6.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Cuối thế kỷ XIV, do sự suy yếu của nhà Trần và những chính sách không được lòngdân của nhà Hồ đã làm cho quân Minh (Trung Quốc) lợi dụng tình hình này để xâmlược Việt Nam, tạo nên một thời kỳ hết sức đen tối trong lịch sử Việt Nam trong suốt20 năm. Mục đích của chúng là:
— Biến Đại Việt trở thành một quận huyện của nhà Minh. — Triệt để vơ vét tiền của của nhân dân.
— Đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa.
— Thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, xóa bỏ mọi phong tục tập quán cổ truyền, đốt hết cácsách vở đã lưu truyền, thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc.
Điều này đã gây sự căm phẫn trong nhân dân. Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minhđã nổ ra mà đỉnh cao là khởi nghĩa Lam sơn (1418 – 1427)ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
So với các cuộc kháng chiến chống xâm lược trước đây thì khởi nghĩa Lam sơn diễnra trên qui mô lớn nhất với một đường lối chiến tranh có tính tổng hợp. Đây cũng làmột cuộc chiến tranh không kết thúc bằng việc tiêu diệt các lực lượng xâm chiếm màđi đến một hội thề (kiểu ký kết hiệp định) buộc 10 vạn quân Minh phải rút về nước. Đólà sự kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, chính trị, ngoại giao. Phương pháp binh vậncũng được sử dụng một cách có hiệu quả.
Thắng lợi của khởi nghĩa Lam sơn đã mở ra một giai đoạn phát triển mới. Ngày29/4/1428 Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại tên nước mới là Đại Việtmở đầu cho triều đại mới của nhà Lê gọi là Hậu Lê hay Lê Sơ để phân biệt với nhàTiền Lê ở thế kỷ X. Triều đại này tồn tại từ 1428 cho đến 1503.
Đây là thời kỳ nhà nước phong kiến phát triển đến đỉnh cao trên tất cả các phươngdiện kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục. Đặc biệt trong lĩnh vực tinh thần, Nho giáođược sử dụng rộng rãi trong giáo dục và trong chính trị.
6.2. Tư tưởng chính trị:
Tư tưởng chính trị thời kỳ này được thể hiện tập trung ở tư tưởng của Nguyễn Trãi vàcủa Lê Thánh Tông.
a. Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của ôngmà điển hình là trong "Cáo bình Ngô", một áng văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập lầnthứ hai của Việt Nam. Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi mang tính triết lý sâu sắc,phản ánh kiến thức uyên bác của ông về Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo cũng như vềlịch sử, văn hoá dân tộc, cuộc sống của nhân dân.
Có thể xem Nguyễn Trãi là người đầu tiên nêu lên những yếu tố cơ bản của một quốcgia có chủ quyền. Trong các bức thư gửi cho tướng giặc, Nguyễn Trãi luôn khẳng địnhĐại Việt là một quốc gia độc lập nằm ngoài lãnh địa Trung Quốc, có một nền văn hoáriêng. Trong Cáo bình Ngô, ông khẳng định:
Thật là một nước văn hiến Bờ cõi sông núi đã riêng Phong tục Bắc nam cũng khác".
Như vậy, quan niệm về quốc gia dân tộc, ở Nguyễn Trãi đã được hiểu với một nghĩađầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn nhiều so với giai đoạn lịch sử trước.
Tư tưởng chính trị nổi bật ở Nguyễn Trãi còn là tư tưởng "nhân nghĩa". Mặc dù "nhân","nghĩa" là phạm trù mà Nho giáo đã sử dụng, song ở Nguyễn Trãi "nhân nghĩa" lại cónhững nét riêng, độc đáo và trở thành một phạm trù chính trị – xã hội rõ rệt.
Nguyễn Trãi viết: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vì vậy, mục đích của các cuộcchiến tranh của Việt Nam không phải để "đánh chém" mà muốn "để người ta sống" làmcho "dân yên".
Quan niệm về "dân" trong tư tưởng của Nguyễn Trãi được hiểu theo nghĩa rộng, baogồm cả những dân cày, những điền nô, gia nô, tôi tớ, những người lao khổ trong xãhội.
Nguyễn Trãi kể tội quân giặc, trước hết là tội:
"Treo dân đen trên lò bạo ngược Hầm con đỏ dưới hố tai ương"
Vì vậy mà phải dùng binh, nhưng "binh cốt để bảo vệ dân". Dân trong tư tưởngNguyễn Trãi không chỉ là những người cần phải cứu vớt mà sức mạnh của dân còn làsức mạnh cơ bản, là nền tảng của quốc gia. Vì dân "Như con sông chở thuyền và lậtđổ thuyền cũng lại là dân". Theo ông "Dân mà không tin thì nước không thể đứng vữngđược. Chính nhân dân đã góp công góp của cho chiến tranh để tạo nên một đội quânhùng mạnh: "Gươm mài đá núi cũng mòn. Voi uống nước, nước sông phải cạn". Nhờvậy mà có chiến thắng.
Tư tưởng "yên dân" là tư tưởng cốt yếu của nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa còn làdùng nhân nghĩa để chiến thắng, tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh, NguyễnTrãi viết:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Vì vậy, mặc dù sức mạnh như "chẻ tre", Nguyễn Trãi vẫn kêu gọi tướng giặc cầu hòa,ông không muốn để những người dân vô tội phải chết uổng... Khi quân giặc đã thấtbại, chúng vẫn được cấp cho 500 chiếc thuyền và 10 cỗ xe ngựa cùng đầy đủ lươngthực, thực phẩm để về nước được chu toàn.
Cũng với tư tưởng nhân nghĩa này, Nguyễn Trãi đã chủ trương xây dựng một chínhquyền trong sạch, chống tham quan ô lại để có được cuộc sống yên vui cho người dânở tận các nơi thôn dã. Nhà nước theo ông phải có kỷ cương, có luật lệ nghiêm chỉnhnhưng đồng thời cũng phải là nhà nước "nhân chính" vì pháp lệnh phải "để lòng vàonhân nghĩa." Nhờ theo tư tưởng đó mà đất nước Đại Việt thế kỷ XV đã trở thành mộtquốc gia giàu mạnh khiến "người phương xa sợ uy, mến đức đều đến tỏ lòng thànhthực để xem cảnh tượng thái bình".
b. Tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông (1442 – 1497):
Về tinh thần dân tộc, Lê Thánh Tông đã phê phán quan điểm của Nho giáo quá đềcao thời Nghiêu Thuấn, cho đó là xã hội lý tưởng mà ngày nay không được như ngàyxưa. Vì thế, có lúc Lê Thánh Tông đã ví triều đại của mình như triều đại Nghiêu Thuấn.
Xã hội mà Lê Thánh Tông chủ trương xây dựng có 4 đặc trưng là: đất nước hòa bình,nhân dân no ấm, lễ giáo phát triển và quyền thống trị thuộc về nhà Lê. Lê Thánh Tôngđã có một đường lối trị nước phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Đó là đường lối"Văn trị" hay "Lễ trị" hoặc "Đức trị".
Khi lên cầm quyền, Lê Thánh Tông đã chủ trương xây dựng một thiết chế quân chủ tậpquyền cao độ, tập trung quyền lực vào tay Hoàng đế. Ông cũng đã thực hiện triệt đểmột cuộc cải cách hành chính có qui mô lớn trong phạm vi toàn quốc nhằm vào cácmục tiêu kinh tế, chính trị xãhội mà ông đã đặt ra. Mục đích của ông là xây dựng mộtquốc gia Đại việt hùng mạnh, đủ sức đối trọng với các nước trong khu vực và đặc biệtlà đối với nhà Minh, một đế chế mạnh nhất ở Châu Á thời bấy giờ. Chính vì thế, LêThánh Tông rất coi trọng pháp luật. Các qui chế hoạt động của nhà nước triều Lê, từLê Thái Tổ được tổng hợp, bổ sung
và xây dựng thành "Quốc triều hình luật" vào năm1483 (luật Hồng Đức). Trong bộ luật này có tới 400 điều hoàn toàn không có trong cáctriều đại phong kiến Trung Quốc. Các điều luật thể hiện rõ đặc trưng văn hoá ViệtNam, chú ý đến quyền lợi và địa vị của phụ nữ trong gia đình, đến vấn đề hôn nhân,sở hữu tài sản, tôn trọng phong tục của các dân tộc thiểu số, người già, trẻ mồ côi...
Lê Thánh Tông chú ý đến việc thực thi pháp luật và đặc biệt chú trọng việc xây dựngđội ngũ quan lại của ngành luật. Tư tưởng chính trị tiến bộ của Lê Thánh Tông đã cótác dụng thực tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao... tạonên một thời kỳ phát triển phồn thịnh của nước Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi nhà Lê đưa xã hội phong kiến Việt Nam phát triển đến tột đỉnh nócũng làm cho chế độ phong kiến Việt Nam đi vào giai đoạn cuối. Về cuối đời, tư tưởngchính trị của Lê Thánh Tông đã bộc lộ nhiều hạn chế, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượngtiêu cực. Điều đó đã làm cho nhà Lê và cả chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thờikỳ suy thoái.