Triếthọc chínhtrị ViệtNam từ thếkỷ XVI – XVIII

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU một số TRIẾT lý về CHÍNH TRỊ của PHƯƠNG tây (Trang 38 - 41)

7.1. Những đặc điểm về kinh tế – xã hội:

Từ 1505 – 1516 các triều đại nhà Lê trở nên mục nát. Các cuộc khởi nghĩa củanông dân nổ ra và từ năm 1511, phong trào nông dân đã mở rộng đến năm 1522. Năm1527 đã kết thúc vai trò của nhà Lê sau 100 năm. Điều này đã tạo ra những xung độtlớn trong giai cấp phong kiến và hậu quả của nó là những cuộc tranh giành quyền lựckéo dài.

Những cuộc xung đột này đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân đặc biệt lànông dân. Vì vậy, mặc dù các triều đại, khi ổn định được vai trò thống trị của mình đãcó những chính sách kinh tế, xã hội ... để phát triển đất nước nhưng sự phát triển củaxã hội cũng rất hạn chế. Những mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc và thế kỷ XVIIIđã trở thành thời kỳ của các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Cuối thế kỷ XVIII, cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã nổ ra,khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa này đã đánh bại quânxâm lược Xiêm ở phía nam vào năm 1783 và đại thắng quân

Mãn Thanh ở phía Bắcvào năm 1789, thống nhất được đất nước Việt Nam sau gần 300 năm bị chia cắt. Saukhi giành thắng lợi, Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã có nhiều cải cách tiến bộ nhưng dotriều Tây Sơn không ổn định lâu dài nên Nguyễn Ánh, được Pháp giúp đã đánh bạiTây Sơn lập nên Vương triều nhà Nguyễn cho đến khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâmlược.

7.2. Triết lý chính trị:

Ở thế kỷ XVI – XVIII, tư tưởng chính trị được biểu hiện khá đa dạng. Trong giai đoạnnày, các nhà tư tưởng tiêu biểu có thể nói tới là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dư,Phùng Khắc Khoan, Lê Quí Đôn, Ngô Thì Nhậm. Họ đều là những người có học thứccao, có tham gia hoạt động triều chính ít hoặc nhiều.

Tư tưởng chính trị chủ yếu của thời kỳ này là tư tưởng Vương đạo tức là dùng đức đểcai trị chứ không dùng sức mạnh bạo lực, lên án tư tưởng bá đạo xưng hùng, xưng bá,áp bức người khác.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), đỗ trạng nguyên dưới triều Mạc nhưng chỉ làmquan 8 năm sau về quê mở trường dạy học. Ông phê phán chiến tranh và sự tranhchấp quyền lực, phủ định đường lối bá đạo. Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao tư tưởng nhânnghĩa, muốn đất nước được hòa bình và nhà nước phải cứu vớt những người nghèokhổ. Ông khẳng định: "Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốncả" và ông quan niệm "Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữđược nước cốt phải lấy lòng dân". Việc xác định nhà nước phải quan tâm tới dânnghèo là một tư tưởng mới, thể hiện sự tiến bộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Dư, tác giả của tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục", học trò giỏi của Nguyễn BỉnhKhiêm, không ra làm quan nhưng có quan điểm chính trị rõ ràng và cũng là người đềcao vương đạo. Theo ông, "kẻ trị thiên hạ nên tiến lên đến đạo thuần vương". Ông nói:"Tôi nghe làm người không ngoài trời đất để mà sống, làm chính trị không ngoàicương thường để dựng nước".

Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) cũng đề cao tư tưởng nhân nghĩa. Ông nói: "Dựavào điều nhân, giữ lấy điều nghĩa là công việc của nhà nho ta, có thể cứu đời và yêndân mới có chí khí hào hùng". Nhân nghĩa còn là con đường để

nhà vua có thể cứudân, cứu nước. Ông nói: "Như nói đến phương sách cứu nước, cứu dân thì nhânnghĩa là vị thuốc xin dâng nhà vua" Ông luôn mong mỏi một xã hội yên bình tốt đẹpnhư thời Nghiêu Thuấn ở trong sử sách Trung Hoa trước đây.

Đến Lê Quí Đôn (1726 – 1784) thì triết lý chính trị đã có một bước tiến rõ nét so vớicác nhà tư tưởng thế kỷ XVII. Lê Quí Đôn là người học rộng, đỗ đầu trong các cuộcthi, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, có cống hiến nhiều về học thuật vàcó tầm nhìn rộng.Lê Quí Đôn là người có ý thức xây dựng một nền văn hoá dân tộc, sưu tập, hệ thốnghoá các tác phẩm thi văn từ thời Lý đến thời Lê. Ông đề cao các nhân tài của đấtnước, phê phán thái độ xem thường người Việt và sự xâm lấn đất đai của phong kiếnTrung Quốc. Ông đánh giá cao những sản vật vốn có của đất nước. Điều đó đã nêucao lòng tự hào dân tộc và bồi đắp thêm ý chí dân tộc, tự cường. Mặt khác, Lê quí Đôncũng là người đã thấy được những hạn chế của văn hoá truyền thống Trung Quốc vàmở rộng việc nghiên cứu về các tài liệu thiên văn, địa lý, khoa học ở phương Tây. Vìvậy, về quan điểm chính trị, Lê Quí Đôn có những điểm khác biệt với các nhà nhođương thời. Theo ông, sự nghiệp của các vua chúa phải là Vương đạo cộng với Báđạo. Do đó đường lối trị nước không phải là Nho giáo mà là Nho gia cộng với Phápgia. Cách xử lý công việc phải kết hợp mềm với cứng, Nhân nghĩa phải đi đôi với"thuật" và "thế". Việc đánh giá con người theo ông không chỉ dựa vào đức mà còn phảidựa vào tài. Có thể nói ở Lê Quí Đôn đã thể hiện rõ một sự chuyển biến về tư tưởngchính trị.

Tư tưởng chính trị mới còn được thể hiện ở Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803). Ngô Thì Nhậm cho xã hội loạn lạc không phải do trời mà do các chính sách của triềuđình gây ra. Trong xã hội, ông chú ý đến hai lực lượng cơ bản là dân và quan lại. Theoông, dân là trung tâm của vũ trụ, của mối quan hệ trời – người. Ông nói: "Trời trông,trời nghe do ở dân. Lòng dân yên định thì ý trời cũng xoay chuyển", "trong nước yên lànhờ ở được lòng dân". Để được lòng dân thì phải có các chính sách làm cho dân được"thỏa dạ" binh sĩ được "vừa ý", phải bãi bỏ các chính sách gây ra tham nhũng làm chodân điêu tàn.

Lực lượng thứ hai ông chú ý là hàng ngũ quan lại. Theo ông, quan lại phải là nhữngngười vừa có văn tức là có tri thức vừa có hạnh tức là có đạo đức.Người có hạnh, theo ông là người sống trong sạch, biết liêm sỉ và có khí tiết. Đồng thờihọ phải thức thời, nhạy cảm và phải dũng cảm để có những quyết định sáng suốt.Mặc dù nhấn mạnh đến yêu cầu người làm quan phải biết liêm sỉ, nhưng Ngô ThìNhậm đã có con mắt nhìn thực tế, không nói giáo lý một chiều theo kiểu Nho giáo.Theo ông, nguyên nhân của tình trạng thầy giảng dạy không tinh, đại thần xử phạtkhông công minh, quan lại không liêm khiết không phải chỉ là do đạo đức kém mà mấuchốt lại do sự thiếu thốn mà ra. Ông cho đó là điều khẩn cấp và "Nếu không nắm đượcmấu chốt, thì dù "trí" có thể biết được, nhưng "thế" không vươn tới được. Vì vậy, theoông, "Điều mấu chốt là hãy đem cài tình trạng thiếu thốn và cái thực sự thiếu thốn mànghiên cứu chỉnh lý lại đã. Đó là tâm pháp làm trị của muôn đời".

Quan điểm lấy việc làm cho dân được no đủ, quan lại được sung túc là công việc cơbản, là một tư tưởng tiến bộ đã tiếp cận với các tư tưởng mới.

Như vậy, ở thế kỷ XVIII, tư tưởng chính trị đã có nhiều điểm mới mà các giai đoạn lịchsử trước chưa có. Đó là dấu hiệu của bước chuyển từ tư tưởng chính trị phong kiếnsang tư tưởng chính trị của thời cận đại có tính dân chủ tư sản.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU một số TRIẾT lý về CHÍNH TRỊ của PHƯƠNG tây (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w