Trong tổng số 37 bệnh nhân nghiên cứu, ghi nhận đƣợc 35 trƣờng hợp chẩn đoán phù hợp giữa chẩn đoán trƣớc với chẩn đoán sau mổ, có 2 trƣờng hợp chẩn đoán nhầm trƣớc mổ, nhƣng cả 2 trƣờng hợp nhầm này đều có chỉ định phẫu thuật vì có biểu hiện chèn ép, gồm:
− 1 trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán nang gan trái to nhƣng khi phẫu thuật phát hiện là nang lách to,
− 1 trƣờng hợp chẩn đoán trƣớc phẫu thuật là u lách nhƣng kết quả mổ là nang lách nhiễm trùng vì nang lách có kích thƣớc 5cm kèm viêm dính tạng tại vị trí vùng rốn lách và trên hình ảnh CT scan có dịch không đồng nhất làm lầm với u.
3.5.1. Phƣơng pháp phẫu thuật
Bảng 3.18. Kết quả phƣơng pháp phẫu thuật
Phƣơng pháp phẫu thuật Số lƣợng Tỉ lệ %
PTNS cắt lách 34 91,9
Chuyển mổ mở cắt lách 3 8,1
Tổng số n=37 100
Trong nghiên cứu của chúng tôi:
Phẫu thuật nội soi cắt lách toàn bộ thành công với 34 trƣờng hợp
trong tổng số 37 bệnh nhân nghiên cứu, chiếm tỉ lệ 91,9%.
Trƣờng hợp thứ nhất, nang lách to độ 4, viêm dính vào các tạng lân cận nhƣ dính vào thùy trái gan, dạ dày, mạc nối lớn, vòm hoành, lớp dính dầy và rất chặt bóc tách qua nội soi khó khăn, dễ chảy máu và nguy cơ tổn thƣơng các tạng.
Trƣờng hợp thứ hai, do nang vùng rốn lách viêm dính nhiều tạng
lân cận và chảy máu rỉ rả, nguy cơ tổn thƣơng mạch máu rốn lách khó cầm máu và tổn thƣơng đuôi tụy, trong phẫu tích mổ mở thấy đại tràng ngang, bờ cong lớn dạ dày, mạc nối lớn dính với rốn lách và lách dính rất chặt với vòm hoành, khó bóc tách qua nội soi.
Trƣờng hợp thứ ba, trong quá trình phẫu tích nội soi làm rách tĩnh
mạch lách chảy máu khó cầm máu nên quyết định chuyển mổ mở cắt lách.