II.Tranh chấp:1.Tổ chức trọng tài thương mại phải có điều lệ và trụ sở mới được hoạt động . => Sai . Vì TCTTTM có 2 loại : Trọng tài quy chế bắt buộc phải có .Trọng tài vụ việc không bắt buộc vì sẽ chấm dứt sau khi tranh chấp kết thúc. 2.Trọng tài viên thực chất là người trung gian hòa giải giữa các bên tranh chấp với nhau .3.Cán bộ công chức có thể trở thành trọng tài viên để giải quyết tranh chấp thương mại .=>Đúng . KO thuộc K2 ĐIỀU 20 thẩm phán mới bị cấm.4. TT TTTM có thể thành lập chi nhánh =>Đúng k3 Đ27 luật TTTM 5.Các trọng tài viên trong cùng một HDTT có thể là những người thân thích với nhau.6.Thỏa thuận trọng tài có thể không bị vô hiệu ngay cả khi người ký thỏa thuận bị lừa đảo hoặc bị đe dọa .=>Đúng. Nếu người bị đe dọa không tuyên bố hay yêu cầu tuyên bố thỏa thuận tt vô hiệu.7.HĐTM vô hiệu thì điều khoản trọng tài trong hợp đồng cũng bị vô hiệu .=>Sai . Đ19 có tính độc lập.8.Tổ chức trọng tài thương mại có tư cách pháp nhân . => Đúng 9. Chỉ có tòa án mới có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình tố tụng.=>Sai . trọng tài cũng có thể Đ48,49 10.Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình tố tụng trọng tài , tòa án =>Sai vì hòa giải mang tính chất tự nguyện tùy vào sự lựa chọn của các bên ko bắt buộc
Trang 1LUẬT KINH DOANH
I Chế tài
1.SS giữa chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm Trên cơ sở đó cho biết ưu
điểm chế tài phạt vi phạm hợp đồng
Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại
Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được áp dụng với các hợp đồng
có hiệu lực
Đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được áp dụng với các hợp đồng
có hiệu lực
Khái
niệm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu
bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm
quy định tại Điều 294 của Luật này (Điều
300 Luật thương mại2005)
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm
bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi
phạm (Khoản 1 Điều 302 Luật thương mại 2005)
Tính phổ
biến
Áp dụng phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng
Chỉ áp dụng khi khả năng thiệt hại có thể xảy ra
Mục đích
– Bảo vệ quyền lợi ích cả 2 bên chủ thể – Là trách nhiệm pháp lí nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng
– Bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm – Nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vi phạm
Điều
kiện áp
dụng
– Có thỏa thuận áp dụng – Không cần có thiệt hại thực tế
– Chỉ cần chứng minh có vi phạm
– Không cần có thỏa thuận áp dụng – Có thiệt hại thực tế xảy ra
– Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp
– Phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra
Nghĩa vụ Chỉ cần thoản thuận trong hợp đồng thì khi có – Nghĩa vụ chứng minh tổn thất;
Trang 2của các
bên hành vi vi phạm có thể áp dụng – Nghĩa vụ hạn chế tổn thất.
Giới hạn
áp dụng Tối đa là 8% phần hợp đồng bị vi phạm Theo giá trị thiệt hại thực tế.
Đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp đồng
Do có hành vi vi phạm của các chủ thể hợp đồng
Đều quan tâm đến yếu tố lỗi của chủ thể hợp đồng
Bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị vi phạm
Là quy định của pháp luật nhằm tác động vào ý thức tôn trọng pháp luật, xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể tham gia hợp đồng
Do có hành vi vi phạm của các chủ thể hợp đồng
Điểm khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại
Ví dụ về phạt vi phạm hợp đồng
Công ty A và Công ty B thỏa thuận (trong hợp đồng bán hàng) là Công ty B sẽ thanh toán tiền mua hàng vào ngày 25/4/2017 Nhưng đến ngày đó, Công ty B không thanh toán Như vậy Công ty B bị xem là vi phạm hợp đồng Cụ thể hơn là vi phạm nghĩa vụ thanh
toán Trong điều khoản nội dung Hợp đồng bán hàng giữa hai bên có quy định: Nếu
Công ty B chậm thanh toán tiền mua hàng, thì sẽ bị phạt 1% giá trị lô hàng cho mỗi ngày chậm Đây chính là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng Việc phạt vi phạm hợp đồng không mang tính bắt buộc, mà do các bên thỏa thuận với nhau Tuy nhiên thỏa thuận này (nếu có), thì phải thể hiện rõ trong hợp đồng Nếu trong hợp đồng không có nội dung này thì xem như hai bên không thỏa thuận
Ví dụ về bồi thường thiệt hại
Ông A bán cho ông B một căn nhà Trong hợp đồng mua bán nhà quy định nếu ông A chậm giao nhà thì bị phạt 5 triệu đồng/ngày chậm và phải bồi thường thiệt hại cho ông B
do việc chậm giao ra gây ra Sau đó, ông A đã không giao nhà đúng hạn mà chậm tới 30 ngày Do việc này, ông B phải đi thuê chỗ khác ở tạm mất 20 triệu đồng Số tiền thuê nhà này có thể xem là thiệt hại và ông A đã bồi thường cho ông B theo như thỏa thuận trong hợp đồng
Trang 32 SS giữa 3 loại chế tài : Tạm ngừng , đình chỉ , hủy bỏ hợp đồng Lấy vd minh họa cho
cả 3 th
So sánh các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng trong kinh doanh
* Giống nhau:
Thứ nhất, cả ba hình thức này đều thuộc một trong các chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 Luật thương mại năm 2005
Thứ hai, cả ba hình thức đều được áp khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
và không áp dụng cho các trường hợp quy định tại Điều 294 Luật thương mại năm 2005
Thứ ba, Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong cả ba trường hợp này
* Khác nhau:
– Về cơ sở pháp lý:
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 308 và Điều 309 Luật thương mại năm 2005 Còn, Đình chỉ thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 310 và Điều 311 Luật thương mại năm 2005 Cuối cùng, Hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 312, Điều 313 và Điều 314 Luật thương mại năm 2005
– Về khái niệm:
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả hoặc một phần các nghĩa
vụ trong hợp đồng
– Về tính chất:
Trang 4Tạm ngừng thực hiện hợp đồng có tính chất tạm thời của một bên hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Còn đối với, Đình chỉ thực hiện hợp đồng thì một bên hợp đồng sẽ chấm dứt hẳn việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Trong trường hợp, hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ hẳn 1 phần hay toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng, trong trường hợp hủy bỏ một phần hợp đồng thì các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực
– Về hậu quả pháp lý:
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực Trường hợp hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ và các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng Còn đối với việc hủy bỏ hợp đồng trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật thương mại năm 2005 thì sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp
II Tranh chấp:
1.Tổ chức trọng tài thương mại phải có điều lệ và trụ sở mới được hoạt động
=> Sai Vì TCTTTM có 2 loại : Trọng tài quy chế bắt buộc phải có Trọng tài vụ việc không bắt buộc vì sẽ chấm dứt sau khi tranh chấp kết thúc
2.Trọng tài viên thực chất là người trung gian hòa giải giữa các bên tranh chấp với nhau 3.Cán bộ công chức có thể trở thành trọng tài viên để giải quyết tranh chấp thương mại
=>Đúng KO thuộc K2 ĐIỀU 20 thẩm phán mới bị cấm
4 TT TTTM có thể thành lập chi nhánh /
=>Đúng k3 Đ27 luật TTTM
5.Các trọng tài viên trong cùng một HDTT có thể là những người thân thích với nhau 6.Thỏa thuận trọng tài có thể không bị vô hiệu ngay cả khi người ký thỏa thuận bị lừa đảo hoặc bị đe dọa
=>Đúng Nếu người bị đe dọa không tuyên bố hay yêu cầu tuyên bố thỏa thuận tt vô hiệu 7.HĐTM vô hiệu thì điều khoản trọng tài trong hợp đồng cũng bị vô hiệu
=>Sai Đ19 có tính độc lập
Trang 58.Tổ chức trọng tài thương mại có tư cách pháp nhân
=> Đúng
9 Chỉ có tòa án mới có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình tố
tụng
=>Sai trọng tài cũng có thể Đ48,49
10.Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình tố tụng trọng tài , tòa án
=>Sai vì hòa giải mang tính chất tự nguyện tùy vào sự lựa chọn của các bên ko bắt buộc
III Tự luận :
1.Hãy ss hình thức hòa giải với tư cách là 1 hình thức giải quyết tranh chấp với hòa giải
trong tố tụng giải quyết tranh chấp
Hòa giải trong tố tụng Hòa giải ngoài tố tụng
Khái niệm
Hòa giải trong tố tụng là một
giai đoạn giải quyết tranh chấp trong thủ tục tố tụng có tính chất bắt buộc do Tòa ánnhân dân có thẩm quyền thực hiện, chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;
Hòa giải ngoài tố tụng là một
phương thức giải quyết tranh chấp độc lập với quá trình tố tụng, xuất phát từ thiện chí giải quyết tranh chấp, các chủ thể đã
tự mình thực hiện thương lượng, thỏa thuận
Điều kiện Chỉ được tiến hành trong giaiđoạn chuẩn bị xét xử Diễn ra trước các giai đoạn tốtụng
Kết quả Kết quả hòa giải có tính chất bắt
buộc thi hành, có giá trị pháp lý
Kết quả hòa giải khong mang tính chất bắt buộc thi hành, do hai bên hòa giải quyết định
2.Hãy cho biết ưu nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp
PHƯƠNG THỨC THƯƠNG LƯỢNG:
ưu điểm như đơn giản, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý, bảo đảm
được uy tín cũng như bí mật kinh doanh…thương lượng là phương pháp giải quyết tranh
chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất đươc các bên tranh chấp áp dụng
rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại 1.Bản chất
của phương thức thương lượng Ưu điểm nổi bật nhất chính là sự thuận tiện, đơn giản,
Trang 6nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém Măt khác thương lượng còn bảo vệ được uy tín cho các bên tranh chấp cũng như bí mật kinh doanh của các nhà kinh doanh Các nhà kinh doanh hơn ai hết tự biết bảo vệ quyền lợi của bản thân mình, hiểu rõ những bất đồng và nguyên nhân phát sinh tranh chấp nên quá trình đàm phán thương lượng để hiểu và thông cảm với nhau hơn để có thể thỏa thuận được các giải pháp tối ưu theo đúng nguyện vọng của mỗi bên mà không phải một cơ quan tài phán nào cũng có thể làm được Bởi vậy, một khi thương lượng thành công, các bên vừa loại bỏ được những bất đồng đã phát sinh mà mức độ phương hại đến mối quan hệ kinh doanh giữa các bên cũng thấp, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác trong tương lai
.Nhược điểm của phương pháp thương lượng: Sự thành công của thương lượng phụ
thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp Nếu không kết quả giải quyết tranh chấp thường rất mong manh và có thể rơi vào bế tắc Ngoài ra, kết quả thương lượng lại không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lí mang tính bắt buộc Do vậy, dù các ên có đạt được thỏa thuận để giải quyết vụ tranh chấp thì việc thực thi kết quả thương lượng cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyện của bên phải thi hành Nếu một bên không tự nguyện thi hành thì kết quả thương lượng cũng chỉ tồn tại trên giấy mà không có một cơ chế pháp lí trực tiếp nào bắt buộc thi hành đối với kết quả thương lượng của các bên
I PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI:
2 Ưu điểm của phương thức hòa giải: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa
giải cũng có nhiều ưu điểm như phương thức thương lượng, bởi tính đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém Bên cạnh những ưu điểm chung, hòa giải còn có những ưu điểm vượt trội sau: - Hòa giải có sự tham gia của người thư
ba trong quá trình giải quyết tranh chấp mà bản thân thương lượng không thể có được Bằng sự hiểu biết cũng như sự tín nhiệm của mình, người hòa giải sẽ biết cách làm cho ý chí của các bên dễ gặp nhau trong quá trình đàm phán để loại trừ tranh chấp - Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên và vì vậy khả năng duy trì được quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên - Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ và sử dụng chứng cứ qua đó giữ được bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên - Do xuất phát từ tinh thần tự nguyện và thiện chí của các bên Vì vậy khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện 3.Nhược điểm của phương thức hòa giải: Bên cạnh những ưu điểm đã trình bày ở trên, việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải vẫn còn một số những hạn chế đáng chú ý sau:
- Sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp - Việc thực thi các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ phải thi hành, thỏa thuận hòa giải giữa các bên (trừ trường hợp hòa giải tại
Trang 7trọng tài và tòa án) không được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước - Bên tranh chấp không có thiện chí có thể lợi dụng việc hòa giải để trì hoãn việc phải thực hiện nghĩa vụ Nhiều trường hợp do muốn tìm mọi cách mà bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài do hết thời hiệu khởi kiện - Ngoài ra, trong quá trình hào giải các bên phải trao đổi, cung cấp thông tin với người thứ ba về hoạt động kinh doanh của mỗi bên liên quan đến vụ tranh chấp nên uy tín cũng như bí quyết khinh doanh của mỗi bên dễ bị ảnh hưởng hơn so với phương thức thương lượng Bên cạnh đó, việc chi phí cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải cũng tốn kém hơn so với thương lượng, bởi một hoặc các bên phải trả khoản dịch vụ phí cho người thứ ba làm trung gian hòa giải
IV PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI:
Các ưu điểm của phương thức trọng tài thương mại: Thứ nhất phán quyết của trọng
tài thương mại có tính chung thẩm: đa số các quyết định trọng tài không bị kháng cáo, chỉ trừ trường hợp một bên trong tranh chấp yêu cầu và có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 điều 68 luật trọng tài năm 2010 thì quyết định trọng tài bị hủy theo quyết định của tòa án Thứ hai các quyết định trọng tài được công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế được kí kết đặc biệt là công ước New York năm
1958 về thi hành quyết định trọng tài nước ngoài, hiện nay có khoảng 120 quốc gia là thành viên của công ước này Thứ ba là cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao Để trở thành trọng tài viên thì cá nhân phải đáp ứng những yêu cầu mà pháp luật quy định, theo luật trọng tài của nước CHXHCN Việt Nam năm 2010 thì người đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại điều 20 thì có thể làm trọng tài viên Thứ tư là trọng tài thương mại mang tính linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền tự định đoạt của các bên Nghĩa là các bên có quyền tự quyết định chọn hình thức tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên mà mình ưa thích; có quyền lựa chọn địa điểm, thời gian sao cho tiện với doanh nghiệp Như vậy so với tòa án, các công việc đó do thẩm phán có thẩm quyền quyết định và doanh nghiệp phải tuân theo thì hình thức trọng tài thương mại tạo cho các bên tranh chấp có thể chủ động hơn Thứ năm là trọng tài thương mại mang tính bí mật: các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài không được tổ chức công khai và chỉ có các bên nhận được quyết định Đây là một ưu điểm lớn của phương thức trọng tài khi các tranh chấp liên quan đến các bí mật thương mại và phát minh Thứ sáu là giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài có thế giúp các bên tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn so với phương thức thông qua tòa án Trọng tài có thể tiến hành rất nhanh trong vòng vài tuần hoặc vài tháng nếu các bên mong muốn Trong hợp đồng với tổ chức trọng tài, các bên có thể thỏa thuận giới hạn thời gian cần thiết để đưa ra quyết định trọng tài 3
Trang 8Nhược điểm của phương thức trọng tài thương mại: Thứ nhất là các trọng tài viên có
thể gặp khó khăn trong quá trình điều tra, xác minh và thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng vì tuy pháp luật có ghi nhận các quyền này tại điều 45, 46 và 47 luật trọng tài năm 2010 nhưng quyền của họ chỉ dừng lại ở mức được “yêu cầu” còn việc có cung cấp chứng cứ hay không phải dựa vào sự tự nguyện và thiện chí của các bên và người làm chứng Thứ hai là trọng tài ad-hoc phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên Nếu một bên không có thiện chí, quá trình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn, và nhiều khi không thể thành lập được Hội đồng Trọng tài bởi vì không có quy tắc tố tụng nào được áp dụng và không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành trọng tài và giám sát các Trọng tài viên Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng và khả năng kiểm soát quá trình tố tụng của các Trọng tài viên Cả Trọng tài viên và các bên sẽ không có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt
từ một tổ chức trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước và trong trường hợp các Trọng tài viên không thể giải quyết được vụ việc Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có thể nhận được là từ các Tòa án Thứ ba là hình thức Trọng tài quy chế có nhược điểm là tốn kém nhiều chi phí Rõ ràng giải quyết tranh chấp tại Trọng tài quy chế, ngoài việc phải trả chi phí thù lao cho các Trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính để nhận được sự hỗ trợ của các trung tâm trọng tài Ngoài ra trong một số trường hợp quá trình giải quyết tranh chấp bị kéo dài
mà Hội đồng Trọng tài các các bên bắt buộc phải tuân thủ vì phải tuân theo các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng trọng tài làm giảm hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
V PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THÔNG QUA TÒA ÁN:
Ưu điểm của phương thức tòa án: Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều
ưu điểm như: Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với trọng tài Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa
án có tính cưỡng chế cao Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa Các bên không phải trả thù lao cho thẩm
phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý 3 Hạn chế của phương thức tòa án: Việc
lựa chọn phương thức tòa án có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tố tụng tại tòa
án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng
Trang 9đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút Đối với các tranh chấp thương m
3 Trên cơ sở của luật trọng tài thương mại 2010 hãy phân tích chứng minh vai trò hỗ trợ của tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài thương mại
.SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.Xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài (Điều 43 LTTTM).
Lưu ý: Trong khi Tòa án giải quyết đơn khiếu nại, Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục giải quyết tranh chấp (K.5 Đ.44 LTTTM)
2.Tòa án hỗ trợ Hội đồng trọng tài trong việc thu thập chứng cứ
3.Tòa án hỗ trợ Trọng tài trong việc triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài
4.Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài trong áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Khoản 1 Điều 48 LTTTM quy định: “Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”
5.Tòa án hỗ trợ Trọng tài trong việc chỉ định Trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài
vụ việc
4 SS thủ tục thành lập HĐTT của trung tâm trọng tài và trọng tài vụ việc
Theo quy định tại Điều 40 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài được quy định cụ thể như sau:
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm
Trang 10trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
- Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
- Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất
Theo quy định tại Điều 41 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên
mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
- Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên
và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
- Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn