Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
93,87 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận triết học
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRIẾT LÝ VỀ CHÍNH TRỊ CỦA
PHƯƠNG TÂY
Nhóm 09 Lớp 01 Khóa 24 thực hiện
Nhóm trưởng : Nguyễn Quốc Ân
Thành viên 1 : Phan Tú Anh
Thành viên 2 : Nguyễn Xuân Âu
Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa
TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2015
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
K24 UEH Lớp đại cương 1 246 B415
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 11 năm 2014
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
-
Chúng tôi gồm:
1. Nguyễn Quốc Ân (nhóm trưởng)
2. Phan Tú Anh
3. Nguyễn Xuân Âu
Họp nhóm vào lúc 09h00 ngày 09/11/2014
Tại địa điểm: Cafe Chiêu, số 118 Cao Thắng, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Nội dung cuộc họp: chọn đề tài làm tiểu luận Triết học
Phân công công việc:
1. Nguyễn Quốc Ân:
• Liên hệ lớp trưởng lấy danh sách đăng ký đề tài
• Phân công Tú Anh và Xuân Âu xem sơ bộ các tên đề tài
2. Phan Tú Anh
• Xem các đề tài từ số 1 đến số 7
• Tìm kiếm sơ bộ các tài liệu có liên quan đến các đề tài từ 1 đến 7
3. Nguyễn Xuân Âu
• Xem các đề tài từ số 8 đến số 15
• Tìm kiếm sơ bộ các tài liệu có liên quan đến các đề tài từ 8 đến 15
Sau khi kết thúc việc tìm kiếm và chọn lọc các tài liệu có liên quan, nhóm
-
bắt đầu thảo luận chọn đề tài.
Kết quả thảo luận: nhóm thống nhất chọn đề tài: "Giới thiệu một số triết lý
-
về quản trị của phương Đông"
Phân công các thành viên trong nhóm về nhà tìm kiếm sâu và kỹ hơn về đề
-
-
tài đã chọn, nhóm trưởng hướng thành viên tìm hiểu về triết lý quản trị của
người Nhật, vì các phong cách quản trị của người Nhật rất gần gũi với đa số
-
-
các công ty Việt Nam hiện nay.
Nhóm trưởng đăng ký tên đề tài tiểu luận của nhóm với lớp trưởng.
Đánh giá buổi làm việc:
• Toàn bộ thành viên có mặt đúng giờ hẹn.
• Tham gia tích cực, sôi nổi.
• Đóng góp các ý kiến hữu ích cho nhóm.
Lịch dự kiến cho cuộc họp tiếp theo là ngày 23/11/2014.
Nội dung họp dự kiến: tổng hợp tài liệu cả nhóm tìm được, thống nhất dàn
bài tiểu luận và phân công nhân sự thực hiện các phần của tiểu luận.
Buổi họp kết thúc lúc 15h00 ngày 09 tháng 11 năm 2014.
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
K24 UEH Lớp đại cương 1 246 B415
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2014
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
-
-
Chúng tôi gồm:
1. Nguyễn Quốc Ân (nhóm trưởng)
2. Phan Tú Anh
3. Nguyễn Xuân Âu
Họp nhóm vào lúc 22h00 ngày 15/11/2014
Hình thức: trao đổi trực tuyến thông qua công cụ mạng xã hội Facebook
-
Nội dung cuộc họp: giải quyết tình trạng khẩn về việc trùng đề tài
+ Nhóm trưởng thông báo đề tài "Giới thiệu một số triết lý về quản trị của
phương Đông/ người Nhật" tuy là nhóm chọn trước nhưng sau đó có
nhiều nhóm đăng ký trùng với lớp trưởng. Để tránh tranh cãi thì nhóm
trưởng lấy ý kiến thành viên có nên đổi đề tài hay không?
+ Tú Anh đề xuất chọn đề tài số 12 "Tư duy biện chứng và vai trò của nó
trong phân tích (/hoạt động kinh tế quốc tế; /hoạt động quản trị nhân
viên... ; /hoạt động sản xuất – kinh doanh...)
+ Xuân Âu: không có ý kiến
+ Nhóm trưởng đề xuất chọn đề tài số 3 "Giới thiệu một số triết lý về
chính trị của phương Tây"
Kết quả thảo luận: nhóm thống nhất đổi sang đề tài: "Giới thiệu một số triết lý về
chính trị của phương Tây"
Tiếp tục thống nhất về bố cục tiểu luận, phân công thực hiện đề tài
Trang bìa: nhóm trưởng làm
Trang đầu: Tú Anh làm
Các trang giữa: nhóm trưởng và Xuân Âu thực hiện
Trang cuối: kết luận – Tú Anh làm
Trang thêm: tài liệu tham khảo và mục lục – nhóm trưởng làm
Đánh giá buổi làm việc:
• Toàn bộ thành viên có mặt đúng giờ hẹn.
• Sử dụng thành thạo công cụ họp trực tuyến.
• Đóng góp các ý kiến hữu ích cho nhóm.
Lịch dự kiến cho cuộc họp tiếp theo là ngày 03/12/2014.
Nội dung họp dự kiến:
+ Tổng hợp các phần công việc đã phân chia thành bài tiểu luận thống
+
+
+
+
+
-
-
nhất cho nhóm.
+ Bàn về phần phụ lục mở rộng cho đề tài.
Buổi họp kết thúc lúc 23h45 ngày 15 tháng 11 năm 2014.
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
K24 UEH Lớp đại cương 1 246 B415
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2014
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
-
Chúng tôi gồm:
1. Nguyễn Quốc Ân (nhóm trưởng)
2. Phan Tú Anh
3. Nguyễn Xuân Âu
Họp nhóm vào lúc 18h30 ngày 03/12/2014
Địa điểm: phòng B415, 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Nội dung cuộc họp: tổng hợp các phần công việc đã phân chia thành bài tiểu
-
luận thống nhất cho nhóm và bàn về phần phụ lục mở rộng cho đề tài.
Nhóm trưởng tiến hành định dạng lại bài tiểu luận thống nhất theo yêu cầu
-
của thầy dựa trên bài các thành viên gửi qua email.
Nhóm trưởng đề xuất ý tưởng phần phụ lục sẽ mở rộng nghiên cứu về triết lý
-
chính trị của Việt Nam.
Kết quả thảo luận: nhóm thống nhất sẽ mở rộng thêm đề tài về triết lý chính
-
trị của Việt Nam
Phân công thực hiện đề tài
+ Chính trị Việt Nam thời cổ đại: Tú Anh làm
+ Chính trị Việt Nam thời kỳ nhà nước phong kiến: Xuân Âu làm
+ Chính trị Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh: nhóm trưởng làm
- Đánh giá buổi làm việc:
• Toàn bộ thành viên có mặt đúng giờ hẹn.
• Bài làm của các thành viên đúng theo phân công.
- Lịch dự kiến cho cuộc họp tiếp theo là ngày 28/12/2014.
- Nội dung họp dự kiến: tổng hợp phần phụ lục, hoàn chỉnh bài tiểu luận.
-
Buổi họp kết thúc lúc 21h00 ngày 03 tháng 12 năm 2014.
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
K24 UEH Lớp đại cương 1 246 B415
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2014
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
-
Chúng tôi gồm:
1. Nguyễn Quốc Ân (nhóm trưởng)
2. Phan Tú Anh
3. Nguyễn Xuân Âu
Họp nhóm vào lúc 09h00 ngày 28/12/2014
Hình thức: trao đổi trực tuyến thông qua công cụ mạng xã hội Facebook
Nội dung cuộc họp: tổng hợp phần phụ lục, hoàn chỉnh bài tiểu luận.
Nhóm trưởng tiến hành định dạng lại bài tiểu luận thống nhất theo yêu cầu
-
của thầy dựa trên bài các thành viên gửi qua email.
Nhóm trưởng gửi lại bài đã tổng hợp cho các thành viên qua email.
Phân công các thành viên đọc kiểm tra lại lần cuối, các phản hồi gửi đến
-
-
nhóm trưởng thông qua email.
Đánh giá buổi làm việc:
• Toàn bộ thành viên có mặt đúng giờ hẹn.
• Bài làm của các thành viên đúng theo phân công.
Buổi họp kết thúc lúc 12h00 ngày 28 tháng 12 năm 2014.
MỤC LỤC
Lời nói đầu........................................................................................................Trang
I. Khái niệm..............................................................................................................1
1.1. Triết lý triết học.................................................................................................1
1.2. Chính trị là gì?...................................................................................................1
II. Giá trị lịch sử tư tưởng chính trị ở phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại..........2
2.1. Thời cổ đại.........................................................................................................2
2.2. Thời trung cổ (thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 15).....................................................5
2.3. Thời cận đại.......................................................................................................5
III. Lược sử tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin....................................9
3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................9
3.2. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, sự phát triển của phong trào công nhân. 9
3.3. Những trào lưu tư tưởng chính trị và cuộc đấu tranh lý luận của các tác giả
kinh điển Mác xít....................................................................................................10
3.4. Những quan điểm chính trị chủ yếu của Mác – Ăngghen – Lênin................11
Kết luận..................................................................................................................12
Phụ lục....................................................................................................................14
I. Triết học chính trị thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập tự
chủ..........................................................................................................................14
II. Tư tưởng chính trị thời sơ sử.............................................................................16
2.1. Hoàn cảnh lịch sử............................................................................................16
2.2. Tư tưởng chính trị...........................................................................................16
III. Triết lý chính trị trong thời kỳ từ thế kỷ thứ II (trước công nguyên) đến thế kỷ
X.............................................................................................................................17
3.1. Hoàn cảnh lịch sử............................................................................................17
3.2. Tư tưởng chính trị...........................................................................................18
IV. Tư tưởng chính trị thế kỷ XI............................................................................20
4.1. Điều kiện lịch sử.............................................................................................20
4.2. Tư tưởng chính trị...........................................................................................20
V. Tư tưởng triết học chính trị thời kỳ phục hồi và xây dựng các quốc gia độc lập
từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV..................................................................................21
5.1. Hoàn cảnh lịch sử............................................................................................21
5.2. Tư tưởng chính trị thời kỳ này........................................................................22
VI. Tư tưởng chính trị thời Hậu Lê........................................................................24
6.1. Hoàn cảnh lịch sử............................................................................................24
6.2. Tư tưởng chính trị...........................................................................................25
VII. Triết học chính trị Việt Nam từ thế kỷ XVI – XVIII.....................................28
7.1. Những đặc điểm về kinh tế – xã hội...............................................................28
7.2. Triết lý chính trị...............................................................................................29
VIII. Triết học chính trị dân chủ tư sản Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
................................................................................................................................31
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
................................................................................................................................31
8.1. Hoàn cảnh lịch sử............................................................................................31
8.2. Tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản...............................................................32
IX. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị.................................................................34
9.1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội...............................................34
9.2. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam............35
9.3. Tư tưởng về đại đoàn kết................................................................................35
9.4. Tư tưởng về xây dựng thể chế chính trị..........................................................35
9.5. Lý luận về đảng cầm quyền............................................................................36
9.6. Về phương pháp cách mạng............................................................................37
X. Triết học chính trị Việt Nam từ 1930 đến nay..................................................37
10.1. Hoàn cảnh lịch sử..........................................................................................37
10.2. Những nội dung cơ bản về triết học chính trị...............................................39
Kết luận..................................................................................................................44
Tài liệu tham khảo
46
LỜI NÓI ĐẦU
Lĩnh vực chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã
hội, giữ một vị trí vô cùng quan trọng và chi phối các lĩnh vực khác. Hình thành
từ khi xã hội loài người phân chia thành các giai cấp và ra đời nhà nước, qua mỗi
giai đoạn lịch sử nhất định, lĩnh vực chính trị luôn vận động cùng với sự vận
động của xã hội loài người, và được khái quát hóa thành tri thức lý luận tổng
quát, thành các học thuyết, khuynh hướng, trào lưu triết học chính trị.
Nổi bật và đặc sắc là triết học chính trị phương Tây với sự đa dạng và vận động
đấu tranh không ngừng, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử tư
tưởng nhân loại. Trải qua nhiều thời kỳ - Triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại với
Democritus, Plato, Aristotle; triết học phương Tây thời Trung cổ với St.
Augustine, Thomas Aquinas; thời Phục hưng – cận đại với N. Machiavelli, John
Locke, Montesquieu, Jean-Jacques Rousseau; thời hiện đại với Max Weber,
David Easton, Bernard Crick, Harold Lasswell, C.Mác – V.I.Lênin, triết học
chính trị phương Tây là một bức tranh đầy màu sắc về quan hệ giữa các giai cấp
và quá trình đấu tranh giai cấp, cách thức giải quyết mối quan hệ giữa các giai
cấp và tầng lớp xã hội trong việc phân bổ các lợi ích mà đặc biệt là lợi ích kinh
tế. Quá trình phát triển của triết học chính trị phương Tây chứa đựng trong nó
nhiều bài học sâu sắc, tinh túy với đời sống xã hội hiện thực. Để hiểu rõ hơn về
vấn đề này, chúng em thực hiện đề tài “Giới thiệu một số triết lý về chính trị của
Phương Tây” dựa trên nền tảng các tài liệu Triết học, Lịch sử triết học, Chính trị
học – khoa Lý luận Chính trị, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
cùng với các nguồn tài liệu tham khảo là các tác phẩm triết học chính trịcủa một
số tác giả tiêu biểu trong các thời kỳ với mong muốn giới thiệu, tóm lược những
tư tưởng cốt yếu.Đề tài gồm 2 phần chính: Tư tưởng chính trị phương Tây thời
cổ đại, cận đại và lược sử tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phần
phụ lục chúng em mở rộng nghiên cứu về tư tưởng chính trị của Việt Nam từ thời
kỳ xây dựng nhà nước phong kiến đến hiện nay.
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
I. Khái niệm:
1.1. Triết lý triết học:
Chiếc nôi của triết học phải nói đến Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ và Trung
Quốc. Triết học được hiểu theo nghĩa là sự thông thái, sự hiểu biết về nhân sinh
và vũ trụ.
Ở Trung Quốc được gọi là Triết nghĩa là Trí Tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc
của con người và thế giới. Còn ở Ấn Độ thì gọi (triết học) là Dar’sana nghĩa là
chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở
phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp, theo tiếng Latinh từ triết học
là Philosophia nghĩa là yêu thích sự thông thái, "ái trí", nó vừa mang tính định
hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy,
cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động
tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư
cách là một hình thái ý thức xã hội.
Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao
hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư
cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của
chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống
cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái
quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết lý triết
học đơn giản chính là những lý luận về triết học.
1.2. Chính trị là gì?
Chính trị là những công việc nhà nước, gắn với những quan hệ giai cấp,
dân tộc, các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội mà vấn đề cốt lõi là vấn đề
giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước,…
Nhóm 01
11
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
I. Giá trị lịch sử tư tưởng chính trị ở phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại:
1.1. Thời cổ đại: mà đặc trưng là các tư tưởng và học thuyết chính trị Hy Lạp La Mã. Họ đề cập về những vấn đề như nguồn gốc, bản chất của nhà nước, các
hình thức xã hội, thể chế nhà nước, thủ lĩnh chính trị
Trước nhất, bàn về thủ lĩnh chính trị, đã có rất nhiều quan điểm, ý kiến
của các học giả về vấn đề này:
SOCRATES cho rằng: thủ lĩnh chính trị phải là người có đạo đức. Nhưng
đạo đức phụ thuộc vào trí tuệ. Tuy nhiên, do xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc
nên ông cho rằng chỉ có thiểu số tầng lớp quý tộc mới là người có trí tuệ, mới là
những người sáng tạo đúng đắn.
DEMOCRITUS: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải là người có tài năng, đạo
đức và do thuộc trường phái duy vật chủ nô dân chủ nên cho rằng tầng lớp bình
dân cũng có tài năng, có thể làm được chính trị.
XENOPHON: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải có kỹ thuật giỏi, phải có sức
thuyết phục cao, người thủ lĩnh phải biết vì lợi ích chung nghĩa là phải biết chăm
sóc cho người bị trị, biết hợp lại và nhân sức mạnh của mọi người. Ông là người
đầu tiên đặt ra yêu cầu về thủ lĩnh chính trị khá toàn diện như: phải có chuyên
môn giỏi, có uy tín, vì dân…
PLATO: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải thực sự có khoa học chính trị, có
tính khí phù hợp với nhiệm vụ đảm đương. Ông xem tiêu chuẩn chính trị là tiêu
chuẩn của mọi tiêu chuẩn. Ông quan niệm người lãnh đạo trong xã hội không
được có quyền tư hữu (sở hữu về tài sản) bởi vì tư hữu sẽ làm mất công tâm. Lực
lượng võ sĩ bảo vệ thì không được có gia đình riêng vì có gia đình riêng thì sẽ
không thể chiến đấu dũng cảm được. Theo ông, thủ lĩnh chính trị phải biết hy
sinh lợi ích cá nhân vì những giá trị chung. Tuy có những quan điểm tiến bộ
nhưng ông vẫn còn sai lầm khi cho rằng một thủ lĩnh chính trị như vậy chỉ có ở
tầng lớp chủ nô quý tộc.
ARISTOTLE: xem thủ lĩnh chính trị là người sung túc, là người ở tầng
lớp trung lưu không phải giàu cũng không phải nghèo, họ là người phải biết uốn
mình theo lới khuyên của các bên (vì quan điểm của ông theo nhị nguyên luận).
Nhóm 01
12
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
CICERO: như là một sự tổng kết về của những tư tưởng về người thủ
lĩnh chính trị trước đó. Ông nêu ra rằng người thủ lĩnh chính trị phải có sự thông
thái, có trách nhiệm, có sự cao thượng về phẩm hạnh, phải thống nhất trong minh
giữa tài năng và quyền uy. Có uy thế tinh thần, có tinh thần cao thượng, biết hy
sinh vì lợi ích chung, bỏ qua các lợi ích tiền bạc không chính đáng. Quan niệm
của ông đến ngày nay cũng khó có người đạt được, đó là nhà chính trị phải có
chính trị, có đạo đức…
Thứ hai, bàn về nguồn gốc của quyền lực nhà nước, một số quan điểm nổi
bậc của các học giả như sau :
HERACLITUS: là người thuộc tầng lớp chủ nô quý tộc, có lập trường
duy tâm, ông xem trạng thái tự nhiên của con người tự nó đã hoàn hảo, không có
vấn đề công bằng hay không công bằng ở đó. Công bằng do con người tạo ra xã
hội con người là một trạng thái tự nhiên, tự nó, không ai sinh ra, không ai sắp đặt
nó, tự nhiên sinh ra có kẻ trí và người ngu cho nên kẻ trí thống trị người ngu là lẽ
tự nhiên, kẻ trí là người quí tộc, nô lệ là người ngu. Ông cho rằng quyền lực là
quy luật vĩnh viễn. Không bao giờ trong xã hội lại không có quyền lực. Pháp luật
nhằm thực hiện tính tất yếu của quyền lực, xã hội phải phục tùng ý chí của một
cá nhân là điều tất yếu cho sự thống nhất. Theo ông bất bình đẳng là tự nhiên,
một quý tộc phải được trị giá bằng một nghìn dân thường.
PLATO: xem quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là quyền lực thống
trị của kẻ trí đối với người ngu. Đó là đặc tính của trí tuệ. Chỉ có người có trí tuệ
mới có quyền lực. Trí tuệ chỉ có ở quý tộc.
ARISTOTLE: quan niệm quyền lực của xã hội cũng là một trạng thái tự
nhiên. Nó xuất phát từ gia đình, quyền của cha đối với con, chồng đối với vợ,
anh đối em; xuất phát từ quyền lực đối với xã hội. Trong xã hội có nhiều gia
đình, gia đình này có sự xâm hại đối với gia đình khác. Do đó mỗi gia đình phải
nhượng lại quyền lực của từng gia đình thành quyền lực chung. Người nắm
quyền lực chung là nhà nước. Vì vậy, quyền lực nhà nước là tự nhiên, pháp luật
là những nguyên tắc khách quan, vô tư, xuất phát vì lợi ích của xã hội, của từng
công dân.
Nhóm 01
13
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
CICERO: cho rằng quyền lực nhà nước hình thành trong quá trình lịch sử
lâu dài. Quyền lực bắt nguồn từ bản chất của con người chạy trốn sự cô đơn, tìm
cuộc sống của cộng đồng. Cho nên quyền lực là của chung chứ không riêng của
một ai, dù đó là người tài giỏi nhất cũng không sinh ra quyền lực được.
Thứ ba, bàn về thể chế nhà nước, các quan điểm lớn bao gồm :
HERODOTUS: là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã phân biệt và
so sánh các thể chế của nhà nước khác nhau. Theo ông có 3 hình thức cơ bản:
+ Thể chế quân chủ: tức là thể chế cầm quyền của một người-đó là vua. Thể chế
này có 2 mặt : Ưu điểm: là thể chế ra đời thường là do những người có công khai
quốc, thường là vì lợi ích chung của nhân dân. Nó là một bàn tay sắt cần thiết khi
chế độ dân chủ bị rối loạn. Nhược: thể chế này dễ rơi vào sự độc tài, chuyên
quyền, dễ bị xu nịnh, luôn có xu hướng là lạm dụng quyền lực.
+ Thể chế quý tộc: thể chế của một số ít người thông thái và tiêu biểu về phẩm
hạnh của quốc gia để cầm quyền. Ưu: đây chính là chính quyền của những người
có trình độ cao nên mọi công việc, các quyết sách chính trị đều được bàn bạc
giữa những người trí tuệ nên công việc có khoa học, ít sai lầm. Nhược: giữa các
nhà thông thái làm việc bên nhau sớm muộn cũng sẽ tiêu diệt lẫn nhau, vì không
ai chịu thua ai, các nhà thông thái đều muốn làm thầy của nhau.
+ Thể chế dân chủ: thể chế này là của đông đảo nhân dân nắm quyền và nó được
thành lập bởi chế độ bỏ phiếu để bầu ra các pháp quan. Ưu: các quyết định quyết
sách chính trị đều do tập thể bàn bạc một cách dân chủ. Nó có xu hướng công
bằng vì lợi ích chung, chăm lo cho nhân dân. Nhược : số đông người ít học cầm
quyền thì khó có khả năng chống độc tài, chuyên chế, dễ rơi vào tiểu tiết mà
quên đi tầm chiến lược, thường thấy những chuyện trước mắt mà không thấy
trước những chuyện lâu dài. Dễ bị kẻ xấu kích động lôi kéo. Từ đó ông kết luận
loại thể chế tốt nhất là thể chế hỗn hợp những ưu của từng thể chế trên.
DEMOCRITUS: ông ủng hộ chế độ dân chủ cộng hoà chủ nô.
SOCRATES: ông là người ủng hộ chế độ chuyên chế độc tài. Ông cho
rằng dân chủ là sai lầm. Dân chủ là chính quyền của người ngu dốt, ông gọi đó là
chính quyền “bình dân”.
Nhóm 01
14
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
ARISTOTLE: ông cho rằng thể chế nhà nước dân chủ là thể chế người
giàu, người nghèo không bên nào số lượng tuyệt đối. Ông cho rằng mọi thể chế
đều có nguy cơ biến chất, thay đổi bằng cuộc cách mạng. Ông là người đầu tiên
phân loại quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Người đứng đầu
nhà nước là giai cấp trung lưu, ông đề cao vai trò của pháp luật đối với việc ổn
định xã hội. Nhà nước có chức năng bảo đảm cho xã hội được sống hạnh phúc.
Ông quan niệm công bằng rất tiến bộ, phân phối công bằng có nghĩa là người
đáng được hưởng nhiều hơn thì được nhiều hơn, người đáng được hưởng ít hơn
thì được ít hơn. Ông cũng đề cập đến vấn đề hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi
ích xã hội và cho rằng đạo đức phải phục vụ cho pháp luật
POLYBE: kế thừa tư tưởng trước đó vào thể chế nhà nước, ông cho rằng
thể chế nhà nước là phải kết hợp những ưu điểm các thể chế chứ không theo một
tiêu chí thuần túy nào bởi vì trong thuần túy đã chức đựng mầm mống sự yếu
kém khi phát huy tối đa sẽ bộc lộ yếu kém.
1.2. Thời trung cổ (thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 15): xã hội phương Tây chìm đắm
trong xiềng xích nô lệ của hai thế lực thần quyền và thế quyền, đó là Thiên chúa
giáo và chế độ phong kiến mà người ta gọi đêm trường Trung cổ. Thiên chúa
giáo lấn át cả chế độ phong kiến và chi phối toàn bộ đời sống xã hội bằng những
luật lệ hà khắc và người xuẩn. Chính vì vậy, thời kỳ này xã hội phương Tây hầu
như không phát triển được về mọi mặt, kể cả hệ tư tưởng chính trị.
1.3. Thời cận đại: là thời kỳ triết học khai sáng, những tư tưởng chính trị phát
triển rất rực rỡ, phong phú và đa dạng, đặc biệt là ở Pháp.
DIDEROT: theo ông nguồn gốc nhà nước ra đời do khế ước xã hội. Nhà
nước phải bảo đảm bình đẳng và tự do. Nhà nước nào vi phạm điều đó thì không
còn tư cách để tồn tại.Về luật pháp: bản chất con người phải phù hợp với trạng
thái tự nhiên, luật pháp quán triệt điều đó, chứ không phải ngược lại. Người ta
gọi ông là tác giả của tác phẩm cộng sản tuyệt vời và của18 “bộ luật tự nhiên”.Về
tư cách lãnh đạo, ông cho rằng mọi chức vụ của người cầm quyền phải được thực
hiện bằng thi cử. “dòng đầu tiên của một bộ luật là hạn chế quyền lực của người
cầm quyền”. (Diderot). Về phương pháp thay đổi chế độ xã hội, ông không tán
Nhóm 01
15
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
thành phương pháp cách mạng và cho tằng tiến bộ về lý trí sẽ làm thay đổi xã
hội. Ông phủ nhận vai trò của tôn giáo: nhà thờ không thể dung hoà với chân lý
được.
VOLTAIRE: là lãnh tụ của phong trào khai sáng, ông chống chế độ chủ
nô, đấu tranh cho sự bình đẳng của công dân nước Pháp. Ông phê phán nhà thờ
và chuyên chế, mọi tội ác trong xã hội là do nhà thờ mà ra. Ông chủ trương tự do
tín ngưỡng, báo chí, ngôn luận và sở hữu. Ông kịch liệt chống chiến tranh. Theo
ông, chiến tranh còn kinh khủng hơn dịch hạch và điên khùng. Theo ông bất bình
đẳng về tài sản là tất yếu.
MONTESQUIEU: phê phán chế độ chuyên chế phong kiến và cho rằng
chuyên chế về bản chất là đối lập với tự do. Theo ông chế độ chuyên chế là bạo
chúa, vua pháp là một gã phù thuỷ. Bàn về nhà thờ, ông cho rằng nhà thờ là
nguồn gốc của tội lỗi, ông giải thích sở dĩ La Mã cường thịnh là do ghét chuyên
chế và yêu tự do. Sở dĩ La mã bị huỷ diệt cũng vì tự do bị huỷ diệt và đạo đức bị
suy đồi; song ông cũng giành cho tôn giáo một vị trí nhất định trong việc duy trì
đạo đức xã hội. Về nguồn gốc của nhà nước, theo ông, nhà nước xuất hiện trong
một quá trình lịch sử lâu dài khi mà trong xã hội xuất hiện tình trạng mâu thuẫn
không thể điều hoà nếu không có một cơ quan có quyền lực đủ mạnh để giữ gìn
sự bình ổn của xã hội. Ông là người đã xây dựng học thuyết nhân quyền với mục
đích tạo dựng các thể chế chính trị bảo đảm tự do chính trị cho các công dân. Tự
do chính trị của công dân là quyền làm mọi cái mà pháp luật không cấm. Do vậy
tự do chính trị chỉ có được ở các quốc gia mà tất cả các quan hệ đều được điều
chỉnh bằng luật pháp. Pháp luật trở thành thước đo của tự do, mặt khác ông lại
cho rằng kinh nghiệm lịch sử bao đời cho thấy người nắm quyền lực thường có
khuynh hướng lạm quyền. Do vậy cách tốt nhất để chống lạm quyền là phải
chống độc quyền, là phải phân chia sao cho quyền lực kiềm chế quyền lực, từ đó
ông đưa ra học thuyết tam quyền phân lập một cách có hệ thống (lập pháp hành
pháp và tư pháp) và là đối thủ đáng sợ nhất của chế độ chuyên chế phong kiến.
Đặt vấn đề xây dựng đạo đức chính trị: ông cho rằng đạo đức chính trị là phải đặt
lợi ích công cộng cao hơn lợi ích cá nhân người cầm quyền. Ông đề ra thuyết địa
Nhóm 01
16
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
lý: cho rằng cái đạo đức, cái tính cách của một dân tộc chịu sự chi phối bởi
những điều kiện địa lí nhất định (địa hình, khí hậu…) nhà cầm quyền khi ban
hành chính sách pháp luật phải xét đến những điều kiện địa lí cụ thể đó. Về thể
chế nhà nước: ông phân ra bản chất và nguyên tắc hoạt động của các loại chính
phủ đó là chính phủ cộng hoà dân chủ, cộng hoà quý tộc, quân chủ.
ROUSSEAU: là đại biểu của tầng lớp dân chủ thị dân, ông phê phán gay
gắt quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyên chế. Về chính trị: quan điểm
về chính trị của ông cấp tiến hơn Montesquieu (vì Montesquieu bảo vệ tư tưởng
quân chủ lập hiến), quan điểm của ông tiến xa hơn ở chỗ đề cao tư tưởng chủ
quyền nhân dân, ông không chỉ phê phán chế độ phong kiến mà đòi bác bỏ hoàn
toàn chế độ đó. Ông cho rằng trong xã hội mọi người phải được tự do bình đẳng
đó là trạng thái tự nhiên vốn có, là phúc lợi cao nhất của con người, quyền lực
trong xã hội phải thuộc về nhân dân. Nhà nước lập ra qua các khế ước xã hội
phải thể hiện ý chí quyền lực của nhân dân nếu không thể hiện được điều đó thì
bộ phận cầm quyền phải bị đào thải, thay thế. Ông chủ trương quyền lực phải tập
trung cao nhất, ông chống lại tư tưởng phân quyền của Montesquieu, theo ông
nếu quyền lực phân chia ra các cơ quan nắm giữ các nhiệm vụ khác nhau thì phải
coi các cơ quan đó là công cụ của chủ thể nhân dân và lệ thuộc vào chủ quyền
nhân dân. Ông cho rằng ý chí chung phải được rút ra từ đa số và chính trị là
chính trị của đa số, được xây dựng trên nguyên tắc đa số, chỉ qua quyết định của
đa số thì chính trị mới không phạm sai lầm.
JOHN LOCKE: Ông cho rằng bản chất của con người là tự do, xã hội
loài người là tự do, cho nên tự do là giá trị cao quý nhất của xã hội, của con
người. Nhà nước phải bảo đảm sự tự do của con người, mới bảo đảm tồn tại sự
hợp lí của nhà nước. Luật của tư nhiên bắt buộc phải tự do nên con người phải tự
do. Ông đã luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước xuất phát từ quyền
lực tự nhiên của con người là tối cao và bất khả xâm phạm. Do quy luật tự nhiên
của xã hội mà nảy sinh ra bất công về kinh tế xã hội, mất an ninh và quyền tự
nhiên của con người bị xâm phạm. Để bảo vệ quyền tự nhiên của con người thì
mọi thành viên trong xã hội mới “ký kết”, hình thành một chính quyền có quyền
Nhóm 01
17
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
lực chung. Như vậy quyền lực xuất hiện từ các thành viên của xã hội. Từ đó ông
đưa ra 3 kết luận quan trọng như sau :
- Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của dân. Quyền lực của dân là cơ
sở, nguồn gốc, nền tảng của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, nhà
nước không có quyền mà chỉ thực hiện sự ủy quyền của nhân dân . Nhà nước có
quyền trong “khế ước xã hội”, đó là hiến pháp những đạo luật cơ bản…
- Nhà nước thực chất là khế ước của xã hội, trong đó công dân nhường một phần
quyền của mình mà hình thành quyền lực chung, quyền lực nhà nước điều hành
và quản lý XH để bảo vệ quyền tự nhiên của con người.
- Bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người, đó cũng là tiêu chí căn
bản nhất để xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của nhà nước, đó là giới hạn
căn bản của nhà nước. Đi quá giới hạn này, chính quyền sẽ là chuyên chế , thành
kẻ thù của quyền lực tự nhiên và là đối tượng cách mạng.
Ba kết luận trên đặt nền móng cho chế độ dân chủ hiện đại. Lốccơ chia nhà nước
làm 3 cơ quan với 3 quyền khác nhau:
- Quyền lập pháp: là sự biểu hiện ý chí chung của quốc gia và thuộc về toàn dân.
Nếu những quốc gia lớn thì cử ra đại biểu nhân dân (nghị viện) do nhân dân bầu
ra và phải là những người hiểu rõ về luật.
- Quyền hành pháp: là quyền thực hiện pháp luật đã được lập ra bởi cơ quan lập
pháp, phải có cơ quan riêng và tách ra khỏi quốc hội.
- Quyền tư pháp: là quyền xét xử tội phạm và giải quyết tranh chấp giữa cá nhân
được thực hiện bởi thẩm phán do nhân dân bầu ra.
Theo ông, phân quyền là một tất yếu kĩ thuật, là một tiêu chuẩn không thể
thiếu được của một xã hội dân chủ. Yêu cầu phân quyền sao cho cân bằng, công
bằng nghĩa là dùng quyền lực này để chế ngự quyền lực khác.
Như vậy, tư tưởng chính trị ở phương tây thường gắn liền với pháp luật trong
khi tư tưởng chính trị phương đông thường gắn liền với đạo đức. Tư tưởng chính
trị phương tây thường xuất phát từ “trạng thái tự nhiên” của con người thường đề
cao động lực “quyền lợi” của con người. Chính trị học của giai cấp tư sản
phương tây thường dựa trên cơ sở của chủ nghĩa cá nhân, tuyết đối hoá quyền lợi
Nhóm 01
18
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
cá nhân. Tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản so với tư tưởng chính trị của giai
cấp phong kiến là một bước tiến bộ trong việc giải phóng con người nhưng vẫn
chưa đặt con người như là mục đích, tức là vẫn chưa thể giải phóng đại đa số
nhân dân lao động.
Sự ra đời của tư tưởng chính trị Macxit là một cuộc cách mạng vĩ đại, lần
đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, một giai cấp bị áp bức bóc lột, giai cấp
công nhân đã có một hệ tư tưởng cách mạng và khoa học là kim chỉ nam cho
hành động của mình.
II. Lược sử tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin:
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Những quan điểm chính trị Macxit được Mác và Ăngghen nêu ra là kết
quả của quá trình tư duy lý luận, kế thừanhững tinh hoa của những nhà tư tưởng,
các nhà chính trị lỗilạc của nhân loại, kết hợp với quá trình tham gia vào thực
tiễnđấu tranh cách mạng sôi động của giai cấp công nhân và nhândân lao động.
Với những điều kiện lịch sử cụ thể:
- Chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng chế độ phong kiến lỗi thời, chínhquyên
nhà nước đã thuộc về tai giai cấp tư sản.
- Giai cấp tư sản vẫn không xóa bỏ được những đốikháng của giai cấp, nó
chỉ thay thế giai cấp này bằng giai cấp khác. Nhà nước Tư bản chủ nghĩa cũng
như nhà nước phong kiến, đều là bộ máy có tính giai cấp, phục vụ lợi ích cho giai
cấp thống trị.
- Sự hình thành thị trường thế giới, sự phát triển của tự do cạnh tranh, các
cuộc khủng hoảng kinh tế, sự tập trung tư bản ngày một tăng, tất cả có tác dụng
thúc đẩy đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị giữa giai cấp vô sản và tư sản.
2.2. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, sự phát triển của phong trào công
nhân:
- Sự phát triển của sản xuất, sự tăng cường bóc lột đãnâng cao ý thức giai
cấp và tính tổ chức của giai cấp côngnhân. Giai cấp công nhân ngày càng tỏ ra là
một lược lượng chính trịđộc lập, tách khỏi sự thao túng của giai cấp tư sản.
Nhóm 01
19
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
- Các cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp vôsản ở các trung tâm
công nghiệp của Anh, Pháp, Đức pháttriển mạnh mẽ.
- Các cuộc khởi nghĩa nói trên đã chứng minh giai cấpcông nhân thấy rằng
sức mạnh của họ là sự đoàn kết, sựthống nhất.
- Sự phát triển của phong trào đã nảy sinh một nhu cầutất yếu cần có một
lý luận, một học thuyết, một hệ thốngquan điểm chính trị chỉ ra cho giai cấp công
nhân cần phảiđấu tranh như thế nào, đấu tranh vì cái gì, mục đích trướcmắt và
mục tiêu lâu dài.
2.3. Những trào lưu tư tưởng chính trị và cuộc đấu tranh lý luận của các tác
giả kinh điển Mác xít:
- Vaitơlinh chỉ ra chế độ tư hữu là nguyên nhân của mọi tai họa của xã hội,
cần xóa bỏ nó, xã hội sẽ ra đời bằng con đường cách mạng và do giai cấp công
nhân tiến hành.
- Theo C. Mác, để thực hiện thành công một cuộc cách mạng không phải
chỉ cần có nhiệt tình mà chủ yếu phải có sự biết biết khoa học.
- Mác cũng chỉ ra rằng không thể thực hiện ngay lập tức chủ nghĩa cộng
sản mà phải tiến hành cuộc dấu tranh tuân theo đúng những quy luật khách quan
của lịch sử.
- Những quan điểm của chủ nghĩa xã hội không tưởng, đó là những quan
điểm phản ánh nguyện vọng của giai cấp vô sản còn chưa phát triển. Đúng như
nhận xét của Mác và Ăngghen “Tương ứng với một nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa chưa thành thục, với những quan hệ giai cáp chưa thành thục thì có một lý
luận chưa thành thục”. Và hai ông cũng chỉ ra một nguyên nhân của Chủ Nghĩa
Xã Hội không tưởng đó là vì họ chưa có mối quan hệ chặt chẽ với giai cấp công
nhân, với phong trào của giai cấp công nhân.
+ Muốn xóa bỏ bất bình đẳng nhưng chưa biết làm thế nào
+ Không hiểu được vai trò sứ mệnh của giai cấp công nhân.
+ Bảo vệ sự bình đẳng tuyệt đối trong phân phối, trong tiêu dùng, nêu cao
tinh thần khổ hạnh.
Nhóm 01
20
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
- Chủ nghĩa Pơruđông: những người theo chủ nghĩa này phản đối cuộc bãi
công của giai cấp công nhân từ biểu tình đến đấu tranh chính trị giành chính
quyền từ giai cấp tư sản. Những quan điểm của ông biến một trật tự xã hội tư bản
thành trật tự xã hội công bằng, sự cải cách quan hệ và bằng biện pháp đó có thể
xóa bỏ được những mâu thuẫn của trật tự Tư Bản Chủ Nghĩa, tiến tới xây dựng
một trật tự xã hội mới.
Phê phán những quan điểm của Pơruđông về chínhtrị, Mác đã chứng minh
rằng trong cuộc đấu tranh chống tưbản, giai cấp vô sản phải được tổ chức lại
thành một giaicấp độc lập và phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại giaicấp tư
sản.
Lênin là người đầu tiên đã từ lý luận khoa họcMacxit tiến hành thành
công cuộc cách mạng Tháng Mười Nga và xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa đầu tiên
trên thế giới.
2.4. Những quan điểm chính trị chủ yếu của Mác – Ăngghen – Lênin:
•
Con người – điểm xuất phát và mục đích đấu tranhchính trị của Mác –
Ăngghen – Lênin:
• Chính trị là chính trị của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định:
• Cơ sở kinh tế nào thì quan hệ chính trị ấy:
• Khi quan hệ kinh tế thống trị không còn phù hợp, cản trở sự phát triển của
lực lượng sản xuất thì một thời kỳ cách mạng bắt đầu:
• Giai cấp công nhân và chuyên chính vô sản:
• Giai cấp công nhân cầm quyền tất nhiên tạo ra hệ thống chính trị chuyên
chính vô sản:
• Khi cầm quyền nhà nước, Đảng Cộng Sản phải lãnh đạo giai cấp công
nhân, nhân dân lao động đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu - xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
KẾT LUẬN
Nhóm 01
21
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Thời cổ đại ở phương Tây, với những cuộc đấu tranh một mất một còn
giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc mà biểu hiện của nó là những cuộc cải
cách dân chủ ở các thành bang là đặc trưng cơ bản nổi bật của hệ tư tưởng lúc
bấy giờ. Thời trung cổ là sự kết hợp và xuyên thấu lẫn nhau giữa thần quyền và
thế quyền để thống trị thần dân mà biểu hiện cơ bản là sự thống trị của thiên chúa
giáo đối với tinh thần của nông nô. Sang thời cận đại, đặc trưng cơ bản là sự phát
triển mạnh mẽ của triết học khai sáng và là thời kỳ của các cuộc cách mạng dân
chủ tư sản với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động đấu
tranh cho các quyền cơ bản của con người. Đó là những nét tổng thể dệt nên nội
dung cơ bản của lịch sử phát triển tư tưởng chính trị ở các nước phương Tây thời
kỳ trước Mác. Việc làm rõ những giá trị phổ biến trong sự phát triển chính trị của
nhân loại qua sự phát triển tư tưởng chính trị phương tây từ cổ đại đến cận đại sẽ
có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực thi quyền lực chính trị của nhân dân
lao động ở nước ta.
Khi nghiên cứu tư tưởng chính trị của các thời đại lịch sử phương Tây,
chúng ta không được quên tính giai cấp của nó, mặt khác không vì thế mà phủ
nhận toàn bộ nội dung, tri thức khách quan trong các học thuyết chính trị mà phải
biết chọn lọc, rút ra những cái giá trị để kế thừa, làm giàu tri thức của mình, kể cả
đối với tư tưởng chính trị tư sản hiện đại.Qua những giá trị tư tưởng chính trị
Phương Tây đã trình bày, chúng ta nhận thấy rằng bất cứ hệ thống chính trị nào,
nhà nước cũng mang bản chất giai cấp, nhưng đồng thời phải thực hiện chức
năng xã hội. Mặt khác, hệ thống chính trị nào, nhà nước nào mà quyền lực thuộc
về nhân dân lao động thì đó là xu hướng tiến bộ. Nhà nước pháp quyền là một
thành tựu của văn minh chính trị cần phải được ứng dụng. Hệ thống chính trị cần
phải có cơ chế tự điều chỉnh và cơ chế cân bằng kiểm soát quyền lực để thích
ứng với điều kiện thay đổi và cần phát huy sáng tạo cá nhân.
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN thực sự vững mạnh đồng
thời nâng cao hiệu quả và chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã trở
một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp cách mạng
của dân tộc ta vì chỉ có xây dựng nhà nước pháp quyền đủ mạnh mới có thể bảo
Nhóm 01
22
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
vệ và phát huy những thành quả trong quá trình đổi mới về mọi mặt (chính trị,
kinh tế,văn hoá, quan hệ quốc tế…), mới có đủ khả năng giải quyết vấn đề mới
nảy sinh do mặt trái của cơ chế thị trường, của kinh tế nhiều thành phần mang lại,
và mới có khả năng đương đầu và đập tan chiến lược “diễn biến hoà bình” mà
các thế lực chống đối đang ráo riết tiến hành.
PHỤ LỤC
Nhóm 01
23
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
I. Triết học chính trị thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập
tự chủ:
Chính trị là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội từ thời cổ đại đến
ngày nay. Chính trị có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác của đời sống
xã hội đặc biệt với kinh tế.
Chính trị là quan hệ giữa các giai tầng xã hội, các cộng đồng dân tộc và
các cá nhân với quyền lực chính trị và chủ quyền quốc gia.
Ở Việt Nam hiện nay, chính trị được nghiên cứu bởi các ngành khoa học
khác nhau:
•
•
Chính trị học – khoa học về quyền lực và phương thức cầm quyền.
Các khoa học chính trị chuyên ngành; nhà nước pháp luật, lý luận về
Đảng, quan hệ quốc tế, khoa học về quyền con người.
• Các khoa học khác: Tâm lý học, xã hội học, văn hoá học... cũng nghiên
cứunhiều vấn đề liên quan tới chính trị.
Khác với khoa học cụ thể trên, triết học đi vào những vấn đề cơ bản, chung
nhất củachính trị như nguồn gốc chính trị, bản chất của chính trị, đặc trưng của
chính trị, vai tròcủa chính trị trong đời sống xã hội và mối quan hệ giữa các thành
viên xã hội (cá nhân,tập đoàn, cộng đồng) với chính trị đặc biệt là các thiết chế
chính trị.
Triết học chính trị Việt Nam có thể hiểu là hệ thống các quan điểm hay quan
niệm vềnguồn gốc, bản chất của các thể chế chính trị Việt Nam, về chủ quyền
quốc gia dântộc, về mối quan hệ của nhà nước với các thành viên xã hội, giữa
nhà nước với xã hộinói chung.
Triết học chính trị Việt Nam cũng như triết học chính trị của mọi quốc gia,
ngay từ đầuchưa xuất hiện với tư cách là một lý luận độc lập. Nó thường là một
bộ phận của tưtưởng xã hội và có quá trình phát triển từ thấp đến cao tùy thuộc
vào sự phát triển củalịch sử. Thực tế ở Việt Nam cũng không có sự khác biệt giữa
tư tưởng chính trị và triếthọc chính trị. Tư tưởng chính trị ở Việt Nam cũng là
những quan điểm chung nhất vềchính trị hay nói cách khác cũng chính là triết
Nhóm 01
24
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
học chính trị Việt Nam. Vì vậy, hệ thốngtư tưởng chính trị Việt Nam từ thời cổ
đại cho đến thế kỷ XX cũng có thể xem là triếthọc chính trị Việt Nam.
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam, các nhà sử học, chính trị học chia ra các thời
kỳ:
1. Thời kỳ tiền sử: Thời kỳ bắt đầu từ khi con người xuất hiện trên đất
nước ViệtNam (cách đây 40–50 vạn năm) cho đến cuối thời đại đồ đá mới. Đây
là thờikỳ còn để lại dấu ấn ở vùng núi Đọ (Thanh Hóa), Sơn Vi (Phú Thọ) và tỉnh
HòaBình (văn hoá Hòa Bình). Mặc dù dân cư trong thời kỳ này đã biết trồng
trọt,làm đồ gốm, có những hiểu biết về thời gian, về tự nhiên nhưng chưa có
nhànước, chưa có chính trị.
2. Thời kỳ sơ sử: Theo các tài liệu lịch sử, cách đây khoảng 4000 năm,
dân cưtrên lãnh thổ Việt Nam đã tập trung vào 3 trung tâm văn hoá lớn là Đông
Sơn(Miền Bắc), Sa Huỳnh (Miền Trung) và Đồng Nia (Miền Nam). Từ thời kỳ
nàyViệt Nam đã bước vào thời đại kim khí, xã hội bắt đầu có nhà nước và có
chínhtrị.
3. Thời kỳ chống Bắc thuộc (từ thế kỷ II đến thế kỷ X).
4. Thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập (từ thế kỷ X –
XIX).
5. Thời kỳ chống Pháp (Giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX).
6. Thời kỳ cách mạng dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
(từ1930 đến nay).
Trong mỗi thời kỳ lịch sử này, các tư tưởng chính trị có những sự phát
triển qua từngnấc thang khác nhau tùy thuộc vào những diễn biến cụ thể của lịch
sử.
Như vậy, tư tưởng chính trị Việt Nam chỉ xuất hiện từ thời sơ sử và phát
triển cho đến nay.
II. Tư tưởng chính trị thời sơ sử:
Nhóm 01
25
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
2.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên, các nền văn hoá bộ lạc ở Việt Nam
mất dần tính địa phương, tạo ra một nền văn hoá thống nhất văn hoá Đông sơn.
Đó cũng là lúc các bộ lạc liên kết với nhau để tạo ra một quốc gia thống nhất là
nước Văn Lang. Phạm vi của nhà nước này mở rộng từ biên giới Việt Trung đến
Quảng Ninh ngày nay. Các nhà nghiên cứu Việt Nam phần lớn đều cho rằng quốc
gia Văn Lang là nhà nước sơ khai đã hình thành trên nền văn hoá Đông Sơn.
Dựa vào các tài liệu khảo cổ học, các tài liệu thành văn (sử cũ của Trung
Quốc và Việt Nam), có thể thấy nhà nước Văn Lang được sắp xếp bộ máy cai trị
theo ba cấp: đứng đầu nhà nước là vua Hùng (ngôi vị này được cha truyền con
nối), thứ hai là các lạc hầu, lạc tướng, bên dưới có 15 bộ lạc. Nhà nước có luật
riêng mà sách Trung Quốc viết là "luật Việt" khác với "luật Hán" của Trung
Quốc. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đánh dấu sự ra đời của chính trị và từ
đó tư tưởng chính trị đã hình thành.
2.2. Tư tưởng chính trị:
Tư tưởng chính trị thời kỳ này vừa được ghi lại trong sử sách vừa được
truyền bá rộng rãi qua các huyền thoại, các truyền thuyết.
Tư tưởng về một quốc gia độc lập, có chủ quyền, không chịu khuất phục
các thế lực bên ngoài, dù lớn mạnh hơn nhiều lần, là tư tưởng chính trị hình
thành ngay từ thời kỳ đầu dựng nước.
Tư tưởng này đã tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân Tần, một đế chế
mạnh nhất châu Á thời bấy giờ. Tần Thủy Hoàng đã đánh bại 6 cường quốc khác
và lần đầu tiên thống nhất được Trung Quốc. Nhưng quân Tần đã bị thất bại
trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài khoảng từ 214 đến 208 trước
công nguyên và phải rút về nước.
Tư tưởng độc lập dân tộc còn thể hiện ở sự hợp nhất hai nhà nước Tây Âu
và Lạc Việt thành nhà nước mới là Âu Lạc do Thục Phán đứng đầu để chống
ngoại xâm. Nhà nước Âu Lạc tiếp tục trên cơ sở kế thừa những thành tựu của
Văn Lang đã tăng cường xây dựng và củng cố các lực lượng quân sự, xây dựng
Nhóm 01
26
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
một đạo quân khá mạnh, sử dụng thành thạo các cung tên (hiện đã đào được hàng
vạn mũi tên ở Thành Cổ Loa), xây thành kiên cố để chống ngoại xâm.
Nhờ có lực lượng quân sự vững mạnh và sự thống nhất ý chí của toàn dân
nên nhà nước Âu Lạc đã đánh bại nhiều cuộc xâm lược của Triệu Đà (Trung
Quốc) buộc Triệu Đà phải thay đổi đối sách và dùng mưu kế mới xâm lược được
Âu Lạc.
Tư tưởng quốc gia độc lập còn thể hiện ở các truyền thuyết, đặc biệt là
truyền thuyết "Con rồng, cháu tiên", "Con lạc, cháu Hồng" được ghi lại trong
"Lĩnh nam chích quái" từ thế kỷ XIV và được ghi vào chính sử của Việt Nam từ
thế kỷ XV. Tư tưởng trong các truyền thuyết trên đã chứng tỏ người dân Việt
Nam hết sức tự hào về nòi giống của mình. Có lẽ cũng xuất phát từ đó mà ở Việt
Nam xuất hiện một triết lý chính trị căn bản là: Yêu nước thương nòi.
Đối với người Việt Nam, yêu nước cũng là yêu chính nòi giống của mình.
Bảo vệ đất nước cũng là bảo vệ nòi giống của mình. Chính điều này đã làm cho
tình cảm yêu nước trở nên gần gũi, gắn bó với người Việt Nam. Đó là triết lý
chính trị, cũng là triết lý sống của người Việt Nam.
III. Triết lý chính trị trong thời kỳ từ thế kỷ thứ II (trước công nguyên) đến
thế kỷ X:
3.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Thời kỳ từ thế kỷ thứ II (TCN) đến thế kỷ thứ X, các sách sử của Việt
Nam gọi là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
Thời kỳ này bắt đầu từ 179 (TCN) khi nhà Triệu đặt được ách thống trị lên
Việt Nam, mở đầu cho các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau tìm
cách đô hộ Việt Nam. Điểm kết thúc của thời kỳ này là năm 905, khi nhân dân
Việt Nam lật đổ được ách thống trị của nhà Đường (Trung Quốc), giành lại
quyền độc lập tự chủ và bước vào giai đoạn xây một quốc gia độc lập.
Đặc điểm của thời kỳ này là khi đặt được ách thống trị lên Âu Lạc, chính
quyền phương Bắc đã tìm cách chia lại các khu vực hành chính, phân nhỏ Âu
Lạc thành các bộ phận (quận, huyện như những quận huyện của Trung Quốc) và
cử quan lại nắm giữ tới các quận. Có thời kỳ chúng còn với tay tới các làng xã
Nhóm 01
27
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
nhằm trực tiếp khống chế nhân dân ở từng địa phương. Chúng xây dựng một tổ
chức quan lại từ trên xuống dưới, luôn duy trì một lực lượng đội quân thường
trực khá mạnh, xây dựng các thành quách kiên cố để giữ vững sự thống trị của
mình.
Các thế lực xâm lược ra sức chiếm đất đai, lập đồn điền. Chúng khai thác
các sản phẩm quý hiếm, bắt dân chúng đóng góp nặng nề và phục dịch bộ máy
quyền lực của chúng một cách vô điều kiện. Chính sách đàn áp dã man và sự bóc
lột, vơ vét triệt để của quân xâm lược đã đẩy nhân dân Việt Nam vào con đường
cùng khốn, đau thương, chết chóc. Đồng thời các chính quyền phương Bắc cũng
luôn đẩy mạnh quá trình đồng hoá Việt Nam. Từ đầu công nguyên, nhiều Nho sĩ
có tài của Trung Quốc đã được đưa sang Việt Nam để mở trường dạy học, truyền
bá tiếng Hán. Chúng đưa dân Hán di cư sang Việt Nam để thay đổi cả phong tục
tập quán trong cuộc sống. Mục đích của chúng là xóa bỏ mọi yếu tố truyền thống
của văn hoá Âu lạc.
3.2. Tư tưởng chính trị:
Tư tưởng chính trị cơ bản của thời kỳ này, nổi bật vẫn là tư tưởng yêu
nước, thương nòi, căm thù quân xâm lược và quyết tâm vùng dậy giành lại độc
lập cho giang sơn đất nước.
Tư tưởng đó luôn được nung nấu trong tâm khảm của từng con người Việt
Nam và nó được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa điển hình trong suốt thời kỳ
Bắc thuộc.
Cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên là khởi nghĩa của hai nữ anh hùng là Trưng
Trắc vàTrưng Nhị (hai chị em ruột) con lạc tướng huyện Mê Linh, dòng dõi vua
Hùng nổ ra vàonăm 40. Cuộc khởi nghĩa này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi,
giành được thắnglợi, giải phóng cả 4 quận đã bị xâm chiếm, giành lại nền độc lập
tự chủ của đất nước.
Trưng Trắc và Trưng Nhị đã xưng vương và xây dựng đất nước trong
vòng hai năm.Sau đó, nhà Hán phải dùng đại binh để khôi phục lại quyền thống
trị của chúng. Mụcđích của cuộc khởi nghĩa là "đến nợ nước, trả thù nhà"
— Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (248)
Nhóm 01
28
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Lịch sử còn ghi lại câu nói của Triệu Thị Trinh: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn
gió mạnh, đạpluồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang
sơn, dựng nền độc lập,cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho
người".
Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng đã trở thành niềm tự hào,
thành niềmkiêu hãnh của cả dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm lịch sử.
—Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổ ra vào năm 542, được nhân dân hưởng ứng
rộng rãi vàchỉ trong ba tháng đã giành lại quyền làm chủ đất nước.
Năm 544, Lý Bí xưng là Hoàng đế, dựng triều đình và đặt tên nước là
"Vạn Xuân".Điều đó đã thể hiện tư tưởng về một sức sống trường tồn của một
dân tộc. Sau đó,nhân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Triệu Quang Phục (thay
Lý Nam Đế) còn đánhbại nhiều cuộc xâm lược và duy trì được nền độc lập của
đất nước cho đến tận năm602.
Chính từ sau sự ra đời của nhà nước "Vạn Xuân" ý thức độc lập của người
Việt ngàycàng được nâng cao.
— Đầu thế kỷ thứ VIII có cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (năm
722). Mai ThúcLoan đã xưng làm Hoàng đế, xây dựng thành trên núi và lấy vùng
hiểm yếu làm căncứ chống giặc.
— Cuối thế kỷ VIII có cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng đã chiếm được
phủ Thành,tổ chức lại bộ máy cai trị, xây dựng đất nước được mấy năm và được
nhân dân suytôn là "Bố Cái Đại Vương".
— Thế kỷ X, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ đã nổ ra và giành
thắng lợi hoàntoàn vào năm 905, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở ra một giai
đoạn mới của lịch sửViệt Nam, giai đoạn xây dựng một quốc gia độc lập.
Như vậy, tư tưởng chính trị trong suốt thời kỳ Bắc thuộc là tư tưởng đấu
tranh để giànhlại một quốc gia độc lập, có chủ quyền, bình đẳng với các nước lớn
xung quanh.
IV. Tư tưởng chính trị thế kỷ XI:
Nhóm 01
29
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
4.1. Điều kiện lịch sử:
Thời kỳ này, được mở đầu bằng chiến thắng của cuộc khởi nghĩa do Khúc
Thừa Dụ cầm đầu vào năm 905. Chiến thắng này đã chấm dứt sự đô hộ của
phong kiến Trung Quốc trong suốt hơn 1.000 năm và chuyển đất nước Việt Nam
sang một giai đoạn phát triển mới: thời đại xây dựng một quốc gia phong kiến
độc lập, tự chủ.
Khi cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ thắng lợi, nhà Đường ở Trung
Quốc lúc đó buộc phải phong ông làm "Tĩnh hải quân tiết độ sứ", sau đó lại
phong thêm chức "Đông bình chương sự" với dụng ý biến họ khúc trở thành một
quan chức của nhà Đường. Nhưng Khúc Thừa Dụ không chấp nhận và khi ông
mất, con trai ông lên thay đã tiến hành cải cách, bãi bỏ bộ máy hành chính cũ,
xây dựng một xã hội "nhân dân đều được yên vui".
Năm 938, dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, cuộc xâm lược lần thứ hai
của quân Nam Hán lại bị thất bại thảm hại. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng đã
đi vào lịch sử như một huyền thoại không chỉ thể hiện ý chí chiến đấu mà còn thể
hiện một trình độ trí tuệ cao trong đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt
Nam.
4.2. Tư tưởng chính trị:
Sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương, bãi bỏ
chế độ "Tiết độ sứ" trước đây, xây dựng triều đình mới, đóng đô ở Cổ Loa. Điều
này đã chứng tỏ tư tưởng về một quốc gia vững mạnh, có chủ quyền.
Năm 981, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược nhà Tống lại hoàn toàn thắng lợi. Thắng lợi này đã giáng một đòn
mạnh vào tư tưởng bành trướng của vua quan nhà Tống.
Năm 968, sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế
(Đinh Tiên Hoàng) và đặt tên nước là "Đại Cồ Việt". Năm 970, Đinh Bộ Lĩnh bỏ
niên hiệu của nhà Tống và tự đặt niên hiệu là "Thái Bình". Đây là những bước
chuyển quan trọng của tư tưởng độc lập chính trị. Chính từ đây, một quốc gia độc
lập có quốc hiệu riêng và nhà nước riêng thực sự được xác lập. Đất nước trở
thành quốc gia có tên tuổi.
Nhóm 01
30
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Chiến thắng quân Tống và việc xây dựng, củng cố một quốc gia độc lập,
có lực lượng quân sự vững mạnh, đã buộc nhà Tống phải phong cho Lê Hoàn
làm "Nam BìnhVương".
Qua thực tế lịch sử trên đây, có thể thấy tư tưởng chính trị nổi bật của thời
kỳ này vẫnlà tư tưởng về một quốc gia độc lập, có chủ quyền và một lãnh thổ
thống nhất. Việc cảicách bộ máy hành chính cũ của con trai Khúc Thừa Dụ, việc
xưng vương của NgôQuyền, việc đặt tên nước là "Đại Cồ Việt" của Đinh Bộ
Lĩnh, việc nhà Tống phải phongcho Lê Hoàn làm "Nam Bình Vương" đều chứng
tỏ tư tưởng về một quốc gia độc lập,tự chủ ngang hàng với phương Bắc. Điều đó
đã khiến cho vua Tống phải thừa nhậntrước quan chức nhà Tống: "Giao châu độc
địa, nếu đem quân sang đánh, chết hạinhiều, nên giữ cẩn thận cõi đất của tổ tông
mà thôi" không dám đem quân sang xâmlược.
V. Tư tưởng triết học chính trị thời kỳ phục hồi và xây dựng các quốc gia
độc lập từ thếkỷ XI đến thế kỷ XIV:
5.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là giai đoạn phát triển của nhà nước phong
kiến Việt Nam.
Mở đầu cho thời kỳ này là sự ra đời của nhà Lý. Việc đưa Lý Công Uẩn,
một người cóhọc thức cao lại có đạo đức, biết xử sự đúng, được triều thần nhà Lê
quý trọng lên ngôivua thay cho nhà Tiền Lê đã đánh dấu một bước chuyển quan
trọng về tư duy chínhtrị.
Thời kỳ này cũng diễn ra các sự kiện lịch sử trọng đại như việc dời đô từ
Hoa Lư (NinhBình) về Thăng Long (Hà Nội), việc phát triển kinh tế, chính trị,
văn hoá, đặc biệt là sựphát triển mạnh của các tư tưởng Phật giáo (thời Lý, Trần).
Về chiến tranh vệ quốc đã có những chiến công nổi bật như chiến thắng
của nhà Lê doLý Thường Kiệt lãnh đạo năm 1077 đánh bại cuộc chiến tranh xâm
lược của 30 vạnquân Tống (bao gồm cả lính và phu đi phụ dịch), gây cho quân
Tống những tổn hạinặng nề cả về người và của (theo sách Tống sử của Trung
Quốc, chi phí cho cuộcchiến tranh này mất 5.100.000 lạng vàng).
Nhóm 01
31
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Thời nhà Trần đã có chiến công lừng lẫy dưới sự lãnh đạo của vua quan thời
nhàTrần. Dưới sự chỉ đạo vô cùng tài trí của Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn,
quân dân thời Trần đã 3 lần chiến thắng quân Nguyên, một đế chế rộng lớn chưa
từng có trong lịch sử thế giới cho đến thời bấy giờ.
5.2. Tư tưởng chính trị thời kỳ này:
Có thể nói tư tưởng chính trị thời kỳ này đã được ghi lại một cách rõ nét
trong các văn phẩm chính trị, quân sự còn để lại. Những tư tưởng chính trị thực
sự trở thành những triết lý chính trị sâu sắc, thể hiện một tầm nhìn chiến lược
trong giai đoạn lịch sử mới. Nó cũng đánh dấu một bước phát triển mới về tư duy
chính trị.
Tư tưởng về chủ quyền, độc lập dân tộc đã chuyển một cách cơ bản thành
tư tưởng xây dựng một quốc gia bền vững muôn đời. Tư tưởng này thời trước chỉ
được nêu ra thì ở thời kỳ này được hiện thực hoá.
Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn đã chỉ rõ đây là do "mưu toan
nghiệp lớn" tính kế muôn đời cho con cháu và làm cho "Vận nước được lâu dài,
phong tục phồn vinh". Chiếu dời đô viết: "Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế lâu dài để
trên cho cơ nghiệp to lớn được thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giầu của
nhiều người, việc lợi như thế ai dám không theo".
Giải thích vị thế đặc biệt của Kinh đô Thăng Long và ý nghĩa lịch sử của
nó, Chiếu dời đô viết: "Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là
chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước cũng là nơi kinh đô bậc nhất của
đế vương muôn đời."
Như vậy, triết lý chính trị đã được mở rộng từ triết lý chủ yếu là bảo vệ đất
nước sang triết lý về xây dựng một quốc gia độc lập, cường thịnh, đem lại hạnh
phúc cho nhân dân.
Người dân trong thời kỳ này trở thành một chủ thể chính trị quan trọng.
Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn khẳng định các bậc vua chúa đều phải "Trên
vâng mệnh trời dưới theo ý dân".
Nhóm 01
32
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Nghiệp lớn không thể không xuất phát từ "ý dân", không thể không đem
lại lợi ích cho dân. Đó là một triết lý chính trị quan trọng luôn được tiếp tục phát
triển trong lịch sử.
Tư tưởng trọng dân cũng được thể hiện trong một bài văn của Lý Thường
Kiệt, khi ông viết "Trời sinh ra dân chúng" và "Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân".
Như vậy, dưới triều Lý, dân được hết sức coi trọng. Những người đứng ở
vị trí hàng đầu quốc gia đã thấy cái gốc trị nước chính là thuật yêu dân. Chính vì
vậy mà sự nghiệp nhà Lý được lâu bền, tồn tại suốt trong hơn 2 thế kỷ (243
năm).
Đến thời nhà Trần, tư tưởng trọng dân còn được thể hiện rõ hơn nữa. Vua
Trần Minh Tông, thấy dân tình đói khổ đã viết: "Hết thảy dân sinh đều là đồng
bào của ta Nỡ lòng nào để cho bốn bề khốn cùng".
Trần Quốc Tuấn khi thấy vua muốn xây dựng lại kinh thành sau chiến
thắng quân Nguyên năm 1288, đã nói với nhà vua "Chúng chí thành thành" nghĩa
là ý chí của dân chúng chính là bức thành. Điều đó chứng tỏ, Trần Quốc Tuấn
quan niệm nhân dân, ý chí, tình cảm của nhân dân đối với quốc gia dân tộc, đối
với vương triều là bức thành kiên cố vững chắc nhất để bảo vệ hoàng cung.
Chính vì vậy, Trần Quốc Tuấn khuyên vua Trần phải "Khoan thứ sức dân" để làm
kế "Sâu rễ bền gốc".
Tư tưởng chính trị thời Lý, Trần còn thể hiện ở ý thức xây dựng một nhà
nước phong kiến. Trong đó phải nói đến việc xây dựng bộ máy quyền lực, việc
sử dụng người hiền và những tư tưởng độc đáo khác như việc thống nhất đạo,
Nho, Lão thành hệ tư tưởng chính trị có bản sắc Việt Nam. Song, tư tưởng chính
trị nổi bật vẫn là tư tưởng về chủ quyền dân tộc.
Tư tưởng này được thể hiện ở bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt trong
cuộc kháng chiến chống quân Tống.
"Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Nhóm 01
33
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Bài thơ trên được xem là bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền độc lập của
dân tộc. Bài thơ khẳng định nước Việt Nam là của người Việt Nam do Hoàng đế
Việt Nam cai quản. Đó là sự sắp xếp của tạo hoá được ghi tại "sách trời". Địa
giới đã được qui định với tất cả ý nghĩa thiêng liêng của nó. Vì vậy, không có lý
do gì để những kẻ nghịch tặc ở bên ngoài có thể xâm phạm. Sự xâm phạm phi lý
ấy nhất định sẽ làm cho bọn chúng bị thất bại thảm hại.
Thời nhà Trần, tư tưởng bảo vệ đất nước là làm cho "non nước" được
"ngàn thu" và làm cho "sơn hà" đời đời bền vững. Điều đó, đã được ghi lại trong
các bài thơ của Trần Quang Khải sau khi chiến thắng quân Nguyên.
Tinh thần ấy cũng được thể hiện trong bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc
Tuấn. Khi phê phán thái độ vô tâm của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết: "Nay
các ngươi nhìn chủ nhục mà không thấy lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn,
làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc
tháithường, đãi yến ngụy sứ màkhông biết căm". Ông sẵn sàng hy sinh vì đất
nước, "dẫu cho trăm thân này phơi ngoàinội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa
ta cũng cam lòng". Ông luôn đặt trách nhiệmbảo vệ đất nước lên trên hết.
Những tư tưởng của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa
chính trị vàquân sự, hình thành những lý luận về chiến tranh giữ nước, đóng góp
cho lịch sửchống ngoại xâm, giữ gìn độc lập của dân tộc Việt Nam.
VI. Tư tưởng chính trị thời Hậu Lê:
6.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Cuối thế kỷ XIV, do sự suy yếu của nhà Trần và những chính sách không
được lòngdân của nhà Hồ đã làm cho quân Minh (Trung Quốc) lợi dụng tình
hình này để xâmlược Việt Nam, tạo nên một thời kỳ hết sức đen tối trong lịch sử
Việt Nam trong suốt20 năm. Mục đích của chúng là:
— Biến Đại Việt trở thành một quận huyện của nhà Minh.
— Triệt để vơ vét tiền của của nhân dân.
— Đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa.
— Thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, xóa bỏ mọi phong tục tập quán cổ truyền, đốt
hết cácsách vở đã lưu truyền, thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc.
Nhóm 01
34
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Điều này đã gây sự căm phẫn trong nhân dân. Các cuộc khởi nghĩa chống
quân Minhđã nổ ra mà đỉnh cao là khởi nghĩa Lam sơn (1418 – 1427)ở tỉnh
Thanh Hóa ngày nay.
So với các cuộc kháng chiến chống xâm lược trước đây thì khởi nghĩa
Lam sơn diễnra trên qui mô lớn nhất với một đường lối chiến tranh có tính tổng
hợp. Đây cũng làmột cuộc chiến tranh không kết thúc bằng việc tiêu diệt các lực
lượng xâm chiếm màđi đến một hội thề (kiểu ký kết hiệp định) buộc 10 vạn quân
Minh phải rút về nước. Đólà sự kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, chính trị, ngoại
giao. Phương pháp binh vậncũng được sử dụng một cách có hiệu quả.
Thắng lợi của khởi nghĩa Lam sơn đã mở ra một giai đoạn phát triển mới.
Ngày29/4/1428 Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại tên nước mới
là Đại Việtmở đầu cho triều đại mới của nhà Lê gọi là Hậu Lê hay Lê Sơ để phân
biệt với nhàTiền Lê ở thế kỷ X. Triều đại này tồn tại từ 1428 cho đến 1503.
Đây là thời kỳ nhà nước phong kiến phát triển đến đỉnh cao trên tất cả các
phươngdiện kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục. Đặc biệt trong lĩnh vực tinh
thần, Nho giáođược sử dụng rộng rãi trong giáo dục và trong chính trị.
6.2. Tư tưởng chính trị:
Tư tưởng chính trị thời kỳ này được thể hiện tập trung ở tư tưởng của
Nguyễn Trãi vàcủa Lê Thánh Tông.
a. Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi được thể hiện rõ nét trong các tác
phẩm của ôngmà điển hình là trong "Cáo bình Ngô", một áng văn bất hủ, bản
tuyên ngôn độc lập lầnthứ hai của Việt Nam. Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi
mang tính triết lý sâu sắc,phản ánh kiến thức uyên bác của ông về Nho giáo, Phật
giáo, Lão giáo cũng như vềlịch sử, văn hoá dân tộc, cuộc sống của nhân dân.
Có thể xem Nguyễn Trãi là người đầu tiên nêu lên những yếu tố cơ bản
của một quốcgia có chủ quyền. Trong các bức thư gửi cho tướng giặc, Nguyễn
Trãi luôn khẳng địnhĐại Việt là một quốc gia độc lập nằm ngoài lãnh địa Trung
Quốc, có một nền văn hoáriêng. Trong Cáo bình Ngô, ông khẳng định:
"Xét như nước Đại Việt ta
Nhóm 01
35
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Thật là một nước văn hiến
Bờ cõi sông núi đã riêng
Phong tục Bắc nam cũng khác".
Như vậy, quan niệm về quốc gia dân tộc, ở Nguyễn Trãi đã được hiểu với
một nghĩađầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn nhiều so với giai đoạn lịch sử trước.
Tư tưởng chính trị nổi bật ở Nguyễn Trãi còn là tư tưởng "nhân nghĩa".
Mặc dù "nhân","nghĩa" là phạm trù mà Nho giáo đã sử dụng, song ở Nguyễn Trãi
"nhân nghĩa" lại cónhững nét riêng, độc đáo và trở thành một phạm trù chính trị –
xã hội rõ rệt.
Nguyễn Trãi viết: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vì vậy, mục đích của
các cuộcchiến tranh của Việt Nam không phải để "đánh chém" mà muốn "để
người ta sống" làmcho "dân yên".
Quan niệm về "dân" trong tư tưởng của Nguyễn Trãi được hiểu theo nghĩa
rộng, baogồm cả những dân cày, những điền nô, gia nô, tôi tớ, những người lao
khổ trong xãhội.
Nguyễn Trãi kể tội quân giặc, trước hết là tội:
"Treo dân đen trên lò bạo ngược
Hầm con đỏ dưới hố tai ương"
Vì vậy mà phải dùng binh, nhưng "binh cốt để bảo vệ dân". Dân trong tư
tưởngNguyễn Trãi không chỉ là những người cần phải cứu vớt mà sức mạnh của
dân còn làsức mạnh cơ bản, là nền tảng của quốc gia. Vì dân "Như con sông chở
thuyền và lậtđổ thuyền cũng lại là dân". Theo ông "Dân mà không tin thì nước
không thể đứng vữngđược. Chính nhân dân đã góp công góp của cho chiến tranh
để tạo nên một đội quânhùng mạnh: "Gươm mài đá núi cũng mòn. Voi uống
nước, nước sông phải cạn". Nhờvậy mà có chiến thắng.
Tư tưởng "yên dân" là tư tưởng cốt yếu của nhân nghĩa. Tư tưởng nhân
nghĩa còn làdùng nhân nghĩa để chiến thắng, tổng kết cuộc kháng chiến chống
quân Minh, NguyễnTrãi viết:
“Trọn hay,
Nhóm 01
36
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Vì vậy, mặc dù sức mạnh như "chẻ tre", Nguyễn Trãi vẫn kêu gọi tướng
giặc cầu hòa,ông không muốn để những người dân vô tội phải chết uổng... Khi
quân giặc đã thấtbại, chúng vẫn được cấp cho 500 chiếc thuyền và 10 cỗ xe ngựa
cùng đầy đủ lươngthực, thực phẩm để về nước được chu toàn.
Cũng với tư tưởng nhân nghĩa này, Nguyễn Trãi đã chủ trương xây dựng
một chínhquyền trong sạch, chống tham quan ô lại để có được cuộc sống yên vui
cho người dânở tận các nơi thôn dã. Nhà nước theo ông phải có kỷ cương, có luật
lệ nghiêm chỉnhnhưng đồng thời cũng phải là nhà nước "nhân chính" vì pháp
lệnh phải "để lòng vàonhân nghĩa." Nhờ theo tư tưởng đó mà đất nước Đại Việt
thế kỷ XV đã trở thành mộtquốc gia giàu mạnh khiến "người phương xa sợ uy,
mến đức đều đến tỏ lòng thànhthực để xem cảnh tượng thái bình".
b. Tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông (1442 – 1497):
Về tinh thần dân tộc, Lê Thánh Tông đã phê phán quan điểm của Nho giáo
quá đềcao thời Nghiêu Thuấn, cho đó là xã hội lý tưởng mà ngày nay không
được như ngàyxưa. Vì thế, có lúc Lê Thánh Tông đã ví triều đại của mình như
triều đại Nghiêu Thuấn.
Xã hội mà Lê Thánh Tông chủ trương xây dựng có 4 đặc trưng là: đất
nước hòa bình,nhân dân no ấm, lễ giáo phát triển và quyền thống trị thuộc về nhà
Lê. Lê Thánh Tôngđã có một đường lối trị nước phù hợp với điều kiện lịch sử lúc
bấy giờ. Đó là đường lối"Văn trị" hay "Lễ trị" hoặc "Đức trị".
Khi lên cầm quyền, Lê Thánh Tông đã chủ trương xây dựng một thiết chế
quân chủ tậpquyền cao độ, tập trung quyền lực vào tay Hoàng đế. Ông cũng đã
thực hiện triệt đểmột cuộc cải cách hành chính có qui mô lớn trong phạm vi toàn
quốc nhằm vào cácmục tiêu kinh tế, chính trị xãhội mà ông đã đặt ra. Mục đích
của ông là xây dựng mộtquốc gia Đại việt hùng mạnh, đủ sức đối trọng với các
nước trong khu vực và đặc biệtlà đối với nhà Minh, một đế chế mạnh nhất ở
Châu Á thời bấy giờ. Chính vì thế, LêThánh Tông rất coi trọng pháp luật. Các
qui chế hoạt động của nhà nước triều Lê, từLê Thái Tổ được tổng hợp, bổ sung
Nhóm 01
37
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
và xây dựng thành "Quốc triều hình luật" vào năm1483 (luật Hồng Đức). Trong
bộ luật này có tới 400 điều hoàn toàn không có trong cáctriều đại phong kiến
Trung Quốc. Các điều luật thể hiện rõ đặc trưng văn hoá ViệtNam, chú ý đến
quyền lợi và địa vị của phụ nữ trong gia đình, đến vấn đề hôn nhân,sở hữu tài
sản, tôn trọng phong tục của các dân tộc thiểu số, người già, trẻ mồ côi...
Lê Thánh Tông chú ý đến việc thực thi pháp luật và đặc biệt chú trọng
việc xây dựngđội ngũ quan lại của ngành luật. Tư tưởng chính trị tiến bộ của Lê
Thánh Tông đã cótác dụng thực tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc
phòng, ngoại giao... tạonên một thời kỳ phát triển phồn thịnh của nước Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi nhà Lê đưa xã hội phong kiến Việt Nam phát triển đến
tột đỉnh nócũng làm cho chế độ phong kiến Việt Nam đi vào giai đoạn cuối. Về
cuối đời, tư tưởngchính trị của Lê Thánh Tông đã bộc lộ nhiều hạn chế, xã hội
nảy sinh nhiều hiện tượngtiêu cực. Điều đó đã làm cho nhà Lê và cả chế độ
phong kiến Việt Nam bước vào thờikỳ suy thoái.
VII. Triết học chính trị Việt Nam từ thế kỷ XVI – XVIII:
7.1. Những đặc điểm về kinh tế – xã hội:
Từ 1505 – 1516 các triều đại nhà Lê trở nên mục nát. Các cuộc khởi nghĩa
củanông dân nổ ra và từ năm 1511, phong trào nông dân đã mở rộng đến năm
1522. Năm1527 đã kết thúc vai trò của nhà Lê sau 100 năm. Điều này đã tạo ra
những xung độtlớn trong giai cấp phong kiến và hậu quả của nó là những cuộc
tranh giành quyền lựckéo dài.
Những cuộc xung đột này đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân
đặc biệt lànông dân. Vì vậy, mặc dù các triều đại, khi ổn định được vai trò thống
trị của mình đãcó những chính sách kinh tế, xã hội ... để phát triển đất nước
nhưng sự phát triển củaxã hội cũng rất hạn chế. Những mâu thuẫn xã hội ngày
càng sâu sắc và thế kỷ XVIIIđã trở thành thời kỳ của các cuộc khởi nghĩa nông
dân.
Cuối thế kỷ XVIII, cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt
Nam đã nổ ra,khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa này
đã đánh bại quânxâm lược Xiêm ở phía nam vào năm 1783 và đại thắng quân
Nhóm 01
38
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Mãn Thanh ở phía Bắcvào năm 1789, thống nhất được đất nước Việt Nam sau
gần 300 năm bị chia cắt. Saukhi giành thắng lợi, Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã
có nhiều cải cách tiến bộ nhưng dotriều Tây Sơn không ổn định lâu dài nên
Nguyễn Ánh, được Pháp giúp đã đánh bạiTây Sơn lập nên Vương triều nhà
Nguyễn cho đến khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâmlược.
7.2. Triết lý chính trị:
Ở thế kỷ XVI – XVIII, tư tưởng chính trị được biểu hiện khá đa dạng.
Trong giai đoạnnày, các nhà tư tưởng tiêu biểu có thể nói tới là Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Dư,Phùng Khắc Khoan, Lê Quí Đôn, Ngô Thì Nhậm. Họ đều là
những người có học thứccao, có tham gia hoạt động triều chính ít hoặc nhiều.
Tư tưởng chính trị chủ yếu của thời kỳ này là tư tưởng Vương đạo tức là
dùng đức đểcai trị chứ không dùng sức mạnh bạo lực, lên án tư tưởng bá đạo
xưng hùng, xưng bá,áp bức người khác.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), đỗ trạng nguyên dưới triều Mạc
nhưng chỉ làmquan 8 năm sau về quê mở trường dạy học. Ông phê phán chiến
tranh và sự tranhchấp quyền lực, phủ định đường lối bá đạo. Nguyễn Bỉnh
Khiêm đề cao tư tưởng nhânnghĩa, muốn đất nước được hòa bình và nhà nước
phải cứu vớt những người nghèokhổ. Ông khẳng định: "Trời sinh ra dân chúng,
sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốncả" và ông quan niệm "Xưa nay nước phải
lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữđược nước cốt phải lấy lòng dân". Việc
xác định nhà nước phải quan tâm tới dânnghèo là một tư tưởng mới, thể hiện sự
tiến bộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Dư, tác giả của tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục", học trò giỏi của
Nguyễn BỉnhKhiêm, không ra làm quan nhưng có quan điểm chính trị rõ ràng và
cũng là người đềcao vương đạo. Theo ông, "kẻ trị thiên hạ nên tiến lên đến đạo
thuần vương". Ông nói:"Tôi nghe làm người không ngoài trời đất để mà sống,
làm chính trị không ngoàicương thường để dựng nước".
Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) cũng đề cao tư tưởng nhân nghĩa. Ông
nói: "Dựavào điều nhân, giữ lấy điều nghĩa là công việc của nhà nho ta, có thể
cứu đời và yêndân mới có chí khí hào hùng". Nhân nghĩa còn là con đường để
Nhóm 01
39
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
nhà vua có thể cứudân, cứu nước. Ông nói: "Như nói đến phương sách cứu nước,
cứu dân thì nhânnghĩa là vị thuốc xin dâng nhà vua" Ông luôn mong mỏi một xã
hội yên bình tốt đẹpnhư thời Nghiêu Thuấn ở trong sử sách Trung Hoa trước đây.
Đến Lê Quí Đôn (1726 – 1784) thì triết lý chính trị đã có một bước tiến rõ
nét so vớicác nhà tư tưởng thế kỷ XVII. Lê Quí Đôn là người học rộng, đỗ đầu
trong các cuộcthi, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, có cống hiến
nhiều về học thuật vàcó tầm nhìn rộng.Lê Quí Đôn là người có ý thức xây dựng
một nền văn hoá dân tộc, sưu tập, hệ thốnghoá các tác phẩm thi văn từ thời Lý
đến thời Lê. Ông đề cao các nhân tài của đấtnước, phê phán thái độ xem thường
người Việt và sự xâm lấn đất đai của phong kiếnTrung Quốc. Ông đánh giá cao
những sản vật vốn có của đất nước. Điều đó đã nêucao lòng tự hào dân tộc và bồi
đắp thêm ý chí dân tộc, tự cường. Mặt khác, Lê quí Đôncũng là người đã thấy
được những hạn chế của văn hoá truyền thống Trung Quốc vàmở rộng việc
nghiên cứu về các tài liệu thiên văn, địa lý, khoa học ở phương Tây. Vìvậy, về
quan điểm chính trị, Lê Quí Đôn có những điểm khác biệt với các nhà nhođương
thời. Theo ông, sự nghiệp của các vua chúa phải là Vương đạo cộng với Báđạo.
Do đó đường lối trị nước không phải là Nho giáo mà là Nho gia cộng với
Phápgia. Cách xử lý công việc phải kết hợp mềm với cứng, Nhân nghĩa phải đi
đôi với"thuật" và "thế". Việc đánh giá con người theo ông không chỉ dựa vào đức
mà còn phảidựa vào tài. Có thể nói ở Lê Quí Đôn đã thể hiện rõ một sự chuyển
biến về tư tưởngchính trị.
Tư tưởng chính trị mới còn được thể hiện ở Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803).
Ngô Thì Nhậm cho xã hội loạn lạc không phải do trời mà do các chính sách của
triềuđình gây ra. Trong xã hội, ông chú ý đến hai lực lượng cơ bản là dân và quan
lại. Theoông, dân là trung tâm của vũ trụ, của mối quan hệ trời – người. Ông nói:
"Trời trông,trời nghe do ở dân. Lòng dân yên định thì ý trời cũng xoay chuyển",
"trong nước yên lànhờ ở được lòng dân". Để được lòng dân thì phải có các chính
sách làm cho dân được"thỏa dạ" binh sĩ được "vừa ý", phải bãi bỏ các chính sách
gây ra tham nhũng làm chodân điêu tàn.
Nhóm 01
40
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Lực lượng thứ hai ông chú ý là hàng ngũ quan lại. Theo ông, quan lại phải
là nhữngngười vừa có văn tức là có tri thức vừa có hạnh tức là có đạo đức.Người
có hạnh, theo ông là người sống trong sạch, biết liêm sỉ và có khí tiết. Đồng
thờihọ phải thức thời, nhạy cảm và phải dũng cảm để có những quyết định sáng
suốt.Mặc dù nhấn mạnh đến yêu cầu người làm quan phải biết liêm sỉ, nhưng
Ngô ThìNhậm đã có con mắt nhìn thực tế, không nói giáo lý một chiều theo kiểu
Nho giáo.Theo ông, nguyên nhân của tình trạng thầy giảng dạy không tinh, đại
thần xử phạtkhông công minh, quan lại không liêm khiết không phải chỉ là do
đạo đức kém mà mấuchốt lại do sự thiếu thốn mà ra. Ông cho đó là điều khẩn
cấp và "Nếu không nắm đượcmấu chốt, thì dù "trí" có thể biết được, nhưng "thế"
không vươn tới được. Vì vậy, theoông, "Điều mấu chốt là hãy đem cài tình trạng
thiếu thốn và cái thực sự thiếu thốn mànghiên cứu chỉnh lý lại đã. Đó là tâm pháp
làm trị của muôn đời".
Quan điểm lấy việc làm cho dân được no đủ, quan lại được sung túc là
công việc cơbản, là một tư tưởng tiến bộ đã tiếp cận với các tư tưởng mới.
Như vậy, ở thế kỷ XVIII, tư tưởng chính trị đã có nhiều điểm mới mà các
giai đoạn lịchsử trước chưa có. Đó là dấu hiệu của bước chuyển từ tư tưởng
chính trị phong kiếnsang tư tưởng chính trị của thời cận đại có tính dân chủ tư
sản.
VIII. Triết học chính trị dân chủ tư sản Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX:
8.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Sau khi liên quân Pháp – Anh đánh xong Quảng Châu (Trung Quốc), Pháp
đã liênminh với Tây ban nha kéo tới dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc
chiến tranhxâm lược Việt Nam. Cuộc xâm lược này gặp sự chống trả quyết liệt
của nhân dân ViệtNam và các sĩ phu yêu nước. Thực dân Pháp đã phải chịu
những tổn thất nặng nề.Song do triều đình phong kiến Việt Nam lúc đó yếu hèn
nên ngày 6/6/1884 điều ướcPatenotre đã được triều đình Huế ký, đặt cơ sở cho sự
đô hộ lâu dài của thực dân Phápở Việt Nam với những chính sách đàn áp bóc lột
hết sức vô nhân đạo của chúng. Lịchsử Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế
Nhóm 01
41
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
kỷ XX lại trở thành lịch sử của các phongtrào đấu tranh giành độc lập nối tiếp
nhau của nhân dân Việt Nam.
Từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của các
sĩ phuphong kiến yêu nước, phong trào đấu tranh giành độc lập đã nổi lên khắp
từ phía Bắcchí Nam. Đó là phong trào Cần Vương. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX,
căn bản cácphong trào này đều thất bại. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái, một cuộc khởi
nghĩa tự phátcủa nông dân kéo dài từ 1884 đến 1913 có qui mô lớn nhưng cuối
cùng cũng khôngthành công. Điều này đã chấm dứt tư tưởng khôi phục nhà nước
phong kiến Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc
địa lần thứnhất (1897 – 1914) và sau đó là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai từ
sau chiến tranhthế giới lần thứ nhất đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929
– 1933). Trong quátrình này, chúng lập ra một bộ máy thống trị chặt chẽ từ Trung
ương đến Địa phương,mở rộng các ngành nông nghiệp, khai thác mỏ, thương
nghiệp để tận thu các nguồncủa cải, tạo ra những chuyển biến đáng kể về kinh tế,
xã hội.
Trong điều kiện này đã hình thành những tư tưởng chính trị mới, đặc biệt
là tư tưởngcách mạng dân chủ của những nhà cách mạng cấp tiến như Phan Bội
Châu, PhanChu Trinh, Nguyễn Thái Học.
8.2. Tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản:
a. Tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu (1867 – 1941) có mục đích chính trị là: khôi phục nước
Việt Nam, lậpra một chính phủ độc lập, dưới hình thức một nhà nước quân chủ
lập hiến. Phươngpháp cách mạng của ông là dùng cách mạng bạo lực để giành
chính quyền và xuấtdương cầu viện. Ông đã thành lập Duy tân hội, "lập Hội
Đông Á đồng minh" để đoànkết với các chí sĩ lưu vong Trung Quốc, Triều Tiên,
Ấn Độ, Philippine hiện sống ở NhậtBản. Ông đã tổ chức phong trào Đông du,
đưa được 200 thanh niên Việt Nam sangNhật Bản học để chuẩn bị lực lượng cho
cách mạng. Phan Bội Châu cũng đã thànhlập Việt Nam quang phục hội (1912),
chủ trương đánh đổ thực dân Pháp, thành lậpcộng hòa dân quốc Việt Nam. Tư
Nhóm 01
42
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
tưởng của Phan Bội Châu lúc đầu chỉ "Cốt sao khôiphục được nước Việt Nam,
lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩagì khác". Sau khi sang
Nhật, ông hình thành tư tưởng "Khôi phục nước Việt Nam, lậpthành nước quân
chủ lập hiến" và cuối cùng là tư tưởng giành độc lập, xây dựng chếđộ dân chủ.
Nhưng từ 1925, sau khi bị Pháp bắt đưa về Huế ông đã viết tác phẩm chủnghĩa
xã hội và ca ngợi chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ tinh thần yêu nước, Phan Bội Châu đã trở thành nhà tư tưởng
dân chủ tưsản tiêu biểu đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
b. Tư tưởng của Phan Châu Trinh:
Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (1872 – 1926) có khuynh
hướng dân chủtư sản thông qua con đường cải cách xã hội. Nhiệm vụ cấp bách
mà Phan Châu Trinhđề ra là thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, xóa bỏ tư tưởng
chuyên chế, bồi dưỡngdân trí đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức khoa học thực
dụng, bài trừ hủ tục xa hoa, pháttriển kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá. Ông
yêu cầu chính quyền thuộc địa thay đổichính sách cai trị hiện hành như mở rộng
dân chủ, cải cách về văn hoá, giáo dục, tạođiều kiện phát triển công thương
nghiệp để nhân dân Việt Nam có thể từng bước đi tớivăn minh. Ông đề cao
phương châm "Tự lực khai hoá", tuyên truyền tư tưởng dânquyền: ông lên án
chính quyền đô hộ Pháp dùng quan lại Việt Nam làm cho dân điêuđứng, phê
phán chính phủ bảo hộ Pháp xem thường dân sĩ Việt Nam gây nên sự phẫnuất
trong nhân dân.
Tháng 10/1908, Phan Châu Trinh sang Pháp. Ông đã tham gia lập "Hội
đồng bào thânái" gồm những Việt kiều gắn bó với quê hương. Ông tiếp xúc với
các nhân vật cấp caoở Bộ thuộc địa. Ông cho rằng phải nhìn Việt Nam trong mối
quan hệ với thế giới với cảquá khứ và tương lai. Ông yêu cầu vua Khải Định phải
thoái vị "Chớ vì bằng thói cũkhông chừa, choán cái ngôi chí tôn, ra cái ngôi
chuyên chế hãm chìm quốc dân xuốngcái vực sâu thẳm đời đời". Theo ông,
chuyên chế nếu không mất ngôi thì mất nước vì"cái độc quyền quân chủ nó giết
hẳn cái lòng ái quốc của dân Việt Nam ta, nó làm chodân ngu muội không biết
nước là gì".
Nhóm 01
43
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Phan Châu Trinh là người đề xướng tư tưởng dân chủ dân quyền sớm ở
Việt Nam vàlà nhà nho tiêu biểu đã tuyên chiến với chế độ quân chủ, vận động,
đấu tranh để thànhlập nền cộng hòa dân chủ.
Mặc dù đường lối cách mạng của Phan Châu Trinh không đưa sự nghiệp
của ông đếnthành công nhưng ở đây đã thể hiện một lập trường chính trị mới tạo
tiền đề chonhững biến đổi về tư tưởng chính trị sau này.
IX. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị:
9.1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:
Đây là tư tưởng nổi bật và bao trùm nhất không chỉ trong lĩnh vực đường
lối chính trị mà còn trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người, trong chỉnh thể
tư tưởng – lý luận – phương pháp – phong cách Hồ Chí Minh.
+ Dân tộc đó thoát khỏi nô lệ bằng con đường cách mạng do chính dân tộc
đó tiến hành.
+ Dân tộc đó phải có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự
quyết.
+ Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự chứ không phải giả hiệu
với các giá trị thật sự như tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng.
+ Độc lập chính trị gắn liền với sự phồn thịnh mọi mặt Kinh tế - Văn hoá
– Xã hội.
+ Phải tự giành lấy con đường cách mạng tự lực, tự cường.
Gắn liền độc lập dân tộc với Chủ Nghĩa Xã Hội, đó là giải quyết vấn đề
độc lập dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc trên lập trường của giai cấp
công nhân. Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội còn là sự lựa chọn
con đường phát triển của cách mạng VN.
- Trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc phải thực sự gắn liền với Chủ
Nghĩa Xã Hội, trong đó độc lập là tiền đề để đi đến Chủ Nghĩa Xã Hội, còn Chủ
Nghĩa Xã Hội bảo đảm chắc chắn nhất, thực chất nhất.
9.2. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Người đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng chủ nghĩa
xã hội đối lập với tư tưởng chủ nghĩa cá nhân. Muốn xây dựng thành công Chủ
Nhóm 01
44
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Nghĩa Xã Hội thì phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Người đã phân biệt chủ
nghĩa cá nhân và cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ nhận
cá nhân, trái lại những gì thuộc về lợi ích, nhu cầu hợp lý, chínhđáng của con
người trong tư cách cá nhân của nó, nếu không trái với lợi ích thì đều có khả
năng phát triển và khuyến khích họ.
9.3. Tư tưởng về đại đoàn kết:
- Hồ Chí Minh coi sức mạnh là ở đoàn kết toàn dân, sự đồng lòng của xã
hội.
- Đoàn kết trên lập trường của giai cấp công nhân, thực hiện trên mọi
phương diện đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
- Đoàn kết phải dựa trên cơ sở có lý, có tình, có nghĩa.
- Đoàn kết lấy liên minh công – nông – trí thức làm nền tảng, lấy lợi ích
tối cao của dân tộc làm điểm quy tụ để đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích.
9.4. Tư tưởng về xây dựng thể chế chính trị:
- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tính chất của nhà nước. Phê phán
cách mạng Pháp và Mỹ là cách mạng không đến nơi, ca ngợi cách mạng tháng 10
Nga: Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công và thành
công đến nơi, dân chúng được hưởng tự do và bình đẳng thật sự. Từ đó, người
lựa chọn kiểu nhà nước theo học thuyết Mác – Lênin nhưng không bệ nguyên xi,
Người chủ động thành lập nhà nước Cộng Hòa Dân Chủ.
- Hồ Chí Minh cho rằng chế độ dân chủ là phù hợp với nhà nước ta, dân
chủ là dân làm chủ, giá trị thực chất của dân chủ là phải có cơm ăn, áo mặc, học
hành... Đó là một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
+ Của nhân dân: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt nam.
+ Do nhân dân: Do tổng tuyển cử mà nhân dân bầu ra Quốc Hội; Nhân
dân có quyền kiểm soát nhà nước và quyền bãi miễn đại biểu Quốc Hội.
+ Vì nhân dân: Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại
cho dân thì phải hết sức tránh. Quan tâm đến quyền lợi của nhân dân ngay cả
những quyền lợi thiết thân hàng ngày. Cán bộ viên chức nhà nước không phải là
Nhóm 01
45
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
những vị “ quan cách mạng” mà là “đầy tớ” của nhân dân, phục vụ lợi ích chính
đáng của dân.
- Đảng ta là đảng cầm quyền, Nhà nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh
đạo, mang tính chất dân chủ nhưng dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng
cốt là liên minh công – nông – trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo; tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quản lý xã hội bằng Hiến pháp
và Pháp luật; thực hiện sự thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rõ
ràng.
9.5. Lý luận về đảng cầm quyền:
Phát triển sang tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về đảng chính trị nói
chung, đảng của giai cấp công nhân nói riêng, HồChí Minh luôn coi xây dựng
Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, là
nhân tố quyết định trước hết đến thắng lợi của cách mạng.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong
thì vận động tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản
giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm
lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,
trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có
chủ nghĩa thì cũng như người không có trí khôn, thuyền không có bàn chỉ nam”.
- Phải có Đảng cách mệnh có nghĩa là “Đảng của giai cấp vô sản”, “Đội
tiên phong của vô sản giai cấp”, xây dựng trên những nguyên tắc về Đảng kiểu
mới của chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng là kim
chỉ nam cho tổ chức là hoạt động của Đảng.
- Ở Việt Nam, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là
một. Chính vì vậy, Đảng lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc.
- Đảng cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –
Lênin với phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt nam.
9.6. Về phương pháp cách mạng:
Nhóm 01
46
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
- Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh vừa là khoa học, vừa là nghệ
thuật mang tính cách mạng thực tiễn sâu sắc. Nó rất đa dạng phong phú, có
những phương pháp thuộc từng lĩnh vực, từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng;
có những phương pháp chung được vận dụng cho toàn bộ tiến trình cách mạng
Việt nam. Có thể hiểu phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh theo hai nghĩa sau:
+ Theo nghĩa rộng: Đó là sự vận dụng của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
trong thực tiễn. Nói cách khác, đó là những quy luật hoạt động thực tiễn của quần
chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Theo nghĩa hẹp, đó là cách thức tiến hành cách mạng với tính cách là hệ
thống các nguyên tắc được thể hiện bằng những hình thức, biện pháp, bước đi
thích hợp để thực hiện đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng thành
hiện thực.
Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là phương pháp cách mạng tiên
tiến khoa học, thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin và phù hợp với thực tiễn cách
mạng Việt nam với một số phương pháp cơ bản sau:
+ Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, lấy cải tạo, biến đổi hiện thực Việt
Nam làm mục tiêu cho hoạt động cách mạng.
+ Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tập hợp, huy động lực lượng toàn dân;
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
+ Dĩ bất biến, ứng vạn biến.
+ Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thời, thế, lực.
+ Biết thắng từng bước, biết phát động và biết kết thúc chiến tranh.
+ Kết hợp các phương pháp đấu tranh cách mạng một cách sáng tạo
X. Triết học chính trị Việt Nam từ 1930 đến nay:
10.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Từ năm 1930 đến đầu thế kỷ XXI, lịch sử Việt Nam đã có những biến cố
lịch sử hếtsức quan trọng.
— Ngày 03/02/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt
Namtừ đó cho đến ngày nay.
Nhóm 01
47
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
— Ngày 19/8/1945 cách mạng Tháng Tám thành công, giành lại quyền độc lập
saugần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp và xóa bỏ chế độ phong kiến đã tồn tại
gần1.000 năm trong lịch sử Việt Nam (kể từ sau thời kỳ Bắc thuộc).
— Từ năm 1945 đến 1954 dưới sự lãnh đạo sáng suốt và kiên cường của Đảng
cộngsản nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân
kiểu cũ lầnthứ hai của Pháp.
Gần nửa triệu quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp đã bị tiêu diệt.
2.688 tỷphrăng và 2.600 triệu đô la Mỹ viện trợ bị tiêu phí vì mục đích phi nghĩa.
20 lần chínhphủ Pháp bị đổ, 7 lần toàn quyền Pháp bị triệu hồi, 8 tổng chỉ huy
quân đội Pháp kếtiếp nhau bị thua trận. Cuối cùng thực dân Pháp đã buộc phải
thừa nhận độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
— Từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ
chiếnlược:
+ Xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần cho chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc.
+ Đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong thời gian này, Việt Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược
thực dân mới cóqui mô lớn nhất, kéo dài nhất, ác liệt và dã man nhất kể từ sau
chiến tranh thế giới thứhai của Hoa Kỳ.
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam
(tháng10/1993), con số hy sinh và thiệt hại của Việt Nam như sau:1,1 triệu người
liệt sĩ, 600.000 người thương binh, 300.000 người mấttích, gần 2.000.000 người
dân thường bị giết hại, 2.000.000 người dânthường bị tàn tật, 2.000.000 người bị
nhiễm chất độc hoá học (trong đócó khoảng 50.000 trẻ em bị dị dạng).
Chiến thắng của nhân dân Việt Nam đã chấm dứt ách thống trị của chủ
nghĩa đế quốcở Việt Nam trong 117 năm và giành lại hoàn toàn quyền độc lập
dân tộc và thống nhấttổ quốc, mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho đất nước.
Đó là một thiên anh hùngca vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam, một trong những
sự kiện nổi bật của thế kỷ XX.
Nhóm 01
48
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Như vậy, riêng trong thế kỷ XX, Việt Nam phải giành tới 3/4 thời gian để
tiến hành cuộcchiến đấu gian khổ nhất, hy sinh lớn nhất, giành lại nền độc lập,
bảo vệ sự toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc.
— Từ năm 1975 đến nay là giai đoạn Việt Nam bước vào con đường phát triển
theohướng xã hội chủ nghĩa .
Thời kỳ 1975 – 1985 đất nước vừa trải qua chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh
hếtsức nặng nề lại bị bao vây cấm vận về kinh tế cùng với cơ chế quản lý cũ đã
gây nênnhững khó khăn trầm trọng về kinh tế – xã hội.
— Từ năm 1986 đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện,
đãtạo ra những chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực:
•
•
•
•
•
•
Đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng.
Xuất khẩu lương thực đứng hàng thứ 3 thế giới.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh.
Chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững.
Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng.
Văn hoá, xã hội có những bước phát triển mới.
Việt Nam ngày càng có vị thế xứng đáng trong khu vực và trên trường quốc tế.
10.2. Những nội dung cơ bản về triết học chính trị:
Triết học chính trị Việt Nam từ năm 1930 đến nay vẫn chưa trở thành một
hệ thống lýluận độc lập. Tuy vậy, các quan điểm triết học về chính trị ngày càng
rõ ràng và đượctrình bày trong các lý luận về triết học, lý luận về nhà nước, lý
luận về Đảng cộng sảnvà sau đó được trình bày trong chính trị học.
Nội dung triết học chính trị Việt Nam từ năm 1930 đến nay rất phong phú
song nhữngvấn đề cơ bản nổi bật nhất là:
a. Tư tưởng giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền
quốc gia thống nhất.
Đây là tư tưởng chính trị cơ bản xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam. Trong
thời đại HồChí Minh tư tưởng này phát triển đến đỉnh cao và trở thành triết lý cơ
bản trong cuộcđấu tranh giành độc lập.
Năm 1930 cuộc cách mạng của Việt Nam được xác định là cuộc cách
mạng chống đếquốc và phong kiến tay sai. Nhưng nhiệm vụ giành độc lập dân
Nhóm 01
49
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
tộc là nhiệm vụ hàngđầu. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam vào những
năm trước cách mạng Tháng8 là: quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt
dưới sự tồn vong của quốc gia dântộc. Quyền lợi của dân tộc cao hơn hết thảy.
Cuộc cách mạng Việt Nam trong thời kỳnày là cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc. Nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng làđánh đổ đế quốc Nhật – Pháp và bọn
phản quốc. Lực lượng cơ bản của cuộc cáchmạng là công, nông do giai cấp công
nhân lãnh đạo cùng tất cả những người Việt Namyêu nước thuộc các giai cấp và
tầng lớp xã hội khác nhau.
Sau khi cách mạng Tháng 8 thành công, thực dân Pháp tiến hành cuộc
chiến tranhxâm lược lần thứ hai, tư tưởng chỉ đạo của cách mạng Việt Nam là
toàn dân đứng lêntiến hành cuộc kháng chiến trường ký và toàn diện, quyết giành
cho được độc lập vàthống nhất thật sự, quyết bảo vệ và phát triển những thành
quả của cách mạng Tháng8. Chính tư tưởng chiến lược này là tư tưởng chỉ đạo
toàn bộ cuộc kháng chiến chốngPháp.
Sau khi thực dân Pháp thất bại, Mỹ vào thay Pháp ở miền Nam Việt Nam,
âm mưuchia cắt lâu dài nước Việt Nam thì tư tưởng chính trị chủ đạo là: tăng
cường đoàn kếttoàn dân, kiến quyết, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dântrong cả nước, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ vàgiàu mạnh, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông
Nam Á và thế giới.
Tư tưởng cơ bản đó đã phát huy được nguồn lực bên trong của dân tộc
Việt Nam, kếthợp với sự ủng hộ rộng rãi của các nước xã hội chủ nghĩa trước
đây, sự ủng hộ củacác lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới kể
cả nhân dân Pháp vàMỹ tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng các thế lực đế
quốc lớn trên thế giớitrong thế kỷ XX.
b. Tư tưởng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa:
Nhóm 01
50
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Tư tưởng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là một
trong những tưtưởng chính trị trọng yếu của Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Xuất phát từ lý luận về hình thái kinh tế – xã hội của triết học chính trị
mácxít, Việt Namkhẳng định:
— Sự phát triển của lịch sử Việt Nam không đi đúng tuần tự qua các giai
đoạn pháttriển như nhiều quốc gia trên thế giới và có sự phát triển đặc thù.
— Trong điều kiện những biến đổi của thế giới ở thế kỷ XX và dựa vào
thực tế của đấtnước Việt Nam, Việt Nam có thể phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội
mà không cần pháttriển theo hướng tư bản chủ nghĩa sau khi đã giành được độc
lập, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ.
— Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực sự đem lại hạnh phúc cho nhân dân
Việt Nam,mới làm cho đất nước Việt Nam thực sự vững mạnh.
— Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được hiểu là:"Một xã hội dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; donhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát
triển cao, dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển củalực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc;con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm
no,tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng ViệtNam
bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ;có Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản; có quan hệ hữu nghịvà hợp tác với nhân dân các nước
trên thế giới".
Để thực hiện mục tiêu đó, cách mạng Việt Nam phải trải qua nhiều giai
đoạn, nhiềukhâu trung gian. Việt Nam coi trọng việc phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
xã hội chủ nghĩakết hợp nội lực với ngoại lực, truyền thống với hiện đại để tạo ra
sự phát triển bềnvững của đất nước. Cùng với quá trình đó, Việt Nam cũng tiến
hành xây dựng một nềnvăn hoá dân tộc tiên tiến, chế độ chính trị tiên tiến và các
quan hệ xã hội tốt đẹp khác.Đây là tư tưởng chính trị hết sức cơ bản của Việt
Nam trong điều kiện mới.
Nhóm 01
51
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
c. Tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vìdân:
Lý luận về Nhà nước chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng chính trị
Việt Nam đặcbiệt là trong lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam.Từ năm 1941,
Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu ra quan điểm là không nên nói côngnông liên
hợp và lập chính quyền Xô Viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp vàlập
chính phủ dân chủ cộng hòa. Chính phủ này phải do quốc dân đại hội cử ra,
phảiđại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc
dân gồmtất cả các đảng phái cách mạng, các đoàn thể ái quốc trong nước bầu ra.
Sau cách mạng Tháng 8, tư tưởng trên đã được cụ thể hoá trong hiến pháp.
Điều 1của hiến pháp năm 1946 qui định: Nước Việt Nam là một nước dân chủ
cộng hòa. Tấtcả quyền bính trong nước của nhân dân Việt Nam, không phân biệt
giống nòi, gái trai,giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
Từ năm 1954, do miền Bắc Việt Nam được giải phóng và phát triển theo
hướng xã hộichủ nghĩa nên Nhà nước Việt Nam chuyển sang làm nhiệm vụ của
Nhà nước vô sản.
Do trong thực tế, hoạt động của Nhà nước có nhiều hạn chế nên từ 1992
đã bắt đầuhình thành lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân. Đây là quan điểm chính trị mới nhất về
Nhà nước, trong triếtlý chính trị Việt Nam.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các đặc điểm cơ bản
sau đây:
•
•
Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực Nhà nước.
Tôn trọng, bảo vệ quyền công dân và quyền con người, tất cả vì hạnh
phúc của con người.
• Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật,
đảm bảotính tối cao của pháp luật.
• Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thống nhất và phân công giữa các cơ
•
quanluật pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự giám sát của
nhân dân.
Nhóm 01
52
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Đó là những quan điểm chỉ đạo để xây dựng và nâng cao vai trò hoạt động
của Nhànước Việt Nam hiện nay.
d. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, là động lực chủ
yếu, là nhân tố quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
Đại đoàn kết dân tộc là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam.
Đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng của liên minh công nhân, nông
dân, trí thứclà đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam.
Đại đoàn kết dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc,
vì dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương
đồng để gắnkết đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong
nước và đồngbào định cư ở nước ngoài.
Đại đoàn kết đòi hỏi phải xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối
xử về quákhứ, thành phần giai cấp, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái
với lợi ích dântộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh
thần cởi mở, tin cậylẫn nhau, giữ gìn ổn định chính trị, tạo nên sự đồng thuận xã
hội vì tương lai của dântộc.
Đó là tư tưởng đoàn kết thực sự rộng rãi xuất phát từ lợi ích của toàn dân
tộc, từ yêucầu đẩy mạnh sự phát triển của đất nước.
Tư tưởng đoàn kết của Việt Nam còn mở rộng đến sự đoàn kết các quốc
gia, các tổchức tiến bộ trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi.
Những tư tưởng chính trị trên đây là đỉnh cao của triết học chính trị Việt
Nam. Đó là kếtquả của sự đúc kết các tư tưởng chính trị đã hình thành trên 2.000
năm trong lịch sử.Đó cũng là sự đúc kết những tư tưởng cách mạng trong thời đại
Hồ Chí Minh. Nhữngtư tưởng này sẽ được tiếp tục phát triển trong quá trình xây
dựng đất nước Việt Namtheo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Kết Luận
Tư tưởng chính trị hay triết học chính trị Việt Nam có nhiều nội dung
phong phú và cónhững biểu hiện khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định. Song nội dungxuyên suốt của tư tưởng này có những điểm nổi bật sau đây:
Nhóm 01
53
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
1. Độc lập dân tộc, chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt
Nam làquyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ thế lực nào xâm phạm
đến quyền đócũng nhất định bị nhân dân Việt Nam đánh bại. Đó là tư tưởng nhất
quán trước saunhư một và ngày càng được khẳng định trong các lý luận chính trị,
trong triết lý sốngcủa nhân dân.
2. Sức mạnh vĩ đại của Việt Nam là sức mạnh đại đoàn kết của toàn thể dân tộc.
Nhândân Việt Nam là bức trường thành kiên cố nhất để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
và nòigiống Việt Nam. Sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân dân Việt Nam là sức
mạnh cơbản để giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến tranh chống xâm lược và
cũng là sứcmạnh cơ bản để xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng một quốc
gia vững mạnh.
3. Tư tưởng chính trị nổi bật của Việt Nam còn là tư tưởng đại nghĩa. Những
cuộckháng chiến chống quân xâm lược vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do hạnh
phúc củanhân dân Việt Nam là những cuộc chiến tranh vì đại nghĩa. Mục tiêu của
các cuộcchiến tranh này là đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập cho
Tổ quốc. Vì vậy,khi mục tiêu ấy đã được thực hiện, nhân dân Việt Nam sẵn sàng
gác lại quá khứ, hợptác để phát triển trong mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng
lẫn nhau.
4. Để thực hiện nhiệm vụ giành và giữ vững nền độc lập của đất nước Việt Nam
luônchủ trương, xây dựng một Nhà nước chính trị vững mạnh của dân, đặt lợi ích
của dântộc và nhân dân lên trên hết và có các hình thức tổ chức phù hợp với điều
kiện lịch sửcủa Việt Nam để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
đất nước.
5. Mục tiêu chính trị cơ bản của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là xây dựng
và pháttriển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tức là một đất nước "Dân
giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" và có quan hệ hữu nghị,
hợp tác với cácquốc gia trên thế giới.
Để làm được điều đó nhà nước phải thực hiện đồng thời các giải pháp sau:
•
Tiến hành cải cách, hoàn thiện các cơ quan lập pháp, hành pháp vàtư pháp
mà trước mắt là cải cách một bước nền hành chính.
Nhóm 01
54
Tiểu luận triết học
•
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện pháp luật để đáp ứng đòi hỏi quản lí đất
nước với kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và mở
•
rộng giao lưu quốc tế.
Thể chế hoá nền dân chủ của nhân dân thành pháp luật, thành cơ chế,
thành chính sách, làm cho dân chủ đi liền với kỷ cương trật tự, dân chủ và
chuyên chính không tách rời nhau.
Nếu quán triệt đầy đủ và thực hiện tốt những phương hướng nêu trên nhà
nước pháp quyền XHCNVN sẽ được thiết định vững chắc và ngày càng phát
triển.
Tài liệu tham khảo
Bộ giáo dục và đào tạo, 2002. Chính trị (Dùng trong các trường trung học
chuyên nghiệp). Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Bộ giáo dục và Đào tạo, 2004. Giáo trình Triết học Mác – Lênnin (Dùng trong
các trường Cao đẳng, Đại học). Hà Nôi: nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Nhóm 01
55
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Bùi Trọng Tài, Lê Văn Cảnh, 2011. Chính trị học đại cương. Thái Nguyên: Đại
học Thái Nguyên: trường đại học Khoa Học.
Bùi Văn Mưa, 2014. Triết Học. TP.Hồ Chí Minh: Tiểu ban Triết học – Khoa lý
luận chính trị - Trường đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
Bùi Văn Mưa, 2014. Lịch sử Triết học. TP.Hồ Chí Minh: Tiểu ban Triết học –
Khoa lý luận chính trị - Trường đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
Bùi Xuân Đính, 2005. Nhà nước và pháp luật thời Phong kiến Việt Nam- những
suy ngẫm.Hà Nội: nhà xuất bản Tư pháp.
Đảng Cộng sản Việt Nam, 2009. Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Hà Nội: nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia.
Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái, 2005. Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật.Biên Hòa, Đồng Nai: nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai.
Đỗ Quang Hưng, 2003. Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và
giáo hội.Hà Nội: nhà xuất bản Tôn giáo.
Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An, 2007. Tìm hiểu môn chính trị học dưới dạng
hỏi và đáp. Hà Nội: nhà xuất bản Lý luận chínhtrị.
Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trìnhQuốc gia các Bộ môn khoa học
Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh, 2008. Giáo trình Triết học Mác - Lênin. Hà
Nội: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Lê Hồng Lôi, 2004. Đạo của Quản lý. Hà Nội: nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Giáp, 2006. Sự phối hợp hoạt động của các Đảng Cộng sản và
cánh tả trên thế giới hiện nay.Hà Nội: nhà xuất bản Lý luận chính trị.
Nguyễn Hữu Khiển, 2006. Phân tích triết học những vấn đề cơ bản về chính trị
và khoa học chính trị. Hà Nội: nhà xuất bản Lý luậnchính trị.
Nguyễn Thế Lực, 2006.Tìm hiểu môn Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân
quốc tế và địa - chính trị thế giới. Hà Nội: nhà xuất bản Lý luận chính trị.
Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng, 2008. Xã hội học. Hà Nội: nhà xuất bản Thế
giới.
Nhóm 01
56
Tiểu luận triết học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương, 2008. Thể chế
chính trị các nước châu Âu. Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Trần Phúc Thăng, 2007. Triết học chính trị thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến
Việt Nam độc lập tự chủ. Hà Nội: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Trần Thái Dương, 2004. Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn lý luận Nhà nước và
pháp luật. Hà Nội: nhà xuất bản Tư pháp.
Trung tâm Nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí -Trương Thìn, 2005. Hương ước
xưa và quy ước làng văn hoá ngàynay.Hà Nội: nhà xuất bản Lao động xã hội.
Nhóm 01
57
[...]... nước pháp luật, lý luận về Đảng, quan hệ quốc tế, khoa học về quyền con người • Các khoa học khác: Tâm lý học, xã hội học, văn hoá học cũng nghiên cứunhiều vấn đề liên quan tới chính trị Khác với khoa học cụ thể trên, triết học đi vào những vấn đề cơ bản, chung nhất củachính trị như nguồn gốc chính trị, bản chất của chính trị, đặc trưng của chính trị, vai tr của chính trị trong đời sống xã hội và mối... đoàn, cộng đồng) với chính trị đặc biệt là các thiết chế chính trị Triết học chính trị Việt Nam có thể hiểu là hệ thống các quan điểm hay quan niệm vềnguồn gốc, bản chất của các thể chế chính trị Việt Nam, về chủ quyền quốc gia dântộc, về mối quan hệ của nhà nước với các thành viên xã hội, giữa nhà nước với xã hộinói chung Triết học chính trị Việt Nam cũng như triết học chính trị của mọi quốc gia, ngay... sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy Triết lý triết học đơn giản chính là những lý luận về triết học 1.2 Chính trị là gì? Chính trị là những công việc nhà nước, gắn với những quan hệ giai cấp, dân tộc, các... trong chính trị 6.2 Tư tưởng chính trị: Tư tưởng chính trị thời kỳ này được thể hiện tập trung ở tư tưởng của Nguyễn Trãi v của Lê Thánh Tông a Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi (1380 – 1442) Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của ôngmà điển hình là trong "Cáo bình Ngô", một áng văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập lầnthứ hai của Việt Nam Tư tưởng chính trị của. .. sức tự hào về nòi giống của mình Có lẽ cũng xuất phát từ đó mà ở Việt Nam xuất hiện một triết lý chính trị căn bản là: Yêu nước thương nòi Đối với người Việt Nam, yêu nước cũng là yêu chính nòi giống của mình Bảo vệ đất nước cũng là bảo vệ nòi giống của mình Chính điều này đã làm cho tình cảm yêu nước trở nên gần gũi, gắn bó với người Việt Nam Đó là triết lý chính trị, cũng là triết lý sống của người... nước phương Tây thời kỳ trước Mác Việc làm rõ những giá trị phổ biến trong sự phát triển chính trị của nhân loại qua sự phát triển tư tưởng chính trị phương tây từ cổ đại đến cận đại sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta Khi nghiên cứu tư tưởng chính trị của các thời đại lịch sử phương Tây, chúng ta không được quên tính giai cấp của nó,... với tư cách là một lý luận độc lập Nó thường là một bộ phận của tưtưởng xã hội và có quá trình phát triển từ thấp đến cao tùy thuộc vào sự phát triển củalịch sử Thực tế ở Việt Nam cũng không có sự khác biệt giữa tư tưởng chính trị và triếthọc chính trị Tư tưởng chính trị ở Việt Nam cũng là những quan điểm chung nhất v chính trị hay nói cách khác cũng chính là triết Nhóm 01 24 Tiểu luận triết học Giảng... Nguyên, một đế chế rộng lớn chưa từng có trong lịch sử thế giới cho đến thời bấy giờ 5.2 Tư tưởng chính trị thời kỳ này: Có thể nói tư tưởng chính trị thời kỳ này đã được ghi lại một cách rõ nét trong các văn phẩm chính trị, quân sự còn để lại Những tư tưởng chính trị thực sự trở thành những triết lý chính trị sâu sắc, thể hiện một tầm nhìn chiến lược trong giai đoạn lịch sử mới Nó cũng đánh dấu một bước... là một tất yếu kĩ thuật, là một tiêu chuẩn không thể thiếu được của một xã hội dân chủ Yêu cầu phân quyền sao cho cân bằng, công bằng nghĩa là dùng quyền lực này để chế ngự quyền lực khác Như vậy, tư tưởng chính trị ở phương tây thường gắn liền với pháp luật trong khi tư tưởng chính trị phương đông thường gắn liền với đạo đức Tư tưởng chính trị phương tây thường xuất phát từ “trạng thái tự nhiên” của. .. nay Chính trị có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đặc biệt với kinh tế Chính trị là quan hệ giữa các giai tầng xã hội, các cộng đồng dân tộc và các cá nhân với quyền lực chính trị và chủ quyền quốc gia Ở Việt Nam hiện nay, chính trị được nghiên cứu bởi các ngành khoa học khác nhau: • • Chính trị học – khoa học về quyền lực và phương thức cầm quyền Các khoa học chính trị ... + Nhóm trưởng đề xuất chọn đề tài số "Giới thiệu số triết lý trị phương Tây" Kết thảo luận: nhóm thống đổi sang đề tài: "Giới thiệu số triết lý trị phương Tây" Tiếp tục thống bố cục tiểu luận,... triết học trị phương Tây chứa đựng nhiều học sâu sắc, tinh túy với đời sống xã hội thực Để hiểu rõ vấn đề này, chúng em thực đề tài Giới thiệu số triết lý trị Phương Tây dựa tảng tài liệu Triết. .. thống dạng lý Khái quát lại, hiểu: Triết học hệ thống tri thức lý luận chung người giới; vị trí, vai trò người giới Triết lý triết học đơn giản lý luận triết học 1.2 Chính trị gì? Chính trị công