5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN 2012-
VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.3.1. So sánh hiệu quả tài chính theo diện tích đất
Bảng 4.9 So sánh hiệu quả tài tài chính của các vụ theo diện tích đất
Đơn vị: 1000 đồng/ha Khoản mục Đông Xuân Hè Thu Diện tích < 0,8 ha >= 0,8 ha t < 0,8 ha >= 0,8 ha t Giá bán 5.109 5.255 -1,456ns 4.795 5.125 -2,536ns Năng suất 6,835 7,255 -1,622ns 5,036 5.109 -0,228ns CP/ha 21.200 18.959 1,446ns 25.374 19.383 1,422ns DT/ha 17.796 69.480 5,382*** 12.440 43.847 6,299*** LN/ha -3.404 50.521 5,568*** -10.773 24.464 6,249***
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2012-2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Ghi chú: <0,8 ha: diện tích nhỏ >=0,8 ha: diện tích lớn
Bảng 4.8 so sánh hiệu quả tài chính của vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu giữa nhóm đất có diện tích lớn và nhóm đất có diện tích nhỏ. Kết quả cho thấy giá bán, năng suất, doanh thu và lợi nhuận ở những hộ có diện tích nhỏ ở vụ Đông Xuân và Hè Thu đều thấp hơn so với những hộ có diện tích tích lớn. Tuy nhiên chi có chi phí sản xuất ở những hộ có diện tích đất nhỏ trong vụ Đông Xuân và Hè Thu là cao hơn so với những hộ có diện tích đất lớn.
Giá bán: Trong vụ Đông Xuân, giá bán trung bình ở những hộ có diện tích đất nhỏ là 5.109 đồng/kg thấp hơn 146 đồng so với nhóm có diện tích đất lớn với giá bán trung bình là 5.255 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán trung bình ở những hộ có diện tích nhỏ trong vụ Hè Thu là 4.795 đồng/kg và cũng thấp hơn giá bán trung bình ở những hộ có diện tích lớn là 5.125 đồng/kg với mức chênh lệch 330 đồng.
Khi so sánh giữa hai vụ ta thấy giá bán ở nhóm diện tích đất nhỏ trong vụ Đông Xuân cao hơn 314 đồng so với giá bán ở nhóm diện tích nhỏ trong vụ Hè Thu. Trong khi giá bán ở nhóm diện tích đất lớn trong vụ Đông Xuân cao hơn 130 đồng so vơi vụ Hè Thu.Tuy không chênh lệch không nhiều nhưng giá bán là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng và tạo nên sự chênh lệch lợi nhuận của nông hộ.
Năng suất: năng suất trung bình của những hộ có diện tích đất nhỏ trong vụ Đông Xuân đạt 6,835 tấn/ha thấp hơn 0,42 tấn/ha so với năng suất của những hộ có diện tích lớn. Trong vụ Hè Thu, năng suất trung bình của những hộ có diện tích nhỏ là 5,036 tấn/ha, trong khi ở những hộ diện tích đất lớn đạt 5,109 tấn/ha.
Khi so sánh giữa hai vụ ta thấy, những hộ có diện tích đất nhỏ ở vụ Đông Xuân có năng suất trung bình là 6,835 tấn/ha cao gấp 1,4 lần so với những hộ diện tích đất nhỏ trong vụ Hè Thu chỉ đạt 5,036 tấn/ha. Đồng thời, những hộ có diện tích đất lớn trong vụ Đông Xuân cũng cao hơn gấp 1,4 lần so với những hộ có diện tích đất nhỏ. Do năng suất có sự chênh lệch cao giữa hai nhóm đất nên ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập và lợi nhuận.
Chi phí sản xuất: Trong vụ Đông Xuân, chi phí sản xuất trung bình ở những hộ có diện tích đất nhỏ là 21.200.000 đồng cao hơn 2.241.000 đồng so với những hộ có diện tích đât lớn. Trong vụ Hè Thu, chi phí sản xuất ở những hộ diện tích đất nhỏ cũng cao hơn chi phí sản xuất ở những hộ có diện tích đất lớn và cao hơn 5.991.000 đồng. Qua đó cho thấy, sự chênh lệch về chi phí sản xuất giữa hai nhóm đất là đáng kể.
Chi phí sản xuất sản xuất trung bình ở những hộ diện tích đất nhỏ trong vụ Đông Xuân là 21.200.000 đồng thấp hơn 4.174.000 đồng so với những hộ có diện tích đất nhỏ trong vụ Hè Thu. Tuy nhiên ở những hộ có diện tích đất lớn, mức chi phí sản xuất giữa hai vụ chênh lệch không nhiều khoảng 424.000 đồng. Nguyên nhân chi phí sản xuất ở những hộ có diện tích đất nhỏ lại cao hơn những hộ có diện tích đất lớn là vì nông dân sử dụng chi phí phân thuốc không hợp lí, bên cạnh đó vì diện tích nhỏ nông dân tận dụng nguồn lao động đình nên công lao động cũng cao hơn so với những hộ có diện tích lớn.
Doanh thu: Bảng 4.8 cho ta thấy với mức ý nghĩa 1%, doanh thu trung bình giữa hai nhóm đất có sự chênh lệch đáng kể. Trong vụ Đông Xuân, doanh thu trung bình ở những hộ có diện tích đất lớn là 69.480.000 đồng cao hơn gấp 3,9 lần so với doanh thu trung bình ở những hộ diện tích đất nhỏ chỉ có doanh thu trung bình là 17.796.000 đồng. Tương tự trong vụ Hè Thu cũng vậy, doanh thu trung bình ở những hộ có diện tích lớn là 43.847.000 đồng cao hơn gấp 3,5 lần so với doanh thu ở những hộ có diện tích nhỏ.
Khi so sánh giữa hai vụ, ta thấy thu nhập trung bình ở nhóm diện tích đất nhỏ trong vụ Đông Xuân cao hơn gấp 1,4 lần so với vụ Hè Thu với số tiền chênh lệch khoảng 5.356.000 đồng. Đối với thu nhập trung bình ở nhóm diện tích đất lớn trong vụ Đông Xuân cao gấp 1,6 lần so với vụ Hè Thu.
Lợi nhuận: Với mức ý nghĩa 1% ta thấy được rằng lợi nhuận trung bình thu được giữa hai nhóm đất chênh lệch rất cao, lợi nhuận trung bình thu được từ những hộ có diện tích đất nhỏ mang giá trị âm, chứng tỏ nông dân bị lỗ vốn, cụ
thể là trong vụ Đông Xuân lợi nhuận trung bình ở những hộ có diện tích đất lớn là 50.521.000 đồng cao hơn 53.925.000 đồng so với lợi nhuận trung bình của những hộ diện tích đất nhỏ có lợi nhuận -3.404.000 đồng. Trong vụ Hè Thu lợi nhuận trung bình của những hộ có diện tích nhỏ là -10.773.000 đồng thấp hơn 35.237.000 đồng so với lợi nhuận của những hộ có diện tích lớn là 24.464.000 đồng.
Kết quả phân tích cho thấy , diện tích là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa, những hộ có diện tích đất càng cao thì có thu nhập và lợi nhuận càng cao và ngược lại.
4.3.2. So sánh năng suất, giá bán, thu nhập và lợi nhuận của 2 vụ
Bảng 4.10 So sánh giá trị trung bình giữa năng suất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận của vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu
Khoản mục Đông Xuân Hè Thu Giá trị t
Năng suất (tấn/ha) 7.05 5.70 2,046** Giá bán ( ngàn/kg) 5.183 4.967 2,540** Doanh thu (ngàn/ha) 42,304 29.779 2,139** Chi phí (ngàn/ha) 20.064 21.979 -0,007ns
Lợi nhuận (ngàn/ha) 22.239 7.800 4,042***
Ghi chú: ns không có ý nghĩa, ** có ý nghĩa 5%, *** có ý nghĩa 1%
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2012-2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.12 trình bày năng suất, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung bình của nông hộ. Theo kết quả kiểm định, năng suất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận đều khác biệt và có ý nghĩa thống kê. Năng suất trung bình của các vụ có sự khác biệt với mức ý nghĩa 5% , trong đó vụ Đông Xuân là 7,05 tấn/ha và vụ Hè Thu là 5,70 tấn/ha. Do điều kiện thời tiết và việc sử dụng các chi phí đầu vào cũng như trình độ học vấn và kinh nghiệm canh tác của các nông hộ khác nhau nên năng suất của các hộ giữa 2 vụ có sự chênh lệch khá cao. Mức giá trung bình của vụ Đông Xuân cũng cao hơn so với vụ Hè Thu. Do năng suất và giá cao hơn doanh thu của nông dân trong vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu đáng kể. Với mức ý nghĩa doanh thu trung bình trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu lần lượt là 42 triệu đồng và 30 triệu đồng, với mức chênh lệch cao khoảng 12 triệu đồng. Chi phí sản xuất của vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân gần như tương đương nhau, tuy chi phí của vụ Hè Thu cao hơn nhưng không đáng kể.
Kết quả kiểm định cũng cho thấy, với mức ý nghĩa 5%, sự khác biệt về giá bán là một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nông dân. Lợi nhuận trung bình của các vụ Đông Xuân và Hè Thu có mức ý nghĩa 1% cho thấy có sự khác biệt khá lớn. Lợi nhuận trong vụ Đông Xuân khoảng 22 triệu đồng và vụ Hè Thu khoảng 8 triệu đồng với mức chênh lệch khoảng 14 triệu đồng . Sự chênh lệch quá lớn này chủ yếu do chênh lệch về năng suất và giá bán giữa các vụ. Trong mỗi vụ, chênh lệch lợi nhuận giữa các nông hộ cũng rất cao, nhất là vụ Hè Thu có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên trong cả hai vụ, có một số hộ vẫn bị lỗ vốn.
4.3.3 So sánh hiệu quả lao động theo ngày công lao động gia đình
Bảng 4.11 So sánh hiệu quả lao động theo ngày công lao động gia đình
Đơn vị: ngàn đồng
Khoản mục Đông Xuân Hè Thu Giá trị t
TN/ngày công 2.094 872 2,621*** LN/ngày công 2.293 474 2,684*** TN/thành viên 5.797 2.416 3,689***
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2012-2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Kết quả kiểm định cho thấy lợi nhuận trên ngày công và thu nhập trên mỗi thành viên có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê. Xét hiệu quả lao động trên mỗi ngày công lao động gia đình thì vụ Đông Xuân tạo nên thu nhập khoảng 2.094.000 đồng/ngày còn vụ Hè Thu tạo nên thu nhập khoảng 872.000 đồng. Khoảng thu nhập trên mỗi ngày công lao động của vụ Đông Xuân cao gấp 2,4 lần so với vụ Hè Thu.
Lợi nhuận trên mỗi ngày công mà nông hộ đạt được trong vụ Đông Xuân là 2.293.000 đồng/ngày cao hơn gấp 4,8 lần so với lợi nhuận đạt được trên mỗi ngày công lao động trong vụ Hè Thu chỉ có 474.000 đồng.
Xét về thu nhập trên mỗi thành viên trong gia đình ta thấy trong vụ Đông Xuân, số tiền mà mỗi thành viên thu nhập được trong 1 vụ là 5.797.000 đồng tức 1.932.000 đồng/người/tháng. Trong khi đó thu nhập trên mỗi thành viên trong vụ Hè Thu có phần thấp hơn với thu nhập trên mỗi thành viên là 2.416.000 đồng tức 805.000 đồng/người/tháng.
4.4. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2012-2013
4.4.1. Thuận lợi
- Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của các Sở Ban ngành thành phố, đặc biệt có sự chỉ đạo sâu sắc của ban lãnh đạo địa phương về thực hiện các chương trình, đề án phát triển xã hội của huyện, quan tâm và tập trung thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
- Công tác đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất có trọng điểm theo quy hoạch đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Sự chỉ đạo và phối hợp giữa Phòng, các Trạm chuyên môn và các xã, thị trấn chặt chẽ, thăm đồng thường xuyên từ đó đã hạn chế được tối đa dịch bệnh trên địa bàn. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt công tác hỗ trợ người dân các biện pháp phòng tránh rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Từ đó đã hạn chế ảnh hưởng của dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
- Đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất như: trợ giá giống, bao tiêu sản phẩm, kế hoạch phát triển kinh tế hộ, mô hình trình diễn,…Từ đó đã góp phần thực hiện thắng lợi hoạt động ngành nông nghiệp
4.4.2. Khó khăn
- Giá thành sản xuất lúa tăng, chủ yếu do tăng giá vật tư đầu vào ( giống, phân bón, thuốc hóa học, công lao động…); giá lúa bán ra sau thu hoạch thấp, chưa đảm bảo lợi nhuận 30% cho hộ nông dân, mưa bão diễn ra nhiều gây bất lợi cho người sản xuất.
- Nông dân có thói quen xuống giống ngay sau 3-5 ngày sau khi thu hoạch vụ trước bất chấp khuyến cáo của cơ quan chuyên môn vì vậy có khả năng bị ngộ độc hữu cơ và sâu bệnh đặc biệt là rầy nâu tấn công rất lớn.
- Các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hiện nay phần lớn đều hoạt động với hiệu quả chưa cao do thiếu vốn, thường trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, trình độ về khoa học kĩ thuật còn hạn chế.
- Quá trình triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn” cũng còn gặp nhiều khó khăn do trình độ học vấn của nông dân còn chênh lệch nhau nhiều làm hạn chế khả năng ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, ghi chép sổ tay còn chưa đạt yêu cầu, các doanh nghiệp tham gia cung ứng vật tư vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra còn ít,…
- Riêng đối với vụ Hè Thu, thời tiết khô hạn thiếu nước vào đầu vụ nhưng lại mưa bão nhiều vào cuối vụ. Đồng thời sâu bệnh, dịch hại cũng xuất hiện
nhiều hơn so với vụ Đông Xuân ảnh hưởng đến sản xuất làm năng suất và lợi nhuận giảm cũng như làm đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn.
4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN, ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo là nâng cao chất lượng đời sống của người dân, trong đó có tầng lớp nông dân nông thôn. Nông dân huyện Thới Lai, quận Ô Môn nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung chủ yếu sống bằng nghề nông, nhất là nghề trồng lúa. Việc sản xuất lúa nói chung và lúa Đông Xuân, Hè Thu nói riêng cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân trong bối cảnh nâng cao sản lượng và chất lượng lúa gạo để cạnh tranh trên thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế.. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, cần hướng đến một số giải pháp sau:
Bảng 4.12 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
Vấn đề Giải pháp Người thực
hiện
Giá thành sản xuất lúa tăng
- Nắm bắt thông tin giá cả thị trường để mua phân bón với giá phù hợp, tránh trường hợp bị thương lái ép giá khi bán lúa.
-Bình ổn giá vật tư nông nghiệp, giá xăng dầu để giá chi phí máy móc bình ổn để đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân.
-Nông dân
-Nhà nước
Thiếu vốn - Cần có chính sách về vay vốn phù hợp để nông dân có thể tích lũy vốn trong quá trình sản xuất.
- Tăng số tiền và thời gian cho nông dân vay để tránh trường hợp nông dân bán lúa ngay sau thu hoạch.
-Nhà nước
-Ngân hàng
Thiếu đất - Đẩy mạnh việc vận động chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vụ Hè Thu.
-Nông dân -Địa phương, khuyến nông
- Đẩy mạnh trồng màu, nuôi trồng thủy sản và tìm thị trường hợp đồng tiêu thụ nông thủy sản.
- Vận động nhân dân cải tạo vườn, phát triển kinh tế hộ.
Thói quen sản xuất lạc hậu, cứng nhắc
- Cần nhận thức về sự đổi mới trong canh tác
- Thường xuyên tiếp cận cán bộ kỹ thuật, đọc sách, báo, nghe đài các thông tin tiến bộ kỹ thuật.
- Khuyến cáo gieo trồng đúng lịch thời vụ của phòng nông nghiệp.
-Nông dân
-Địa phương, khuyến nông
Trình độ về khoa học kĩ thuật còn hạn chế
-Hình thành và tham gia các hiệp hội quần chúng như các câu lạc bộ sản xuất, nhóm nông dân,…
-Các thành viên trong nông hộ, nhất là nữ cần có trình độ học vấn nhất