2.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên, các nền văn hoá bộ lạc ở Việt Nam mất dần tính địa phương, tạo ra một nền văn hoá thống nhất văn hoá Đông sơn. Đó cũng là lúc các bộ lạc liên kết với nhau để tạo ra một quốc gia thống nhất là nước Văn Lang. Phạm vi của nhà nước này mở rộng từ biên giới Việt Trung đến Quảng Ninh ngày nay. Các nhà nghiên cứu Việt Nam phần lớn đều cho rằng quốc gia Văn Lang là nhà nước sơ khai đã hình thành trên nền văn hoá Đông Sơn.
Dựa vào các tài liệu khảo cổ học, các tài liệu thành văn (sử cũ của Trung Quốc và Việt Nam), có thể thấy nhà nước Văn Lang được sắp xếp bộ máy cai trị theo ba cấp: đứng đầu nhà nước là vua Hùng (ngôi vị này được cha truyền con nối), thứ hai là các lạc hầu, lạc tướng, bên dưới có 15 bộ lạc. Nhà nước có luật riêng mà sách Trung Quốc viết là "luật Việt" khác với "luật Hán" của Trung Quốc. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đánh dấu sự ra đời của chính trị và từ đó tư tưởng chính trị đã hình thành.
2.2. Tư tưởng chính trị:
Tư tưởng chính trị thời kỳ này vừa được ghi lại trong sử sách vừa được truyền bá rộng rãi qua các huyền thoại, các truyền thuyết.
Tư tưởng về một quốc gia độc lập, có chủ quyền, không chịu khuất phục các thế lực bên ngoài, dù lớn mạnh hơn nhiều lần, là tư tưởng chính trị hình thành ngay từ thời kỳ đầu dựng nước.
Tư tưởng này đã tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân Tần, một đế chế mạnh nhất châu Á thời bấy giờ. Tần Thủy Hoàng đã đánh bại 6 cường quốc khác và lần đầu tiên thống nhất được Trung Quốc. Nhưng quân Tần đã bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài khoảng từ 214 đến 208 trước công nguyên và phải rút về nước.
Tư tưởng độc lập dân tộc còn thể hiện ở sự hợp nhất hai nhà nước Tây Âu và Lạc Việt thành nhà nước mới là Âu Lạc do Thục Phán đứng đầu để chống ngoại xâm. Nhà nước Âu Lạc tiếp tục trên cơ sở kế thừa những thành tựu của Văn Lang đã tăng cường xây dựng và củng cố các lực lượng quân sự, xây dựng
một đạo quân khá mạnh, sử dụng thành thạo các cung tên (hiện đã đào được hàng vạn mũi tên ở Thành Cổ Loa), xây thành kiên cố để chống ngoại xâm.
Nhờ có lực lượng quân sự vững mạnh và sự thống nhất ý chí của toàn dân nên nhà nước Âu Lạc đã đánh bại nhiều cuộc xâm lược của Triệu Đà (Trung Quốc) buộc Triệu Đà phải thay đổi đối sách và dùng mưu kế mới xâm lược được Âu Lạc.
Tư tưởng quốc gia độc lập còn thể hiện ở các truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết "Con rồng, cháu tiên", "Con lạc, cháu Hồng" được ghi lại trong