1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn luyện môn giao tiếp kinh doanh có đáp án

6 1,2K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Tập hợp những câu hỏi có trả lời môn giao tiếp kinh doanh có đáp án như Câu 1t: Giao tiếp là gì? Nêu tầm quan trọng của giao tiếp? Phân tích các yếu tố để giao tiếp hiệu quả? Câu 2: Các nguyên tắc giao tiếp trong hoạt động kinh doanh: Câu 3: Hãy niêu những yếu tố giúp kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe đạt hiệu quả? Các câu hỏi và đáp án cho các bạn ôn luyện

Trang 1

Câu một: Giao tiếp là gì? Nêu tầm quan trọng của giao tiếp? Phân tích các yếu tố để giao tiếp hiệu quả?

Giao tiếp là gì? Sự tiếp xúc giữa người và người, qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau

Tầm quan trọng của giao tiếp: Giao tiếp tốt là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công

1. Con người dành thời gian 70% giao tiếp

2. Là mối quan hệ giữa người với người, giúp con người hiểu nhau

3. Giúp con người không chỉ hiểu người khác, mà còn hiểu chính bản thân của mình

4. Là phương tiện để bọc lộ nhân cách

5. Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong giao tiếp

6. Trong hoạt động quản lý giao tiếp tốt sẽ tạo ra sự đoàn kết, tạo mối quan hệ gần gũi, thân mật, tạo bầu không khi trong lành tốt đẹp, thuận lợi trong tập thể

7. Làm giảm thất vọng

8. Tăng năng suất lao động

Phân tích các yếu tố để giao tiếp hiệu quả:

1. Phải thật rỏ rang trong các thông điệp, trình bày những quan điểm cần thiết Hãy để ý lắng nghe, kể cả những sở thích, những thành kiến của họ Lưu ý cách trình bày sinh động làm thế nào để thu hút được sự chú ý cũng như tranh thủ sự khuyến khích động viên của người nghe

2. Dùng những sự kiện chính xác và lập luận chặt chẻ để trình bày quan điểm của bạn, lôi kéo sự đồng tình của mọi người Thuyết phục bằng tình cảm cũng tốt nhưng chưa đủ Phải thuyết phục mọi người bằng lý trí lẫn tình cảm

3. Phải biết chắc mỗi lời nói tạo ấn tượng tốt hay xấu Đừng lầm bầm hay tỏ thái độ chán nản Mổi lời nói phải gây được tác động nào đó Và tránh nói những lời chỉ nhắm vào lợi ích của lời nói Làm vậy dễ đẫy bạn ra ngoài lề Hãy chắn chắn quan điểm của mình và chú tâm thể hiện nó

4. Hãy lưu ý tới việc ghi chú công tác kèm theo một chút hài hước Trong buổi họp, luôn bám sát mục đích chung và mục đích cá nhân Ghi lại những kết quả và những nhận xét kèm theo vấn đề đang giải quyết, đừng chệch hướng cũng nên nhớ pha trò một chút cho công việc bớt căng thẳng Thưởng thức niềm vui xong, trở lại việc đang làm

5. Tránh những câu hỏi chỉ chờ sự đồng ý Phụ nữ thường thích kết thúc cân nói bằng một ý để hỏi: “Mùa đông có mưa không?” kiểu câu nói này chỉ cần “có” hay “không” Nó không là người nghe tích cực nêu ý kiến, nên châm dứt

6. Thể hiện bản thân một cách mạnh mẽ Cần đứng hay ngồi thẳng khi trình bày quan điểm Đừng che mặt hay che miệng Đừng phụ thuộc vào văn bản Đừng làm điều người ta phân tâm, không chú ý đến bạn phải tự tin chiếm lĩnh không gian

Câu hai: Các nguyên tắc giao tiếp trong hoạt động kinh doanh:

1. Hãy hợp tác hai bên cùng có lợi: trong giao tiếp kinh doanh cần phải quan tâm tơi lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội sao cho tương xứng, đúng với lẻ phải đạo lý làm người Bí quyết thành công trong kinh doanh là hãy cho người khác được hưởng lợi lộc, bởi vì nhường cho họ cái này họ nhường cho bạn cái khác

2. Hãy tôn trọng đối tác giao tiếp như tôn trọng chính bản thân của mình Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, bạn nhớ rằng “ngàn người bạn còn ít, một kẻ thù đã nhiều” Để tạo được mối quan hệ tình bạn và không gây thù thì trong giao tiếp hãy tôn trong phẩm giá đối tác Đừng xúc phạm cấp dưới, đừng nói xấu cấp trên, đừng phân biệt đối xử giàu nghèo sang hèn dân tộc giai cấp

3. Hãy lắng nghe và nói với nhau hết lời:Trong kinh doanh phải nói với nhau một cách thân mật,

ôn hòa, mộc mạc giản dị và văn minh lịch sự Chớ nói năng thô tục, xỉ vả lẫn nhau mà biến bạn thành thù Nên nghe hết rồi hẳn nói Trong kinh doanh phải biết lắng nghe để nắm bắt được tâm

Trang 2

tư nguyện vọng của đối tác, nắm bắt được lý lẻ, quan điểm của tối tượng Bạn có thể hiểu được đối tác thì ta đưa ra những thông tin chính xác để khuyên bảo họ và để thuyết phục

4. Hãy thảo luận bàn bạc dân chủ để tìm ra những quan điểm chung lợi ích chung, để hai bên hiểu biết lẫn nhau Thông thường khi bàn bạc, mỗi bên có lập luận riêng để bảo vệ quyền và lợi ích riêng VD giữa người mua và bán cần bàn bạc để đi đến nhất trí về giá cả hàng hóa Chẳng hạn công khai tiền vốn, tiền lãi, tiền thuế,… Sự bàn bạc công khai hóa như trên chắc chắn sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác lâu dài của chủ và thợ

5. Hãy thông cãm với nhau về hoàn cảnh, khả năng và quyền lợi của mỗi bên trong giao tiếp Muốn được giao tiếp tốt mình phải đặt mình vào vị trí của đối tác mà suy xét Chẳng hạn, nhà quản lý phải đặt mình vào vị trí của nhân viên, mới thấy hết nổi vất vả của họ mà trả lương cho nhân viên một cách hợp lý Ngược lại, nhân viên tự đặt mình vào vị trí người chủ để thấy được sự khó khăn trong việc điều hành Nhờ sự thông cảm mà hai bên bàn bạc với nhau để tìm ra được thỏa thuận tốt nhất

6. Hãy kiên nhẫn, biết chờ đợi lẫn nhau Trong giao tiế bàn bạc đòi hỏi phải có thời gian để hai bên suy nghĩ mới đi đến thống nhất ý kiến vì vậy mà mỗi bên phải có sự chờ đợi nhau và với thái

độ thân thiện, thông cảm VD khi bán hàng, gặp phải vấn đề giải quyết cho khách hang khó tính Người bán hàng phải biết kiềm chế và đợi cho khách hàng bớt cơn giân hãy giải thích mới có hiệu quả trong công tác bán hàng

7. Hãy biết chấp nhận trong giao tiếp trong giao tiếp không bao giờ diễn ra như ý Hãy chấp nhận rủi ro, chấn nhận qui định pháp luật Khi bạn biết chấp nhận đối tác, chấp nhận hoàn cảnh trong giao tiếp thì tự nhiên bạn sẽ có cách đối xử tốt hơn với mọi người, tìm cách vượt qua trở ngại trong giao tiếp

Câu ba: Hãy niêu những yếu tố giúp kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe đạt hiệu quả?

Để kỹ năng nói đạt hiệu quả ta cần chú ý những điểm sau:

1 Tự giới thiệu và gây thiện cảm và làm cho người nghe hiểu rỏ hơn về bạn

2 Chuẩn bị trình bày bài nói chuyện, chọn đề tài thích hợp, xắp sếp dàn bài hợp lý để diễn đạt trọn vẹn các ý để thu hút hoặc thuyết phục người nghe

3 Cử chỉ vẽ mặt phải phù hợp và diễn đạt nội dung và ý tưởng, giọng nói cần được chú ý đến âm điệu sẽ giúp bạn lôi cuốn người nghe

4 Ngôn từ phải đúng lúc, đúng chổ, từ ngử giản dị, phong phú và chính xác giúp cuộc nói chuyện

rỏ gang và tạo được liên kết đến mọi người

5 Thuyết phục và gây cảm hứng: chọn đề tài mà bạn yêu thích và tin tưởng trình bày hào hứng và hiểu biết tường tận về chủ đề lựa chọn

6 Nói chuyện phải duyên dáng, dí dõm và hào hứng qua những mẫu chuyện nhỏ, trình bày đặc sắc, lý thú giúp cho người nghe chú ý lời mình muốn nói

Những ký năng lắng nghe đạt hiệu quả:

1 Lắng nghe phải tập trung chú ý đến người nói để hiểu được họ muốn nói cái gì và thông điệp họ gửi đếb cho ta là gì

2 Tham dự bằng việc chú ý của đôi mắt, đôi tai và những cái gật đầu, ngôn ngữ vâng dạ thật không,… có như vậy chúng ta mới nghe hết được những gì họ muốn nói với chúng ta

3 Hiểu tức là để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu người người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của mình

4 Ghi nhớ cần phải chọn lọc những thông điệp chính mà người nói muốn truyền tải và ghi chép

5. Hỏi đáp là sự tương tác giữa người nói và người nghe Lắng nghe cần phải giải mã thông điệp người gởi, có vậy ta mới hiểu rỏ được vấn đề

Câu bốn: Trình bày giao tiếp trong công sở với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp?

Cách ứng xử với cấp trên:

Trang 3

1. Trình bày ngắn gọc những đề xuất, yều cầu hay đánh giá, suy nghĩ của bạn về vấn đề và biết khi nào nên rút lui

2 Nhạy cảm để hiểu biết khi nào cấp trên cần sự giúp đở mà không cần phải chờ đợi hoặc hỏi tới

3 Đường hiểu mọi thứ theo nghĩa đen, nên hiểu biết và hành động theo chủ đích của cấp trên, nên ghi chép khi nhận nhiệm vụ quan trọng

4 Trong điểm dầu sôi lữa bỏng, hãy cứ để cấp trên giải tỏa, đừng “quật lại” chọn thời điểm giải thích

5 Khi mắc lổi hãy cho cấp trên thấy bạn có thể vượt qua với sự giúp đở của họ, không nên ủ rủ thất vọng

6 Chia sẽ những công việc không liên qua

Cách ứng xử với cấp dưới

1 Khi họ mắc lổi chỉ nên cảnh cáo mang tính chất nhắc nhở nhẹ nhàng không nên phạt bằng tiền

2 Khen thưởng và ghi nhận chất lượng làm việc cho họ để họ phấn đấu hơn nữa hoàn thành tốt công việc được giao

3 Thái độ lạc quan dù công ty có xãy ra chuyện gì đi nữa cũng nên giấu đi sự lo lắng bằng sự khích lệ cấp dưới, hay là nụ cười thật tươi, chia sẽ những khó khăn để tránh hiểu làm cho họ cảm giác hoang mang và tìm ra hướng giải quyết tối ưu

4 Nhạy bén trong cách ứng xử bằng lời nói để giải quyết vấn đề, ân cần trìu mến và quan tâm hơn đến cấp dưới của mình

5 Luôn lắng nghe luôn thấu hiểu chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên, không nên mất kiên nhẩn khi nghe hay tỏ thái độ nóng lòng Đối với nhân viên việc cấp trên luôn thấu hiểu tâm tư, tình cảm của họ sẽ là liều thuốc động viên và khích lệ họ làm việc

Cách ứng xử đồng nghiệp

1 Hãy tỏ ra thái độ bạn đang cần họ, đừng kênh kiệu

2 Quan tâm đến thành công của đồng nghiệp

3. Đừng thừa nhận hạn chế và sai lầm của mình, mà nên sẵn sàng học hỏi & giúp đỡ đồng nghiệp

4 Khi công việc không trôi chảy đừng đổ lổi cho nhau

5. Nếu bất đồng nên nói chuyện riêng và thẳng thắn với nhau hơn là nói trước tập thể

6 Đừng quan tâm đến câu nói bóng gió

Câu 5 khách hàng là ai? Đưa ra 5 lời khuyên với nhà kinh doanh giao tiếp với khách hàng

Khách hàng là ai? Là người mua hoặc có sự quan tâm theo dõi mặt một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà sự quan tâm này dẫn đến hành động mua hàng

Các loại khách hàng

• Khách hàng nội bộ: là những người cùng làm trong cùng một bộ phận khác nhau của tổ chức, những người làm việc tại các chi nhánh khác nhau của tổ chức

• Khách hàng bên ngoài: cá nhân, doanh nghiệp hoặc người làm kinh doanh bao gồm những nhà cũng cấp, ngân hàng và đối thủ cạnh tranh Cơ quan nhà nước, tổ chức chuyên nghiệp Các bên có quyền lợi ngang nhau như dân cư trong vùng, hội nghề nghiệp,…

Những lời khuyên của nhà kinh doanh khi giao tiếp với khách hàng

1. Nhân viên cần ghi nhớ thái độ thân thiện, lịch sự là chưa đủ mà còn cố gắng nâng cao tính hiệu quả khi giao dịch với khách hàng

2. Giành thời gian gặp gở trực tiếp khách hàng bởi điều đó có thể tăng cường mối quan hệ giữa danh nghiệp và khách hàng

3. Hãy cảm ơn tới những khách hàng đã làm người giới thiệu cho danh nghiệp, bởi họ chính nhà yếu tố giúp nâng cao nhận thức về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp

Trang 4

4. Luôn nở nụ cười thân thiện với khách hàng chính thái độ và tinh thần tích cực khi phục vụ khách hàng sẽ đem lại sự hài lòng cho nhân viên đối với khách hàng

5. Dẫu hết giờ giao dịch với khách hàng được thực hiện thông qua điện thoại, fax, email,… Nhưng vẫn duy trì và không ngừng cải thiện chất lượng, dịch vụ tại các điểm tiếp xúc khách hàng

Câu sáu: Khi bạn đang giao tiếp, làm việc với khách hàng, khách hàng không hài lòng nổi giận, bạn

xử lý như thế nào?

1. Ngay lập tức tập trung sự chú ý để giải quyết lý do dẫn đến không hài lòng và nổi giận KH

2. Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với KH một cách rõ ràng bằng cách nói cho họ biết hiểu mình hiểu cảm nhận không hài lòng của họ lúc này, để cho KH thấy mình quan tâm đến lý do dẫn đến không hài lòng và ghi chép lại

3. Hãy biết kiên nhẫn lắng nghe KH trình bày những điều k hài lòng, nổi giận Vì khi nói ra hết KH

sẽ thấy nhẹ nhõm và đở bực bội hơn

4. Hãy giữ bình tĩnh và xem xét lại những lời nói của KH khi nói ra, điều đó rất cần thiết

5. Nên đặt câu hỏi tìm ra nguyên nhân của sự tức giận và thông tin chính xác

6. Nên để KH tự đưa ra hướng giải quyết bằng cách xắp sếp 1 cuộc hẹn khác để giải quyết việc này, để 2 bên cùng tìm ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể để làm nguôi cơn giận của KH một cách nhanh nhất - Nên đồng ý giải quyết công việc trong một thời gian nhất định - Giải quyết đúng như thoã thuận

Câu bảy: Đàm phán, thương lượng là gì? Bản chất của đàm phán thương lượng? Nêu các tiêu chí để đánh giá kết quả 1 cuộc đàm phán, thương lượng

Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác, đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhầm thỏa thuận trong khi giữa ta và đối tác có những quyền lợi

có thể chia sẽ và có những quyền lợi đối kháng

Thương lượng là giao dịch mà cả 2 bên đều có quyền bác bỏ kết quả cuối cùng Nó đòi hỏi sự đồng thuận tự nguyện cả hai bên Đây là một quy trình cho và nhận, trong đó các mục tiêu hay điều kiên tiên quyết của một giao dịch được nhaastn trí trên cơ sở 2 bên có thể chấp nhận được

Bản chất của đàm phán thương lượng:

Không phải là lựa chọn đơn nhất “hợp tác” hoặc “xung đột” mà là sự thống nhất mâu thuẫn giữa “hợp tác và xung đột”

Không phải là sự thõa mãn lợi ích của mình một cách không hạn chế, mà còn là có

giới hạn nhất định Những tiêu chuẩn để đánh giá một cuộc đàm phán và thương

lượng thành công:

1. Tiêu chuẩn thực hiện mục tiêu

2. Tiêu chuẩn tối ưu hóa giá thành

3. Sự nhượng bộ

4. Chi phí đầu tư

5. Chi phí cơ hội

Đàm phán và thương lượng là khoa học và nghệ thuật:

Tính khoa học:

1. Giải quyết vấn đề một cách tư duy trong đó chứa đựng logic và suy luận

2. Nghiên cứu các quy luật, quy tắt, xử lý thông tin đưa chiến lược đàm phán thương lượng hợp

3. Liên quan đến nhiều ngành khoa học như giao tiếp tâm lý học, kinh tế học, luật, kế toán, tài chính,…

Trang 5

Tính nghệ thuật:

1. Đàm phán thương lượng là 1 hoạt động rất phức tạp, chúng cần có nghệ thuật:

2. Vận dụng điêu luyện các nguyên tắc, phương pháp, kỹ năng giao tiếp như kinh nghiệm lắng nghe, thuyết phục, đặc câu hỏi, trả lời…

3. Nội dung như nhau nhưng những người đi đàm phám thương lượng khác nhau sẽ đem lại kết quả khác nhau

4. Phải thông thạo luật pháp quốc tế và những quy định của nước sở tại của đối tác

Các tiêu chí để đánh giá kết quả một cuộc đàm phán, thương lượng:

Tỷ lệ thành công, lợi ít đạt được, chất lượng cuộc đàm phán, cơ sở vật chất – kỹ thuật công nghện, Kinh nghiệm và năng lực làm việc, năng lực tài chính

Câu 8 Trình bày các kỹ năng cần thiết để thực hiện đàm phán thành công

1. Ấn tượng ban đầu: cần tạo ra bầu không khí tin cậy dễ chịu bằng một vài câu nói mang tính cá nhân bằng cử chỉ, thái độ cở mở sẽ nhanh chóng tạo nên thiện cảm từ phía đối tác

2. Phải xác định rõ mục tiêu cần đàm phán và thương lượng, luôn luôn bám sát theo dõi mục tiêu này trong suốt quá trình

3. Người đàm phán thương lượng tốt phải rèn luyện cho mình có khả năng lắng nghe đối tác nói -Phải biết trình bầy, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo linh hoạt

4. Người đàm phán thương lượng thường hỏi nhiều hơn là nói nhiều

5. Cần có ý thức tư duy sẵn sàng thỏa hiệp nếu cần thiết

6. Để tránh những hiểu làm vô ý hay hữu ý và để tránh nội dung đàm phán thương lượng bị lệch hướng, nhà đàm phán thương lượng phải biết nhắc lại những điểm kết luận những điễm đã trao đổi thống nhất giữa 2 bên trước khi chuyển sang nội dung đàm phán thương lượng mới

Câu 9 Bạn cần làm gì trong giai đoạn của cuộc đàm phán thương lượng

Giai đoạn chuẩn bị:

1.Xác định đúng mục tiêu, phạm vi đàm phán của mình là gì?

2.Thu thập thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ các nhà cung cấp trung gian môi giới, kinh nghiệm bạn bè, đồng nghiệp, giúp người đàm phán đánh giá tính khả thi của các yêu cầu và điều chỉnh mục tiêu, lựa chọn một hay vài đói tác đàm phán để thỏa mãn nhu cầu của danh nghiệp

3.Xác định các phương án thay thế tốt nhất: nó giúp người đàm phán tránh được những cuộc đàm phán không cần thiết mà còn giúp họ tránh được những thỏa thuận bất lợi Và biết được khi nào ta nên rút lui

4.Tìm hiểu đối tác đàm phán là người như thế nào tính cách ra sao để ta có cách ứng phó tốt nhất

5.Xác định chiến lượn và chiến thuật đàm phán: để đạt được mục tiêu đề ra

6.Một số chiến lược thường được sử dụng như: Nếu là người bán, đề nghị cao sau đó giảm từ từ Nếu người mua, đề nghị thấp sau đó tăng dần Không cường điệu về mình và sản phẩm Khi đạt được vấn đề thỏa thuận về một vấn đề nhanh chóng chuyển sang qua vấn đề tài khác

7.Ngoài ra nên chú ý tới chuẩn bị một số công việc như địa điểm đàm phán, vị trí trên bàn đàm phán, phong cách đàm phán và các tài liệu cần thiết…

Giai đoạn tiến hành đàm phán:

1.Trước hết là chào hỏi nhưng cần chú ý tới lời nói cử chỉ để tạo cho đối tác một ấn tượng tốt ngay từ đầu khi chào hỏi không nên cầm vật gì ở tay phải khi bước và phòng đàm phán, chủ đông bắt tay đối tác, nhìn thẳng vào mắt đối tác, lắng nghe lời chào hỏi của đối tác đáp lại.Sau đó cần chú ý đến yếu tố văn hóa của đối tác đàm

Trang 6

2.Khi đã ngồi vào bàn đàm phán thì nên tạo bầu không khí thoãi mái, thuận lợi bằng các chủ đề đơn giản như thời tiết, âm nhạc, gia đình… Nhưng cần chú ý không nên quá ồn ào hoặc tò mò vì nó gây

ấn tượng xấu

3.Khi tìm được tiếng nói chung sẽ dễ dàng chuyển từ nghi lễ sang máng tính xã giao sang phần nội dung chính của cuộc đàm phán một cách ngắn gọn và rõ gàng

4.Trao đổi thông tin: để hiểu biết lẩn nhau, nếu chúng ta che giấu thông tin của mình thì đối phương

sẽ e dè cung cấp thông tin của họ, làm sao cho họ cảm thấy tin cậy và trao đổi thông tin một cách chính xác Lắng nghe và ghi nhận những nhu cầu của đối tác sẽ thể hiện tinh thần hợp tác của chúng ta

5.Đưa ra lời đề nghị: phải đúng thời điểm, nếu đưa ra quá sớm sẽ làm cho đối tác cảm thấy như mình đang ép họ, hoặc chính chúng ta cũng đang ở thế bất lợi Đ nghị cần đc ngắn gọn, rõ gàng và tự tin

6.Thương lượng: mặc dù khi bước vào đàm phán thì tất cả các bên đều mong muốn đạt thỏa thuận Nhưng trên thực tế không phải tất cả cuộc đàm phán đều có thể đi đến cuối cùng là đạt thỏa thuận

Có thể do không chuẩn bị kỹ, sử dụng chiến thuật sai, vì không biết lắng nghe đối tác, không xác định đúng mục tiêu… Cuộc thảo luận vì vậy đóng băng Cách tốt nhất là cố gắng thoát ra khỏi tình thế đó hoặc rút lui và kết thúc đàm phán

Kế thúc đàm phán: khi nhận thấy tín hiệu cho thấy có thể kết thúc thì hãy nhanh chóng đi đến thỏa thuận cuối cùng (một phương án mà cả hai bên chấp nhận) thì đó là thời điểm kết thúc đàm phán Nếu không có gì bất thường xảy ra, chúng ta chuyễn sang ký hợp đồng Ngược lại, cuộc đàm phán kết thúc mà không đạt thỏa thuận nào

Xử lý thương lượng rơi vào bế tắc:

1. Tóm tắt lập trường đối tác

2. Tóm tắt lập trường của bạn

3. Thông báo “chúng ta rơi vào bế tắc”

4. Trính bạch giữa cảm xúc và thực tế

5. Tách bạch con người và vấn đề

6. Đổi tiền đề để lấy được những thứ khác

7. Thay đổi người đàm phán

8. Ngưng đàm phán trên cơ sở những gì đã thống nhất được đề nghị sẽ thảo luận sau

9. Sử dụng phương án thế tốt nhất

10.Bổ sung những phương án thay thế ngay tại chổ hoặc sau đó

Câu 10 Bạn có những điểm mạnh và điểm yếu gì trong giao tiếp? Nêu một vài biện pháp để đổi mới việc giao tiếp của bạn tốt hơn

Điểm mạnh:

Điểm yếu:

Một vài biện pháp đổi mới việc giao tiếp tốt hơn:

- Để cho người nói hết những gì cần nói, sau đó hãy đóng góp ý kiến

- Suy nghỉ kỹ vấn đề cần nói, sau đó thể hiện làm sao cho ngắn gọn, dễ hiểu và hiểu rỏ vấn đề mình cần truyền đạt - Bình tĩnh để cho vấn đề không trở nên tồi tệ, nếu có bình tĩnh suy xét một cách tốt nhất

Ngày đăng: 22/06/2014, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w