Để xâydựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh đòi hỏi phảitiến hành cải cách về thiết chế chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước vàhành chính từ trung ương đến địa p
Trang 1CHUYÊN ĐỀ: CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG – NHÂN TỐ QUYẾT
ĐỊNH DẪN TỚI SỰ HƯNG THỊNH CỦA TRIỀU ĐẠI LÊ SƠ
Người thực hiện: Giáo viên Doãn Thị Hồng Nhung, Vũ Thị Dung
Trường THPT Chuyên Hạ Long
MỞ ĐẦU
Cải cách có nghĩa là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự pháttriển chung của xã hội mà không đụng chạm tới nền tảng của chế độ hiện hành.Cải cách là một yêu cầu tất yếu của đất nước trước những thay đổi của hoàncảnh lịch sử
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã từng diễn ra xu hướng cải cách đấtnước mỗi khi xã tắc lâm vào khủng hoảng, trì trệ, tiêu biểu là cuộc cải cách củaKhúc Hạo, Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Quang Trung, Minh Mạng Trongnhững cuộc cải cách đó, có một cuộc cải cách được phần đông đánh giá là toàndiện trên tất cả các mặt, làm cho bộ máy chính quyền vững mạnh, hệ thốnghành chính thống nhất trong cả nước, kinh tế ổn định, văn hóa mở mang, đưađất nước phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Đó chính là cuộc cảicách của Lê Thánh Tông
Trong 38 năm trị vì đất nước (1460 – 1497), Lê Thánh Tông đã làm đượcrất nhiều cho đất nước, cho nhân dân, xứng đáng trở thành một trong những vịvua sáng của dân tộc Cuộc cải cách mà ông tiến hành diễn ra trong hoàn cảnhlịch sử nào? Nội dung cuộc cải cách ra sao? Thành công mà cuộc cải cách đã indấu trong lịch sử dân tộc thể hiện như thế nào? Đó là những vấn đề mà chúngtôi quan tâm
Do đó, việc tìm hiểu cải cách của Lê Thánh Tông sẽ làm sáng tỏ phầnnào quá trình phát triển đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam.Ngoài ra, việc tìm hiểu cải cách của Lê Thánh Tông còn cung cấp thêm chochúng tôi những kiến thức lịch sử phong kiến Việt Nam thời Lê Sơ, làm tư liệu
Trang 2để dạy bài 32: Lịch sử ở thế kỉ XV – thời Lê Sơ (Chương trình Lịch sử 10 Nângcao) Bên cạnh đó, việc hiểu rõ cuộc cuộc cải cách này giúp chúng ta hiểu hơn
về công cuộc đổi mới của đất nước, rút ra bài học quý báu cho sự nghiệp xâydựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay Vì vậy,việc thực hiện đề tài sẽ góp phần củng cố kiến thức giúp giáo viên chúng tôigiảng dạy tốt hơn
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Cải cách của Lê Thánh Tông – nhân tố quyết định dẫn tới sự hưng thịnh của triều đại Lê sơ thế kỉ XV” làm đề tài chuyên đề giảng dạy của mình.
Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập nhà Lê, đặt lại tên nước là Đại Việt Trải qua
các đời vua đầu nhà Lê sơ: Thái Tổ (1428 – 1433), Thái Tông (1433 – 1442),Nhân Tông (1442 – 1459), đất nước đang dần được khôi phục và bước vào giaiđoạn phát triển trên tất cả các lĩnh vực
Về chính trị, đó là sự ổn định, chính quyền trung ương ngày càng mang tính chất tập trung Ngay từ năm 1427, khi còn bao vây Đông Đô, Lê Lợi đã
bước đầu xây dựng bộ máy chính quyền Đến khi đất nước được giải phóng,nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nhà Lê là xây dựng chính quyền mới Về cơ bản
từ đời vua Thái Tổ đến đời vua Nhân Tông, nhờ nhận được sự ủng hộ, tin tưởng
Trang 3của nhân dân trước một triều đại mới – triều đại đã đánh bại quân xâm lượcMinh, giành lại độc lập, chủ quyền cho dân tộc mà nhiệm vụ trên được thựchiện một cách thuận lợi Tuy các triều vua đầu nhà Lê vẫn dựa vào quy chế củacác triều đại Lý, Trần nhưng bộ máy nhà nước đó đã có một bước tiến về mức
độ tập trung chính quyền có ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho cả một triềuđại và nền độc lập phồn vinh của quốc gia Đại Việt trong 4 thế kỉ, tạo tiền đềcho những bước đột phá giai đoạn sau Bên cạnh đó, để củng cố tình hình chínhtrị, ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã cùng các đại thần bàn định một số luật
lệ và lo đến lập pháp Việc ban hành pháp luật đã góp phần ổn định chính trị, cơ
sở để bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông hình thành và hoàn chỉnh hơn
Về kinh tế, nhà Lê sơ đã có sự phát triển nhanh chóng Đất nước giải
phóng, chính trị bước đầu đi vào ổn định là những điều kiện cơ bản quan trọnggiúp nền kinh tế nhà Lê sơ phát triển Chính sách trọng nông và những biệnpháp tích cực đối với nông nghiệp của nhà nước cùng với sự lao động sáng tạo,cần cù của nhân dân đã làm cho nền nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi vàphát triển, đời sống nhân dân được ổn định Bên cạnh đó, thủ công nghiệp vàthương nghiệp cũng có điều kiện phát triển Sau này, nhân dân còn nhớ lại cuộcsống thời ấy bằng sự ca ngợi:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”
Về văn hóa, giáo dục, giai đoạn đầu của nhà Lê sơ đạt nhiều thành tựu.
Đó là sự thịnh đạt của nền giáo dục - khoa cử, là sự phát triển của văn học, nghệthuật
Việc củng cố đất nước trên cơ sở tập quyền và bước đầu đạt được nhiềuthành tựu trên tất cả các lĩnh vực là những điều kiện thuận lợi để vua Lê ThánhTông tiếp nối các tiên đế trong sự nghiệp đưa Đại Việt phát triển đến đỉnh cao
2 Khó khăn
Trang 4Bên cạnh việc được thừa hưởng những lợi thế đặc biệt của các tiên đế nhà
Lê thì Lê Thánh Tông cũng phải giải quyết những khó khăn mà các triều đạitrước chưa thực hiện được ngay sau khi ông lên ngôi Đó là:
* Chế độ chính trị bước đầu suy thoái, thiếu ổn định
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước phân tán, quyền lực của nhà
nước chính quyền trung ương bị hạn chế
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) thắng lợi Năm 1428, Lê Lợilên ngôi Hoàng đế, bắt tay vào xây dựng chính quyền mới theo thiết chế cũcủa nhà Trần
Đứng đầu triều đình là vua Sau vua là chức Tả, Hữu tướng quốc kiểmhiệu Bình chương quân quốc trọng sự, rồi đến các chức Tam Tư, Tam Thái,Tam thiếu Chức Thiếu úy được Lê Thái Tông đặt từ lúc còn khởi nghĩa, saukhi dẹp yên giặc Minh mới đặt Thái Úy, cùng với chức Thái, ba chức Thiếuđều là trọng trách của đại thần Các trọng chức của đại thần văn võ chỉ traocho các thân thuộc nhà vua và bầy tôi có công Dưới là hai ngạch văn ban, võban Văn ban có chức Đại hành khiển, đặt theo quan chế của nhà Trần DướiĐại hành khiển là Thượng thư đứng đầu bộ, bấy giờ mới chỉ có ba bộ: Bộ Lại,
Bộ Lễ và Bộ Hộ Bên cạnh đó có một số cơ quan chuyên trách như: Nội mậtviện (hoặc Khu mật viện), Ngũ hình viện, Bí thử giám, Ngự sử đài, Hàn lâmviện, Quốc tử giám…Võ ban có các chức Đại Tổng quản, Đại đô đốc; Đô tổngquản Những chức này chỉ huy quân thường trực kinh thành và vệ quân ở cácđạo, dưới có các chức võ tướng cao cấp khác
Ở địa phương, năm 1428, Thái Tổ chia lại nước làm 5 đạo: Đông, Tây,Nam, Bắc (tương ứng với Bắc Bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hóa đếnThuận Hóa) Mỗi đạo do Hành khiển đứng đầu Dưới đạo là Lộ do An Namphủ xứ đứng đầu như thời Trần Các lộ về mặt quy mô không đồng đều Dưới
Trang 5Lộ là huyện, châu, xã Đơn vị hành chính cơ sở là xã, gồm 3 loại: xã lớn 100người trở lên, xã vừa 50 người trở lên và xã nhỏ 10 người trở lên.
Nhìn chung, tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê Thái Tổ chủyếu vẫn dựa vào quy chế tổ chức của các triều đại trước Thiết chế chính trịnhư trên còn chưa chặt chẽ, chưa hoàn chỉnh, mang tính phân tán Nhược điểmnày đã bộc lộ ngay từ nửa sau thế kỷ XIV Như vậy, trong hoàn cảnh mới,thiết chế chính trị đó vẫn tiếp tục được duy trì đã không còn phù hợp với yêucầu phát triển của đất nước, của xu thế thời đại nên cải cách tất yếu phải diễn
ra Và Lê Thánh Tông đã nhận thức được điều này
* Chính quyền trung ương chưa vững mạnh, nội bộ vương triều mâu thuẫn
Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, các vua kế vị thường còn ít tuổi TháiTông lên ngôi lúc 10 tuổi, Nhân Tông lên ngôi lúc 2 tuổi, không đủ khả năngkiềm chế mâu thuẫn nội bộ, không chấm dứt được tình trạng giết hại nhau Cáccông thần lần lượt bị giết trong đó phải nói đến vụ án Lệ Chi Viên của NguyễnTrãi Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng, ăn chơi xa hoa bộc lộ kháphổ biến Thực trạng đó càng làm cho nhà nước tập quyền suy yếu Để xâydựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh đòi hỏi phảitiến hành cải cách về thiết chế chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước vàhành chính từ trung ương đến địa phương, giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung
và phân tán
* Cơ cấu kinh tế - xã hội phát triển chưa vững chắc
Suốt một thời gian dài từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, xã hội phong kiếnnước ta luôn chịu sự tác động và ít nhiều mang đặc trưng của phương thức sảnxuất châu Á, trong đó có đặc trưng về ruộng đất công làng xã Các làng xãmang nặng tính tự trị, tự quản, vẫn trực tiếp nắm quyền quản lý và phân chiaruộng đất công theo luật tục của làng, mặc dù phải chịu dưới quyền sở hữu của
Trang 6nhà nước Nhà nước Lê sơ từ Lê Thái Tổ đến Lê Nghi Dân (1428 -1460), tuy
đã thực hiện được một số biện pháp và chính sách nhằm xác lập quyền sở hữutối cao của Nhà nước về ruộng đất vẫn chưa hoàn toàn được xác lập Quan hệsản xuất địa chủ - nông dân lệ thuộc vẫn chưa trở thành quan hệ kinh tế chủđạo thống trị trong xã hội Do đó, chế độ quân chủ quan liêu vẫn chưa có cơ sởvững chắc để được xác lập Để hoàn thành quá trình phong kiến hóa, để xâydựng một nhà nước tập quyền mạnh đặt cơ sở vững chắc cho sự thống nhấtquốc gia thì rõ ràng phải tiến hành những chính sách và biện pháp cải cáchkhông chỉ trong lĩnh vực chính trị, chính quyền mà cả trong lĩnh vực kinh tế,
xã hội
Như vậy, đến năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi kế thừa những thànhtựu của triều đại trước, có những điều kiện mới để xây dựng đất nước, songcũng đứng trước những khó khăn, thử thách và có nguy cơ đưa xã hội đi vào
khủng hoảng như cuối thời nhà Trần Dựa vào điều kiện thuận lợi và khó khăn
của đất nước ở thế kỉ XV, có thế nói với tư chất thông minh, quyết đoán, LêThành Tông đã lấy đó là cơ sở để đưa ra và thực hiện những cải cách đúng đắntrên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục nhằm đưa đấtnước Đại Việt đạt được sự phát triển rực rỡ về mọi mặt
II Nội dung cải cách
Trang 7Lê Thánh Tông trước tiên bãi bỏ các quan chức và cơ quan trung giangiữa vua và bộ phận thừa hành, đó là Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Khu mậtviện cùng các viên quan cao cấp nhất như Tướng quốc (Tể tướng), Đại hànhkhiển, tả, hữu Bộc xạ… Vua trực tiếp nắm quyền kể cả quyển tổng chỉ huy quânđội, chỉ đạo mọi công việc trọng yếu và làm việc trực tiếp với các cơ quan thừahành Giúp vua bàn bạc và chỉ đạo công việc khi cần thiết có các đại thần nhưThái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái Úy, Thiếu sư, Thiếu bảo…
Tiếp đến, tách 6 bộ Lại, Lễ, Binh, Hình, Hộ, Công ra khỏi Thượng thưsảnh lập thành 6 cơ quan riêng biệt phụ trách các mọi mặt công việc của triềuđình Đứng đầu các bộ là chức Thượng thư chịu trách nhiệm trực tiếp với vua vềhoạt động của bộ mình phụ trách
Lê Thánh Tông rất đề cao công tác thanh tra, giám sát quan lại Hệ thống
tổ chức thanh tra, giám sát quan lại được tổ chức khá chặt chẽ từ triều đình đếncác địa phương Ở trung ương, để tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạtđộng các quan lại ở 6 Bộ, ngoài Ngự sự đài đã có từ thời Trần, Lê Thánh Tôngđặt thêm 6 Khoa, mỗi Khoa chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động củaquan lại Bộ đó: “Bộ Lễ nghi thức không hợp thì Lễ khoa được phép đàn hặc Bộ
Hộ thì có Hộ khoa giúp đỡ, khoa hình xét lại sự thẩm đoán của bộ Hình”…
Ở địa phương, năm 1466, Lê Thánh Tông bãi bỏ các đơn vị trung gianlớn là 5 đạo, thống nhất cả nước chia làm 12 đạo thừa tuyên (Thanh Hóa, Nghệ
An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang,Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn) và 1 phủ Trung Đô Năm
1471, vua Lê Thánh Tông đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam; dướiđạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã Bỏ đơn vị trấn và lộ, đổi lộ làm phủ,trấn làm châu Ở mỗi đạo thừa tuyên có Tam ti chuyên trách: Đô Tồng binh sứ
ty (Đô ty) phụ trách về quân sự Thừa tuyên sứ ti (Thừa ti) trông coi mặt dânsự; Hiến sát sứ ti (Hiến ti) phụ trách công việc thanh tra, giám sát các quan lại
Trang 8địa phương mình, thăm nom tình hình đời sống nhân dân Các ti chịu tráchnhiệm trực tiếp trước triều đình theo hệ thống dọc.
Ngoài ra còn có Giám sát ngự sử ở 13 đạo, các cơ quan hà đê, khuyếnnông ti chuyên chăm lo đê điều và sản xuất nông nghiệp
Dưới đạo là phủ Các phủ có Tri phủ đứng đầu; các huyện, châu có Trihuyện, Tri châu Ở xã, chức xã quan được đổi gọi là Xã trưởng
Đơn vị hành chính xã cũng được Nhà nước quy định chặt chẽ và cụ thể:
Xã lớn (đại xã) có từ 500 hộ dân trở lên được bầu 5 xã trưởng; trung xã có từ
300 hộ đến dưới 500 hộ có 4 xã trưởng; xã nhỏ (tiểu xã) có 100 đến 300 hộ có 2
xã trưởng, dưới 60 hộ có 1 xã trưởng Điều đó thể hiện vai trò của Nhà nướccũng như mối quan hệ gắn kết giữa trung ương và địa phương
Ở miền thượng du, các bản mường vẫn được giao cho tù trưởng, lang đạocai quản như cũ Riêng mạn biên giới phía Bắc, nhà Lê cử thêm một số tướnggiỏi người miền xuôi lên trấn thị và biến thành “phiên thần” đời đời nối nhaucai quản địa phương
Như vậy hệ thống hành chính thời Lê Thánh Tông rất gọn gàng, rànhmạch, nhất quán, không chồng chéo lẫn nhau, đảm bảo tính thống nhất trongchính quyền từ trên xuống Nếu so sánh bộ máy hành chính với các triều vua
Lý, Trần thì hệ thống hành chính quốc gia thời Lê sơ đặc biệt là ở thời LêThánh Tông đã thể hiện một bước tiến cơ bản – đạt đến đỉnh cao mô hình Nhànước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Mọi quyền hành đều tập trungtrong tay vua Hệ thống các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phươngđược xếp đặt rõ ràng, có phân công nhiệm vụ, quyền hành cụ thể, không dẫmđạp lên nhau, có quan hệ rõ ràng theo chiều dọc, đảm bảo quyền lực của nhàvua và sự thống nhất chính trị của cả nước
2 Cải cách quân đội và củng cố quốc phòng
Trang 9Cùng với quá trình xây dựng bộ máy chính quyền quân chủ chuyên chếtrung ương tập quyền, nhà Lê sơ cũng rất chú trọng tổ chức xây dựng và củng
cố lực lượng quốc phòng
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, đầu năm 1429 Lê Lợicho 25 vạn quân trở về làm ruộng, giữ lại 10 vạn quân thường trực Số quân cònlại chia làm 6 quân ngự tiền đóng ở kinh thành, có nhiệm vụ bảo vệ kinh đô vàcung điện nhà vua, và quân 5 đạo đóng giữ ở các địa phương Trong số 10 vạnquân, Lê Lợi chia làm 5 phiên, cứ lần lượt thay nhau về làm ruộng chỉ giữa lạimột phiên thường trực Mỗi khi có việc dụng binh, nhà nước mới điều độngtoàn bộ quân đội
Đến năm 1466, toàn bộ hệ thống quân đội được Lê Thánh Tông tiến hànhcải tổ Quân đội được chia làm 2 loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi làcấm binh hay thân binh và quân ở các đạo gọi là ngoại binh Về ngoại binh, LêThánh Tông bỏ các đạo, chia binh làm 5 phủ, mỗi phủ gồm 6 vệ, mỗi vệ có 5hoặc 6 sở Sau này, Thánh Tông cho đặt thêm các vệ quân ở các đô ti xa
Để tăng cường hiệu lực quốc phòng và sức mạnh quân đội, Lê ThánhTông cũng có sự cải cách về hành chính quân sự - quốc phòng Binh chế nhà Lênăm 1467 quy định quân số ở các đơn vị thống nhất như sau: mỗi ti gồm 100người, mỗi sở gồm 400 người, chia làm 20 đội, mỗi đội 30 người Nhà nướcthực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” trong quân đội, nghĩa là quân đội đượcchia thành 2 – 3 phiên, theo định kì một phiên túc trực làm nhiệm vụ và luyệntập võ nghệ, còn lại về làm ruộng Với cách tổ chức quân đội như vậy, nhà Lê
đã hình thành một cơ cấu tổ chức quân đội hoàn chỉnh, chặt chẽ, bao gồm quântriều đình và quân địa phương, Nhà nước vừa có lực lượng quân đội thường trựcmạnh vừa có lực lượng dự bị đông đảo có thể điều động khi cần thiết
Về chủng loại, quân đội nhà Lê gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kịbinh Ngoài ra còn có các đơn vị chuyên sử dụng một loại súng gọi là hỏa đồng
Vũ khí đơn giản có đao, kiếm, giáo mác, cung tên,…
Trang 10Nhà Lê rất chú ý đến rèn luyện quân đội Hàng năm đều có ngày duyệttập ở kinh thành hay địa phương Năm 1467, Thánh Tông quy định cứ 3 năm tổchức một kì thi khảo võ nghệ của quân sĩ và định lệ thưởng phạt.
Chế độ tuyển quân được quy định chặt chẽ, thông thường cứ một hộ có 3đinh thì lấy 1 người làm lính, 1 người dự bị Vì vậy tuy số lượng quân thườngtrực không nhiều nhưng khi cần huy đông có thể tập hợp được 26 đến 30 vạnquân
Thời kì này quân đội đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình màngười đứng đầu là nhà vua; các vương hầu quý tộc không có quyền tổ chứcnhững đội quân riêng như trước nữa; xu hướng tập trung quyền lực lớn ở triềuđình ngày một phát triển Chế độ binh dịch xây dựng chính quy Quân lính đượcchia ruộng đất công của làng xã và được luân phiên về tham gia sản xuất, nhằmđảm bảo nhân lực cho lao động, giảm bớt người thoát li sản xuất, đỡ phần chiphí quân sự, bảo đảm cân đối giữa kinh tế và quốc phòng
Trên cơ sở một đội quân mạnh, nhà Lê đã có chính sách biên giới rấtcương quyết Với các nước láng giềng nhỏ bé ở phía Tây và Nam như Ai Lao,Chân Lạp, mỗi lần xâm lấn bờ cõi đều lập tức bị đánh tan Đối với nhà Minh ởphía Bắc, nhà Lê thực hiện chính sách vừa mềm mỏng, khôn khéo nhưng cũngrất kiên quyết nhằm giữ vững chủ quyền, giữ vững “thước núi, tấc sông” mà cha
ông để lại Trong lời dụ của Lê Thánh Tông nêu rõ: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện vứt bỏ được Phải kiên quyết tranh luận không để họ lấn dần,…nếu kẻ nào dám đem một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng”.
3 Hoàn chỉnh pháp luật
Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã rất chú ý đến việc xây dựng
pháp chế, ông nhận định rằng: “Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn”, nên vào năm 1428 ông đã “hạ lệnh cho các
Trang 11quan Tư Không, Tư Đồ, Thiếu úy, Hành khiển bàn định pháp lệnh cai trị quân dân, để người làm tướng biết phép trị quân, quan các lộ biết phép trị dân, cũng
để răn dạy quân dân biết là có pháp luật Mọi công việc đều có các cơ quan phụ trách riêng” Qua các đời Thái Tông, Nhân Tông nhà nước đã xây dựng
thêm một số quy tắc, điều luật về kiện tụng, quyền thừa kế Đến thời vuaThánh Tông, năm 1483 vua sai triều thần tập hợp những điều lệ đã ban hành ởcác đời vua trước, tham khảo pháp luật đời Lý, Trần, pháp luật nhà Tùy, Đường,Minh (của Trung Quốc) rồi căn cứ vào tình hình mới trong nước mà soạn ra bộluật mới Đó là bộ luật Hồng Đức mà sau này được sửa chữa, bổ sung để lậpthành bộ Lê triều Hình luật
Bộ luật gồm 722 điều, chia làm 6 quyển, gồm 16 chương bao nhất, gồmnhững quy định về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân, gia đình, về tố tụng và cảnhững quy định luật hành chính, về hội hôn và điền sản Bộ luật Hồng Đức tổnghợp, điều chỉnh toàn bộ những quan hệ xã hội căn bản nhất, rường cột nhất tạonên cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của nhà Lê
Nội dung cơ bản của bộ luật nhằm khẳng định và củng cố sự thắng lợicủa giai cấp địa chủ, trấn áp mọi hành động chống đối nhà nước phong kiến,xâm phạm đến lợi ích của giai cấp thống trị
Bộ luật bảo vệ quyền thống trị của nhà nước trung ương tập quyền.Những hành động chống đối triều đình, chống đối lễ giáo phong kiến đều bị
ghép vào tội “thập ác” – 10 tội nghiêm trọng nhất bị xét xử không ân giảm đối
với bất kì trường hợp nào Bộ luật cũng bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến,đặc quyền của tầng lớp quý tộc, đồng thời củng cố trật tự xã hội phong kiến, bảo
vệ chế độ gia tộc phụ quyền và các nguyên tắc về đạo đức phong kiến
Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mĩ tục Những nghi lễ về hônnhân, về trang phục đều được quy định chặt chẽ
Trang 12Trong Quốc triều hình luật có những điều luật nhằm bài trừ nạn thamnhững, hối lộ, lãng phí, của công, ức hiếp dân lành và chú trọng phần nào đếnviệc bảo vệ lợi ích của dân Như điều 184 quy định: “Các quan tuy làm việc ởngoài nếu không biết làm việc lớn, trừ việc hại, để dân trăm họ phải phiêu bạt đinơi khác, hộ khẩu bị hao hụt và có trộm cướp tụ tập ở trong hạt thì xử tội bãichức hay tội đồ”.
Bộ luật rất chú ý đến việc thống nhất các thành phần dân tộc của quốc giaĐại Việt Một số điều luật thể hiện sự chú ý của Nhà nước đối với các dân tộc ít
người ở miền núi, như điều 40 quy định: “Người miền thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội Người thượng du phạm tội với người trung châu thì theo luật mà định”.
Bộ luật cũng có những điều bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ nhất là vềquyền lợi kinh tế Con gái được hưởng quyền chia gia tài bình đẳng như contrai, trong trường hợp gia đình không có con trai thì con gái được hưởng quyềnthừa kế hương hỏa (điều 390) Hoặc về mặt hôn nhân, người con gái đã đínhhôn nhưng chưa làm lễ thành hôn mà người con trai bỗng mắc bệnh không thểcứu chữa, hoặc phạm tội, hoặc phá sản thì người con gái được phép xin từ hônhoặc trả lại sính lễ Những quy định nói trên nhằm bảo vệ quyền lợi của ngườiphụ nữ được ghi vào luật pháp thời Lê thể hiện tính dân tộc, sự tôn trọng ngườiphụ nữ, sự tiến bộ của luật pháp lúc bấy giờ
Luật Hồng Đức đã đề cập hầu hết đến các hoạt động xã hội và mang tínhdân tộc sâu sắc Bộ luật đánh dấu một trình độ phát triển cao của tư tưởng pháp
lý của dân tộc Đại Việt Bộ luật biểu hiện rõ nét tính chất giai cấp và quyền lựccủa nhà nước phong kiến đối với nhân dân, nhưng đây cũng là bộ luật tương đốitiến bộ nhất trong thời đại phong kiến Việt Nam, mang đậm nét sáng tạo và tinhthần thực tiễn của giai cấp phong kiến Việt Nam trong giai đoạn đi lên của nó
Vì vậy nó đã được sử dụng trong suốt bốn thế kỉ (XV - XVIII)
Trang 13Nhà sử học Phan Huy Chú coi pháp luật thời Lê như “mẫu mực để trị nước, khuôn phép để buộc dân” (trong thời kì phong kiến) Giáo sư
Oliveroldman, chủ nhiệm khoa luật Đông Á (Đại học Luật Haward) nhận xét:
“Bộ luật thời Lê của nước Việt Nam truyền thống là một công trình bất hủ của vùng Đại Đông Á truyền thống… trong đó có nhiều điều đã có thể so sánh ngang về mặt chức năng với những quan điểm pháp luật ở Phương Tây cận đại”.
4 Cải cách kinh tế, phát triển nông nghiệp
Vua Lê Thánh Tông được đánh giá là một vị vua minh quân không chỉbởi ông đã tiến hành những cải cách vừa có lợi cho chính quyền của ông mànhững cải cách đó còn phát huy được tiềm năng của kinh tế nông nghiệp, gópphần phát triển kinh tế của đất nước Ngay sau khi lên ngôi, Thánh Tông đã ban
hành các chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt với tư tưởng “trọng nông ức thương”, thì ruộng đất trở thành vấn đề trung tâm của cải cách kinh tế Các chế
độ ruộng đất tiếp tục được củng cố, hoàn thiện bởi những chính sách cải cáchphù hợp
- Chế độ lộc điền với chính sách ban cấp ruộng lộc cho quý tộc, quan lại
Thời nhà Lê, chế độ lộc điền là đem ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhànước ban cấp cho tầng lớp quan lại cao cấp Chế độ được thi hành ngay từ thờivua Lê Thái Tổ nhưng chưa trở thành quy chế Đến thời vua Thánh Tông, chínhsách này mới được quy định và ban hành thống nhất trong cả nước
Ruộng đất dùng để ban cấp chủ yếu gồm loại ruộng đất công làng xã.Lộc điền gồm 2 loại: một loại cấp vĩnh viễn gọi là ruộng đất thế nghiệp, mộtloại cấp tạm thời trong một đời, sau khi chết 3 năm phải hoàn trả lại cho nhànước Theo quy định năm 1477, tổng diện tích ruộng đất cấp cho thân vương
là 2090 mẫu, trong đó có 640 mẫu cấp vĩnh viễn, tòng tứ phẩm được cấp 39mẫu
Trang 14Chế độ lộc điền là hình thức ban cấp ruộng đất quy mô của nhà Lê nhằm
ưu đãi tầng lớp quý tộc quan lại cao cấp, biến họ trở thành những địa chủ lớn.Chế độ này góp phần củng cố và phát triển chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đấtcũng như góp phần xác lập quan hệ sản xuất địa chủ, tá điền và chế độ bóc lột địa
tô phù hợp với bước phát triển mới của chế độ sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất vàcủa những quan hệ sản xuất phong kiến Do đó, chế độ lộc điền đã đánh dấu mộtbước tiến trong quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam
- Chính sách quân điền đối với ruộng đất công làng xã.
Cũng như chính sách lộc điền, chính sách quân điền đã được thực ngay từnhững triều vua đầu tiên của nhà Lê sơ Đến đời vua Thánh Tông từ năm 1477,chính sách quân điền mới được chính thức ban hành và từ năm 1481, đã thựchiện thống nhất trên quy mô cả nước theo nguyên tắc:
+ Tất cả mọi người từ quan tam phẩm đến cô nhi quả phụ đều được chiaruộng công Những gia đình nông dân thường đã có ruộng đất riêng đầy đủ thìkhông được cấp
+ Ruộng xã nào chia cho dân xã ấy, xã nào ruộng quá nhiều, người ít thìcho phép lấy bớt ruộng xã nhiều chia cho xã bên cạnh ruộng ít, người nhiều
+ Dân trong xã tùy theo thứ hạng được cấp phần ruộng đất khác nhau.Quan tam phẩm được 11 phần, ngũ phẩm được 9,5 phần… Cô nhi, quả phụ được
3 phần
+ Ruộng công làng xã cứ 6 năm chia lại một lần Mọi người cày cấy ruộngcông đều phải nộp tô cho nhà nước Riêng quan tứ phẩm trở lên do lộc điền ít nênkhông phải nộp tô
Chính sách quân điền là một đòn tấn công mạnh mẽ nhằm phủ định quyềnchi phối ruộng đất công của làng xã theo tục lệ, buộc làng xã phải tuân thủ nhữngnguyên tắc quy định về phân chia và hưởng thụ bộ phận ruộng đất công theo quy
Trang 15định của nhà nước Trên nguyên tắc, ruộng đất công làng xã không được đemmua bán, chuyển nhượng, quyền đó thuộc nhà nước trung ương, nhà vua.
Nhà nước trung ương, nhà vua với chính sách quân điền đã trở thành ngườichủ lớn nhất trong cả nước và nông dân làng xã trở thành tá điền của nhà nước,làng xã rơi xuống địa vị là người quản lý ruộng đất cho nhà nước trung ương vànhà vua Như vậy, chính sách quân điền cũng đã góp phần quan trọng vào việcxác lập và thống trị của những quan hệ sản xuất phong kiến – quan hệ sản xuấtđịa chủ - tá điền trong xã hội ở thế kỉ XV Tuy nhiên, chính sách này còn chứađựng sâu sắc tính giai cấp và bộc lộ những hạn chế khi chính nó lại là nguyênnhân làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến với nông dân Chínhsách quân điền của Lê Thành Tông đã trói buộc người nông dân vào ruộng đất đểbóc lột thuế và chịu mọi gánh nặng sưu dịch của nhà nước trong điều kiện nềnkinh tế hàng hóa đang có điều kiện thuận lợi và chế độ tư hữu đang ngày càngthắng thế
- Chính sách khẩn hoang và lập đồn điền
Bên cạnh việc củng cố các chế độ ruộng đất, nhà Lê ngay từ rất sớm cònđưa ra những chính sách khuyến khích nông dân các làng xã khai hoang lậplàng để phục hồi nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt thời vua Lê Thánh Tông.Điều 349 trong bộ luật Hồng Đức quy định việc khai hoang, khai thác hết diệntích cày cấy thành pháp lệnh của nhà nước
Ngoài ra, Lê Thánh Tông còn đẩy mạnh việc khai hoang lập đồn điền.Chính sách này được bắt đầu thi hành từ thời Thái Tổ và được mở rộng dướithời Thánh Tông Chỉ dụ năm 1481 nêu rõ mục đích lập đồn điền của nhà nước
“để khai thác hết sức nông nghiệp, mở rộng nguồn súc tích cho nước” Lựclượng được huy động bao gồm cả quân lính đồn trú, tù binh, tội nhân Nhà nướcđặt ra cơ quan chuyên trách công việc khai hoang, lập đồn điền do các chứcquan chánh, phó sứ đồn điền phụ trách Các quan có nhiệm vụ mộ dân nghèokhông ruộng lưu tán đến đây khai hoang và phân chia ruộng đất cho họ cày cấy
Trang 16- Chính sách phát triển nông nghiệp.
Để phát triển nông nghiệp, Lê Thành Tông còn đưa ra nhiều chính sách.Trước tiên là chính sách tăng cường sức sản xuất Nhằm tăng cường sức lao độngcho nông nghiệp vào vụ cần kíp, Lê Thánh Tông không chỉ cho quân đội được
thay phiên nhau về làm ruộng mà còn huy động cả các lực lượng “phi nông nghiệp” khác như lực lượng thợ bách tác cho mùa vụ Những việc xây dựng, tu
sửa không được huy động sức dân vào lúc đương mùa vụ Thậm chí thời Lê cònquy định chỉ cho phép chuộc ruộng vào các tháng 3, tháng 6 là những tháng rỗirãi Nếu giữa kì làm ruộng mà cưỡng đòi chuộc thì theo luật, người vi phạm bịđánh 80 trượng và bị tội đồ
Nhà Lê rất chăm lo đến thủy lợi, đê điều Các thừa tuyên đều có chứcquan hà đê chuyên phối hợp với các quan phủ, huyện trông nom, sửa đắp đêđiều Năm 1498, mỗi xã phải cử một xã trưởng chuyên trách việc đê điều vàkhuyến nông Trường hợp đê vỡ, triều đình lập tức cử quan đi khám xét, huyđộng nhân dân, quân lính, công tượng, học sinh Quốc tử giám đi sửa đắp, cứu
hộ Việc đào kênh, khơi ngòi được tổ chức
Ngoài ra, nhà nước còn quy định mọi công trình xây dựng cần điều động
dân phu đều phải tiến hành ngoài thời vụ cày cấy, gặt mùa, “hễ công việc gì có hại cho nghề nông thì không được khinh động sức dân” Pháp luật nhà Lê bảo
vệ chặt chẽ sức kéo trong nông nghiệp Tội ăn trộm trâu bò bị trừng phạt nặng.Năm 1489, Thánh Tông ra lệnh cấm giết trâu bò ban đêm
5 Cải cách về văn hóa, giáo dục
Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triểngiáo dục, đào tạo nhân tài
Năm 1462, vua Thánh Tông đặt lệ “Bảo kết thi hương” quy định rõ thủ
tục giấy tờ của những người ứng thí Sau đó cứ 3 năm, nhà nước mở 1 kì thi.Vua khuyến khích việc học tập thi cử bằng cách đặt lệ xướng danh, treo bảng,