Định nghĩa các biến số

Một phần của tài liệu đề tài tốt nghiệp y khoa phẫu thuật nội soi cắt lách trong điều trị nang lách (Trang 30 - 35)

* Đặc điểm dịch tễ học:

− Tuổi: biến định lƣợng, đơn vị là “tuổi”.

− Nhóm tuổi: biến định tính, các giá trị bao gồm < 20, 20 − 29, 30 − 39, 40 − 49, 50 − 59, ≥ 60.

− Giới: biến nhị giá, gồm: “nam”, “nữ”.

− Nghề nghiệp: lao động trí óc (giáo viên, học sinh…), lao động chân tay (nông, công nhân…), không nghề nghiệp (già, nội trợ...), biến định tính.

− Địa dƣ: thành thị, nông thôn, không thành thị/nông thôn, là biến định tính.

* Đặc điểm lâm sàng:

− Lý do vào viện: biến định tính.

− Thời gian phát hiện bệnh: biến định lƣợng, tính từ ngày khởi phát triệu chứng hay đƣợc phát hiện bệnh nang lách tình cờ đến ngày phẫu thuật. Đơn vị là “tháng”.

− Tiền sử:

+ Bệnh nội khoa: biến định tính.

+ Ngoại khoa mổ vùng bụng: biến nhị giá, bệnh nhân có tiền sử mổ vùng bụng có vào phúc mạc, giá trị là “có”, “không”.

+ Tiền sử bị chấn thƣơng bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”. − Triệu chứng cơ năng:

+ Đau bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.

+ Các biến u bụng, buồn nôn-nôn, sốt, ho, đau vai trái, đau hông lƣng…biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.

+ Tình cờ phát hiện bệnh: bệnh nhân đƣợc phát hiện nang lách tình cờ không có triệu chứng khi khám sức khỏe vì bệnh lý khác, biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.

− Triệu chứng thực thể:

+ Sờ chạm u bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”. U bụng là do nang lách to làm lách to ra khi sờ chạm dƣới bờ sƣờn bên trái.

+ Mức độ u bụng: biến định tính, các giá trị: ▪“sờ không chạm u (sờ không chạm u bụng)”

▪“u to độ 1 tƣơng đƣơng lách to độ 1 (u to sờ chạm mấp mé bờ sƣờn đến < 2cm so với bờ sƣờn bên trái)”

▪“u to độ 2 tƣơng đƣơng lách to độ 2 (u quá bờ sƣờn từ 2 đến 4cm)” ▪“u to độ 3 tƣơng đƣơng lách to độ 3 (u to từ > 4cm đến ngang rốn)” ▪“u to độ 4 tƣơng đƣơng lách to độ 4 (u to qua rốn)”.

* Đặc điểm cận lâm sàng:

− Đặc điểm siêu âm bụng chẩn đoán trƣớc mổ:

+ Phát hiện nang trên siêu âm bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”. Bệnh nhân không đƣợc làm siêu âm thì không ghi nhận.

− Đặc điểm CT scan bụng chậu:

+ Phát hiện nang trên CT scan bụng: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”. Không chụp CT scan bụng thì không ghi nhận.

+ Tính chất dịch nang: biến định tính gồm các giá trị: “dịch nang đồng nhất”, “dịch nang không đồng nhất”.

+ Nang lách chèn ép tạng lân cận: là sự nhô vào của nang lách trong các tạng (dạ dày, đại tràng…) hoặc làm thay đổi vị trí giải phẫu của tạng (thận, tụy…) trên CT scan, biến nhị giá, giá trị: “có”, “không”.

− Đặc điểm X quang ngực thẳng/bụng không sửa soạn:

+ Vòm hoành trái lên cao: bình thƣờng vòm hoành bên trái thấp hơn vòm hoành bên phải 1,5cm hoặc 1 đốt sống lƣng, vòm hoành bên trái lên cao khi ngang bằng hoặc cao hơn bên phải, biến nhị giá, giá trị “có”, “không”.

− Giải phẫu bệnh lý phân loại nang: biến định tính, giá trị gồm: “nang lách thật”, “nang lách giả”.

− Kết quả xét nghiệm huyết học:

+ Các biến số lƣợng hồng cầu trung bình (…/mm3), hemoglobin (g/L),

bạch cầu (…/mm3), tiểu cầu (…/mm3): biến định lƣợng.

+ Hemoglobin (Hb): ngƣời bình thƣờng Hb ≥ 120 g/L. Ngƣời bị thiếu máu khi mà: Hb < 120 g/L. Mức độ thiếu máu:

Thiếu máu mức độ nhẹ (90 ≤ Hb < 120 g/L), trung bình (70 ≤ Hb <

90 g/L), nặng (Hb < 70 g/L).

+ Bạch cầu: bình thƣờng 4.000 − 11.000/mm3.

Bạch cầu tăng > 11.000/mm3, giảm < 4.000/mm3.

* Đặc điểm nang lách:

− Kích thƣớc nang: biến định lƣợng, đơn vị tính là “cm”.

− Nhóm kích thƣớc nang: biến định tính, các giá trị: nhóm “< 5cm” (chọn nang lách lớn nhất có kích thƣớc < 5cm và lấy giá trị nang lớn nhất trên CT scan bụng), nhóm “5cm đến < 10cm”, nhóm “10cm đến < 15cm”, nhóm “≥ 15cm”. Nang to khi: nang lách có kích thƣớc nang ≥ 15cm[56].

− Số lƣợng nang: biến định tính, giá trị gồm: “nang đơn độc” (chỉ có 1 nang lách trên siêu âm, CT scan và kết quả bệnh phẩm sau phẫu thuật), “đa nang” (> 1 nang lách đƣợc phát hiện).

− Vị trí nang lách: biến định tính, giá trị là: “cực trên (nang lách ở cực trên lách), “cực dƣới” (nang lách ở cực dƣới lách), “trung tâm” (nang lách ở trung tâm lách hay nang gần trọn lách hoặc nang vùng rốn lách).

− Biến chứng của nang lách: nhiễm trùng, xuất huyết, vỡ nang, rò vào tạng lân cận là các biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.

+ Nhiễm trùng nang: bệnh nhân có sốt và bạch cầu tăng (hoặc giảm) kèm với một trong các tiêu chuẩn sau: dịch nang đục hay mủ hoặc có sự hiện diện của vi trùng dịch nang (trƣờng hợp có cấy dịch nang).

+ Xuất huyết trong nang: đƣợc ghi nhận sau phẫu thuật, dịch trong nang là máu đỏ tƣơi hay máu cục.

* Kết quả sớm phẫu thuật:

− Phƣơng pháp phẫu thuật: biến định tính, các giá trị:

+ “PTNS cắt lách toàn bộ” (cắt toàn bộ lách chứa nang lách qua phẫu thuật nội soi ổ bụng).

+ “Chuyển mổ mở cắt lách (PTNS thất bại chuyển mổ mở)”. − Số trocar: biến định tính, các giá trị: “4 trocar”, “5 trocar”. − Lách phụ: biến nhị giá, giá trị là “có”, “không”.

− Lƣợng máu mất: biến định lƣợng, đơn vị là “ml”.

− Thời gian phẫu thuật: biến định lƣợng, tính từ lúc rạch da đến khi khâu da xong, đơn vị tính bằng “phút”.

− Kết quả sớm của phẫu thuật: thời gian tính từ ngày phẫu thuật đến ngày xuất viện hoặc trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.

− Tỉ lệ thành công: là tỉ lệ bệnh nhân thực hiện thành công phẫu thuật nội soi cắt lách mà không phải chuyển mổ mở.

− Tỉ lệ chuyển mổ mở: tỉ lệ bệnh nhân phải chuyển sang mổ mở sau khi thực hiện thất bại với phẫu thuật nội soi cắt lách.

− Tử vong: là tử vong hoặc bệnh nặng ngƣời nhà xin cho bệnh nhân về. *Tai biến trong mổ, biến chứng trong thời gian hậu phẫu:

− Các tai biến trong mổ: chảy máu, thủng tạng (đại tràng, dạ dày, ruột non, cơ hoành…), tràn khí, tràn dịch màng phổi, tổn thƣơng thận và tuyến thƣợng thận, niệu quản bên trái…

− Các biến chứng trong thời gian hậu phẫu: chảy máu sau mổ, tụ dịch, rò tụy sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng huyết, áp xe dƣới hoành, áp xe tồn lƣu, tắc ruột sớm sau mổ, biến chứng tim mạch, biến chứng hô hấp…

+ Nhiễm trùng vết mổ: là tình trạng có biểu hiện của viêm, nóng, đỏ, đau ở vết mổ, rỉ dịch nơi vết mổ, dịch mủ và có mùi hôi, xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật[13].

+ Liệt ruột sau mổ: đƣợc tính là tình trạng không có nhu động ruột kéo dài ≥ 5 ngày sau khi phẫu thuật.

+ Rò tụy sau mổ: là sự thông thƣơng giữa ống tụy với khoang phúc mạc bụng, bệnh nhân đƣợc xem là rò tụy sau mổ khi có dịch rò ra từ ống dẫn lƣu hay vết mổ, xét nghiệm amylase dịch ổ bụng cao hơn amylase máu bình thƣờng gấp 3 lần[35].

+ Áp xe tồn lƣu: bệnh nhân đƣợc ghi nhận có đau bụng, có sốt, có thể sờ thấy khối ấn đau, siêu âm hoặc chụp CT scan bụng sau phẫu thuật ghi nhận ổ tụ dịch nhiễm trùng có vỏ bọc[35].

+ Áp xe dƣới hoành: bệnh nhân có sốt, ho, đau bụng, cảm giác khó thở, siêu âm hoặc CT scan bụng sau mổ có ổ tụ dịch có vỏ bọc dƣới hoành.

− Ngày trung tiện: là biến định lƣợng, tính từ ngày bệnh nhân có trung tiện đầu tiên trừ cho ngày phẫu thuật, đơn vị tính bằng “ngày” hậu phẫu.

− Ngày ăn lại: là biến định lƣợng, tính từ ngày bệnh nhân ăn lại đƣợc đầu tiên trừ cho ngày phẫu thuật, đơn vị tính bằng “ngày” hậu phẫu.

− Thời gian rút dẫn lƣu: là biến định lƣợng, tính bằng ngày ống dẫn lƣu bụng đƣợc rút bỏ trừ ngày phẫu thuật, đơn vị là “ngày” hậu phẫu.

− Thời gian nằm viện hậu phẫu: là biến định lƣợng, tính từ ngày bệnh nhân đƣợc ra viện trừ ngày phẫu thuật, đơn vị tính là “ngày” hậu phẫu.

Một phần của tài liệu đề tài tốt nghiệp y khoa phẫu thuật nội soi cắt lách trong điều trị nang lách (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)