổn thƣơng
cơ quan khác kèm theo (Hình 1.4).
17
Hình 1.4. Nang lách trên siêu âm bụng.
Nguồn: Karfis EA., Roustanis E., Tsimoyiannis EC. (2009), "Surgical management of nonparasitic splenic cysts". JSLS[40].
1.7.2. CT scan bụng
Nang lách xuất hiện trên hình ảnh chụp cắt lớp điện toán bụng với dạng
nang hình tròn hay dạng elip, dịch nang đồng nhất hoặc không đồng nhất,
nang lách có thành mỏng hoặc không nhìn thấy rõ thì không có chất cản
quang, hoặc thành nang tăng quang nhẹ thì động mạch và tĩnh mạch khi bơm
chất cản quang, có thể xuất hiện vôi hóa thành nang lách hay trong lòng nang,
một số trƣờng hợp nang lách có nhiều vách ngăn[16],[59].
CT scan bụng có độ nhạy cao hơn siêu âm bụng, xác định nang lách có
độ nhạy 95–100%. Hình ảnh cắt lớp điện toán giúp xác định số lƣợng nang
lách, vị trí nang lách, kích thƣớc nang lách, bản chất nang lách, nang lách có
liên quan đến chèn ép mạch máu của lách (Hình 1.5)[65].
Đánh giá các biến chứng của nang lách: tình trạng viêm dính tạng,
nhiễm trùng nang lách, xuất huyết trong nang, nang lách vỡ.
Đánh giá sự chèn ép của nang đến các cơ quan lân cận: dạ dày, ruột
non, đại tràng ngang, đại tràng xuống, thận, mạch máu (Hình 1.6)[76].
Một số đặc điểm nang lách trên CT scan gợi ý giúp phân biệt giữa nang
lách do ký sinh trùng với nang lách không do ký sinh trùng. Nang do ký sinh
18
thƣờng kết hợp tiền sử mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng, trên CT scan có sự hiện
diện của vôi hóa thành nang lách, hình ảnh nang lách trẻ, có kích thƣớc lớn,
có kết hợp tổn thƣơng nang ở gan và nang ở cơ quan khác[5],[65].
Cắt lớp điện toán ngày càng cải tiến về kỹ thuật, tăng về số lƣợng lát
cắt, cho hình ảnh chất lƣợng, rõ nét, chi tiết, khảo sát tỉ mỉ tổn thƣơng, giúp
phát hiện sớm bệnh lý ở lách, qua đó còn giúp phát hiện sớm cả trƣờng hợp
nang lách không có triệu chứng lâm sàng[32].
A. Nang lách thì không cản quang, vôi hóa.
Nguồn: Vo QD., et al. (2013), "Epidermoid
cyst of the spleen". BMJ Case Rep[76].
B. Nang lách thì động mạch.
Nguồn: Vo QD., et al. (2013), "Epidermoid
cyst of the spleen". BMJ Case Rep[76].
C. Nang lách thì tĩnh mạch.
Nguồn: Palmieri I., et al. (2005), “Epithelial
splenic cyst”. Anticancer Res.[59].
D. Vôi hóa thành nang lách.
Nguồn: Ćulafić ĐM. (2010), "Splenic cyst
echinococcus: clinical and treatment"[14].
Hình 1.5. Hình ảnh nang lách trên CT scan bụng lát cắt ngang.
19
Hình 1.6. Hình ảnh nang lách trên CT scan bụng lát cắt dọc.
(a) chèn dạ dày, (b) chèn thận, (c) chèn đại tràng, (e) đại tràng dãn. Nguồn: Vo QD., et al.
(2013), "Epidermoid cyst of the spleen". BMJ Case Rep[76].
1.7.3. X quang bụng không sửa soạn
Trên X quang có thể thấy đƣợc hình ảnh vôi hóa của nang lách hoặc
bóng lách to ở dƣới vòm hoành bên trái, có giới hạn thƣờng rõ ràng, đẩy vòm
hoành trái lên cao, đẩy lệch bóng hơi dạ dày (Hình 1.7)[16],[49].
Hình 1.7. Nang lách trên phim X quang bụng không sửa soạn.
Nguồn: Martin JD., Zega EL., Adamson NE. (1950), Calcified cyst of the spleen; with prelimnary report of experimental occlusion of the blood supply of the spleen. Ann Surg[49].
20
1.7.4. X quang ngực thẳng
X quang ngực ngoài việc đánh giá tim phổi. Trên X quang ngực có thể
thấy tổn thƣơng là khối u bụng dƣới hoành bên trái hoặc hình ảnh của bóng
lách to và kèm theo vôi hóa vách với giới hạn rõ ràng, đẩy vòm hoành bên trái
lên cao hơn so với vòm hoành bên phải, đẩy lệch bóng hơi dạ dày (Hình 1.8).
Hình 1.8. Hình ảnh nang lách trên phim X quang ngực thẳng.
Vòm hoành cao (mũi tên đen). Nguồn: Web http://Radiopaedia.org, Hydatid of the spleen.
1.7.5. Cộng hƣởng từ
Hình 1.9. Nang lách trên MRI thời gian T1 và T2.
Hình ảnh giảm tín hiệu ở T1, tăng tín hiệu ở T2 của nang lách.
Nguồn: Pitiakoudis M., et al. (2011), “Total splenectomy”. Case Rep Med[61].
21
Hình ảnh nang lách là hình tròn hoặc elip, dịch nang đồng nhất hoặc
không, giảm tín hiệu ở T1 và tăng tín hiệu ở T2 (Hình 1.9)[32],[61].
Hình ảnh trên MRI có thể giúp phân biệt nang lách do ký sinh trùng với
nang lách không do ký sinh trùng.
1.7.6. Giải phẫu bệnh lý nang lách
1.7.6.1. Vi thể
Nang lách ký sinh trùng có đặc điểm vi thể gồm ba lớp: lớp ngoài cùng
của nang cấu tạo bởi tế bào sợi, lớp giữa là lớp màng đáy, lớp trong cùng của
nang là lớp tế bào thƣợng mô bài tiết dịch nang Hydatid[65].
Nang lách không do ký sinh trùng:
− Nang lách bẩm sinh có lớp tế bào lót thành trong nang là dãy tế bào
lót lát tầng thƣợng bì, lớp bì với các tuyến và nang lông, dãy tế bào vuông
đơn trung bì, biểu mô chuyển. Lớp tế bào lát tầng thƣợng bì cho kết quả
dƣơng tính với xét nghiệm các chất chỉ điểm CEA, CA 19.9. và âm tính với
calretinin. Trong khi lớp tế bào vuông đơn trung bì có kết quả dƣơng tính với
chất chỉ điểm calretinin, với CEA và CA 19.9 thì âm tính[59].
− Nang lách bạch mạch và nang lách mạch máu: lớp tế bào lót đƣợc
cấu tạo bởi tế bào nội mô, tạo nên khoảng bạch mạch hay khoảng mạch máu.
Có kết quả dƣơng tính với yếu tố VIII, âm tính với calretinin, CEA, CA 19.9.
− Nang lách giả với thành nang đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi lớp mô sợi
liên kết, không có sự hiện diện của lớp tế bào thƣợng bì[6].
1.7.6.2. Đại thể
Hình dạng thƣờng có dạng hình cầu hoặc hình elip, đa số là nang lách
đơn độc, số ít trƣờng hợp lách có rất nhiều nang. Mặt trong thành nang lách
màu trắng hoặc trắng xám, trơn láng và lấp lánh, hoặc có các bè sợi thô. Hình
ảnh đại thể thành nang lách có thể giống hoặc không giống với lớp thƣợng bì
khi quan sát đƣợc bằng mắt và đem so sánh dƣới hình ảnh vi thể đƣợc chứng
22
minh trên tiêu bản mô học. Morgenstern còn dựa vào kết quả hình ảnh đại thể
của nang lách kèm tiền sử chấn thƣơng bụng để phân loại nang lách[6],[56].
Vị trí nang lách đa dạng, có liên quan đến việc điều trị bảo tồn lách hay
cắt bỏ lách. Nang lách có thể xuất hiện nhiều vị trí ở lách nhƣ cực trên, cực
dƣới, trung tâm lách với nang chiếm gần trọn lách hay rốn lách[6],[14],[56].
Kích thƣớc nang lách rất thay đổi từ vài cm đến hàng chục cm. Theo
nghiên cứu của Morgenstern thì kích thƣớc nang lách trung bình của 21 bệnh
nhân đƣợc tác giả ghi nhận là 14,6cm, nang lách có kích thƣớc ≥ 15cm đƣợc
gọi là nang lách to[56]. Kích thƣớc nang lách có liên quan đến việc điều trị có
cắt bỏ lách, điều trị bảo tồn lách hoặc theo dõi.
Dịch nang lách có thể tích từ vài ml đến hàng chục lít. Dịch nang có thể
là dịch huyết thanh tự nhiên, mủ, hoặc dịch hỗn tạp sánh đặc, chứa tinh thể
cholesterol và đại thực bào, màu sắc đa dạng có thể màu vàng, xanh, nâu,
đỏ,…Dịch nang lách ký sinh còn chứa ấu trùng Echinococcus granulosus.
1.7.7. Xét nghiệm huyết học
Biến chứng nhiễm trùng nang ở bệnh nhân nang lách có gây ra tình
trạng tăng số lƣợng bạch cầu. Số lƣợng hồng cầu, hemoglobin, dung tích hồng
cầu, số lƣợng tiểu cầu không thay đổi trong bệnh nang lách. Nang xuất huyết
hoặc vỡ nang chảy máu, xét nghiệm có thể giảm dung tích hồng cầu.
1.7.8. Xét nghiệm ELISA
Theo CDC, xét nghiệm ELISA dùng để chẩn đoán xác định tình trạng
nhiễm Echinococcus granulosus. Xét nghiệm này dùng để phát hiện kháng
thể IgG, giúp chẩn đoán phân biệt nang lách do ký sinh trùng và nang lách
không do ký sinh trùng. Nhƣng xét nghiệm có giá thành cao, dùng cho chẩn
đoán ký sinh trùng vùng dịch tễ còn hạn chế, ít phù hợp với nƣớc ta.
Xét nghiệm ELISA có độ nhạy và độ đặc hiệu tƣơng đối cao, chiếm tỉ
lệ khoảng từ 65−85% tùy theo báo cáo của các tác giả[14],[65].
23
1.7.9. Xét nghiệm huyết thanh gián tiếp (IH test)
Theo CDC, xét nghiệm huyết thanh gián tiếp dùng để xác định hiện
diện kháng thể trong chẩn đoán Echinococcus granulosus. Giúp phân biệt với
nang lách không do nhiễm ký sinh trùng.
1.8. BIẾN CHỨNG CỦA NANG LÁCH
1.8.1. Vỡ nang
Nang lách vỡ do tự nhiên, viêm quanh nang lách do thiếu máu, nhiễm
trùng, chấn thƣơng. Nang lách vỡ dẫn đến xuất huyết nội, viêm phúc mạc,
sốc, áp xe hoặc vỡ lên khoang màng phổi gây viêm mủ màng phổi[8]. Walz
và cs ghi nhận nang lách > 5cm nguy cơ vỡ nang lách chiếm tỉ lệ 25%[55].
1.8.2. Nhiễm trùng
Nang lách bị nhiễm trùng đã đƣợc ghi nhận[18]. Nang lách bị nhiễm
trùng từ đƣờng máu, đƣờng bạch huyết, từ nguồn nhiễm trùng cơ quan lân
cận, từ thủ thuật chọc dò. Nhiễm trùng nang lách dẫn đến tình trạng áp xe
lách, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Nhiễm trùng nang lách gây viêm
dính và có thể đƣợc bao bọc bởi tạng lân cận nhƣ mạc nối lớn, đại tràng, dạ
dày...Bệnh nhân cần điều trị kháng sinh phổ rộng và phẫu thuật cắt lách.
1.8.3. Xuất huyết trong nang
Nang lách có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết trong nang do chấn
thƣơng, do tình trạng viêm vách nang hoại tử bởi sự chèn ép, chọc dò nang,
nhiễm trùng nang lách. Xuất huyết nang lách có hoặc không kèm vỡ nang có
thể ảnh hƣởng đến huyết động, gây thiếu máu và gây ra triệu chứng lâm sàng
của viêm phúc mạc gồm đau bụng, phản ứng phúc mạc[10],[56].
1.8.4. Chèn ép tạng lân cận
Lách có mối liên quan giải phẫu với tạng khác nên khi hình thành nang
lách to gây chèn ép vào tạng lân cận. Chèn ép vào dạ dày gây ra đau thƣợng
24
vị, buồn nôn, nôn ói, khó tiêu, ăn không ngon, đầy hơi, trào ngƣợc dịch
vị…Chèn ép vào đại tràng góc lách, đại tràng ngang gây tình trạng táo bón,
tiêu lỏng, bán tắc ruột... Chèn ép ruột non, góc Treitz gây bán tắc ruột, buồn
nôn, nôn ói, ợ chua…Chèn ép vào thận và niệu quản bên trái gây tình trạng
đau hông lƣng, thận bên trái ứ nƣớc, tăng huyết áp. Chèn ép vào cơ hoành bên
trái gây đau vai trái, khó thở, ho, tim nhanh[69],[56],[76].
1.8.5. Rò nang lách vào tạng khác
Nang lách chèn ép vào tạng lân cận gây viêm quanh nang lách mạn
tính, thông thƣơng với tạng lân cận tạo đƣờng rò vào tạng nhƣ rò vào đại
tràng, dạ dày, khoang màng phổi bên trái, khoang màng tim[14].
1.9. CHẨN ĐOÁN NANG LÁCH
Chấn đoán xác định nang lách ký sinh trùng và nang lách không do ký
sinh trùng dựa trên: lâm sàng, hình ảnh học của siêu âm và CT scan bụng, kết
quả giải phẫu bệnh lý là chủ yếu. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học hầu nhƣ
ít có sự khác biệt giữa nang lách ký sinh trùng và nang lách không do ký sinh
trùng. Phân biệt hai loại nang lách này đƣợc dựa trên tiền sử bệnh nhiễm ký
sinh trùng, một số đặc điểm hình ảnh chẩn đoán và kết quả xét nghiệm huyết
thanh chẩn đoán.
Một số đặc điểm trên hình ảnh học còn giúp phân biệt chẩn đoán hai
loại nang lách này. Với nang lách ký sinh trùng trên hình ảnh CT scan có thể
thấy đƣợc hình ảnh nang trẻ, có kích thƣớc lớn, vôi hóa thành nang lách, kèm
theo tổn thƣơng nang xảy ra nhiều cơ quan khác: gan, phổi, thận. Kết quả
dƣơng tính với xét nghiệm ELISA hoặc huyết thanh gián tiếp là xét nghiệm
chẩn đoán xác định Echinococcus granulosus, giúp phân biệt với nang lách
không do ký sinh trùng.
Đối với các dạng nang lách bẩm sinh, nang bạch mạch, nang mạch
máu, nang lách giả đƣợc phân biệt dựa trên kết quả giải phẫu bệnh lý.
25
1.10. ĐIỀU TRỊ NANG LÁCH
1.10.1. Điều trị không phẫu thuật
Điều trị nang lách không phẫu thuật vẫn chƣa có sự thống nhất giữa các
tác giả trên thế giới, một số tác giả áp dụng điều trị không phẫu thuật với nang
lách có kích thƣớc nhỏ thƣờng dƣới 4cm, dạng nang lách đơn độc, chƣa có
triệu chứng hoặc biến chứng xảy ra[46],[69].
Theo Pachter và Morgenstern chọn kích thƣớc nang lách không phẫu
thuật mà theo dõi là nang lách dƣới 5cm, chƣa có triệu chứng lâm sàng, nang
đơn độc, đã loại trừ bệnh lý ác tính, nang lách chƣa xảy ra biến chứng[56].
Việc điều trị không phẫu thuật bao gồm bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh làm
việc nặng, tránh chấn thƣơng vào bụng, các hoạt động gây tổn thƣơng hay
sang chấn lách.
Bệnh nhân có nang lách không phẫu thuật sẽ đƣợc theo dõi, hẹn lịch tái
khám định kỳ, bệnh nhân đƣợc làm siêu âm hoặc chụp cắt lớp điện toán để
đánh giá lại kích thƣớc nang lách, số lƣợng nang lách có tình trạng tăng thêm
số nang hoặc xuất hiện nang mới ở cơ quan khác, tính chất dịch nang gợi ý có
xuất hiện các biến chứng. Từ đó đƣa ra quyết định cần phải phẫu thuật hoặc
bệnh nhân đƣợc theo dõi tiếp.
Bệnh nhân nang lách do nhiễm ký sinh trùng đƣợc điều trị với thuốc
diệt ký sinh trùng Echinococcus granulosus. Thuốc điều trị đƣợc dùng thuộc
nhóm Benzimidazole carbamate (mebendazole hoặc albendazole), vẫn chƣa
có sự thống nhất của nhiều tác giả, hiệu quả điều trị còn thấp và chƣa rõ
ràng[65]. Theo Moterala và cộng sự đã báo cáo kết quả sử dụng thuốc điều trị
ký sinh trùng trƣớc phẫu thuật chỉ đạt hiệu quả 40%[5]. Điều trị diệt ký sinh
trùng sau cắt lách và nhằm ngăn ngừa tái phát nang ở cơ quan khác khi dịch
nang lan tràn vào khoang bụng đƣợc khuyên bởi Almad. Nhƣng theo Adas có
thể không cần dùng thuốc và không có trƣờng hợp tái phát sau cắt lách[5].
26
1.10.2. Chỉ định phẫu thuật cắt lách
Phẫu thuật cắt lách nội soi ngày nay đã đƣợc áp dụng cho nhiều bệnh lý
của lách. Phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng cho điều trị nang lách, thì phẫu thuật
nội soi cắt lách chỉ định ở bệnh nhân nang lách đƣợc áp dụng cho các trƣờng
hợp nang lách sau:
− Nang lách ở trung tâm hay nang lách vị trí rốn lách[14],[40].
− Nang lách nhiễm trùng[10],[48].
− Nang lách vỡ[14],[40].
− Nang lách xuất huyết[6],[10].
− Nang lách rò vào tạng vùng lân cận[14],[65].
− Nang lách là dạng tân sinh nhƣ nang bạch mạch hay mạch máu[12].
− Nang lách chƣa loại trừ hóa ác tính[59].
− Nang lách có triệu chứng với kích thƣớc bất kỳ[14],[40],[59].
− Nang lách có kích thƣớc từ 5cm trở lên[8],[58].
− Đa nang lách[11],[40].
1.10.3. Phẫu thuật nội soi cắt lách có ƣu điểm
− Quan sát dễ dàng mạch máu cuống lách, đuôi tụy, dây chằng.
− Phẫu trƣờng phóng đại rộng, hình ảnh chi tiết.
− Giúp làm giảm tổn thƣơng đuôi tụy.
− Tránh đƣờng mở bụng lớn, cắt cân cơ rộng.
− Bệnh nhân ít đau sau phẫu thuật.
− Bệnh nhân có thời gian nằm viện ngắn.
− Mang lại tính thẩm mỹ cho bệnh nhân hơn so với mổ mở.
*Các yếu tố giảm khả năng thành công phẫu thuật nội soi[57]:
− Bệnh nhân có tiền sử ngoại khoa mổ vùng bụng trƣớc đó.
− Nhiễm trùng gây dính nhiều cơ quan.
− Phụ nữ đang có thai.
27
− Tai biến chảy máu xảy ra trong khi phẫu thuật.
1.10.4. Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ bàn tay
Phẫu thuật nội soi cắt lách có hỗ trợ bàn tay đƣợc các tác giả sử dụng
trong các trƣờng hợp cắt lách có những nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu
thuật, tình trạng viêm dính của nang trong quá trình bóc tách, tình trạng tổn
thƣơng mạch máu trong phẫu thuật cần kiểm soát nhanh chóng mạch máu
lách để cầm máu[47],[79].
1.10.5. Chuẩn bị bệnh nhân trƣớc mổ
Trƣớc khi tiến hành phẫu thuật nội soi cắt lách, bệnh nhân đƣợc đánh
giá đầy đủ về tình trạng huyết học, có thể cần chuẩn bị máu trƣớc mổ[17].
Bệnh nhân cần tiêm vắc-xin trƣớc phẫu thuật 2 tuần hoặc trong vòng 2
tuần sau cắt lách để phòng ngừa nhiễm khuẩn: Streptococcus pneumoniae,
Haemophylus influenzae type B. Nguy cơ này ở trẻ em cao hơn ngƣời lớn,
nhƣng xảy ra rất thấp[44],[60],[65],[74].
1.10.6. Kết quả của phẫu thuật nội soi cắt lách
Tỉ lệ thành công của phẫu thuật nội soi cắt lách là 65%−100%. Tỉ lệ
chuyển mổ mở là 0%−35%[5],[6]. Nguyên nhân chuyển mổ mở bao gồm:
chảy máu (từ mạch máu rốn lách khó kiểm soát qua nội soi, chảy máu rỉ rả do
viêm dính, rách nhu mô lách), dính chặt giữa nang lách với tạng khó phẫu tích
(dạ dày, đại tràng, ruột non, vòm hoành…), nguy cơ tổn thƣơng tạng do viêm
dính (thủng dạ dày, thủng đại tràng, thủng ruột non, thủng cơ hoành…).
Tỉ lệ tai biến và biến chứng của cắt lách là 0%−34%[6],[11]. Các tai
biến thƣờng gặp có thể xảy ra trong phẫu thuật nội soi cắt lách: chảy máu,
thủng tạng, thủng cơ hoành, tổn thƣơng đuôi tụy, thận và niệu quản trái…Và
các biến chứng có thể xảy ra sau mổ: chảy máu, tụ dịch, rò tụy, áp xe dƣới
hoành, áp xe tồn lƣu, nhiễm trùng cấp sau cắt lách…
--------------------------------------------------------
28
2. Chƣơng
2.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Các bệnh nhân đƣợc chẩn đoán là nang lách hoặc lách đa nang đƣợc
điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại khoa Ngoại gan mật tụy Bệnh viện Chợ
Rẫy và khoa Ngoại tổng quát 2 Bệnh viện Bình Dân từ ngày 01/01/2009 đến
ngày 31/12/2013.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
− Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán và điều trị phẫu thuật nội soi là nang lách.
− Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán là u lách nhƣng kết quả giải phẫu bệnh
sau mổ là nang lách.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
− Bệnh lách ác tính, ung thƣ di căn, bệnh về máu, HIV/AIDS.
− Các trƣờng hợp bệnh án không đầy đủ dữ kiện nghiên cứu.
− Bệnh nhân đƣợc chỉ định mổ mở ngay từ đầu.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thiết kế theo phƣơng pháp: báo cáo hàng loạt ca, hồi
cứu.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập danh sách bệnh nhân đƣợc chẩn đoán là nang lách, lách đa
nang, u lách có kết quả giải phẫu bệnh là nang lách trong vòng 5 năm từ ngày
01/01/2009 đến ngày 31/12/2013. Danh sách bệnh nhân đƣợc tra cứu và đƣợc
lọc từ cổng thông tin phòng hồ sơ. Ngoài ra còn đối chiếu với sổ ghi chép
xuất nhập của khoa và phần mềm lƣu trữ danh sách bệnh nhân của khoa
29
Ngoại gan mật tụy Bệnh viện Chợ Rẫy để tránh bỏ sót, rồi thu thập hồ sơ thỏa
tiêu chuẩn chọn bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bình Dân.
2.2.3. Cỡ mẫu
Do phƣơng pháp nghiên cứu là nghiên cứu hồi cứu báo cáo hàng loạt ca
bệnh nên không có cỡ mẫu cụ thể.
2.2.4. Cách thu thập số liệu
Các hồ sơ bệnh án từ phòng lƣu trữ bệnh viện đƣợc thu thập số liệu
theo một mẫu chung đã thiết kế (phụ lục: Bệnh án nghiên cứu).
2.2.5. Các biến số thu thập trong nghiên cứu
− Các yếu tố dịch tễ học: tuổi, giới, nghề nghiệp, địa dƣ.
− Lâm sàng:
+ Lý do vào viện: đau bụng, u bụng, tình cờ phát hiện bệnh…
+ Thời gian phát hiện bệnh.
+ Tiền sử bệnh: bệnh lý nội khoa, ngoại khoa mổ vùng bụng, tiền sử
bị chấn thƣơng bụng.
+ Triệu chứng cơ năng.
+ Triệu chứng thực thể.
− Cận lâm sàng:
+ Đặc điểm siêu âm bụng chẩn đoán trƣớc mổ.
+ Đặc điểm CT scan bụng chậu hoặc chụp cộng hƣởng từ.
+ Đặc điểm X quang ngực thẳng/X quang bụng không sửa soạn.
+ Kết quả giải phẫu bệnh lý.
+ Kết quả xét nghiệm huyết học: hồng cầu, hemoglobin, hematocrit,
bạch cầu, tiểu cầu.
− Kết quả sớm phẫu thuật:
+ Phƣơng pháp phẫu thuật.
30
+ Xử trí kỹ thuật, phát hiện lách phụ trong mổ, lƣợng máu mất và
truyền máu, thời gian phẫu thuật.
+ Tỉ lệ thành công.
+ Tỉ lệ chuyển mổ mở.
+ Tỉ lệ tử vong.
+ Tỉ lệ tai biến và biến chứng.
+ Thời gian trung tiện, thời gian ăn lại, thời gian rút dẫn lƣu, thời gian
nằm viện hậu phẫu.
2.2.6. Định nghĩa các biến số
* Đặc điểm dịch tễ học:
− Tuổi: biến định lƣợng, đơn vị là “tuổi”.
− Nhóm tuổi: biến định tính, các giá trị bao gồm < 20, 20 − 29, 30 − 39,
40 − 49, 50 − 59, ≥ 60.
− Giới: biến nhị giá, gồm: “nam”, “nữ”.
− Nghề nghiệp: lao động trí óc (giáo viên, học sinh…), lao động chân
tay (nông, công nhân…), không nghề nghiệp (già, nội trợ...), biến định tính.
− Địa dƣ: thành thị, nông thôn, không thành thị/nông thôn, là biến định
tính.
* Đặc điểm lâm sàng:
− Lý do vào viện: biến định tính.
− Thời gian phát hiện bệnh: biến định lƣợng, tính từ ngày khởi phát
triệu chứng hay đƣợc phát hiện bệnh nang lách tình cờ đến ngày phẫu thuật.
Đơn vị là “tháng”.
− Tiền sử:
+ Bệnh nội khoa: biến định tính.
+ Ngoại khoa mổ vùng bụng: biến nhị giá, bệnh nhân có tiền sử mổ
vùng bụng có vào phúc mạc, giá trị là “có”, “không”.
31
+ Tiền sử bị chấn thƣơng bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.
− Triệu chứng cơ năng:
+ Đau bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.
+ Các biến u bụng, buồn nôn-nôn, sốt, ho, đau vai trái, đau hông
lƣng…biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.
+ Tình cờ phát hiện bệnh: bệnh nhân đƣợc phát hiện nang lách tình cờ
không có triệu chứng khi khám sức khỏe vì bệnh lý khác, biến nhị giá, giá trị
là “có”, “không”.
− Triệu chứng thực thể:
+ Sờ chạm u bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”. U bụng là do
nang lách to làm lách to ra khi sờ chạm dƣới bờ sƣờn bên trái.
+ Mức độ u bụng: biến định tính, các giá trị:
▪“sờ không chạm u (sờ không chạm u bụng)”
▪“u to độ 1 tƣơng đƣơng lách to độ 1 (u to sờ chạm mấp mé bờ sƣờn
đến < 2cm so với bờ sƣờn bên trái)”
▪“u to độ 2 tƣơng đƣơng lách to độ 2 (u quá bờ sƣờn từ 2 đến 4cm)”
▪“u to độ 3 tƣơng đƣơng lách to độ 3 (u to từ > 4cm đến ngang rốn)”
▪“u to độ 4 tƣơng đƣơng lách to độ 4 (u to qua rốn)”.
* Đặc điểm cận lâm sàng:
− Đặc điểm siêu âm bụng chẩn đoán trƣớc mổ:
+ Phát hiện nang trên siêu âm bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”,
“không”. Bệnh nhân không đƣợc làm siêu âm thì không ghi nhận.
− Đặc điểm CT scan bụng chậu:
+ Phát hiện nang trên CT scan bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”,
“không”. Không chụp CT scan bụng thì không ghi nhận.
+ Tính chất dịch nang: biến định tính gồm các giá trị: “dịch nang đồng
nhất”, “dịch nang không đồng nhất”.
32
+ Nang lách chèn ép tạng lân cận: là sự nhô vào của nang lách trong
các tạng (dạ dày, đại tràng…) hoặc làm thay đổi vị trí giải phẫu của tạng
(thận, tụy…) trên CT scan, biến nhị giá, giá trị: “có”, “không”.
− Đặc điểm X quang ngực thẳng/bụng không sửa soạn:
+ Vòm hoành trái lên cao: bình thƣờng vòm hoành bên trái thấp hơn
vòm hoành bên phải 1,5cm hoặc 1 đốt sống lƣng, vòm hoành bên trái lên cao
khi ngang bằng hoặc cao hơn bên phải, biến nhị giá, giá trị “có”, “không”.
− Giải phẫu bệnh lý phân loại nang: biến định tính, giá trị gồm: “nang
lách thật”, “nang lách giả”.
− Kết quả xét nghiệm huyết học:
+ Các biến số lƣợng hồng cầu trung bình (…/mm3), hemoglobin (g/L),
bạch cầu (…/mm3), tiểu cầu (…/mm3): biến định lƣợng.
+ Hemoglobin (Hb): ngƣời bình thƣờng Hb ≥ 120 g/L. Ngƣời bị thiếu
máu khi mà: Hb < 120 g/L. Mức độ thiếu máu:
Thiếu máu mức độ nhẹ (90 ≤ Hb < 120 g/L), trung bình (70 ≤ Hb <
90 g/L), nặng (Hb < 70 g/L).
+ Bạch cầu: bình thƣờng 4.000 − 11.000/mm3.
Bạch cầu tăng > 11.000/mm3, giảm < 4.000/mm3.
* Đặc điểm nang lách:
− Kích thƣớc nang: biến định lƣợng, đơn vị tính là “cm”.
− Nhóm kích thƣớc nang: biến định tính, các giá trị: nhóm “< 5cm”
(chọn nang lách lớn nhất có kích thƣớc < 5cm và lấy giá trị nang lớn nhất trên
CT scan bụng), nhóm “5cm đến < 10cm”, nhóm “10cm đến < 15cm”, nhóm
“≥ 15cm”. Nang to khi: nang lách có kích thƣớc nang ≥ 15cm[56].
− Số lƣợng nang: biến định tính, giá trị gồm: “nang đơn độc” (chỉ có 1
nang lách trên siêu âm, CT scan và kết quả bệnh phẩm sau phẫu thuật), “đa
nang” (> 1 nang lách đƣợc phát hiện).
33
− Vị trí nang lách: biến định tính, giá trị là: “cực trên (nang lách ở cực
trên lách), “cực dƣới” (nang lách ở cực dƣới lách), “trung tâm” (nang lách ở
trung tâm lách hay nang gần trọn lách hoặc nang vùng rốn lách).
− Biến chứng của nang lách: nhiễm trùng, xuất huyết, vỡ nang, rò vào
tạng lân cận là các biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.
+ Nhiễm trùng nang: bệnh nhân có sốt và bạch cầu tăng (hoặc giảm)
kèm với một trong các tiêu chuẩn sau: dịch nang đục hay mủ hoặc có sự hiện
diện của vi trùng dịch nang (trƣờng hợp có cấy dịch nang).
+ Xuất huyết trong nang: đƣợc ghi nhận sau phẫu thuật, dịch trong
nang là máu đỏ tƣơi hay máu cục.
* Kết quả sớm phẫu thuật:
− Phƣơng pháp phẫu thuật: biến định tính, các giá trị:
+ “PTNS cắt lách toàn bộ” (cắt toàn bộ lách chứa nang lách qua phẫu
thuật nội soi ổ bụng).
+ “Chuyển mổ mở cắt lách (PTNS thất bại chuyển mổ mở)”.
− Số trocar: biến định tính, các giá trị: “4 trocar”, “5 trocar”.
− Lách phụ: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.
− Lƣợng máu mất: biến định lƣợng, đơn vị là “ml”.
− Thời gian phẫu thuật: biến định lƣợng, tính từ lúc rạch da đến khi
khâu da xong, đơn vị tính bằng “phút”.
− Kết quả sớm của phẫu thuật: thời gian tính từ ngày phẫu thuật đến
ngày xuất viện hoặc trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.
− Tỉ lệ thành công: là tỉ lệ bệnh nhân thực hiện thành công phẫu thuật
nội soi cắt lách mà không phải chuyển mổ mở.
− Tỉ lệ chuyển mổ mở: tỉ lệ bệnh nhân phải chuyển sang mổ mở sau khi
thực hiện thất bại với phẫu thuật nội soi cắt lách.
− Tử vong: là tử vong hoặc bệnh nặng ngƣời nhà xin cho bệnh nhân về.
*Tai biến trong mổ, biến chứng trong thời gian hậu phẫu:
34
− Các tai biến trong mổ: chảy máu, thủng tạng (đại tràng, dạ dày, ruột
non, cơ hoành…), tràn khí, tràn dịch màng phổi, tổn thƣơng thận và tuyến
thƣợng thận, niệu quản bên trái…
− Các biến chứng trong thời gian hậu phẫu: chảy máu sau mổ, tụ dịch,
rò tụy sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng huyết, áp xe dƣới hoành, áp
xe tồn lƣu, tắc ruột sớm sau mổ, biến chứng tim mạch, biến chứng hô hấp…
+ Nhiễm trùng vết mổ: là tình trạng có biểu hiện của viêm, nóng, đỏ,
đau ở vết mổ, rỉ dịch nơi vết mổ, dịch mủ và có mùi hôi, xảy ra trong vòng 30
ngày sau phẫu thuật[13].
+ Liệt ruột sau mổ: đƣợc tính là tình trạng không có nhu động ruột kéo
dài ≥ 5 ngày sau khi phẫu thuật.
+ Rò tụy sau mổ: là sự thông thƣơng giữa ống tụy với khoang phúc
mạc bụng, bệnh nhân đƣợc xem là rò tụy sau mổ khi có dịch rò ra từ ống dẫn
lƣu hay vết mổ, xét nghiệm amylase dịch ổ bụng cao hơn amylase máu bình
thƣờng gấp 3 lần[35].
+ Áp xe tồn lƣu: bệnh nhân đƣợc ghi nhận có đau bụng, có sốt, có thể
sờ thấy khối ấn đau, siêu âm hoặc chụp CT scan bụng sau phẫu thuật ghi nhận
ổ tụ dịch nhiễm trùng có vỏ bọc[35].
+ Áp xe dƣới hoành: bệnh nhân có sốt, ho, đau bụng, cảm giác khó
thở, siêu âm hoặc CT scan bụng sau mổ có ổ tụ dịch có vỏ bọc dƣới hoành.
− Ngày trung tiện: là biến định lƣợng, tính từ ngày bệnh nhân có trung
tiện đầu tiên trừ cho ngày phẫu thuật, đơn vị tính bằng “ngày” hậu phẫu.
− Ngày ăn lại: là biến định lƣợng, tính từ ngày bệnh nhân ăn lại đƣợc
đầu tiên trừ cho ngày phẫu thuật, đơn vị tính bằng “ngày” hậu phẫu.
− Thời gian rút dẫn lƣu: là biến định lƣợng, tính bằng ngày ống dẫn lƣu
bụng đƣợc rút bỏ trừ ngày phẫu thuật, đơn vị là “ngày” hậu phẫu.
− Thời gian nằm viện hậu phẫu: là biến định lƣợng, tính từ ngày bệnh
nhân đƣợc ra viện trừ ngày phẫu thuật, đơn vị tính là “ngày” hậu phẫu.
35
2.2.7. Phƣơng pháp phẫu thuật
2.2.7.1. Một số dụng cụ trong phẫu thuật
Dàn máy phẫu thuật nội soi
Dao cắt siêu âm
2.2.7.2. Tƣ thế bệnh nhân
Bệnh nhân ở tƣ thế nằm ngửa, hai chân dạng, đầu nâng cao 20 độ,
nhƣng bị hạn chế bởi hố lách sâu, lách nhỏ, bệnh nhân béo phì, dụng cụ
ngắn[23]. Hoặc bệnh nhân nằm nghiêng phải 70 độ (Hình 2.1)[66],[82].
Hình 2.1. Tƣ thế bệnh nhân.
Nguồn: Dulucq JL. (2005), "Laparoscopic splenectomy"[23].
36
2.2.7.3. Các bƣớc tiến hành phẫu thuật
Bƣớc 1: Đặt trocar
Trocar thứ nhất 10-mm đƣợc đặt tại vị trị rốn, bơm khí CO2 áp lực
12mmHg. Kính soi có gắn hệ thống camera đƣợc đƣa vào quan sát ổ bụng qua
trocar rốn. Trocar thứ hai 10-mm đƣợc đặt vị trí giao điểm đƣờng ngang rốn
với bờ ngoài cơ thẳng bụng bên trái. Trocar thứ ba 5-mm đặt vị trí dƣới mũi
kiếm xƣơng ức, dùng cho thao tác của phẫu thuật viên. Trocar thứ tƣ 5-mm
đƣợc đặt ở hông trái cho ngƣời phụ dùng hỗ trợ: nâng lách, vén gan, mạc nối
lớn để bộc lộ phẫu trƣờng…(Hình 2.2).
Hình 2.2. Vị trí đặt trocar.
A. (BN L.T.T.M., số nhập viện 13100793).
B. Nguồn: Norton JE., et al. (2008), Surgery basic science and clinical evidence.
Bƣớc 2: Thám sát ổ bụng
Bệnh nhân nằm ngửa đƣợc điều chỉnh cho đầu cao 20 độ, nghiêng phải
45 độ. Bệnh nhân nằm nghiêng chỉ cần chỉnh đầu cao 20 độ. Quan sát đánh
giá vị trí nang, tình trạng lách phụ, mạc nối lớn, mạc nối vị lách, mạc nối vị
tràng, đại tràng ngang, đại tràng góc lách.
37
Bƣớc 3: Hạ các dây chằng
Hạ dây chằng lách đại tràng và có thể hạ đại tràng góc lách nếu cần
thiết. Thƣờng dùng dao cắt siêu âm để cắt dây chằng lách đại tràng, dây chằng
vị lách đi từ cực dƣới lách lên cực trên lách, bộc lộ toàn bộ mạch máu vị ngắn
và mạch máu vị mạc nối trái clip bằng clip mạch máu và cắt trọn. Trong quá
trình phẫu thuật tránh làm vỡ nang nếu là nang lách do ký sinh trùng.
Bƣớc 4: Bộc lộ và xử lý mạch máu rốn lách (động mạch và tĩnh mạch
lách)
Bờ trên lƣng đuôi tụy là mốc chỉ điểm để tìm và bộc lộ mạch máu
cuống lách. Phẫu tích tìm động mạch lách sẽ thấy động mạch lách đập theo
nhịp, chạy phía trên và phía trƣớc tĩnh mạch lách. Tiến hành cột (và/hoặc
clip) và cắt động mạch lách trong khi chờ máu về tĩnh mạch cửa giúp phần
lách còn lại nhỏ và mềm hơn, tiếp tục di động dây chằng hoành lách, rồi di
động lách khỏi bụng sau. Khi có chảy máu cuống lách có thể xử lý bằng
stapler do lách đƣợc bộc lộ cả mặt trƣớc và mặt sau. Tiếp tục xử lý tĩnh mạch
lách bằng cột (và/hoặc clip) (Hình 2.3).
Hình 2.3. Bộc lộ động mạch lách, tĩnh mạch lách.
(BN H.T.T., số nhập viện 13065956).
Bƣớc 5: Quan sát màu sắc của lách (Hình 2.4)
38
Lách còn hồng tức còn nhánh mạch máu nuôi lách, phải tìm và xử lý tất
cả khi lách tím hoàn toàn.
Bƣớc 6: Lấy lách qua bao bệnh phẩm (Hình 2.5)
Lách sau khi cắt hết cuống mạch di động hoàn toàn, cho lách vào bao
bệnh phẩm vô trùng và lấy qua ngã trocar rốn mở rộng 2−3cm nhƣng gây mất
nhiều thời gian mổ với lách to, hoặc đƣợc lấy ra qua đƣờng mở da nhỏ ngang
dƣới rốn 5cm đối với lách to. Kiểm tra cầm máu tốt và đặt dẫn lƣu theo dõi.
Hình 2.4. Nang lách qua mổ nội soi.
Hình 2.5. Bệnh phẩm nang lách.
(BN L.T.T.M., số nhập viện 13100793).
(BN H.T.T., số nhập viện 13065956).
2.2.8. Phân tích và xử lý số liệu
− Các văn bản, bảng biểu, biểu đồ, đồ thị đƣợc xử lý bằng Microsoft
Office 2010. Ghi chú tài liệu đƣợc sử dụng bằng phần mềm Endnote X7.
− Số liệu thu thập đƣợc mã hóa, khai báo thành biến, xử lý và thống kê
bằng phần mềm SPSS 20.0.
− Giá trị đƣợc tính trung bình và độ lệch chuẩn với biến định lƣợng. So
sánh hai giá trị trung bình sử dụng phép kiểm Student (Student’s T-test).
− Giá trị đƣợc tính bằng tần suất hay số lƣợng đối với biến định tính.
Sử dụng phép kiểm Chi bình phƣơng (χ2) cho mẫu lớn, (Fisher’s exact test)
phép kiểm Fisher cho mẫu nhỏ hay tần suất xuất hiện dƣới 5.
− Sự khác biệt gọi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
39
2.2.9. Y đức
Đề tài nghiên cứu đã đƣợc xét duyệt theo qui trình rút gọn của Hội
đồng y đức thông qua Phòng nghiên cứu khoa học của trƣờng Đại học Y
Dƣợc TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện. Do nghiên cứu là hồi cứu hồ sơ bệnh
án và có tính bảo mật, không vi phạm về vấn đề y đức. Đề tài đã đƣợc Hội
đồng y đức chấp thuận cho thực hiện nghiên cứu.
-------------------------------------------------------
40
3. Chƣơng
3. KẾT QUẢ
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013, có 37 trƣờng hợp chọn vào
mẫu nghiên cứu này, với 23/37 trƣờng hợp khoa Ngoại gan mật tụy Bệnh viện
Chợ Rẫy và 14/37 trƣờng hợp tại khoa Ngoại tổng quát 2 Bệnh viện Bình Dân
đƣợc PTNS cắt lách điều trị nang lách.
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
3.1.1. Tuổi
Tuổi mắc bệnh trung bình là 33,6 ± 14,3. Tuổi trẻ nhất là 16 tuổi. Tuổi
lớn nhất là 71 tuổi. Tuổi mắc bệnh trung bình của nữ 37,7 ± 14,8 (n=23), tuổi
mắc bệnh trung bình của nam là 26,9 ± 10,9 (n=14).
Đa số bệnh nhân mắc bệnh thuộc nhóm tuổi từ 20 − 29 (29,7%), nhóm
tuổi từ 30 − 39 (21,6%), là nhóm tuổi gặp nhiều nhất, nhóm tuổi ≥ 60 (5,4%)
là nhóm tuổi ít gặp nhất.
29,7%
%
30,0
< 20
20 - 29
21,6%
25,0
30 - 39
18,9%
40 - 49
20,0
50 - 59
13,5%
15,0
≥ 60
10,8%
10,0
5,4%
5,0
0,0
< 20
20 - 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59
≥ 60
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.
Tuổi
41
3.1.2. Giới
Nam
Nữ
37,8%
62,2%
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ bệnh phân bố theo giới tính.
Trong tổng số 37 bệnh nhân nghiên cứu, bệnh lý nang lách xảy ra ở cả
hai giới nam và nữ:
− Có 23 trƣờng hợp bệnh nhân là nữ giới và 14 trƣờng hợp bệnh nhân
là nam giới mắc bệnh nang lách.
− Số bệnh nhân nữ mắc bệnh cao hơn nam. Tỉ số nữ/nam là 1,6/1.
Bảng 3.1. Sự khác biệt giữa tuổi trung bình mắc bệnh theo giới
Giới
Số BN
Tuổi trung bình
Độ lệch chuẩn
Nam
14
26,9
10,9
Nữ
23
37,7
14,8
p
0,024
Độ tuổi trung bình mắc bệnh nang lách khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm bệnh nhân nam và nhóm bệnh nhân nữ (p=0,024< 0,05, phép kiểm
Student). Tuổi mắc bệnh trung bình ở nam trẻ hơn nữ.
42
3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp
Số lƣợng
Tỉ lệ %
Lao động trí óc
13
35,1
Lao động chân tay
19
51,4
Không nghề nghiệp
5
13,5
n=37
100
Nghề nghiệp
Tổng số
Trong nghiên cứu này, có 19/37 trƣờng hợp mắc bệnh nang lách là
ngƣời lao động chân tay chiếm tỉ lệ nhiều nhất 51,4%. Ngƣời không nghề
nghiệp mắc bệnh chiếm tỉ lệ thấp nhất là 13,5%. Đối với ngƣời mắc bệnh lý
nang lách cần đƣợc quan tâm điều trị, nhất là ngƣời lao động nhằm tránh để
nang lách xảy ra biến chứng.
3.1.4. Địa dƣ
Bảng 3.3. Phân bố bệnh theo địa dƣ
Địa điểm cƣ trú
Thành thị
Số lƣợng (n=37)
Tỉ lệ %
18
48,7
TP. Hồ Chí Minh
10
27,0
Thành phố khác
8
21,7
Nông thôn
16
43,2
Không thành thị/nông thôn
3
8,1
Bệnh nang lách phân bố khắp các vùng. Tỉ lệ mắc bệnh nang lách
ngƣời dân vùng thành thị cao hơn nông thôn. Riêng TP. Hồ Chí Minh số
ngƣời mắc bệnh chiếm nhiều nhất là 10/37(27,0%).
43
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
3.2.1. Lý do vào viện
Bệnh nhân nhập viện vì lý do chính là đau bụng (vùng hạ sƣờn trái
hoặc vùng thƣợng vị) làm cho 34 (91,9%) bệnh nhân vào bệnh viện, chiếm đa
số trƣờng hợp nghiên cứu.
Có 3 (8,1%) bệnh nhân tình cờ đƣợc phát hiện bệnh:
− 1 bệnh nhân có bệnh lý nội khoa, khi tái khám đƣợc làm siêu âm
bụng, phát hiện nang lách.
− 2 bệnh nhân khi khám sức khỏe tổng quát phát hiện nang lách.
3.2.2. Thời gian phát hiện bệnh
Thời gian phát hiện bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là
4,4 ± 9,9 tháng. Thời gian phát hiện bệnh sớm nhất là 1 ngày, thời gian phát
hiện bệnh lâu nhất là 60 tháng.
3.2.3. Tiền sử
* Đặc điểm tiền sử bệnh nội khoa:
Đặc điểm tiền sử về bệnh nội khoa có 6/37 bệnh nhân mắc bệnh lý nội
khoa kèm theo, chiếm tỉ lệ 16,2% gồm:
− 2 trƣờng hợp mắc bệnh tăng huyết áp (33,3%).
− 2 trƣờng hợp mắc bệnh đái tháo đƣờng type 2 (33,3%).
− 2 trƣờng hợp viêm gan siêu vi (33,3%).
* Đặc điểm tiền sử ngoại khoa mổ vùng bụng:
Chúng tôi có 3/37 trƣờng hợp (8,1%) có tiền sử mổ vùng bụng:
− 2 trƣờng hợp đã qua mổ mở theo đƣờng Mc Burney cắt ruột thừa,
chiếm tỉ lệ 66,7%.
− 1 trƣờng hợp phẫu thuật cắt nang buồng trứng trái qua nội soi ổ bụng,
chiếm tỉ lệ 33,3%.
* Tiền sử chấn thƣơng bụng:
44
Tiền sử chấn thƣơng bụng, có liên quan chấn thƣơng lách, là yếu tố để
hình thành nên nang lách giả.
Số bệnh nhân có tiền sử chấn thƣơng bụng là 2/37 bệnh nhân của chúng
tôi, chiếm tỉ lệ là 5,4%:
− Với 1 bệnh nhân tiền sử bị té chấn thƣơng hạ sƣờn trái.
− Và 1 bệnh nhân với tiền sử chấn thƣơng bụng kín có chấn thƣơng
lách do tai nạn giao thông.
3.2.4. Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.4. Bảng tần suất của các triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng
ố lƣợng
Tỉ lệ %
Đau bụng
34
91,9
U bụng
24
64,9
Buồn nôn-nôn
6
16,2
Sốt
4
10,8
Ho
3
8,1
Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng nang lách của chúng tôi, triệu chứng
gặp nhiều nhất là đau bụng có 34 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ 91,9%. Bệnh nhân
đau bụng vùng hạ sƣờn trái là chủ yếu, có 2 bệnh nhân đau vùng thƣợng vị,
tiếp theo là triệu chứng u bụng với 24 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ (64,9%), triệu
chứng kèm theo nhƣ buồn nôn-nôn có 6 trƣờng hợp (16,2%), sốt có 4 trƣờng
hợp (10,8%), ho có 3 trƣờng hợp (8,1%), đau vùng hông lƣng bên trái có 1
trƣờng hợp (2,7%).
3.2.5. Triệu chứng thực thể
Bảng 3.5. Mức độ u bụng khi thăm khám
45
Mức độ u bụng
ố lƣợng n 37)
Tỉ lệ
độ 1
16
43,3
độ 2
4
10,8
độ 3
3
8,1
độ 4
1
2,7
Sờ không chạm u
13
35,1
Có 24/37 trƣờng hợp (64,9%) sờ chạm đƣợc u bụng khi thăm khám và
13/37 trƣờng hợp (35,1%) sờ không chạm u bụng khi thăm khám.
− Có 16 (43,3%) trƣờng hợp u bụng to độ 1 chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
− Có 4 (10,8%) trƣờng hợp u bụng to độ 2.
− Có 3 (8,1%) trƣờng hợp u bụng to độ 3.
− Có 1 (2,7%) trƣờng hợp u bụng to độ 4, ít gặp nhƣng thƣờng bệnh
nhân đến khám bệnh muộn, nang lách đã rất to.
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG
3.3.1. Siêu âm bụng chẩn đoán trƣớc mổ
Bảng 3.6. Đặc điểm kết quả siêu âm bụng trƣớc mổ
Đặc điểm siêu âm bụng
Số lƣợng
Tỉ lệ %
Kết luận nang lách
25
89,3
Nghi ngờ nang lách
3
10,7
Dịch đồng nhất
19
67,9
Dịch không đồng nhất
9
32,1
Tính chất dịch nang
46
Trong 37 bệnh nhân thì có 28 bệnh nhân có thực hiện siêu âm bụng
chẩn đoán trƣớc mổ, chỉ có 9 bệnh nhân không có kết quả siêu âm bụng, trong
28 bệnh nhân đều có ghi nhận hình ảnh tổn thƣơng ở lách và gần lách.
Đƣợc kết luận là nang lách có 25/28 trƣờng hợp chiếm (89,3%).
Có 3 trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán phân biệt giữa nang lách với 2 trƣờng
hợp u lách và 1 trƣờng hợp nang ổ bụng.
Tính chất dịch nang ghi nhận ở 28 bệnh nhân, thì có 9 trƣờng hợp
(32,1%) dịch không đồng nhất liên quan nang lách có biến chứng.
3.3.2. CT scan bụng chậu
Bảng 3.7. Đặc điểm kết quả chụp CT scan bụng chậu
Đặc điểm CT scan bụng chậu
Số lƣợng
Tỉ lệ %
Phù hợp
33
94,3
Nhầm lẫn
2
5,7
Đồng nhất
25
71,4
Không đồng nhất
10
28,6
Nang lách chèn ép tạng lân cận
27
77,1
Vôi hóa thành nang
3
8,6
Chẩn đoán
Dịch nang
Với 35 bệnh nhân chụp CT scan bụng chậu trong nghiên cứu chiếm
(94,6%) (có 2 trƣờng hợp đã siêu âm bụng có kết quả nang lách nên bệnh
nhân không cần chụp thêm CT scan bụng chậu). Trong 35 trƣờng hợp chụp
CT scan bụng chậu đều có ghi nhận tổn thƣơng ở lách và cận lách. Có 33/35
trƣờng hợp chẩn đoán phù hợp tổn thƣơng là nang lách chiếm tỉ lệ 94,3%.
Có 2/35 trƣờng hợp (5,7%) nhầm lẫn với tổn thƣơng khác gồm:
− 1 trƣờng hợp nang lách to và viêm dính với thùy trái gan bị chẩn
đoán nhầm là nang gan to,
47
− 1 trƣờng hợp chẩn đoán nhầm nang lách nhiễm trùng với u lách.
Có 10 trƣờng hợp (28,6%) dịch không đồng nhất phù hợp với biến
chứng của nang lách. Vôi hóa thành nang có 3/35 trƣờng hợp chiếm (8,6%).
Sự chèn ép giữa nang lách với một hay nhiều tạng đƣợc ghi nhận tại
thời điểm chụp CT scan có 27/35 trƣờng hợp (77,1%), chủ yếu là chèn ép
giữa nang lách với dạ dày có 19 trƣờng hợp (54,3%), với thận có 17 trƣờng
hợp (48,6%), với đại tràng ngang có 11 trƣờng hợp (31,4%), chèn ép gan có 1
trƣờng hợp (2,9%).
Bảng 3.8. Mối liên quan đau bụng với dấu hiệu chèn ép nang
Dấu hiệu chèn ép nang
Đau bụng
p
Có
Không
Có
27 (84,4%)
5 (15,6%)
Không
0 (0%)
3 (100%)
0,009
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa triệu chứng đau bụng với
dấu hiệu chèn ép của nang lách trên CT scan (p=0,009 < 0,05, phép kiểm
Fisher). Điều này cho thấy rằng triệu chứng đau bụng liên quan đến kết quả
chèn ép nang lách gây ra.
3.3.3. X quang ngực thẳng hoặc bụng không sửa soạn
Bảng 3.9. Đặc điểm kết quả X quang ngực thẳng/bụng không sửa soạn
Đặc điểm vòm hoành cao
Số lƣợng
Tỉ lệ %
Có
8
21,6
Không
29
78,4
Tổng số
n=37
100
48
Nghiên cứu trong 37 bệnh nhân chụp X quang ngực thẳng/bụng không
sửa soạn trƣớc phẫu thuật, chúng tôi phát hiện:
− Có 8 trƣờng hợp có vòm hoành bên trái nâng cao hơn vòm hoành bên
phải, chiếm tỉ lệ 21,6%. Gợi ý tổn thƣơng nang lách đã to, đẩy vòm hoành bên
trái lên cao hơn vòm hoành bên phải.
− Có 1 trƣờng hợp (2,7%) vôi hóa thành nang dƣới vòm hoành.
Hình 3.1. Vòm hoành trái nâng cao trên X quang ngực (mũi tên).
(BN Đ.M.T.A., số nhập viện 12018050).
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa dấu hiệu vòm hoành cao với nang lách to
Nang to
Vòm hoành cao
Có
p
Có
Không
5 (62,5%)
3 (37,5%)
0,002
Không
2 (6,9%)
28 (93,1%)
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vòm hoành trái cao với nang
lách to, cho thấy vòm hoành trái lên cao gợi ý nang lách kích thƣớc to (phép
kiểm Fisher, p=0,002 < 0,05).
49
3.3.4. Giải phẫu bệnh lý
Bảng 3.11. Kết quả phân loại nang lách theo giải phẫu bệnh
Số lƣợng
Loại nang lách
Nang lách thật
35
Tỉ lệ %
94,6
Nang bẩm sinh
28
80,0
Nang bạch mạch
5
14,3
Nang mạch máu
2
5,7
Nang lách giả
Tổng số
2
5,4
n=37
100
Nang lách thật, chiếm tỉ lệ 94,6% với 35/37 bệnh nhân có nang lách
thật sau mổ. Nang lách bẩm sinh chiếm tỉ lệ nhiều nhất (80,0%) trong các
dạng của nang lách thật.
Chúng tôi có 2/37 bệnh nhân có kết quả nang lách giả chiếm tỉ lệ 5,4%,
là 2 trƣờng hợp có tiền sử chấn thƣơng bụng.
Nghiên cứu chúng tôi không ghi nhận đƣợc nang lách do ký sinh trùng.
3.3.5. Xét nghiệm huyết học
Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm huyết học
Chỉ số huyết học
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Hồng cầu (…/mm3)
3.860.000
6.050.000
4.694.324,3 ± 459.804,0
104,0
162,0
135,2 ± 13,3
Bạch cầu (…/mm3)
4.860,0
11.700,0
6.763,2 ± 2.037,6
Tiểu cầu (…/mm3)
117.000,0
329.000,0
228.864,9 ± 60.610,4
Hb (g/L)
50
− Số lƣợng hồng cầu trung bình, trung bình Hb, số lƣợng bạch cầu
trung bình, số lƣợng tiểu cầu trung bình trong giới hạn bình thƣờng.
− Có 3/37 trƣờng hợp thiếu máu mức độ nhẹ nhƣng không đáng kể với
(90 ≤ Hb < 120 g/L), không có trƣờng hợp nào thiếu máu mức độ vừa và mức
độ nặng, không có trƣờng hợp cần truyền máu trƣớc mổ.
− Có 4/37 trƣờng hợp có bạch cầu ≥ 11.000/mm3 phù hợp với tình
trạng các trƣờng hợp nang lách đã xảy ra biến chứng nhiễm trùng.
3.4. CÁC ĐẶC ĐIỂM NANG LÁCH
3.4.1. Vị trí nang lách
Bảng 3.13. Vị trí nang lách
Số lƣợng
Tỉ lệ %
Cực trên
8
21,6
Cực dƣới
4
10,8
Trung tâm
25
67,6
Tổng số
37
100
Vị trí nang lách
Hình 3.2. Nang lách cực trên.
Hình 3.3. Nang lách cực dƣới.
(BN T.V.Đ., số nhập viện 12087763).
(BN N.T.P.U., số nhập viện 11013818).
51
Hình 3.4. Nang lách trung tâm.
(BN Đ.M.T.A., số nhập viện12018050).
Hình 3.5. Nang lách trung tâm.
(BN T.N., số nhập viện13048100).
Hình 3.6. Nang lách rốn lách.
(BN L.H.H., số nhập viện13043293).
52
Chúng tôi ghi nhận:
− Có 25/37 trƣờng hợp của nghiên cứu là nang lách vị trí trung tâm,
chiếm tỉ lệ cao nhất 67,6% . Trong nang lách trung tâm có các trƣờng hợp là
nang tại vị trí rốn lách, nang rốn lách có chèn ép mạch máu lách nguy cơ gây
thiếu máu nuôi và khi vỡ sẽ gây chảy máu khó cầm.
− Nang lách cực dƣới ít nhất, có 4/37 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ 10,8%.
Bảng 3.14. Mối liên quan triệu chứng lâm sàng và vị trí nang lách
Vị trí nang lách
Cực trên
Cực dƣới
Trung tâm
(%)
(%)
(%)
Có
8 (23,5)
4 (11,8)
22 (64,7)
Không
0 (0,0)
0 (0,0)
3 (100)
Có
7 (29,2)
4 (16,7)
13 (54,1)
Triệu chứng
Đau bụng
p
0,69
0,06
U bụng
Không
1 (7,7)
0 (0,0)
12 (92,3)
Có
2 (50,0)
0 (0,0)
2 (50,0)
Không
6 (18,2)
4 (12,1)
23 (69,7)
Có
0 (0,0)
0 (0,0)
6 (100)
0,25
Sốt
0,28
Buồn nôn-nôn
Không
8 (25,8)
4 (12,9)
19 (61,3)
Có
0 (0,0)
0 (0,0)
3 (100)
Không
8 (23,5)
4 (11,8)
22 (64,7)
0,69
Ho
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các triệu chứng lâm
sàng và vị trí nang lách p > 0,05 (phép kiểm Fisher).
53
3.4.2. Kích thƣớc nang lách
Nghiên cứu kết quả đo kích thƣớc nang lách chúng tôi nhận thấy kích
thƣớc nang lách trung bình là 9,7cm ± 5,8cm (3 – 25). Các nhóm kích thƣớc:
− Dƣới 5cm: có 5 trƣờng hợp, chiếm tỉ lệ 14,3%.
− Từ 5 - 9cm: nhiều nhất với 15 trƣờng hợp, tỉ lệ 42,9%.
− Từ 10 - 14cm: có 8 trƣờng hợp, chiếm tỉ lệ 22,8%.
− Trên 15cm: có 7 trƣờng hợp, chiếm tỉ lệ 20,0%.
Nhóm kích thƣớc
≥ 15 cm
7
20,0%
10 đến < 15 cm
8
22,8%
15
5 đến < 10 cm
5
< 5 cm
0,0
42,9%
14,3%
10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0
%
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ và tần suất theo phân nhóm kích thƣớc nang lách.
3.4.3. Số lƣợng nang lách
Bảng 3.15. Số lƣợng nang lách
Số lƣợng nang lách
Số lƣợng
Tỉ lệ %
Nang đơn độc
28
75,7
Đa nang lách
9
24,3
Tổng số
37
100
54
Chúng tôi xác định số lƣợng nang lách của các bệnh nhân nghiên cứu
đƣợc ghi nhận dựa trên siêu âm bụng, CT scan bụng và kết quả phẫu thuật.
Trong tổng số 37 trƣờng hợp nghiên cứu của chúng tôi, nang lách đơn
độc nhiều hơn đa nang lách, đa số bệnh có nang lách đơn độc với 28/37 bệnh
nhân (75,7%), số bệnh nhân đa nang lách là 9/37 (24,3%).
Bảng 3.16. So sánh kích thƣớc trung bình giữa nang đơn độc và đa nang
ố lƣợng
nang lách
Kích thƣớc
trung bình (cm)
Độ lệch
Nang đơn độc
11,1
5,9
Đa nang lách
5,3
ai số
p
5,9
0,001
2,6
− Kích thƣớc trung bình ở nhóm nang đơn độc là 11,1cm ± 5,9cm.
− Kích thƣớc trung bình nhóm đa nang là 5,3cm ± 2,6cm.
Kích thƣớc trung bình nang đơn độc có kích thƣớc gấp đôi kích thƣớc
trung bình đa nang lách. Chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa kích thƣớc trung bình ở nhóm bệnh nhân nang đơn độc và nhóm bệnh
nhân đa nang lách của nghiên cứu (p=0,001< 0,05, phép kiểm Student).
3.4.4. Biến chứng của nang lách
Bảng 3.17. Tỉ lệ các biến chứng của nang lách
Số lƣợng
Tỉ lệ %
Nhiễm trùng nang
9
24,3
Xuất huyết nang
3
8,1
Vỡ nang
1
2,7
Biến chứng của nang lách
Nang lách xảy ra biến chứng là yếu tố quyết định phẫu thuật cắt lách.
− Nhiễm trùng nang có 9/37 trƣờng hợp nhiều nhất chiếm tỉ lệ 24,3%.
55
− Xuất huyết nang có 3/37 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ 8,1%.
− Vỡ nang lách có 1/37 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ thấp nhất 2,7%. Trƣờng
hợp này biến chứng vỡ nang có kèm theo nhiễm trùng nang.
3.5. KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT
Trong tổng số 37 bệnh nhân nghiên cứu, ghi nhận đƣợc 35 trƣờng hợp
chẩn đoán phù hợp giữa chẩn đoán trƣớc với chẩn đoán sau mổ, có 2 trƣờng
hợp chẩn đoán nhầm trƣớc mổ, nhƣng cả 2 trƣờng hợp nhầm này đều có chỉ
định phẫu thuật vì có biểu hiện chèn ép, gồm:
− 1 trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán nang gan trái to nhƣng khi phẫu thuật
phát hiện là nang lách to,
− 1 trƣờng hợp chẩn đoán trƣớc phẫu thuật là u lách nhƣng kết quả mổ
là nang lách nhiễm trùng vì nang lách có kích thƣớc 5cm kèm viêm dính tạng
tại vị trí vùng rốn lách và trên hình ảnh CT scan có dịch không đồng nhất làm
lầm với u.
3.5.1. Phƣơng pháp phẫu thuật
Bảng 3.18. Kết quả phƣơng pháp phẫu thuật
Phƣơng pháp phẫu thuật
Số lƣợng
Tỉ lệ %
PTNS cắt lách
34
91,9
Chuyển mổ mở cắt lách
3
8,1
n=37
100
Tổng số
Trong nghiên cứu của chúng tôi:
Phẫu thuật nội soi cắt lách toàn bộ thành công với 34 trƣờng hợp
trong tổng số 37 bệnh nhân nghiên cứu, chiếm tỉ lệ 91,9%.
Có 3 trƣờng hợp (8,1%) phải chuyển mổ mở để cắt lách:
56
Trƣờng hợp thứ nhất, nang lách to độ 4, viêm dính vào các tạng lân
cận nhƣ dính vào thùy trái gan, dạ dày, mạc nối lớn, vòm hoành, lớp dính dầy
và rất chặt bóc tách qua nội soi khó khăn, dễ chảy máu và nguy cơ tổn thƣơng
các tạng.
Trƣờng hợp thứ hai, do nang vùng rốn lách viêm dính nhiều tạng
lân cận và chảy máu rỉ rả, nguy cơ tổn thƣơng mạch máu rốn lách khó cầm
máu và tổn thƣơng đuôi tụy, trong phẫu tích mổ mở thấy đại tràng ngang, bờ
cong lớn dạ dày, mạc nối lớn dính với rốn lách và lách dính rất chặt với vòm
hoành, khó bóc tách qua nội soi.
Trƣờng hợp thứ ba, trong quá trình phẫu tích nội soi làm rách tĩnh
mạch lách chảy máu khó cầm máu nên quyết định chuyển mổ mở cắt lách.
3.5.2. Xử trí kỹ thuật và phát hiện lách phụ
Xử lý mạch máu rốn lách qua phẫu thuật nội soi đƣợc áp dụng nhiều
cách tùy vào trang bị bệnh viện: có 15/34 trƣờng hợp dùng chỉ cột + clip
mạch máu, 16/34 trƣờng hợp dùng hemolock, 3/34 trƣờng hợp sử dụng clip
đơn thuần.
Sử dụng trocar trong phẫu thuật cắt lách nội soi thì chúng tôi ghi nhận
có 29/34 trƣờng hợp dùng 4 trocar, chỉ có 5/34 trƣờng hợp sử dụng 5 trocar.
Hình 3.7. Lách phụ trên CT scan bụng đối chiếu với kết quả trong mổ.
(BN L.T.T.M., số nhập viện 13100793).
57
Trong 37 trƣờng hợp nghiên cứu của chúng tôi có phát hiện 1 trƣờng
hợp lách phụ chiếm tỉ lệ 2,7%, lách phụ phát hiện trong mổ tại vị trí dây
chằng lách đại tràng, nang cũng đƣợc hình thành trong lách phụ.
3.5.3. Máu mất trong mổ và truyền máu
Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị nang lách trong nghiên cứu này cho
thấy mất máu không đáng kể, lƣợng máu mất trung bình là 91,6 ± 125,8 ml.
Lƣợng máu mất ít nhất là 20 ml. Lƣợng máu mất nhiều nhất là 500 ml,
có 2 trƣờng hợp tai biến rách mạch máu lách gây chảy máu trong phẫu thuật
dẫn đến mất máu và đƣợc truyền 1 đơn vị máu trong mổ.
3.5.4. Thời gian mổ
Thời gian trung bình của phẫu thuật nội soi cắt lách là 139,4 ± 41,9
phút. Thời gian phẫu thuật nội soi cắt lách ngắn nhất trong nghiên cứu của
chúng tôi là 60 phút, thời gian dài nhất là 220 phút.
Thời gian trung bình cắt lách của chuyển mổ mở là 161,7 ± 20,2 phút.
Trong 34 trƣờng hợp phẫu thuật nội soi cắt lách có liên quan nang lách
biến chứng, chúng tôi nhận thấy rằng phẫu thuật nội soi cắt lách với thời gian
mổ trung bình ở nhóm có biến chứng dài hơn ở nhóm không có biến chứng
của nang lách, nhƣng sự khác biệt thời gian mổ trung bình giữa hai nhóm
không có ý nghĩa thống kê (phép kiểm Student, p=0,48 > 0,05).
Bảng 3.19. Thời gian PTNS giữa hai nhóm biến chứng của nang lách
Biến chứng nang lách Số BN Thời gian PTNS trung bình
Có
10
p
147,5 ± 41,5 phút
0,48
Không
24
136,0 ± 42,5 phút
58
3.5.5. Tỉ lệ tử vong
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trƣờng hợp tử vong và không
có trƣờng hợp nào bệnh nặng ngƣời nhà xin về.
Phẫu thuật nội soi cắt lách cho thấy là phẫu thuật an toàn. Tỉ lệ tử vong
của nghiên cứu này là 0%.
3.5.6. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ
− Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2 (5,4%) trƣờng hợp xảy ra tai
biến trong quá trình phẫu thuật, tổn thƣơng làm rách mạch máu lách do dị
dạng gây chảy máu nhiều và có truyền máu lúc mổ. Trong đó, 1 bệnh nhân
khắc phục đƣợc chảy máu trong phẫu thuật và hoàn thành đƣợc phẫu thuật nội
soi cắt lách, 1 trƣờng hợp khó cầm máu đƣợc trong phẫu thuật, buộc chuyển
mổ mở cắt lách và cầm máu, bệnh nhân đƣợc điều trị ổn định sau phẫu thuật.
− Không có trƣờng hợp xảy ra biến chứng sau mổ trong nghiên cứu.
3.5.7. Ống dẫn lƣu bụng và thời gian rút dẫn lƣu
− Các trƣờng hợp nghiên cứu đều đặt ống dẫn lƣu hố lách theo dõi, với
36/37 trƣờng hợp đặt 1 ống dẫn lƣu và 1/37 trƣờng hợp chuyển mổ mở đƣợc
đặt 2 ống dẫn lƣu, do trong lúc phẫu tích nang lách to dính bị vỡ, dịch tràn
vào khoang phúc mạc nên đặt thêm ống dẫn lƣu ở Douglas. Dịch dẫn lƣu màu
hồng nhạt, dịch thoát ra lƣợng ít, giảm dần. Thời gian rút ống dẫn lƣu bụng
thƣờng là hậu phẫu ngày thứ 3 đến thứ 4. Bệnh nhân đƣợc làm siêu âm bụng
kiểm tra tình trạng dịch ổ bụng, sự xuất hiện phản âm bất thƣờng trƣớc rút
ống dẫn lƣu bụng và cho xuất viện.
− Có 33/37 trƣờng hợp không có phản âm bất thƣờng, có 4/37 trƣờng
hợp là còn ít dịch hố lách không đáng kể.
59
3.5.8. Thời gian điều trị sau mổ
Bảng 3.20. Thời gian điều trị sau mổ
Thời gian điều trị sau mổ
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
3
9
5,3 ± 1,6
7
8
7,3 ± 0,6
Thời gian trung tiện
1
2
1,5 ± 0,5
Thời gian ăn lại
1
2
1,9 ± 0,3
Thời gian hậu phẫu ở bệnh nhân
PTNS cắt lách (ngày)
Thời gian hậu phẫu ở bệnh nhân
chuyển mổ mở cắt lách (ngày)
− Thời gian nằm viện hậu phẫu ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt lách
trung bình là 5,3 ± 1,6 ngày, thời gian bệnh nhân nằm viện hậu phẫu ngắn
nhất là 3 ngày, thời gian nằm viện hậu phẫu dài nhất là 9 ngày do nang lách
biến chứng nhiễm trùng.
− Thời gian nằm viện hậu phẫu ở bệnh nhân đƣợc chuyển mổ mở cắt
lách là 7,3 ± 0,6 ngày.
− Thời gian bệnh nhân có trung tiện trở lại là 1,5 ± 0,5 ngày, bệnh nhân
thƣờng có trung tiện sau mổ là ngày thứ 1 hoặc ngày thứ 2 của hậu phẫu.
− Bệnh nhân đƣợc ăn uống trở lại bình thƣờng sau 1,9 ± 0,3 ngày.
Bảng 3.21. So sánh thời gian hậu phẫu giữa hai nhóm phẫu thuật
Kết quả phẫu thuật
PTNS cắt lách
Số BN
34
Thời gian hậu phẫu
trung bình
p
5,3 ± 1,6
0,035
Chuyển mổ mở cắt lách
3
7,3 ± 0,6
60
Chúng tôi thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời gian nằm
viện hậu phẫu trung bình ở hai nhóm phẫu thuật, thời gian nằm viện hậu phẫu
ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt lách ngắn hơn nhóm chuyển mổ mở cắt
lách (p=0,035 < 0,05, phép kiểm Student).
-------------------------------------------------------
61
4. Chƣơng
4. BÀN LUẬN
Trong thời gian 5 năm từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013, phẫu
thuật nội soi cắt lách trong điều trị nang lách đã thực hiện đƣợc tổng số gồm
37 trƣờng hợp, với 23/37 trƣờng hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy và 14/37 trƣờng
hợp tại Bệnh viện Bình Dân. Các trƣờng hợp nghiên cứu đều là nang lách
không do ký sinh trùng, không ghi nhân đƣợc nang lách ký sinh trùng.
4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
4.1.1. Tuổi
Theo số liệu của các tác giả, tuổi trung bình của bệnh lý nang lách
tƣơng đƣơng nhau, lứa tuổi mắc bệnh thƣờng gặp là 20 – 40 tuổi. Theo hồi
cứu của Adas G. và cs[5], trong nghiên cứu 24 bệnh nhân, tuổi trung bình
mẫu nghiên cứu là 44,8 (20 – 62) tuổi. Theo Chin E H. và cs, trong kinh
nghiệm mƣời năm điều trị nang lách bằng phẫu thuật nội soi, tác giả ghi nhận
tuổi trung bình mẫu nghiên cứu là 36 (22 – 60) tuổi[11]. Theo Tagaya N. và
cs, tuổi trung bình mắc bệnh trong nghiên cứu là 35 (19 − 36) tuổi[71].
Bảng 4.1. Tuổi trung bình
Tác giả
Số bệnh nhân
Tuổi trung bình
Adas G. [5]
24
44,8 (20 – 62)
Chin E H. [11]
9
36 (22 – 60)
Tagaya N. [71]
4
35 (19 – 63)
Morgenstern L. [56]
23
29,4 ± 11,2 (4,5 − 48)
Chúng tôi
37
33,6 ± 14,3 (16 − 71)
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, tuổi trung bình mắc bệnh nang
lách là 33,6 ± 14,3 (16 − 71 tuổi), nhóm tuổi mắc bệnh gặp nhiều nhất là từ
20−30 tuổi, tƣơng tự nhƣ các tác giả khác (Bảng 4.1) và (Biểu đồ 3.1).
62
4.1.2. Giới
Trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi về bệnh nang lách,
có 23 bệnh nhân nữ (62,2%) và 14 bệnh nhân nam (37,8%) (Biểu đồ 3.2). Số
bệnh nhân nữ mắc bệnh cao hơn nam, tỉ số nữ/nam là 1,6/1. Mắc bệnh nang
lách phân bố theo giới của chúng tôi tƣơng tự Chin E H. và Morgenstern L.
Nghiên cứu của Chin E H., số bệnh nhân nữ mắc bệnh cao hơn so với
số bệnh nhân nam mắc bệnh nang lách[11]. Theo Palmieri I. và cs, nghiên
cứu cho thấy bệnh nhân nữ nhiều gấp 4,5 lần bệnh nhân nam. Theo Mertens J.
và cs, bệnh nhân nữ tƣơng đƣơng bệnh nhân nam với tỉ số nữ/nam: 1,1/1[59].
Theo Morgenstern L. và cs[56], thì bệnh nhân nữ ƣu thế hơn bệnh nhân nam
với tỉ số nữ/nam là 2/1. Có sự khác nhau về sự phân bố bệnh nang lách theo
giới giữa các tác giả. Đa phần các nghiên cứu cho thấy nữ giới mắc bệnh
nhiều hơn nam giới (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Phân bố theo giới
Tác giả, quốc gia
Số bệnh nhân
Nữ/Nam
Palmieri I.[59], Ý
11
4,5/1
Dachman A H.[16], Mỹ
52
3,3/1
Morgenstern L.[56], Mỹ
23
2,0/1
Chin E H.[11], Mỹ
9
1,3/1
Mertens J.[54], Bỉ
15
1,1/1
Chúng tôi
37
1,6/1
4.1.3. Nghề nghiệp và địa dƣ
Bệnh nhân của nghiên cứu gặp nhiều nhất là ngƣời lao động vì nang
lách thƣờng xảy ra lứa tuổi từ 20−40 tuổi, phù hợp với lứa tuổi lao động.
Chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân mắc bệnh nang lách phân bố nhiều ở
thành thị hơn ở nông thôn, riêng TP. Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất, có lẽ do
63
kinh tế thay đổi làm cho sự di dân từ nơi khác đến thành thị và do nghiên cứu
đƣợc thực hiện tại bệnh viện thành phố (Bảng 3.2 và Bảng 3.3).
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
4.2.1. Tiền sử
Nghiên cứu của chúng tôi rất quan tâm đến tiền sử chấn thƣơng bụng,
chấn thƣơng bụng có liên quan đến hình thành nang lách giả, chúng tôi có ghi
nhận đƣợc 2/37 bệnh nhân (5,4%) có tiền sử chấn thƣơng bụng và cả 2 trƣờng
hợp đều có kết quả nang lách giả sau chấn thƣơng.
Theo nghiên cứu nang lách giả có liên quan đến tiền sử chấn thƣơng
bụng của Dachman A H. và cs, ghi nhận của 28 trƣờng hợp nang lách giả có 3
trƣờng hợp có tiền sử chấn thƣơng bụng phù hợp kết quả nang lách sau chấn
thƣơng và 3 trƣờng hợp có tiền sử chấn thƣơng bụng nhƣng kết quả giải phẫu
bệnh là nang lách thật, tác giả cho rằng bệnh nhân có thể xác định tiền sử
không chính xác[16]. Theo Mertens J. và cs có ghi nhận 1 trƣờng hợp chấn
thƣơng bụng và cho kết quả nang lách giả trong 15 bệnh nhân nghiên cứu[54].
Morgenstern L. quan tâm nhiều đến tiền sử chấn thƣơng bụng, là cơ sở để
phân loại nang lách giả và tác giả lƣu ý đến điều trị lách sau chấn thƣơng có
thể hình thành nang lách giả[56].
Chúng tôi rất chú ý đến những bệnh có thể gây ảnh hƣởng xấu đến cuộc
phẫu thuật dẫn đến các tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ, nhất là bệnh
lý nội khoa nhƣ bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ
tim…), bệnh lý hô hấp (nhƣ viêm phổi, hen phế quản…), bệnh đái tháo
đƣờng, suy thận mạn…, hiểu rõ bệnh lý kèm theo giúp chúng tôi tiên lƣợng
tốt cho cuộc mổ.
Trong nghiên cứu, chúng tôi có 6/37 bệnh nhân mắc bệnh lý nội khoa
kèm theo chiếm tỉ lệ 16,2%, có 2/6 trƣờng hợp mắc bệnh tăng huyết áp chiếm
tỉ lệ (33,3%), có 2/6 trƣờng hợp mắc bệnh đái tháo đƣờng type 2 chiếm tỉ lệ
64
(33,3%), viêm gan siêu vi có 2/6 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ (33,3%). Tất cả bệnh
nhân có bệnh lý nội khoa kèm theo đều đƣợc điều trị ổn định trƣớc và sau
phẫu thuật cắt lách.
Chúng tôi đánh giá kỹ tiền sử ngoại khoa mổ vùng bụng, có thể ảnh
hƣởng đến khả năng phẫu thuật nội soi do liên quan dính tạng vào vết mổ cũ
từ trƣớc. Trong nghiên cứu này chúng tôi có 3/37 trƣờng hợp có tiền sử ngoại
khoa mổ vùng bụng gồm 2/3 trƣờng hợp (66,7%) đã mổ đƣờng Mc Burney
cắt ruột thừa, 1/3 trƣờng hợp ( 33,3%) phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng
trứng, cả 3 trƣờng hợp đều thực hiện đƣợc phẫu thuật nội soi cắt lách.
4.2.2. Thời gian phát hiện bệnh
Thời gian phát hiện bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là
4,4 ± 9,9 tháng. Thời gian phát hiện bệnh sớm nhất là 0,1 tháng, thời gian
phát hiện bệnh lâu nhất là 60 tháng. Có sự dao động lớn về thời gian phát hiện
bệnh, do bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không ảnh
hƣởng đến sinh hoạt, ngƣời bệnh chịu đựng đƣợc, bệnh nhân nhập viện khi có
biến chứng xảy ra hoặc khó chịu vì triệu chứng kéo dài, có bệnh nhân thấy có
u bụng khi nang lách đã quá to hay phát hiện bệnh tình cờ.
4.2.3. Triệu chứng lâm sàng
Theo nghiên cứu bệnh nang lách các tác giả thế giới ghi nhận triệu
chứng lâm sàng ở bệnh nhân nang lách đa dạng gồm: đau bụng vùng hạ sƣờn
bên trái hoặc đau bụng vùng thƣợng vị, u bụng, đau vai bên trái, có cảm giác
nặng bụng, đầy hơi[11],[5],[16],[59]. Triệu chứng đau bụng và u bụng là triệu
chứng thƣờng gặp nhất[5],[8],[14],[16],[54],[56],[59]. Biểu hiện triệu chứng
lâm sàng nang lách có sự tƣơng đồng giữa ngƣời lớn và trẻ em[43],[73].
Trong nghiên cứu này, triệu chứng lâm sàng của bệnh lý nang lách
cũng rất đa dạng và tƣơng tự với các tác giả khác. Trong đó, chúng tôi thấy
nhiều nhất vẫn là triệu chứng đau bụng, tiếp theo là u bụng, do bệnh lý nang
65
lách có tiến trình âm thầm ít biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng, nên dẫn đến
tình trạng ít chú ý đến thói quen đi khám sức khỏe, khi bệnh đã có xuất hiện
triệu chứng rõ ràng thì nang đã to nhiều và có biến chứng bệnh nhân mới vào
bệnh viện, dẫn đến triệu chứng đau bụng chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với các tác
giả khác. Theo các tác giả[8],[10],[14],[34], còn ghi nhận các triệu chứng
khác kèm theo liên quan biến chứng của nang lách nhƣ buồn nôn-nôn, tiêu
lỏng, táo bón, ho, khó thở, sốt, thiểu niệu, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim...
Sốt (%)
−
−
−
22,2 11,1
Morgenstern L.[56], n=23 73,9 43,5
−
−
−
−
4,3
−
Dachman AH.[16], n=52
55,8 30,8
−
−
−
−
5,8
−
Palmieri I.[59], n=11
100
9,1
−
−
9,1
−
−
Ćulafić ĐM.[14], n=20
75,0 40,0
−
−
−
−
−
−
Chúng tôi, n=37
91,9 64,9 16,2
2,7
8,1
10,8
−
−
−
Đầy hơi
)
Ho (%)
−
Chin EH.[11], n=9
Đau vai trái
)
Đau lƣng
33,3 22,2
Tác giả, số BN
U bụng (%)
Buồn nôn (%)
Đau bụng (%)
)
Bảng 4.3. So sánh triệu chứng lâm sàng với tác giả khác
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 34/37 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 91,9%
là đau bụng, ngoài ra cũng gặp nhiều triệu khác tƣơng tự nhƣ các tác giả khác,
triệu chứng u bụng cũng hay gặp với 24 trƣờng hợp (64,9%), triệu chứng kèm
theo: buồn nôn-nôn có 6 trƣờng hợp (16,2%), sốt có 4 trƣờng hợp (10,8%), ho
3 trƣờng hợp (8,1%), đau hông lƣng trái có 1 trƣờng hợp (2,7%) (Bảng 3.4).
Ngƣời bệnh tình cờ đƣợc phát hiện bệnh có 3 trƣờng hợp chiếm (8,1%). Triệu
chứng lâm sàng thƣờng không liên quan đến vị trí nang với phép kiểm Fisher
66
cho thấy p > 0,05 (Bảng 3.14). Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng thƣờng
liên quan đến kích thƣớc nang, do tình trạng gia tăng áp lực trong nang[49].
Ngoài ra triệu chứng lâm sàng xuất hiện khi nang lách đã có biến chứng
nhiễm trùng, xuất huyết trong nang, vỡ nang, biến chứng nang lách to gây
chèn ép vào các tạng lân cận.
4.2.3.1. Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng thƣờng gặp trong bệnh nang lách[5],[14],[59].
Có 91,9% bệnh nhân của nghiên cứu có triệu chứng đau bụng. Đau bụng khởi
phát đột ngột, đau quặn hạ sƣờn trái là chủ yếu hoặc có một số bệnh nhân đau
thƣợng vị, đây là lý do chính yếu bệnh nhân đến khám bệnh[30]. Đau bụng
đôi khi có cơn đau nhẹ, thoáng qua, không gây khó chịu nhiều, dẫn đến tình
trạng bệnh kéo dài nhiều năm cho đến khi đƣợc chẩn đoán. Cơn đau thƣờng
thƣa và không dữ dội nên bệnh nhân thƣờng không chú ý đi khám bệnh. Điều
này là lý do khiến bệnh nhân bị nang lách thƣờng chẩn đoán muộn.
Nguyên nhân gây đau bụng là sự chèn ép giữa nang lách với các tạng
lân cận nhƣ dạ dày, thận, tụy, đại tràng ngang, vòm hoành,…hoặc do tình
trạng tăng áp lực trong nang, do gia tăng kích thƣớc gây nang căng quá mức
hay nang lách xuất hiện các biến chứng nhƣ nhiễm trùng nang, xuất huyết
nang, vỡ nang, rò nang lách vào tạng lân cận. Mặc khác đau bụng còn do tình
trạng viêm quanh nang lách do thiếu máu nuôi thành nang[14],[16],[19],[64].
Triệu chứng đau bụng ở bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép nang là 84,4%,
còn bệnh nhân không có dấu hiệu chèn ép là 15,6 %. Khác biệt này có ý nghĩa
thống kê bằng phép kiểm Fisher với p=0,009 < 0,05 (Bảng 3.8). Cho thấy có
sự liên quan triệu chứng đau bụng do chèn ép của nang lách.
4.2.3.2. U bụng
Chúng tôi có 24 bệnh nhân qua thăm khám phát hiện đƣợc u bụng khi
vào bệnh viện, chiếm tỉ lệ 64,9%, triệu chứng u bụng thƣờng có đi kèm với
67
đau bụng, với 5 bệnh nhân tự sờ thấy đƣợc u bụng. U bụng là do nang lách to
và cũng là triệu chứng thƣờng hay gặp của nang lách. Chúng tôi có 43,3% u
bụng độ 1, với u bụng độ 3 và 4 ít gặp nhƣng nang lách đã to (Bảng 3.5). Đau
bụng và u bụng rất khó nghỉ đến chẩn đoán nang lách và cần phân biệt với
bệnh lý khác. Do đó cần có sự trợ giúp của phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh
để định bệnh.
Nang lách gây lách to khi nang lách ≥ 6cm[56]. Sờ đƣợc u bụng là nang
lách đã to, các trƣờng hợp không sờ đƣợc u bụng là do nang lách nhỏ, vị trí
cực trên, do thành bụng bệnh nhân dầy hoặc đã có kết quả chẩn đoán cận lâm
sàng làm cho ngƣời khám ít chú ý nên không mô tả triệu chứng này.
4.2.3.3. Buồn nôn-nôn
Triệu chứng buồn nôn-nôn không phải là triệu chứng chính của bệnh lý
nang lách, có đi kèm với triệu chứng đau bụng. Có 6 trƣờng hợp than phiền
có buồn nôn-nôn chiếm tỉ lệ 16,2%. Cơ chế chính là do chèn ép của nang lách
vào dạ dày, ruột non, do đau bụng gây phản xạ buồn nôn-nôn. Triệu chứng
buồn nôn-nôn ít gặp trong bệnh lý nang lách và làm cho nhà lâm sàng dễ chẩn
đoán nhầm với bệnh lý tiêu hóa.
4.2.3.4. Sốt
Sốt là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng nang lách. Có 4 bệnh nhân
có sốt của nghiên cứu chiếm tỉ lệ 10,8%. Sốt kèm với ho dễ đƣa đến chẩn
đoán nhầm bệnh nhân bị bệnh lý hô hấp gây bỏ sót nang lách. Chúng tôi thấy
triệu chứng sốt không xuất hiện đơn độc mà đi kèm theo triệu chứng đau
bụng. Bệnh nhân có sốt trong nhiễm trùng nang lách cần phải điều trị kháng
sinh phổ rộng và điều trị phẫu thuật cắt lách trƣớc khi bệnh có thể dẫn đến
nhiễm trùng huyết.
68
4.2.3.5. Ho
Ho là triệu chứng ít gặp trong bệnh nang lách, gây chẩn đoán nhầm với
bệnh lý hô hấp. Cơ chế ho ở bệnh nhân nang lách là do sự chèn ép cơ hoành,
thần kinh hoành hoặc do tình trạng nhiễm trùng nang lách gây viêm nhiễm cơ
hoành và màng phổi bên trái kích thích phản xạ ho[76]. Triệu chứng ho có thể
kèm theo: triệu chứng đau ngực, đau bụng, đau vai bên trái, sốt. Có 3 bệnh
nhân của chúng tôi có triệu chứng ho chiếm tỉ lệ 8,1%.
4.2.3.6. Đau hông lƣng trái
Triệu chứng đau hông lƣng là do sự chèn ép giữa nang lách với thận và
niệu quản trái gây tình trạng bế tắc tạm thời đƣờng niệu, hay kết quả của đau
bụng có khuynh hƣớng lan ra vùng hông lƣng[76]. Có 1 bệnh nhân của
nghiên cứu có đau hông lƣng trái, chiếm tỉ lệ 2,7%, đau hông lƣng là triệu
chứng ít gặp và cũng không là triệu chứng chính để chẩn đoán nang lách.
4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG
4.3.1. Siêu âm bụng
Nang lách đƣợc chẩn đoán chủ yếu dựa trên hình ảnh cận lâm sàng[6].
Siêu âm đơn giản, linh động, chi phí hợp lý, không ảnh hƣởng sức khỏe,
không xâm hại[8]. Ở nƣớc ta hiện nay, siêu âm bụng đƣợc áp dụng rộng rãi.
Trong chẩn đoán nang lách, siêu âm đƣợc xem là phƣơng tiện chẩn đoán hình
ảnh sử dụng đầu tiên. Siêu âm chẩn đoán nang lách có độ nhạy 90−95%[65].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết bệnh nhân đều thực hiện siêu âm
bụng trƣớc mổ, nhƣng siêu âm chỉ có vai trò tầm soát. Chúng tôi có 28 bệnh
nhân làm siêu âm bụng trƣớc mổ đều có ghi nhận hình ảnh tổn thƣơng, trong
đó có kết luận là nang lách có 25/28 trƣờng hợp (89,3%), chẩn đoán phân biệt
có 3/28 trƣờng hợp (10,7%), phân biệt nang lách với u lách có 2 trƣờng hợp,
và 1 trƣờng hợp phân biệt nang lách với nang ổ bụng vì: kích thƣớc nang to,
bị ảnh hƣởng bởi khí ở ruột, xƣơng sƣờn và tùy vào ngƣời đọc kết quả siêu
69
âm, gây khó xác định đƣợc nguồn gốc nang; đó là những hạn chế của siêu âm
bụng. Với 9 trƣờng hợp dịch không đồng nhất phù hợp kết quả nang lách có
biến chứng nhiễm trùng, chiếm tỉ lệ (32,1%) (Bảng 3.6).
4.3.2. CT scan bụng
CT scan là phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh rất có giá trị, cho hình ảnh
rõ nét, không chỉ giúp chẩn đoán nang lách, mà còn đánh giá tƣơng đối chính
xác kích thƣớc nang, số lƣợng nang, vị trí nang, tính chất dịch của nang, liên
quan biến chứng của nang lách, vôi hóa thành nang, sự chèn ép và đẩy lệch cơ
quan khác, mối liên quan giữa nang lách với nhu mô và mạch máu lách giúp
lựa chọn phƣơng pháp phẫu thuật.
CT scan có giá trị chẩn đoán nang lách có độ nhạy 95−100%[65].Trong
nghiên cứu của chúng tôi, chụp CT scan bụng đƣợc thực hiện với 35/37 bệnh
nhân (94,6%), có 2 trƣờng hợp đã chẩn đoán nang lách trên siêu âm bụng nên
không cần chụp cắt lớp điện toán. Các trƣờng hợp chụp CT scan đều ghi nhận
tổn thƣơng. Kết quả chẩn đoán phù hợp nang lách trên hình ảnh cắt lớp điện
toán là 33/35 trƣờng hợp chiếm 94,3%. Có 2 trƣờng hợp chẩn đoán nhầm
(5,7%). Với 10 trƣờng hợp dịch không đồng nhất có 9 trƣờng hợp phù hợp
nang lách nhiễm trùng và 1 trƣờng hợp là nang lách xuất huyết.
Với sự phát triển của phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh, mà CT scan
ngày càng đƣợc cải tiến về kỹ thuật, nhiều về số lát cắt, giúp xác định tỉ mỉ
thƣơng tổn và chẩn đoán chính xác hơn các bệnh lý lách. Qua đó CT scan
bụng còn giúp chẩn đoán nang lách không có triệu chứng lâm sàng.
4.3.3. X quang ngực thẳng hoặc bụng không sửa soạn
Theo Dachman A H. và cs nghiên cứu trong 52 trƣờng hợp nang lách,
tác giả ghi nhận đƣợc 10 trƣờng hợp đẩy vòm hoành lên cao, gợi ý tổn thƣơng
nang lách có kích thƣớc to khi dấu hiệu vòm hoành trái lên cao[16].
70
Tuy X quang ngực thẳng/bụng không sửa soạn không phải là phƣơng
tiện chẩn đoán nang lách, nhƣng vẫn là xét nghiệm thƣờng qui, ngoài việc tìm
kiếm đánh giá tổn thƣơng và xác định chỉ số tim phổi, còn gợi ý đánh giá ảnh
hƣởng, tổn thƣơng của các tạng dƣới vòm hoành trên phim nhƣ đẩy vòm
hoành bên trái lên cao hơn bên phải, xuất hiện vôi hóa. Với 37 bệnh nhân
chụp X quang ngực thẳng/bụng không sửa soạn trƣớc phẫu thuật, nghiên cứu
của chúng tôi ghi nhận đƣợc 8 trƣờng hợp vòm hoành bên trái nâng cao chiếm
tỉ lệ 21,6%. Gợi ý tổn thƣơng dƣới vòm hoành trái, đẩy vòm hoành bên trái
lên cao hơn vòm hoành bên phải, khi chẩn đoán xác định nang lách thì có dấu
hiệu vòm hoành trái lên cao thƣờng gợi ý nang lách đã to. Chúng tôi nhận
thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nang lách to với dấu hiệu vòm
hoành trái cao với phép kiểm Fisher, p=0,002 (Bảng 3.10). Có 1 trƣờng hợp
(2,7%) xuất hiện vôi hóa dƣới hoành trái đối chiếu với phim CT scan bụng
phù hợp với vôi hóa thành nang lách.
4.3.4. Giải phẫu bệnh lý
Theo nghiên cứu của Chin E H. và cs[11], kết quả giải phẫu bệnh lý ghi
nhận đƣợc 44,4% nang lách thật và 55,6% nang lách giả. Theo Mertens J. và
cs, trong 15 trƣờng hợp nang lách: có 6 trƣờng hợp (40%) là nang lách thật và
9 trƣờng hợp (60%) là nang lách giả[54]. Theo Morgenstern L. và cs, nghiên
cứu có 87,0% nang lách thật, 13,0% là nang lách giả[56]. Có sự khác nhau về
hai loại nang lách hình thành giữa các nghiên cứu.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng tự Morgenstern L., nang lách thật
gặp nhiều hơn nang lách giả. Trong 37 bệnh nhân nang lách: có 35 trƣờng
hợp là nang lách thật (94,6%) và chỉ có 2 trƣờng hợp là nang lách giả (5,4%).
Các loại nang lách trong nghiên cứu của chúng tôi có 4 loại nang theo
phân loại Morgenstern L.[56]. Trong đó thƣờng gặp nhất là nang lách bẩm
sinh. Trong nhóm nang lách thật thì có 28/35 trƣờng hợp (80,0%) nang lách
71
bẩm sinh, có 5/35 trƣờng hợp (14,3%) nang bạch mạch và 2/35 trƣờng hợp
(5,7%) nang mạch máu (Bảng 3.11).
4.3.5. Xét nghiệm huyết học
Công thức máu đƣợc thực hiện thƣờng qui, không kém phần quan trọng
trong ngoại khoa, dùng để đánh giá tình trạng huyết học bệnh nhân trƣớc phẫu
thuật, giúp chuẩn bị bệnh nhân tốt hơn.
Có 3/37 trƣờng hợp thiếu máu mức độ nhẹ nhƣng không đáng kể, thiếu
máu trong nghiên cứu lại không có liên quan đến xuất huyết nang. Mức độ
thiếu máu tùy thuộc vào chế độ dinh dƣỡng, tình trạng tán huyết. Trong
nghiên cứu không có xảy ra tình trạng tán huyết, các bệnh nhân này thiếu máu
nhẹ chủ yếu liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng, không có trƣờng hợp nào
thiếu máu mức độ vừa và nặng, không có trƣờng hợp truyền máu trƣớc mổ.
Với 4/37 bệnh nhân có bạch cầu tăng ≥ 11.000/mm3, có liên quan tình
trạng nhiễm trùng. Trong nghiên cứu này, bạch cầu tăng phù hợp với bệnh
nhân có nang lách biến chứng nhiễm trùng.
4.4. CÁC ĐẶC ĐIỂM NANG LÁCH
4.4.1. Vị trí nang lách
Theo các tác giả: Karfis E A.[40], Tagaya N.[71], Schlittler L A.[68],
Bai YZ. và Wang WL.[81], thì vị trí nang lách liên quan đến quyết định chọn
lựa phƣơng pháp phẫu thuật.
Theo Morgenstern L., nghiên cứu tác giả ghi nhận đƣợc 16 bệnh nhân
(69,6%) có nang lách nằm cực trên của lách, 2 bệnh nhân (8,7%) có nang lách
nằm cực dƣới và 5 bệnh nhân (21,7%) có nang lách trung tâm[56]. Với
Arkuszewski P. và cs thấy có 33,3% bệnh nhân có nang lách cực dƣới, có
16,7% bệnh nhân có nang lách lớn cực trên và 50,0% bệnh nhân nang lách
trung tâm[6]. Theo Ćulafić D M. và cs thực hiện cắt lách toàn bộ với 65,0%
trƣờng hợp bệnh nhân có nang lách vị trí cực trên và 35,0% nang lách rốn
72
lách (hay vị trí trung tâm) vì nguy cơ chèn ép mạch máu rốn lách nên đƣợc
chỉ định phẫu thuật cắt lách toàn bộ[14]. Theo Dachman A H. và cs ghi nhận
trong 52 trƣờng hợp nang lách, có 43 nang lách (82,7%) ở cực trên và 9 nang
lách (17,3%) ở cực dƣới[16].
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nang lách có thể xuất hiện bất kỳ vị trí
của lách và không có qui luật, tƣơng tự tác giả khác. Chúng tôi ghi nhận nang
lách cực trên với 8/37 trƣờng hợp chiếm 21,6%, nang lách cực dƣới có 4/37
trƣờng hợp chiếm tỉ lệ thấp nhất 10,8%, có 25/37 trƣờng hợp nang lách trung
tâm chiếm tỉ lệ cao nhất 67,6%, có những nang ở rốn lách trong các nang lách
vị trí trung tâm chèn ép mạch máu lách. Nang lách rốn lách chèn ép mạch
máu lách sẽ gây thiếu máu nuôi lách và thƣờng gây khó khăn cho phẫu thuật,
vì khi vỡ nang sẽ gây chảy máu rất khó kiểm soát (Bảng 4.4).
Bảng 4.4. Vị trí nang lách
Cực dƣới Trung tâm
(%)
(%)
Số BN
Cực trên
(%)
Morgenstern L. [56]
23
69,6
8,7
21,7
Arkuszewski P. [6]
6
16,7
33,3
50,0
Ćulafić Đ M. [14]
20
65,0
−
35,0
Dachman A H. [16]
52
82,7
17,3
−
Chúng tôi
37
21,6
10,8
67,6
Tác giả
4.4.2. Kích thƣớc nang lách
Chúng tôi nhận thấy kích thƣớc nang lách trung bình là 9,7 ± 5,8cm,
với kích thƣớc dao động (3−25cm). Trong đó số trƣờng hợp nang lách có kích
thƣớc lớn gọi là nang lách to (≥ 15cm) chiếm tỉ lệ khá cao 20,0% với 7 trƣờng
hợp. Cũng tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của tác giả khác[5],[11],[54],[59].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân đến điều trị thƣờng phát hiện
73
bệnh chậm trễ, có nhiều bệnh nhân có nang lách lớn, chiếm gần trọn lách nên
việc điều trị bảo tồn lách không còn thích hợp.
Kích thƣớc nang lách trung bình theo các tác giả dao động từ 8,3 đến
14,6 cm. Theo Adas G. và cs ghi nhận là 10cm (6−20cm)[5]. Theo Chin E H.
và cs, kích thƣớc nang lách trung bình là 14,6cm (6−26cm)[11]. Dachman A
H. và cs nghiên cứu trên 52 trƣờng hợp nang lách ghi nhận đƣợc kích thƣớc
nang lách trung bình là 13cm và không có sự khác biệt về kích thƣớc giữa
nang lách thật và nang lách giả[16]. Theo nghiên cứu của Palmieri I. và cs,
kích thƣớc nang lách trung bình 8,3cm (1−15cm)[59]. Theo nghiên cứu
Mertens J. và cs, kích thƣớc nang lách trung bình ghi nhận đƣợc là 11cm
(4,7−17cm)[54]. Với nghiên cứu Morgenstern L. kích thƣớc trung bình nang
lách là 14,6cm. Kích thƣớc trung bình nang lách trong nghiên cứu của chúng
tôi tƣơng đƣơng các tác giả khác (Bảng 4.5).
Bảng 4.5. Kích thƣớc trung bình nang lách
Tác giả
Số BN
Kích thƣớc trung bình (cm)
Chin E H.[11]
9
14,6 (6 – 26)
Morgenstern L.[56]
23
14,6 (1 – 25)
Dachman A H.[16]
52
13,0 (nhỏ nhất 5cm)
Mertens J.[54]
15
11,0 (4,7 – 17)
Adas G.[5]
24
10,0 (6 – 20)
Palmieri I.[59]
11
8,3 (1 – 15)
Chúng tôi
37
9,7 ± 5,8 (3 – 25)
4.4.3. Số lƣợng nang lách
Theo Dachman A H. và cs ghi nhận trong 52 trƣờng hợp bệnh lý nang
lách, có 49 trƣờng hợp lách chỉ có 1 nang duy nhất và 3 trƣờng hợp đa nang
74
lách (5,8%)[16]. Theo Morgenstern L., trong 23 trƣờng hợp nghiên cứu thì
nang đơn độc chiếm đa số các trƣờng hợp, với 19 trƣờng hợp (82,6%) là nang
lách đơn độc và 4 trƣờng hợp (17,4%) là đa nang lách. Theo các tác giả nhƣ
Morgenstern L.[56], Tagaya N.[71], Schlittler L A.[68], Bai YZ. và Wang W
L.[81] số lƣợng nang lách cũng quyết định đến chọn lựa phƣơng pháp phẫu
thuật điều trị, với trƣờng hợp đa nang lách cần đƣợc điều trị triệt để bằng cắt
lách toàn bộ, vì điều trị cắt lách bảo tồn sẽ không thích hợp do các nang còn
lại tiếp tục phát triển và có thể xảy ra biến chứng, phải mổ lại.
Trong nghiên cứu chúng tôi, nang lách đơn độc cũng gặp nhiều hơn đa
nang lách. Với 28 trƣờng hợp (75,7%) nang lách đơn độc và 9 trƣờng hợp
(24,3%) đa nang lách (Bảng 3.15 và Bảng 3.16). Chúng tôi thấy nang đơn độc
có kích thƣớc trung bình lớn gấp đôi đa nang.
4.4.4. Biến chứng của nang lách
Nang lách biến chứng là có chỉ định phẫu thuật cắt lách, nhƣng nang
lách có biến chứng sẽ làm bệnh trầm trọng hơn và gây khó khăn cho cuộc
phẫu thuật. Theo Palmieri I. và cs, nang lách nhiễm trùng đƣợc ghi nhận
chiếm 9,1%. Còn Mertens J. và cs nghiên cứu 15 trƣờng hợp nang lách, có 2
trƣờng hợp (13,3%) nang lách có biến chứng với 1 nhiễm trùng nang gây áp
xe và 1 nang lách xuất huyết. Blank và Campell ghi nhận ở 3 trƣờng hợp nang
lách biến chứng có 2 trƣờng hợp nang lách nhiễm trùng và 1 trƣờng hợp nang
lách xuất huyết[18]. Các nghiên cứu cho thấy biến chứng nang lách thƣờng
gặp nhất là nhiễm trùng.
Nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, nang lách nhiễm trùng có 9/37 trƣờng
hợp chiếm tỉ lệ cao nhất (24,3%), tƣơng tự báo cáo của các tác giả khác.
Ngoài ra, các biến chứng khác của nang lách nhƣ xuất huyết có 3/37 trƣờng
hợp chiếm tỉ lệ (8,1%), vỡ nang lách kèm nhiễm trùng có 1/37 trƣờng hợp
chiếm tỉ lệ (2,7%) (Bảng 3.17).
75
4.5. KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ PHẪU PHUẬT NỘI SOI
Phẫu thuật cắt lách là tiêu chuẩn vàng cho điều trị nang lách. Phẫu thuật
nội soi có nhiều ƣu điểm hơn mổ mở: giảm đau sau mổ, hồi phục nhanh, tính
thẩm mỹ... Điều trị phẫu thuật cắt lách toàn bộ còn tùy thuộc vào kích thƣớc,
vị trí, số lƣợng, tính chất của nang lách, lƣợng mô lách còn lại, nang lách có
triệu chứng và biến chứng, độ tuổi bệnh nhân[8],[37],[59],[6],[14],[18].
Theo các tác giả: Karfis E A.[40], Tagaya N.[71], Schlittler L A.[68],
Bai YZ. và Wang WL.[81], Palmieri I.[59] chỉ định cắt lách toàn bộ khi nang
lách nằm vị trí trung tâm (nang rốn lách hay nang chiếm gần trọn lách), nang
lách có biến chứng nhƣ: nhiễm trùng, xuất huyết, vỡ nang, nang lách tân sinh;
nang lách chƣa loại trừ hóa ác tính, lách đa nang vì khả năng tái phát nang và
chảy máu phải phẫu thuật lại. Theo Chin E H.[11] và Pitiakoudis M.[61] chỉ
định cắt lách khi phƣơng pháp điều trị phẫu thuật bảo tồn thất bại.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các trƣờng hợp đƣợc điều trị bằng
phẫu thuật nội soi cắt lách toàn bộ vì thấy gần đa số trƣờng hợp ghi nhận nang
lách vị trí trung tâm và nang lách vị trí rốn lách, một số nang lách cực trên và
cực dƣới lại liên quan chặt chẽ mạch máu rốn lách và đã xảy ra biến chứng
nhƣ: nhiễm trùng nang lách, xuất huyết trong nang, vỡ nang; có nhiều trƣờng
hợp là nang lách tân sinh dạng nang lách bạch mạch và nang lách mạch máu,
gần 1/4 trƣờng hợp là đa nang lách.
4.5.1. Thời gian phẫu thuật
Theo Nguyễn Tấn Cƣờng và cs[2], thời gian thực hiện cắt lách điều trị
nang lách bằng phẫu thuật nội soi là 160 phút. Theo Tagaya N. và cs[71], thì
thời gian này là 300 phút. Còn theo Poulin E C.và cs, thời gian phẫu thuật nội
soi cắt lách là 180 phút[63].
Thời gian phẫu thuật nội soi cắt lách trong nghiên cứu của chúng tôi là
139,4 ± 41,9 phút, tƣơng tự các tác giả khác. Thời gian phẫu thuật nội soi cắt
76
lách ngắn nhất là 60 phút, dài nhất là 220 phút. Có nhiều yếu tố liên quan đến
thời gian mổ nhƣ: sự dính của nang lách với các tạng trong ổ bụng (dạ dày,
đại tràng, mạc nối…), kinh nghiệm của phẫu thuật viên, mức độ quen thuộc ê
kíp mổ, tai biến xảy ra trong mổ…
4.5.2. Tỉ lệ thành công
Phẫu thuật nội soi cắt lách là phẫu thuật khó. Các trở ngại dẫn đến thất
bại, làm giảm tỉ lệ thành công của phẫu thuật nội soi cắt lách có thể kể đến
nhƣ: tai biến trong lúc phẫu thuật, biến chứng của nang lách, viêm dính chặt
với các tạng có nguy cơ làm tổn thƣơng các tạng. Phẫu thuật nội soi cắt lách
của nghiên cứu chúng tôi có tỉ lệ thành công cao chiếm 91,9%.
Tỉ lệ thành công trong điều trị bằng phẫu thuật nội soi trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn Karfis E A., tƣơng tự Poulin E C.
Bảng 4.6. So sánh tỉ lệ thành công, tỉ lệ chuyển mổ mở với tác giả khác
Tác giả
Tỉ lệ thành công
Tỉ lệ chuyển mổ mở
Adas G.[5]
100%
0%
Poulin E C.[63]
92,0%
8,0%
Karfis E A.[40]
66,7%
33,3%
Chúng tôi
91,9%
8,1%
4.5.3. Tỉ lệ chuyển mổ mở
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 3/37 trƣờng hợp (8,1%) phẫu thuật
nội soi thất bại phải chuyển mổ mở vì: tổn thƣơng mạch máu lách, viêm dính
chặt của nang lách với tạng lân cận, nguy cơ tổn thƣơng tạng, chảy máu khó
kiểm soát qua nội soi. Chúng tôi có 2/3 trƣờng hợp chuyển mổ mở do nang
lách to, nang to độ 4 chiếm gần trọn lách và vị trí nang rốn lách, viêm dính
77
(với dạ dày, đại tràng, mạc nối lớn, cơ hoành...), chảy máu rỉ rả và nguy cơ
tổn thƣơng tạng lân cận và 1/3 trƣờng hợp bị tổn thƣơng mạch máu lách do dị
dạng gây chảy máu khó cầm máu qua phẫu thuật nội soi. Những nguyên nhân
này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Karfis E A.
Tỉ lệ chuyển mổ mở của chúng tôi cho thấy thấp hơn Karfis E A.[40],
do số trƣờng hợp nghiên cứu của tác giả này ít hơn của chúng tôi, nhƣng
tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Poulin E C.[63] (Bảng 4.6).
4.5.4. Tử vong
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trƣờng hợp tử vong. Tất cả
đều hồi phục tốt và xuất viện ổn. Tỉ lệ tử vong là 0%. Kết quả này tƣơng tự
nhƣ các tác giả Adas G.[5], Arkuszewki P.[6], Chin E H.[11]. Còn theo
Ćulafić D M.[14] và cs, có 1/20 trƣờng hợp (5%) bệnh nhân tử vong do liên
quan biến chứng bị chảy máu sau phẫu thuật.
4.5.5. Tai biến và biến chứng
Tai biến và biến chứng phẫu thuật vẫn là nỗi lo lắng lớn nhất của nhà
lâm sàng, gây ảnh hƣởng rất nhiều đến kết quả điều trị, kéo dài thời gian nằm
bệnh viện, mất nhiều thời gian và công sức. Mặc dù dự đoán đƣợc trƣớc mổ
nhƣng cũng khó tránh khỏi tai biến và biến chứng có thể xảy ra. Các tai biến
gặp nhiều nhất có thể xảy ra trong phẫu thuật nội soi cắt lách: chảy máu,
thủng tạng, tổn thƣơng đuôi tụy…Và các biến chứng có thể xảy ra sau mổ:
chảy máu, tụ dịch, rò tụy, áp xe, nhiễm trùng cấp sau cắt lách…
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trƣờng hợp nào xảy ra biến
chứng sau phẫu thuật, có 2 trƣờng hợp (5,4%) tai biến làm rách mách máu
lách do dị dạng gây chảy máu nhiều và có truyền máu trong mổ, hậu phẫu
bệnh nhân ổn định và xuất viện trong tình trạng tốt. Tai biến và biến chứng
của chúng tôi thấp hơn các tác giả Arkuszewki P., Poulin E C. và Chin E H.
78
Theo Arkuszewki P. và cs[6], ghi nhận trên các bệnh nhân sau cắt lách
điều trị bệnh lý nang lách, có 2 trƣờng hợp (33,3%) xảy ra biến chứng với 1
trƣờng hợp bị áp xe dƣới hoành và 1 trƣờng hợp bị chảy máu sau phẫu thuật.
Theo Poulin E C. và cs[63],với điều trị bằng phƣơng pháp phẫu thuật nội soi
cắt lách thì tỉ lệ tai biến và biến chứng là (15%). Theo Chin E H. và cs[11],
nghiên cứu của tác giả có tỉ lệ tai biến và biến chứng là (33,3%). Còn theo
Ćulafić Đ M. và cs[14], thì tỉ lệ tai biến và biến chứng của nghiên cứu là
(15,4%), tai biến và biến chứng gồm: bị chảy máu sau mổ và tràn dịch màng
phổi. Các tác giả có tỉ lệ tai biến khác nhau do mẫu nghiên cứu khác nhau.
4.5.6. Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện vẫn là vấn đề quan tâm của y tế và của ngƣời bệnh,
thời gian nằm viện kéo dài sẽ dẫn đến tổn thất kinh phí và sức lao động.
Theo Adas G. và cs nghiên cứu 24 trƣờng hợp phẫu thuật điều trị nang
lách, thì thời gian nằm viện trung bình là 5,8 ngày (4 − 12 ngày)[5].
Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị
nang lách trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,3 ± 1,6 ngày (3 − 9 ngày). Thời
gian nằm viện sau phẫu thuật nội soi cắt lách cũng tƣơng tự nhƣ: Nguyễn Tấn
Cƣờng[2], Adas G.[5], ngắn hơn so với tác giả Tagaya N.[71] (Bảng 4.7).
Bảng 4.7. So sánh thời gian nằm viện với tác giả khác
Tác giả
Thời gian
Thời gian nằm viện
2002
9 ngày
Adas G.[5]
1999−2009
5,8 ngày
Nguyễn Tấn Cƣờng[2]
1998−1999
6 ngày
Chúng tôi
2009−2013
5,3 ngày
Tagaya N.[71]
79
Theo y văn, bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt lách có thời gian nằm viện
ngắn hơn so với thời gian nằm viện cắt lách mổ mở, nghiên cứu chúng tôi
cũng tƣơng tự với p=0,035 < 0,05, phép kiểm Student (Bảng 3.21).
4.6. TÍNH KHẢ THI CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT LÁCH
Phẫu thuật nội soi điều trị nang lách hầu nhƣ thay thế phẫu thuật mổ
mở qua đƣờng bụng. Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị nang lách cho thấy là
một phẫu thuật an toàn, khả thi, thời gian hồi phục nhanh, thời gian trở lại ăn
uống, sinh hoạt bình thƣờng nhanh. Nhƣng phẫu thuật nội soi cắt lách đòi hỏi
cao về kỹ thuật, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của phẫu thuật viên về
mổ lách vì lách là tạng đặc, mềm mại, không cầm nắm lách đƣợc nhƣ tạng
khác, mô lách và nang lách rất dễ vỡ, dễ chảy máu và khó cầm máu.
Phẫu thuật nội soi cắt lách là một phẫu thuật khó, đòi hỏi cần đƣợc thực
hiện ở trung tâm chuyên khoa và phẫu thuật viên có kinh nghiệm về phẫu
thuật nội soi cắt lách. Nhiều tai biến (chảy máu do dị dạng mạch máu, thủng
tạng do viêm dính) có thể xảy ra trong mổ và biến chứng sau mổ là trở ngại
dẫn đến sự thành công của phẫu thuật nội soi.
-------------------------------------------------------
80
KẾT LUẬN
Nghiên cứu các trƣờng hợp nang lách đƣợc can thiệp bằng phƣơng
pháp phẫu thuật nội soi từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013, tại khoa
Ngoại gan mật tụy Bệnh viện Chợ Rẫy và tại khoa Ngoại tổng quát 2 Bệnh
viện Bình Dân, chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giải phẫu bệnh của nang lách:
− Gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi trung bình mắc bệnh 33,6 ± 14,3 (16 – 71)
tuổi, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới, tỉ số nữ/nam: 1,6/1.
− Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân nang lách thƣờng gặp nhất là đau
bụng và u bụng.
− Siêu âm bụng và CT bụng chậu là phƣơng tiện cận lâm sàng có giá
trị định bệnh nang lách với độ nhạy theo thứ tự là 89,3% và 94,3%.
− Nang có kích thƣớc trung bình 9,7cm, nhiều nhất vị trí trung tâm.
− Đa số là nang thật lành tính nhƣ nang bẩm sinh, bạch huyết, mạch
máu. Nang giả chiếm tỷ lệ thấp, không có nang ký sinh trùng.
2. Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị nang lách:
− Tỉ lệ thành công của phẫu thuật nội soi cắt lách là 91,9%, có 8,1%
phải chuyển mổ mở (do viêm dính quá nhiều và rách mạch máu lách do dị
dạng gây chảy máu khó cầm).
− Phẫu thuật nội soi cắt lách là an toàn (tử vong 0%) và ít tai biến,
biến chứng (5,4%, chủ yếu là chảy máu trong khi mổ).
-------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
{Lê Văn Cƣờn g, 201 3 #2;Ng uy ễn Quang Quy ền, 2006 #3;Nguy ễn Tấn Cƣờng và cs, 2 000 #1 ;Trần Bình Giang, 1999 #4 ;Adas, 20 09 #37 ;Ar kus zews ki, 2 012 #9 9;Bin kley , 2005 # 16;Boy bey i, 2010 #93;Campell, 2004 # 10;Chancey , 1956 #83;Chin, 2 007 #9 2;Chung, 2 009 #50 ;Ćulafić, 2010 # 43;Cuschieri, 2 003 #12;Dachman, 1986 # 73;Dalv i, 2007 #30;Dan, 2010 #9 5;Davis, 1971 #75;Debas, 20 04 #20 ;Denneen, 1942 # 85;Desai, 2 007 #19 ;Dulucq, 2005 # 32;Fischer, 2006 #26;Fowler, 19 13 #80 ;Fowler, 1921 # 77;Fowler, 192 4 #76;Fra ker, 2009 #1 4;Fraker, 2011 #21;Garfun kel, 1976 #6 9;Gharaibeh, 2001 #98;Giovagnoni, 2005 # 88;Godeinez Jr, 2 009 #2 8;Ha kim, 2007 #29;Habermalz, 20 08 #52 ;Hamilton, 1 921 #7 8;Hodge, 2 012 #42 ;Islam, 1965 # 97;Karfis, 20 09 #67 ;Karp, 2008 # 9;Kaza, 20 10 #63 ;Keckler, 2010 #5 3;Lagatto lla, 2002 #23;Lambert, 1919 #79;Cohn, 2007 # 13;Lefor, 2003 #17;L osanoff, 2003 #72;MacConmara, 2012 #31;Martin, 195 0 #86 ;Matteotti, 2 006 #15 ;Ma zzei, 2012 # 56;Mc Clure, 194 2 #84;Meimarakis, 2009 #3 9;M olmenti, 20 13 #6;Morgenstern, 2 002 #66 ;Najmaldin,
#22;Padbury , 2007 #11;Palmieri, 2005 #70;Par ks, 200 5 #18 ;Poulin, 2004 # 7;Poulin, 2005 #8;Powers, 190 6 #81;Rasheed, 201 3 #41;Rege, 2005 #27;Robb ins, 1 978 #7 4;Sch littler, 2010 # 90;Shelto n, 2012 #5;Sinha, 1 999 #9 1;Thomas, 199 4 #96;Tilanus , 2005 #33;Urrutia, 1996 # 68;Vo, 2013 #8 7;Weins tein, 1958 #82 ;Whitman, 2004 #24;Winslow, 2004 # 25;Zerem, 2010 #40 ;Zollinger, 2011 #34}
1.
Lê Văn Cƣờng, Nguyễn Trƣờng Kỳ (2013), "Lách", Giải phẫu sau đại
học. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, 1, tr. 338-372.
2.
Nguyễn Tấn Cƣờng và cs (2000), "Cắt lách qua nội soi". Tạp chí Y học
TP Hồ Chí Minh, 4(1), tr. 247-252.
3.
Trần Bình Giang, Nguyễn Xuân Thùy (1999), "Sự phân chia của mạch
lách (động mạch và tĩnh mạch) trong cuống lách". Tạp chí y học Việt
Nam, 1, tr. 24-28.
4.
Nguyễn Quang Quyền (2006), "Lách", Giải phẫu học. Nhà xuất bản Y
học TP Hồ Chí Minh, 2, tr. 114-118.
TIẾNG ANH
5.
Adas, G., Karatepe, O., Altiok, M., Battal, M., Bender, O., Ozcan, D., et
al. (2009), "Diagnostic problems with parasitic and non-parasitic splenic
cysts". BMC Surgery, 9(1), pp. 9.
6.
Arkuszewski, P., Srebrzynski, A., Niedzialek, L., Kuzdak, K. (2012),
"True and pseudocysts of the spleen - a diagnostic and therapeutic
problem". Pol Przegl Chir, 84(1), pp. 37-43.
7.
Binkley, C. E. (2005), "Spleen", Current essential of surgery. Lange
Medical/The McGraw-Hill companies, New York, pp. 259-272.
8.
Boybeyi, O., Karnak, I., Tanyel, F. C., Ciftci, A. O., Senocak, M. E.
(2010), "The management of primary nonparasitic splenic cysts". Turk J
Pediatr, 52(5), pp. 4-500.
9.
Campell, K. A. (2004), "The Spleen", Current surgical therapy (8th ed.).
Mosby, Missouri, pp. 673-689.
10. Chancey, R. L., Czernobilsky, B., Gipson, B. F. (1956), "Hemorrhagic
cyst of the spleen associated with infectious mononucleosis". Ann Surg,
144(2), pp. 6-282.
11. Chin, E. H., Shapiro, R., Hazzan, D., Katz, L. B., Salky, B. (2007), "A
ten-year experience with laparoscopic treatment of splenic cysts". JSLS,
11(1), pp. 3-20.
12. Chung, S. H. (2009), "Asymptomatic lymphangioma involving the
spleen and retroperitoneum in adults". World Journal of Gastroenterology, 15(44), pp. 5620.
13. Cohn, S. M., Barquist, E., Byers, P. M., et al (2007), Complication in
surgery and trauma. Informa Healthcare, New York, pp. 161-164.
14. Ćulafić, Đ. M., Kerkez, M. D., Mijač, D. D., Lekić, N. S., Ranković, V.
I., Lekić, D. D., et al. (2010), "Spleen Cystic Echinococcosis: Clinical
Manifestations and Treatment". Scandinavian Journal of Gastroenterology, 45(2), pp. 186-190.
15. Cuschieri, A., Grace, P. A., Darzi, A., et al (2003), "Disorders of the
spleen", Clinical sugery (2th ed.). Blackwell science, Massachusetts, pp.
379-385.
16. Dachman, A. H., Ros, P. R., Murari, P. J., Olmsted, W. W., Lichtenstein,
J. E. (1986), "Nonparasitic splenic cysts: a report of 52 cases with
radiologic-pathologic correlation". AJR Am J Roentgenol, 147(3), pp.
42-537.
17. Dalvi, A. N. (2007), "Laparoscopic splenectomy", Comprehensive
laparoscopic surgery. Indian association of gastrointestinal endo
surgeons, New Delhi, pp. 163-168.
18. Dan, D., Bascombe, N., Harnanan, D., Hariharan, S., Naraynsingh, V.
(2010), "Laparoscopic management of a massive splenic cyst". Asian J
Surg, 33(2), pp. 6-103.
19. Davis, C. E., Montero, J. M., Van Horn, C. N. (1971), "Large splenic
cysts". Ann Surg, 173(5), pp. 686-692.
20. Debas, H. T. (2004), "Spleen", Gastrointestinal surgery pathophysiology
and management. Spinger, Verlag New York, pp. 319-333.
21. Denneen, E. V. (1942), "Hemorrhagic Cyst of the Spleen". Ann Surg,
116(1), pp. 103-108.
22. Desai, D. M. (2007), "Spleen", First exposure to general surgery. Lange
Medical/McGraw-Hill companies, New York, pp. 267-281.
23. Dulucq, J. L. (2005), "Laparoscopic splenectomy", Tips and Techniques
in laparoscopic surgery. Spinger, Verlag Berlin Heidelberg, pp. 91-100.
24. Fischer, J. E. (2006), "The spleen", Mastery of surgery (5th ed.). Wolter
Kluwer/Lippincott Williams and Wilkins, Philadelphia, 1, pp. 16511678.
25. Fowler, R. H. (1913), "Cysts of the Spleen: A Pathological and Surgical
Study". Ann Surg, 57(5), pp. 658-690.
26. Fowler, R. H. (1921), "Surgery of Cysts of the Spleen". Ann Surg, 74(1),
pp. 20-36.
27. Fowler, R. H. (1953), "Nonparasitic benign cystic tumors of the spleen".
Int Abstr Surg, 96(3), pp. 209-227.
28. Fraker, D. L. (2009), "Spleen", Current diagnosis and treatment surgery
(13th ed.). Lange Medical/McGraw-Hill Companies, New York, pp.
597-614.
29. Fraker, D. L. (2011), "The spleen", Greenfield's surgery scientific
principles and practice (5th ed.). Wolters Kluwer/Lippincott Williams
and Wilkins, Philadelphia, 3, pp. 1212-1239.
30. Garfunkel, F. (1976), "Epidermoid cyst of the spleen: case report". J
Nucl Med, 17(3), pp. 196-199.
31. Gharaibeh, K. I. (2001), "Laparoscopic excision of splenic hydatid cyst".
Postgrad Med J, 77(905), pp. 195-196.
32. Giovagnoni, A., Giorgi, C., Goteri, G. (2005), "Tumours of the spleen".
Cancer Imaging, 5, pp. 73-77.
33. Godeinez Jr, C. D. (2009), "Spleen", Schwartzs principles of surgery
(9th ed.). McGraw-Hill Professional, New York, pp. 2382-2427.
34. Habermalz, B., Sauerland, S., Decker, G., Delaitre, B., Gigot, J. F.,
Leandros, E., et al. (2008), "Laparoscopic splenectomy: the clinical
practice guidelines of the European Association for Endoscopic Surgery
(EAES)". Surgical Endoscopy, 22(4), pp. 821-848.
35. Hakim, N. S., Papalois, V. E. (2007), Surgical complication diagnosis
and treatment. Imperial College Press, London, pp. 467-491.
36. Hamilton, C. S., Boyer, E. H. (1921), "Hemorrhagic Cysts of the
Spleen". Ann Surg, 73(1), pp. 58-61.
37. Hodge, M. G., Ricketts, R. R., Simoneaux, S. F., Abramowsky, C. R.,
Elawabdeh, N., Shehata, B. M. (2012), "Splenic Cysts in the Pediatric
Population: A Report of 21 Cases with Review of the Literature". Fetal
& Pediatric Pathology, 31(2), pp. 54-62.
38. Hong, R., Choi, N., Sun, K., Lim, S., Han, Y. (2013), "Epidermoid cyst
arising from an intrapancreatic accessory spleen: A case report and
review of the literature". Oncol Lett, 5(2), 469-472.
39. Islam, N. (1965), "Splenic Cysts". Postgrad Med J, 41, pp. 139-142.
40. Karfis, E. A., Roustanis, E., Tsimoyiannis, E. C. (2009), "Surgical
management of nonparasitic splenic cysts". JSLS, 13(2), pp. 207-212.
41. Karp, S. J., Morris, J. P. G., Zaslau, S. (2008), "Spleen", Blueprints
surgery (5th ed.). Wolters Kluwer/Lippincott Williams and Wilkins,
Philadelphia, pp. 65-68.
42. Kaza, R. K., Azar, S., Al-Hawary, M. M., Francis, I. R. (2010), "Review:
Primary and secondary neoplasms of the spleen". Cancer Imaging, 10,
pp. 173-182.
43. Keckler, S. J., Peter, S. D. S., Tsao, K., Holcomb, G. W. (2010),
"Laparoscopic Excision of Splenic Cysts: A Comparison to the Open
Approach". European Journal of Pediatric Surgery, 20(05), pp. 287-289.
44. Lagattolla, N. (2002), "The spleen", Key topics in general surgery (2sd
ed.). BIOS Scientific, Oxford, pp. 357-361.
45. Lambert, A. V. (1919), "Non-Parasitic Cysts of the Spleen". Ann Surg,
69(1), pp. 15-20.
46. Lefor, A. T., Phillips, E. H. (2003), "Spleen", Essential practice of
surgery basic science and clinical evidence. Spinger, Verlag New York,
pp. 325-334.
47. Losanoff, J. E., Richman, B. W., Jones, J. W. (2003), "Hand-assisted
laparoscopic surgery of splenic cysts". J Laparoendosc Adv Surg Tech A,
13(5), pp. 339-340.
48. Macconmara, M., Brunt, M. L. (2012), "Spleen", The Washington
manual of surgery (6th ed.). Wolters Kluwer/Lippincott Williams and
Wilkins, Philadelphia, pp. 388-403.
49. Martin, J. D., Zega, E. L., Adamson, N. E. (1950), "Calcified cyst of the
spleen; with preliminary report of experimental occlusion of the blood
supply of the spleen". Ann Surg, 131(5), pp. 765-773.
50. Martin, J. W. (1958), "Congenital splenic cysts". Am J Surg, 96(2), pp.
302-308.
51. Mazzei, A., Centonze, A., Stranieri, G., Salerno, D., Baldassarre, E.
(2012), "Laparoscopic splenic cyst excision with a harmonic scalpel and
glue agents in children". Asian Journal of Surgery, 35(3), pp. 123.
52. McClure, R. D., Altemeier, W. A. (1942), "Cysts of the Spleen". Ann
Surg, 116(1), pp. 98-102.
53. Meimarakis, G., Grogolia, G., Loehe, F., and et al (2009), "Surgical
management of splenic echinococcal disease". Eur J Med Res, 14, pp.
165-170.
54. Mertens, J., Penninckx, F., DeWever, I., Topal, B. (2007), "Long-term
outcome after surgical treatment of nonparasitic splenic cysts". Surg
Endosc, 21(2), pp. 206-208.
55. Molmenti, E. P., Christensen, D. O., Villar, H. V., et al (2013), "Spleen",
Shackelford's surgery of the alimentary tract (7th ed.). Elsevier Sauder,
Philadelphia, 2, pp. 1610-1678.
56. Morgenstern, L. (2002), "Nonparasitic splenic cysts: pathogenesis,
classification, and treatment". J Am Coll Surg, 194(3), pp. 306-314.
57. Najmaldin, A., Guillou, P. (1998), "Laparoscopic splenetomy", A guide
to laparoscopic surgery (1 ed.). Wiley Blackwell, New Jersey, pp. 140143.
58. Padbury, R. (2007), "The Spleen", Atlas of upper gastrointestinal and
hepato-pancreato-biliary surgery. Spinger, New York, pp. 949-983.
59. Palmieri, I., Natale, E., Crafa, F., Cavallaro, A., Mingazzini, P. L.
(2005), "Epithelial splenic cysts". Anticancer Res, 25(1B), pp. 515-521.
60. Parks, R., Powell, J. (2005), "Surgery of the pancreas, spleen and
adranal gland", Farquharson's textbook of operative general surgery
(9th ed.). Hodder Arnold, London, pp. 353-355.
61. Pitiakoudis, M., Zezos, P., Oikonomou, A., Laftsidis, P., Kouklakis, G.,
Simopoulos, C. (2011), "Total Splenectomy due to an Unexpected
"Complication"
after
Successful
Extended
Laparoscopic
Partial
Decapsulation of a Giant Epidermoid Splenic Cyst: A Case Report".
Case Rep Med, 2011, p. 1-7.
62. Poulin, E. C., Schlachta, C. M., Mamazza, J. (2004), "Laparoscopic
Splenectomy", Operative techniques in general surgery. Elsevier
Saunders, Philadelphia, 6(1), pp. 42-54.
63. Poulin, E. C., Schlachta, C. M., Mamazza, J. (2005), "Splenectomy",
ACS surgery principles and practice (7th ed.). WebMD Professional,
New York, pp. 886-903.
64. Powers, C. A. (1906), "Non-Parasitic Cysts of the Spleen". Ann Surg,
43(1), pp. 48-60.
65. Rasheed, K., Zargar, S., Telwani, A. (2013), "Hydatid cyst of spleen: A
diagnostic challenge". North American Journal of Medical Sciences,
5(1), pp. 10.
66. Rege, R. V. (2005), "Laparoscopic splenectomy", The SAGES manual
fundamentals of laparoscopy, and GI endoscopy (2sd ed.). Spinger, New
York, pp. 411-420.
67. Robbins, F. G., Yellin, A. E., Lingua, R. W., Craig, J. R., Turrill, F. L.,
Mikkelsen, W. P. (1978), "Splenic epidermoid cysts". Ann Surg, 187(3),
pp. 231-235.
68. Schlittler, L. A., Dallagasperina, V. W. (2010), "Non-parasitic splenic
cysts". Rev Col Bras Cir, 37(6), pp. 442-446.
69. Shelton, J., Holzman, M. D. (2012), "The spleen", Sabiston textbook of
surgery (19th ed.). Elsevier Sauder, Philadelphia, pp. 1548-1562.
70. Sinha, P. S., Stoker, T. A., Aston, N. O. (1999), "Traumatic pseudocyst
of the spleen". J R Soc Med, 92(9), pp. 450-452.
71. Tagaya, N., Oda, N., Furihata, M., Nemoto, T., Suzuki, N., Kubota, K.
(2002), "Experience with laparoscopic management of solitary
symptomatic splenic cysts". Surg Laparosc Endosc Percutan Tech,
12(4), pp. 279-282.
72. Tank, P. W., Gest, T. R. (2009), "The abdominal", Lippincott Williams
and Wilkins atlas of anatomy (1st ed.). Wolter Kluwer/Lippincott
Williams and Wilkins, Philadelphia, pp. 212-254.
73. Thomas, M., Taiwo, B. (1994), "Splenic epidermoid cysts presenting as
an acute abdomen". Postgrad Med J, 70(823), pp. 376-377.
74. Thompson, M. R., Coleman, M. G. (2005), "Neosplams of the spleen",
Upper gastrointestinal surgery. Spinger, New York, pp. 221-230.
75. Urrutia, M., Mergo, P. J., Ros, L. H., Torres, G. M., Ros, P. R. (1996),
"Cystic masses of the spleen: radiologic-pathologic correlation".
Radiographics, 16(1), pp. 107-129.
76. Vo, Q. D., Monnard, E., Hoogewoud, H. M. (2013), "Epidermoid cyst of
the spleen". BMJ Case Rep, 2013, pp. 1-5.
77. Weinstein, M., Roberts, M., Reynolds, B., Marshall, P. (1958),
"Dermoid cysts of the spleen". Ann Surg, 148(5), pp. 851-854.
78. Whitman, E. D., Brunt, M. L. (2004), "Laparoscopic splenectomy",
Laparoscopic surgery of the abdomen. Spinger, New York, pp. 238-253.
79. Winslow, E. R., Brunt, M. L. (2004), "Splenectomy", Laparoscopic
surgery principles and produres (2sd ed.). Marcel Dekker, New York,
pp. 359-378.
80. Yuan, S. M., Lin, J. S. (2012), "Asymptomatic multiple splenic cysts in a
pulmonary neoplasm patient". J Nippon Med Sch, 79(6), pp. 468-470.
81. Zerem, E., Imamović, G., Jusufović, R. (2010), "Is Total Splenectomy
Unavoidable in the Treatment of Splenic Benign Cyst". Digestive
Surgery, 27(4), pp. 336-337.
82. Zollinger, R. M., Ellison, C. E. (2011), "Splenectomy, Laparoscopic",
Zollinger's atlas of surgical operations (9th ed.). The MacGraw-Hill
companies, New York, pp. 306-311.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đào Tuấn Sang
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Các chữ viết tắt và thuật ngữ Anh Việt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA LÁCH .................................................. 3
1.1.1. Hình thể ngoài và liên quan .............................................................. 3
1.1.2. Trọng lƣợng và kích thƣớc lách ........................................................ 4
1.1.3. Dây chằng ......................................................................................... 5
1.1.4. Mạch máu lách .................................................................................. 7
1.1.5. Thần kinh và hệ bạch huyết .............................................................. 9
1.2. SINH LÝ HỌC LÁCH VÀ MÔ HỌC LÁCH ........................................ 9
1.2.1. Hai chức năng sinh lý của lách ......................................................... 9
1.2.2. Mô học lách....................................................................................... 9
1.2.3. Lách phụ.......................................................................................... 10
1.3. LỊCH SỬ BỆNH NANG LÁCH VÀ ĐIỀU TRỊ.................................. 10
1.4. CƠ CHẾ BỆNH SINH .......................................................................... 13
1.5. PHÂN LOẠI NANG LÁCH ................................................................. 13
1.5.1. Định nghĩa nang lách ...................................................................... 13
1.5.2. Phân loại theo Fowler dựa trên giải phẫu bệnh .............................. 14
1.5.3. Phân loại theo Martin ...................................................................... 14
1.5.4. Phân loại theo Morgenstern nang lách không do ký sinh trùng ..... 14
1.6. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG NANG LÁCH ..................................... 15
1.7. CẬN LÂM SÀNG ................................................................................ 16
1.7.1. Siêu âm bụng................................................................................... 16
1.7.2. CT scan bụng .................................................................................. 17
1.7.3. X quang bụng không sửa soạn ........................................................ 19
1.7.4. X quang ngực thẳng ........................................................................ 20
1.7.5. Cộng hƣởng từ ................................................................................ 20
1.7.6. Giải phẫu bệnh lý nang lách ........................................................... 21
1.7.7. Xét nghiệm huyết học ..................................................................... 22
1.7.8. Xét nghiệm ELISA ......................................................................... 22
1.7.9. Xét nghiệm huyết thanh gián tiếp (IH test) .................................... 23
1.8. BIẾN CHỨNG CỦA NANG LÁCH .................................................... 23
1.8.1. Vỡ nang ........................................................................................... 23
1.8.2. Nhiễm trùng .................................................................................... 23
1.8.3. Xuất huyết trong nang..................................................................... 23
1.8.4. Chèn ép tạng lân cận ....................................................................... 23
1.8.5. Rò nang lách vào tạng khác ............................................................ 24
1.9. CHẨN ĐOÁN NANG LÁCH .............................................................. 24
1.10. ĐIỀU TRỊ NANG LÁCH ................................................................... 25
1.10.1. Điều trị không phẫu thuật ............................................................. 25
1.10.2. Chỉ định phẫu thuật cắt lách ......................................................... 26
1.10.3. Phẫu thuật nội soi cắt lách có ƣu điểm ......................................... 26
1.10.4. Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ bàn tay.............................................. 27
1.10.5. Chuẩn bị bệnh nhân trƣớc mổ ....................................................... 27
1.10.6. Kết quả của phẫu thuật nội soi cắt lách ........................................ 27
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 28
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 28
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh ..................................................................... 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 28
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 28
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu.......................................................... 28
2.2.3. Cỡ mẫu ............................................................................................ 29
2.2.4. Cách thu thập số liệu ....................................................................... 29
2.2.5. Các biến số thu thập trong nghiên cứu ........................................... 29
2.2.6. Định nghĩa các biến số .................................................................... 30
2.2.7. Phƣơng pháp phẫu thuật ................................................................. 35
2.2.8. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................ 38
2.2.9. Y đức ............................................................................................... 39
Chƣơng 3. KẾT QUẢ.................................................................................... 40
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC ................................................................. 40
3.1.1. Tuổi ................................................................................................. 40
3.1.2. Giới ................................................................................................. 41
3.1.3. Nghề nghiệp .................................................................................... 42
3.1.4. Địa dƣ.............................................................................................. 42
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ..................................................................... 43
3.2.1. Lý do vào viện ................................................................................ 43
3.2.2. Thời gian phát hiện bệnh ................................................................ 43
3.2.3. Tiền sử............................................................................................. 43
3.2.4. Triệu chứng cơ năng ....................................................................... 44
3.2.5. Triệu chứng thực thể ....................................................................... 44
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG............................................................ 45
3.3.1. Siêu âm bụng chẩn đoán trƣớc mổ ................................................. 45
3.3.2. CT scan bụng chậu .......................................................................... 46
3.3.3. X quang ngực thẳng hoặc bụng không sửa soạn ............................ 47
3.3.4. Giải phẫu bệnh lý ............................................................................ 49
3.3.5. Xét nghiệm huyết học ..................................................................... 49
3.4. CÁC ĐẶC ĐIỂM NANG LÁCH ......................................................... 50
3.4.1. Vị trí nang lách ............................................................................... 50
3.4.2. Kích thƣớc nang lách ...................................................................... 53
3.4.3. Số lƣợng nang lách ......................................................................... 53
3.4.4. Biến chứng của nang lách ............................................................... 54
3.5. KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT ......................................................... 55
3.5.1. Phƣơng pháp phẫu thuật ................................................................. 55
3.5.2. Xử trí kỹ thuật và phát hiện lách phụ ............................................. 56
3.5.3. Máu mất trong mổ và truyền máu................................................... 57
3.5.4. Thời gian mổ ................................................................................... 57
3.5.5. Tỉ lệ tử vong .................................................................................... 58
3.5.6. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ ....................................... 58
3.5.7. Ống dẫn lƣu bụng và thời gian rút dẫn lƣu ..................................... 58
3.5.8. Thời gian điều trị sau mổ ................................................................ 59
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 61
4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ .......................................................................... 61
4.1.1. Tuổi ................................................................................................. 61
4.1.2. Giới ................................................................................................. 62
4.1.3. Nghề nghiệp và địa dƣ .................................................................... 62
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ..................................................................... 63
4.2.1. Tiền sử............................................................................................. 63
4.2.2. Thời gian phát hiện bệnh ................................................................ 64
4.2.3. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................... 64
4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG............................................................ 68
4.3.1. Siêu âm bụng................................................................................... 68
4.3.2. CT scan bụng .................................................................................. 69
4.3.3. X quang ngực thẳng hoặc bụng không sửa soạn ............................ 69
4.3.4. Giải phẫu bệnh lý ............................................................................ 70
4.3.5. Xét nghiệm huyết học ..................................................................... 71
4.4. CÁC ĐẶC ĐIỂM NANG LÁCH ......................................................... 71
4.4.1. Vị trí nang lách ............................................................................... 71
4.4.2. Kích thƣớc nang lách ...................................................................... 72
4.4.3. Số lƣợng nang lách ......................................................................... 73
4.4.4. Biến chứng của nang lách ............................................................... 74
4.5. KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ PHẪU PHUẬT NỘI SOI ....................... 75
4.5.1. Thời gian phẫu thuật ....................................................................... 75
4.5.2. Tỉ lệ thành công .............................................................................. 76
4.5.3. Tỉ lệ chuyển mổ mở ........................................................................ 76
4.5.4. Tử vong ........................................................................................... 77
4.5.5. Tai biến và biến chứng.................................................................... 77
4.5.6. Thời gian nằm viện ......................................................................... 78
4.6. TÍNH KHẢ THI CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT LÁCH ........... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU.
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NẰM VIỆN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY.
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NẰM VIỆN TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH VIỆT
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
Bệnh nhân
CDC
Centers for disease control and prevention (Trung tâm kiểm soát
và phòng ngừa dịch bệnh)
cs
Cộng sự
CT scan
Computed Tomography scan (cắt lớp điện toán)
DC
Dây chằng
ĐM
Động mạch
ELISA
Enzyme-linked Immunosorbent assay (phản ứng hấp thụ miễn
dịch gắn kết enzyme)
Hb
Hemoglobin
IH
Indirect Hemagglutination test (xét nghiệm huyết thanh gian tiếp)
MRI
Magnetic Resonance Imaging (cộng hƣởng từ)
PTNS
Phẫu thuật nội soi
PTV
Phẫu thuật viên
TP
Thành phố
THUẬT NGỮ ANH VIỆT
Laparoscopic total splenectomy
Cắt lách toàn bộ qua phẫu thuật nội soi
Non-parasitic splenic cyst
Nang lách không do ký sinh trùng
Parasitic splenic cyst
Nang lách ký sinh trùng
Pseudocyst of the spleen
Nang lách giả
True cyst of the spleen
Nang lách thật
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sự khác biệt giữa tuổi trung bình mắc bệnh theo giới.................... 41
Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp ...................................................... 42
Bảng 3.3. Phân bố bệnh theo địa dƣ................................................................ 42
Bảng 3.4. Bảng tần suất của các triệu chứng cơ năng .................................... 44
Bảng 3.5. Mức độ u bụng khi thăm khám ....................................................... 44
Bảng 3.6. Đặc điểm kết quả siêu âm bụng trƣớc mổ ...................................... 45
Bảng 3.7. Đặc điểm kết quả chụp CT scan bụng chậu ................................... 46
Bảng 3.8. Mối liên quan đau bụng với dấu hiệu chèn ép nang ....................... 47
Bảng 3.9. Đặc điểm kết quả X quang ngực thẳng/bụng không sửa soạn ....... 47
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa dấu hiệu vòm hoành cao với nang lách to..... 48
Bảng 3.11. Kết quả phân loại nang lách theo giải phẫu bệnh ......................... 49
Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm huyết học ...................................................... 49
Bảng 3.13. Vị trí nang lách ............................................................................. 50
Bảng 3.14. Mối liên quan triệu chứng lâm sàng và vị trí nang lách ............... 52
Bảng 3.15. Số lƣợng nang lách ....................................................................... 53
Bảng 3.16. So sánh kích thƣớc trung bình giữa nang đơn độc và đa nang ..... 54
Bảng 3.17. Tỉ lệ các biến chứng của nang lách............................................... 54
Bảng 3.18. Kết quả phƣơng pháp phẫu thuật .................................................. 55
Bảng 3.19. Thời gian PTNS giữa hai nhóm biến chứng của nang lách .......... 57
Bảng 3.20. Thời gian điều trị sau mổ .............................................................. 59
Bảng 3.21. So sánh thời gian hậu phẫu giữa hai nhóm phẫu thuật ................. 59
Bảng 4.1. Tuổi trung bình ............................................................................... 61
Bảng 4.2. Phân bố theo giới ............................................................................ 62
Bảng 4.3. So sánh triệu chứng lâm sàng với tác giả khác............................... 65
Bảng 4.4. Vị trí nang lách ............................................................................... 72
Bảng 4.5. Kích thƣớc trung bình nang lách .................................................... 73
Bảng 4.6. So sánh tỉ lệ thành công, tỉ lệ chuyển mổ mở với tác giả khác ...... 76
Bảng 4.7. So sánh thời gian nằm viện với tác giả khác .................................. 78
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi. ........................................... 40
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ bệnh phân bố theo giới tính................................................ 41
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ và tần suất theo phân nhóm kích thƣớc nang lách. ............ 53
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Giải phẫu hình thể bên ngoài và liên quan của lách. ........................ 4
Hình 1.2. Các dây chằng của lách. .................................................................... 6
Hình 1.3. Hai dạng chính của mạch máu cuống lách........................................ 8
Hình 1.4. Nang lách trên siêu âm bụng. .......................................................... 17
Hình 1.5. Hình ảnh nang lách trên CT scan bụng lát cắt ngang. .................... 18
Hình 1.6. Hình ảnh nang lách trên CT scan bụng lát cắt dọc. ........................ 19
Hình 1.7. Nang lách trên phim X quang bụng không sửa soạn. ..................... 19
Hình 1.8. Hình ảnh nang lách trên phim X quang ngực thẳng. ...................... 20
Hình 1.9. Nang lách trên MRI thời gian T1 và T2.......................................... 20
Hình 2.1. Tƣ thế bệnh nhân. ............................................................................ 35
Hình 2.2. Vị trí đặt trocar. ............................................................................... 36
Hình 2.3. Bộc lộ động mạch lách, tĩnh mạch lách. ......................................... 37
Hình 2.4. Nang lách qua mổ nội soi. ............................................................... 38
Hình 2.5. Bệnh phẩm nang lách. ..................................................................... 38
Hình 3.1. Vòm hoành trái nâng cao trên X quang ngực (mũi tên). ................ 48
Hình 3.2. Nang lách cực trên. ......................................................................... 50
Hình 3.3. Nang lách cực dƣới. ........................................................................ 50
Hình 3.4. Nang lách trung tâm. ....................................................................... 51
Hình 3.5. Nang lách trung tâm. ....................................................................... 51
Hình 3.6. Nang lách rốn lách. ......................................................................... 51
Hình 3.7. Lách phụ trên CT scan bụng đối chiếu với kết quả trong mổ. ........ 56
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
ĐÀO TUẤN SANG
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT LÁCH
TRONG ĐIỀU TRỊ NANG LÁCH
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: 60.72.01.23
LUẬN VĂN THẠC Ĩ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PG .T . VƢƠNG THỪA ĐỨC
Thành phố Hồ Chí Minh-2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
ĐÀO TUẤN SANG
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT LÁCH
TRONG ĐIỀU TRỊ NANG LÁCH
LUẬN VĂN THẠC Ĩ Y HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh-2014
[...]... nhân đƣợc phẫu thuật nội soi nằm viện ngắn hơn mổ mở Năm 2010, Ćulafić[14] và cộng sự điều trị phẫu thuật cắt lách bệnh nhân nang lách, tác giả khuyên nên phẫu thuật cắt lách toàn bộ trên bệnh nhân nang lách trung tâm và phẫu thuật cắt lách điều trị bảo tồn lách với nang lách ít liên quan rốn lách nếu có thể đƣợc Bệnh nhân x y ra biến chứng sau phẫu thuật trong nghiên cứu của tác giả là ch y máu và... điều trị nang lách, thì phẫu thuật nội soi cắt lách chỉ định ở bệnh nhân nang lách đƣợc áp dụng cho các trƣờng hợp nang lách sau: − Nang lách ở trung tâm hay nang lách vị trí rốn lách[ 14],[40] − Nang lách nhiễm trùng[10],[48] − Nang lách vỡ[14],[40] − Nang lách xuất huyết[6],[10] − Nang lách rò vào tạng vùng lân cận[14],[65] − Nang lách là dạng tân sinh nhƣ nang bạch mạch hay mạch máu[12] − Nang lách chƣa... mở cắt lách Năm 2009, Adas[5] và cộng sự với 9 năm điều trị cắt lách bằng phƣơng pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng trên các bệnh nhân nang lách, trong thời gian dài theo dõi bệnh nhân, nghiên cứu tác giả cho th y phẫu thuật nội soi là an toàn và hiệu quả trong điều trị nang lách Năm 2010, Kechler[43] và cs nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả điều trị nang lách trẻ em cho th y: đặc điểm bệnh lý nang lách. .. *Các y u tố giảm khả năng thành công phẫu thuật nội soi[ 57]: − Bệnh nhân có tiền sử ngoại khoa mổ vùng bụng trƣớc đó − Nhiễm trùng g y dính nhiều cơ quan − Phụ nữ đang có thai 27 − Tai biến ch y máu x y ra trong khi phẫu thuật 1.10.4 Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ bàn tay Phẫu thuật nội soi cắt lách có hỗ trợ bàn tay đƣợc các tác giả sử dụng trong các trƣờng hợp cắt lách có những nguy cơ ch y máu trong. .. phân biệt với nang lách không do ký sinh trùng Đối với các dạng nang lách bẩm sinh, nang bạch mạch, nang mạch máu, nang lách giả đƣợc phân biệt dựa trên kết quả giải phẫu bệnh lý 25 1.10 ĐIỀU TRỊ NANG LÁCH 1.10.1 Điều trị không phẫu thuật Điều trị nang lách không phẫu thuật vẫn chƣa có sự thống nhất giữa các tác giả trên thế giới, một số tác giả áp dụng điều trị không phẫu thuật với nang lách có kích... (chỉ có 1 nang lách trên siêu âm, CT scan và kết quả bệnh phẩm sau phẫu thuật) , “đa nang (> 1 nang lách đƣợc phát hiện) 33 − Vị trí nang lách: biến định tính, giá trị là: “cực trên (nang lách ở cực trên lách) , “cực dƣới” (nang lách ở cực dƣới lách) , “trung tâm” (nang lách ở trung tâm lách hay nang gần trọn lách hoặc nang vùng rốn lách) − Biến chứng của nang lách: nhiễm trùng, xuất huyết, vỡ nang, rò... Điều trị diệt ký sinh trùng sau cắt lách và nhằm ngăn ngừa tái phát nang ở cơ quan khác khi dịch nang lan tràn vào khoang bụng đƣợc khuyên bởi Almad Nhƣng theo Adas có thể không cần dùng thuốc và không có trƣờng hợp tái phát sau cắt lách[ 5] 26 1.10.2 Chỉ định phẫu thuật cắt lách Phẫu thuật cắt lách nội soi ng y nay đã đƣợc áp dụng cho nhiều bệnh lý của lách Phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng cho điều trị. .. báo cáo phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị nang lách có Nguyễn Tấn Cƣờng với 04 trƣờng hợp (với 1 trƣờng hợp nang lách) Qua báo 13 cáo cho th y phẫu thuật cắt lách nội soi đƣợc chứng tỏ là một phẫu thuật an toàn và khả thi, có khả năng thay thế cho cắt lách qua đƣờng mở bụng, sự giảm thiểu khó chịu sau mổ, nhu động ruột hồi phục sớm hơn và thời gian nằm viện sau mổ ngắn tƣơng phản so với cắt lách mổ... lớn, đại tràng, dạ d y Bệnh nhân cần điều trị kháng sinh phổ rộng và phẫu thuật cắt lách 1.8.3 Xuất huyết trong nang Nang lách có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết trong nang do chấn thƣơng, do tình trạng viêm vách nang hoại tử bởi sự chèn ép, chọc dò nang, nhiễm trùng nang lách Xuất huyết nang lách có hoặc không kèm vỡ nang có thể ảnh hƣởng đến huyết động, g y thiếu máu và g y ra triệu chứng lâm sàng... nhận th y điều trị nang lách bằng phẫu thuật bảo tồn lách có tỉ lệ tái phát cao (42,9%) và biến chứng x y ra sau phẫu thuật gồm nhiễm trùng, tắc ruột sớm sau mổ Năm 2007, Mertens[54] và cộng sự đã báo cáo kết quả so sánh phẫu thuật cắt lách trên hai nhóm bệnh nhân mắc bệnh nang lách, nghiên cứu n y cho th y phẫu thuật cắt lách nội soi có thời gian nằm viện ngắn và không có trƣờng hợp nào x y ra biến ... thƣớc nang lách, vị trí nang lách, số lƣợng nang lách, chất nang lách Các loại phẫu thuật điều trị nang lách gồm: cắt lách toàn bộ, cắt lách bán phần, cắt chóp nang lách Cắt lách bán phần, cắt. .. sau cắt lách[ 5] 26 1.10.2 Chỉ định phẫu thuật cắt lách Phẫu thuật cắt lách nội soi ng y đƣợc áp dụng cho nhiều bệnh lý lách Phẫu thuật tiêu chuẩn vàng cho điều trị nang lách, phẫu thuật nội soi. .. cắt chóp nang lách đƣợc biết phẫu thuật điều trị bảo tồn lách, nhƣng nguy tái phát nang, dễ bị ch y máu sau phẫu thuật, phải mổ lại[59],[51],[69] Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị nang lách đƣợc