Tổng hợp câu hỏi ôn thi Marketing căn bản có đáp án

10 1.4K 1
Tổng hợp câu hỏi ôn thi Marketing căn bản có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Tổng hợp câu hỏi ôn thi Marketing căn bản Câu 1: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động marketing cho sản phẩm nước giải khát. Môi trường vĩ mô là các yếu tố xã hội rộng lớn tác động đến các yếu tố môi trường vi mô của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như dân số, kinh tế, tự nhiên, pháp luật, công nghệ và văn hoá  Môi trường kinh tế Hội nhập kinh tế - cạnh tranh với các thương hiệu khác Tình trạng của nền kinh tế: lạm phát làm sức mua giảm hoặc ngược lại khi nền kinh tế đang hồi phục thì sức mua tăng Có nhiều cơ hội và không ít đe doạ  Môi trường chính trị và pháp luật Một nền kinh tế - chính trị ổn định sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài => phát triển kinh doanh và sản xuất. Pháp luật: hệ thống luật kinh tế quy định quyền lợi, trách nhiệm của DN , bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, luật chuyển giao công nghệ, quy định trong các hoạt động trong việc kinh doanh với các tập đoàn nước ngoài Các pháp lệnh về VSATTP, tiêu chuẩn chất lượng: nếu sản phẩm kém chất lượng sẽ bị khách hàng tẩy chay, khách hàng có ấn tượng xấu về DN và sản phẩm của doanh nghiệp  Văn hoá xã hội Dùng nước giải khát là trào lưu, thị hiếu Phong cách và lối sống Nước giải khát cũng trở thành văn hoá không thể thiếu của người Việt ngày nay  Dân số Dân số 90tr người, tỷ lệ tăng 1,2%, tỷ lệ trẻ và trung niên cao, quy mô thị trường rộng lớn, thị trường tiềm năng và triển vọng Dân số đông, nguồn lao động dồi dào  Công nghệ 2 Sử dụng các công nghệ hiện đại và tiên tiến đạt được các hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng, các hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý vẹ sinh an toàn thực phẩm Thông tin và truyền thông: có cơ sở hạ tầng viễn thông và các hệ thống thông tin như truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp là cơ sở để thực hiện các chương trình marketing và truyền thông  Tự nhiên Vị trí địa lý : thuận lợi cho việc thông thương với nước ngoài Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, 2 mùa nóng mưa. Nhu cầu giải khát lớn Câu 2: Nêu sự khác biệt giữa quảng cáo và quan hệ công chúng. cho vd minh họa. Dựa vào phân tích trên, 1 sản phẩm điện thoại mới ra, nên dùng chiến lược nào cho phù hợp? Quảng cáo PR Giốn g nhau Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền đạt thông tin về chất lượng hay ưu điểm sản phẩm đến khách hàng. đây là hoạt động truyền thông nhằm xây dựng và bảo vệ danh tiếng của công ty, sản phẩm trước công chúng Hỗ trợ bán hàng và tạo điều kiện thuận lợi để bán hàng Doanh nghiệp phải chi trả khoản tiền nhất định Tốn kém nhiều Ít tốn kém Xuất hiện nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng đối với một sản phẩm Xuất hiện ít hơn, chủ yếu ở các sự kiện quan trọng Không thực tế và tin cậy Thực tế và tin cậy cao hơn Tác động đến người mua hàng trực tiếp (mang tính thương mại). Hiệu quả nhanh Tác động đến những khách hàng tiềm năng đang lẩn trốn quảng cáo (tính thông tin) – hiệu quả không đo trong tức thời Báo chí, báo điện tử, ngoài trời, quảng cáo trực tiếp, hội chợ … Báo chí, tuyên truyền sản phẩm, truyền thông, vận động hành lang, tư vấn. Quan hệ công chúng hướng đến các nhu cầu: 3  Thông tin: xây dựng nhãn hiệu mới, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng, cách bán hàng và giảm thời gian cho nhân viên bán hàng giải thích các vấn đề cơ bản  Đạt được sự ưa thích nhãn hiệu  ổn định giá bán, duy trì sự trung thành nhãn hiệu. Duy trì sự nhận biết hình ảnh nhãn hiệu, xây dựng và phát triển danh tiếng cho thương hiệu, quảng bá thương hiệu + truyền thông báo cáo về thành quả của công ty.  Đạt vị trí cần thiết cho công ty  Giữ vững tình cảm của công chúng, xây dựng thiện cảm của công chúng với sản phẩm của công ty, giành nhiều phương tiện tường thuật hơn cạnh tranh Câu 3: Trong giai đoạn bão hòa của sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp phân phối nào? Tại sao? Giai đoạn bão hoà: mức tăng doanh số của sản phẩm sẽ chậm dần lại, tiến tới suy giảm. Khách hàng chuyển sang dùng sản phẩm khác và sản phẩm thay thế. Nhịp độ tăng trưởng doanh số chậm lại toại ra tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trong ngành và làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh thường dùng cách bán phá giá. Họ đẩy mạnh quảng cáo và tăng cường quan hệ với các trung gian phân phối và khách hàng; bổ sungkinh phí nghiên cứu và phát triển để tạo ra những mẫu mã tốt hơn cho sản phẩm, điều này làm lợi nhuận suy giảm. Một số đối thủ cạnh tranh yếu sẽ rút khỏi thị trường, trong ngành chỉ còn lại những doanh nghiệp vững chắc mà xu thế chủ yếu của họ là cố gắng dành ưu thế cạnh tranh.  Phân phối: • Chọn lọc lại những kênh phân phối hiệu quả, tăng cường các kênh phân phối ngắn để giảm kinh phí • Chuyên môn hoá • Doanh nghiệp cần tìm cách tranh thủ được sự hỗ trơ sản phẩm và khả năng trưng bày nhiều hơn ở các trung gian bán lẻ hay có thể hướng sang những kênh phân phối quy mô lớn, nhất là những trung gian phân phối cực lớn Câu 4: Phân tích tiến trình ra quyết định mua (the decision process) ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Câu này thuần lý thuyết, trong sách có sẵn Câu 5: Họat động tài trợ các sự kiện văn hóa và thể thao có phải là quảng bá thương hiệu không? Tại sao? 4 Hoạt động tài trợ cho các sự kiện văn hoá và thể thao là một hình thức quảng bá thương hiệu vì tài trợ được chứng minh là hoạt động marketing có tốc độ tăng trưởng cao nhất hiện nay ở những nước phát triển. Với hoạt động này, doanh nghiệp có thể tìm được những cơ hội lớn để tăng năng lực cạnh tranh bằng cách tạo thêm niềm tin, khuếch trương hình ảnh và uy tín đối với các thị trường mục tiêu. Tài trợ tạo ra cơ hội để doanh nghiệp có thể đạt được đồng thời nhiều mục tiêu. Qua hoạt động tài trợ, doanh nghiệp có thể được hưởng được nhiều nguồn lợi như sau: • Tăng cường hình ảnh doanh nghiệp, định hình thái độ của người tiêu dùng: các DN thường muốn cải thiện hình ảnh của mình trước con mắt người tiêu dùng, cả khách hàng hiện tại lẫn khách hàng tiềm năng. Hoạt động tài trợ có thể định hình thái độ của người mua và tạo ra phản ứng tích cực đối với sản phẩm, dịch vụ của DN. Coca Cola là một ví dụ điển hình về nỗ lực tạo ảnh hưởng tích cực với các sản phẩm thông qua các hoạt động tài trợ dài hơi dành cho các sự kiện mà họ cho là có ảnh hưởng đến quan điểm của người tiêu dùng. • Tạo động lực cho hoạt động bán hàng: hoạt động tài trợ tạo ra động lực rất lớn thúc đây hoạt động bán hàng. Đối với hoạt động bán hàng, đây là công cụ khuếch trương cực kỳ hiệu quả. Mục tiêu này tạo điều kiện để doanh nghiệp trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình, nhiều khi cho phép sản phẩm tiếp cận trực tiếp với nhiều đối tượng khách hàng. Các công ty thực phẩm và đồ uống rất hay sử dụng hình thức tài trợ để tạo điều kiện cho khách hàng dùng thử sản phẩm – một hoạt động thường dẫn tới quyết định mua. • Tài trợ được coi là hình thức quảng bá tin cậy và tăng cường khả năng nhận biết của khách hàng: các nhà tài trợ luôn tìm cách quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình. Các phương tiện truyền thông phục vụ sự kiện luôn nêu tên và đưa ra hình ảnh của nhà tài trợ. Do vậy, quảng bá thông qua tài trợ được khách hàng tin cậy hơn so với quảng cáo thuần tuý, giúp khách hàng nhận biết rõ hơn sản phầm của doanh nghiệp. Để tối đa hoá mục tiêu quảng cáo, trong tài trợ phải có một chương trình truyền thông toàn diện hỗ trợ thêm cho việc khuếch trương doanh nghiệp. • Tìm sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh: việc tài trợ cho các sự kiện đặc biệt trong những trường hợp độc quyền tài trợ là một cách thức quan trọng để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Tên của doanh nghiệp có cơ hội nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Việc này đặc biệt hữu ích nếu doanh nghiệp muốn cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh hơn. • Tạo sư thân thiện: khách hàng mục tiêu thường cảm nhận sự tài trợ với thái độ tích cực, thiện cảm. họ nghĩ bạn có nhiều nỗ lực đem lại sự thành công cho sự kiện tức là làm cho họ thoả mãn hơn. Nhờ tài trợ, hình ảnh doanh nghiệp tài trợ sẽ tr\ở nên gần gũi hơn với khách hàng. Sự thân thiện này chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp 5 Câu 6: Phân tích Môi trường Vĩ Mô tác động đến chiến lược xúc tiến sản phẩm dầu gội đầu. Gần giống câu 1 ở trên Câu 7: Thế nào là định giá chắt lọc thị trường? Những tình huống nào áp dụng định giá này?  Định giá chắt lọc thị trường: nhiều doanh nghiệp phát triển hay mua được bản quyền phát minh sản phẩm mới, khi tung ra thị trường đã quyết định mức giá cao hơn ban đầu để chớp thị trường. Sau khi lượng tiêu thụ chậm lại mới hạ giá sản phẩm xuống dể lôi kéo được những khách hàng tiếp theo  Điều kiện áp dụng • Có đủ người mua tạo nên lượng cầu • Phí tổn sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm không quá cao khi sản xuất với số lượng nhỏ (làm triệt tiêu lợ thế của việc định giá cao) • Giá ban đầu cao không thu hút thêm đối thủ cạnh tranh • Giá tạo nên hình ảnh sản phẩm chất lượng cao Câu 8: Trong các yếu tố Vi Mô , yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đối với Marketing of Doanh Nghiệp? giải thích. Yếu tố KHÁCH HÀNG. Giải thích dựa theo định nghĩa Marketing Câu 9: Trong các loại kênh phân phối (trực tiếp, gián tiếp ngắn, gián tiếp dài) Doanh Nghiệp nên chọn loại kênh nào cho sản phẩm của chính mình?  Kênh phân phối: • Trực tiếp: DN không sử dụng người mua trung gian để phân phối, lực lượng bán hàng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng • Gián tiếp: là dạng kênh phân phối mà doanh nghiệp bán hàng của mình cho người sử dụng thông qua các người mua trung gian(nhà bán buôn các cấp, bán lẻ). Kênh phân phối gián tiếp chia làm hai hoại (ngắn và dài) tuỳ thuộc vào số lượng người mua trung gian.  Các căn cứ lựa chọn kênh phân phối • Xem xét thị trường: nếu là khách hàng công nghiệp thì phân phối trực tiếp vì không cần người bán lẻ trong kênh 6  Số lượng khách hàng tiềm năng ít thì sử dụng lưc lượng bán hàng của nhà sản xuất để bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Khi lực lượng khách hàng lớn thì sử dụng trung gian.  Mức độ tập trung về mặt địa lý: nhà sản xuất sử dụng phương pháp trực tiếp nếu khách hàng tập trung, sử dụng trung gian khi khách hàng phân tán. Khách hàng phân bố càng rộng thì kênh phân phối càng dài • Xem xét về môi trường: đó là môi trường kinh tế, luật pháp. Khi kinh tế suy thoái thì nên giảm bớt trung gian để giảm chi phí, luật pháp các nước cũng có quy định về việc được sử dụng các trung gian hay không đối với các hàng hoá, dịch vụ nào đó. • Xem xét về sản phẩm:  Giá của mỗi đơn vị sản phẩm: giá trị càng cao thì kênh càng ngắn, giá càng thấp thì kênh càng dài. Nhưng nếu giá trị thấp mà đơn hàng lớn thì cần kênh ngắn.  Đặc điểm hàng hoá: nhanh hư hỏng thì cần kênh ngắn, cồng kềnh nặng nề thì cần kênh ngắn để giảm chi phí vận chuyển.  Đặc tính kỹ thuật của hàng hoá: sản phẩm giá trị cao, đòi hỏi mức độ chăm sóc khách hàng cao cũng cần bán hàng trực tiếp • Bản thân nhà sản xuất:  Tài chính: có ít tài chính thì không thể tự tổ chức kênh phân phối mà phải dùng trung gian  Khả năng quản lý: nhà SX có ít kinh nghiệm quản lý phân phối thường muốn sử dụng trung gian  Mong muốn quản lý kênh: một số nhà sản xuất mong muốn quản lý kênh để kiểm soát giá và hoạt động xúc tiến Mar thì tự tổ chức kênh  Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh: phát hiện điểm mạnh yếu trong kênh của đối thủ để thiết kế kênh của mình. • Xem xét mục tiêu của phân phối kênh và mục tiêu của doanh nghiệp: doanh nghiệp càng muốn SP của mình phổ biến nhanh, sâu, rộng thì càng phải dùng nhiều trung gian. Câu 10: Hãy phân tích tầm quan trọng của bao bì trong marketing. Cho vd. Ngày nay vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Nó không chỉ có tác dụng bảo vê, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến việc quyết định mua hàng. Vai trò ấy của bao bì được cụ thể hoá thông qua 3 chủ thể: 7  Đối với sản phẩm: chức năng chính của bao bì là đựng và bảo vệ sản phẩm. Vai trò bảo vệ ở đây không chỉ dừng lại ở việc bảo quản sản phầm mà còn là bảo vệ sự tồn tại “độc quyền” của sản phẩm bởi lẽ tất cả các hình ảnh thiết kế trên bao bì của một loại sản phẩm đều được pháp luật bảo vệ. Do vậy các đối thủ cạnh tranh không thể nào sao chép hay làm giả sản phẩm. Ngoài ra bao bì còn là công cụ truyền tải thông tin tối đa về bản chất sản phẩm như tên, trọng lượng, ngày sản xuất… Đồng thời nó thể hiện phong cách riêng của 1 sản phẩm thông qua màu sắc, kiểu dáng, hình ảnh và ngôn ngữ. Quan trọng hơn hết là bào bì có thể nâng cao giá trị của sản phẩm bằng cách tạo ra những yếu tố thẩm mỹ: kiểu dáng đẹp, hình ảnh màu sắc bắt mắt, trình bày ấn tượng.  Đối với doanh nghiệp: Trong thời kỳ cạnh tranh khốc kiệt, yếu tố bao bì của sản phẩm ngày càng khẳng định vị trím vai trò quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp có xu hướng quan tâm đến việc thiết kế bao bì sản phẩm. Với doanh nghiệp, tầm quan trọng của bao bì thể hiện ở 2 khía cạnh • Văn hoá: thể hiện được đặc trưng riêng của doanh nghiệp mà doanh nghiệp khác không có được. Khi nhìn thấy bao bì, khách hàng có thể thấy được sản phẩm là của công ty nào, vùng nào hay của nước nào sản xuất. Ngôn từ, hình ảnh trên bao bì mà công ty chọn phải phù hợp với bản thân cũng như văn hoá xã hội. • Xây dựng thương hiệu: bao bì là thứ duy nhất hữu hình mang sản phẩm và thương hiệu đến người tiêu dùng một cách trực tiếp và rõ ràng nhất. Nó như là một công cụ Mar của DN ghi dấu ấn một cách trực quan vào tâm trí khách hàng, nhờ đó mà doanh nghiệp tạo được 1 rào ngăn cách giúp vô hiệu hoá sản phẩm nhái  Đối với khách hàng: ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm không chỉ dừng lại ở chất lượng nữa mà họ đòi hỏi sự toàn diện từ bao bì đến chất lượng bên trong. ĐỐi với khách hàng, bao bì cũng có ý nghĩa riêng • Giúp khách hàng nhận diện tốt hơn • Về mặt sử dụng: thể hiện ở tính tiện dụng trong việc thiết kế bao bì sản phẩm giúp người tiêu dùng sử dụng một cách thoải mái, tạo thiện cảm cho khách hàng • Về mặt môi trường: hiện nay các DN đang có xu hướng thân thiện với môi trường bằng cách quan tâm đến nguyên liệu SX bao bì không gây hại cho môi trường nên bao bì mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, họ không phải lo lắng sau quá trình sử dụng những bao bì, sản phẩm đó gây hại cho môi trường xung quanh • Về cảm quan: bao bì góp phần vào việc thu hút, lôi cuốn khách hàng mua sản phẩm nhờ thiết kế trang nhã, phù hợp tâm lý, thị hiếu làm tăng giá trị cảm nhận của khách hàng 8 Tóm lại ngày nay bao bì không chỉ đơn thuần là vạt chứa đựng, bao bọc sản phẩm mà nó đã đem lại những giá trị to lớn không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất đến khi tới tận tay người tiêu dùng Câu 11: Giá tâm lý có phải là giá thấp không? giải thích. Giá tâm lý không phải là giá thấp vì giá cả thường phản ánh các thuộc tính của sản phẩm. Rất nhiều khách hàng dùng giá cả để đo lường chất lượng sản phẩm. Khi áp dụng chính sách giá tâm lý, nhà sản xuất xem xét yếu tố tâm lý giá cả chứ không đơn thuần là về khía cạnh kinh tế. Ví dụ: xem xét 1 chiếc ti vi giá 3tr và 1 chiếc tivi khác giá 2tr99. Chênh lệch thực tế là 10k nhưng sự cách biệt về tâm lý có thể rất lớn vì người tiêu dùng xem tivi 2tr99 như là một cái giá nằm trong phạm vi 2tr hơn là một giá nằm gần mức 3tr. Bên cạnh đó có rất nhiều sản phẩm khó xác định chất lượng nên người mua thường xác định chất lượng dựa trên gia cả của sản phẩm, theo họ giá cao có nghĩa là chất lượng cao Câu 12: Khi cần tăng doanh số bán nhà sản xuất nên áp dụng biện pháp xúc tiến nào? Giải thích. Câu 13: Nghiên cứu thị trường và 4P nội dung nào quan trọng hơn? Cho vd. Nghiên cứu thị trường: là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu được làm tốt, có thể cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để gisp người làm Mar đưa ra chiến lược phù hợp và đem lại hiệu quả cao 4P(Marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến. Marketing mix được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin cho Marketing Mix Câu 15: Dựa vào mô hình hành vi người tiêu dùng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng mua xe máy hiệu Honda, giá 30 triệu đồng. Đây là nhân tố thuộc hành vi tiêu dùng cá nhân  Phân tích Honda Honda là một thương hiệu sản xuất xe gắn máy có tiếng và có mặt tại thị trường Việt nam khá lâu. Họ có các chiến lược kinh doanh rất khoa học như sau: • Chiến lược sản phẩm: Việt Nam là quốc gia mà xe gắn máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là phương tiện sống. Do vậy số người sử dụng là vô cùng lớn và mục đích sử dụng là vô cùng phong phú. Honda đã tung ra nhiều mẫu mã và kiểu dáng cho người tiêu dùng lựa chọn 9 • Chiến lược giá: Honda luôn định giá sản phẩm của họ phù hợp với tối đa lượng khách hàng của họ, từ sản phẩm bình dân cho nhu cầu đi lại cho đến những sản phẩm cao cấp nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng và thể hiện đẳng cấp. • Chiến lược phân phối: bán lẻ, bán buôn hơn 400 cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda uỷ nhiệm (HEAD) tạo thuận lợi cho khách hàng như sửa chữa và thay thế phụ tùng và các dịch vụ khác của Honda nhằm bảo đảm sự hài lòng cho khách hàng nhất. • Chiến lược xúc tiến sản phẩm: quảng cáo trên ti vi, quan hệ công chúng, tài trợ các hoạt động thể thao, các chương trình như Tôi yêu ViệT Nam, Be U with Honda, 12 cá tính lên đường xuyên Việt, các chương trình chạy thử xe  Phân tích người tiêu dùng: • Tuổi tác: Nam thanh niên 27 tuổi. Đây là độ tuổi lao động thuộc giới trẻ do vậy họ thường chú ý tới những sản phẩm thương hiệu và phản ánh phong cách sống. Vì vậy đầu tư một xe máy có thương hiệu Honda nằm trong kế hoạch của họ • Nghề nghiệp: Đây là nam nhân viên văn phòng công tác trong một công ty liên doanh vì vậy anh ấy cũng có nhu cầu khác về giá của phương tiện đi lại về giá cả cũng như thương hiệu để tương xứng với tính chất công việc • Trình độ học vấn 10 Câu 16: Dựa trên phân tích các nhân tố tâm lý lên quyết định mua sản phẩm xe mới là Airblade. Hãy nêu ý tưởng quảng cáo dành cho người mua từ 26 đến 30 tuổi, độc thân, thu nhập 6tr tới 10tr/tháng, Câu 17: Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố xã hội đến hành vi mua của người tiêu dùng, anh/chị sẽ sử dụng nhân tố nào để tác động đến quyết định mua một chiếc xe Air Blade, giá 40tr đồng của một khách hàng nam, 25t, độc thân, thu nhập 6tr/tháng. Nhóm nhân tố xã hội: • Nhóm tham khảo: những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ và hành vi như gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp. Nhóm tạo áp lực buộc các thành viên phải tuân theo chuẩn mực chung của nhóm. Nhóm càng gần gũi thì tác động càng lớn. Theo đó thì gia đình là nhóm tham khảo có tác động lớn nhất • Vai trò và địa vị Câu 18: Dựa vào việc phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố xã hội lên hành vi mua của khách hàng để đưa ra ý tưởng quảng cáo cho xe máy Air Blade đối với khách hàng nam, 25t, độc thân, thu nhập 6-10 triệu/tháng. Câu cuối này tự chém nha các bạn . 1 Tổng hợp câu hỏi ôn thi Marketing căn bản Câu 1: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động marketing cho sản phẩm nước giải khát. Môi. hiệu + truyền thông báo cáo về thành quả của công ty.  Đạt vị trí cần thi t cho công ty  Giữ vững tình cảm của công chúng, xây dựng thi n cảm của công chúng với sản phẩm của công ty, giành nhiều. phẩm Thông tin và truyền thông: có cơ sở hạ tầng viễn thông và các hệ thống thông tin như truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp là cơ sở để thực hiện các chương trình marketing và truyền thông 

Ngày đăng: 06/08/2015, 22:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan