1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi trắc nghiệm marketing căn bản có đáp án

11 4,5K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 95,06 KB

Nội dung

Chương 1: Bản chất của marketing.1.Mong muốn được hiểu là: aTrạng thái cảm giác thấy thiếu hụt một cái gì đó buộc con người phải tìm cách thỏa mãn nó.bLà dạng đặc thù của nhu cầu tự nhiên phụ thuộc vào văn hóa và đặc điểm cá nhân của từng người.cLà nhu cầu tự nhiên phù hợp với khả năng thanh toán.dUớc muốn được sở hữu một sản phẩm Chọn B. Theo tháp nhu cầuMong muốn là nhu cầu tự nhiên được thể hiện dưới dạng đặc thù, phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của từng người.A định nghĩa cho nhu cầu.C định nghĩa cho cầu thị trườngD định nghĩa cho mơ ước của người tiêu dùng.

Trang 1

Câu hỏi trắc nghiệm Marketing căn bản.

Lựa chọn câu trả lời thích hợp nhất và giải thích ngắn gọn.

Chương 1: Bản chất của marketing.

1 Mong muốn được hiểu là:

a- Trạng thái cảm giác thấy thiếu hụt một cái gì đó buộc con người phải tìm cách thỏa mãn nó

b- Là dạng đặc thù của nhu cầu tự nhiên phụ thuộc vào văn hóa và đặc điểm cá nhân của từng người

c- Là nhu cầu tự nhiên phù hợp với khả năng thanh toán

d- Uớc muốn được sở hữu một sản phẩm

Chọn B Theo tháp nhu cầu

Mong muốn là nhu cầu tự nhiên được thể hiện dưới dạng đặc thù, phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của từng người.

A định nghĩa cho nhu cầu.

C định nghĩa cho cầu thị trường

D định nghĩa cho mơ ước của người tiêu dùng.

2 Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm được hiểu là:

a- Giá trị sử dụng mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng

b- Là sự đánh giá của người tiêu dùng với sản phẩm trong việc cung cấp lợi ích cho họ c- Bao gồm giá trị hàng hóa hữu hình, giá trị dịch vụ, giá trị hình ảnh, giá trị nhân sự

d- b và c

Chọn D Giá trị tiêu dùng là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của một sản

phẩm trong việc đáp ứng nhu cầu (giải quyết vấn đề) mà họ đã phát hiện ra.

- Các yếu tố cấu thành: Công dụng, thẩm mỹ, dịch vụ, hình ảnh thương hiệu (địa vị xã hội)…

3 Theo quan điểm marketing, chi phí tiêu dùng là:

a- Số tiền bỏ ra để mua sản phẩm

b- Hao tổn thần kinh, sức lực và thời gian

c- Chi phí trong quá trình sử dụng và đào thải sản phẩm

d- Tất cả phương án trên

Chọn D Chi phí tiêu dùng là toàn bộ những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để

nhận được giá trị tiêu dùng từ sản phẩm

4 Sự thỏa mãn đối với sản phẩm là:

a- Việc so sánh giữa giá cả với giá trị sử dụng mà hàng hóa đem lại cho họ

b- Việc so sánh giữa giá cả và chi phí mà họ bỏ ra để có sản phẩm

c- Là việc so sánh giữa lợi ích họ thu được với những kỳ vọng của họ

d- Là khái niệm được được đo lường trong quá trình tiêu dùng

Chọn C Sự thoả mãn là mức độ của trạng thái cảm giác khi người tiêu dùng nhận được

nhiều hơn hoặc ngang bằng những gì mà họ kỳ vọng.

5 Dưới góc độ marketing, thị trường được xem là:

a- Nơi diễn ra việc mua và bán hàng hóa

b- Là gồm người mua và người bán hay cung và cầu thị trường

c- Gồm những người có nhu cầu và mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng mua

Trang 2

d- Không có phương án nào kể trên.

Chọn C Thị trường là tập hợp tất cả các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng

có cùng nhu cầu về một loại sản phẩm cụ thể, họ sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu đó.

6 Công việc quản trị marketing bao gồm:

a- Phân tích các cơ hội marketing

b- Lựa chọn thị trường mục tiêu và nghiên cứu nhu cầu khách hàng mục tiêu

c- Thiết kế chiến lược và chương trình marketing

d- Tổ chức thực hiện và kiểm tra các biện pháp marketing

e- Tất cả phương án trên

Chọn E

7 Những điểm trọng tâm của quan điểm marketing là:

a- Lựa chọn thị trường mục tiêu

b- Nghiên cứu nhu cầu của thị trường mục tiêu

c- Phải thiết lập và phối hợp các giải pháp marketing

d- Thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất

e- Tất cả phương án trên

Chọn E – Marketing là một quá trình, một công việc phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải

có hướng đi chuẩn xác, hiệu quả Do đó cũng phải tuân thủ nhiều điểm trọng tâm

8 Một doanh nghiệp chú trọng vào việc phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung thêm nhiều tính năng có nghĩa là họ đang theo quan điểm nào dưới đây: a- Quan điểm tập trung bán

b- Quan điểm định hướng sản xuất

c- Quan điểm marketing

d- Quan điểm hoàn thiện sản phẩm

Chọn C – “chú trọng vào việc phát triển sản phẩm mới…”

9 Doanh nghiệp chỉ chú trọng bán hàng và quảng cáo có nghĩa là doanh nghiệp đang quản trị theo quan điểm

a- Quan điểm marketing

b- Quan điểm hoàn thiện sản phẩm

c- Quan điểm tập trung bán

d- Quan điểm định hướng sản xuất

Chọn C – “chỉ chú trọng bán hàng”

10 Một khách hàng trung thành có thể đem lại những giá trị nào sau đây:

a- Tăng giá trị tài sản nhờ việc tăng chi tiêu của khách hàng trong suốt đời của khách hàng b- Tăng giá trị tài sản nhờ việc lôi kéo thêm khách hàng mới

c- Tăng giá trị nhờ việc giảm các chi phí tìm kiếm khách hàng mới

d- Tất cả phương án trên

Chọn D – Khách hàng trung thành là khách hàng hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của

doanh nghiệp, tức là họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ đồng thời giới thiệu tới bạn bè, người thân về trải nghiệm của họ, phương thức chủ yếu là truyền miệng Từ đó giúp doanh nghiệp gián tiếp tiếp cận những khách hàng tiềm năng mà không tốn bất cứ chi phí đáng kể nào.

Trang 3

Chương 2 Hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing

11 Hệ thống thông tin marketing cần đáp ứng yêu cầu nào dưới đây:

a- Đầy đủ, chính xác

b- Cập nhật

c- Phân phối đúng đối tượng

d- Cả 3 phương án trên

Chọn D – Cần đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu trên để công việc marketing được triển

khai hiệu quả

12 Hệ thống thông tin marketing được cung cấp cho những đối tượng nào sau đây:

a- Người quản trị marketing

b- Các trung gian marketing

c- Các nhà cung cấp

d- Cả 3 phương án trên

Chọn A – MIS là hệ thống bao gồm con người và các công cụ cần thiết - để thu thập,

phân tích và xử lý thông tin – nhằm giúp nhà quản trị marketing đưa ra các quyết định marketing kịp thời và chính xác

13 Thông tin marketing không được sử dụng trong giai đoạn nào của marketing:

a- Lập kế hoạch marketing

b- Tổ chức thực hiện

c- Kiểm tra và điều chỉnh marketing

d- Không phương án nào

Chọn D – Thông tin marketing phục vụ các nhà quản trị ra quyết định, mà ra quyết định

là hoạt động liên tục của các NQT trong suốt quá trình bán sản phẩm để kịp thời thích ứng với sự thay đổi của thị trường, phát hiện những thiếu sót trong chiến lược, kế hoạch marketing Do đó, thông tin marketing cũng cần phải liên tục cập nhật, hợp lý, chính xác.

14 Dự liệu sơ cấp không được thu thập bằng phương pháp nào dưới đây:

a- Quan sát

b- Điều tra

c- Ấn phẩm, sách báo, tạp chí

d- Thực nghiệm

Chọn C Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm Thông

qua ấn phẩm báo chí thuộc phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

15 Để xác định mức độ tác động của giá cả đến doanh số bán người ta sử dụng phương pháp nào sau đây:

a- Quan sát

b- Thực nghiệm

c- Điều tra

d- Nghiên cứu tài liệu

16- Dữ liệu sơ cấp không có đặc điểm nào sau đây:

a- Cập nhật

b- Không chính xác

c- Độ tin cậy cao

d- Chi phí thấp

Trang 4

17- Để thu thập lượng thông tin lớn về khách hàng, đảm bảo nhanh và không đòi hỏi chi phí cao người ta có thể thu thập qua phương pháp:

a- Bản câu hỏi gửi qua bưu điện

b- Phỏng vấn qua điện thoại

c- Điều tra phỏng vấn trực tiếp

d- Nghiên cứu điều tra trên mạng

18- Bản câu hỏi đáp ứng yêu cầu nào dưới đây:

a- Nội dung câu hỏi giải quyết được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

b- Các câu hỏi thiết kế đơn giản dễ hiểu

c- Có thông tin cá nhân để quản lý và phục vụ giải quyết mục tiêu nghiên cứu

d- Các phương án trên

19- Câu hỏi chia theo mức độ từ “rất đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý, rất không đồng ý” là câu hỏi đóng dạng:

a- Câu hỏi theo giá trị

b- Câu hỏi chia theo tầm quan trọng

c- Câu hỏi với mức độ khác nhau

d- Câu hỏi phân giải theo nghĩa từ

20- Xác định Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu được xem là:

a- Bước quan trọng số 1 trong quá trình nghiên cứu

b- Ảnh hưởng đến việc xác định bản câu hỏi của nghiên cứu sơ cấp

c- Quyết định 50% kết quả nghiên cứu

d- Cả 3 phương án trên

Chương 3 Môi trường marketing.

21- Mục tiêu nghiên cứu môi trường nội bộ:

a- Xác định các yếu tố thuộc nguồn lực marketing

b- Xác định Điểm mạnh và điểm yếu của nguồn lực marketing

c- Tìm kiếm, khai thác và phát triển nguồn lực cho việc thực hiện hoạt động marketing d- Cả 3 phương án trên

22- Mục tiêu nghiên cứu môi trường marketing là:

a- Xác định chính xác yếu tố ảnh hưởng

b- Xác định xu hướng thay đổi của yếu tố đó

c- Xác định những ảnh hưởng tạo cơ hội và thách thức đến hoạt động marketing của doanh nghiệp

d- Cả 3 phương án trên

23- Yếu tố nào dưới đây không thuộc môi trường vi mô

a- Cạnh tranh

b- Khách hàng

c- Người cung ứng

d- Kinh tế

Chọn D – Môi trường vi mô theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, bao gồm: khách

hàng (buyer’s power), người cung ứng (supplier’s power), đối thủ tiềm ẩn (threats of

Trang 5

new entrants), sản phẩm thay thế (threats of substitutes), đối thủ cạnh tranh (degree

of rivalry).

Kinh tế là yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (PEST/PESTEL…)

24- Giá cả nguyên vật liệu của các nhà cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định marketing nào của doanh nghiệp:

a- Quyết định số lượng sản phẩm bán cho khách hàng

b- Chất lượng sản phẩm bán ra cho khách hàng

c- Giá cả sản phẩm bán cho khách hàng

d- Thời gian cung cấp sản phẩm cho khách hàng

Chọn A – Giá cả đầu vào tăng lên thì doanh nghiệp cũng không thể tự ý thay đổi chất

lượng, giá sản phẩm hay thời gian giao hàng, bởi hậu quả ngay trước mắt sẽ là mất

đi sự hài lòng, sự tin tưởng của khách hàng, từ đó doanh thu sẽ giảm dần nhất là từ những khách hàng trung thành Giảm khả năng cạnh tranh nếu tăng giá bán sản phẩm…

25- Các trung gian marketing là những người giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm bao gồm:

a- Các nhà phân phối

b- Các nhà cung ứng dịch vụ marketing

c- Các trung gian tài chính

d- Tất cả các phương án trên

26- Những đối thủ cạnh tranh có những sản phẩm có khả năng thay thế cao với sản phẩm của doanh nghiệp, có mức giá tương tự, thỏa mãn cùng một nhóm khách hàng mục tiêu được xem là đối thủ nào dưới đây:

a- Đối thủ cạnh tranh mong muốn

b- Đối thủ cạnh tranh cùng loại sản phẩm

c- Đối thủ cạnh tranh giữa các loại sản phẩm

d- Đối thủ cạnh tranh nhãn hiệu

27- Viet Jet Air là đối thủ cạnh tranh nào của Việt nam Airline:

a- Cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh mong muốn

b- Đối thủ cạnh tranh cùng loại sản phẩm

c- Đối thủ cạnh tranh giữa các loại sản phẩm

d- Đối thủ cạnh tranh nhãn hiệu

28- Những yếu tố nào không thuộc môi trường vĩ mô:

a- Kinh tế

b- Dân số

c- Văn hóa

d- Trung gian marketing

Chọn D – Môi trường vĩ mô bao gồm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trường

thiên nhiên…

29- Yếu tố nào sau đây không thuộc môi trường nhân khẩu học:

a- Qui mô, tốc độ tăng dân số

b- Cơ cấu dân cư

c- Trình độ văn hóa của dân cư

Trang 6

d- Khả năng mua sắm của dân cư

Chọn D – D thuộc môi trường kinh tế

30- Một doanh nghiệp đối mặt với sự tăng giá của các yếu tố đầu vào có thể cân nhắc giải pháp nào sau đây:

a- Thăm dò xem mức tăng giá có phù hợp không

b- Tìm kiếm sản phẩm thay thế

c- Tăng giá kèm chương trình khuyến mại

d- Cả 3 phương án trên

31- Nhận định nào dưới đây là không phù hợp:

a- Công nghệ phát triển có thể làm phá sản một doanh nghiệp

b- Thu nhập của dân cư có ảnh hưởng qui mô, cơ cấu nhu cầu và hành vi mua của khách hàng

c- Văn hóa có thể tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh

d- Môi trường luật pháp luôn tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ

Chọn D – Luật pháp vẫn có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp nhỏ

Chương 4 Hành vi khách hàng

32- Những nội dung cần nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thông qua mô hình hành vi của Philip Kotler:

a- Các phản ứng đáp lại của người tiêu dùng

b- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua: yếu tố thuộc môi trường, yếu tố thuộc đặc tính mua, yếu tố thuộc doanh nghiệp

c- Quá trình mua của người tiêu dùng

d- Cả 3 phương án trên

33- Văn hóa không bao gồm các yếu tố nào dưới đây:

a- Hệ thống giá trị

b- Các chuẩn mực hành vi

c- Phong tục tập quán

d- Nhận thức

34- Những biểu hiện nào không đúng khi xem xét tác động của văn hóa đến hành vi tiêu dùng:

a- Văn hóa là yếu tố đầu tiên biến nhu cầu tự nhiên thành mong muốn

b- Văn hóa tạo nên những nhóm khách hàng có hành vi khác nhau

c- Sự hội nhập văn hóa có thể tạo ra những nhóm khách hàng có hành vi giống nhau d- Văn hóa luôn tạo ra những nhu cầu mới nên nó luôn tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp

Chọn D – Đề bài hỏi tác động đến hành vi tiêu dung, không phải các doanh nghiệp.

35- Nhóm tham khảo gồm những nhóm nào dưới đây:

a- Gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng

b- Các KOL( người định hướng dư luận)

c- Những người mà họ không chấp nhận hành vi

d- Tất cả phương án trên

Trang 7

36- Những ảnh hưởng nào của tuổi tác đến hành vi tiêu dùng dưới đây là không đúng:

a- Những người ở độ tuổi khác nhau sẽ có hành vi khác nhau do sự khác biệt về tâm sinh lý, thu nhập và tài sản

b- Những người ở lứa tuổi thanh niên rất quan tâm đến cái mới đặc biệt là thời trang c- Những người già có nhu cầu cao về sản phẩm bảo vệ sức khỏe và thuốc bồi bổ sức khỏe

d- Những trẻ em tuổi nhi đồng rất quan tâm đến chất lượng và giá cả

Chọn D – Người lớn quan tâm đến chất lượng và giá cả Trẻ em quan tâm hơn đến

mẫu mã, kiểu dáng bắt mắt.

37- Những nhận định nào không đúng về tác động của yếu tố xã hội đến hành vi tiêu dùng a- Yếu tố hình thành đẳng cấp xã hội chỉ là tài sản và tiền bạc

b- Những người mua sản phẩm cao cấp, có tính biểu tượng đều là những người ở địa vị

xã hội cao

c- Qui mô gia đình có ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm mua, tần suất mua sắm,kích cỡ đóng gói

d- Một cá nhân có thể đóng nhiều vai trò khác nhau

Chọn A - Sự hình thành giai tầng xã hội không chỉ phụ thuộc vào của cải, mà nó là

sự kết hợp của trình độ văn hoá, nghề nghiệp, những định hướng giá trị và những yếu

tố đặc trưng khác.

38- Trong giai đoạn nhận biết nhu cầu, người tiêu dùng thường nảy sinh nhu cầu là do: a- Tác nhân bên trong nội tại cơ thể con người

b- Tác nhân bên ngoài như những người ảnh hưởng

c- Tác động từ hoạt động marketing của doanh nghiệp như giá cả, khuyến mai, quảng cáo

d- Tất cả phương án trên

39- Những ảnh hưởng nào từ yếu tố hoàn cảnh kinh tế đến hành vi tiêu dùng là không đúng: a- Hoàn cảnh kinh tế phụ thuộc vào thu nhập, tiết kiệm, chi tiêu và tiết kiệm

b- Nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng thu nhập như một tiêu chí để phân đoạn thị trường

vì nó có thể dễ dàng thu thập và đánh giá được qui mô thị trường

c- Thu nhập có ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa mua, cơ cấu hàng hóa mua và giá cả d- Những người có thu nhập cao thường nhạy cảm với giá

Chọn D – Người thu nhập cao quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn so với người

có thu nhập thấp

40- Trong giai đoạn tìm kiếm thông tin người tiêu dùng thường có hành vi nào sau đây: a- Tìm kiếm ở nhiều nguồn

b- Các nguồn thông tin có tầm quan trọng khác nhau với mỗi người

c- Người trẻ thường thu thập thông tin trên mạng xã hội

d- Tất cả phương án trên

41- Trong giai đoạn đánh giá lựa chọn phương án người tiêu dùng thường có khuynh hướng nào dưới đây;

a- Người tiêu dùng thường dựa vào một số yếu tố quan trọng để đánh giá như tính năng, công dụng, màu sắc, kích cỡ, giá…

Trang 8

b- Người tiêu sẽ đánh giá các yếu tố dựa trên khả năng đem lại lợi ích cho họ và thông qua các kinh nghiệm, niềm tin và sự hiểu biết của họ

c- Đa số người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm dựa trên tổng lợi ích đem lại cho họ là lớn nhất

d- Cả 3 phương án trên

42- Trạng thái không hài lòng của khách hàng biểu hiện những hành động;

a- Tìm kiếm sản phẩm thay thế trong lần mua tiếp theo

b- Không mua lại tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp

c- Tẩy chay và thông tin không tốt về sản phẩm

d- Tất cả các phương án trên

43- Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của yếu tố tâm lý là không đúng:

a- Động cơ là động lực thúc đẩy hành vi mua, về bản chất nó chính là mục đích của hành động mua

b- Người tiêu dùng thường giữ lại những thông tin củng cố quan điểm của mình

c- Hiểu biết tốt có thể giúp người tiêu dùng có thể khái quát hóa và phân biệt hóa các tác động từ hàng hóa hoặc dịch vụ

d- Quan điểm của người tiêu dùng rất dễ thay đổi nên người làm marketing dễ dàng tác động để thay đổi quan điểm của họ

Chọn D - Người tiêu dùng thường giữ lại những thông tin củng cố quan điểm của

mình

Nên quan điểm của họ không dễ thay đổi

Chương 5 Lựa chọn thị trường mục tiêu

44- Một đoạn thị trường được hiểu là:

a- Có nhu cầu và hành vi tương đối giống nhau

b- Có phản ứng tương tự với các kích thích marketing

c- Là đoạn thị trường mục tiêu

d- a và b

45- Yêu cầu đo lường trong phân đoạn thị trường có nghĩa là:

a- Đo lường được qui mô đoạn thị trường

b- Đo lường được sức mua đoạn thị trường

c- Xác định được đặc điểm nhu cầu hành vi của đoạn thị trường đó

d- Cả 3 phương án trên

46- Các tiêu thức nhân khẩu học thường sử dụng để phân đoạn thị trường hàng tiêu dùng vì: a- Nhân khẩu học có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng b- Dễ đo lường đoạn thị trường

c- Tiêu thức này luôn tạo ra qui mô thị trường đủ lớn

d- a và b

47- Phân đoạn thị trường theo tiêu thức hành vi không bao gồm tiêu thức nào dưới đây

a- Lý do mua

b- Lợi ích tìm kiếm

c- Lối sống

d- Số lượng và tỉ lệ tiêu dung

Trang 9

Chọn C - Tiêu thức hành vi bao gồm: lí do mua, lợi ích tìm kiếm, tình trạng và mức

độ sử dụng

Tiêu thức tâm lý bao gồm: lối sống, nhân cách, nhận thức, động cơ…

48- Thị trường mục tiêu là thị trường thỏa mãn điều kiện nào dưới đây:

a- Có qui mô và tốc độ tăng trưởng phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp b- Có áp lực cạnh tranh thấp

c- Có sự thuận lợi xét từ tác động của yếu tố môi trường

d- Cả 3 phương án trên

Chọn D – Ba tiêu chuẩn đánh giá: (1) Quy mô và tốc độ tăng trưởng; (2) mục tiêu và

nguồn tài nguyên của công ty; (3) cơ cấu thị trường.

49- Tập trung vào việc phục vụ nhiều nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu theo phương án:

a- Tập trung vào một đoạn thị trường

b- Chuyên môn hóa tuyển chọn

c- Chuyên môn hóa theo thị trường

d- Chuyên môn hóa theo sản phẩm

Chọn C

50 Doanh nghiệp lựa chọn một loại sản phẩm để bán cho một số đoạn thị trường, có nghĩa là

họ đang lựa chọn phương án nào dưới đây:

a- Tập trung vào một đoạn thị trường

b- Chuyên môn hóa tuyển chọn

c- Chuyên môn hóa theo thị trường

d- Chuyên môn hóa theo sản phẩm

Chọn D – như trên

51-Nếu chỉ tập trung vào một chiến lược marketing mix cho toàn bộ thị trường, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang thực hiện chiến lược:

a- Marketing không phân biệt

b- Marketing phân biệt

c- Tập trung

d- Chi phí thấp

Chọn A - Marketing không phân biệt là một chiến dịch marketing tổng thể bỏ qua

sự khác nhau giữa các phân khúc thị trường và chỉ bán một mặt hàng dành cho tất cả mọi người Đây là hình thức marketing mà hàng hóa được bán thông qua sự thuyết phục hướng tới số lượng lớn khách hàng.

52- Chiến lược marketing phân biệt có đặc điểm nào dưới đây:

Trang 10

a- Chi phí cao

b- Doanh số bán cao

c- Tính linh hoạt cao

d- Cả 3 phương án trên

Chọn D - Chiến lược phân biệt nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng

hoặc từng đoạn thị trường.

53- Chiến lược marketing tập trung có ưu thế hơn marketing không phân biệt ở những điểm sau:

a- Thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng

b- Ít rủi ro hơn

c- Chi phí lớn hơn

d- a và b

Chọn D - Chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng

hoặc một vài đoạn thị trường hẹp Trong khi đó, marketing không phân biệt đáp ứng nhu cầu cho tất cả mọi người.

54- Thực chất của định vị sản phẩm trên thị trường là:

a- xác định những điểm khác biệt nổi trội của sản phẩm

b- Lựa chọn cho sản phẩm một vị thế đặc biệt trên thị trường

c- Xác định cho sản phẩm một vị trí đặc biệt và có giá trị trên thị trường mục tiêu

d- a và b

55- Yếu tố nào sau đây không sử dụng để tạo sự khác biệt về mặt vật chất:

a- Chất lượng

b- Độ tin cậy

c- Kiểu dáng

d- Thương hiệu

56- Tạo sự khác biệt cho sản phẩm cần đáp ứng yêu cầu nào sau:

a- Dễ nhận biết đặc điểm khác biệt

b- Không dễ bị đối thủ bắt chước

c- Thể hiện lợi ích của người tiêu dùng quan tâm

d- Cả 3 phương án trên

57- Để lựa chọn chiến lược định vị cạnh tranh trực tiếp cần đảm bảo điều kiện nào sau: a- Sản phẩm có nhiều điểm ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh

b- Qui mô thị trường đủ lớn cho cả doanh nghiệp và đối thủ

c- Có khả năng và hỗ trợ tốt hơn đối thủ trong hoạt động marketing

d- Cả ba phương án trên

58- Những yếu tố cần thể hiện trên bản đồ định vị:

a- Vị trí của đối thủ trên thị trường

b- Những đặc tính, lợi ích khách hàng quan tâm

c- Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

d- Tất cả các phương án trên

Ngày đăng: 17/05/2020, 15:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w