1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tài liệu ôn thi môn kinh tế chính trị lớp cao cấp chính trị hành chính

19 1,8K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 183 KB

Nội dung

Trong thực tế, một loại hàng hoá được đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời

Trang 1

CÂU 1: MỐI QUAN HỆ LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIEN CỨU ĐỐI VỚI HAI PHƯƠNG PHÁP SX GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA THẾ GIỚI HIỆN NAY.

a) Khái niệm giá trị hàng hóa và lượng giá trị hàng hóa

Giá trị hàng hoá là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong

hàng hoá

- Đo lường lượng giá trị của hàng hoá là đo lường số lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa Số lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hoá lại được đo bằng thời gian lao động như: bằng giờ lao động, ngày lao động v.v Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng do thời gian lao động quyết định, nhưng không phải là thời gian lao động

cá biệt Trong thực tế, một loại hàng hoá được đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau Thời gian lao động cá biệt chỉ quyết định giá trị cá biệt của hàng hoá mà từng người sản xuất ra Còn giá trị xã hội của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội, với trình độ kỹ thuật trung bình và cường độ lao động trung bình

Vậy lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó

- Trong thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá, thường tương đương với thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường

Cơ cấu lượng giá trị hàng hoá

Để sản xuất ra hàng hoá cần phải chi phí lao động bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố như tư liệu sản xuất: máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động sống hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm - hàng hóa mới Sự kết tinh của lao động quá khứ trong giá trị của tư liệu sản xuất chính là giá trị cũ, còn lao động sống hao phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm mới chính là giá trị mới Vì vậy, cơ cấu

lượng giá trị hàng hoá bao gồm hai bộ phận: 1) Bộ phận giá trị cũ; 2) Bộ phận giá trị mới.

b) Mối quan hệ giữa lượng giá trị hàng hóa với NSLĐ và cường độ lao động

*Mối quan hệ giữa lượng giá trị hàng với NSLĐ:

- Lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó Lượng giá trị luôn thay đổi vì thời gian lao động xã hội cần thiết cũng luôn thay đổi, do sự thay đổi của năng suất lao động xã hội

- Năng suất lao động là hiệu quả có ích của lao động cụ thể và được đo bằng số lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian, hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Khi năng suất lao động xã hội tăng lên thì thời gian lao động xã hội cần

Trang 2

thiết để làm ra một sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm xuống

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá

Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố định Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào những nhân tố như: năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động Cụ thể là:

Năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Có hai loại năng suất lao động, đó là: Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động

xã hội Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị

xã hội Vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít Ngược lại năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm tăng lên

Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động lại tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên

c) Mối quan hệ giữa lượng giá trị hàng hóa với

Cường độ lao động

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động Vì vậy khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi Xét về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động Cần lưu ý, tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động không giống nhau đối với lượng giá trị hàng hoá

- Cần phân biệt tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động Tăng năng suất lao động vừa làm cho khối lượng sản phẩm tăng vừa làm cho giá trị một đơn vị hàng hoá giảm xuống Còn tăng cường độ lao động thì khối lượng hàng hoá tăng và khối lượng lao động hao phí cũng tăng cùng một tỷ lệ nên giá trị một hàng hoá không đổi

Mức độ phức tạp của lao động

Khi nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, có một vấn đề đặt ra là: phải chăng trong cùng một đơn vị thời gian lao động, thì bất cứ ai làm việc gì, nghề gì thì cũng đều tạo ra một lượng giá trị như nhau?

Trang 3

Thực tế không phải như vậy Trong một giờ lao động, chuyuên viên máy tính tạo ra nhiều giá trị hơn người rửa bát Bởi vì lao động của người rửa bát là lao động giản đơn, có nghĩa là bất kì một người bình thường nào, không phải trải qua đào tạo, không cần có sự phát triển đặc biệt, cũng có thể làm được Còn lao động của chuyên viên máy tính là lao động phức tạp đòi hỏi phải có sự đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề

Vì vậy, trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên

Để cho các hàng hoá do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hoá do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức

tạp thành lao động giản đơn trung bình Mác viết: “Lao động phức tạp chỉ là lao động

giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn đuợc nhân lên, thành thử một lượng lao động phức tạp nhỏ hơn thì tương đương với một lượng lao động giản đơn lớn hơn”

Tóm lại, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết,

giản đơn trung bình

d) Ý nghĩa đối với hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối:

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài tuyệt đối ngày lao trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi

Giả sử nhà tư bản mua được hàng hóa sức lđ để sử dụng 1 ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư như hình biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:

Thì Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 55 ´ 100% = 100%

Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động tuyệt đối thêm 2 giờ, trong khi thời gian lao động tất yếu không thay đổi, vẫn là 5 giờ khi đó ngày lao động được chia như sau:

Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 57 ´ 100% = 140%

Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên Như thí dụ trên tỷ suất giá trị thặng dư từ 100%, tăng lên là 140% Đây chính là phương pháp sx GTTD tuyệt đối

Thời gian tất yếu 5 giờ Thời gian thặng dư 5 giờ

Thời gian cần thiết 5 h Thời gian thặng dư 7 h

Trang 4

Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định đó là Giới hạn về mặt sinh lí do cn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ do đó không thể kéo dài bằng ngày tự nhiên hơn nữa công nhân kiên quyết đấu tranh đòi rút ngắn ngày lđ nên quyền lợi hai bên có mâu thuẫn, thông qua đấu tranh tùy tương quan lực lượng mà quyết định độ dài ngày lđ nhưng dù sao ngày

lđ phải dài hơn ngày lđ tất yếu và cũng không thể vượt qua giới hạn thể chất và tinh thần của ngưới lđ trong từng giai đoạn lịch sử Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ đây cũng là cơ sở để các nhà

tư bản sử dụng phương pháp khác tinh vi hơn để tăng cường bóc lột đó là phương pháp :

sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu( thời gian lđ cần thiết) để kéo dài tương ứng thời gian lđ thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không đổi bằng cách tăng năng xuất lđ hoặc phát biểu cách khác là: giá trị thặng dư tương đối là GTTD thu được nhờ rút ngắn thời gian lđ tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lđ do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lđ không thay đổi

Giả sử ngày lao động là 10 giờ với 5 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư như biểu diễn ở sơ đồ dưới:

Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ =

5

5 ´ 100% = 100%

Giả định rằng do tăng năng xuất lđ trong các nghành sx ra tư liệu sinh hoạt hoặc các nghành sx ra tư liệu sx để tạo ra tư liệu sinh hoạt, điều đó làm giá trị sức lđ ( giá trị sức lđ được đo bằng giá trị các tư liệu sinh họat cần thiết để tái sx sức lđ ) giảm làm lđ tất yếu rút xuống còn 3 giờ thì thời gian lao động thặng dư tăng lên là 7 giờ như được biểu diễn dưới đây:

Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ =

3

7 ´ 100% = 233,33 % Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 233, 33%

Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng tương đối là phương pháp chủ yếu

Như vậy ở đây ta thấy trong phương thức sx giá trị thặng dư tuyệt đối chủ yếu dùng biện pháp tăng thời gian lao động tuyệt đối nó cũng giống như tăng cường độ lđ, Xét về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động

Còn trong phương pháp sx giá trị thặng dư tương đối việc tăng năng xuất lđ trong các nghành sx ra tư liệu sinh hoạt hoặc các nghành sx ra tư liệu sx để tạo ra tư liệu sinh hoạt đóng vai trò quyết định

Thời gian tất yếu 5 giờ Thời gian thặng dư 5 giờ

Thời gian tất yếu 3 giờ Thời gian thặng dư 7 giờ

Trang 5

Tóm lại năng xuất lđ và cường độ lđ có mối liên hệ chặt chẽ với lượng giá trị hàng hóa

và trong phương thức sx tbcn sx giá trị thặng dư( hay lợi nhuận) là quy luật tuyệt đối, các nhà tư bản đã vận dụng rất tốt vai trò của năng xuất lao động( với việc tăng năng xuất lđ bằng cách không ngừng đổi mới và áp dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật) và cường độ lđ

để tạo ra nhiều giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối với quy mô và trình độ bóc lột ngày càng cao hơn

Câu 2: Phân tích tuần hoàn của tư bản sản xuất và tư bản tiền tệ Liên hệ với việc rút ngắn thời gian chu chuyển của TB Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề trên.

A Phân tích tuần hoàn của tư bản sản xuất và tư bản tiền tệ

Khái niệm về tuần hoàn của tư bản: chỉ sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn,

rồi quay trở về hình thái ban đầu vơi giá trị không chỉ đuợc bảo tồn mà còn tăng lên gọi là

sự tuần hoàn của TB

Theo Mác thì: “Tuần hoàn của tư bản là sự biến chuyển liên tiếp của tư bản qua ba giai đoạn, trải qua ba hình thức, thực hiện ba chức năng tương ứng, để trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn hơn”(1)

Tuần hoàn của tư bản là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ sự vận động của tư bản trải qua các giai đoạn, lầ

n lượt mang những hình thái khác nhau, thực hiện các chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không những được bảo tồn mà còn tăng lên Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng đồng thời là sự vận động đứt quãng không ngừng

Tuần hoàn sản xuất: SX H’-T’-H SX

Mở đầu và kết thúc tuần hoàn là SX, vận đọng của TB biểu hiện ra là sự vận động không ngừng của SX Trong hình thái tuần hoàn này, hàng hoá và tiền tệ chỉ là những yếu tố trug gian, toàn bộ quá trình lưu thông H’- T’-H chỉ là điều kiện trong SX Tuần hoàn này chỉ rõ TB-Hàng hoá từ quá trình SX mà ra, là kết quả trực tiếp của SX, còn TB tiền tệ là kết quả của việc thực hiện TB hàng hoá, đồng thời là phương tiện mua, chuẩn bị các yếu tố cho quá trình SX mới, nghĩa là TB tiền tệ chỉ là môi giới trung gian cho TB hàng hoá chuyển biến thành TB SX

Tuần hoàn của TB SX không chỉ ra được động cơ, mục đích vận động của TB, nhưng lại làm rõ được nguồn gốc của TB Nguồn gốc đó là lao động của công nhân tích lũa lại, là từ trong quá trình SX

Tuần hoàn của TB SX phản ánh tính chất liên tục của SX Một số nhà KT chỉ căn cứ vào hình thái tuần hoàn này đã cho rằng, nền KT TB chủ nghĩa sẽ không thể có khủng hoàng

SX thừa

Tuần hoàn về tư bản tiền tệ: H-T SX H'-T' (viết gon lại là T-T')

Mở đầu và kết thúc tuần hoàn đều là tiền Sự vận động của TB biểu hiện ra là sự vận động của tiền Hàng hóa hay SX chỉ là những yêu stố trung gian Trong T - T' mọi quá trình trung gian đều biến mất, quan hệ bóc lột của tư bản đối vơi slao động làm thuê bị che giấu, hình như lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn

Hình thái tuần hoàn này phản ánh rõ rệt nhất ục đích, động cơ vận động của TB là làm tăng giá trị, là đem lại giá trị thặng dư Hơn nữa giá trị thặng dư lại biểu hiện dưới

Trang 6

hình thức chói lọi nhất của nó là hình thái tiền Bởi vạy T- T' là hình thái biểu hiện phiến diện nhất che dấu nhất, những cũng đực trưng nhất, nổi bật nhất cho sự vận động của TB

Mặc dù tư bản tiền tệ ở vào một vị trí khác trước, nhưng chức năng của số tư bản -tiền tệ mà giờ đây tư bản hàng hoá đã chuyển hoá thành thì cũng vẫn như cũ: chuyển hoá thành TLSX và SLĐ T - Slđ là việc mua bán hàng hoá sức lao động dùng để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn T - Tlsx là một công việc không thể thiếu đượcvề mặt vật chất để đạt được mục đích đó Sau khi T - H Slđ TLSX hoàn thành,thì T được chuyển hoá thành tư bản sản xuất và tuầnhoàn lại bắt đầu trở lại

Do đó, hình thái đầy đủ của tư bản sản xuất Sx H’ - T’ - H Sx là: Slđ H - T -H + + TLS x S x SX H’ h t -h –

Công thức chung của tuần hoàn của tư bản sản xuất Slđ Sx H’ - T’ T - H Sx (Sx’) Tlsx Tuần hoàn của tư bản - hàng hoá

3 Quan điểm của Mác về vấn đề chu chuyển của tư bản Theo Mác thì: “Sự tuần

hoàn của tư bản, nếuxét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại chứ không phải là quátrình cô lập, riêng lẻ, thì gọi là chu chuyển của tư bản” (2) Trong quá trình chuchuyển của tư bản tức là để sản xuất ra hàng hoá, nhà sản xuất phải mất mộtkhoảng thời gian mà theo Mác - Lênin nêu lên là: “Thời gian chu chuyển củatư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhấtđịnh (tiền tệ, sản xuất hàng hoá) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũngdưới hình thức như thế, nhưng có thêm giá trị thặng dư(3)

Như vậy tổng thờigian chu chuyển của một tư bản nhất định bằng thời gian lưu thông và thờigian sản xuất của nó cộng lại Thời gian củavòng chu chuyển ấy được quyết định bởi tổng số thời gian sản xuất và thờigian lưu thông cộng lại Tổng số thời gian ấy là thời gian chu chuyển của tưbản Do đó, thời gian chu chuyển của tư bản bao quát khoảng thời gian từ mộtđịnh kỳ tuần hoàn tiếp theo; nó nói lên tính chu kỳ trong quá trình sinh sốngcủa tư bản

B Liên hệ với việc rút ngắn thời gian chu chuyển

Chu chuyển của tư bản là khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về sự tuần

hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại không ngừng Chu chuyển của tư bản nói lêntốc độ vận động của tư bản cá biệt

Thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn gọi là thời gian chu chuyển của tư bản Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất Thời gian sản xuất bao gồm:

 Thời gian lao động

 Thời gian gián đoạn lao động

 Thời gian dự trữ sản xuất

Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố như:

 Tính chất của ngành sản xuất, ví dụ ngành đóng tàuthời gian sản xuất thường dài hơn ngành dệt vải hay dệt thảm trơn thời gian thường ngắn hơn dệt thảm trang trí hoa văn

Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lặp đi lặp lại thì gợi là sự chu chuyển của tư bản Những tư bản khác nhau chu chuyển với vận tốc khác

Trang 7

nhau tuỳ theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hóa Thời gian chu chuyển của tư bản ban gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông

Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.

Thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều nhân tố như : tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm; sự tác động của quá trình tự nhiên đối với sản xuất; năng suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất

- Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông Trong thời gian

lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc các nhân tố sau đây: thị trường

xa hay gần, tình hình thị trường xấu hay tốt, trình độ phát triển của vận tải và giao thông Thời gian chu chuyển của tư bản càng rứt ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng

dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn

Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số vòng chu chuyển không giống nhau Để so sánh tốc độ vận động của các tư bản khác nhau, người ta tính số vòng chu chuyển của các loại tư bản đó trong một thời gian nhất định

Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm

Ta có công thức số vòng chu chuyển của tư bản nhau:

n = CH/ch

Trong đó: (n) là số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian 1 năm; (ch)

là thời gian cho l vòng chu chuyển của tư bản

Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển

trong năm là: n = 12 tháng/6 tháng = 2 vòng

Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian 1 vòng chu chuyển của tư bản Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó

Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu trên:

Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, hay rút ngắn thời gian chuyển của tư bản sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản:

- Một là, tăng tốc độ chu chuyển của TBCĐ sẽ:

+ Tránh được hao mòn hữu hình, vô hình

+ Cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị

+ Giảm chi phí bảo quản

+ Có thể sử dụng quỹ khấu hao để mở rộng quy mô sản xuất

+ Hết hạn sử dụng thì TB cố định có thể sử dụng như một công cụ tự nhiên, không phải khấu hao nữa Còn có thể bán thanh lý, do vậy cần phải xem xét kỹ

- Hai là, tăng tốc độ chu chuyển của TBLĐ có tác dụng:

Trang 8

+ Có thể mở rộng quy mô sản xuất mà không cần phải có TBLĐ phụ thêm, nếu tận dụng được công suất của thiết bị

+ Nếu quy mô sản xuất không đổi thì tăng tốc độ chu chuyển của TBLĐ sẽ tiết kiệm được khối lượng TBLĐ

- Ba là, đối với tư bản khả biến, việc tăng tốc độ chu chuyển càng hết sức quan

trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm

Ý nghĩa tổng quát là tăng tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ tăng được hiệu suất sử dụng tư bản cho nhà tư bản, mang lại nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản

Tóm lại: Tăng tốc độ chu chuyển TB lên sẽ tăng vòng quay của vốn Đối với TB cố định rút ngắn thời gian khấu hao, tránh được hao mòn hữu hình và vô hình, thì sẽ tăng vòng quay của TB cố định, rút ngắn thời gian chu chuyển cố định hoặc làm rút ngăn thời gian khấu hao TB cố định máy móc, nhà xưởng tránh được hao mòn vô hình Trong thời đại công nghệ hao mòn vô hình diễn ra rất nhanh, xuất hiện rất nhiều máy móc khác cùng loại năng suất cao hơn, giá thành lại rẻ Do đó, phải tăng cường thời gian sử dụng máy móc có nghĩa là tăng ca làm việc hoặc tăng thời gian lao động Đối vơi TB cố định giảm thời gian khấu hao giảm thời gian vô hình Đối vơi TB lưu động rút ngăn thời gian SX, tăng tốc độ quay vòng của vốn, cùng vốn sản xuất cố định mà vẫn có thể mở rộng SX không cần tăng vốn mà vẫn thu được lợi nhuận cao

Nếu tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động thì có thể mở rộng SX mà không cần tăng vốn hoặc nếu quy mô sx vẫn như cũ thì số vốn ứng ra ban đầu bỏ ra ít đi Đối với tỉ suất lợi nhuận sẽ tăng có nghĩa là giá trị thặng dư tăng lên

Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn

Câu 3 (Đề thi mới cập nhật) Phân biệt sự khác nhau giữa tích lũy, tích tụ và tập trung TB.

* Khái niệm tích lũy tư bản

Đặc điểm phổ biến của tái sản xuất TBCN là tái sản xuất mở rộng Tái sản xuất mở rộng có nghĩa

là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô ngày càng lớn hơn Muốn vậy phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.

Thí dụ: nhà tư bản ứng ra 1.000 đôla, sản xuất được 200 đôla giá trị thặng dư và tiêu dùng 100 đôla, còn 100 đôla bỏ vào sản xuất thì quy mô của quá trình tiếp theo sau đó sẽ là 1.100 đôla.

Vậy, tích luỹ tư bản là quá trình biến một phần GTTD thành tư bản phụ thêm để mở rộng sản xuất hay là quá trình tư bản hoá một phần GTTD.

* Khái niệm tập trung tư bản: Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng

cách hợp nhất nhiều tư bản cá biệt sẵn có thành một tư bả cá bệt khác lớn hơn Tập trung tư bản còn được thể hiện thông qua cạnh tranh”cá lớn nuốt cá bé” hoặc do các nhà tư bản cá biệt nhỏ liên kết với nhau để tránh bị phá sản.

Trang 9

Quy mô của TB cá biệt tăng lên thông qua hai con đường tích tụ và tập trung TB Quá trình tích lũy TB là quá trình tích tụ và tập trung TB ngày càng tăng

Tích tụ TB là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản Tích tụ TB do yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Mặt khác khi khối lượng giá trị thặng dư tăng thêm tạo điều kiện cho tích tụ tư bản mạnh hơn.

Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất nhứng tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt lớn hơn Tập trung tư bản có thể qua con đường tự nguyện hoặc cưỡng bức.

- * Sự giống và khác nhau giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản

- - Sự giống nhau: Giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ là đều là tăng quy mô của tư bản cá biệt, cả hai đều do quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh chi phối và đều tăng cường sự thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản

- - Sự khác nhau:

+ về nguồn gốc: tích tụ tư bản là giá trị thặng dư được tư bản hóa còn tư bản tập trung là những tư bản

cá biệt đã được hình thành trong xã hội.

+ về quy mô: tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt và tư bản xã hội còn tập trung tư bản tăng quy mô tư bản cá biệt không tăng tư bản xã hội

+ Về quan hệ: tư bản tích tụ là mối quan hệ giữa nhà tư bản và lao động còn tập trung tư bản là phản ánh mối quan hệ cạnh tranh tư bản trong nội bộ giai cấp tư sản.Thực chất của tập trung tư bản là cơ cấu lại tư bản xã hội dưới tác động của quy luật cạnh tranh

+ Về phạm vi: tư bản tích tụ bị giới hạn bởi khối lượng giá trị thặng dư còn tập trung tư bản thì ngược lại không bị giới hạn bởi khối lượng giá trị thặng dư.

+ Về vai trò : Tích tụ tư bản quyết định số vốn của một quá trình tái sản xuất mở rộng TBCN Tập trung

tư bản cho phép tiến hành một nền sản xuất lớn TBCN

Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau dưới tác động của cạnh tranh.Tích tụ là điều kiện, là cơ sở cho tập trung tư bản Tích tụ là quá trình làm cho tư bản thay đổi về lượng, cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến tập trung mạnh hơn Tập trung làm cho tư bản thay đổi về chất, làm tăng sức cạnh tranh của tư bản trên thị trường, tạo động lực trở lại cho tích tụ tư bản Ảnh hưởng qua lại này của tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản ngày càng tăng.

Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng do đó nền sản xuất TBCN cũng ngày càng trở thành nền sx xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB ngày càng sâu sắc thêm Nếu gạch bỏ tính chất TBCN thì tích tụ và taapjtrung tư bản là hình thức tích tụ và tập trung sản xuất, góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn xã hội, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất

Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau phát triển Tích tụ tư bản làm tăng quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung mạnh hơn Tập trung tư bản lạ tạo điều kiện thuận lợi để thu được nhiều giá trị thặng dư, đẩy nhanh tích

tụ, ảnh hưởng qua lại giữa tích tụ và tập trung tư bản ngày càng cao.

SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA TƯ BẢN SỬ DỤNG VÀ TƯ BẢN TIÊU DÙNG LÀM TĂNG QUY MÔ TÍCH LŨY ?

(Câu hỏi này có yêu cầu nói đến nhân tố làm tăng quy mô cuat tích lũy đâu, mà trình bày nhân tố này?)

Trang 10

Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu sản xuất mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất hàng hoá, còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu sản xuất

ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao Vì vậy, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.

Máy móc, thiết bị, nhà xưởng mặc dù giá trị của nó đã được chuyển từng phần vào sản phẩm mới theo mức độ hao mòn vật chất, nhưng chúng vẫn được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất Trong quá trình sản xuất, mặc dù tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, nhà xưởng) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần Sau khi trừ đi những tổn phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc

và công cụ lao động, nhà tư bản sử dụng các công cụ lao động đó mà không mất thêm chi phí nào khác

Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.Sau khi trừ đi những tổn phí hàng ngày rong việc sử dụng máy móc và công cụ lao động, nhà tư bản sử dụng các công cụ lao động đó mà không mất thêm chi phí nào khác Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn thì sự phục vụ không công của tư liệu sản xuất càng nhiều Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị Do

đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên.

Sự phục vụ không công của lao động quá khứ cho nhà tư bản giống như các lực lượng tự nhiên Nhưng

sự phục vụ không công của lao động quá khứ được lao động sống nắm lấy và làm sống lại đang được tích lũy cùng với quy mô ngày càng tăng của tích lũy tư bản.

Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, do

đó sự phục vụ không công của máy móc càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều

Tích luỹ vừa là điều kiện vừa là quy luật của tái sản xuất mở rộng vì vậy để tăng quy mô tích lũy tư bản, cần khai thác những nhân tố làm tăng quy mô tích luỹ; tăng năng suất lao động; sử dụng hiệu quả năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng để vừa mở rộng sản xuất vừa đảm bảo ổn định đời sống xã hội.

CÂU 4: CÁC NHÂN TỐ LÀM TĂNG QUY MÔ TÍCH LŨY TƯ BẢN PHÂN TÍCH RÕ

NHÂN TỐ SỰ CHÊNH LỆCH TƯ BẢN SỬ DỤNG VÀ TƯ BẢN TIÊU DÙNG LÀM TĂNG QUY MÔ TÍCH LŨY

1 Khái niệm tích lũy tư bản

Đặc điểm phổ biến của tái sản xuất TBCN là tái sản xuất mở rộng Tái sản xuất mở rộng có nghĩa là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô ngày càng lớn hơn Muốn vậy phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm

Thí dụ: nhà tư bản ứng ra 1.000 đôla, sản xuất được 200 đôla giá trị thặng dư và tiêu dùng 100 đôla, còn 100 đôla bỏ vào sản xuất thì quy mô của quá trình tiếp theo sau đó sẽ

là 1.100 đôla

Vậy, tích luỹ tư bản là quá trình biến một phần GTTD thành tư bản phụ thêm

để mở rộng sản xuất hay là quá trình tư bản hoá một phần GTTD.

Ngày đăng: 19/02/2015, 16:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w