Chuyên đề: các cuộc cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XXĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra những biến động chính trị hết sức to l
Trang 1Chuyên đề: các cuộc cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra những biến động chính trị hết sức to lớn, nhiều nhà yêu nước có tư tưởng canh cải cách duy tân đã đề ra những biện pháp để tiến hành cải cách nhằm đưa đất nước phát triển Những nhà cải cách cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX dù đi theo con đường khác nhau nhưng đều có một mục tiêu chung là lòng yêu nước, mong muốn đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, khủng hoảng Vậy những tư tưởng cải cách duy tân ấy có ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
I Bối cảnh lịch sử xuất hiện trào lưu cải cách, duy tân
Khác với các triều đại phong kiến trước đó, nhà Nguyễn được thành lập trong bối cảnh phong trào nông dân chưa kết thúc, càng về cuối của triều đại thì hàng loạt các cuộc khởi nghĩa tiếp tục diễn ra Nhà Nguyễn phải dồn lực lượng quân sự để đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân và các toán giặc cướp ở biên giới phía Bắc Những khó khăn càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mâu thuẫn lương giáo lên cao và triều đình đã mắc nhiều sai lầm trong giải quyết vấn đề này
Tất cả các vấn đề nêu trên đã khiến cho mối dây liên hệ giữa quan-dân trở nên xa cách, tiềm lực quân sự của triều đình ngày càng suy yếu, cùng với đó sức đề kháng của dân tộc bị hủy hoại
Trong hoàn cảnh đó, thực dân Pháp đã đi từ nhòm ngó, gõ cửa và mở rộng xâm lược Việt Nam Triều đình Tự Đức đã khiến cho nền kinh tế của đất nước ngày càng trở nên cạn kiệt, thương nghiệp đình đốn, không những thế triều đình còn phải bồi thường cho quân Pháp một số lượng chiến phí khổng lồ
Trang 2Những khó khăn về kinh tế, rối loạn về chính trị và vấn đề giặc ngoại xâm ngày càng đặt vấn đề cải cách, duy tân lên hàng đầu, đây thực sự trở thành một yêu cầu bức thiết đối với Việt Nam
Sang đến đầu thế kỉ XX, các nhà cải cách vẫn băn khoăn về lí do mà chúng
ta mất nước và làm thế nào để có thể cứu nước Trong bối cảnh đó, luồng tư tưởng
mới từ bên ngoài dội vào nước ta thông qua “Tân thư”, “Tân văn” Những trí thức
Việt Nam tiếp thu luồng tư tưởng này đã nhận thức rằng muốn cứu nước thì phải phát triển đất nước Muốn phát triển thì phải tiếp thu văn minh, khoa học-kĩ thuật phương Tây, phải canh tân đất nước Canh tân đất nước là con đường duy nhất để tiến tới giành độc lập dân tộc
Cùng với yêu cầu bức thiết ở trong nước, các nhà cải cách ở Việt Nam lúc bấy giờ còn tiếp thu tư tưởng cải cách từ các nước bên ngoài Đó là cuộc cải cách của Khang Hữu Vi và cuộc vận động Duy tân năm 1898 về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự Cuộc Cải cách Minh Trị (1868-1912) ở Nhật Bản cũng ảnh hưởng to lớn đến các nhà cải cách đương thời Thời kì trị vì của Minh Trị là thời đại diễn ra những cải cách sâu rộng về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, quân sự,… đưa nước Nhật trở thành một quốc gia tư bản sánh vai với các cường quốc phương Tây
Trong bài viết này, tác giả tập trung vào các cuộc cải cách, duy tân tiêu biểu là: cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
II Các cuộc cải cách, duy tân tiêu biểu
II.1Cải cách của Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ sinh ra trong một gia đình theo đạo Công giáo từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, thuộc huyện Hưng Nguyên, Nghệ An Thuở thiếu thời,
Trang 3Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là “Trạng Tộ” Thế nhưng ông không đỗ đạt
gì, có thể vì ông là người Công giáo nên không được đi thi, hoặc là ông không muốn đi theo con đường khoa cử
Nguyễn Trường Tộ là một nhân vật lịch sử cận đại có tư thế đặc biệt trong thời đại giao thoa giữa hai nền văn hóa Tây phương và Đông phương, nhất là một lối giao thoa rất phức tạp và đối kháng Trong bối cảnh đó, Nguyễn Trường Tộ nổi lên là một nhân vật lịch sử then chốt vì ba lí do: Ông xuất thân trong một gia đình Nho giáo nhưng bản thân ông lại theo Công giáo; Ông vừa thâm sâu về Hán học và Tây học; Ông nắm được hai lợi khí là ngôn ngữ (thạo tiếng Hán và tiếng Pháp) và hiểu rõ sự khác biệt giữa hai nền tôn giáo lớn của thế giới bấy giờ là Nho giáo và Thiên Chúa giáo Ông xem vấn đề theo đạo Thiên Chúa là một vấn đề cá nhân Nhưng đứng về mặt tư tưởng thì ông luôn là một nhà Nho có tư tưởng Đông phương rất sâu sắc
Nguyễn Trường Tộ là một người có ý thức dân tộc sâu sắc và với tri thức khoa học uyên thâm Ông đã vượt qua những hạn chế của các nhân sĩ đương thời
để nhìn nhận thực trạng của Việt Nam lúc bấy giờ Nguyễn Trường Tộ đã kịch liệt phê phán những người bảo thủ, những người chỉ khư khư thói cũ làm cho đất nước
luẩn quẩn trong vòng lạc hậu Ông đã có quan niệm vô cùng đúng đắn: “Thời đại nào có chế độ ấy, con người sinh ra vào thời đại nào cũng đủ làm công việc của thời đại đó mà thôi” [4; 225].
Nguyễn Trường Tộ với quan điểm lịch sử đúng đắn đã nhìn ra tính tất yếu của sự gặp gỡ vào giao lưu giữa hai nền văn minh phương Tây và phương Đông
Từ đó chỉ ra rằng, canh tân đất nước là một yêu cầu cấp thiết của dân tộc, nếu không tiến hành cải cách, đổi mới thì nhất định sẽ là thua kém thiên hạ Là một vị
Trang 4quan đầu triều của chế độ phong kiến nhưng Nguyễn Trường Tộ không ngần ngại chỉ ra rằng tất cả những sai lầm trong việc phát triển đất nước bắt đầu từ một hệ tư tưởng mà ông gọi là “Nho phong”, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho 6 tỉnh Nam Kì rơi vào tay thực dân Pháp
Nguyễn Trường Tộ đã quan niệm rất đúng đắn rằng, muốn đổi mới, canh tân đất nước cần phải tiếp thu những thành tựu khoa học-kĩ thuật của phương Tây Nhưng vấn đề đổi mới được nhận thức rõ ràng khi ông khẳng định: đổi mới không phải là vứt bỏ hết tất thảy cái cũ mà cần trên cơ sở của cái cũ sáng tạo ra cái mới mang bản sắc riêng
Trái ngược với sự hèn nhát của một bộ phận Nho sĩ cho rằng nhân dân Việt Nam không thể chống lại Pháp thì Nguyễn Trường Tộ tin rằng: Người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có thể tiếp thu được thành tựu của văn minh khoa học kĩ thuật của phương Tây để bằng người và vượt người
Quan điểm đó thể hiện tinh thần dân tộc chân chính của Nguyễn Trường Tộ
và là một biểu hiện mới của tinh thần dân tộc ở Việt Nam nửa sau của thế kỉ XIX Với tâm huyết dành cho công cuộc trấn hưng đất nước, chỉ trong vòng 8 năm (1863-1871), Nguyễn Trường Tộ đã liên tục gửi lên triều đình Huế 58 bản “Điều trần” đề nghị đổi mới toàn diện đất nước Quan điểm và tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ khiến nhiều người phải kinh ngạc Trong 58 bản “Điều trần”- cũng chính là 58 chương trình cải cách mà Nguyễn Trường Tộ gửi đến triều đình Huế với nhiều vấn đề của đất nước như: kinh tế, quân sự, ngoại giao, giáo dục,…
Có học giả cho rằng, những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ gửi cho vua Tự Đức không phải là một lời gào thét, kêu gọi thắm thiết, mà là một phân tích rất sâu sắc và khách quan về sự cách biệt giữa Đông và Tây Tôi nghĩ rằng, đó là một thái độ rất tiêu biểu của một người trí thức dấn thân, vừa cận chính quyền mà
Trang 5không tham dự vào chính quyền, mà cũng không xa với chính quyền để giúp đỡ chính quyền
Trong các bản “Điều trần”, Nguyễn Trường Tộ đặc biệt chú ý đến vấn đề làm cho dân giàu, nước mạnh Trước hết Nguyễn Trường Tộ nêu lên tầm quan trọng của nông nghiệp Ông viết: “Nông nghiệp là gốc, ăn mặc và hàng trăm nhu cầu khác cho đời sống đều nhờ nông nghiệp Nhưng vào thời điểm bấy giờ, nông nghiệp nước ta giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn Nguyên nhân của vấn đề nêu trên là do phương thức canh tác lạc hậu, tổ chức sản xuất yếu kém, tất cả đều phó mặc cho tự nhiên Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải đào tạo đội ngũ chuyên trông coi nông nghiệp gọi là quan nông Do nền nông nghiệp nước ta luôn bị lũ lụt đe dọa nên ông đề nghị tăng cường trồng rừng và đào kênh
Đối với vấn đề công thương nghiệp, ông không bàn nhiều về vấn đề công nghiệp mà tập trung vào việc khai thác và xuất khẩu nông, lâm, hải sản, khoáng sản Vì đây là những mặt hàng dồi dào lại dễ khai thác
Để canh tân đất nước thì tài chính là một vấn đề quan trọng Ông đưa ra các biện pháp như: tận thu các nguồn thuế, giảm bớt quan lại bằng tháp các đơn vị hành chính và tiến hành chống tham nhũng, khai thác các nguồn lợi của quốc gia, có thể vay vốn trong dân và vốn từ nước ngoài, thêm vào đó là kêu gọi các nước đầu tư
Nguyễn Trường Tộ là một người có tư tưởng chủ hòa, tuy nhiên đó không phải là sự khiếp nhược trước kẻ thù mà xuất phát từ việc so sánh tương quan lực lượng Muốn chống giặc ngoại xâm thì vấn đề võ bị phải được quan tâm hàng đầu Các biện pháp mà ông đưa ra đó là phải coi trọng lý thuyết quân sự, cần có sự hài hòa giữa nghiên cứu các binh pháp cổ với lí thuyết quân sự hiện đại Một vấn đề đáng quan tâm là phải coi trọng người lính Việc đó không chỉ dừng ở chỗ cho họ
Trang 6ăn no, lương thưởng đầy đủ mà là ở thái độ đối xử đối với binh lính như: không bắt binh lính hầu hạ các quan, không được sỉ nhục, ngược đãi binh lính,…
Về ngoại giao: Nguyễn Trường Tộ cho rằng phải thực hiện ngoại giao đa phương Ông cho rằng thiếu đi mối liên hệ với các nước thì nước mình sẽ bị cô lập, nếu bị cô lập thì sẽ hạn chế rất nhiều đến việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của bên ngoài Theo Nguyễn Trường Tộ, sự giao thiệp với các cường quốc là một điều
vô cùng cần thiết vì có giao thương với bên ngoài mới hiểu rõ lợi thế của ta, của họ
để tùy cơ ứng biến, từ đó lựa chọn con đường cứng rắn hay mêm dẻo Để tiếp xúc được với các nước một cách thường xuyên, Nguyễn Trường Tộ đề nghị với triều đình chủ trương và cách thức lập sứ quán Ông đã đúng đắn khi nêu lên những nguyên tắc trong ngoại giao với các nước trên thế giới là cả hai bên cùng có lợi, lúc cứng rắn, khi mềm dẻo nhưng phải đạt được mục đích cuối cùng là “giữ được cái chưa mất” và để “lấy được cái đã mất một cách nhẹ nhàng, có lợi nhất”
Đối với giáo dục: Nguyễn Trường Tộ cho rằng cần áp dụng nền giáo dục thực dụng Muốn đất nước giàu mạnh thì giáo dục đóng vai trò quan trọng, một trong những trọng tâm mà ông đề cập là việc dạy học tiếng nước ngoài, trước hết là tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, sau đó là tiếng các nước trong khu vực Ông cũng đưa ra đề nghị thành lập các trung tâm ngoại ngữ, cử người đi học tập ở nước ngoài Ông đánh giá đúng tầm quan trọng của “môi trường” trong việc học tập ngoại ngữ, “học tiếng Anh không đâu tốt bằng Luân Đôn, học tiếng Pháp không đâu hơn bằng Pari, khuyến khích tự học tiếng nước ngoài….” Để phát triển một nền giáo dục phục vụ cho công cuộc cải cách, đổi mới đất nước, Nguyễn Trường
Tộ đề nghị mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy tại các trường của nước ta, phải mua tài liệu, máy móc của nước ngoài,…
Trang 7Bộ máy quan lại dưới thời Tự Đức là một cơ chế cồng kềnh, rất nhiều kẻ chỉ biết làm trò hề cho yên lòng vua, che đậy những việc hư hỏng trong nước, ngăn chặn những người hiền tài,…Nguyễn Trường Tộ cho rằng, những tệ nạn trên đã trở thành tập quán kiên cố, sâu đầy, khó một sớm một chiều mà sửa đi được Ông đã đưa ra những biện pháp để thay đổi thực trạng đó:
-Một là phải đổi mới học thuật, đào tạo quan lại theo lối mới
-Hai là, phải trị nước bằng pháp luật, bất luận là quan hay dân đều phải học luật nước
-Ba là, phải hạn chế quyền hành của nhà vua Ông đề nghị vua không có quyền xét xử mà chỉ có quyền ân xá
-Bốn là, phải thận trọng trong việc tuyển chọn quan lại, phải chọn quan giỏi, thanh liêm, xa thải quan dở dù là con công thần, con nhà tập ấm,…Theo Nguyễn Trường Tộ, muốn giữ thanh liêm cho quan lại thì một trong những biện pháp là phải tăng lương và để tăng lương thì phải biên chế bộ máy gọn nhẹ, lấy quỹ lương
dư ra cấp cho các quan lại tại chức
Muốn tiến hành cải cách đất nước thì phải có một nền tảng xã hội ổn định
Để có được điều đó, theo Nguyễn Trường Tộ phải có các điều kiện là: phải có công bằng, cần có một hệ thống luật pháp chặt chẽ, đối với bọn tù tội, ăn của nhà nước, bọn lười biếng thì phải cải tạo bằng lao động Quan tâm đến các đối tượng xã hội như trẻ mồ côi, người cơ nhỡ,…Những vấn đề mà Nguyễn Trường Tộ đã nêu vào cuối thế kỉ XIX đến hiện nay vẫn còn mang tính thời sự
Nguyên nhân thất bại của tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ
và cũng là nguyên nhân thất bại của tư tưởng canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX như sau:
Trang 8-Việt Nam lúc bấy giờ nặng về ảnh hưởng bên ngoài, thiếu cơ sở bên trong: thiếu cơ sở kinh tế và thiếu một giai cấp làm hậu thuẫn cho tư tưởng cải cách đó
-Vua Tự Đức và triều đình bảo thủ, phản động
-Thiếu sự tham gia của đông đảo quần chúng
Tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ có vai trò quan trọng, rất nhiều học giả đã đánh giá về tầm quan trọng của Nguyễn Trường Tộ đối với công cuộc cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX Theo GS Nguyễn Huệ Chi thì: Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã nói lên rất rõ tấm lòng yêu nước thiết tha của ông Ông tin tưởng vào triển vọng canh tân của Nhật Bản, đặt hết hi vọng vào thế
hệ trẻ được đào tạo bằng thực nghiệp có thể làm mạnh thế nước….Tuy chưa có ý thức thay thế thể chế phong kiến bằng một thể chế dân chủ, bởi tình thế đất nước chưa cho phép làm điều đó, nhưng tư tưởng của ông đã tiến rất gần các nhà tư tưởng tiến hóa luận của phương Tây Có thể nói, ông đã gợi ra cho người lãnh đạo đất nước những cách nghĩ, cách nhìn cởi mở và táo bạo mà hàng thế kỉ về sau vẫn đáng để suy ngẫm Tóm lại, ông quả là một con người có trí thông minh, nhìn xa thấy rộng, có khả năng ứng dụng vào thực tế vốn liếng tri thức uyên bác cũng như những điều mình sở đắc Tiếc thay, ông lại “sinh không gặp thời”, do đó ông đã không thực sự đóng một vai trò nào trong lịch sử, ngoài vai trò “làm chứng về tấm lòng của một con người, về vận hội của một đất nước”
Nguyễn Trường Tộ cả một đời vì đất nước, vì nhân dân nhưng khao khát của ông không hề được toại nguyện Ông ra đi ở độ tuổi đang chín, trong ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết (ông mất ở tuổi 43, trên quên hương mình tại Giáo xứ Xã Đoài) Thiết nghĩ: nếu Nguyễn Trường Tộ chưa vội ra đi, nếu những bản điều trần đó được thực thi, thì lịch sử Việt Nam có lẽ sẽ có những bước ngoặt lớn, không lâm
Trang 9vào cảnh mất nước và đời sống nhân dân thời bấy giờ phải khốn khổ, tình hình phát triển đất nước không bị tụt hậu như đã có trong lịch sử
2.2 Tư tưởng cải cách của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước Năm 17 tuổi ông viết bài “Hịch Bình Tây thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp
Khi nói đến Phan Bội Châu người ta nghĩ ngay đến một con người kiên định chủ trương đưa việc đánh đuổi thực dân Pháp lên hàng đầu và chủ trương bạo động chống Pháp
Tư tưởng bạo động chống Pháp của Phan Bội Châu xuất phát từ những nhận thức về sự tàn bạo của thực dân Pháp đối với dân tộc ta Từ thực tế đó, Phan Bội Châu nhận thấy chỉ có một con đường đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc Quan niệm của ông là bạo động có vũ trang để giành lại chính quyền tư tay thực dân Pháp Ông cũng biết trong điều kiện lúc bấy giờ, “bạo động là phiêu lưu và dễ
bị tổn thất nhưng cứ bạo động may ra còn trông được chỗ thành công trong muôn
một” Trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam (xuất bản năm 2006) có đoạn viết:
“Theo Phan Bội Châu chỉ có con đường vũ trang bạo động…Đây là con đường đúng đắn nhất Tuy nhiên, ông thất bại là vì “không có lực lượng bên trong mà chỉ
ỉ lại vào người ngoài thì thật là khó”, “ ỉ lại vào người thì không thể thành công được”…Mặc dù không giành được thắng lợi nhưng đường lối bạo động cách mạng
đó đã phát động mạnh mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Đó là cống hiến lớn lao của Phan Bội Châu và các tổ chức của ông…”
Trang 10Trong điều kiện kẻ thù đã thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ tối thiểu thì chỉ
có bạo lực mới giành được độc lập tự chủ Vì vậy, Phan Bội Châu cực lực phản đối những người lấy con đường cải cách làm phương thức để cứu nước Tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu dần dần được bổ sung và phát triển Ông viết: “Việc làm cho nước nhà độc lập, vững mạnh không phải một sớm một chiều mà thành công được, cũng không phải một tay, một chân mà làm nên mà do tâm huyết của hàng vạn anh hùng vô danh”
Cùng với quá trình thấm nhuần tư tưởng dân chủ Phan Bội Châu đã dần dần nhận thức ra vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc Do đó, sức mạnh của bạo động mà Phan Bội Châu quan niệm là sức mạnh của nhiều người Chính vì vậy mà sau khi đánh thành Nghệ An, Phan Bội Châu đi khắp trong Nam ngoài Bắc để tìm đồng chí, để liên kết với các phe đảng anh em toàn quốc và tìm cách để đoàn kết nhân dân và thu phục nhân tâm
Đến năm 1905, khi tiếp xúc với các chính khách Nhật Bản, Phan Bội Châu nhận thấy những việc làm của mình trước kia là nóng vội Ông đã quyết định lùi cuộc khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc trong cả nước vào một tương lai xa hơn Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông khẩn trương lập các hội buôn và hội công nghiệp, vừa để phát triển kinh tế, vừa tạo ra của cải cho phong trào Đông
Du, đồng thời cũng là để cho nhân dân biết tới tổ chức
Mặc dù là một người có tư tưởng cải cách, Phan Bội Châu đến cuối cùng vẫn không thể lựa chọn được một các rõ ràng là quân chủ hay dân chủ Trong tác phẩm
“Tân Việt Nam”, Phan Bội Châu viết: “ Báo chí xẽ được tự do, giáo dục xẽ không mất tiền, quan thuế được phân bố đúng đắn, hình phạt thể xác được bãi bỏ Những đạo luật của Nhật Bản và Châu tử…” Cương lĩnh này đưa ra một nguyên lý của một chế độ quân chủ lập hiến chứ không phải là nền quân chủ chuyên chế kèm theo