PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ

Một phần của tài liệu CÁC CUỘC cải CÁCH DUY tân TRONG LỊCH sử dân tộc THỜI TRUNG đại (Trang 25)

1. Hướng dẫn HS xác định các cuộc cải cách duy tân trong lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – thế kỉ XVIII), xây dựng tiêu chí xác định.

2. Hướng dẫn HS nắm được vị trí, mục tiêu của chuyên đề.

* Về vị trí chuyên đề: Thuộc kiến thức phần Lịch sử Việt Nam thời Trung đại.

* Về mục tiêu:

HS nắm được thuật ngữ cải cách, duy tân là gì? Nêu được một vài ví dụ? Phân biệt được cải cách, duy tân với “cách mạng”, “cải lương”.

HS nắm được hoàn cảnh lịch sử, người đứng đầu, nội dung cải cách duy tân, kết quả, ý nghĩa.

HS rút ra được nguyên nhân thành công hoặc thất bại của các cuộc cải cách, Từ đó, HS rút ra bài học kinh nghiệm hoặc liên hệ tới những cuộc cải cách hoặc đổi mới sau này.

3. Trước buổi học chuyên đề, GV giao trước cho mỗi nhóm tìm hiểu một cuộc cải cách duy tân. Tới buổi học các nhóm trình bày và thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.

KẾT LUẬN

Các cuộc cải cách trong lịch sử trung đại nước ta được thực hiện bởi những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc gia, dân tộc về mặt không gian và cả một thời kì lịch sử về mặt thời gian: Khúc Hạo, Hồ Quý Lý, Lê Thánh Tông, Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Mỗi cuộc cải cách thực hiện trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhằm giải quyết những vấn đề khác nhau và mục đích, kết quả của nó cũng khác nhau.

Mỗi cuộc cải cách đều có những ảnh hưởng nhất định đến thực tại xã hội đương thời. Trong đó, HS nhận thấy cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có tác động lớn nhất. Những kết quả của cuộc cải cách: hệ thống hành chính, chính quyền, nguyên tắc tuyển cử quan lại, luật pháp, giáo dục.... vẫn được sử dụng và duy trì suốt mấy trăm năm về sau. Cuộc cải cách này được thực hiện một cách rộng rãi, nó tác động đến mọi người dân, đến tất cả các địa phương từ làng xã đến tổng, huyện, thừa tuyên và cả trung ương; nó tác động đến nhiều lĩnh vực từ lớn đến nhỏ: kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, quân đội, tôn giáo... Và một hệ quả không thể phủ nhận là với cuộc cải cách này, nhà Lê đã duy trì được vị trí của mình thêm vài trăm năm nữa. Đây thực sự là một cuộc cải cách có tác động lớn nhất trong lịch sử trung đại nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Mậu Hãn (Cb), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.

2. Phan Ngọc Liên (Cb), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007.

3. Nguyễn Quang Ngọc (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.

4. Lương Ninh, 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Chương X – Cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến và phong trào nông dân Tây Sơn, Tr. 291-297, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

5. Trương Hữu Quýnh, Sổ tay kiến thức Lịch sử (Phần Lịch sử Việt Nam), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001.

6. Văn Tạo, Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm, 2012.

Một phần của tài liệu CÁC CUỘC cải CÁCH DUY tân TRONG LỊCH sử dân tộc THỜI TRUNG đại (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w