5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.3.2. So sánh năng suất, giá bán, thu nhập và lợi nhuận của 2 vụ
Bảng 4.10 So sánh giá trị trung bình giữa năng suất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận của vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu
Khoản mục Đông Xuân Hè Thu Giá trị t
Năng suất (tấn/ha) 7.05 5.70 2,046** Giá bán ( ngàn/kg) 5.183 4.967 2,540** Doanh thu (ngàn/ha) 42,304 29.779 2,139** Chi phí (ngàn/ha) 20.064 21.979 -0,007ns
Lợi nhuận (ngàn/ha) 22.239 7.800 4,042***
Ghi chú: ns không có ý nghĩa, ** có ý nghĩa 5%, *** có ý nghĩa 1%
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2012-2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.12 trình bày năng suất, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung bình của nông hộ. Theo kết quả kiểm định, năng suất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận đều khác biệt và có ý nghĩa thống kê. Năng suất trung bình của các vụ có sự khác biệt với mức ý nghĩa 5% , trong đó vụ Đông Xuân là 7,05 tấn/ha và vụ Hè Thu là 5,70 tấn/ha. Do điều kiện thời tiết và việc sử dụng các chi phí đầu vào cũng như trình độ học vấn và kinh nghiệm canh tác của các nông hộ khác nhau nên năng suất của các hộ giữa 2 vụ có sự chênh lệch khá cao. Mức giá trung bình của vụ Đông Xuân cũng cao hơn so với vụ Hè Thu. Do năng suất và giá cao hơn doanh thu của nông dân trong vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu đáng kể. Với mức ý nghĩa doanh thu trung bình trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu lần lượt là 42 triệu đồng và 30 triệu đồng, với mức chênh lệch cao khoảng 12 triệu đồng. Chi phí sản xuất của vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân gần như tương đương nhau, tuy chi phí của vụ Hè Thu cao hơn nhưng không đáng kể.
Kết quả kiểm định cũng cho thấy, với mức ý nghĩa 5%, sự khác biệt về giá bán là một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nông dân. Lợi nhuận trung bình của các vụ Đông Xuân và Hè Thu có mức ý nghĩa 1% cho thấy có sự khác biệt khá lớn. Lợi nhuận trong vụ Đông Xuân khoảng 22 triệu đồng và vụ Hè Thu khoảng 8 triệu đồng với mức chênh lệch khoảng 14 triệu đồng . Sự chênh lệch quá lớn này chủ yếu do chênh lệch về năng suất và giá bán giữa các vụ. Trong mỗi vụ, chênh lệch lợi nhuận giữa các nông hộ cũng rất cao, nhất là vụ Hè Thu có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên trong cả hai vụ, có một số hộ vẫn bị lỗ vốn.
4.3.3 So sánh hiệu quả lao động theo ngày công lao động gia đình
Bảng 4.11 So sánh hiệu quả lao động theo ngày công lao động gia đình
Đơn vị: ngàn đồng
Khoản mục Đông Xuân Hè Thu Giá trị t
TN/ngày công 2.094 872 2,621*** LN/ngày công 2.293 474 2,684*** TN/thành viên 5.797 2.416 3,689***
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2012-2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Kết quả kiểm định cho thấy lợi nhuận trên ngày công và thu nhập trên mỗi thành viên có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê. Xét hiệu quả lao động trên mỗi ngày công lao động gia đình thì vụ Đông Xuân tạo nên thu nhập khoảng 2.094.000 đồng/ngày còn vụ Hè Thu tạo nên thu nhập khoảng 872.000 đồng. Khoảng thu nhập trên mỗi ngày công lao động của vụ Đông Xuân cao gấp 2,4 lần so với vụ Hè Thu.
Lợi nhuận trên mỗi ngày công mà nông hộ đạt được trong vụ Đông Xuân là 2.293.000 đồng/ngày cao hơn gấp 4,8 lần so với lợi nhuận đạt được trên mỗi ngày công lao động trong vụ Hè Thu chỉ có 474.000 đồng.
Xét về thu nhập trên mỗi thành viên trong gia đình ta thấy trong vụ Đông Xuân, số tiền mà mỗi thành viên thu nhập được trong 1 vụ là 5.797.000 đồng tức 1.932.000 đồng/người/tháng. Trong khi đó thu nhập trên mỗi thành viên trong vụ Hè Thu có phần thấp hơn với thu nhập trên mỗi thành viên là 2.416.000 đồng tức 805.000 đồng/người/tháng.
4.4. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2012-2013
4.4.1. Thuận lợi
- Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của các Sở Ban ngành thành phố, đặc biệt có sự chỉ đạo sâu sắc của ban lãnh đạo địa phương về thực hiện các chương trình, đề án phát triển xã hội của huyện, quan tâm và tập trung thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
- Công tác đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất có trọng điểm theo quy hoạch đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Sự chỉ đạo và phối hợp giữa Phòng, các Trạm chuyên môn và các xã, thị trấn chặt chẽ, thăm đồng thường xuyên từ đó đã hạn chế được tối đa dịch bệnh trên địa bàn. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt công tác hỗ trợ người dân các biện pháp phòng tránh rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Từ đó đã hạn chế ảnh hưởng của dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
- Đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất như: trợ giá giống, bao tiêu sản phẩm, kế hoạch phát triển kinh tế hộ, mô hình trình diễn,…Từ đó đã góp phần thực hiện thắng lợi hoạt động ngành nông nghiệp
4.4.2. Khó khăn
- Giá thành sản xuất lúa tăng, chủ yếu do tăng giá vật tư đầu vào ( giống, phân bón, thuốc hóa học, công lao động…); giá lúa bán ra sau thu hoạch thấp, chưa đảm bảo lợi nhuận 30% cho hộ nông dân, mưa bão diễn ra nhiều gây bất lợi cho người sản xuất.
- Nông dân có thói quen xuống giống ngay sau 3-5 ngày sau khi thu hoạch vụ trước bất chấp khuyến cáo của cơ quan chuyên môn vì vậy có khả năng bị ngộ độc hữu cơ và sâu bệnh đặc biệt là rầy nâu tấn công rất lớn.
- Các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hiện nay phần lớn đều hoạt động với hiệu quả chưa cao do thiếu vốn, thường trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, trình độ về khoa học kĩ thuật còn hạn chế.
- Quá trình triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn” cũng còn gặp nhiều khó khăn do trình độ học vấn của nông dân còn chênh lệch nhau nhiều làm hạn chế khả năng ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, ghi chép sổ tay còn chưa đạt yêu cầu, các doanh nghiệp tham gia cung ứng vật tư vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra còn ít,…
- Riêng đối với vụ Hè Thu, thời tiết khô hạn thiếu nước vào đầu vụ nhưng lại mưa bão nhiều vào cuối vụ. Đồng thời sâu bệnh, dịch hại cũng xuất hiện
nhiều hơn so với vụ Đông Xuân ảnh hưởng đến sản xuất làm năng suất và lợi nhuận giảm cũng như làm đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn.
4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN, ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo là nâng cao chất lượng đời sống của người dân, trong đó có tầng lớp nông dân nông thôn. Nông dân huyện Thới Lai, quận Ô Môn nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung chủ yếu sống bằng nghề nông, nhất là nghề trồng lúa. Việc sản xuất lúa nói chung và lúa Đông Xuân, Hè Thu nói riêng cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân trong bối cảnh nâng cao sản lượng và chất lượng lúa gạo để cạnh tranh trên thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế.. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, cần hướng đến một số giải pháp sau:
Bảng 4.12 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
Vấn đề Giải pháp Người thực
hiện
Giá thành sản xuất lúa tăng
- Nắm bắt thông tin giá cả thị trường để mua phân bón với giá phù hợp, tránh trường hợp bị thương lái ép giá khi bán lúa.
-Bình ổn giá vật tư nông nghiệp, giá xăng dầu để giá chi phí máy móc bình ổn để đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân.
-Nông dân
-Nhà nước
Thiếu vốn - Cần có chính sách về vay vốn phù hợp để nông dân có thể tích lũy vốn trong quá trình sản xuất.
- Tăng số tiền và thời gian cho nông dân vay để tránh trường hợp nông dân bán lúa ngay sau thu hoạch.
-Nhà nước
-Ngân hàng
Thiếu đất - Đẩy mạnh việc vận động chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vụ Hè Thu.
-Nông dân -Địa phương, khuyến nông
- Đẩy mạnh trồng màu, nuôi trồng thủy sản và tìm thị trường hợp đồng tiêu thụ nông thủy sản.
- Vận động nhân dân cải tạo vườn, phát triển kinh tế hộ.
Thói quen sản xuất lạc hậu, cứng nhắc
- Cần nhận thức về sự đổi mới trong canh tác
- Thường xuyên tiếp cận cán bộ kỹ thuật, đọc sách, báo, nghe đài các thông tin tiến bộ kỹ thuật.
- Khuyến cáo gieo trồng đúng lịch thời vụ của phòng nông nghiệp.
-Nông dân
-Địa phương, khuyến nông
Trình độ về khoa học kĩ thuật còn hạn chế
-Hình thành và tham gia các hiệp hội quần chúng như các câu lạc bộ sản xuất, nhóm nông dân,…
-Các thành viên trong nông hộ, nhất là nữ cần có trình độ học vấn nhất định.
- Thường xuyên tham gia các buổi tập huấn và các tổ chức xã hội do cán bộ địa phương tổ chức,
- Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đưa vào sản xuất những giống lúa có năng suất và chất lượng cao. - Mạnh dạng áp dụng những gì đã được tập huấn vào sản xuất nhằm nâng cao lợi nhuận.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu phân tích và so sánh về hiệu quả tài chính trong vụ Đông Xuân 2012-2013 và Hè Thu 2013 của nông dân huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ ta thấy:
Cơ cấu chi phí sản xuất của cả hai vụ phần lớn tập trung vào chi phí phân, thuốc và chi phí phí lao động, vì thế việc nhà nước kềm chế giá phân thuốc là hết sức cần thiết cho nông dân. Năng suất trung bình của vụ Đông Xuân là 7,05 tấn/ha với thu nhập bình quân là 26.087.000 đồng/ha trong khi năng suất trung bình của vụ Hè Thu là 5,70 tấn/ha thu nhập bình quân chỉ có 10.873.000 đồng/ha. Giá lúa trung bình của vụ Đông Xuân là 5.183 đồng/kg cao hơn giá lúa của vụ Hè Thu là 4.967 đồng/ha. Từ những lý do trên dẫn đến lợi nhuận thu được từ hai vụ có sự chênh lệch rất lớn. Lợi nhuận trung bình của vụ Đông Xuân là 22.239 đồng/ha và vụ Hè Thu là 7.800 đồng/ha. So sánh các chỉ số tài chính của 2 vụ ta thấy vụ Đông Xuân cho tỉ suất lợi nhuận (0,92 đồng lợi nhuận/đồng vốn) cao hơn so với vụ Hè Thu (0,22 đồng lợi nhuận/đồng vốn). Hiệu quả sử dụng đồng vốn trong vụ Đông Xuân (0,92) cao gấp 4,2 lần so với vụ Hè Thu. Từ đó cho thấy hiệu quả sản xuất của vụ Hè Thu thấp và không có hiệu quả bằng vụ Đông Xuân. Nguyên nhân là do vào vụ Hè Thu thời tiết khắc nghiệt, đầu vụ khô hạn, cuối vụ mưa bão, dịch bệnh sâu hại nhiều, điều kiện sản xuất không thuận lợi như vụ Đông Xuân. Đồng thời, chi phí phân bón, thuốc bảo về thực vật và các chi phí đầu vào khác tăng nhưng giá lúa đầu ra thấp, và có sự chênh lệch rõ ràng giữa hai vụ.
5.2. KIẾN NGHỊ
Đối với cơ quan nhà nước
Cần có chính sách về vay vốn cho nông dân theo phương thức phù hợp để nông dân có thể tích lũy vốn trong quá trình sản xuất.
Cần ra quyết định, chỉ thị để Ngân Hàng nhà nước chủ động cho người dân vay vốn, giảm bớt các thủ tục rườm rà, khó hiểu. Đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng giải thích, tư vấn cho người dân hiểu rõ từng phần quan trọng để có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng và đơn giản.
Để tránh tình trạng người nông dân mua nhằm vật tư kém phẩm chất mà còn có hại cho con người và môi trường, Nhà nước cần thành lập đội ngũ quản lý thị trường chuyên biệt để quản lý về giá cả và chất lượng của mặt hàng phân bón và thuốc nông dược. Xử lý nghiêm khắc các hành vi gian dối trong buôn bán, không nên chỉ cảnh báo mà còn phải có mức phạt cụ thể.
Cần ổn định giá vật tư (vì đến thời điểm bón phân hoặc phun thuốc nông dân thường bị tiệm bán phân thuốc tăng giá cao hơn đầu vụ).
Cần có mức giá thu mua lúa (giá tối thiểu) cho dân để tránh thương lái ép giá khi nông dân cần bán lúa.
Nhà nước cần đầu tư hệ thống đê bao thoát nước trong mùa mưa lũ để đảm bảo sản xuất lúa hiệu quả.
Cần đầu tư hoặc hỗ trợ vốn trong việc mua máy gặt và xây dựng lò sấy cho dân để giải quyết sự thiếu lao động và giảm thất thoát trong và sau thu hoạch.
Cần xây dựng kho trữ lúa có lò sấy để vừa sấy lúa và trữ lúa cho dân để bán lúa khi thị trường có giá cao để tăng lợi nhuận cho dân.
Đối với các tổ chức khuyến nông, viện nghiên cứu
Phối hợp với nông dân, tránh tình trạng làm thay nông dân, chỉ nên hỗ trợ giúp đỡ nông dân. Chuyển giao thông tin và giúp nông dân giải quyết vấn đề.
Phải nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để kịp thời giúp đỡ nông dân giải quyết khó khăn. Ngoài kiến thức chuyên môn thì người cán bộ khuyến nông cần phải có kiến thức vè xã hội và cuộc sống nông dân để dễ dàng trong khâu tuyên truyền.
Thường xuyên thông tin kịp thời các kế hoạch sản xuất, dự báo diễn biến dịch bệnh đến người dân một cách nhanh nhất.
Cần cung cấp cho nông dân dụng cụ, vật tư giống... phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu, lai tạo thêm giống mới, năng suất cao, chống chịu tốt và phải tuyên truyền, phổ biến cho nông dân biết rõ các đặc tính của giống lúa mới. Bên cạnh đó phải đưa ra mức giá tương đối để người nông dân có thể sử dụng giống mới mà không lo đến chi phí giống mới khá cao.
Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nông dân với cán bộ khuyến nông, phải thường xuyên đi khảo sát thực tế để đưa ra những lời khuyên thực tế, tăng lòng tin của nông dân, sẵn sàng tiếp nhận ý kiến từ người nông dân.
Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần nâng cao trình độ học vấn nông dân trong vùng. Việc phổ cập văn hoá cho nông dân là cần thiết để họ có khả năng đọc và tìm hiểu tài liệu kỹ thuật tiết kiệm lao động chi phí liên quan đến đồng áng của họ nhằm tăng lợi nhuận.
Hiện nay phần lớn các HTX hoạt động kém hiệu quả. Cần tạo điều kiện để các HTX tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy HTX phát triển.
Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn thanh tra viên BVTV thường xuyên để quản lý, giám sát các cửa hàng hinh doanh phân bón, thuốc BVTV.
Đẩy mạnh việc vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh trồng màu thay cho những vụ lúa đạt năng suất kém, đem lại lợi nhuận thấp để cải thiện đời sống cho người dân.
Đối với doanh nghiệp
Các nhà doanh nghiệp tham gia hỗ trợ nông dân trong quá trình thực hiện