1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tổng hợp câu hỏi ôn thi môn kinh tế chính trị

26 783 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 217,5 KB

Nội dung

Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thịtrường đã được khẳng định tại Đại hội VI của Đảng “phát triển nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trườ

Trang 1

Câu 1 : Giải thích nhận thức mới của Việt Nam về kinh tế thị trường Mối quan hệkinh tế thị trường với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và với địnhhướng XHCN ở Việt Nam

Bài làm

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, sự tồn tại của sản xuất hànghóa là tất yếu khách quan Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thônghàng hóa, vì vậy thừa nhận sản xuất hàng hóa không thể phủ định sự tồn tại kháchquan của thị trường Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thịtrường đã được khẳng định tại Đại hội VI của Đảng “phát triển nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng XHCN” Quan điểm này tiếp tục được Đại hội VII xác định vàđược Đại hội IX phát triển thành chủ trương xây dựng và phát triển nền KT thịtrường định hướng XHCN, đây là những bước tiến quan trọng trong quá trình tổngkết thực tiễn cách mạng, đổi mới tư duy KT, vượt qua những quan niệm xơ cứng

về mô hình phát triển KT-XH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, trong thời kỳquá độ lên CNXH, những điều kiện chung để KT hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồntại

1 Khái niêm về kinh tế thị trường:

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều đượcthực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi, mua bán Nói cách kháckinh tế thị trường là nền kinh tế dựa vào thị trường để vận động và phát triển Việcsản xuất ra những hàng hóa gì, cần có những dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầuthị trường Mọi sản phẩm đi vào sản xuất phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều phảithông qua thị trường Quan hệ tiền tệ - hàng hóa phát triển, mở rộng và phổ biếntrong mọi hoạt động SX kinh doanh Thái độ cư xử của từng thành viên tham giathị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích cho chính mình theo sự dẫn dắt của giá cảthị trường

1 Tại sao nói “kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội”

Trước đây, trong quá trình phát triển lên CNXH của các nước XHCN nóichung và Việt Nam ta nói riêng, đã có những quan điểm ngộ nhận cho rằng chủnghĩa xã hội đối lập với kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị trường là đi chệchhướng XHCN - tức là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, quay lưng lại vớiCNXH Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên chủ yếu là do nhận thức không đúng vềđiều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa thị trường và do chủ quan duy ýchí nên đã hiểu sai và vận dụng không đúng một số luận điểm của Mác vàĂngghen

a Kinh tế thị trường không chỉ là sản phẩm của chế độ tư hữu

Về mặt lý luận, cần khẳng định rằng kinh tế thị trường là giai đoạn phát triểncao của kinh tế hàng hóa Trước đây quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa nóichung đều cho rằng: 2 điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa là phâncông lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đồng thời do quá nhấnmạnh chế độ tư hữu là nguồn gốc sản sinh ra chủ nghĩa tư bản nên từ đó đi đến kếtluận sai lầm rằng việc xây dựng CNXH là xóa bỏ chế độ tư hữu, vì vậy cũngkhông còn nền sản xuất hàng hóa nữa

Trang 2

Thực ra, nền KT sản xuất hàng hóa chỉ gắn liền với chế độ tư hữu về tư liệu SX lúc mới hình thành, tuy nhiên khi SX hàng hóa phát triển, theo đà tăng trưởng, LLSX nảy sinh xu hướng tách biệt quyền sở hữu với quyền sử dụng TLSX, tạo nên

sự tách biệt độc lập tương đối về măt kinh tế Tính chất tư nhân độc lập của lao động SX hàng hóa giờ đây không phụ thuộc vào quyền sở hữu mà chỉ phụ thuộc vào quyền sử dụng TLSX Sự tách biệt về quyền sử dụng TLSX, tính tự chủ của mỗi chủ thể kinh tế dẫn đến sự tách biệt về quyền làm chủ kết quả sản xuất, đó là cơ sở cho sự tồn tại trao đổi hàng hoá (tức đầu ra), còn các yếu tố đầu vào (ruộng đất, vốn và các TLSX khác) có thể thuộc sở hữu công cộng (Nhà nước, thị trường), có thể sở hữu tư nhân, người sử dụng TLSX ấy vẫn có thể sản xuất hàng hoá Thí dụ: Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng được giao quyền sở hữu lâu dài cho hộ hoặc nông trường quốc doanh hay hợp tác xã đều có thể sản xuất hàng hoá

Ngày nay, trong thế giới tồn tại các nền kinh tế thị trường có định hướng khácnhau Một nền kinh tế thị trường bao giờ cũng được định hướng bởi bản chất xãhội giai cấp của nền kinh tế đó Thực tế nền kinh tế thị trường thế giới cũng chothấy : các nước khác nhau có trình độ kinh tế, kết cấu xã hội, phong tục, tập quán

và truyền thống khác nhau nên cùng một mô hình kinh tế thị trường nhưng có cácthể chế kinh tế khác nhau Không chỉ các nước tư bản mới phát triển nền kinh tếthị trường (nền kinh tế thị trường tự do của Mỹ, nền kinh tế thị trường cộng đồngcủa Nhật, nền kinh tế thị trường xã hội của CHLB Đức …) mà các nước XHCNnhư Trung quốc cũng xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN mang màu sắc TrungQuốc Như vậy, không có một nền kinh tế thị trường nào là “bản sao” của nền kinh

tế thị trường khác, mỗi nước cần phải tìm ra cho mình một thể chế kinh tế thịtrường phù hợp và sẽ sai lầm nếu đồng nhất nền kinh tế thị trường với chủ nghĩa

tư bản, với kinh tế thị trường TBCN

Ngoài ra, trong giai đoạn trước đổi mới, việc cho rằng kinh tế thị trường là đốilập với CNXH là do căn cứ trên những luận điểm sau đây của Mác và Ăngghen:

chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ buôn bán; cùng với việc xã hội nắm lấy những tư liệu sản xuất thì sản xuất hàng hóa cũng bị loại trừ và do đó sự thống trị của hàng hóa đối với những người sản xuất cũng bị loại trừ Thực ra những luận điểm của

CácMác và Ăngghen chỉ là những dự đoán về giai đoạn cao của chủ nghĩa cộngsản chứ không phải nói về giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản : giai đoạn chủ

nghĩa xã hội Nói về giai đoạn chủ nghĩa xã hội, Mác đã nhấn mạnh : đó là một xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, vì vậy về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần nó vẫn còn mang những dấu vết của xã hội cũ, nói cách khác,

hệ thống kinh tế – xã hội của CNXH còn mang nhiều dấu ấn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Như vậy, làm sao xóa ngay được cái “dấu vết” đặc

trưng của chủ nghĩa tư bản là kinh tế hàng hóa cũng như không thể xóa bỏ chế độ

tư hữu ngay lập tức mà chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, “chỉ khi nào đã tạo nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới có thể thủ tiêu được chế độ tư hữu” (C.Mác và Ăngghen toàn tập –

NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, tập 4, trang 469) Mặt khác - trong giaiđoạn này - khi mỗi người lao động vẫn còn lệ thuộc vào sự phân công lao động xãhội, vẫn còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc; lao động vẫn làphương tiện để sinh sống chứ chưa trở thành nhu cầu bậc nhất của mỗi người, sứcsản xuất của xã hội chưa đạt đến mức của cải tuôn ra dào dạt để phân phối theonhu cầu thì vẫn phải đi con đường vòng, tức là thực hiện phân phối thông qua traođổi hàng hóa

Trang 3

Từ những phân tích trên cho thấy quan điểm cho rằng CNXH đối lập với kinh

tế thị trường là quan điểm sai lầm, kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng,

là đặc trưng của CNTB, không chỉ gắn với chế độ sở hữu công cộng thuộc cáccộng đồng khác nhau như đã từng diễn ra trong lịch sử

b Kinh tế thị trường là thành tựu chung của loài người chứ không phải do CNTB sinh ra và bản thân của kinh tế thị trường không mang bản chất của chế

độ nào, nó chỉ là phương tiện còn giai cấp nào sử dụng với mục đích của giai cấp đó, vì vậy kinh tế thị trường mang màu sắc nào là do quan hệ SX chi phối

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa dựa trên sựphát triển rất cao của lực lượng sản xuất Xét về mặt lịch sử, kinh tế hàng hóa cótrước kinh tế thị trường Kinh tế hàng hóa ra đời thì thị trường cũng xuất hiện,nhưng không có nghĩa là đã có kinh tế thị trường Với sự tăng trưởng của kinh tếhàng hóa, thị trường được mở rộng, phong phú, đồng bộ, các quan hệ thị trườngtương đối hoàn thiện mới có kinh tế thị trường Như vậy, kinh tế thị trường khôngphải là một giai đoạn khác biệt, độc lập đứng ngoài kinh tế hàng hóa mà là giaiđoạn cao của kinh tế hàng hóa

Kinh tế thị trường còn là một hệ thống kinh tế tồn tại khách quan dựa trên mộttrình độ phát triển tương ứng của LLSX và trở thành một bộ phận quan trọng củaquan hệ SX tương ứng , nó không phải là kiểu tổ chức do con người tạo ra bằng ýchí chủ quan của mình mà hình thành một cách khách quan

Ta cũng biết sản xuất hàng hóa bao giờ cũng tồn tại trong một chế độ xã hộinhất định, vì vậy mục đích, tính chất và phạm vi giới hạn của sản xuất hàng hóacòn bị chi phối bởi quan hệ SX của phương thức SX thống trị, sự phát triển củakinh tế hàng hóa tất nhiên chịu sự tác động của những quan hệ XH nhất định hìnhthành nên các chế độ KT-XH khác nhau Vì vậy không thể nói kinh tế hàng hóa làsản phẩm của một chế độ KTXH nào mà phải hiểu nó là sản phẩm của quá trìnhphát triển lực lượng sản xuất xã hội loài người, nó xuất hiện và tồn tại trong nhiềuphương thức sản xuất xã hội và đến trình độ cao hơn đó là kinh tế thị trường Kinh

tế thị trường đã từng tồn tại và phát triển qua những phương thức sản xuất khácnhau Thị trường đã xuất hiện từ khi công xã nguyên thủy tan rã Ở Trung quốc thịtrường đã xuất hiện từ thời Thần Nông – 5000 năm trước công nguyên Kinh tế thịtrường phát triển trong lòng XH phong kiến Dưới chế độ CNTB, theo Mác thì nóđạt đến đỉnh cao khi sức lao động trở thành hàng hóa và sẽ tồn tại sau CNTB - nếutrước CNTB kinh tế thị trường còn manh nha ở cấp độ thấp thì cùng với CNTB nódần dần chi phối toàn bộ cuộc sống XH của con người trong xã hội đó và vươn rathị trường toàn cầu Thực tế đó đã làm cho người ta ngộ nhận đó là sản phẩm đặctrưng của CNTB Song kinh tế thị trường là phạm trù lịch sử Nó có thời điểm rađời thì cũng có thời điểm kết thúc Ngày nay dưới CNTB, kinh tế thị trường vẫntiếp tục phát triển; nó xuyên qua các biên giới quốc gia, hình thành nên thị trườngtoàn cầu, nó không chỉ biến sức lao động cơ bắp mà cả lao động trí tuệ thành hànghóa Mặt khác nó cũng đang bị giới hạn bởi định hướng của nền kinh tế thị trườngTBCN

2 Cơ sở nào nói kinh tế thị trường cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam

Bắt đầu từ sau Đại hội Đảng lần VI, nhận thức đúng về vai trò quan trọng củanền kinh tế thị trường trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Thực tiễn đã dạy

Trang 4

chúng ta rằng “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”

(Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII) Cương lĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ mới quá độ lên CNXH chỉ rõ nhiệm vụ phải phát triển một nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN Điều này cho thấy đã có sự

đổi mới về nhận thức của Đảng và Nhà nước ta từ việc coi kinh tế hàng hóa thịtrường thị trường đối lập với CNXH sang nhận thức kinh tế thị trường khôngnhững không đối lập mà nó còn cần thiết cho quá trình xây dựng CNXH ở ViệtNam Như vậy, kinh tế thị trường cần thiết như thế nào đối với quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta ?

Ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH, sự tồn tại và phát triển kinh tếthị trường là một tất yếu khách quan do những điều kiện chung để kinh tế hàng hóaxuất hiện vẫn còn tồn tại Những điều kiện chung đó bao gồm :

- Hiện nay, mặc dù lực lượng SX ở nước ta còn thấp nhưng đã có sự phâncông xã hội Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền SX hàng hóa vẫncòn tồn tại và ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, phân công lao độngtrong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển Sự phát triển củaphân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chuyên môn sâucủa các ngành nghề ở nước ta, chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra traođổi trên thị trường

- Nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế như các thực thể kinh tế độc lập.Sự tồn tại và phát triển củanhiều hình thức sở hữu của nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo nên sự tách biệtkinh tế giữa các chủ thể kinh tế độc lập, cũng như điều kiện tất yếu cho sự tồn tại

và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta Trong những điều kiện đó, việc trao đổisản phẩm giữa các chủ thể SX với nhau thông qua con đường thỏa thuận, mua bán

là một tất yếu

Bên cạnh đó, kinh tế thị trường là cần thiết cho quá trình xây dựng CNXH ởnước ta, là phương thức làm kinh tế hiệu quả hơn so với mô hình kinh tế điều tiếthành chính trực tiếp (phi thị trường) mà trước đây chúng ta đã áp dụng Đại hộiĐảng lần IX đã khẳng định mô hình nền kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ lànền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của nhà nước theo định hướng XHCN Sự lựa chọn đó xuất phát từ những lợiích của việc phát triển kinh tế xã hội đem lại cho nước ta

- Kinh tế thị trường là cần thiết để phát triển nhanh LLSX, xây dựng cơ

sở vật chất kỹ thuật hiện đại để xây dựng CNXH : Nước ta đang trong thời kỳ quá

độ lên CNXH, muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất phải XH hóa, chuyênmôn hóa lao động, làm cho phân công lao động phát triển nên đòi hỏi phải hợp táctrao đổi hàng hóa Quá trình ấy chỉ có thể diễn ra một cách thuận lợi trong nền kinh

tế hàng hóa, kinh tế thị trường

- Phát triển kinh tế thị trường thúc đẩy nhanh quá trình XH hóa và làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động, bởi vì :

+ Cơ chế thị trường là một cơ chế tự vận động của thị trường theo quy luậtnội tại vốn có của nó, trong đó có một loạt các quy luật kinh tế cùng đồng thời vậnđộng và quan hệ hữu cơ với nhau Sự tác động của các quy luật giá trị, cạnh tranh,

sự vận động của quy luật cung - cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật lợi nhuận

… đã tạo sự tác động tổng hợp có tác dụng tích cực trong nền SX hàng hóa, nó có

Trang 5

tác dụng lựa chọn các tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, trì trệ, kém phát triển Vị vậy,kinh tế thị trường đòi hỏi người sản xuất phải tích cực, năng động, thường xuyêncải tiến kỹ thuật và tổ chức quản lý nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thị trường,

nó có tác dụng trực tiếp hướng dẫn các doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực hoạt động,mặt hàng, quy mô, công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạthiệu quả cao nhất Nhờ vậy, sự phát triển của kinh tế thị trường có tác dụng kíchthích SX và lưu thông hàng hóa phát triển

+ Phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi phải đào tạo ngày càng nhiều cán bộquản lý và lao động có trình độ cao Muốn thu nhiều lợi nhuận, họ phải vận dungnhiều biện pháp để quản lý kinh tế, ứng dụng nhanh những thành tựu KH-KT đểnâng cao sức SX của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thịtrường của nó, nhờ đó có ưu thế trong cạnh tranh và thu lợi nhuận siêu ngạch nhiềuhơn Qua các cuộc cạnh tranh trên thị trường, những nhân tài quản lý kinh tế và laođộng thành thạo xuất hiện ngày càng nhiều và đó là dấu hiệu quan trọng cho tiến

bộ kinh tế Kinh tế thị trường cũng mang lại tính dân chủ, xác định rõ quyền hạn

và trách nhiệm của mỗi thành viên khi tham gia vào một quá trình kinh tế

+ Phát triển nền kinh tế thị trường là phù hợp với sự phát triển nền SX XH,cũng có nghĩa là sản xuất XH ngày càng phong phú, đáp ứng như cầu đa dạng củamọi người Thông qua thị trường, nhu cầu tiêu dùng của xã hội sẽ được thỏa mãn

Sự tiêu dùng của nhân dân sẽ tái tạo nhu cầu, kích thích nhu cầu mới đòi hỏi SXphải đáp ứng Thị trường có tác dụng kiểm tra mức độ thỏa mãn nhu cầu và khảnăng SX Nó còn là nơi so sánh giá trị hàng hóa, do đó thúc đẩy người SX`tìm mọicách giảm tiêu hao lao động xã hội, giảm giá thành hàng hóa và nâng cao chấtlượng sản phẩm Với tác dụng như trên, thị trường được coi như là một đòn bẩykinh tế quan trọng thúc đẩy SX và lưu thông phát triển

- Quan hệ hàng hóa - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặcbiệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc

vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hóađưa ra trao đổi trên thị trường thế giới Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắcngang giá

3 Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN

Tại Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) lần đầu tiên nêu lên khái niệm nước

ta đang thực hiện "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" Vậy đặctrưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì ? Nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN ở nước ta một mặt vừa có nguyên tắc, tính chất chung của nềnkinh tế thị trường Theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học thì kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên những nguyêntắc và quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt chi phốibởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH thực hiện trên cả 3 mặt : sở hữu, tổ chứcquản lý và phân phối Do đó kinh tế thị trường định hướng XHCN phải có nhữngđặc trưng, bản chất như sau :

* Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường :

Trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thịtrường ở nước ta so với nền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích chínhtrị, mục tiêu KTXH mà nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn làm định hướng chiphối sự vận động và phát triển nền kinh tế

Trang 6

- Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là dùng cơchế thị trường, sử dụng các hình thức và quản lý của kinh tế thị trường để kíchthích sản xuất khuyến khích tinh thần năng động sáng tạo của người lao động,giảiphóng sức SX, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiệnCNH-HĐH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng là để đi lên CNXH, không đểcho thị trường tự phát theo con đường TBCN

- Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng lấy SXgắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ vàcông bằng XH, khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xóa đói giảm nghèo

* Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Trong kinh tế thị trường TBCN thì sở hữu tư bản tư nhân giữ vai trò thốngtrị, còn trong kinh tế thị trường của chúng ta mặc dù cũng có nhiều thành phầnkinh tế, trong đó có cả kinh tế tư bản, kinh tế tư nhân nhưng giữ vai trò chủ đạovẫn là sở hữu công cộng về TLSX, tức là công hữu bao gồm : kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể và phần của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể trong các cơ sở kinh tếliên doanh hỗn hợp - dần dần trở thành nền tảng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo, kể cả sở hữu những ngành then chốt, kể cả tỷ trọng trong nền kinh tế

Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyêntắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướngXHCN với kinh tế thị trường TBCN Ở đây, ta cần nhận thức rõ ràng, mỗi thànhphần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH có bản chất kinh tế xã hội riêng, chịu

sự tác động của các quy luật kinh tế riêng nên bên cạnh sự thống nhất của cácthành phần kinh tế còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thịtrường ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau Vìvậy, nền kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả, để thựchiện tốt vai trò chủ đạo của mình, đồng thời nhà nước phải thực hiện tốt vai tròquản lý vĩ mô kinh tế xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướngXHCN

* Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN :

Tuy nền kinh tế thị trường có nhiều điểm tích cực nhưng nền kinh tế thịtrường cũng có những khuyết tật như : mang tính tự phát, bất ổn định, chạy theolợi nhuận nên gây ra những hiện tượng tiêu cực như : hàng giả, lừa dối, trốn thuế

và các hiện tượng kinh tế ngầm khác Vì vậy, đi đôi với phát triển kinh tế thịtrường phải có sự kiểm soát, quản lý của nhà nước Kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta cũng như kinh tế thị trường ở các nước TB đều có sự quản lý củanhà nước nhưng 2 nhà nước khác nhau về chất Trong quản lý nhà nước tư sản chủyếu bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, trước hết là những tập đoàn tư bản lớn.Còn nhà nước chúng ta là nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân vì dân, quản

lý nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, kết hợp định hướng

và cân đối của kế hoạch với tính năng động và nhạy cảm của thị trường Thị trường

là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan tự vận động theoquy luật vốn có của nó Kinh tế thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kếhoạch phát triển kinh tế Những mục tiêu và biện pháp mà kế hoạch nêu ra muốnthực hiện có hiệu quả phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường Muốn cho thịtrường hoạt động phù hợp với định hướng XHCN thì nó phải được hướng dẫn và

Trang 7

điều tiết bởi kế hoạch Kế hoạch hóa vĩ mô có thể tác đông đến cung - cầu, giá cả

để uốn nắn những lệch lạc của sự phát triển do sự tác động tự phát của thị trườnggây ra, thông qua đó mà hướng hoạt động của thị trường theo hướng của kế hoạch.Đối với chúng ta, cơ chế thị trường không phải là liệu thuốc vạn năng không phải

là mục đích, mà chỉ là phương tiện Mục đích của ta không phải là chạy theo lợinhuận tối đa cho một thiểu số người mà chính là để xây dựng CNXH

* Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu : Mỗi chế độ

XH có chế độ phân phối tương ứng với nó Mỗi chế độ sở hữu có nguyên tắc, hìnhthức phân phối tương ứng, vì thế trong thời kỳ quá độ tồn tại cơ cấu đa dạng vềhình thức phân phối thu nhập Sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường địnhhướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN là ở chỗ kinh tế thị trường TBCN phânphối chủ yếu theo tư bản, phục vụ lợi ích tối đa cho các nhà tư bản còn kinh tế thitrường XHCN xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động.Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt được mục tiêu cơbản xây dựng CNXH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, tự

do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện Vì vậy, mỗi bước tăng trưởngkinh tế phải gắn liền với cải thiện đời sống… Việc phân phối thông qua các quỹphúc lợi XH và tập thể có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu đó Về chínhsách xã hội : chúng ta chủ trương làm giàu nhưng đó là làm giàu hợp pháp, cùngvới làm giàu phải xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự phân cực qáu đáng giàu nghèotrong nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo là khó tránh khỏi, phải chấpnhận nhưng phải hạn chế nó, phải chăm lo tiến bộ và công bằng XH ngay trongquá trình phát triển kinh tế chứ không phải đến khi kinh tế phát triển mới lo chínhsách XH

* Nền kinh tế thị trường XHCN cũng là nền kinh tế mở hội nhập Thực hiện

mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa cáchình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới,thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ vững độclập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại

Trên đây là các nguyên tắc trên để đảm bảo cho kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Đây là mô hình kinh tế tổng quát của chúng ta trong thời kỳ quá độ

và cũng là một điểm quan trọng làm sáng tỏ hơn nội dung con đường đi lên CNXH

tế với việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ SX XHCN

- Về phương tiện : chúng ta phải xây dựng thành công nền kinh tế dựa trênLLSX hiện đại và chế độ công hữu về các TLSX chủ yếu để làm cơ sở cho một

XH mà trong đó người dân làm chủ

Trang 8

- Về lực lượng : Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện cho toàn dân tham giavào phát triển KT bằng mọi thành phần kinh tế, trong đó KT nhà nước giữ vai tròchủ đạo cùng với KT tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế

- Về lãnh đạo : lãnh đạo KT Việt Nam chỉ có thể là Đảng Cộng sản Việt namphải thực sự đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân , của dân tộc và nhândân lao động

- Về điều hành và quản lý : Quản lý và điều hành trực tiếp nền KT phải lànhà nước XHCN và Nhà nước đó phải thực sự là nhà nước của dân, do dân và vìdân

5 Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường XHCN :

Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta cần thựchiện những giải pháp sau đây :

- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nângcao hiệu quả của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể để kinh tế nhà nước vươn lênđóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vữngchắc của nền kinh tế quốc dân Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cácchủ thể kinh tế thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng hóa,dịch vụ cho mọi ngành kinh tế quốc dân, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước vàphát triển các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, tạo lập đồng bộ cácloại thị trường Phát triển mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ, khắc phục tình trạngkinh doanh trái phép, trốn lậu thuế tổ chức và quản lý tốt việc thuê mướn và sửdụng lao động, quản lý chặt chể việc sử dụng ruộng đất và thị trường bất động sản,hoàn thiện thị trường tiền tệ, xây dựng thị trường vốn, thị trường chứng khoán

- Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước Nhànước thực hiện tốt chức năng định hướng sự phát triển kinh tế, kiểm kê và kiểmsoát mọi hoạt động kinh tế XH, tạo lập khuôn khổ pháp luật và hệ thống chính sáchnhất quán, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực thiết yếu, nhất là cơ cấu hạ tầng đểtạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt, hạnchế các hiện tượng tiêu cực Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để nhà nước thựchiện đúng chức năng quản lý vĩ mô và chức năng chủ sở hữu tài sản công cộng củaquốc gia, không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh và quyền tự chủ hạchtoán của doanh nghiệp

- Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế điđôi với tiến bộ và công bằng xã hội như : thực hiện thuế thu nhập cá nhân và thuếthu nhập doanh nghiệp, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là tíndụng cho người nghèo và các chính sách xã hội khác

Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy chỉ có kinh tế thị trường mới cókhả năng tạo ra điều kiện cơ sở vật chất, tinh thần cho sự phát triển của mỗi người,tạo điều kiện cho sự phát triển của mọi người Việc vận hành cơ chế kinh tế hànghóa thị trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH trong giai đoạn hiện nay là mộtnhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiệnđại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế Đó là con đường đúng đắn đểphát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước đểthực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH Kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường không đối lập

Trang 9

với các nhiệm vụ KT-XH của thời kỳ quá độ lên CNXH mà trái lại thúc đẩy cácnhiệm vụ đó phát triển mạnh mẽ hực tế trong thời gian vừa qua, việc chuyển sang

mô hình kinh tế thị trường là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật Nhờ đókinh tế nước ta phát triển và tăng trưởng khá cao Bước đầu khai thác có hiệu quảtiềm năng trong nước, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng hệ thốngkết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đời sống của nhân dân ta từng bước được cảithiện

Câu 2a : Trong Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII, đồng chí Đỗ Mười đã phát biểu “Xây dựng nền KT hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhất thiết phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý Nhà (VK Trung ương III-trang 13) Đ/c hãy phân tích luận điểm trên.

TRẢ LỜI

Kinh tế nhiều thành phần là nét đặc trưng, có tính quy luật của nền kinh tếtrong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Các thành phần kinh tế trong thời kỳquá độ luôn 2 vận động, phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại đan xennhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất trên cơ sở vừa hợp tác, vừa cạnhtranh và bổ sung cho nhau và cùng chịu sự chi phối bởi cơ chế kinh tế thị trường.Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường kích thíchđược SX, song do tính hai mặt của nó, do cạnh tranh nên sẽ xuất hiện nhiều vấn đềtiêu cực, nếu không có sự quản lý của nhà nước sẽ không hạn chế được các mặttiêu cực có thể làm chệnh định hướng XHCN Chính vì lý do trên mà tại Hội nghịlần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII, đồng chí Đỗ Mười đã phátbiểu “Xây dựng nền KT hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường nhất thiết phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý Nhà (VK Trung ươngIII-trang 13)

Để lý giải luận điểm trên, trước hết ta phải phân tích sự cần thiết phải xâydựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và các đặc điểm của nó

1 Tính tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần :

Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan củanền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Bởi vì :

Một là trong thời kỳ quá độ lên CNXH do lực lượng SX chưa phát triển cao

và không đồng đều giữa các vùng, các ngành và trong nội bộ từng vùng, từngngành, nên tương ứng với những trình độ khác nhau của LLSX ấy, tất yếu tồn tạinhiều hình thức sở hữu về tư liệu SX và nhiều thành phần kinh tế Tính đa dạng về

sở hữu chính là do lực lượng SX chưa phát triển đủ mức độ để có thể thủ tiêu hoàntoàn chế độ tư hữu và thiết lập hoàn toàn chế độ công hữu

Hai là một số thành phần kinh tế của phương thức SX cũ (như kinh tế cá thể

tiểu chủ, kinh tế TB tư nhân ) để lại, chúng đang có tác dụng đối với sự phát triểnLLSX, chúng ta không thể xóa bỏ hay chuyển đổi các thành phần kinh tế trên mộtcách chủ quan duy ý chí mà phải căn cứ vào trình độ phát triển của LLSX, tínhchất của từng ngành nghề để từng bước cải biến quan hệ SX thành QHSX mới từthấp đến cao

Trang 10

Ba là một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo và xây

dựng quá trình SX mới (như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhànước ) đây là các thành phần kinh tế nền tảng của kinh tế XHCN ngày càng pháttriển sẽ lôi cuốn, định hướng chung của các thành phần kinh tế khác hội nhập vàophương thức SX mới

2 Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH, suy đến cùng là do quy luật QHSX phải phù hợp với

tính chất và trình độ của LLSX quy định Thời kỳ qúa độ ở nước ta, do trình độLLSX còn rất thấp, lại phân bổ không đồng đều giữa các ngành, vùng … nên tấtyếu còn tồn tại nhiều loại hình hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế Mặtkhác, do chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thị trường còn nhiềukhoảng trống và quy luật vận động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các thànhphần kinh tế khác phải lấp kín những khoảng trống đó

3 Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần không những là khách quan mà còn động lực thúc đẩy kích thích sự phát triển LLSX XH, bởi vì :

Một là sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế tức là tồn tại nhiều hình thức tổ

chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với nhiều trình độ khác nhau củaLLSX Chính sự phù hợp này đến lượt nó có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất laođộng tăng trưởng KT, nâng cao hiệu quả KT trong các thành phần KT và trongtoàn bộ nền KT quốc dân

Hai là sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là cơ sở để phát triển nền KT thị

trường định hướng XHCN ở nước ta Nền kinh tế này, do sự tác động của các quyluật kinh tế (như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu …) và sựquản lý, điều tiết của nhà nước có tác dụng phát triển mạnh mẽ LLSX, xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao đời sốn g nhân dân Mặt khác, kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN lại tạo điều kiện cho mọi công dân tùy theo khả năng và điềukiện của mình, tự do lựa chọn hình thức tổ chức SX kinh doanh thực hiện quyềndân chủ về kinh tế theo pháp luật

Ba là sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được lợi ích kinh tế của các

giai cấp, tầng lớp XH, có tác dụng khai thác sử dụng các nguồn lực, các tiềm nằngcủa đất nước như sức LĐ, vốn, tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý … đểtăng trưởng KT nhanh và có hiệu quả cao

4 Các thành phần kinh tế là :

Qua thực tiễn của hơn 15 năm đổi mới, ĐH đại biểu toàn quốc lần IX,Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta có 6 thành phần kinh tế, đó là :

Kinh tế Nhà nước: bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các tài nguyên

quốc già và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như đất đai, hầm mỏ, ngân sách vàcác quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế

xã hội, phần vốn nhà nước góp vào doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thànhphần, nó giữ vị trí then chốt và là xương sống của nến kinh tế có khả năng chiphối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, đảm bảo đúng hướng đã định,điều tiết và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển

Kinh tế tập thể: kinh tế tập thể bao gồm các hình thức hợp tác đa dạng,

trong đó hợp tác xã là nòng cố, liên kết rộng rãi những người LĐ, những hộ SXkinh doanh, những doanh nghiệp nhỏ và vừa không giới hạn quy mô,lĩnh vực vàđịa bàn Kinh tế tập thể hoạt động theo nội dung mới, hợp tác đúng nghĩa để

Trang 11

phát triển không ngừng, có sự phân công lao động xã hội, đi vào chuyên mônhóa trong sản xuất có khả năng thúc đẩy năng suất vượt lên Đây là thành phầnkinh tế cần phát triển, cần được đa dạng hóa các hình thức hợp tác Mở rộng cáchình thức tập thể trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…

Kinh tế cá thể, tiểu chủ: là thành phần kinh tế tư hữu nhỏ mà thu nhập

dựa hoàn toàn vào LĐ và vốn của bản thân và gia đình Kinh tế tiểu chủ cụng làhình thức kinh tế tư hữu nhưng có thuê LĐ tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựavào sức LĐ và vốn của bản thân và gia đình Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị tríquan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị có điều kiện pháthuy nhanh về hiệu quả, tiềm năng, vốn, sức LĐ, thay nghề của từng gia định,từng người LĐ Do đó việc mở rộn g SX kinh doanh của các thể tiểu chủ không

bị hạn chế Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ, giải quyết khó khăn về vốn, khoahọc công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm để khôi phục động lực làm giàucủa cá nhân Mặt khuyết điểm của kinh tế cá thể là nguồn lực nhỏ, manh mún.Trong nền kinh tế thị trường với áp lực kinh tế của nó sẽ nhanh chóng phân hóa

hộ kinh tế cá thể, vì vậy cần hướng dẫn họ từng bước đi vào làm ăn một cách tựnguyện hoặc làm vệ tinh cho doanh nghiệp Nhà nước hoặc hợp tác xã

Kinh tế tư bản tư nhân : Đây là loại hình kinh tế mà sở hữu về TLSX

hoàn toàn thuộc về TB tư nhân vì vậy, có người làm thuê và có kẻ bóc lột.Trong thời kỳ quá độ ở nước ta thành phần này có vai trò đáng kể để phát triển

SX, xã hội hóa SX, giải quyết việc làm, khai thác các nguốn vốn và giải quyếtcác vấn đề XH khác Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta một mặt khuyến khích TB

tư nhân phát triển rộng rã trong các ngành nghề SX kinh doanh, mặt khác tạomôi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để nó hoạt động có hiệuquả và khuyến khích phát triển ở những lĩnh vực mà Nhà nước không cấm

Kinh tế tư bản Nhà nước: Đây là loại hình kinh tế có liên kết hợp tác

giữa Nhà nước và TB tư nhân trong và ngoài nước, sở hữu thuộc Nhà nước TB

tư nhân góp vốn Loại hình kinh tế này có khả năng to lớn trong việc huy độngvốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý tiên tiến và có ưu thế thu hút chấtxám Thành phần kinh tế đóng vai trò đáng kể trong việc giải quyết việc làm

và tăng trưởng kinh tế Sự tồn tại thành phần kinh tế này là rất cần thiết và cầnphát triển mạnh mẽ trong thời kỳ quá độ ở nước ta

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Đây là thành phần kinh tế vốn đầu tư

của tư bản ngoài nước, được nhà nước tạo điều kiện phát triển thuận lợi, cảithiện môi trường pháp lý và kinh tế để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoàihướng vào xuất khẩu Qua đó thu hút công nghệ hiện đại, tạo nhiều công ănviệc làm cho nhân dân, cải thiện môi trường kinh tế

5 Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế của nền kinh tế nhiều thành phần

Mỗi thành phần kinh tế có bản chất và quy luật kinh tế riêng, dựa trênmột hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và có khả năng tái sảnxuất một cách độc lập tương đối lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấttương ứng Khả năng tái sản xuất là điều kiện tồn tại và vận động của mỗithành phần kinh tế Tuy nhiên, các thành phần kinh tế không tồn tại độc lập

mà có mối quan hệ và tác động qua lại, đan xen Trong nền kinh tề hàng hóanhiều thành phần ở nước ta, thị trường định hướng XHCN là một thể thống

Trang 12

nhất với nhiều lực lượng tham gia SX và lưu thông trong đó kinh tế nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo

6 Nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước :

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, sự tồn tại của sản xuất hànghóa là tất yếu khách quan Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thônghàng hóa, vì vậy thừa nhận sản xuất hàng hóa không thể phủ định sự tồn tại kháchquan của thị trường Nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường đã đượckhẳng định về lý luận và tồn tại ở Việt Nam.Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế

mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quátrình trao đổi, mua bán Việc sản xuất ra những hàng hóa gì, cần có những dịch vụnào đều xuất phát từ nhu cầu thị trường Mọi sản phẩm đi vào sản xuất phân phối,trao đổi, tiêu dùng đều phải thông qua thị trường Quan hệ tiền tệ - hàng hóa pháttriển, mở rộng và phổ biến trong mọi hoạt động SX kinh doanh Thái độ cư xử củatừng thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích cho chính mìnhtheo sự dẫn dắt của giá cả thị trường

Trong xã hội tư bản, thị trường giữ vai trò quyết định nền SX XH bị điềutiết bởi bàn tay vô hình là thị trường Để phá hoại cơ chế trên, các nhà tư sảnđều có sử dụng kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế ở mức nhất định, hình thành

lý luận về “kinh tế thị trường xã hội” kết hợp bàn tay vô hình với bàn tay hữuhình Trong thực tế các công ty, tập đoàn các công chủ đều SX theo 1 kế hoạchrất chu đáo và tỉ mỉ Tuy nhiên trên phương diện vĩ mô các nhà nước tư sản bấtlực vì quyền lợi chi phối SX thuộc về các chủ sở hữu riêng lẻ

Tuy nền kinh tế thị trường có nhiều điểm tích cực nhưng nền kinh tế thịtrường cũng có những khuyết tật như : mang tính tự phát, bất ổn định, chạy theolợi nhuận nên gây ra những hiện tượng tiêu cực như : hàng giả, lừa dối, trốn thuế

và các hiện tượng kinh tế ngầm khác Vì vậy, đi đôi với phát triển kinh tế thịtrường phải có sự kiểm soát, quản lý của nhà nước Kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta cũng như kinh tế thị trường ở các nước TB đều có sự quản lý củanhà nước nhưng 2 nhà nước khác nhau về chất Trong quản lý nhà nước tư sản chủyếu bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, trước hết là những tập đoàn tư bản lớn.Còn nhà nước chúng ta là nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân vì dân, quản

lý nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, kết hợp định hướng

và cân đối của kế hoạch với tính năng động và nhạy cảm của thị trường Thịtrường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan tự vậnđộng theo quy luật vốn có của nó Kinh tế thị trường là căn cứ để xây dựng vàkiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế Những mục tiêu và biện pháp mà kếhoạch nêu ra muốn thực hiện có hiệu quả phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường.Muốn cho thị trường hoạt động phù hợp với định hướng XHCN thì nó phải đượchướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch Kế hoạch hóa vĩ mô có thể tác đông đến cung

- cầu, giá cả để uốn nắn những lệch lạc của sự phát triển do sự tác động tự phát củathị trường gây ra, thông qua đó mà hướng hoạt động của thị trường theo hướng của

Trang 13

này, thị trường được coi là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch và định hướngcủa kế hoạch vĩ mô

Kế hoạch và thị trường cần kết hợp với nhau Kế hoạch có ưu điểm là tậptrung được tiềm năng cho những mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo cân đối

và cân bằng tổng thể, gắn chặt mục tiêu kinh tế XH ngay từ đầu Tuy nhiêntrong điều kiện còn SX hàng hóa thì việc kế hoạch hóa trên phạm vi toàn XHkhông bao quát được hết tất cả mọi yêu cầu rất đa dạng của nền KT-XH, dễ tạo

ra sức ỳ thiếu năng động của người SX kinh doanh đáp ứng nhanh nhu cầu thịtrường, XH Song khuyết tật cơ bản của cơ chế thị trường là tính tự phát vôchính phủ gây thiệt hai cho nền SX.Vì lẽ đó cần có sự kết hợp khéo léo giữa kếhoạch và thị trường trong nến KT hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá

độ lên CNXH Thị trường được coi như động cơ và kế hoạch, là bánh lái củacon thuyền kinh tế

7 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước phải đi đôi với phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

Với mặt tích cực của nền kinh tế nhiều thành phần là tạo điều kiện để pháttriển các tiềm năng kinh tế cho xã hội Song bản thân của kinh tế thị hàng hóanhiều thành phần cũng là một môi trường thuận lợi để nảy sinh, phát triển nhiều

tệ nạn xã hội, nếu không khéo có khả năng chệch hướng CNXH Mặt khác,trong nền kinh tế thị trường hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều sởhữu khác nhau,có mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuấtkhác nhau, cùng tồn tại,đấu tranh trong một chỉnh thể thống nhất, vừa có mặtthống nhất, vừa có mặt mâu thuẫn Chẳng hạn thành phần kinh tế tư bản tưnhân, thành phần kinh tế tập thể có vai trò quan trọng trong việc phát triểnLLSX, giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu về vốn, hàng hóa và dịch vụ cho

XH nhưng vì sở hữu TLSX là sở hữu tư nhân nên các thành phần kinh tế nàykhông thể tránh khỏi tính tự phát, chạy theo lợi nhuận đơn thuần nẩy sinh ra cáchiện tượng tiêu cực, tổn hại đến những lợi ích chung của XH Vì vậy, cùng với

sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp loại này, Nhà nước

ta cần phải sử dụng nhiều biện pháp ngăn chặn và hạn chế các khuynh hướng tựphát, tiêu cực, hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế này theo địnhhướng XHCN

Từ những phân tích trên cho thấy việc phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ

mô của Nhà nước, xác lập đầy đủ các chế độ tự chủ của các đơn vị kinh doanh,nhằm phát huy tác dụng tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắcphục những mặt tiêu cực của thị trường

Để quản lý kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đảmbảo đúng định hướng XHCN, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra 5 yêu cầu,trong đó có yêu cầu về nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế Nhà nước.Nhà nước thực hiện tốt các chức năng định hướng phát triển (bằng chiếnlược quy hoạch, kế hoạch, chính sách), trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực đểdẫn dắt theo sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập khuôn khổpháp luật và có hệ thống chính sách nhất quán, tạo môi trường pháp lý và kinh

tế trong các chủ thể kinh tế hoạt động hiệu quả có trật tự kỷ cương trong môitrường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, công khai, minh bạch, điều tiết hoạtđộng và phân phối lợi ích một cách công bằng thông qua việc sử dụng các công

Ngày đăng: 16/03/2015, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w