Tình hình sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính vụ lúa đông xuân 2012 2013 và hè thu 2013 tại huyện thới lai và quận ô môn thành phố cần thơ (Trang 31)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

3.3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2013

a) Cây lúa

+ Đông Xuân: Diện tích xuống giống (DTXG) 19.215,09 ha, năng suất 7,22 tấn/ha, sản lượng 138.732,95 tấn.

+ Hè Thu: DTXG 18.903,2 ha, năng suất 6,19 tấn/ha, sản lượng 117.010,81 tấn.

+ Vụ Thu Đông:

- DTXG 18.428,5 ha, đạt 106% kế hoạch, tăng 222 ha so vói vụ Thu Đông năm 2012 (18.206,50 ha)

- Sạ hàng: 1.203,10 ha với 912 hộ tham gia

- Thu hoạch: đến thời điểm này thu hoạch được 12.080 ha đạt 65,55% DTXG; năng suất 5,22 tấn/ha; sản lượng 63.057,6 tấn

Cánh đồng mẫu

- Diện tích xuống giống: 3.656,22 ha đạt 94,55% diện tích dự kiến - Cơ cấu giống:

Jasmine OM 4218 IR 50404 OM 10424 OM 5451 Khác

3.03% 90.89% 4.99% 0,21% 0.56% 0.31%

- Diện tích thu hoạch: đến thời điểm này thu hoạch được 1.083,62 ha; năng suất 5,54 tấn/ha, cao hơn năng suất chung toàn huyện 0,32 tấn/ha; sản lượng 6.003,25 tấn

b) Diện tích vườn

- Tổng diện tích vườn năm 2013 là 1.781,55 ha trong đó diện tích vườn cây ăn trái là 1.504,26 ha, vườn bị thiệt hại do thiên tai là 13,8 ha, vườn kém hiệu quả là 175,18 ha, vườn tạp là 88,31 ha.

- Lũy kế cải tạo vườn tạp năm 2013: 53,57 ha

c) Thủy sản

- Diện tích dự kiến: 4.325,8 ha

- Thực hiện: tới thời điểm 9 tháng đầu năm là 3.629,74 ha, đạt 83,91% KH - Thu hoạch: 157,5, tổng sản lượng 2.457,89 tấn

d) Cây màu

- Tổng diện tích rau màu đến thời điểm 9 tháng đầu năm 2013 là 2.135,47 ha đạt 94,85% so với KH ( 2.251,50 ha), tăng 367,08 so với cùng thời điểm năm 2012 (1.768,39 ha). Trong đó màu xuống chân ruộng là 384,69 ha.

- Diện tích thu hoạch: 1.333,3 ha với tổng sản lượng là 12.011,55 tấn.

e) Chăn nuôi

- Tổng đàn gia súc, gia cầm đã nuôi trong toàn huyện đến tháng 9 năm 2013 là 480.463 con (gia súc: 33.928 con; gia cầm: 446.535 con)

- Gia súc, gia cầm đang nuôi hiện tại trong nông hộ là 311.625 con ( gia súc: 20.538 con; gia cầm: 331.097 con).

CHƯƠNG 4

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN 2012- 2013 VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN

THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT

4.1.1 Tuổi của nông dân

Nông dân được phỏng vấn đa số người chồng cũng là chủ hộ. Độ tuổi trung bình của chồng là 57 tuổi, trong đó cao tuổi nhất là 82 tuổi, trẻ tuổi nhất là 23 tuổi. Tuổi vợ bình quân là 55, cao nhất là 79 và thấp nhất là 20.

Đa số nông dân đã qua độ tuổi trung niên. Tỷ lệ chồng và vợ dưới 30 tuổi chiêm tỷ lệ thấp. Kế đến là 1/3 nông dân có độ tuổi từ 50-70. Nông dân có độ tuổi từ 51-70 chiếm tỷ lệ cao nhất với chồng là 51,8% và vợ là 53,2%. Nông dân trên 70 tuổi cũng lần lượt chiếm tỷ lệ 16,5% với chồng và 12,7 % với vợ.

Bảng 4.1. Độ tuổi của nông dân

Chỉ tiêu Chồng Tỉ lệ (%) Vợ Tỉ lệ (%) < 30 1 1,3 3 3,7 30 - 50 24 30,4 24 30,4 51 - 70 41 51,8 42 53,2 >70 13 16,5 10 12,7 Tổng cộng 79 100 79 100 Tuổi trung bình 57 55 Tuổi lớn nhất 82 79 Tuổi nhỏ nhất 23 20

Nguồn: Bảng phân tích từ số liệu điều tra năm 2013 tại huyện Thới lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ)

4.1.2 Trình độ văn hóa của nông dân

Nhìn chung, trình độ văn hóa của nông dân tương đối thấp, phần lớn chỉ học đến cấp 1. Người chồng của nông hộ có trình độ học vấn tương đối cao hơn vợ. Trung bình chồng học đến lớp 6 và vợ chỉ học đến lớp 5. Người chồng học cấp 1 chiếm tỷ lệ 44,6% trong khi đó tỷ lệ người vợ học cấp 1 chiếm đến 60,3%. Tỷ lệ người chồng và vợ học cấp 2 chiếm chưa đến 1/3 lần lượt là 27% và 20,5%. Số nông dân học đến cấp 3 chiếm tỷ lệ thấp, 23% đối với chồng và 10,3% đối với vợ.

Bảng 4.2. Trình độ văn hóa của nông dân Chỉ tiêu Chồng Tỷ lệ (%) Vợ Tỷ lệ (%) Không đi học 4 5,4 7 8,9 Cấp 1 33 44,6 47 60,3 Cấp 2 20 27 16 20,5 Cấp 3 17 23 8 10,3 Tổng 74 100 78 100 Trình độ học vấn trung bình 6 5

Nguồn: Bảng phân tích từ số liệu điều tra năm 2013 tại huyện Thới lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

4.1.3 Số nhân khẩu trong hộ sản xuất

Bảng 4.3 ta thấy tổng số người trung bình/hộ là 5 người. Tỷ lệ những hộ có nhân khẩu từ 3-5 người chiếm cao nhất 59,5%. Kế đến là những hộ có nhân khẩu từ 6-10 người chiếm 35,4%. Từ đó cho thấy đa số các hộ có số nhân khẩu vừa và đông. Tổng số người trong hộ có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm thu nhập của hộ, hộ có tổng số người đông có khả năng lao động thì góp phần tăng thu nhập cho hộ, ngược lại những hộ có số người quá ít, nguồn lao động không đủ, phải tốn thêm chi phí thuê lao động làm cho thu nhập của hộ giảm đi, điều này có thể sẽ tạo ra sự khác biệt trong thu nhập của nông hộ do việc sử dụng lao động.

Bảng 4.3. Số nhân khẩu trong hộ sản xuất

Số nhân khẩu Số hộ Tỷ lệ (%) < 3 3 3,80 3 – 5 47 59,50 6 -10 28 35,40 > 10 1 1,30 Tổng 79 100 Số nhân khẩu TB 5

Nguồn: Bảng phân tích từ số liệu điều tra năm 2013 tại huyện Thới lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

4.1.4 Cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất

Qua bảng 4.4 ta thấy lúa là nguồn thu nhập chủ yếu của nông hộ. Bình quân mỗi hộ có thu nhập từ lúa là 92.311đồng/năm (chiếm 59,41% của tổng thu nhập nông hộ). Điều này cho thấy thu nhập từ lúa là loại thu nhập cơ bản nhất và quan trọng nhất của nông dân trong địa bàn nghiên cứu. Kế đến là thu nhập từ làm thuê của nông dân, trung bình mỗi hộ thu nhập từ công việc làm thuê là 37.983

đồng/năm (chiếm 24,22% tổng thu nhập nông hộ). Hai nguồn thu nhập này chiếm gần như hầu hết thu nhập nông hộ và cũng góp phần đáng kể vào kinh tế hộ. Ngoài ra, nông dân còn có các nguồn thu nhập khác từ chăn nuôi, thủy sản, cây trồng khác lúa. Tuy nhiên các nguồn thu nhập này là thứ yếu do có tỷ trọng thấp so với tổng thu nhập nông hộ.

Bảng 4.4. Cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất (N=79)

Đơn vị: 1000 đồng/năm

Chỉ tiêu Trung bình Tỷ lệ (%)

Thu nhập từ lúa 92.311 59,41 Thu nhập từ cây trồng khác 5.599 3,61 Thu nhập từ chăn nuôi 7.828 5,03 Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản 11.677 7,51 Thu nhập từ làm thuê 37.983 24,44

Tổng thu nhập nông hộ 155.398 100

Nguồn: Bảng phân tích từ số liệu điều tra năm 2013 tại huyện Thới lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

4.1.5 Nguồn cung cấp thông tin kĩ thuật

Qua bảng 4.5 ta thấy gần 100% số hộ nông dân đều tiếp cận với cả 2 nguồn thông tin. Ngày nay khi khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì tỷ lệ nông dân tiếp cận với những thông tin kĩ thuật càng cao và dễ dàng, đặc biệt họ tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin đa dạng. Việc tiếp nhận những thông tin kĩ thuật có ảnh hưởng rất lớn cho việc sản xuất và thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên việc tiếp thu được nhiều hay ít còn phải tùy thuộc vào trình độ học vấn và cách nhận thức đúng đắn của của nông dân.

Bảng 4.5. Nguồn cung cấp thông tin kĩ thuật

Nguồn thông tin Số hộ Tỷ lệ (%)

Chỉ qua kênh nhà nước 1 1,27 Chỉ qua kênh trung gian 1 1,27 Cả 2 kênh 77 97,46

Tổng 79 100

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn năm 2012-2013 *Ghi chú: Kênh nhà nước (cán bộ khuyến nông, viện NC/ trường ĐH, phát thanh/truyền hình, báo/tạp chí)

4.1.6 Ngày công lao động

Bảng 4.6 thể hiện ngày công lao động trong hai vụ của các hộ sản xuất. Theo quan sát ta thấy số ngày công lao động gia đình và lao động thuê trong vụ Đông Xuân thấp hơn so với vụ Hè Thu. Điều này sẽ dẫn đến chi phí lao động trong vụ Hè Thu sẽ cao hơn góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất.

Số ngày công lao động gia đình trên diện tích nhỏ nhất trong hai vụ là không có. Trong vụ Đông Xuân, số ngày công lao động gia đình lớn nhất trên diện tích lớn nhất là 98 ngày, số ngày công lao động gia đình trung bình là 26 ngày. Trong vụ Hè Thu, số ngày công lao động gia đình trung bình lớn nhất trên diện tích lớn nhất là 112 ngày và trung bình là 29 ngày.

Đối với số ngày công lao động thuê, số ngày công lao động nhỏ nhất là 2 ngày, cao nhất là 85 ngày và trung bình là 34 ngày, trong khi vụ Hè Thu có số ngày công nhỏ nhất là 2 ngày, cao nhất là 131 ngày và số ngày trung bình là 33.

Bảng 4.6. Ngày công lao động

Đơn vị: ngày

Khoản mục

Đông Xuân Hè Thu

Nhỏ nhất Lớn nhât Trung bình Nhỏ nhất nhất Lớn Trung bình Diện tích ( ha) 0,195 7,500 1,182 0,195 7,500 1,182 Công LĐGĐ 0 98 26 0 112 29 Công LĐ thuê 2 85 34 2 131 33

4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN 2012-2013 VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN, 2013 VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.2.1. Tổng hợp các chi phí sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu

Bảng 4.7. Tổng hợp chi phí sản xuất lúa trung bình của vụ Đông Xuân và Hè Thu

Đơn vị: 1.000đồng/ha

Khoản mục Đông xuân

Hè thu Trung bình Tỷ trọng (%) Trung bình Tỷ trọng (%) CP hạt giống CP phân bón CP thuốc CP thuê LĐ CP LĐGĐ Chi phí khác Tổng CP không kể LĐGĐ Tổng CP kể cả LĐGĐ 1.785 5.479 3.534 5.059 3.848 360 16.218 20.064 8,90 27,31 17,61 25,21 19,18 1,79 100 1.811 6.195 3.975 5.007 4.306 684 17.673 21.979 8,24 28,19 18,09 22,78 19,59 3,11 100

Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2012-2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Ghi chú: Chi phí thuê lao động gồm: chi phí thuê làm đất, gieo hạt, dặm tỉa, bơm tưới nước, làm cỏ, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, suốt lúa, phơi sấy.

Bảng 4.6. thể hiện chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2012 – 2013 và Hè Thu năm 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn. Theo bảng số liệu ta phân tích theo từng vụ, cụ thể như sau:

Vụ Đông Xuân

Tổng chi phí sản xuất kể cả lao động gia đình trung bình là 20.064.000 đồng/ha, trong đó chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất trong quá trình trồng lúa, chiếm 27,31% tổng chi phí, kế tiếp là chi phí thuê lao động chiếm 25,21% tổng chi phí, đến chi phí lao động gia đình chiếm 19,17%, chi phí thuốc trừ sâu 17,61 %, chi phí giống chiếm tỷ lệ không cao lắm 8,90% tổng chi phí, và cuối cùng là chi phí khác chiếm 1,79% .Điều này cho thấy chi phí phân bón và chi phí thuê lao động là yếu tố đầu vào quan trọng. Tuy nhiên các khoản chi phí đầu vào khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ, cụ thể như sau:

Chi phí giống: Chi phí giống trung bình vụ Đông Xuân là 1.785.000

đồng/ha chiếm 8,90% tỷ trọng, tuy chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi phí nhưng giống là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng hạt lúa sau thu hoạch.

Chi phí lao động gia đình: bảng 4.3 cho ta thấy được hầu hết số nhân khẩu chỉ đạt mức trung bình nên đa số các hộ đều thiếu lao động gia đình. Ngoài việc tận dụng tối đa nguồn lao động gia đình, nông dân bắt buộc phải thuê thêm lao động để phục vụ cho việc sản xuất. Chi phí lao động gia đình trung bình chiếm 19,17% trong tổng chi phí.

Chi phí thuê lao động: Phần lớn nông dân đều tận dụng lao động gia đình

vào sản xuất nhưng chi phí thuê lao động vẫn chiếm tỷ trọng khá cao 25,21% trong tổng chi phí sản xuất, nguyên nhân chủ yếu là lao động gia đình không thể đáp ứng đủ khi khối lượng công việc quá lớn và yêu cầu thực hiện trong khoảng thời gian ngắn vào thời điểm cắt lúa, vận chuyển… cùng với việc khan hiếm lao động nên giá cả thuê mướn lao động cũng tăng cao.

Chi phí phân bón : Bảng 4.6 thể hiện chi phí phân bón vụ Đông Xuân 2012

- 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn. Phân bón là yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng cao nhất 27,31%, không những tác động đến năng suất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của người nông dân nếu họ sử dụng đầu vào này hợp lý. Chi phí phân bón trung bình của vụ Đông Xuân là 5.479.000 đồng/ha.

Chi phí thuốc: Qua bảng 4.6 cho thấy chi phí thuốc trung bình cho vụ Đông

Xuân là 3.534.000 đồng/ha chiếm 17,61% trong tổng chi phí sản xuất. Hầu hết tất cả nông hộ đều sử dụng thuốc trong vụ Đông Xuân, các loại thuốc mà nông dân sử dụng chủ yếu là: thuốc xử lí giống, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ và trị bệnh hại lúa.

Vụ Hè Thu

Nhìn chung, chi phí sử dụng cho vụ Hè Thu có phần cao hơn vụ Đông Xuân. Tổng chi phí sản xuất kể cả lao động gia đình trung bình là 21.979.000 đồng/ha. Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất trong quá trình trồng lúa, chiếm 28,19% tổng chi phí, kế tiếp là chi phí thuê lao động chiếm 22,78 % tổng chi phí, chi phí lao động gia đình chiếm 19,59%, đến chi phí thuốc trừ sâu 18,09 %, , chi phí giống chiếm tỷ lệ không cao lắm 8,24% tổng chi phí, và cuối cùng là chi phí khác chiếm 3,11%.

Chi phí giống: Chi phí giống trung bình vụ Hè Thu là 1.811.000 đồng/ha chiếm 8,24% tỷ trọng, tuy chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi phí nhưng giống là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng hạt lúa sau thu hoạch.

Chi phí lao động gia đình: Từ bảng 4.3 ta thấy được hầu hết số nhân khẩu

chỉ đạt mức trung bình nên đa số các hộ đều thiếu lao động gia đình. Ngoài việc tận dụng tối đa nguồn lao động gia đình, nông dân bắt buộc phải thuê thêm lao động để phục vụ cho việc sản xuất.

Chi phí thuê lao động: Chi phí thuê lao động vẫn chiếm tỷ trọng khá cao 22,78 % với chi phí trung bình là 5.007.000 đồng/ha trong tổng chi phí sản xuất vì thiếu lao động.

Chi phí phân bón: Phân bón là yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng cao nhất 28,19% với chi phí trung bình là 6.195.000 đồng/ha. Việc sử dụng phân bón hợp lí có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của người nông dân

Chi phí thuốc: Qua bảng 4.6 cho thấy chi phí thuốc trung bình cho vụ Hè

Thu là 3.975.000 đồng/ha chiếm 18,09 % trong tổng chi phí sản xuất. Hầu hết tất cả nông hộ đều sử dụng thuốc nhiều hơn trong vụ Hè Thu do sâu bệnh phát sinh, các loại thuốc mà nông dân sử dụng chủ yếu là: thuốc xử lí giống, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ và trị bệnh hại lúa.

 Qua số liệu trong bảng 4.6 và kết quả phân tích cho thấy tổng chi phí sản xuất của vụ Hè Thu cao hơn so với vụ Đông Xuân với chi phí trung bình lần lượt là 21.979.000 đồng và 20.064.000 đồng. Tuy nhiên chi phí sản xuất giữa hai vụ không có sự chênh lệch nhiều với mức chênh lệch 1.915.000 đồng.

+ Chi phí giống trung bình trong vụ Hè Thu là 1.811.000 đồng chiếm 8.24% cao hơn vụ Đông Xuân là 1.785.000 đồng chiếm 8,90% vì vào vụ Hè Thu, nông dân thường sử dụng giống nhiều hơn vụ Đông Xuân để phòng trường hợp thời

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính vụ lúa đông xuân 2012 2013 và hè thu 2013 tại huyện thới lai và quận ô môn thành phố cần thơ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)