1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vua Lý Thái Tổ và Vương Triều Lý trong lịch sử dân tộc.PDF

14 509 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 6,13 MB

Nội dung

Trong thời đại dựng nước trước Bắc thuộc, Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, An Dương Vương xây dựng đô thành ở Cổ Loa Hà Nội.. Nhà vua chọn thành Đại La với đủ các tiêu chí thủ đô của mộ

Trang 1

VUA LÝ THÁI TỔ VÀ VƯƠNG TRIỀU LÝ

TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC

Phan Huy Lê `

Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (8-3-974)

ở hương Cổ Pháp Xung quanh nhân vật lịch sử này bao phủ nhiều huyền thoại, truyền thuyết, sấm ký rất khó giải mã Chính sử

chép, mẹ ông người họ Phạm mà theo truyền thuyết vùng Dương Lôi là Phạm Thị Ngà, “đi chơi chùa Tiêu Sơn, cùng với người thần

giao hợp rồi có chửa”°) Đó là sự mang thai thần kỳ mà người con

sinh ra chỉ biết mẹ, không biết cha Nhưng trên thực tế, sau khi lên ngôi vua cuối năm 1009 ông đã truy phong mẹ làm Minh Đức

Thái hậu, cha làm Hiển Khánh Vương cùng với anh, em, chú và năm 1018 truy phong bà nội””

Mới 3 tuổi, Lý Công Uẩn được nhà sư Lý Khánh Văn ở chùa

Cổ Pháp nhận làm con nuôi và sau đó được vị cao tăng Vạn Hạnh

chùa Lục Tổ nuôi dạy Sư Vạn Hạnh đã nhìn thấy ở Lý Công Uẩn

từ lúc trẻ thơ “đứa bé này không phải người thường, sau này lớn

lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ””' Điều cần lưu ý ở đây là từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn đã là người con tinh thần của giới Phật giáo, được nuôi dưỡng và đào tạo tại chùa Lục Tổ — Cổ Pháp, một trung tâm Phật giáo nằm giữa hai trung tâm lớn nhất là Luy Lâu và Kiến Sơ Ông được coi là người

“thông minh”, “tuấn tú” “chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái, có chí lớn”“' Thời bấy giờ, giáo dục và thi cử chưa được nhà nước tổ

chức nên nhà chùa không chỉ là trung tâm văn hoá - tôn giáo địa

phương mà còn là trung tâm giáo dục, nơi truyền bá kiến thức, học

*GS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân van.

Trang 2

vấn và tăng lữ là tâng lớp trí thức, lực lượng sáng tác văn học của

Lúc đó triêu Tiền Lê (980 — 1009) đang trị vì nước Dai C6 Việt Nhà sư Vạn Hạnh được vua Lê Đại Hành và nhà Tiền Lê rất

trọng vọng, coi như cố vấn chính trị, mọi việc quốc gia đại sự như

phá Tống bình Chiêm đều tham khảo ý kiến nhà sư Có lẽ do sự tiến cử của Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn được cử làm Điện tiền quân đời Lê Trung Tông (1005), Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ rồi Tả

thân vệ điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005 — 1009) Sau khi Ngọa Triều Lê Long Đĩnh mất, triều thần suy tôn Lý Công

Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra vương triều Lý (1009 — 1225) Xung quanh việc lên ngôi của Lý Công Uẩn cũng phủ đầy những truyền thuyết, sấm ký như chó trắng ở hương Cổ Pháp

trên lưng có chữ “Thiên tử” lông đen ứng với điểm vua sinh năm Chó (Giáp Tuất —- 974) lên ngôi đặt niên hiệu năm Chó (Canh Tuất

~ 1010); cây gạo ở hương Diên Uẩn (tên cổ của Cổ Pháp) bị sét

đánh để lại vết thành bài sấm báo hiệu nhà Lý thay nhà Lê; cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ “Quốc”; quanh mộ cha Lý Công Uẩn ban đêm có tiếng tụng kinh và ngâm thơ báo trước việc

họ Lý làm vua'' Tất cả những điểm lạ và lời sấm đó đều được

sư Vạn Hạnh giải thích là báo hiệu nhà Lý sẽ thay thế nhà Lê Nhà

su Da Bao ở chùa Kiến Sơ cũng tham gia cuộc vận động nay” Lai

một lần nữa thấy vai trò của sư Vạn Hạnh và giới Phật giáo trong

cuộc vận động Lý Công Uấn lên ngôi vua, nhất là khi Lê Ngoạ

Triều bạo ngược làm mất lòng dân nghiêm trọng và gây bất bình cao độ trong giới tăng ni Phật tử

Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 2 tháng II năm Kỷ Dậu tức ngày 21-11-1009” Ông là người sang lập vương triều Lý trong một

cuộc vận động chính trị của giới Phật giáo được triều thân ủng hộ

16

Trang 3

Đây là một cuộc thay đổi vương triều diễn ra êm thấm, không đổ

máu

Sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đưa ra một quyết định vô

cùng quan trọng là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La va

đổi tên là thành Thăng Long

Trong thời đại dựng nước trước Bắc thuộc, Hùng Vương đóng

đô ở Phong Châu, An Dương Vương xây dựng đô thành ở Cổ Loa (Hà Nội) Sau hơn nghìn năm Bắc thuộc, chính quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương đặt trị sở tại thành Đại La, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở thành Cổ Loa “tỏ ý tiếp nối quốc thống xưa của

An Dương Vương” Định Tiên Hoàng sau khi đẹp yên Mười hai sứ quân, xây dựng đô thành mới ở Hoa Lư (Ninh Bình) Đó là một

quyết định đúng đắn và cần thiết của vua Định khi chính quyền trung ương đang phải đối phó với sức tiểm ẩn của các thế lực cát

cứ trong nước và mưu đồ xâm lược của nước ngoài Trong 42 năm

(968 — 1009), kinh đô Hoa Lư đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của

nó, tạo điều kiện cho triều Đinh (968 - 980) và Tiền Lê (980 —

1009) củng cố chính quyền trung ương, bảo vệ nền độc lập dân

tộc, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Tống (980 —

981) và giữ vững nền thống nhất quốc gia

Trước yêu cầu xây dựng đất nước trên quy mô lớn, đẩy mạnh

sự nghiệp phát triển kinh tế, mở mang văn hoá, rõ ràng Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở không còn phù hợp Mùa xuân năm 1010, vua Lý Thái Tổ về thăm châu Cổ Pháp và mùa thu năm đó, quyết định dời đô Trong Chiếu dời đô do nhà vua tự viết để hỏi ý kiến

quần thần, đã nói rõ việc dời đô là việc lớn không thể “theo ý

riêng tự tiện chuyển dời”, mà phải “tính kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời dưới theo chí dân” Nhà vua chọn

thành Đại La với đủ các tiêu chí thủ đô của một quốc gia thống nhất và thịnh đạt “ở giữa khu vực trời đất, có TT hổ

Trang 4

ngồi, chính giữa Nam, Bác Đông Tây, tiện hình thế sông núi

trước sau” là “thắng địa”, “muôn vật rất phồn thịnh mà phong phú”, “là chỗ hội tụ của bốn phương là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”

Vùng Hà Nội đã bắt đầu cuộc sống con người từ hậu kỳ đá

cũ, được khai phá trong thời đại đồng thau và trở thành một trung tâm chính trị với đô thành Cổ Loa đời An Dương Vương Trong thời Bắc thuộc, Lý Nam Đế là người đâu tiên nhận ra vị thế của

đất trung tâm Hà Nội khi đóng đô ở Vạn Xuân, dựng chùa Khai

Quốc “sau đời về vị trí chùa Trấn Quốc hiện nay", đắp thành ở cửa sông Tô Lịch để đánh quân xâm lược Lương Thời thuộc Tuỳ, năm

607 trị sở của chính quyền đô hộ dời về Tống Bình trên đất Hà Nội Thành Tống Bình rồi thành Đại La là thủ phủ của chính quyền đô hộ Tuỳ Đường trong khoảng 3 thế kỷ Qua những lần xây đáp, tu sửa của những viên quan đô hộ từ Khâu Hoà đời Tuỳ đến Trương Bá Nghi, Triệu Xương, Bùi Thái, Trương Chu, Vũ Hồn, đặc biệt là Cao Biền đời Đường thành Đại La có quy mô khá

lớn như La Thành do Cao Biên dap chu vi tính ra hơn 6km ngoài

đấp đê dài hơn 7km, dựng hơn 5000 gian nhà”” Phủ thành đó cũng

là đối tượng tiến công của nhiều cuộc khởi nghĩa dân tộc và có lần

đã trở thành thủ phủ của chính quyền độc lập trong thời gian ngắn

của Phùng Hưng, Dương Thanh Thành Đại La là một thành luỹ lớn, một đô thị tập trung cư dân khá động, một trung tâm kinh tế

Về mặt địa lý tự nhiên, thành Đại La ở vào vị trí trung tâm

của đất nước thời bấy giờ một đầu mối giao thông thuỷ bộ thuận tiện Thành nằm ở phía nam sông Nhị giữ vai trò như một con hào

tự nhiên ngăn chặn sự tiến công từ phương bắc xuống và qua sông

Hồng, sông Đuống có thể toả đi kháp hệ thống sông ngòi châu thổ lên miền núi rừng phía Bắc phía Tây Bắc, qua Tạc Khẩu và

Trang 5

vùng ven biển vào miền Trung Dai La — Thang Long — Hà Nội là một đô thị sông hồ, các sông Tô Lịch, Kim Ngưu nối với Hồ Tây, Thông Nhị và hệ thống ao hồ tạo thành một màng lưới giao thông

đường thuỷ đi khắp vùng Thành Đại La lại có núi Tản Viên, Tam

Đảo án ngữ tạo thành thế đất đế vương theo quan điểm phong

thuỷ

Vi trí, điều kiện tự nhiên và tiến trình lịch sử đã tạo dựng

những tiền đề cho Đại La — Thăng Long đóng vai trò kinh đô của đất nước thời kỳ phục hưng dân tộc Nhưng vấn đề có ý nghĩa

quyết định là nhận thức ra những tiền đề đó và có khả năng tạo ra

sức mạnh để xây dựng và bảo vệ đô thành trên một địa bàn trọng yếu nhưng rất trống trải về địa hình như thế không Cống hiến lớn

lao của vua Lý Thái Tổ là nhận thức được điều đó, tự tin ở sức mạnh của đất nước và đi đến một quyết đoán lịch sử Những ý tưởng và suy tính của nhà vua được trình bày ngắn gọn trong văn kiện lịch sử Chiéu doi dé, nhưng là kết quả của một tầm tư duy chiến lược bao quát, nhìn xa trông rộng, trong đó chắc chắn có sự đóng góp của thiền sư cố vấn chính trị Vạn Hạnh Vua Lý Thái Tổ

là Người sáng lập kinh thành Thăng Long

Định đô Thăng Long 1010 là một cột mốc lớn của lịch sử Thăng Long Hà Nội và của đất nước

Từ đó, Thăng Long dù tên gọi có thay đổi như Đông Đô thời

cuối Trần và Hồ, Đông Kinh thời Hậu Lê hay Kẻ Chợ theo cách

gọi dân gian của thời kỳ phồn vinh đô thị thời Lê Trung Hưng, rồi

Hà Nội thời kỳ nước Cộng hòa Dân chủ và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gần như liên tục là kinh thành của nước Đại Việt,

Việt Nam Trong 990 năm lịch sử thủ đô Thăng Long — Hà Nội,

thời gian gián đoạn tính ra chỉ có 20 năm Minh thuộc (14/7/1427),

14 năm thời Tây Sơn (1788 - 1802) và 143 năm thời Nguyễn

(1802-1945) Nhưng trong thời Minh thuộc (1407-1427) với tên

19

Trang 6

thành Đông Quan là thủ phủ của quận Giao Chỉ thời Pháp thuộc (1884 — 1945) với tên Ha Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp Thang Long — Hà Nội giữ vai trò kinh đô lâu đài nhất trong

lịch sử dân tộc và cũng thuộc loại những kinh đô có bề dày lịch sử nhất trên thế giới Thật xứng đáng với sự lựa chọn và tiên liệu của vua Lý Thái Tổ, “thượng đô của kinh sư muôn đời”

Vua Lý Thái Tổ lên ngôi từ năm 1009 đến lúc từ trần năm

1028, trị vì 20 năm, thọ 55 tuổi Với cương vị Hoàng đế sáng lập

vương triều, nhà vua không chỉ kiến tạo đô thành, xây thành

quách, dựng cung điện mà trước hết lo xây dựng vương triều, củng

cố chính quyền trung ương Bộ máy hành chính được xây dựng có

quy củ, cả nước chia làm 24 lộ, các thế lực cát cứ địa phương bị dẹp yên Nhà vua đặc biệt chăm lo xây dựng cơ sở xã hội, chính

trị, tư tưởng cho vương triều Lý Công Uẩn thi hành chính sách

“thân dân”, năm 1013 định lại các lệ thuế, từ thuế ruộng, ao hồ đến bãi dâu, các thuế sản vật nhiều năm xá thuế cho dan, nhu nam 1016 xa t6 thuế 3 nam, nam 1017 xá tô ruộng Vua Lý Thái

Tổ được chính sử đánh giá là “khoan thứ, nhân từ, tỉnh tế, hoà nhã,

có lượng đế vương” Nhà vua vốn xuất thân Phật giáo, nhờ thế lực

Phật giáo và lên ngôi vua nên rất tôn sùng Đạo Phật và lấy tôn giáo này làm chỗ dựa tinh than cho vương triểu Trong 20 năm

cầm quyền, Lý Thái Tổ cho xây dựng và tu sửa nhiều chùa, đúc

nhiều chuông ở kinh thành và các nơ một lúc độ hàng nghìn

người làm tăng đạo Lý Thái Tổ da dat cơ sở ban đầu nhưng rất căn bản cho sự tồn tại của vương triều và sự phát triển của đát

nuoc

Sáng lập vương triều Lý, định đô Thăng Long và xây dựng

nền tảng chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ của vương triều và

đất nước, đó là công lao và cống hiến của vua Lý Thái Tổ đối với lịch sử dân tộc và lịch sử thủ đô

20

Trang 7

Sau Lý Thái Tổ, triểu Lý truyền được 8 đời đến Lý Chiêu Hoàng thì kết thúc (1226) và nhường ngôi cho vương triều Trần (1226-1400) Nhà Lý tồn tại 218 năm (1009-1226), gồm 9 đời vua kể cả vua nữ Lý Chiêu Hoàng trong đó thời thịnh đạt của

vương triều bao gồm 6 đời vua đâu: Lý Thái Tổ (1009-1028) Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân

Tông (1072-1127), Lý Thân Tong (1127-1138) va Ly Anh Tong

(1138-1175) So véi triều Ngô (939-965) hai mươi bay năm, triều

Định (968-980) 13 năm, Tiền Lê (980-1009) 30 năm, thì triều Lý

là vương triều tôn tại lâu dài đầu tiên sau khi giành độc lập Trong

thời thịnh đạt của vương triều, nhà Lý có nhiều cống hiến lớn lao

đối với đất nước, tạo nên vị thế lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc Có thể tóm lược những cống hiến chủ yếu trên các mặt sau đây:

Xây dựng và cúng cố quốc gia thống nhất Năm 1054 nhà

Lý đặt tên nước là Đại Việt thay cho Quốc hiệu Đại Cô Việt thời

Định, Tiền Lê Chế độ nhà Lý là chế độ quân chủ tập quyền quyền hành tập trung về triều đình trung ương đứng đầu là nhà

vua Nhưng đây chưa phải là chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế theo mô hình Nho giáo, mà là chế độ quân chủ tập quyền mang tính dân tộc cao kết hợp với tư tưởng Phật giáo, dựa trên sự

cố kết xã hội lấy thôn xã làm cơ sở và chính sách thân dân của nhà

vua Các vua nhà Lý được đào tạo và chuẩn bi lam vua theo tinh

thần đó Vua Lý Thái Tổ năm 1012 cho xây dựng cung Long Đức

ở ngoài thành cho Hoàng thái tử Khai Thiên Vương Phật Mã ở “ý

cho thái tử hiểu biết mọi việc của dân”“"" Năm 1040 vua Lý Thái

Tông dạy cung nữ dệt gấm vóc, cho công chúa cùng cung nữ trồng

dâu nuôi tằm, dệt lụa ở Nghi Tàm (Hà Nội) Năm 1052 nhà vua đúc chuông lớn đặt ở Long Trì để “dân ai có oán ức không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên vua”'"' Vua Lý Thánh Tông

21

Trang 8

nổi tiếng là vị vua nhân từ thương dân Nguyên phi Y Lan khong

những giỏi việc nước mà còn chăm lo đời sống của trăm họ Nước ta là một quốc gia gồm nhiều tộc người Miền núi nhất

là miền núi rừng phía Bắc là địa bàn cư trú của nhiều tộc người thiểu số, giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược phòng thủ đất nước Chính sách của nhà Lý là ra sức ràng buộc các thổ tù để qua họ quản lý miền núi và giữ gìn sự đoàn kết dân tộc Miền núi chia thành các châu, châu mục là các thổ tù mang chức tước của triều đình và lấy danh nghĩa của triều đình để cai quản cư dân Nhà Lý còn gả công chúa cho một số thổ tù, biến họ thành phò mã của nhà vua và mang tước hiệu của triều đình Mọi hành động mưu đồ cát

cứ hay chia rẽ dân tộc, chống lại triều đình trung ương đều bị thất bại và quốc gia thống nhất gồm nhiều tộc người được củng cố

Bên cạnh quan hệ thân dân, nhà Lý cũng coi trọng pháp luật, kết hợp giữa đức trị và pháp trị Năm 1042 vua Lý Thái Tông san định luật lệnh, ban hành b6 Hinh thir D6 1a bO luat thanh van đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chứng tỏ một thành tựu lập pháp quan trọng và một bước tiến lớn trên con đường xây đựng nhà nước

pháp luật Bộ luật gồm 3 quyển ''?' tuy đã bị thất truyền, nhưng tỉnh

thân cơ bản và một số nội dung của nó còn được ghi lại trong sử biên niên Nhờ có bộ luật thành văn nên “đến đây phép xử án được

ngay thẳng rõ ràng””, siảm bớt tình trạng “phiển nhiễu” của

quan lại xử án và “oan uổng” của dân

Nước Đại Việt thời Lý là một quốc gia thống nhất với một hệ

thống chính quyền mạnh và cơ sở cố kết xã hội vững vàng

Báo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc Tuy nên độc lập đân

tộc đã được củng cố, nhưng triều Lý vẫn đứng trước mối đe doa

của nhà Tống (960 - 1279) Cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Tống đã bị vua Lê Đại Hành đánh bại năm 980 - 981 Đến giữa

Trang 9

thế kỷ XI, nhà Tống lại chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược lần

thứ hai với tính toán vừa để giành một tháng lợi ở phương Nam

vừa để củng cố địa vị trong nước và đối phó với mối đe dọa của hai nước Liêu, Hạ ở phương Bắc Nhà Tống chuẩn bị rất chu đáo

cho cuộc chiến tranh xâm lược này và tìm cách mua chuộc một số

thổ tù miền núi, lôi kéo Champa vào cuộc chiến Vua Lý Nhân Tông và nhà quân sự kiệt xuất Lý Thường Kiệt đã tổ chức thành công cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai với tư thế rất chủ

động, kiên quyết, tự tin Cuộc kháng chiến mở đầu bằng cuộc tập kích thành Ung Châu (1075-1076) nhằm phá hủy các căn cứ xâm

lược và hậu cân của đối phương Sau khi rút quân trở về nước, dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) chặn đứng và

đánh bại 30 vạn quân Tống (1Ø76—1077) Trong cuộc chiến đấu ác

liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, bài thơ thân đã xuất hiện

và đi vào lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc

Việt Nam:

Nam Quốc sơn hà, Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thu

Nhàt hà nghịch lô lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Với những chiến công phá Tống bình Chiêm, nhà Lý đã giữ

vững chủ quyền của dân tộc và nâng cao địa vị của đất nước Những thắng lợi oai hùng đó buộc nhà Tống.cuối cùng phải thay đổi thái độ ứng xử với nước ta, năm 1164 đổi Giao Chỉ quận làm

An Nam Quốc, phong vua nước Nam là An Nam Quốc Vương Điều có ý nghĩa lịch sử ở đây là nhà Tống thừa nhận sự tồn tại của một "quốc ”, một nước, một quốc gia trên quan hệ bang giao

Đẩy mạnh công cuộc xảy dựng đất nước Trong hoàn cảnh

độc lập và thanh bình, ổn định, nhà Lý đã thực hiện nhiều chính

23

Trang 10

sách và biện pháp đẩy smhgbng c0 Pare 04x, mọi

Trong phát triển kinh tế, nhà Lý coi trọng nông nghiệp và đều ra nhiều giải pháp tích cực Vua Lý cày ruộng tịch điền, ban chiếu khuyến nông để biểu thị thái độ “dĩ nông vi bản” Đê sông trong đó có đẻ Cơ Xá ở Thăng Long và nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng và bảo vệ Nhiều công trình khai hoang của nhà

nước và nhân dân được thực hiện thành công, mở rộng thêm hương

ấp và điện tích đồng ruộng Cùng với nông nghiệp, các nghề thủ công nghiệp cũng phát triển Quan hệ lưu thông hàng hóa - tiền tệ được mở rộng với sự ra đời của các chợ nông thôn một số đô thị

và thương cảng Quan hệ buôn bán với nhà Tống thực hiện qua các

chợ biên giới gọi là bác dịch trường qua đường biển '®, trong đó

có những chợ đến nay vân còn tồn tại Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán với thuyền buôn nhiều nước Đông

Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Tam Phật Tê (Palembang ở tây Java), Qua Oa (Java), L6 Hac (Lopburi 6 Thai Lan), Xiém La

(Thai Lan)

Trong xây dung đất nước, nhà Lý rất có ý thức củng cố quốc phòng và kết hợp kinh tế với quốc phòng Vua Lý Nhân Tông, vị vua anh hùng của cuộc kháng chiến chống Tống, năm l 127 trước

lúc từ trần để lại di chúc căn dạn “nên sửa sang giáo mác đề phòng việc không ngờ chớ làm sai nfễnh tram dù nhắm mắt cùng không di hận""'”' Nhà Lý áp dụng chế độ *ngụ binh ư nông” (gửi

binh ở nông) chia quân lính thành các phiên để thay nhau về quê làm ruộng nhằm tự cấp và bảo đảm lực lượng lao động nông nghiệp Nền quân sự đời Lý đạt đến trình độ cao Sử nhà Tống có nói đến *An Nam hành quân pháp” mà Thái Diên Khánh đã nghiên

cứu và dâng lên vua Tống Thần Tông ”"'®',

Ngày đăng: 16/03/2015, 18:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w