5. Nội dung và các kết quả đạt được:
3.2 GIỚI THIỆU VỀ QUẬ NÔ MÔN
Quận Ô Môn là quận nội ô trực thuộc thành phố Cần Thơ (được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Ô Môn thành quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ theo Nghị định 05/2004/NĐ-CP của Chính phủ), có diện tích 13.222 hecta; dân số toàn quận hiện nay là 133.297 người (66.625 nữ), trong đó đồng bào dân tộc: Khmer: 1.072 hộ, 4.985 người; Hoa: 384 hộ, 1.990 người; dân tộc thiểu số khác: 6 hộ, 17 người.
3.2.1 Vị trí địa lý
Bắc giáp quận Thốt Nốt; Nam giáp quận Bình Thủy và huyện Phong Điền; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp; Tây giáp huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ.
3.2.2. Đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường:
- Phường Châu Văn Liêm: thành lập từ thị trấn Ô Môn, diện tích: 881 hecta, dân số: 23.398 người.
- Phường Thới Hòa (tách ra từ phường Châu Văn Liêm theo Nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ): diện tích: 743 hecta, dân số: 7.238 người.
- Phường Thới An, diện tích: 2.489 hecta, dân số: 26.135 người. - Phường Phước Thới, diện tích: 2.826 hecta, dân số: 26.593 người. - Phường Trường Lạc: diện tích: 2.420 hecta, dân số: 16.690 người. - Phường Thới Long: diện tích: 2.047 hecta, dân số: 19.445 người.
- Phường Long Hưng (tách ra từ phường Thới Long theo Nghị định số 162/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ): diện tích: 1.815 hecta, dân số: 13.818 người.
3.2.3 Điều kiện tự nhiên
Quận Ô Môn nằm cách quận Ninh Kiều (Trung tâm thành phố Cần Thơ) 21 km, nên sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của thành phố ít nhiều có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của quận Ô Môn. Bên cạnh đó, quận Ô Môn cũng có một số điều kiện thuận lợi như: Về giao thông đường bộ, Ô Môn có tuyến quốc lộ 91, 91B nối từ quốc lộ 1A qua địa bàn quận dài 20 km, 4 tuyến tỉnh lộ nối từ quốc lộ 91 tỏa ra các hướng; Về đường thủy có sông Hậu chảy qua địa phận quận dài 15km, các phương tiện có trọng tải lớn lưu thông dễ dàng đến cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui. Nhìn chung, cả hai tuyến thủy, bộ đều giao lưu thuận tiện đến các tỉnh lân cận, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước bạn Campuchia. Ngoài ra, còn có sông Ô Môn là đầu mối giao lưu thuận tiện đến các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và hệ thống kênh rạch chằng chịt như: Rạch Tắc Ông Thục, Ba Rích, Cam My, Bà Sự, Tầm Vu, Rạch Bằng Tăng, … rất thuận lợi việc đi lại, vận chuyển. Trên địa bàn quận có Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ trực thuộc Trung ương tọa lạc tại phường Phước Thới thu hút hàng ngàn học sinh từ khắp nơi về theo học.
Đất Ô Môn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, sản xuất nhiều lúa gạo, có sông nước hiền hoà, là nơi phong cảnh đẹp, các vùng Thới Long, Thới An, Trường Lạc nổi tiếng với những vườn cây trái sum suê bốn mùa. Sản lượng lúa hàng năm vẫn giữ vững và tăng đều ở mức trên 92 nghìn tấn, với năng suất bình quân trên 4,93 tấn/ha/năm. Tổng diện tích trồng màu hàng năm đạt trên 1.766 ha, tập trung vào những loại cây phù hợp cho năng suất cao, có thị trường ổn định như: đậu nành, mè, bắp lai, đậu xanh,... vườn cây ăn quả đặc sản các loại trên 2.500 ha, cung cấp sản lượng hàng năm khoảng 25.000 tấn trái cây, có thể gắn với phát triển du lịch sinh thái rất tốt. Các phường nằm ven sông Hậu như: Phước Thới, Thới An, Thới Long còn phát triển với nghề nuôi trồng thủy sản như: cá tra, cá bống tượng, cá rô phi đơn tính, cá rô đồng, tôm với sản lượng khoảng 50.000 tấn/năm.
3.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012
Cây lúa
Trong năm 2012, tổng diện tích gieo trồng (DTGT) là 16.740ha (đạt 105% kế hoạch), năng suất bình quân là 5,4tấn/ha (đạt 96% kế hoạch), giảm 0,1 tấn/ha so với năm 2011. Tổng sản lượng lúa đạt 90.306tấn, đạt 101,3% kế hoạch giảm 0,232 tấn so với năm 2011. Trong đó :
+ Vụ Đông xuân: DTGT là 404,7ha (trong đó diện tích lúa chất lượng cao chiếm 352ha) đạt 31% so với kế hoạch, năng suất bình quân là 7,295 tấn/ha tăng 0,141 tấn/ha so với năm 2011. Sản lượng lúa là 44.127 tấn, đạt 98% so với kế hoạch, tăng 0,359% so với năm 2011.
+ Vụ Hè thu: DTGT là 554,7 ha đạt 48% so với kế hoạch ( trong đó diện tích lúa chất lượng cao là 528,3ha) với năng suất bình quân là 4,477 tấn/ha đạt 100% so với kế hoạch. Sản lượng là 21.673 tấn đạt 115,6% so với kế hoạch tăng 1526 tấn so với năm 2011.
+ Vụ Thu Đông: năng suất bình quân của vụ Thu Đông là 4,2 tấn/ha đạt 94% so với kế hoạch. Sản lượng là 24,5 tấn đạt 96,4% so với kế hoạch giảm 2.117 tấn so với năm 2011.
Cây màu và cây ngắn ngày
Trong năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày là 1891,5ha giảm 338,5ha so với 2011. Trong đó: Màu lương thực có cây bắp là 55,9ha ; Màu thực phẩm gồm các loại đậu, nấm rơm, dưa hấu chiếm 253,5ha; Cây công nghiệp ngắn ngày là mè với 1152,4ha còn lại là 430.3ha cây hoa màu khác.
Chăn nuôi
Tổng đàn gia súc là 13.579 con đạt 98% so với kế hoạch. Trong đó: bò 212 con, đạt 109% so với kế hoạch; heo 13.367 con, đạt 87% so với kế hoạch; tổng đàn gia cầm là 211.887 con đạt 128% so với kế hoạch.
Thủy sản
Diện tích nuôi các loại thủy sản là 378,5ha đạt 75,4% so với kế hoạch, giảm 257,3ha so với năm 2011(trong đó diện tích nuôi tôm sú 3ha, đạt 100% kế hoạch; cá ao (thâm canh) 265.3ha đạt 85,9% so với kế hoạch ; cá ao (bán thâm canh) 105,6ha đạt 62% so với kế hoạch và cá ruộng là 4,6ha đạt 24% so với kế hoạch ). Tổng sản lượng thu được là 46.202 tấn đạt 86% so với kế hoạch, giảm 37.249 tấn so với năm 2011.
3.2.5 Tình hình sản xuất lúa 9 tháng đầu năm 2013
Theo kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm, DTGT cả năm của quận là 16.529ha đạt 103,6% nhưng giảm 211 ha so với năm 2012. Năng suất bình quân là 5,57 tấn/ha đạt 100% so với kế hoach và tăng 0,17 tấn/ha so với năm 2012. Sản lượng thu được là 92.135 tấn.
+ Vụ Đông xuân: DTGT lúa chất lượng cao chiếm 221,3 ha, năng suất bình quân đạt 7,2 tấn/ha đạt 97% so với kế hoạch. Tổng sản lượng thu được là 43.600 tấn đạt 97% so với kế hoạch.
+ Vụ Hè thu: năng suất thu được của vụ hè thu là 4,72 tấn/ha, đạt 107% so với kế hoach với sản lượng là thu được là 21.469 tấn, giảm 204 tấn so với năm 2012.
+ Vụ Thu Đông: tính đến thời điểm 9 tháng đầu năm, năng suất vụ Thu Đông là 4,56 tấn/ha, đạt 103% so với kế hoạch với sản lượng là 27,066 tấn đạt 107% so với kế hoạch.
3.3. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN THỚI LAI
Huyện Thới Lai là huyện ngoại thành nằm về phía Tây của thành phố Cần Thơ, thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là thành phố trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
3.3.1. Địa giới hành chính huyện Thới Lai
Huyện Thới Lai phía Đông giáp huyện Phong Điền, quận Ô Môn; phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang; phía Bắc giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn.
Huyện có diện tích tự nhiên 25.580,56 ha, dân số 122.452 người (trong đó có 4.158 người là đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào dân tộc Khmer chiếm đa số là 3.840 người). Huyện Thới Lai có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Thới Lai, và các xã Thới Thạnh, Tân Thạnh, Trường Thành, Trường Thắng, Định Môn, Thới Tân, Xuân Thắng, Đông Bình, Đông Thuận, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B.
Hình 3.3. Bản đồ hành chính huyện Thới Lai
3.3.2. Tình hình kinh tế xã hội huyện Thới Lai năm 2012
Huyện Thới Lai là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp với 23.279,04 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa là 20.345,16 ha.
Năm 2012: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11,24%; thu nhập bình quân đầu người 21.050.000 đồng/người/năm, tăng 2,438 triệu đồng/người/năm so với năm 2011. Về nông nghiệp thực hiện thắng lợi 03 vụ lúa trong năm, năng suất bình quân 6,16 tấn/ha, tăng 0,26 tấn so với năm 2011); tổng sản lượng lúa năm 2012 là 348.769 tấn đạt gần 109% kế hoạch năm. Hoàn thành đưa vào sử dụng 14/14 công trình thủy lợi tạo nguồn. Giá trị thương mại – dịch vụ thực hiện được 1.270 tỷ đồng đạt 118,3% kế hoạch, tổng giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.568 tỷ đồng đạt 112,97%, giải quyết việc làm cho 5.843 lao động. Xây dựng mới 31/20 cầu bê tông đạt 155% kế hoạch; hoàn thành 100% lộ bê tông nông thôn. Việc xây dựng xã Nông thôn mới đến nay đã có 01 xã đạt 12 tiêu chí, 01 xã đạt 10 tiêu chí, 01 xã đạt 09 tiêu chí, 09 xã còn lại đạt từ 04 đến 07 tiêu chí. Năm 2012: Huyện đã chỉ đạo tốt công tác chăm lo cho gia đình chính sách, người có công; chăm lo, chi trợ cấp quà Tết cho đối tượng chính sách, gia đình chính sách tiêu biểu, hộ nghèo, cận nghèo, hộ bảo trợ xã hội, người cao tuổi số tiền 15,33 tỷ đồng; cấp 16.880 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em và người cao tuổi; tổ chức khám chữa bệnh cho 400 người nghèo tại các xã, thị trấn; xây dựng hoàn thành và bàn giao 21/20 căn nhà tình nghĩa, đạt 105% kế hoạch, sửa chữa 10 căn; xây dựng và hoàn thành 620/620 căn nhà Đại đoàn kết đạt 100% kế hoạch; chất lượng giáo dục được chú trọng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều cao. Mạng lưới trường lớp được chú trọng đầu tư, quan tâm chỉ đạo công nhận trường Mầm non Trường Xuân và trường trung học cơ sở Đông Thuận đạt chuẩn quốc gia; công nhận 10 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa và xã văn hóa Trường Xuân A.
Đến nay, huyện Thới Lai đã vận hành có hiệu quả mô hình ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của 12 xã, 01 thị trấn (thị trấn Thới Lai, Đông Bình, Thới Thạnh, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Thới Tân, Xuân Thắng, Đông Thuận, Tân Thạnh, Trường Thắng, Trường Thành, Định Môn) đã góp phần làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính của huyện; giải quyết tốt việc tiếp nhận và trả kết quả góp phần tạo sự tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao, không có vụ việc kéo dài, không phát sinh điểm nóng hoặc đơn thưa vượt cấp; công tác đấu tranh, ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng có hiệu quả.
3.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2013
a) Cây lúa
+ Đông Xuân: Diện tích xuống giống (DTXG) 19.215,09 ha, năng suất 7,22 tấn/ha, sản lượng 138.732,95 tấn.
+ Hè Thu: DTXG 18.903,2 ha, năng suất 6,19 tấn/ha, sản lượng 117.010,81 tấn.
+ Vụ Thu Đông:
- DTXG 18.428,5 ha, đạt 106% kế hoạch, tăng 222 ha so vói vụ Thu Đông năm 2012 (18.206,50 ha)
- Sạ hàng: 1.203,10 ha với 912 hộ tham gia
- Thu hoạch: đến thời điểm này thu hoạch được 12.080 ha đạt 65,55% DTXG; năng suất 5,22 tấn/ha; sản lượng 63.057,6 tấn
Cánh đồng mẫu
- Diện tích xuống giống: 3.656,22 ha đạt 94,55% diện tích dự kiến - Cơ cấu giống:
Jasmine OM 4218 IR 50404 OM 10424 OM 5451 Khác
3.03% 90.89% 4.99% 0,21% 0.56% 0.31%
- Diện tích thu hoạch: đến thời điểm này thu hoạch được 1.083,62 ha; năng suất 5,54 tấn/ha, cao hơn năng suất chung toàn huyện 0,32 tấn/ha; sản lượng 6.003,25 tấn
b) Diện tích vườn
- Tổng diện tích vườn năm 2013 là 1.781,55 ha trong đó diện tích vườn cây ăn trái là 1.504,26 ha, vườn bị thiệt hại do thiên tai là 13,8 ha, vườn kém hiệu quả là 175,18 ha, vườn tạp là 88,31 ha.
- Lũy kế cải tạo vườn tạp năm 2013: 53,57 ha
c) Thủy sản
- Diện tích dự kiến: 4.325,8 ha
- Thực hiện: tới thời điểm 9 tháng đầu năm là 3.629,74 ha, đạt 83,91% KH - Thu hoạch: 157,5, tổng sản lượng 2.457,89 tấn
d) Cây màu
- Tổng diện tích rau màu đến thời điểm 9 tháng đầu năm 2013 là 2.135,47 ha đạt 94,85% so với KH ( 2.251,50 ha), tăng 367,08 so với cùng thời điểm năm 2012 (1.768,39 ha). Trong đó màu xuống chân ruộng là 384,69 ha.
- Diện tích thu hoạch: 1.333,3 ha với tổng sản lượng là 12.011,55 tấn.
e) Chăn nuôi
- Tổng đàn gia súc, gia cầm đã nuôi trong toàn huyện đến tháng 9 năm 2013 là 480.463 con (gia súc: 33.928 con; gia cầm: 446.535 con)
- Gia súc, gia cầm đang nuôi hiện tại trong nông hộ là 311.625 con ( gia súc: 20.538 con; gia cầm: 331.097 con).
CHƯƠNG 4
SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN 2012- 2013 VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT
4.1.1 Tuổi của nông dân
Nông dân được phỏng vấn đa số người chồng cũng là chủ hộ. Độ tuổi trung bình của chồng là 57 tuổi, trong đó cao tuổi nhất là 82 tuổi, trẻ tuổi nhất là 23 tuổi. Tuổi vợ bình quân là 55, cao nhất là 79 và thấp nhất là 20.
Đa số nông dân đã qua độ tuổi trung niên. Tỷ lệ chồng và vợ dưới 30 tuổi chiêm tỷ lệ thấp. Kế đến là 1/3 nông dân có độ tuổi từ 50-70. Nông dân có độ tuổi từ 51-70 chiếm tỷ lệ cao nhất với chồng là 51,8% và vợ là 53,2%. Nông dân trên 70 tuổi cũng lần lượt chiếm tỷ lệ 16,5% với chồng và 12,7 % với vợ.
Bảng 4.1. Độ tuổi của nông dân
Chỉ tiêu Chồng Tỉ lệ (%) Vợ Tỉ lệ (%) < 30 1 1,3 3 3,7 30 - 50 24 30,4 24 30,4 51 - 70 41 51,8 42 53,2 >70 13 16,5 10 12,7 Tổng cộng 79 100 79 100 Tuổi trung bình 57 55 Tuổi lớn nhất 82 79 Tuổi nhỏ nhất 23 20
Nguồn: Bảng phân tích từ số liệu điều tra năm 2013 tại huyện Thới lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ)
4.1.2 Trình độ văn hóa của nông dân
Nhìn chung, trình độ văn hóa của nông dân tương đối thấp, phần lớn chỉ học đến cấp 1. Người chồng của nông hộ có trình độ học vấn tương đối cao hơn vợ. Trung bình chồng học đến lớp 6 và vợ chỉ học đến lớp 5. Người chồng học cấp 1 chiếm tỷ lệ 44,6% trong khi đó tỷ lệ người vợ học cấp 1 chiếm đến 60,3%. Tỷ lệ người chồng và vợ học cấp 2 chiếm chưa đến 1/3 lần lượt là 27% và 20,5%. Số nông dân học đến cấp 3 chiếm tỷ lệ thấp, 23% đối với chồng và 10,3% đối với vợ.
Bảng 4.2. Trình độ văn hóa của nông dân Chỉ tiêu Chồng Tỷ lệ (%) Vợ Tỷ lệ (%) Không đi học 4 5,4 7 8,9 Cấp 1 33 44,6 47 60,3 Cấp 2 20 27 16 20,5 Cấp 3 17 23 8 10,3 Tổng 74 100 78 100 Trình độ học vấn trung bình 6 5
Nguồn: Bảng phân tích từ số liệu điều tra năm 2013 tại huyện Thới lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
4.1.3 Số nhân khẩu trong hộ sản xuất
Bảng 4.3 ta thấy tổng số người trung bình/hộ là 5 người. Tỷ lệ những hộ có nhân khẩu từ 3-5 người chiếm cao nhất 59,5%. Kế đến là những hộ có nhân khẩu từ 6-10 người chiếm 35,4%. Từ đó cho thấy đa số các hộ có số nhân khẩu vừa và đông. Tổng số người trong hộ có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự