Tưtưởng chínhtrị thờikỳ này

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU một số TRIẾT lý về CHÍNH TRỊ của PHƯƠNG tây (Trang 32 - 34)

III. Triếtlý chínhtrị trong thờikỳ từ thếkỷ thứ II (trước công nguyên) đến thếkỷ

5.2. Tưtưởng chínhtrị thờikỳ này

Có thể nói tư tưởng chính trị thời kỳ này đã được ghi lại một cách rõ nét trong các văn phẩm chính trị, quân sự còn để lại. Những tư tưởng chính trị thực sự trở thành những triết lý chính trị sâu sắc, thể hiện một tầm nhìn chiến lược trong giai đoạn lịch sử mới. Nó cũng đánh dấu một bước phát triển mới về tư duy chính trị.

Tư tưởng về chủ quyền, độc lập dân tộc đã chuyển một cách cơ bản thành tư tưởng xây dựng một quốc gia bền vững muôn đời. Tư tưởng này thời trước chỉ được nêu ra thì ở thời kỳ này được hiện thực hoá.

Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn đã chỉ rõ đây là do "mưu toan nghiệp lớn" tính kế muôn đời cho con cháu và làm cho "Vận nước được lâu dài, phong tục phồn vinh". Chiếu dời đô viết: "Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế lâu dài để trên cho cơ nghiệp to lớn được thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giầu của nhiều người, việc lợi như thế ai dám không theo".

Giải thích vị thế đặc biệt của Kinh đô Thăng Long và ý nghĩa lịch sử của nó, Chiếu dời đô viết: "Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời."

Như vậy, triết lý chính trị đã được mở rộng từ triết lý chủ yếu là bảo vệ đất nước sang triết lý về xây dựng một quốc gia độc lập, cường thịnh, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Người dân trong thời kỳ này trở thành một chủ thể chính trị quan trọng. Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn khẳng định các bậc vua chúa đều phải "Trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân".

Nghiệp lớn không thể không xuất phát từ "ý dân", không thể không đem lại lợi ích cho dân. Đó là một triết lý chính trị quan trọng luôn được tiếp tục phát triển trong lịch sử.

Tư tưởng trọng dân cũng được thể hiện trong một bài văn của Lý Thường Kiệt, khi ông viết "Trời sinh ra dân chúng" và "Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân".

Như vậy, dưới triều Lý, dân được hết sức coi trọng. Những người đứng ở vị trí hàng đầu quốc gia đã thấy cái gốc trị nước chính là thuật yêu dân. Chính vì vậy mà sự nghiệp nhà Lý được lâu bền, tồn tại suốt trong hơn 2 thế kỷ (243 năm).

Đến thời nhà Trần, tư tưởng trọng dân còn được thể hiện rõ hơn nữa. Vua Trần Minh Tông, thấy dân tình đói khổ đã viết: "Hết thảy dân sinh đều là đồng bào của ta Nỡ lòng nào để cho bốn bề khốn cùng".

Trần Quốc Tuấn khi thấy vua muốn xây dựng lại kinh thành sau chiến thắng quân Nguyên năm 1288, đã nói với nhà vua "Chúng chí thành thành" nghĩa là ý chí của dân chúng chính là bức thành. Điều đó chứng tỏ, Trần Quốc Tuấn quan niệm nhân dân, ý chí, tình cảm của nhân dân đối với quốc gia dân tộc, đối với vương triều là bức thành kiên cố vững chắc nhất để bảo vệ hoàng cung. Chính vì vậy, Trần Quốc Tuấn khuyên vua Trần phải "Khoan thứ sức dân" để làm kế "Sâu rễ bền gốc".

Tư tưởng chính trị thời Lý, Trần còn thể hiện ở ý thức xây dựng một nhà nước phong kiến. Trong đó phải nói đến việc xây dựng bộ máy quyền lực, việc sử dụng người hiền và những tư tưởng độc đáo khác như việc thống nhất đạo, Nho, Lão thành hệ tư tưởng chính trị có bản sắc Việt Nam. Song, tư tưởng chính trị nổi bật vẫn là tư tưởng về chủ quyền dân tộc.

Tư tưởng này được thể hiện ở bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống.

"Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

Bài thơ trên được xem là bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền độc lập của dân tộc. Bài thơ khẳng định nước Việt Nam là của người Việt Nam do Hoàng đế Việt Nam cai quản. Đó là sự sắp xếp của tạo hoá được ghi tại "sách trời". Địa giới đã được qui định với tất cả ý nghĩa thiêng liêng của nó. Vì vậy, không có lý do gì để những kẻ nghịch tặc ở bên ngoài có thể xâm phạm. Sự xâm phạm phi lý ấy nhất định sẽ làm cho bọn chúng bị thất bại thảm hại.

Thời nhà Trần, tư tưởng bảo vệ đất nước là làm cho "non nước" được "ngàn thu" và làm cho "sơn hà" đời đời bền vững. Điều đó, đã được ghi lại trong các bài thơ của Trần Quang Khải sau khi chiến thắng quân Nguyên.

Tinh thần ấy cũng được thể hiện trong bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn. Khi phê phán thái độ vô tâm của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết: "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không thấy lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc tháithường, đãi yến ngụy sứ màkhông biết căm". Ông sẵn sàng hy sinh vì đất nước, "dẫu cho trăm thân này phơi ngoàinội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng". Ông luôn đặt trách nhiệmbảo vệ đất nước lên trên hết.

Những tư tưởng của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa chính trị vàquân sự, hình thành những lý luận về chiến tranh giữ nước, đóng góp cho lịch sửchống ngoại xâm, giữ gìn độc lập của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU một số TRIẾT lý về CHÍNH TRỊ của PHƯƠNG tây (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w