kỷ XX:
8.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Sau khi liên quân Pháp – Anh đánh xong Quảng Châu (Trung Quốc), Pháp đã liênminh với Tây ban nha kéo tới dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranhxâm lược Việt Nam. Cuộc xâm lược này gặp sự chống trả quyết liệt của nhân dân ViệtNam và các sĩ phu yêu nước. Thực dân Pháp đã phải chịu những tổn thất nặng nề.Song do triều đình phong kiến Việt Nam lúc đó yếu hèn nên ngày 6/6/1884 điều ướcPatenotre đã được triều đình Huế ký, đặt cơ sở cho sự đô hộ lâu dài của thực dân Phápở Việt Nam với những chính sách đàn áp bóc lột hết sức vô nhân đạo của chúng. Lịchsử Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX lại trở thành lịch sử của các phongtrào đấu tranh giành độc lập nối tiếp nhau của nhân dân Việt Nam.
Từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phuphong kiến yêu nước, phong trào đấu tranh giành độc lập đã nổi lên khắp từ phía Bắcchí Nam. Đó là phong trào Cần Vương. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, căn bản cácphong trào này đều thất bại. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái, một cuộc khởi nghĩa tự phátcủa nông dân kéo dài từ 1884 đến 1913 có qui mô lớn nhưng cuối cùng cũng khôngthành công. Điều này đã chấm dứt tư tưởng khôi phục nhà nước phong kiến Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứnhất (1897 – 1914) và sau đó là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai từ sau chiến tranhthế giới lần thứ nhất đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Trong quátrình này, chúng lập ra một bộ máy thống trị chặt chẽ từ Trung ương đến Địa phương,mở rộng các ngành nông nghiệp, khai thác mỏ, thương nghiệp để tận thu các nguồncủa cải, tạo ra những chuyển biến đáng kể về kinh tế, xã hội.
Trong điều kiện này đã hình thành những tư tưởng chính trị mới, đặc biệt là tư tưởngcách mạng dân chủ của những nhà cách mạng cấp tiến như Phan Bội Châu, PhanChu Trinh, Nguyễn Thái Học.
8.2. Tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản:
a. Tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu (1867 – 1941) có mục đích chính trị là: khôi phục nước Việt Nam, lậpra một chính phủ độc lập, dưới hình thức một nhà nước quân chủ lập hiến. Phươngpháp cách mạng của ông là dùng cách mạng bạo lực để giành chính quyền và xuấtdương cầu viện. Ông đã thành lập Duy tân hội, "lập Hội Đông Á đồng minh" để đoànkết với các chí sĩ lưu vong Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Philippine hiện sống ở NhậtBản. Ông đã tổ chức phong trào Đông du, đưa được 200 thanh niên Việt Nam sangNhật Bản học để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng. Phan Bội Châu cũng đã thànhlập Việt Nam quang phục hội (1912), chủ trương đánh đổ thực dân Pháp, thành lậpcộng hòa dân quốc Việt Nam. Tư
tưởng của Phan Bội Châu lúc đầu chỉ "Cốt sao khôiphục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩagì khác". Sau khi sang Nhật, ông hình thành tư tưởng "Khôi phục nước Việt Nam, lậpthành nước quân chủ lập hiến" và cuối cùng là tư tưởng giành độc lập, xây dựng chếđộ dân chủ. Nhưng từ 1925, sau khi bị Pháp bắt đưa về Huế ông đã viết tác phẩm chủnghĩa xã hội và ca ngợi chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ tinh thần yêu nước, Phan Bội Châu đã trở thành nhà tư tưởng dân chủ tưsản tiêu biểu đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
b. Tư tưởng của Phan Châu Trinh:
Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (1872 – 1926) có khuynh hướng dân chủtư sản thông qua con đường cải cách xã hội. Nhiệm vụ cấp bách mà Phan Châu Trinhđề ra là thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, xóa bỏ tư tưởng chuyên chế, bồi dưỡngdân trí đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa, pháttriển kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá. Ông yêu cầu chính quyền thuộc địa thay đổichính sách cai trị hiện hành như mở rộng dân chủ, cải cách về văn hoá, giáo dục, tạođiều kiện phát triển công thương nghiệp để nhân dân Việt Nam có thể từng bước đi tớivăn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hoá", tuyên truyền tư tưởng dânquyền: ông lên án chính quyền đô hộ Pháp dùng quan lại Việt Nam làm cho dân điêuđứng, phê phán chính phủ bảo hộ Pháp xem thường dân sĩ Việt Nam gây nên sự phẫnuất trong nhân dân.
Tháng 10/1908, Phan Châu Trinh sang Pháp. Ông đã tham gia lập "Hội đồng bào thânái" gồm những Việt kiều gắn bó với quê hương. Ông tiếp xúc với các nhân vật cấp caoở Bộ thuộc địa. Ông cho rằng phải nhìn Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới với cảquá khứ và tương lai. Ông yêu cầu vua Khải Định phải thoái vị "Chớ vì bằng thói cũkhông chừa, choán cái ngôi chí tôn, ra cái ngôi chuyên chế hãm chìm quốc dân xuốngcái vực sâu thẳm đời đời". Theo ông, chuyên chế nếu không mất ngôi thì mất nước vì"cái độc quyền quân chủ nó giết hẳn cái lòng ái quốc của dân Việt Nam ta, nó làm chodân ngu muội không biết nước là gì".
Phan Châu Trinh là người đề xướng tư tưởng dân chủ dân quyền sớm ở Việt Nam vàlà nhà nho tiêu biểu đã tuyên chiến với chế độ quân chủ, vận động, đấu tranh để thànhlập nền cộng hòa dân chủ.
Mặc dù đường lối cách mạng của Phan Châu Trinh không đưa sự nghiệp của ông đếnthành công nhưng ở đây đã thể hiện một lập trường chính trị mới tạo tiền đề chonhững biến đổi về tư tưởng chính trị sau này.