Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
225 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
CHUYÊN ĐỀ:
PHƯƠNG PHÁP DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM (TKX - TK XVIII:
“CÁC CUỘC CẢI CÁCH DUY TÂN TRONG
LỊCH SỬ DÂN TỘC THỜI TRUNG ĐẠI”
Giáo viên: Đặng Thị Hiền
Tổ: Sử - Địa - GDCD
Lào Cai, tháng 06 năm 2014
Năm học: 2013 - 2014
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cải cách duy tân để phát triển đất nước là xu thế tất yếu trong lịch sử.
Không phải chỉ đến bây giờ, mà nhìn vào quá khứ, vấn đề cải cách, canh tân đất
nước đã từng được đặt ra và thực hiện trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể.
Cải cách là “đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của
xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. Có nhiều mức độ cải
cách: cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc có
những cuộc cải cách trong một số mặt. Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa với cải
cách như “duy tân, “cải tổ”, “đổi mới”… nhưng vẫn có những điểm không giống
nhau. Cải cách khác với cải lương, cũng khác cách mạng; nhưng cải cách và
cách mạng có quan hệ với nhau. Cải cách tiến bộ có tác dụng thúc đẩy cuộc cách
mạng phát triển và thắng lợi” [2; 69]. Duy tân là “thay đổi theo cái mới, cái tiến
bộ, bỏ cái cũ, cái lạc hậu trong đời sống xã hội, xây dựng đất nước” [2; 155].
Cải cách duy tân là một hiện tượng lịch sử. Nó có sự hình thành, phát triển
và mất đi. Cải cách cũng là hiện tượng mang trong nó những quy luật. Không
phải trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc đều diễn ra cải cách mà nó phải có
những điều kiện, những tác động từ khách quan và chủ quan, không phải triều
đại phong kiến nào cũng thực hiện cải cách. Hiện nay, các nhà sử học đang tập
trung nghiên cứu một số cuộc cải cách có tính chất nổi bật. Đó là cuộc cải cách
của Khúc Hạo năm 907, cuộc cải cách của Hồ Quý Lý cuối thế kỉ XIV - đầu thế
kỉ XV, cuộc cải cách của Lê Thánh Tông cuối thế kỉ XV, cuộc cải cách của
Quang Trung - Nguyễn Huệ cuối thế kỉ XVIII.
Việc nghiên cứu các cuộc cải cách duy tân thời trung đại có ý nghĩa khoa
học và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Về ý nghĩa khoa học, chúng ta hiểu được mỗi
cuộc cải cách thực hiện trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, mục đích,
mức độ thành công, tác động của các cuộc cải cách khác nhau. Về ý nghĩa thưc
tiễn, chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp giảng dạy chuyên đề phù hợp cho học
sinh. Đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc
cải cách, đổi mới của nước ta hiện nay. Vì vậy, chúng tôi tiến hành viết chuyên
2
đề: “Các cuộc cải cách duy tân trong lịch sử thời trung đại” để làm sáng tỏ
những ý nghĩa trên.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm làm sáng tỏ những nội dung sau:
- Hoàn cảnh lịch sử , mục đích, mức độ thành công, tác động của các cuộc
cải cách.
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc cải cách,
đổi mới của nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
A. CÁC CUỘC CẢI CÁCH, DUY TÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII
1. Cải cách của Khúc Hạo (907)
a. Hoàn cảnh lịch sử
Năm 905, Khúc Hạo giúp cha giành quyền tự chủ của người Việt ở An
Nam, lúc đó gọi là Tĩnh Hải quân. Khi Khúc Thừa Dụ được nhà Đường phong
3
làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân thì ông được cha phong làm “Tĩnh Hải hành quân
tư mã quyền tri lưu hậu”, tức là chức vụ của người sẽ kế nghiệp cha làm Tiết độ
sứ Tĩnh Hải sau này.
Sử sách ghi chép rất vắn tắt về những năm tháng thời kỳ này nhưng chắc
chắn trong 2 năm trị vì ngắn ngủi của cha, Khúc Hạo đã có đóng góp đáng kể
trong việc trị sự, bởi vậy khi lên nắm quyền, ông là nhà cai trị ôn hoà nhưng rất
vững vàng.
Tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ
sứ Tĩnh Hải quân. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm “An
Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”. Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình
để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc.
b. Nội dung cải cách
Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị
của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: “Chính sự cốt
chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Khoan dung tức là
không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là
không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, “an cư lạc
nghiệp” là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi.
Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc
Đường. Ông ra lệnh “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê
rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi”.
Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc
phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo
đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống
nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các
cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng
và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là
4
hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông
nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách “An Nam chí
nguyên”, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà
Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.
c. Ý nghĩa
Như vậy, những cải cách kinh tế và chính trị của Khúc Hạo đã có ý nghĩa
lớn lao trong công cuộc xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, tách dời khỏi
quyền lực của chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc
Nếu sau các cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục...
trước đây, dân tộc ta chỉ giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại
bị bọn xâm lược quay lại thống trị, thì nay cuộc giành chính quyền và cải cách
của họ Khúc đã mở đầu cho một quá trình liên tục đấu tranh giành cho kỳ được
độc lập dân tộc.
Công cuộc xây dựng nền tự chủ, thống nhất của Khúc Hạo mở ra một thời
kì phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành.
Với những đóng góp trong sự nghiệp xây dựng đất nước hồi đầu thế kỉ X, dòng
họ Khúc đã đặt cơ sở quan trọng để Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn một nghìn
năm Bắc thuộc của dân tộc bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (938).
2. Cải cách của Hồ Quý Ly (cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV)
a. Hoàn cảnh lịch sử
Nửa sau thế kỉ XIV, xã hội Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng, mục
nát và suy thoái nghiêm trọng :
Về chính trị: Vua Trần Dụ Tông ăn chơi xa sỉ, trụy lạc, cho xây dựng các
công trình tốn nhiều tiền của và công sức của nhân dân nhằm làm chỗ vui chơi.
Bọn quan lại thừa nước đục thả câu, bòn rút sức người sức của của nhân dân để
phục vụ cuộc sống xa hoa của mình. Trong triều đình nhà Trần có rất nhiều nịnh
thần và việc kéo bè, kéo cánh, tranh giành quyền lực xảy ra liên miên.Tình hình
5
nội bộ rối loạn khiến các nước nhỏ ở phía nam không còn thần phục như trước.
Vì vậy, tình hình chính trị trở nên rối ren.
Về kinh tế: Triều đình không chăm lo cho nông nghiệp nên mất mùa, đói
kém xảy ra thường xuyên, nhiều người phải bán vợ, bán con. Nạn chấm chiếm
ruộng đất xảy ra khắp nơi. Kinh tế suy thoái trầm trọng.
Về xã hội: Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy khắp nơi. Các cuộc
khởi nghĩa đã lôi cuốn nông dân nghèo và hàng loạt nông nô, nô tì ở các điền
trang của vương hầu quý tộc tham gia. Xã hội trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.
Về đối ngoại: Năm 1388 ở phía Bắc, nhà Minh sai sứ sang đòi ta phải cống
nộp lương thực và các loại trái cây đặc sản và những báu vật, sản vật quý
hiếm.Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XIV, Champa hùng mạnh lên thường
xuyên đánh phá. Cuộc chiến tranh với Champa đã cho thấy sự suy yếu rõ rệt
của nhà Trần vừa gây thêm nhiều khó khăn cho triều đình và nhân dân ta, làm
cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng hơn.
Tóm lại, xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV đã lâm vào tình trạng khủng
hoảng sâu sắc và toàn diện. Trong khi ngoài biên cương không những quân
Cham pa liên tục tiến đánh mà lúc này Đại Việt còn đứng trước nguy cơ về một
cuộc xâm lược ngày càng đến gần của quân Minh. Đây chính là những tiền đề
dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
b. Mục đích của cuộc cải cách
Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần với mong muốn cứu
vãn tình thế, Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực:
chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục….
c. Nội dung cải cách
* Trên lĩnh vực chính trị và quân sự:
- Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và quy định về cơ chế làm việc:
+ Đổi các lộ xa làm trấn, đặt thêm chức An Phủ phó sứ, Trấn thủ phó sứ
cùng nhiều chức quan khác ở các cấp châu, huyện.
6
+ Đặt ra các chức quan lớn như Đô hộ, Đô thống, Thái thú (cai quản việc
qân sự và dân sự), đặt chức Liêm phóng sứ tại mỗi lộ để dò xét tình hình nhân
dân.
- Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh
Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ - tuy là một huyện nhỏ nhưng lại có đầy đủ các
dạng địa hình, từ sông, biển đến núi non hùng vĩ.....
Việc xây thành tại An Tôn có 1 ý nghĩa quan trọng bởi nếu cho rằng kinh
đô Thăng Long là chốn phồn hoa đô hội phù hợp với việc xây dựng và phát triển
kinh tế thì An Tôn lại có thế mạnh về quân sự quốc phòng, nhất là trong bối
cảnh đất nước đang suy yếu và đứng trước nguy cơ ngoại xâm. Mặt khác, với sự
tính toán khôn ngoan của mình, Hồ Quí Ly còn nhằm mục đích tránh xa kinh
thành Thăng Long- nơi tồn tại đã hơn 200 năm của nhà Trần để hạn chế sự can
thiệp từ vương hàu, quí tộc nhà Trần vào công cuộc cải cách của mình.
- Chấn chỉnh võ bị, tăng cuờng sức mạnh quân đội: đưa những người khoẻ
mạnh và giảm bớt người yếu....
- Cải tiến các loại vũ khí: tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý
Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển...
* Trên lĩnh vực kinh tế:
- Cải cách quan trọng nhất của Hồ Quí Ly là phép hạn điền vào năm
1397 (Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư
(tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì
được phép lấy ruộng chuộc tội còn ruộng thừa thì sung công).
- Năm 1398, Hồ Quý Ly cho quan ở kinh thành về các địa phương làm lại
sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền.
Những ai có ruộng tư thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của
mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận thì nhà
nước sung công.
7
- Bên cạnh đó, ông còn cho phát hành tiền giấy (Năm 1396, Hồ Quý Ly
cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội
sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1
quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội
như làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về
tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban
mẫu về công thước thương đấu).
Đây là việc làm mới mẻ và mang tính chất thiết thực nhằm giải quyết tình
trạng khủng hoảng tạm thời và đồng thời bổ sung một lượng đồng cần thiết để
chế tạo vũ khí.
- Ngoài ra, ông còn cho đổi mới chế độ thuế khoá (Năm 1402 Hồ Quý Ly
cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có
ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ
mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp
5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan)
Đó đều là những cải cách tiến bộ nhằm tước giảm thế lực kinh tế của bọn
quí tộc nhà Trần và giải quyết tình trạng kiệt quệ về mặt tài chính của triều đình
* Trên lĩnh vực xã hội:
- Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô (Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định
các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô
nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ
loại mới nuôi với gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở
trên trán theo tước hiệu của chủ....)
- Cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc
cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặt Quảng Tế
Thư- một bệnh viện công để chữa bệnh cho nhân dân.
* Trên lĩnh vực văn hoá- giáo dục:
- Hồ Quý Ly kịch liệt phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói
của cổ nhân để xét việc trước mắt : Ông đích thân soạn sách “Minh Đạo” gồm
8
14 thiên đưa ra những ý kiến xác đáng về Khổng Tử và những nghi vấn có căn
cứ về sách “Luận ngữ”- một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia.
- Hồ Quý Ly cũng có hoài bão xây dựng một nền văn hoá dân tộc: Ông
trọng dụng chữ Nôm, tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận
Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ.
- Quan tâm mở thêm trường học và định lại thi cử cho có qui củ, tổ chức
các kì thi sát hạch để tuyển chọn nhân tài, mời ra làm quan...
- Đặc biệt tiến bộ trông thấy của công cuộc cải cách là ở chính sách tuyển
dụng quan lại bằng thi cử, thay thế chế độ quan liêu thân tộc cũ. Đây là một chế
độ tuyển dụng tiến bộ, với chế độ này, Hồ Quý Ly muốn đưa giáo dục khoa cử
đến mọi tầng lớp nhân dân, ai cũng được thi, ai cũng có thể làm quan và điều đó
đồng nghĩa với việc tìm kiếm nhân tài được tổ chức sát sao trên qui mô toàn
quốc.
d. Kết quả : thất bại.
e. Nguyên nhân thất bại
* Nguyên nhân khách quan:
- Cuộc cải cách buộc phải bỏ dở bởi ta phải tiến hành kháng chiến chống
quân Minh xâm lược.
- Cuộc cải cách của Hồ Quí Ly là cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử chế
độ phong kiến Việt Nam nên không thể tránh khỏi những yếu điểm, những hạn
chế mà chính nó lại trở thành vật cản khiến những chính sách cải cách của ông
đi vào ngõ cụt, “chân không đến đất mà cật không đến trời”- đó là bài học mất
lòng dân...
* Nguyên nhân chủ quan:
- Những biện pháp cải cách ấy mặc dù có vẻ toàn diện và tiến bộ song đặt
trong bối cảnh bấy giờ thì nó còn tồn tại rất nhiều hạn chế:
9
+ Chính sách hạn điền gặp phải sự phản kháng quyết liệt của vương hầu
quí tộc nhà Trần. Đặc biệt khiến ông mất đi sự ủng hộ của những địa chủ có
ruộng đất hơn 10 mẫu.
+ Việc ban hành tiền giấy và bắt buộc lưu thông trong nhân dân dưới sự
cưỡng chế của triều đình không được sự ủng hộ của người dân, đặc biệt là tầng
lớp thương buôn lớn. Hơn nữa tiền giấy rất khó giữ (nhất là nông dân- thường
xuyên phải tiếp xúc với nước) và dễ làm giả.
+ Chính sách hạn nô về bản chất cũng chỉ là khiến những người nô tì,
gia nô thay đổi chủ chứ không thay đổi được số phận, nói cách khác họ vẫn là
giai cấp cuối cùng của xã hội và vẫn bị bóc lột.
+ Đặc biệt là việc xây thành ở An Tôn đã để lại hậu quả nghiêm trọng
về mặt xã hội. Đó là khi đời sống nhân dân đang vô cùng cực khổ vì phải đối
mặt với khủng hoảng thì lại phải gồng mình đi lao dịch xây thành. Điều lại trong
lòng dân sự oán hận
Chính những điều ấy là làm Hồ Quý Ly bị cô lập giữa cả nhân dân và quan
lại, khiến ông không thể phát triển những chính sách cải cách của mình như
mong muốn.
- Bản thân Hồ Quý Ly cũng là một con người nhiều thủ đoạn độc đoán, duy
ý chí khiến bản thân ông vốn dĩ không thể đưa "con thuyền" cải cách cập đến
bến bờ thành công như mong đợi.
f. Ý nghĩa:
- Qua cuộc cải cách trên cho ta thấy rằng Hồ Quý Ly là một con người có
tài năng, hành động có tầm nhìn, có năng lực và sự quyết đoán. Hồ Quý Ly đã
thực hiên những cuộc cải cách ấy, với một quyết tâm cao, một tài năng xuất
chúng và một bản lĩnh phi thường. Ông cũng đồng thời là người mở đầu cho một
giai đoạn cải cách quan trọng trong lịch sử Việt Nam, thời kì văn minh Đại Việt.
10
- Những chính sách cải cách đó dù mang ý nghĩa tích cực nhưng vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của dân
tộc.
- Bài học ông để lại từ những chính sách cải cách là không để mất lòng dân.
Cải cách Hồ Quý Ly là toàn diện, lấy kinh tế xã hội làm trọng tâm, trong
đó “hạn điền”, “hạn nô” là quan trọng nhất. Những mục tiêu cải cách mà Hồ
Quý Ly mong muốn, sau này đã được Lê Thánh Tông kế thừa, phát huy mặt tích
cực, phủ định cái tiêu cực, dẫn tới thành công.
3. Cải cách của vua Lê Thánh Tông (những năm 60 của thế kỉ XV)
a. Hoàn cảnh lịch sử
Triều Hậu Lê kéo dài 361 năm (1428 - 1789) được chia làm hai thời kì: Lê
sơ và Lê Trung hưng. Thời Lê sơ được tín từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi
Mạc Đăng Dung (1527) gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng lập,
Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh đạt nhất. Thời
của vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao, trở
thành một nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự
chuyển đổi mô hình từ nền quân chủ quý tộc thời Lý – Trần mang đậm tính Phật
giáo máu sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông
Nam Á [3;117]. Điều này là do tác động của cuộc cải cách do vua Lê Thánh
Tông tiến hành.
Trước cải cách của vua Lê Thánh Tông, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước
và hành chính mang tính phân tán quyền lực của nhà nước quân chủ quan lieu
trung ương tập quyền bị hạn chế; chính quyền trung ương chưa vững mạnh, nội
bộ triều đình mâu thuẫn, tranh giành địa vị, quyền lực. Nhận thấy những hạn chế
trên, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
kinh tế, xã hội trong phạm vi cả nước.
b. Mục đích cải cách
11
Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông nhằm giải quyết khủng hoảng
thiết chế chính trị diễn ra từ cuối đời Trần với yêu cầu thay thế thiết chế chính trị
phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong kiến quan liêu Nho
giáo - điều mà Hồ Quý Ly muốn làm nhưng chưa làm được. Tư duy chỉ đạo
(hay như ngày nay nói là “đổi mới tư duy”) của Lê Thánh Tông là nhằm xây
dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh.
c. Nội dung cải cách
* Về bộ máy hành chính và phân cấp đơn vị hành chính
Xuất phát từ mục tiêu của cuộc cải cách nhằm khắc phục những hạn chế,
yếu kém của bộ máy hành chính và thực trạng tình hình chính trị để có được một
nhà nước tập quyền mạnh, có năng lực, tập trung được quyền lực của chính
quyền trung ương. Lê Thánh Tông trước tiên bãi bỏ các quan chức và cơ quan
trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành. Vua trực tiếp nắm quyền kể cả tổng
chỉ huy quân đội, chỉ đạo mọi việc trọng yếu và quan hệ làm việc trực tiếp với
các cơ quan thừa hành. Giúp vua bàn bạc và chỉ đạo công việc khi cần thiết có
các quan đại thần như Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thiếu sư, Thái uý...
Cơ quản lý nhà nước ở trung ương là 6 Bộ: Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ.
6 bộ phụ trách các hoạt động khác nhau của nhà nước. Giúp việc cho 6 bộ là 6
tự. Mỗi bộ có 6 khoa tương ứng làm công tác giám sát các bộ.
Những cải cách về các cấp hành chính cũng mạnh mẽ. Lê Thánh Tông cho
bỏ hết những đơn vị trung gian lớn là 5 đạo. Sau đó ông chia cả nước thành 12
đạo thừa tuyên. Dưới thừa tuyên là phủ, châu ,huyện ,xã.
Cùng với việc cải tổ hệ thống đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước
là việc tổ chức lại bộ máy tổ chức chính quyền các cấp. Ở mỗi đạo thừa tuyên
đều có ba ty ngang nhau về quyền, cùng quản lý công việc chung. Đô tổng binh
sứ ty phụ trách về quân sự. Thừa tuyên sứ ty phụ trách về dân sự. Hiến sát sứ ty
phụ trách công việc thanh tra, giám sát các quan lại địa phương mình, thăm nom
12
tình hình đời sống nhân dân. Các ty chịu trách nhiệm trực tiếp theo trước triều
đình theo ngành dọc.
Đứng đầu phủ có tri phủ, đứng đầu huyện có tri huyện, đứng đầu xã có xã
trưởng.
Trong cuộc cải cách hệ thống quan lại, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý đến
vấn đề tuyển dụng bổ nhiệm quan lại, vấn đề quản lý, phân định chức năng
quyền hạn trách nhiệm, tiêu chuẩn đánh giá quan lại. Ông cho bãi bỏ chế độ
tuyển dụng các Vương hầu, quí tộc vào các trọng chức của triều đình. Tiêu
chuẩn để được tuyển dụng và bổ nhiệm làm quan là phải có học thức đã được
kiểm tra qua khoa cử, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương
công hầu được ban cấp bổng lộc nhiều, nếu không đỗ đại, không có năng lực thì
cũng không đựoc làm quan.
Ở cấp địa phương cũng đựơc thực hiện theo chính sách này. Bên cạnh vịêc
tuyển dụng quan lại là vịêc đánh giá, xét duyệt nhằm thăng giáng các chức quan.
Việc này được căn cứ và những kỳ khảo khoá sát hạch.
Như vậy, đây là đợt cải cách mạnh mẽ này của Lê Thánh Tông nhằm vào
hệ thống hành chính và đội ngũ quan lại. Những chính sách và biện pháp này đã
tạo ra một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương mang tính chất
quan liêu điển hình của lịch sử trung đại Việt Nam. Hệ thống chính quyền này
tồn tại suốt từ Lê Thánh Tông đến khi kết thúc thời kỳ trung đại Việt Nam. Đặc
biệt là chính sách tuyển dụng quan lại thông qua học vấn Nho học. Ngay cả sau
cuộc cải cách lớn của Minh Mạng thì chính sách đó vẫn còn được coi trọng và
thực hiện. Đó là một sự tác động lớn mạnh của cải cách Lê Thánh Tông.
* Về kinh tế
Lê Thánh Tông có ý thức củng cố kinh tế tiểu nông và xây dựng lại làng
xã. Điểm khác nhau giữa Nhà nước phong kiến Lê sơ với Nhà nước Trần là một
tập hợp liên kết mới, với những chính sách cải cách kinh tế, chính trị văn hoá.
13
Về kinh tế, nhà nước Lê sơ đã kế thừa kết quả của những cải cách kinh tế của
nhà Hồ, hạn chế tối đa sự tồn tại và hình thành những trang trại lớn. Quí tộc cũ
đã bị suy yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly đến thời thuộc Minh thì tàn lụi hẳn.
Chế độ lộc điền được khởi đầu từ vua Lê Thái Tổ, các vua kế vị tiếp tục thực
hiện. Đến vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh hẳn, vừa đảm bảo quyền lợi tối đa
cho công thần, quan lại cao cấp, quý tộc tôn thất; nhưng ruộng đất lộc điền ban
cấp lại rất phân tán lại hạn chế được sự tập trung quyền lợi của họ, ngăn cản
khuynh hướng cát cứ đối lập với triều đình. Mặt khác sở hữu lộc điền vẫn thuộc
về nhà nước phong kiến, quan lại được ban cấp lộc điễn khi về hưu phải trả lại
ruộng đất cho Nhà nước. Và tuỳ theo phẩm tước khác nhau mà được ban cấp
một số “thế nghiệp điền”. Số ruộng thế nghiệp điền chỉ là một phàn rất nhỏ so
với lộc điền thì được phép lưu truyền cho con cháu nhiều đời sau (cả nội và
ngoại đều được triều đình cho phép tái sử dụng). Chế độ lộc điền được xây dựng
trên cơ sở ruộng đất công làng xã và ruộng đất của các quí tộc cũ suy tàn. Ruông
đất công và nông dân làng xã là đặc điểm kinh tế xã hội thời Lê sơ và các thời
sau đó. Đây là sự ảnh hưởng lớn về ruộng đất của cuộc cải cách Lê Thánh Tông.
Không phải cuộc cải cách nào cũng làm được điều này.
Lê Thánh Tông còn hoàn chỉnh chế độ quân điền. Chế độ quân điền được
thực hiện là một biến chuyển quan trọng trên con đường phát triển của chế độ
phong kiến Việt Nam. Sở hữu nhà nước được mở rộng dưới triều Hồ nay lại
được củng cố và chiếm ưu thế, được xác định vững chắc. Trên danh nghĩa và cả
thực thế, ruộng đất công làng xã vần thuộc nhà nước. Nhà nước thu tô thuế, thực
hiện quyền sở hữu và chủ quyền quốc gia. Vậy là dưới chế độ quân điền, nông
dân làng xã tồn tại với hai tư cách là thần dân của triều đình và là tá điền của địa
chủ tối cao – hoàng đế. Một cá nhân nông dân phải gắn bó với làng xã và với
nhà nước trung ương thông qua làng xã.
Sự tồn tại bộ phận ruộng công phổ biến kéo dài là đặc thù của kinh tế thời
Trung đại Việt Nam. Nhìn chung xu thế ruộng đất công thu hẹp dần, nhưng
14
cũng có lúc có nơi, ruộng đất công xã vẫn được phục hồi. Chính sự tồn tại của
chế độ quân điền đã hạn chế nhiều sự suy giảm của chế độ ruộng công làng xã.
Làng xã quan chế độ quân điền trở thành cơ sở kinh tế xã hội của chế độ
quân chủ tập quyền chuyên chế. Đây chính là cơ sở để triều đình tìm cách chi
phối văn hoá tư tưởng làng xã. Tuy nhiên, trong chế độ quân điền, Nhà nước
phải chấp nhận một nguyên tắc là ruộng công của làng nào thì làng đó sử dụng,
tự phân chia cho các thành viên công xã. Đây cũng chính là cơ sở kinh tế cho sự
tồn tại của tính tự trị trong làng xã. Lệ làng cho sự từ điều khiển, tự điều chỉnh
mà triều đình không thể chi phối được. Đôi khi lệ làng cũng mâu thuẫn với phép
nước. Lê Thánh Tông ra lệnh cho làng nào làm Hương ước phải cử các Nho sĩ
thực hiện. Nền văn hoá dân gian, hội hè, ca dao được phát triển dựa trên tính tự
trị này.
Một hạn chế nữa của chế độ quân điền là nó chứa đựng sâu sắc tính chất giai cấp
và bộ lộ những mặt tiêu cực hạn chế. Nó chứa đựng những mâu thuẫn nan giải,
nó trói buộc người nông dân vào ruộng đất để bóc lột tô thuế và chịu mọi gánh
năng sưu dịch của nhà nước.
Chế độ quân điền thế kỉ XV đã góp phần quan trọng vào sự xác lập và
thống trị của những quan hệ sản xuất phong kiến: quan hệ sản xuất địa chủ - tá
điền trong xã hội Đại Việt.
Chính sách khẩn hoang và đồn điền
Xuất phát từ yêu cầu nhanh chóng phục hồi nền sản xuất nông nghiệp sau
một thời gian chiến tranh kéo dài, nhà nước Lê sơ ngày từ sớm, đã có những
chính sách khuyến khích nhân dan các làng xã khai hoang lập làng, đặc biệt dưới
thời Lê Thánh Tông. Có một số điều trong bộ luật Hồng Đức và những huấn dụ
của ông điều khuyến khích việc khai hoang, lập làng, hợp pháp hoá việc khai
15
hoang lập làng trong nhân dân, góp phần giải quyết tình hình lưu vong của dân
chúng lúc đó.
Song song với chính sách khai hoang, lập làng, Lê Thánh Tông còn đẩy
mạnh việc khai hoang lập đồn điền. Chính sách này bắt đầu được thi hành từ
thời Thái Tổ và đựơc mở rộng dưới thời Thánh Tông. Chỉ dụ năm 1481 nêu rõ
mục đích lập đồn điền nhà nước “để khai thác hết sức nông nghiệp, mở rộng
nguồn súc tích cho nhà nước.” Nhiều sở đồn điền được thành lập chuyên lo việc
mộ dân lưu vong khai hoang. Lực lượng được huy động ở hình thức khai hoang
này bao gồm cả quân lính đồn trú, tù binh, tội nhân. Nhà nước đạt ra cơ quan
chuyên trách công việc khai hoang, lập đồn điền do các chức quan chánh phó sứ
dồn điền phụ trách. Như vậy, chính sách khai hoang mở rộng đồn điền đã nhận
đựơc sự quan tâm lớn lao của chính quyền trung ương. Diện tích đất mới khai
hoang lại thuộc sở hữu công nhà nước.
Như vậy, với ba chính sách về ruộng đất: lộc điền, quân điền và chính sách
khai hoang lập đồn điền, Lê Thánh Tông đã xác lập được quyền sở hữu rộng rãi
và tối cao về ruộng đất - thứ tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Việc xác lập này
có tác dụng đến những thế kỉ sau đó. Đồng thời nó có tác dụng làm cơ sở cho sự
tồn tại và phát triển của chính quyền trung ương tập quyền.
Những chính sách và biện pháp nhằm phát triển kinh tế: Bên cạnh việc chú
trọng nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì
của Lê Thánh Tông cũng phát triển rực rỡ. Nghề in và làm giấy ở Đại Việt đạt
một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ. Số lượng sách in thời này khá đồ sộ.
Đặc biệt nhất thời kỳ này là thành tựu trong công nghệ chế tạo vũ khí và đồ sắt
chiếm ưu thế. Đồ gốm, sứ thời Lê sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn
đẹp. Việc giao thương buôn bán đã chắp cánh cho đồ gốm thời này đi xa và hiện
nay bộ sư tập về đồ gốm Lê sơ cũng rất phong phú.
Thương mại và giao dịch buôn bán với các lân bang phát triển mạnh, cùng
với bước chân viến chinh xa xôi của đội quân đế chế Đại Việt. Để tạo thuận tiên
16
cho việc mua bán Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: Trong dân
gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hoá, mở đường giao dịch cho dân.
Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không
được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách
hàng của nhau. Có thể dưới thời Lê Thánh Tông các chợ được mở mang nhiều.
Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông
nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải,
nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36
phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay. Phường Yên
Thái làm giấy, Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường
Hàng Đào nhuộm điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng, Phường gạch và gốm sứ Bát
Tràng và nhiều phường khác nữa...
* Về Luật pháp
Nổi bật nhất là về cải cách pháp luật để nâng cao pháp trị: Đã làm ra được
Bộ luật Hồng Đức còn gọi là Quốc triều hình luật mà cho đến nay các nhà luật
học thế giới còn đánh giá cao. Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được
hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với
bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc
loại sớm trên thế giới.
Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ
đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong
kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700
điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:
- Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với quân xâm lược nước
ngoài;
17
- Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;
- Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh
tế xã hội;
- Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành
mạnh;
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để,
chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng.
- Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;
- Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ
- Chính sách hình sự nghiêm minh nhưng nhân đạo.
Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành.
Một lần, ông đã thu lại quyền chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con trai
Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh
người. Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc
chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".
Giáo sư luật học trường ĐH Luật Harward, Oliver Oldman, Chủ nhiệm
khoa Đông Á đã nhận xét: "Triều đại nhà Lê ở Việt Nam vào thế kỷ đặc biệt của
mình (thế kỷ XV - thời kỳ Phục hưng ở châu Âu - NV) đã nỗ lực xây dựng một
quốc gia dân tộc vững mạnh để bảo vệ quyền tư hữu hợp pháp của con người
thông qua hệ thống pháp luật tiến bộ, trong đó có nhiều điều đã có thể sánh
ngang về mặt chức năng với những quan điểm pháp luật ở phương Tây thời cận
đại” (The Le Code - Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài,... Ohio University Press
Athens Ohio - London 1987).
* Những cải cách về quân sự
18
Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và
thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm
đạo. Ông thường thân chinh đi tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi cùng với
binh lính và là tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị.
Việc canh phòng và khuyến khích các quan lại ở biên cương thường cảnh
giác với các âm mưu xâm nhập và xử lý kịp thời các sự việc lãnh thổ với bên
ngoài ở thời ông là rất chặt chẽ và cẩn thận nên triều đình nhà Minh rất tôn trọng
và có phần e ngại. Trong sử Việt còn nhắc đến việc Lê Thánh Tông ra sắc chỉ
phải cảnh giác với lực lượng nội gián là các gia nô người Ngô (số người nhà
Minh tự nguyện xin được ở lại sau khi bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến trước
đây của Lê Lợi).
Theo các sử gia, thì vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những
tiến bộ vượt bậc, do tiếp thu các kỹ thuật chế tạo súng hỏa công cá nhân từ
phương Tây và với số vũ khí thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà
Minh, kết hợp kỹ thuật vũ khí của Đại Việt thời nhà Hồ đã tạo thành một bộ vũ
khí đa dạng và hùng mạnh.
Lê Thánh Tông rất chú ý đến việc tích trữ lương thảo ở các vùng biên
cương để sử dụng cho quân lương khi cần thiết. Một nghệ thuật làm lương khô
thời Lê Thánh Tông được sử sách ghi lại là một kỹ thuật đặc biệt của Đại Việt,
đó là đồ (hấp) thóc chín và sấy khô. Loại lương khô này có thể cất giữ vài năm
không bị mất phẩm chất và rất tiện cho việc vận chuyển và sử dụng trong chiến
tranh, đặc biệt là dùng cho quân đội viễn chinh.
Lê Thánh Tông cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó quân đội
chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh
còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê
Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân
19
chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của
ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao.
d. Ý nghĩa
Thông qua cải cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệ thống hành chính thống
nhất trong phạm vi cả nước. Hệ thống khá gọn gàng với chức trách phân minh,
bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến
nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa
phương gắn liền nhau, quyền lực được đảm bảo từ trên xuống dưới. Đây là cuộc
cải cách toàn diện và thành công, tác động lớn tới các cuộc cải cách sau này.
Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã là nhân tố quyết định tạo nên
triều đại phong kiến nhà Lê huy hoàng, thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến
Việt Nam. Cuộc cải cách đã để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá.
4. Cải cách của vua Quang Trung (cuối thế kỉ XVIII)
a. Hoàn cảnh lịch sử
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), trước khi đem quân ra Bắc tiêu
diệt quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ xưng đế đặt niên hiệu là Quang Trung.
Phạm vi quản lý của triều đại Quang Trung trong những năm 1789-1792 bao
gồm toàn bộ Bắc Hà vào đến đèo Hải Vân. Năm Kỷ Dậu (1789), dưới sự lãnh
đạo của người anh hùng “áo vải, cờ đào” Quang Trung - Nguyễn Huệ, nhân dân
ta đã đập tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi
- Đống Đa. Sau đó, vua Quang Trung tiếp tục sự nghiệp xây dựng đất nước với
những chính sách kinh tế mới mẻ, táo bạo.
Trong Chiếu Lên ngôi, vua Quang Trung đã tuyên bố: “Nhân nghĩa, trung
nghĩa là đạo lớn của người. Trẫm nay cùng dân đổi mới!”. Vì vậy, ngay sau
chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu vang dội, nhà vua đã bắt tay vào công cuộc
20
canh tân đất nước, với những cải cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục…
b. Nội dung cải cách
* Về kinh tế
Quang Trung ban "chiếu khuyến nông", lệnh cho dân phiêu tán trở về quê
khôi phục ruộng đồng bỏ hoang. Những xã nào chứa chấp kẻ trốn tránh đều bị
trừng phạt. Sau một thời hạn mà ruộng công còn bỏ hoang thì phải nộp thuế gấp
đôi, ruộng tư thì bị sung công... Do đó, chỉ trong vòng 3 năm sau, nông nghiệp
được phục hồi. Năm 1791 "mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong
nước khôi phục được cảnh thái bình.
Đối với công thương nghiệp, Quang Trung khuyến khích đẩy mạnh sản
xuất thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương trên cơ sở phục hồi và phát triển
nông nghiệp. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, ngay từ những ngày đầu của
chính quyền mới, Quang Trung chủ trương phát triển mọi ngành sản xuất nhằm
xây dựng một nền kinh tế phồn vinh, độc lập, tự chủ trong đó có công thương
nghiệp.
Chủ trương khuyến khích phát triển công thương nghiệp của Quang Trung
được thể hiện ở sắc lệnh “khoan thư” sức dân. Năm 1789, Quang Trung bãi bỏ
thuế điền cho nhân dân từ sông Gianh ra Bắc, động viên các tầng lớp nhân dân
lao động phấn khởi sản xuất.
Để thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá thuận lợi, Quang Trung cho
đúc tiền đồng mới (Quang Trung thông bảo và Quang Trung đại bảo). Đối với
nước ngoài, Quang Trung chủ trương mỏ rộng trao đổi buôn bán, đấu tranh nuộc
nhà Thanh phải mở cửa biên giới để buôn bán với nước ta như ải Bình Nhi,
Thuỷ Khẩu (Cao Bằng), Hoa Sơn (Lạng Sơn), Du Thôn... Đối với thuyền buôn
của các nước tư bản phương Tây, Quang Trung tỏ ra rộng rãi, mong muốn họ
21
tăng cường quan hệ ngoại thương với Việt Nam, nhờ vậy, tình hình thương
nghiệp (nội thương và ngoại thương) nước ta thời Quang Trung được phục hưng
và phát triển. Mô tả Thăng Long bấy giờ, nhà nho Nguyễn Huy Lượng sống
dưới thời Tây Sơn viết: “Lò Thạch khối khói tuôn nghi ngút, thoi oanh nọ ghẹo
hai phường dệt gấm, lửa đom đóm nhen năm xã gây lò”, và “rập rình cuối bãi
đuôi nheo, thuyền thương khách hãy nhen buồm bươm bướm” (Phú Tụng Tây
Hồ).
Nền ngoại thương nước ta thời Quang Trung khác hẳn với ngoại thương
thời Vua Lê chúa Trịnh, chúa Nguyễn trước đó. Nó xuất phát từ yêu cầu nội tại
của nền kinh tế và đời sống của nhân dân, từ yêu cầu đẩy mạnh nền kinh tế hàng
hoá. Tư tưởng “thông thương” tiến bộ của Quang Trung đã thể hiện nhãn quan
kinh tế rộng mở phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại, “mở cửa
ải, thông thương buôn bán, khiến cho các hàng hoá không ngừng đọng để làm
lợi cho dân chúng”.
* Về chính trị, quốc phòng
Sau khi đánh bại 30 vạn quân Thanh xâm lược (1789), Vương triều Quang
Trung ra sức xây dựng một chính quyền phong kiến mới tiến bộ với ý thức quản
lý đất nước trên một phạm vi rộng lớn dưới một chính quyền trung ương tập
trung mạnh. Xuất phát từ nhận thức “Trẫm là kẻ áo vải đất Tây Sơn, không có
một tấc đất, tự nghĩ mình tài đức không theo kịp cổ nhân mà đất đai rộng lớn
như thế, nghĩ đến việc cai quản, lo sợ như cầm dây cương mục mà dong sáu
ngựa”, nên trong công cuộc xây dựng chính quyền mới, Quang Trung rất chú
trọng “Cầu hiền tài”. Đối với những nho sĩ, trí thức, kể cả quan lại trong chính
quyền cũ có tài năng, trí tuệ, có nhiệt tình xây dựng đất nước, Quang Trung đều
cố gắng thuyết phục và sử dụng họ vào bộ máy nhà nước mới, đặt họ ở những
chức vụ cao tương xứng với tài năng của họ. Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích,
Nguyễn Thiếp… là những học giả tiêu biểu trong số nho sĩ này.
22
Để đáp ứng nhu cầu xây dựng chính quyền mới và đào tạo quan lại mới,
bên cạnh phương thức “tiến cử”, “cầu hiền tài” Quang Trung đã ban hành chính
sách “khuyến học”, mở rộng chế độ học tập, thi cử. Trường học được mở rộng
đến các làng xã, cho phép các địa phương sử dụng một số đền chùa không cần
thiết làm trường học. Về nội dung, bỏ lối học từ chương khuôn sáo, cải tiến dần
theo hướng thiết thực, bắt các nho sinh, sinh đồ ở các triều đại trước phải thi lại.
Người nào xếp loại ưu thì mới được công nhận cho đỗ, hạng liệt phải về học lại,
còn hạng sinh đồ 8 quan do bỏ tiền ra mua trước đó (thời Lê - Trịnh) đều bị đuổi
về chịu lao dịch như dân chúng.
Chủ trương phát triển giáo dục, thi cử để đào tạo nhân tài cho đất nước
trong công cuộc phục hưng của chính quyền mới được Quang Trung nói rõ:
“Dựng nước lấy học làm đầu, lấy nhân tài làm gốc. Trước đây bốn phương nhiều
việc phải phòng bị, việc học không được sửa sang, khoa cử bỏ dần, nhân tài
ngày càng thiếu thốn... Trẫm khi vừa mới bình định đã có nhã ý hậu đãi nhà nho,
lưu tâm, mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài để dùng cho quốc gia”. Xuất phát từ
nhận thức đó ngay từ năm 1789, Quang Trung đã cho mở khoa thi Hương đầu
tiên ở Nghệ An, chọn lấy những người đỗ tú tài hạng ưu cho vào dạy trường
quốc học, hạng thứ cho vào dạy ở trường phủ học. Quang Trung chủ trương
từng bước đưa khoa cử thành một phương thức đào tạo quan chức cho nhà nước
phong kiến mới.
Trên cơ sở tăng cường và củng cố hoạt động của bộ máy nhà nước tập
trung mạnh, chính quyền đã thực hiện được chức năng quan trọng và lớn lao bấy
giờ đối với xã hội là tập hợp được các lực lượng tích cực trong toàn đất nước,
đẩy lùi được cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang, ổn định tình hình chính
trị, xã hội, củng cố được nhà nước quân chủ tập quyền, từng bước phục hưng,
phát triển văn hoá, giáo dục và kinh tế.
Quang Trung chủ trương xây dựng một đội quân hùng mạnh, củng cố quốc
phòng. Quân đội chia làm 5 doanh: trung, tiền, hậu, tả, hữu. Ngoài ra còn có
23
thêm một số quân hiệu khác như tả bật, hữu bật, kiều thanh, thiên cán. Quân đội
được biên chế theo đạo, cơ, đội. Nhà nước quy định cứ 3 suất đinh tuyển một
lính. Năm 1790, làm sổ hộ tịch để căn cứ vào đó tuyển binh.
Quân đội có các binh chủng: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, pháo binh. Vũ
khí có nhiều loại, có loại được cải tiến như hỏa hổ (một loại ống phun lửa), có
súng trường, đại bác, giáo mác, cung, tên. Chiến thuyền cũng nhiều loại, loại lớn
chở được cả voi, trang bị từ 50 đến 60 khẩu đại bác, chở được từ 500 đến 700
lính.
Với một lực lượng quân đội mạnh, Quang Trung đã trấn áp được các thế
lực phong kiến phản động, bảo vệ được chính quyền mới và có cơ sở để thực
hiện một chính sách đối ngoại tích cực, kiên quyết bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ của quốc gia và nâng cao địa vị của nước ta thời bấy giờ đối với nước ngoài.
* Về văn hoá giáo dục
Quang Trung lập Sùng Chính Viện chuyên dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm
làm tài liệu học tập và giúp vua về mặt văn hoá. Mục đích của Quang Trung là
nhằm đưa chữ Nôm lên thành quốc ngữ chính thức thay cho chữ Hán. Bên cạnh
Nho giáo, Quang Trung vẫn chấp nhận Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Chữ Nôm
được đưa vào khoa cử, trong các kỳ thi quan trường phải ra đề thi bằng chữ
Nôm, người thi đến kỳ tam trường phải làm thơ, phú bằng văn Nôm. Chữ Nôm
trở thành văn tự chính thức của quốc gia dưới triều Quang Trung, một thành quả
quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo tồn nền văn hoá dân tộc, chống chính
sách đồng hoá của các triều đại phương Bắc đô hộ nước ta. Những chính sách
văn hoá, giáo dục của Quang Trung chứng tỏ ông có hoài bão xây dựng một nền
học thuật, giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập, tự cường
cho nhân dân.
c. Ý nghĩa
24
Những cải cách của Quang Trung có nhiều mặt tích cực, thể hiện một tư
tưởng tiến bộ nhằm đưa đất nước nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng sau
chiến tranh kéo dài để vươn lên sánh vai cùng các quốc gia phát triển đương
thời, những chính sách cải cách đó đã và sẽ tạo khả năng mở đường, phát triển
của đất nước, của dân tộc.
Tuy nhiên, về mặt thực hiện những chính sách cải cách của Quang Trung
đã gặp nhiều trở ngại, thời gian thực hiện lại quá ngắn ngủi. Ngày 29 tháng 7
năm Nhâm Tý (1792), Quang Trung - Nguyễn Huệ - người anh hùng của dân
tộc, đột ngột qua đời giữa lúc những cải cách mới được bắt đầu thực hiện. Triều
đại Quang Toản tiếp sau đó bất lực, không còn tiếp tục thực hiện được những cải
cách của Quang Trung và đã bị Nguyễn Ánh lật đổ vào đầu năm 1802.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ
1. Hướng dẫn HS xác định các cuộc cải cách duy tân trong lịch sử Việt
Nam (thế kỉ X – thế kỉ XVIII), xây dựng tiêu chí xác định.
2. Hướng dẫn HS nắm được vị trí, mục tiêu của chuyên đề.
* Về vị trí chuyên đề: Thuộc kiến thức phần Lịch sử Việt Nam thời Trung
đại.
* Về mục tiêu:
HS nắm được thuật ngữ cải cách, duy tân là gì? Nêu được một vài ví dụ?
Phân biệt được cải cách, duy tân với “cách mạng”, “cải lương”.
HS nắm được hoàn cảnh lịch sử, người đứng đầu, nội dung cải cách duy
tân, kết quả, ý nghĩa.
HS rút ra được nguyên nhân thành công hoặc thất bại của các cuộc cải
cách, Từ đó, HS rút ra bài học kinh nghiệm hoặc liên hệ tới những cuộc cải cách
hoặc đổi mới sau này.
3. Trước buổi học chuyên đề, GV giao trước cho mỗi nhóm tìm hiểu một
cuộc cải cách duy tân. Tới buổi học các nhóm trình bày và thảo luận dưới sự
hướng dẫn của GV.
25
KẾT LUẬN
Các cuộc cải cách trong lịch sử trung đại nước ta được thực hiện bởi những
nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc gia, dân tộc về mặt không gian và cả
một thời kì lịch sử về mặt thời gian: Khúc Hạo, Hồ Quý Lý, Lê Thánh Tông,
Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Mỗi cuộc cải cách thực hiện trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhằm
giải quyết những vấn đề khác nhau và mục đích, kết quả của nó cũng khác nhau.
26
Mỗi cuộc cải cách đều có những ảnh hưởng nhất định đến thực tại xã hội
đương thời. Trong đó, HS nhận thấy cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có tác
động lớn nhất. Những kết quả của cuộc cải cách: hệ thống hành chính, chính
quyền, nguyên tắc tuyển cử quan lại, luật pháp, giáo dục.... vẫn được sử dụng và
duy trì suốt mấy trăm năm về sau. Cuộc cải cách này được thực hiện một cách
rộng rãi, nó tác động đến mọi người dân, đến tất cả các địa phương từ làng xã
đến tổng, huyện, thừa tuyên và cả trung ương; nó tác động đến nhiều lĩnh vực từ
lớn đến nhỏ: kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, quân đội, tôn giáo... Và một hệ
quả không thể phủ nhận là với cuộc cải cách này, nhà Lê đã duy trì được vị trí
của mình thêm vài trăm năm nữa. Đây thực sự là một cuộc cải cách có tác động
lớn nhất trong lịch sử trung đại nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Mậu Hãn (Cb), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 1999.
2. Phan Ngọc Liên (Cb), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb ĐHQG
Hà Nội, 2007.
3. Nguyễn Quang Ngọc (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2007.
4. Lương Ninh, 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Chương X – Cuộc
khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến và phong trào nông dân Tây Sơn,
Tr. 291-297, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
27
5. Trương Hữu Quýnh, Sổ tay kiến thức Lịch sử (Phần Lịch sử Việt
Nam), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001.
6. Văn Tạo, Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam,
Nxb Đại học sư phạm, 2012.
28
[...]... chuyên đề: Thuộc kiến thức phần Lịch sử Việt Nam thời Trung đại * Về mục tiêu: HS nắm được thuật ngữ cải cách, duy tân là gì? Nêu được một vài ví dụ? Phân biệt được cải cách, duy tân với cách mạng”, cải lương” HS nắm được hoàn cảnh lịch sử, người đứng đầu, nội dung cải cách duy tân, kết quả, ý nghĩa HS rút ra được nguyên nhân thành công hoặc thất bại của các cuộc cải cách, Từ đó, HS rút ra bài học... tới những cuộc cải cách hoặc đổi mới sau này 3 Trước buổi học chuyên đề, GV giao trước cho mỗi nhóm tìm hiểu một cuộc cải cách duy tân Tới buổi học các nhóm trình bày và thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV 25 KẾT LUẬN Các cuộc cải cách trong lịch sử trung đại nước ta được thực hiện bởi những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc gia, dân tộc về mặt không gian và cả một thời kì lịch sử về mặt thời gian:... quân chủ phong kiến đương thời Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được đảm bảo từ trên xuống dưới Đây là cuộc cải cách toàn diện và thành công, tác động lớn tới các cuộc cải cách sau này Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã là nhân tố quyết định tạo nên triều đại phong kiến nhà Lê huy hoàng, thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Cuộc cải cách đã để lại cho ngày... Lê Thánh Tông, Quang Trung - Nguyễn Huệ Mỗi cuộc cải cách thực hiện trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhằm giải quyết những vấn đề khác nhau và mục đích, kết quả của nó cũng khác nhau 26 Mỗi cuộc cải cách đều có những ảnh hưởng nhất định đến thực tại xã hội đương thời Trong đó, HS nhận thấy cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có tác động lớn nhất Những kết quả của cuộc cải cách: hệ thống hành chính,... Trung - Nguyễn Huệ - người anh hùng của dân tộc, đột ngột qua đời giữa lúc những cải cách mới được bắt đầu thực hiện Triều đại Quang Toản tiếp sau đó bất lực, không còn tiếp tục thực hiện được những cải cách của Quang Trung và đã bị Nguyễn Ánh lật đổ vào đầu năm 1802 B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ 1 Hướng dẫn HS xác định các cuộc cải cách duy tân trong lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – thế kỉ XVIII),... là một cuộc cải cách có tác động lớn nhất trong lịch sử trung đại nước ta TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lê Mậu Hãn (Cb), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999 2 Phan Ngọc Liên (Cb), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007 3 Nguyễn Quang Ngọc (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007 4 Lương Ninh, 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Chương X – Cuộc khủng... triều Quang Trung, một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo tồn nền văn hoá dân tộc, chống chính sách đồng hoá của các triều đại phương Bắc đô hộ nước ta Những chính sách văn hoá, giáo dục của Quang Trung chứng tỏ ông có hoài bão xây dựng một nền học thuật, giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập, tự cường cho nhân dân c Ý nghĩa 24 Những cải cách của Quang Trung có nhiều... vẫn được sử dụng và duy trì suốt mấy trăm năm về sau Cuộc cải cách này được thực hiện một cách rộng rãi, nó tác động đến mọi người dân, đến tất cả các địa phương từ làng xã đến tổng, huyện, thừa tuyên và cả trung ương; nó tác động đến nhiều lĩnh vực từ lớn đến nhỏ: kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, quân đội, tôn giáo Và một hệ quả không thể phủ nhận là với cuộc cải cách này, nhà Lê đã duy trì...- Những chính sách cải cách đó dù mang ý nghĩa tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của dân tộc - Bài học ông để lại từ những chính sách cải cách là không để mất lòng dân Cải cách Hồ Quý Ly là toàn diện, lấy kinh tế xã hội làm trọng tâm, trong đó “hạn điền”, “hạn nô” là quan trọng nhất Những mục tiêu cải cách mà Hồ Quý Ly mong muốn,... từ trung ương đến địa phương mang tính chất quan liêu điển hình của lịch sử trung đại Việt Nam Hệ thống chính quyền này tồn tại suốt từ Lê Thánh Tông đến khi kết thúc thời kỳ trung đại Việt Nam Đặc biệt là chính sách tuyển dụng quan lại thông qua học vấn Nho học Ngay cả sau cuộc cải cách lớn của Minh Mạng thì chính sách đó vẫn còn được coi trọng và thực hiện Đó là một sự tác động lớn mạnh của cải cách ... độ cải cách: cải cách toàn diện tất lĩnh vực đời sống xã hội có cải cách số mặt Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa với cải cách duy tân, cải tổ”, “đổi mới”… có điểm không giống Cải cách khác với cải. .. Hoàn cảnh lịch sử , mục đích, mức độ thành công, tác động cải cách - Rút học kinh nghiệm quý giá cho công cải cách, đổi nước ta NỘI DUNG A CÁC CUỘC CẢI CÁCH, DUY TÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC TỪ THẾ... triều đại phong kiến thực cải cách Hiện nay, nhà sử học tập trung nghiên cứu số cải cách có tính chất bật Đó cải cách Khúc Hạo năm 907, cải cách Hồ Quý Lý cuối kỉ XIV - đầu kỉ XV, cải cách Lê