Những nội dung cơbản về triếthọc chính trị

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU một số TRIẾT lý về CHÍNH TRỊ của PHƯƠNG tây (Trang 49 - 57)

X. Triếthọc chínhtrị ViệtNam từ1930 đến nay

10.2. Những nội dung cơbản về triếthọc chính trị

Triết học chính trị Việt Nam từ năm 1930 đến nay vẫn chưa trở thành một hệ thống lýluận độc lập. Tuy vậy, các quan điểm triết học về chính trị ngày càng rõ ràng và đượctrình bày trong các lý luận về triết học, lý luận về nhà nước, lý luận về Đảng cộng sảnvà sau đó được trình bày trong chính trị học.

Nội dung triết học chính trị Việt Nam từ năm 1930 đến nay rất phong phú song nhữngvấn đề cơ bản nổi bật nhất là:

a. Tư tưởng giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia thống nhất.

Đây là tư tưởng chính trị cơ bản xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam. Trong thời đại HồChí Minh tư tưởng này phát triển đến đỉnh cao và trở thành triết lý cơ bản trong cuộcđấu tranh giành độc lập.

Năm 1930 cuộc cách mạng của Việt Nam được xác định là cuộc cách mạng chống đếquốc và phong kiến tay sai. Nhưng nhiệm vụ giành độc lập dân

tộc là nhiệm vụ hàngđầu. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam vào những năm trước cách mạng Tháng8 là: quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong của quốc gia dântộc. Quyền lợi của dân tộc cao hơn hết thảy. Cuộc cách mạng Việt Nam trong thời kỳnày là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng làđánh đổ đế quốc Nhật – Pháp và bọn phản quốc. Lực lượng cơ bản của cuộc cáchmạng là công, nông do giai cấp công nhân lãnh đạo cùng tất cả những người Việt Namyêu nước thuộc các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

Sau khi cách mạng Tháng 8 thành công, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranhxâm lược lần thứ hai, tư tưởng chỉ đạo của cách mạng Việt Nam là toàn dân đứng lêntiến hành cuộc kháng chiến trường ký và toàn diện, quyết giành cho được độc lập vàthống nhất thật sự, quyết bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng Tháng8. Chính tư tưởng chiến lược này là tư tưởng chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến chốngPháp.

Sau khi thực dân Pháp thất bại, Mỹ vào thay Pháp ở miền Nam Việt Nam, âm mưuchia cắt lâu dài nước Việt Nam thì tư tưởng chính trị chủ đạo là: tăng cường đoàn kếttoàn dân, kiến quyết, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dântrong cả nước, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ vàgiàu mạnh, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

Tư tưởng cơ bản đó đã phát huy được nguồn lực bên trong của dân tộc Việt Nam, kếthợp với sự ủng hộ rộng rãi của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sự ủng hộ củacác lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới kể cả nhân dân Pháp vàMỹ tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng các thế lực đế quốc lớn trên thế giớitrong thế kỷ XX.

Tư tưởng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là một trong những tưtưởng chính trị trọng yếu của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Xuất phát từ lý luận về hình thái kinh tế – xã hội của triết học chính trị mácxít, Việt Namkhẳng định:

— Sự phát triển của lịch sử Việt Nam không đi đúng tuần tự qua các giai đoạn pháttriển như nhiều quốc gia trên thế giới và có sự phát triển đặc thù.

— Trong điều kiện những biến đổi của thế giới ở thế kỷ XX và dựa vào thực tế của đấtnước Việt Nam, Việt Nam có thể phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội mà không cần pháttriển theo hướng tư bản chủ nghĩa sau khi đã giành được độc lập, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ.

— Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực sự đem lại hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam,mới làm cho đất nước Việt Nam thực sự vững mạnh.

— Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được hiểu là:"Một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; donhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no,tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng ViệtNam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ;có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; có quan hệ hữu nghịvà hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới".

Để thực hiện mục tiêu đó, cách mạng Việt Nam phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiềukhâu trung gian. Việt Nam coi trọng việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩakết hợp nội lực với ngoại lực, truyền thống với hiện đại để tạo ra sự phát triển bềnvững của đất nước. Cùng với quá trình đó, Việt Nam cũng tiến hành xây dựng một nềnvăn hoá dân tộc tiên tiến, chế độ chính trị tiên tiến và các quan hệ xã hội tốt đẹp khác.Đây là tư tưởng chính trị hết sức cơ bản của Việt Nam trong điều kiện mới.

c. Tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân:

Lý luận về Nhà nước chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng chính trị Việt Nam đặcbiệt là trong lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam.Từ năm 1941, Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu ra quan điểm là không nên nói côngnông liên hợp và lập chính quyền Xô Viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp vàlập chính phủ dân chủ cộng hòa. Chính phủ này phải do quốc dân đại hội cử ra, phảiđại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân gồmtất cả các đảng phái cách mạng, các đoàn thể ái quốc trong nước bầu ra.

Sau cách mạng Tháng 8, tư tưởng trên đã được cụ thể hoá trong hiến pháp. Điều 1của hiến pháp năm 1946 qui định: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tấtcả quyền bính trong nước của nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai,giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Từ năm 1954, do miền Bắc Việt Nam được giải phóng và phát triển theo hướng xã hộichủ nghĩa nên Nhà nước Việt Nam chuyển sang làm nhiệm vụ của Nhà nước vô sản.

Do trong thực tế, hoạt động của Nhà nước có nhiều hạn chế nên từ 1992 đã bắt đầuhình thành lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân. Đây là quan điểm chính trị mới nhất về Nhà nước, trong triếtlý chính trị Việt Nam.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau đây:

• Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực Nhà nước.

• Tôn trọng, bảo vệ quyền công dân và quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người.

• Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật, đảm bảotính tối cao của pháp luật.

• Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thống nhất và phân công giữa các cơ quanluật pháp, hành pháp và tư pháp.

• Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự giám sát của nhân dân.

Đó là những quan điểm chỉ đạo để xây dựng và nâng cao vai trò hoạt động của Nhànước Việt Nam hiện nay.

d. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu, là nhân tố quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

Đại đoàn kết dân tộc là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam. Đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng của liên minh công nhân, nông dân, trí thứclà đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam.

Đại đoàn kết dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắnkết đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và đồngbào định cư ở nước ngoài.

Đại đoàn kết đòi hỏi phải xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quákhứ, thành phần giai cấp, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích dântộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậylẫn nhau, giữ gìn ổn định chính trị, tạo nên sự đồng thuận xã hội vì tương lai của dântộc.

Đó là tư tưởng đoàn kết thực sự rộng rãi xuất phát từ lợi ích của toàn dân tộc, từ yêucầu đẩy mạnh sự phát triển của đất nước.

Tư tưởng đoàn kết của Việt Nam còn mở rộng đến sự đoàn kết các quốc gia, các tổchức tiến bộ trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi.

Những tư tưởng chính trị trên đây là đỉnh cao của triết học chính trị Việt Nam. Đó là kếtquả của sự đúc kết các tư tưởng chính trị đã hình thành trên 2.000 năm trong lịch sử.Đó cũng là sự đúc kết những tư tưởng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh. Nhữngtư tưởng này sẽ được tiếp tục phát triển trong quá trình xây dựng đất nước Việt Namtheo định hướng xã hội chủ nghĩa .

Kết Luận

Tư tưởng chính trị hay triết học chính trị Việt Nam có nhiều nội dung phong phú và cónhững biểu hiện khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Song nội dungxuyên suốt của tư tưởng này có những điểm nổi bật sau đây:

1. Độc lập dân tộc, chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam làquyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ thế lực nào xâm phạm đến quyền đócũng nhất định bị nhân dân Việt Nam đánh bại. Đó là tư tưởng nhất quán trước saunhư một và ngày càng được khẳng định trong các lý luận chính trị, trong triết lý sốngcủa nhân dân.

2. Sức mạnh vĩ đại của Việt Nam là sức mạnh đại đoàn kết của toàn thể dân tộc. Nhândân Việt Nam là bức trường thành kiên cố nhất để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và nòigiống Việt Nam. Sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân dân Việt Nam là sức mạnh cơbản để giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến tranh chống xâm lược và cũng là sứcmạnh cơ bản để xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng một quốc gia vững mạnh.

3. Tư tưởng chính trị nổi bật của Việt Nam còn là tư tưởng đại nghĩa. Những cuộckháng chiến chống quân xâm lược vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do hạnh phúc củanhân dân Việt Nam là những cuộc chiến tranh vì đại nghĩa. Mục tiêu của các cuộcchiến tranh này là đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập cho Tổ quốc. Vì vậy,khi mục tiêu ấy đã được thực hiện, nhân dân Việt Nam sẵn sàng gác lại quá khứ, hợptác để phát triển trong mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

4. Để thực hiện nhiệm vụ giành và giữ vững nền độc lập của đất nước Việt Nam luônchủ trương, xây dựng một Nhà nước chính trị vững mạnh của dân, đặt lợi ích của dântộc và nhân dân lên trên hết và có các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện lịch sửcủa Việt Nam để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.

5. Mục tiêu chính trị cơ bản của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là xây dựng và pháttriển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tức là một đất nước "Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với cácquốc gia trên thế giới.

Để làm được điều đó nhà nước phải thực hiện đồng thời các giải pháp sau:

• Tiến hành cải cách, hoàn thiện các cơ quan lập pháp, hành pháp vàtư pháp mà trước mắt là cải cách một bước nền hành chính.

• Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện pháp luật để đáp ứng đòi hỏi quản lí đất nước với kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế.

• Thể chế hoá nền dân chủ của nhân dân thành pháp luật, thành cơ chế, thành chính sách, làm cho dân chủ đi liền với kỷ cương trật tự, dân chủ và chuyên chính không tách rời nhau.

Nếu quán triệt đầy đủ và thực hiện tốt những phương hướng nêu trên nhà nước pháp quyền XHCNVN sẽ được thiết định vững chắc và ngày càng phát triển.

Tài liệu tham khảo

Bộ giáo dục và đào tạo, 2002. Chính trị (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp). Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Bộ giáo dục và Đào tạo, 2004. Giáo trình Triết học Mác – Lênnin (Dùng trong các trường Cao đẳng, Đại học). Hà Nôi: nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Bùi Trọng Tài, Lê Văn Cảnh, 2011. Chính trị học đại cương. Thái Nguyên: Đại học Thái Nguyên: trường đại học Khoa Học.

Bùi Văn Mưa, 2014. Triết Học. TP.Hồ Chí Minh: Tiểu ban Triết học – Khoa lý luận chính trị - Trường đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.

Bùi Văn Mưa, 2014. Lịch sử Triết học. TP.Hồ Chí Minh: Tiểu ban Triết học – Khoa lý luận chính trị - Trường đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.

Bùi Xuân Đính, 2005. Nhà nước và pháp luật thời Phong kiến Việt Nam- những suy ngẫm.Hà Nội: nhà xuất bản Tư pháp.

Đảng Cộng sản Việt Nam, 2009. Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái, 2005. Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.Biên Hòa, Đồng Nai: nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai.

Đỗ Quang Hưng, 2003. Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội.Hà Nội: nhà xuất bản Tôn giáo.

Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An, 2007. Tìm hiểu môn chính trị học dưới dạng hỏi và đáp. Hà Nội: nhà xuất bản Lý luận chínhtrị.

Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trìnhQuốc gia các Bộ môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh, 2008. Giáo trình Triết học Mác - Lênin. Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Lê Hồng Lôi, 2004. Đạo của Quản lý. Hà Nội: nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Giáp, 2006. Sự phối hợp hoạt động của các Đảng Cộng sản và cánh tả trên thế giới hiện nay.Hà Nội: nhà xuất bản Lý luận chính trị.

Nguyễn Hữu Khiển, 2006. Phân tích triết học những vấn đề cơ bản về chính trị và khoa học chính trị. Hà Nội: nhà xuất bản Lý luậnchính trị.

Nguyễn Thế Lực, 2006.Tìm hiểu môn Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và địa - chính trị thế giới. Hà Nội: nhà xuất bản Lý luận chính trị.

Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng, 2008. Xã hội học. Hà Nội: nhà xuất bản Thế giới.

Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương, 2008. Thể chế chính trị các nước châu Âu. Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Trần Phúc Thăng, 2007. Triết học chính trị thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập tự chủ. Hà Nội: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Trần Thái Dương, 2004. Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn lý luận Nhà nước và pháp luật. Hà Nội: nhà xuất bản Tư pháp.

Trung tâm Nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí -Trương Thìn, 2005. Hương ước xưa và quy ước làng văn hoá ngàynay.Hà Nội: nhà xuất bản Lao động xã hội.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU một số TRIẾT lý về CHÍNH TRỊ của PHƯƠNG tây (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w