5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.2.1. Tổng hợp các chi phí sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu
Bảng 4.7. Tổng hợp chi phí sản xuất lúa trung bình của vụ Đông Xuân và Hè Thu
Đơn vị: 1.000đồng/ha
Khoản mục Đông xuân
Hè thu Trung bình Tỷ trọng (%) Trung bình Tỷ trọng (%) CP hạt giống CP phân bón CP thuốc CP thuê LĐ CP LĐGĐ Chi phí khác Tổng CP không kể LĐGĐ Tổng CP kể cả LĐGĐ 1.785 5.479 3.534 5.059 3.848 360 16.218 20.064 8,90 27,31 17,61 25,21 19,18 1,79 100 1.811 6.195 3.975 5.007 4.306 684 17.673 21.979 8,24 28,19 18,09 22,78 19,59 3,11 100
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2012-2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Ghi chú: Chi phí thuê lao động gồm: chi phí thuê làm đất, gieo hạt, dặm tỉa, bơm tưới nước, làm cỏ, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, suốt lúa, phơi sấy.
Bảng 4.6. thể hiện chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2012 – 2013 và Hè Thu năm 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn. Theo bảng số liệu ta phân tích theo từng vụ, cụ thể như sau:
Vụ Đông Xuân
Tổng chi phí sản xuất kể cả lao động gia đình trung bình là 20.064.000 đồng/ha, trong đó chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất trong quá trình trồng lúa, chiếm 27,31% tổng chi phí, kế tiếp là chi phí thuê lao động chiếm 25,21% tổng chi phí, đến chi phí lao động gia đình chiếm 19,17%, chi phí thuốc trừ sâu 17,61 %, chi phí giống chiếm tỷ lệ không cao lắm 8,90% tổng chi phí, và cuối cùng là chi phí khác chiếm 1,79% .Điều này cho thấy chi phí phân bón và chi phí thuê lao động là yếu tố đầu vào quan trọng. Tuy nhiên các khoản chi phí đầu vào khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ, cụ thể như sau:
Chi phí giống: Chi phí giống trung bình vụ Đông Xuân là 1.785.000
đồng/ha chiếm 8,90% tỷ trọng, tuy chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi phí nhưng giống là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng hạt lúa sau thu hoạch.
Chi phí lao động gia đình: bảng 4.3 cho ta thấy được hầu hết số nhân khẩu chỉ đạt mức trung bình nên đa số các hộ đều thiếu lao động gia đình. Ngoài việc tận dụng tối đa nguồn lao động gia đình, nông dân bắt buộc phải thuê thêm lao động để phục vụ cho việc sản xuất. Chi phí lao động gia đình trung bình chiếm 19,17% trong tổng chi phí.
Chi phí thuê lao động: Phần lớn nông dân đều tận dụng lao động gia đình
vào sản xuất nhưng chi phí thuê lao động vẫn chiếm tỷ trọng khá cao 25,21% trong tổng chi phí sản xuất, nguyên nhân chủ yếu là lao động gia đình không thể đáp ứng đủ khi khối lượng công việc quá lớn và yêu cầu thực hiện trong khoảng thời gian ngắn vào thời điểm cắt lúa, vận chuyển… cùng với việc khan hiếm lao động nên giá cả thuê mướn lao động cũng tăng cao.
Chi phí phân bón : Bảng 4.6 thể hiện chi phí phân bón vụ Đông Xuân 2012
- 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn. Phân bón là yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng cao nhất 27,31%, không những tác động đến năng suất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của người nông dân nếu họ sử dụng đầu vào này hợp lý. Chi phí phân bón trung bình của vụ Đông Xuân là 5.479.000 đồng/ha.
Chi phí thuốc: Qua bảng 4.6 cho thấy chi phí thuốc trung bình cho vụ Đông
Xuân là 3.534.000 đồng/ha chiếm 17,61% trong tổng chi phí sản xuất. Hầu hết tất cả nông hộ đều sử dụng thuốc trong vụ Đông Xuân, các loại thuốc mà nông dân sử dụng chủ yếu là: thuốc xử lí giống, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ và trị bệnh hại lúa.
Vụ Hè Thu
Nhìn chung, chi phí sử dụng cho vụ Hè Thu có phần cao hơn vụ Đông Xuân. Tổng chi phí sản xuất kể cả lao động gia đình trung bình là 21.979.000 đồng/ha. Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất trong quá trình trồng lúa, chiếm 28,19% tổng chi phí, kế tiếp là chi phí thuê lao động chiếm 22,78 % tổng chi phí, chi phí lao động gia đình chiếm 19,59%, đến chi phí thuốc trừ sâu 18,09 %, , chi phí giống chiếm tỷ lệ không cao lắm 8,24% tổng chi phí, và cuối cùng là chi phí khác chiếm 3,11%.
Chi phí giống: Chi phí giống trung bình vụ Hè Thu là 1.811.000 đồng/ha chiếm 8,24% tỷ trọng, tuy chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi phí nhưng giống là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng hạt lúa sau thu hoạch.
Chi phí lao động gia đình: Từ bảng 4.3 ta thấy được hầu hết số nhân khẩu
chỉ đạt mức trung bình nên đa số các hộ đều thiếu lao động gia đình. Ngoài việc tận dụng tối đa nguồn lao động gia đình, nông dân bắt buộc phải thuê thêm lao động để phục vụ cho việc sản xuất.
Chi phí thuê lao động: Chi phí thuê lao động vẫn chiếm tỷ trọng khá cao 22,78 % với chi phí trung bình là 5.007.000 đồng/ha trong tổng chi phí sản xuất vì thiếu lao động.
Chi phí phân bón: Phân bón là yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng cao nhất 28,19% với chi phí trung bình là 6.195.000 đồng/ha. Việc sử dụng phân bón hợp lí có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của người nông dân
Chi phí thuốc: Qua bảng 4.6 cho thấy chi phí thuốc trung bình cho vụ Hè
Thu là 3.975.000 đồng/ha chiếm 18,09 % trong tổng chi phí sản xuất. Hầu hết tất cả nông hộ đều sử dụng thuốc nhiều hơn trong vụ Hè Thu do sâu bệnh phát sinh, các loại thuốc mà nông dân sử dụng chủ yếu là: thuốc xử lí giống, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ và trị bệnh hại lúa.
Qua số liệu trong bảng 4.6 và kết quả phân tích cho thấy tổng chi phí sản xuất của vụ Hè Thu cao hơn so với vụ Đông Xuân với chi phí trung bình lần lượt là 21.979.000 đồng và 20.064.000 đồng. Tuy nhiên chi phí sản xuất giữa hai vụ không có sự chênh lệch nhiều với mức chênh lệch 1.915.000 đồng.
+ Chi phí giống trung bình trong vụ Hè Thu là 1.811.000 đồng chiếm 8.24% cao hơn vụ Đông Xuân là 1.785.000 đồng chiếm 8,90% vì vào vụ Hè Thu, nông dân thường sử dụng giống nhiều hơn vụ Đông Xuân để phòng trường hợp thời tiết khắc nghiệt giống lên không đều và thưa ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tuy nhiên chi phí chênh lệch không đáng kể.
+ Chi phí lao động gia đình trong vụ Đông Xuân trung bình là 3.848.000 đồng chiếm 19,18%, trong khi chi phí lao động gia đình trung bình trong vụ Hè Thu là 4.306.000 đồng chiếm 19,59%, chênh lệch khoảng 518.000 đồng. Điều này chứng tỏ việc sản xuất lúa trong vụ Hè Thu gặp nhiều khó khăn nên việc tận dụng tất cả nguồn lao động gia đình là vô cùng cần thiết.
+ Chi phí thuê lao động trong vụ Hè Thu là 5.007.000 đồng chiếm 22,78% tương đương với chi phí trong vụ Đông Xuân là 5.059.000 đồng chiếm 25,21%, mức chi phí gần như là bằng nhau nhưng cao hơn hẳn so với chi phí lao động gia đình. So với chi phí lao động gia đình, chi phí thuê lao động trung bình trong vụ Đông Xuân cao hơn gấp 1,3 lần và chi phí thuê lao động trung bình trong vụ Hè Thu cao gấp 1,2 lần chi phí lao động gia đình. Nguyên nhân do tình trạng thiếu lao động nên giá thuê tăng cao.
+ Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí với vụ Đông Xuân là 5.479.000 đồng chiếm 27,31% và vụ Hè Thu là 6.195.000 đồng chiếm 28,19%. Chi phí phân trong vụ Đông Xuân thấp hơn 716.000 đồng so với vụ Hè Thu.
+ Chi phí thuốc trong cả hai vụ cũng không chênh lệch nhiều với chi phí thuốc trong vụ Đông Xuân là 3.534.000 đồng chiếm 17,61% thấp hơn chi phí
trong vụ Hè Thu là 3.975.000 đồng chiếm 18,09% với mức chi phí chênh lệch là 441.000 đồng.
Cuối cùng là chi phí khác chiếm một phần không đáng kể trong tổng chi phí của vụ Đông Xuân và Hè Thu lần lượt là 1,79% và 3,11%.
4.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh tế trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu
Bảng 4.8. So sánh các chỉ số tài chính của hai vụ lúa
Đơn vị: 1000đồng/ha
Các chỉ số ĐX HT t
Năng suất (tấn/ha) 7,05 5,70 2,046** Doanh thu 42.304 29.779 1,925* Chi phí 20.064 21.979 -0,879ns Thu nhập 26.087 10.873 2,175** Lợi nhuận 22.239 6.567 2,187** DT/CP 2,35 1,72 1,649ns TN/CP 1,30 0,49 2,348** LN/CP 1,35 0,71 1,681* LN/DT 0,92 0,22 2,746***
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2012-2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Ghi chú: ns không có ý nghĩa, * có ý nghĩa 10%, ** có ý nghĩa 5%, *** có ý nghĩa 1%
Vụ Đông Xuân
Lợi nhuận từ sản xuất lúa vụ Đông Xuân phụ thuộc vào năng suất lúa, thu nhập và tổng chi phí. Năng suất lúa bình quân của vụ Đông Xuân 2012-2013 là 7,05 tấn/ha. Doanh thu bình quân là 42.304.000 đồng/ha. Tổng chi phí kể cả lao động gia đình là 20.064.000 đồng/ha. Thu nhập trung bình là 26.087.000 đồng/ha và lợi nhuận là 22.239.000 đồng/ha.
- Doanh thu/chi phí = 2,35 có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì nông dân thu được 2,35 đồng doanh thu.
-Thu nhập/chi phí = 1,30 có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì nông dân thu được 1,30 đồng thu nhập.
-Lợi nhuận/chi phí = 1,35 có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1,35 đồng thu nhập.
-Lợi nhuận/doanh thu = 0,92 có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng doanh thu thì thu được 0,92 đồng lợi nhuận.
Vụ Hè Thu
Trong sản xuất lúa vụ Hè Thu ta có năng suất lúa bình quân là 5,70 tấn/ha. Doanh thu bình quân là 29.779.000 đồng/ha. Tổng chi phí kể cả lao động gia đình là 21.979.000 đồng/ha. Thu nhập trung bình là 10.310.000 đồng/ha và lợi nhuận là 6.567.000đồng/ha.
-Doanh thu/chi phí = 1,72 có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì nông dân thu được 1,72 đồng doanh thu.
-Thu nhập/chi phí = 0,49 có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì nông dân thu được 0,49 đồng thu nhập.
-Lợi nhuận/chi phí = 0,71 có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 0,71 đồng thu nhập.
-Lợi nhuận/doanh thu = 0,22 có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 0,22 đồng lợi nhuận.
Qua phân tích và kết quả kiểm định ở bảng 4.7 ta thấy:
Nhìn chung, các chỉ số tài chính ở vụ Đông Xuân đều cao hơn so với vụ Hè Thu, điều này thể hiện vụ Đông Xuân mang lại hiệu quả sản xuất cao, do đó lợi nhuận của các nông hộ cũng được cải thiện hơn so với vụ Hè Thu.
Do có sự khác biệt lớn về năng suất, với mức ý nghĩa 5% năng suất trong vụ Đông Xuân đạt 7,05 tấn/ha cao gấp 1,2 lần năng suất trong vụ Hè Thu chỉ đạt 5,70 tấn/ha. Vì thế dẫn đến nguồn doanh thu của hai vụ có sự khác biệt với mức ý nghĩa 10%, trong đó doanh thu ở vụ Đông Xuân là 42.304.000 đồng cao hơn 12.525.000 đồng và gấp 3,4 lần so với vụ Hè Thu chỉ có 29.779.000 đồng. Từ đó ta thấy sự chênh lêch rất rõ rệt về lợi nhuận của cả hai vụ, với mức ý nghĩa 5% lợi nhuận của vụ Đông Xuân là 22.239.000 đồng trong khi lợi nhuận của vụ Hè Thu chỉ có 6.567.000 đồng. Lợi nhuận trong vụ Đông Xuân cao hơn 15.672.000 đồng và cao gấp 3,4 lần so với lợi nhuận của vụ Đông Xuân.
- Chỉ số doanh thu/chi phí trong vụ Đông Xuân đạt 2,35 đồng có nghĩa khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư sẽ thu về doanh thu cao hơn gấp 1,4 lần so với vụ Hè Thu chỉ đạt 1,72 đồng.
- Chỉ số thu nhập/chi phí trong vụ Đông Xuân khi bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về 1,3 đồng lợi nhuận cao hơn gấp 2,7 lần so với vụ Hè Thu.
- Chỉ số lợi nhuận/chi phí trong vụ Hè Thu là 0,71 thấp hơn 1,9 lần so với vụ Đông Xuân
- Chỉ số lợi nhuận/doanh thu cũng chính là tỉ suất lợi nhuận trong vụ Đông Xuân là 0,92 cao hơn 0,70 đồng so với vụ Hè Thu chỉ có 0,22 .
4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN 2012-2013 VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.3.1. So sánh hiệu quả tài chính theo diện tích đất
Bảng 4.9 So sánh hiệu quả tài tài chính của các vụ theo diện tích đất
Đơn vị: 1000 đồng/ha Khoản mục Đông Xuân Hè Thu Diện tích < 0,8 ha >= 0,8 ha t < 0,8 ha >= 0,8 ha t Giá bán 5.109 5.255 -1,456ns 4.795 5.125 -2,536ns Năng suất 6,835 7,255 -1,622ns 5,036 5.109 -0,228ns CP/ha 21.200 18.959 1,446ns 25.374 19.383 1,422ns DT/ha 17.796 69.480 5,382*** 12.440 43.847 6,299*** LN/ha -3.404 50.521 5,568*** -10.773 24.464 6,249***
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2012-2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Ghi chú: <0,8 ha: diện tích nhỏ >=0,8 ha: diện tích lớn
Bảng 4.8 so sánh hiệu quả tài chính của vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu giữa nhóm đất có diện tích lớn và nhóm đất có diện tích nhỏ. Kết quả cho thấy giá bán, năng suất, doanh thu và lợi nhuận ở những hộ có diện tích nhỏ ở vụ Đông Xuân và Hè Thu đều thấp hơn so với những hộ có diện tích tích lớn. Tuy nhiên chi có chi phí sản xuất ở những hộ có diện tích đất nhỏ trong vụ Đông Xuân và Hè Thu là cao hơn so với những hộ có diện tích đất lớn.
Giá bán: Trong vụ Đông Xuân, giá bán trung bình ở những hộ có diện tích đất nhỏ là 5.109 đồng/kg thấp hơn 146 đồng so với nhóm có diện tích đất lớn với giá bán trung bình là 5.255 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán trung bình ở những hộ có diện tích nhỏ trong vụ Hè Thu là 4.795 đồng/kg và cũng thấp hơn giá bán trung bình ở những hộ có diện tích lớn là 5.125 đồng/kg với mức chênh lệch 330 đồng.
Khi so sánh giữa hai vụ ta thấy giá bán ở nhóm diện tích đất nhỏ trong vụ Đông Xuân cao hơn 314 đồng so với giá bán ở nhóm diện tích nhỏ trong vụ Hè Thu. Trong khi giá bán ở nhóm diện tích đất lớn trong vụ Đông Xuân cao hơn 130 đồng so vơi vụ Hè Thu.Tuy không chênh lệch không nhiều nhưng giá bán là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng và tạo nên sự chênh lệch lợi nhuận của nông hộ.
Năng suất: năng suất trung bình của những hộ có diện tích đất nhỏ trong vụ Đông Xuân đạt 6,835 tấn/ha thấp hơn 0,42 tấn/ha so với năng suất của những hộ có diện tích lớn. Trong vụ Hè Thu, năng suất trung bình của những hộ có diện tích nhỏ là 5,036 tấn/ha, trong khi ở những hộ diện tích đất lớn đạt 5,109 tấn/ha.
Khi so sánh giữa hai vụ ta thấy, những hộ có diện tích đất nhỏ ở vụ Đông Xuân có năng suất trung bình là 6,835 tấn/ha cao gấp 1,4 lần so với những hộ diện tích đất nhỏ trong vụ Hè Thu chỉ đạt 5,036 tấn/ha. Đồng thời, những hộ có diện tích đất lớn trong vụ Đông Xuân cũng cao hơn gấp 1,4 lần so với những hộ có diện tích đất nhỏ. Do năng suất có sự chênh lệch cao giữa hai nhóm đất nên ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập và lợi nhuận.
Chi phí sản xuất: Trong vụ Đông Xuân, chi phí sản xuất trung bình ở những hộ có diện tích đất nhỏ là 21.200.000 đồng cao hơn 2.241.000 đồng so với những hộ có diện tích đât lớn. Trong vụ Hè Thu, chi phí sản xuất ở những hộ