1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tư tưởng cải cách của phan bội châu, phan châu trinh

23 712 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 157 KB

Nội dung

Lịch sử dân tộc Việt Nam lúc này đã sản sinh ra một lớp người, đó chính là các sĩ phu Nho học trẻ tiến bộ, họ là những người được đào tạo trong nền giáo dục cũ , nhưng đã tự mình thoát k

Trang 1

Chuyên đề: Tư tưởng cải cách của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

và những tác động đến xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

MỞ ĐẦU

Cuối thế kỉ XIX, các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp, tiêu biểu nhất là phong tràoCần Vương đã thất bại Đây là sự kiện cuối cùng đánh dấu chấm hết đối với con đường cứunước theo ngọn cờ phong kiến ở Việt Nam Cũng sự kiện này đánh dấu sự hoàn thành căn bảncông cuộc bình định của thực dân Pháp ở nước ta Chúng đã đặt được ách cai trị lên toàn lãnhthổ nước ta và tiến hành cuộc khai thuộc địa quy mô lớn Đất nước Việt Nam thay đổi hoàntoàn về bản chất: Việt Nam thực sự đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Thực dânPháp trở thành kẻ thù dân tộc của Việt Nam Nhiệm vụ lịch sử đặt ra lúc này là giải phóng dântộc

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã cho thấy sự khủng hoảng, bế tắc về đường lốicứu nước Việt Nam Lịch sử dân tộc đang đứng trước những khó khăn thách thức mới Nhiềucâu hỏi được đặt ra: ai, giai cấp nào sẽ lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước

ta, con đường đấu tranh đó sẽ đi theo hướng nào, các biện pháp đấu tranh là gì

Lúc này, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Châu Á đang diễn ra mạnh mẽ và đã tácđộng vào Việt Nam, theo đó các tư tưởng tiến bộ dội vào nước ta, nó đang hướng cả dân theocon đường đấu tranh cứu nước mới

Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã tác động một cách toàn diện lên xã hội Việt Nam,

dù muốn hay không muốn, nó làm cho xã hội chuyển biến, tạo nên những cơ sở xã hội chocông cuộc giải phóng dân tộc Lịch sử dân tộc Việt Nam lúc này đã sản sinh ra một lớp người,

đó chính là các sĩ phu Nho học trẻ tiến bộ, họ là những người được đào tạo trong nền giáo dục

cũ , nhưng đã tự mình thoát khỏi những tư tưởng phong kiến lỗi thời, nỗ lực vươn lên bắt kịptheo tiến bộ của thời đại Bộ phận này đã tiếp nhận tư tưởng tiến bộ và khuynh hướng cứunước mới, lãnh sứ mệnh lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam: Họ khởixướng tư tưởng canh tân và tiến hành một cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dânchủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Đại diện tiêu biểu cho tư tưởng canh tân ở Việt Nam lúc này là Phan Bội Châu và PhanChâu Trinh Phong trào cải cách do họ lãnh đạo đã góp phần quan trọng sự chuyển biến xã hộiViệt Nam trên mọi mặt: tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, tạo cơ sở cho cuộc đấutranh giải phóng theo khuynh hướng vô sản Việt Nam sau này Phong trào này là sự tiếp nối

Trang 2

truyền thống yêu nước của dân tộc, là một mắt xích quan trọng trong sợi chỉ đỏ của truyềnthống yêu nước Việt Nam Tìm hiểu tư tưởng canh tân của họ cũng cho chúng ta những bàihọc kinh nghiệm quan trọng cho công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay Từ những ý nghĩatrên cho thấy đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Tư tưởng canh tân và phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX trở thành đề tài của nhiềucông trình khoa học, nhiều chuyên đề chuyên sâu và nó được nghiên cứu ở nhiều phương diện,nhiều góc độ, nhưng để phục vụ thiết thực cho công tác ôn luyện học sinh giỏi, chúng tôimuốn nhìn thấy một cách toàn diện tư tưởng canh tân và các tác động của tư tưởng, phong tràocanh tân trên nhiều lĩnh vực Việc tìm hiểu chuyên đề này sẽ giúp cho chúng tôi và học sinh cócái nhìn bao quát, đa chiều về tư tưởng canh tân và thấy được những mối liên hệ gần gũi, sựtác động qua lại giữa tư tưởng canh tân với cách phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX

Trang 3

NỘI DUNG

I Tư tưởng cải cách của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX

1.1 Hoàn cảnh lịch sử

1.1.1 Sự thất bại của phong trào yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến

Cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang chống thực dân Pháp dưới danh nghĩa Cần Vươngthất bại Phong trào đấu tranh tự phát của một số thổ hào vẫn được còn nhưng phải duy trìtrong điều kiện hết sức khó khăn, dần tự tan rã Lúc này chỉ có cuộc đấu tranh của nghĩa quânYên Thế là còn tồn tại nhưng cũng đang ở giai đoạn cầm cự Có thể nói cuối thế kỉ XIX, sựthất bại của phong trào Cần Vương đã cho thấy ngọn cờ phong kiến không còn đủ khả năng đểlãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi Cách mạng Việt Nam lâm vàokhủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước Lịch sử cách mạng Việt Nam đặt ra yêu cầu cầntìm ra một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam Làm thế nào và đi theo con đườngcứu nước nào vừa là câu hỏi, vừa là động lực thúc giục các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XXmạnh dạn tiếp thu những khuynh hướng tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài dội vào

1.1.2 Những biến đổi về kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX

Khi đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay ngayvào công cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung một cáchquy mô trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hoá, giáo dục, tư tưởng vàquân sự

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã làm cho

cơ cấu kinh tế Việt Nam có những chuyển biến quan trọng Phương thức bóc lột tư bản chủnghĩa bắt đầu du nhập vào nước ta, thâm nhập vào các khu vực kinh tế nông nghiệp, côngnghiệp, thương nghiệp, kết hợp với phương thức sản xuất phong kiến (do thực dân Pháp cốtình duy trì) đã dẫn tới hình thành phương thức bóc lột thuộc địa, đảm bảo siêu lợi nhuận tốicao cho thực dân Pháp và phong kiến tay sai Trong bối cảnh đó, xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ

XX bắt đầu có sự thay đổi nhanh chóng

- Các giai cấp cũ phân hóa Các giai cấp địa chủ được thực dân Pháp nâng đỡ nên thế lựckinh tế và chính trị của giai cấp này tăng lên Giai cấp nông dân bị bần cùng hoá thành bần cốnông, một bộ phận đã phải chuyển sang làm thuê các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp… của tưbản Pháp

Trang 4

- Một số giai cấp và tầng lớp mới ra đời như giai cấp công nhân Tuy nhiên, giai đoạn nàycông nhân nước ta còn đang trong giai đoạn tự phát Ngoài giai cấp công nhân, còn xuất hiệntầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị Vì bị thực dân Pháp chèn ép nặng nề, tư sản Việt Namphát triển chậm chạp về mọi mặt, chưa đủ điều kiện để hình thành một giai cấp Tuy vậy, sựphát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung và sự lớn lên của tầng lớp tư sản dân tộc nóiriêng đã trở thành cơ sở thuận lợi cho sự tiếp thu các trào lưu tư tưởng cách mạng từ bênngoài.

1.1.3 Những tác động từ bên ngoài

Những tác động bên ngoài vào Việt Nam chính là sự thức tỉnh của Châu Á và sự truyền

bá Tân thư, Tân văn vào Việt Nam

Sự thức tỉnh của Châu Á là khái niệm của Lênin đầu thế kỉ XX dùng để chỉ những tràolưu tư tưởng muốn thoát khỏi chế độ phong kiến để vươn tới những nền văn minh mới ở Châu

Âu Phong trào ấy bắt đầu ở Nga với xu hướng cải tổ nhằm thủ tiêu chế độ Nga Sa hoàng, thiếtlập chế độ tư bản chủ nghĩa ở Nga Sau đó trào lưu tư tưởng này xuất hiện ở Nhật Bản, TrungQuốc, Mianma, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam … , nó trở thành một trào lưu cứu nước mới củacác dân tộc châu Á

Ở Việt Nam, trào lưu tư tưởng tư sản dội vào chủ yếu qua ảnh hưởng của Nhật Bản vàTrung Quốc

Trước hết tấm gương tự cường của Nhật Bản đã làm cho các sĩ phu Nho học trẻ ViệtNam ngưỡng mộ Đặc biệt, sự kiện Nhật, một nước châu Á da vàng, đánh thắng đế quốc datrắng Nga (1904), làm cho Nhật Bản trở thành một hiện tượng của châu Á, họ tự hào về thắnglợi của nước Nhật “đồng văn, đồng chủng”, tất cả các dân tộc bị áp bức ở châu Á, trong đó cóViệt Nam đều hướng về Nhật, họ muốn học tập theo tấm gương Nhật Bản và cũng mong muốnnhận được sự giúp đỡ của Nhật Bản trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc phương Tây Ngoài Nhật Bản, thời kì này, các sự kiện của Trung Quốc cũng tác động đến Việt Nam.Đối với Việt Nam, Trung Quốc là một nước láng giềng lớn có ảnh hưởng sâu đậm về tư tưởngNho Lúc này Trung Quốc là một nước “đồng bệnh” với Việt Nam Nhân dân Trung Quốccũng phải tiến hành cuộc đấu tranh nhằm đưa Trung Quốc thoát khỏi sự ảnh hưởng, lệ thuộccủa các đế quốc phương Tây Họ đã tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản, học tập cách cuộc cáchmạng tư sản ở phương Tây Các sách báo về tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây được dịchsang chữ Hán Tiếp thu luồng tư tưởng này, ở Trung Quốc đã diễn phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là cuộc vận động biến pháp của

Trang 5

các Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu nhằm đưa Trung Quốc thành nước quân chủ lập hiến haycuộc vận động đấu tranh của tổ chức Hưng Trung Hội nhằm thiết lập chế độ cộng hoà tư sản

do Tôn Trung Sơn lãnh đạo

Từ những sự kiện trên, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thấy khuynh hướng cách mạng dânchủ tư sản họ là con đường cứu nước mới (đối với các nước châu Á) mà Việt Nam cần học tập.Các sĩ phu yêu nước cũng tiếp thu, tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản, nhưng do hạn chế vềtrình độ, họ chỉ có thể tiếp nhận một cách gián tiếp thông qua sách báo Hán tự Trung Quốc.Các nhà Nho Việt Nam yêu nước đầu thế kỉ XX đã say mê Tân Thư không phải là đểthỏa mãn lòng yêu thích cái mới lạ, mà là để tìm phương sách giải quyết vấn đề dân tộc Họ đãvận dụng các học thuyết mà họ tiếp thu được từ Tân thư vào sự nghiệp cứu nước

Như vậy, ở Việt Nam khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện như là một nhu cầu kháchquan tất yếu nhằm hướng tới thay thế xã hội quân chủ bằng một thể chế cộng hòa tư sản, lúcđầu là quân chủ lập hiến rồi đến dân chủ cộng hòa

+ Khuynh hướng dân chủ tư sản bắt nguồn từ nhu cầu nội tại sự phát triển của xã hội ViệtNam

+ Xuất hiện từ nhu cầu của công cuộc giải phóng dân tộc

1.2 Nội dung tư tưởng cải cách của Phan Bội Châu và Phân Châu Trinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Như đã trình bày ở trên, luồng tư tưởng dân chủ tư sản sau khi vào nước ta đã được các sĩphu yêu nước tiến bộ tiếp nhận và họ đã khởi xướng một phong trào đấu tranh vì độc lập dântộc và phong trào cải cách vì tiến bộ xã hội Nội dung phong trào này được thể hiện ở nhữngmặt cơ bản: chính trị tư tưởng, kinh tế và văn hóa – xã hội

1.2.1 Về tư tưởng chính trị

* Đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến chuyên chế, đề cao tư tưởng dân chủ

Chứng kiến thất bại của phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX và

sự đầu hàng nhục nhã, cam tâm làm nô lệ cho thực dân Pháp của triều đình phong kiếnNguyễn, đồng thời được tận mắt chứng kiến sự tiến bộ hơn hẳn về mọi mặt của nước Pháp vàcũng như sự chuyển mình của các nước trong khu vực, các sĩ phu Việt Nam, những con ngườiđang ngày đêm trăn trở với sự nghiệp cứu nước, cứu dân, phải tự kiểm điểm con đường cứunước đã qua Từ những sự kiện trên, họ nhận thức được sự lỗi thời, thối nát của chế độ phongkiến chuyên chế, họ đã lên án và đi tới muốn thủ tiêu chế độ phong kiến Với Phan ChâuTrinh, phong kiến là sâu mọt của dân, đục khoét của dân, là thủ phạm làm cho nước Nam lụi

Trang 6

bại và mất độc lập Do vậy, ông chủ trương trước hết phải tiêu diệt nọc độc phong kiến Theo

ông, “Nếu không đập tan được nền quân chủ thì dầu có khôi phục lại được nước thì cũng không phải là hạnh phúc cho dân” [172; 3]

Phan Bội Châu cũng là người nhận thấy sự lỗi thời của chế độ phong kiến và con đườngcứu nước theo ngọn cờ phong kiến, nhưng trong giai đoạn đầu hoạt động cách mạng, ông vẫnchưa lên án mạnh mẽ đối với chế độ quân chủ Mà sau này, trong thời gian hoạt động ở nướcngoài, nhất là sau sự kiện ghé qua Trung Quốc trên đường sang Nhật, ông đã chứng kiến sự

thối nát trong giới quan chức Trung Hoa Ông đã thốt lên: “Triều đình chuyên chế không có người nào ra gì Mãn triểu Trung Quốc và Nguyễn triều Việt Nam cũng một phường chó chết như nhau mà thôi” [218;3]. Từ đây trong thơ của Phan Bội Châu bắt đầu xuất hiện lời lẽ tốcáo sự thờ ơ của vua quan đầu hàng, thân Pháp trước nỗi khổ của nhân dân:

“Cơm ngự thiện bữa nghìn quan

Ngoài ra dân đói, dân tàn mặc dân…”

…“Khi giặc đến người trong phản trước,

Đem của dân vạch trước hoa thân.

Dần lâu các tỉnh mất dần,

Mười phần thổ địa nhân dân còn gì” [218; 3]

Đồng thời với việc phê phán, lên án và đoạn tuyệt với chế độ quân chủ, các ông đã đề cao

vai trò của nhân dân Phan Châu Trinh cho rằng: “Dân ta là thánh là thần, bền gan, chắc dạ, quỷ thần cũng kiêng” [173;3] Theo ông việc cứu nước tuỳ thuộc vào người dân, tuỳ thuộc vào

sự giác ngộ của nhân dân Nhưng muốn có được điều đó thì phải “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” Đối với Phan Bội Châu, ông cũng nhận thức được vai trò của nhân dân trong

sự nghiệp giành độc lập dân tộc Do đó, sự nghiệp của anh hùng cũng là sự nghiệp của nhân

dân Với các ông, tư tưởng phong kiến “Trung quân ái quốc” đã lỗi thời và chuyển sang bàn nhiều đến vấn đề “dân quyền”, “dân chủ”, về mối quan hệ giữa dân và nước, “dân là dân của nước, còn nước là nước của dân” [219;3], trái hẳn với các quan niệm phong kiến cũ, đây là

một tư tưởng tiến bộ trong nhận thức tư tưởng dân chủ tư sản của các nhà cải cách

* Vấn đề chính thể và xây dựng nhà nước pháp quyền

Việc thiết lập chính quyền nhà nước sau một cuộc cách mạng là vấn đề cốt tử, nó cũng làyếu tố quan trọng giúp ta xác định tính chất của một cuộc cách mạng xã hội

Vấn đề chính quyền mô hình nhà nước tương lai của Việt Nam sau khi đánh bại Pháp làmột vấn đề chưa được các nhà duy tân này quan tâm đúng mực Nhưng trong quá trình lãnh

Trang 7

đạo phong trào Đông Du, Duy Tân…, các nhà cải cách này cũng đã thể hiện quan điểm củamình về vấn đề thể chế nhà nước, trong đó có sự chuyển biến từ thể chế quân chủ lập hiến, tiếntới thể chế dân chủ cộng hoà Phải khẳng định rằng cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đềukhông còn tha thiết với nhà nước phong kiến, ngay cả với Phan Bội Châu, người được chorằng còn nhiều lưu luyến với chế độ quân chủ.

Trong những năm đầu thế kỉ, Phan Bội Châu chủ trương thành lập tổ chức để lãnh đạocuộc đấu tranh bạo động chống Pháp Phan Bội Châu và các đồng chí của mình quyết địnhchọn một người thuộc dòng dõi hoàng tộc (Cường Để) để làm chủ Duy Tân hội Vậy có phảichủ trương của Duy Tân hội là sẽ lập lại chế độ phong kiến chuyên chế sau khi đánh đuổi thực

dân Pháp thắng lợi Trong tác phẩm “Tân Việt Nam”, Phan Bội Châu nói rõ: “Cường Để sau

này sẽ đóng một vai trò đại diện trong các chế độ, ở đây toàn bộ chính quyền nằm trong ba viện, tất cả mọi nghị quyết đều phải lệ thuộc vào phiếu bầu của Hạ viện trong tổng tuyển cử của của công dân bầu ra… Trên là vua, nên để hay nên truất, nên thăng hay nên giáng, dân ta đều có quyền quyết đoán cả…” [163;3] Những điều này được coi như là một nguyên lí của

chế độ quân chủ lập hiến chứ không phải là nền quân chủ chuyên chế kèm theo một nghị viện

bù nhìn Trong thâm tâm của các ông lúc này giai cấp phong kiến vẫn còn đủ tư cách để đứngtrên vũ đài chính trị, giai cấp này vẫn có thể tổ chức, đoàn kết được toàn thể dân tộc, góp đượcnhiều của, mua sắm vũ khí vào cuộc đấu tranh chống Pháp Hơn nữa để có thể tranh thủ sựviện trợ của Nhật, một nước quân chủ, thì theo đường lối quân chủ vẫn hơn Vậy là việc dựavào một người thuộc dòng dõi hoàng tộc của Phan Bội Châu để làm hội chủ Duy Tân hội chỉ

là biện pháp mang tính chất sách lược, là phương tiện để đạt được mục đích chứ không phải làmục đích

Sau này, khi cách mạng Tân Hợi (1911) của Trung Hoa thắng lợi, tư tưởng về một nhànước dân chủ tư sản của Phan Bội Châu rõ nét hơn Năm 1912, Phan Bội Châu đã tuyên bốgiải tán Duy Tân hội, thành lập Việt Nam quang phục Hội Mục đích của tổ chức cách mạngmới là đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại Việt Nam, thành lập một chính thể mới: chínhthể dân chủ cộng hoà Có thể nói, Việt Nam quang phục Hội ra đời đã đánh dấu sự cáo chungcủa chế độ quân chủ ở nước ta

Với Phan Châu Trinh, ông là người kiên định và kiên quyết nhất trong việc muốn xoá bỏhoàn toàn chế độ quân chủ Phan Chu Trinh kịch liệt phản đối chế độ quân chủ là ông gọi là

“quân trị” và đòi thực hiện chế độ cộng hoà tư sản mà ông gọi là chế độ “dân trị” So sánh chế độ “quân trị” và “dân trị”, ông khẳng định: “… cái chủ nghĩa dân trị hơn cái chủ nghĩa

Trang 8

quân trị nhiều”, bởi vì “theo cái chủ nghĩa dân trị, thì tự lập ra quốc dân hiếp pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để để lo việc chung mọi người Lòng quốc dân muốn thế nào thì được thế ấy…” “Ngày nay, bên Đức, bên Pháp, bên Nga, tuy chính thể của họ tuy có khác nhau chút đỉnh nhưng đều thực hành cái chủ nghĩa dân chủ cả”.

Năm 1922, trong Thất điều thư gửi Khải Định, Phan Châu Trinh cực lực công kích vị

vua này và qua đó lên án chế độ quân quyền độc tôn, quân chủ chuyên chế, áp bức nhân dân

Ông luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của mình “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa” là bài diễn thuyết cuối cùng trong cuộc đời hoạt động cách mạng

của Phan Chu Trinh nói ở Sài Gòn năm 1925 Trong bài nói chuyện này, ông đã đòi nhà cầmquyền áp dụng một chế độ tam quyền phân lập ở Việt Nam, cụ thể là xây dựng ở Việt Nammột hệ thống chính trị bao gồm: hai viện, Tổng thống, Chính phủ và các bộ trưởng Tổngthống, Chính phủ cũng từ hai viện ấy

Trong nước có hiếp pháp, mọi người phải tôn trọng hiến pháp Nếu vi phạm luật thì từTổng thống đến người nhà quê cũng phải trừng trị như nhau Các quan án ở một viện riêng gọi

Ta nhận thấy rằng Phan Chu Trinh là người yêu nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tưtưởng dân chủ tư sản qua Tân thư Con đường cứu nước của ông khác với Phan Bội Châu ởđiểm cơ bản là ông chủ trương xoá bỏ chế độ quân chủ phong kiến, thực hiện dân chủ, khaithông dân trí, mở mang công thương nghiệp Không bạo động, không cầu viện mà nhờ vàochính quyền thực dân để làm chính trị công khai, mưu dân quyền, dân chủ, hạnh phúc chonhân dân Cho nên, có thể nói lý tưởng dân quyền là tư tưởng căn bản quyết định hành độngcách mạng của Phan Châu Trinh

* Vấn đề đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế chống chủ nghĩa thực dân

Tư tưởng đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế được thể hiện rõ ràng nhất trong tư tưởngcủa Phan Bội Châu Sau lần tổ chức đánh thành Nghệ An (1904) không thành, Phan Bội Châu

đã nhận ra một điều: đánh đuổi thực dân Pháp không phải “một tay, một chân” là được mà

Trang 9

phải là sức lực của nhiều người Phan Bội Châu đã liên kết với nghĩa quân Yên Thế, kêu gọimười giới đồng tâm và hô hào:

“Nghìn muôn, ức, triệu người chung góp,

Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà” [117; 6]

Trong lịch sử đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc, cho tới đây chưa

có lúc nào có được sự vận động quần chúng sâu rộng như vậy Một hình ảnh mặt trận dân tộcthống nhất đã xuất hiện tuy còn mờ nhạt Do nhãn quan chính trị còn hạn chế, Phan Bội Châuchưa thấy công - nông là quân lực của cách mạng, là cơ sở của mặt trận dân tộc thống nhất,nhưng tư tưởng đoàn kết của Phan Bội Châu đã phần nào biểu thị được nguyện vọng đoàn kếtgiết giặc cứu nước của toàn dân Đồng thời, trước âm mưu chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộccủa kẻ thù, Phan Bội Châu đã bước đầu gắn được đấu tranh cho độc lập dân tộc với đấu tranhcho thống nhất đất nước, ông kêu gọi:

“Sao cho Nam Bắc hiệp hoà

Bốn mươi lăm triệu mà ra một người” [ 168;6].

Vấn đề đoàn kết quốc tế để đấu tranh chống kẻ thù đế quốc được Phan Bội Châu đặt ra

từ rất sớm Năm 1908, Phan Bội Châu cùng các nhà lãnh đạo của các nước Trung Quốc, Triều

Tiên,… thành lập Hội Đông Á đồng minh nhằm mục đích liên lạc giữa các tổ chức cách mạng,

dìu dắt, giúp đỡ các dân tộc này nổi dậy lật đổ ách thống trị của đế quốc phương Tây

Ngoài việc tổ chức trên, Phan Bội Châu đã tìm cách liên hệ, đoàn kết, tập hợp lưu học

sinh ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam để thành lập Hội Điền - Quế - Việt liên minh Vì ông nhận thấy vị trí, ảnh hưởng to lớn của phong trào cách mạng Trung Quốc đối

với Việt Nam, nhận thức được mối quan hệ qua lại, khăng khít của Trung Quốc với ViệtNam… Chủ trương này đã được các lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản tán thành, ủng hộ.Hai tổ chức này sau đó bị chính phủ Pháp cấu kết với chính phủ Nhật, chính phủ Mãn Thanh.Nhưng không phải vì thế mà Phan Bội Châu nản trí, hễ có cơ hội để hoạt động và đấu tranhcho giải phóng dân tộc thì ông đều không bỏ lỡ Vì thế, khi được tin Cách mạng Tân Hợi(1911) bùng nổ, Chính phủ Trung Hoa dân quốc được thành lập, ông lại hướng về cách mạngTân Hợi và tiếp tục sự nghiệp đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế chống đế quốc Phan Bội

Châu đã tích cực vận động thành lập Việt Nam Quang Phục Hội và thành lập Hội Chấn Hoa Hưng Á với mục đích liên hiệp những người cách mạng Trung Quốc trở thành trung tâm cách

mạng châu Á, rồi viện trợ cho Việt Nam và các nước khác đánh được kẻ thù xâm lược

Trang 10

Như vậy, bằng việc thành lập Hội Đông Á đồng minh, Hội - Điềm Quế - Việt liên minh, Hội Trấn Hoa Hưng Á… Phan Bội Châu đã thể hiện rõ tư tưởng đoàn kết quốc tế nhằm giải

phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp

gọi nhân dân làm kinh tế, lập các hội trồng cây, dệt vải, hội buôn, các cơ sở sản xuất hàng hóa

và buôn bán hàng nội hóa nhằm khôi phục và chấn hưng thực nghiệp Tư tưởng và hành độngcủa ông không chỉ là những lời tuyên truyền, kêu gọi mà thật sự đã để lại những kinh nghiệmđiển hình rất sinh động Tại tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Nghệ An, Hà Nội córất nhiều hội hợp cổ, hợp quần, hùn vốn để phát triển "quốc thương", “lợi nước ích nhà" làmthay đổi mạnh mẽ các quan điểm lạc hậu về kinh tế

Tuy chưa đi tới những nhận thức về tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúcthượng tầng, nhưng Phan Châu Trinh đã nhìn thấy sức mạnh phục hưng độc lập dân tộc là phụthuộc vào sức mạnh của chấn hưng thực nghiệp, nâng cao tiềm lực kinh tài cho đất nước Trong thư gửi Toàn quyền Bô, Phan Châu Trinh này đã khôn khéo lựa chiều, dựa vào cácchính sách khai thác thuộc địa của thực dân để đề xướng ra các yêu sách về kinh tế Trong chủkiến này ông có tính đến khả năng vận động được nhóm chính khách Pháp có cảm tình vàmuốn thực dân khai hóa thuộc địa Tuy vậy, ý đồ này đã vấp phải sự phản ứng của bọn thựcdân tàn bạo Cả phong trào Duy tâm rầm rộ, cũng như chính những người khởi xướng nó đã bịdìm vào máu lửa Đó là điều Phan Chu Trinh đã không tính đến

Đối với phong trào cải lương hợp pháp, Phan Bội Châu tưởng như xa lạ, không quan tâmtới Nhưng thực ra bên trong và đằng sau giữa hai xu hướng vẫn có liên hệ mật thiết Mùa thunăm 1905, khi từ Nhật Bản trở về nước lần thứ nhất, nhận thức của Phan Bội Châu về tầmquan trọng của việc chấn hưng kinh tế phục vụ cuộc vận động cách mạng đã được xác lập rõrệt hơn Thời gian ở Nhật Bản đã tác động tư tưởng của Phan Bội Châu Nhận thức rõ tìnhtrạng chậm trễ, lạc hậu của đất nước và cho rằng chính tình trạng xấu ấy đã làm đất nước mình

bị hèn yếu, nên khi nhiệm vụ “cầu viện quân sự” bị thất bại, Phan Bội Châu đã thấy cần phải thay đổi kế hoạch Phan Bội Châu thấy cần phải có một thời kì chuẩn bị khá dài để “tạo nên một cơ sở thực sự vững chắc” Vì vậy, nhiệm vụ canh tân đất nước, đưa nước nhà tiến kịp trình

Trang 11

độ các nước văn minh phải được đặt ra một cách bức thiết và coi đó là một sự hỗ trợ không thể

thiếu được đối với nhiệm vụ “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục độc lập dân tộc cho Tổ quốc Việt Nam”

Đến đầu năm 1906, sau khi Đặng Nguyên Cẩn đề nghị Phan Bội Châu lập các hội Nông,Thương, Học thì ông chấp nhận ngay và khuyến khích lập Triêu Dương thương quán ở Vinh.Đến khoảng 6-1906, khi trở về Hương Cảng, Phan Bội Châu lại lập ra “Việt Nam thương đoàncông hội” (tồn tại khoảng 1 năm), vừa là để “kinh doanh lợi chung”, vừa là trạm nghỉ chân chocác đoàn Đông Du Những hoạt động trên đã đánh dấu sự chuyển hướng tư tưởng của PhanBội Châu về phát triển kinh tế

1.2.3 Về văn hoá – giáo dục

* Về văn hóa

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, văn hóa Việt Nam cổ truyền đã và đang phải đối mặt với tràolưu văn hóa phương Tây Sự thật lịch sử đã chỉ ra rằng ở Việt Nam đã sớm có một dòng tưtưởng canh tân, khởi đầu là Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Đặng HuyTrứ Đầu thế kỷ XX, tư tưởng này vẫn được tiếp nối với các nhà cải cách tiêu biểu là PhanBội Châu và Phan Châu Trinh… Trong đó Phan Châu Trinh là người tiêu biểu hơn cả

Sau hơn bốn chục năm kể từ khi thực dân Pháp nổ súng ở Đà Nẵng mở đầu cho hànhđộng cưỡng đoạt độc lập tự do của nước ta, cho tới thời điểm đầu thế kỷ XX, trên thực tế thựcdân Pháp đã đồng thời áp đặt nền văn hóa thực dân lên nền văn hóa cổ truyền của Việt Nam.Văn hóa cổ truyền của dân tộc dường như đứng trước hoạ lai căng, mất gốc

Phan Châu Trinh sớm trăn trở bởi câu hỏi lớn: làm thế nào để đưa dân tránh được hiểmhọa ghê gớm đó? Nhờ tiếp xúc nhiều với những người khách trú, những nhà buôn Nhật Bản,

và nhất là từ những năm 1902 ông đã được đọc các Tân thư, Tân văn mà trong óc đã nảy nở rahai vấn đề quan yếu:

Thứ nhất, đó là vấn đề thời đại "mưa Âu, gió Mỹ ", trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam

và khu vực, việc tiếp nhận văn hóa phương Tây là một xu thế không cưỡng nổi

Thứ hai, trong quy luật "cường thắng, liệt bại” thì muốn dân tộc thoát khỏi diệt chủng chỉ

có cách tự canh tân về mọi mặt, tự lực tự cường, vươn lên sánh vai với nước khác trên trườngquốc tế một cách chủ động tích cực Nói cách khác tức là bảo lưu, phát huy những giá trị vănhóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp nhận những giá trị văn hóa mới của thờiđại để đáp ứng yêu cầu phát triển dân tộc mình

Ngày đăng: 17/10/2015, 20:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Cơ, (2007), Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam 1885 – 1918, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), (2007), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Khác
3. Trần Bá Đệ (chủ biên), (2002) Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
4. Trần Văn Giàu, (1957), Lịch sử Việt Nam từ 1897 đến 1914, Nxb Xây dựng, Hà Nội Khác
5. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên), (1985), Lịch sử Việt Nam, tập 2. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w