1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề ôn thi môn địa “kĩ năng nhận xét biểu đồ

21 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 299,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ ----------------- CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG ÔN THI ĐẠI HỌC Môn: Địa lí Tên chuyên đề: KĨ NĂNG NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ Giáo viên: Nguyễn Phương Thảo Giảng dạy môn: địa lí Tổ bộ môn: Khoa học xã hội Năm học: 2013 - 2014 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å MỞ ĐẦU Ngày 13 tháng 10 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về khung đề thi cũng như hình thức thi của các môn tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2009. Trên cơ sở đó, tháng 11 năm 2008, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã cụ thể hóa cấu trúc các đề thi (tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, cao đẳng,…) và giới thiệu các đề minh họa, trong đó có các đề thi của môn địa lí. Bài tập về biểu đồ là dạng bài tập không thể thiếu trong các bài thi đại học, cao đẳng môn địa lí. Đây là dạng bài tập đòi hỏi kĩ năng thực hành cao. Trong đó, bên cạnh kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng nhận xét biểu đồ cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình làm bài của học sinh. Tuy nhiên, kĩ năng này ở mức độ nào đó vẫn chưa được học sinh chú trọng. Nhận xét biểu đồ dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được điểm tối đa không phải là dễ. Nhận thấy kĩ năng này của học sinh còn yếu nên trong quá trình dạy ôn thi đại học, cao đẳng vào dịp hè để học sinh chuẩn bị lên lớp 12, tôi đã dành riêng một chuyên đề về “Kĩ năng nhận xét biểu đồ”. Các bài tập trong chuyên đề này chủ yếu sử dụng những bảng số liệu, biểu đồ trong SGK địa lí 12 và atlat địa lí Việt Nam. Nhờ đó, tôi đã sử dụng SGK, atlat địa lí Việt Nam như một cuốn bài tập về biểu đồ hữu hiệu, không những giảm thời gian để học sinh chép đề bài mà còn giúp học sinh làm quen và chủ động hơn với chương trình học trong năm học mới, tạo cơ sở để hiểu và tiếp thu bài tốt hơn. Bên cạnh đó, tôi có bổ sung những bài tập nâng cao lấy từ các đề thi đại học trong những năm gần đây, qua đó giúp học sinh tiếp cận gần hơn với dạng đề thi đại học. Chuyên đề này dạy trong 12 tiết. Các tiết dạy soạn theo từng dạng biểu đồ cụ thể. Mỗi dạng biểu đồ tương ứng dạy trong 2 tiết. Hai tiết còn lại dành để luyện tập chung. NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 2 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å Chuyên đề được trình bày theo cấu trúc: Phần I. Khái quát chung 1. Các dạng biểu đồ cơ bản 2. Cách nhận xét biểu đồ Phần II. Kĩ năng nhận xét từng dạng biểu đồ cơ bản Đối với từng dạng biểu đồ trình bày những nội dung sau: 1. Nhận dạng biểu đồ 2. Nhận xét biểu đồ 3. Các bài tập minh họa 4. Bài luyện tập Phần III. Kết quả đạt được NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 3 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å NỘI DUNG Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Các dạng biểu đồ cơ bản a. Nhóm các biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển 1. Biểu đồ đường 2. Biểu đồ cột 3. Biểu đồ kết hợp b. Nhóm các biểu đồ thể hiện cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu 4. Biểu đồ tròn 5. Biểu đồ miền 2. Cách nhận xét biểu đồ - Đọc kĩ câu hỏi. - Tìm mối quan hệ so sánh giữa các số theo hàng ngang và hàng dọc. - Nhận xét các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó phân tích các số liệu thành phần. - Chú ý các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, những số liệu hoặc những hình đường, cột thể hiện sự đột biến (tăng hay giảm mạnh). - Cần có kĩ năng tính tỉ lệ phần trăm hoặc tính ra số lần tăng hay giảm của các con số để chứng minh cho nhận định (chênh lệch lớn), tính giá trị chênh lệch (hiệu số) (nếu chênh lệch không lớn). - Nhận xét phải kèm dẫn chứng. Phần II. KĨ NĂNG NHẬN XÉT TỪNG DẠNG BIỂU ĐỒ CƠ BẢN I. Biểu đồ đường 1. Nhận dạng biểu đồ đường - Lời dẫn: có các từ gợi mở: “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “tình hình phát triển”, “tốc độ phát triển”, “qua các năm từ …. đến …”… NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 4 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å - Bảng số liệu: dãy số liệu phát triển theo chuỗi thời gian (nhiều loại số liệu với ≥ 3 đơn vị khác nhau; số liệu thể hiện tốc độ phát triển, đơn vị %; 1, 2 dãy số liệu tuyệt đối ≥ 4 năm). 2. Nhận xét biểu đồ đường - Đối với biểu đồ một đường biểu diễn: Trả lời các câu hỏi: Đối tượng thể hiện trên biểu đồ: + Tăng hay giảm? + Liên tục hay không liên tục? (Nếu tăng/ giảm không liên tục mà còn nhiều biến động, có thể nhận xét chung trong cả giai đoạn: “nhìn chung là tăng/ giảm trong giai đoạn…”, nếu nhìn chung là tăng/ giảm liên tục, chỉ có 1 – 2 giai đoạn không liên tục, chỉ ra giai đoạn đó). + Nhanh hay chậm? + Đồng đều hay không đồng đều? (Nếu không đều qua các năm, nhận xét giai đoạn tăng/giảm mạnh nhất). * Ví dụ: Nhận xét hình 1.1 trang 8 SGK Địa lí 12 + Tỉ lệ lạm phát giảm liên tục qua các năm: rất cao (3 con số) (1986 – 1989), giảm xuống mức 2 con số (1990 – 1992), còn 1 con số trong những năm sau, âm trong 2 năm 2000, 2001. + Tỉ lệ lạm phát giảm mạnh nhất trong giai đoạn 1986 – 1990 (giảm 16,6 lần, giảm 457,9%) - Đối với biểu đồ nhiều đường biểu diễn: + Nhận xét như biểu đồ một đường biểu diễn. + So sánh tốc độ tăng giữa các đối tượng. Chú ý: phải có số liệu dẫn chứng. * Ví dụ: Nhận xét hình 1.2 trang 10 SGK Địa lí 12 + Giá trị GDP của nước ta có bước tăng trưởng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1989 – 2005 ở cả tổng số và tất cả các thành phần kinh tế. (tổng GDP tăng 3,6 lần, thành phần kinh tế Nhà nước tăng 3,4 lần, thành phần kinh tế NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 5 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å ngoài Nhà nước tăng 3 lần, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 26,4 lần) + Tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2000 – 2005 (dẫn chứng). + Tăng nhanh nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 26,4 lần từ 1989 đến 2005). 3. Các bài tập minh họa Bài 1 Dựa vào hình 31.3 trang 138 SGK12, nhận xét sự biến động giá trị xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2005. Bài làm - Giá trị nhập khẩu giảm nhẹ từ năm 1990 đến năm 1992 (giảm 0,2 tỉ USD), tăng liên tục trong giai đoạn 1992 – 2005 (tăng 34,2 tỉ USD), tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2000 – 2005 (tăng 21,2 tỉ USD). - Giá trị xuất khẩu tăng liên tục trong giai đoạn 1990 – 2005 (tăng 32 tỉ USD), tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2000 – 2005 (tăng 17,9 tỉ USD). - Trừ năm 1992, giá trị xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu (năm 2005, giá trị xuất khẩu là 32,4 tỉ USD, giá trị nhập khẩu là 36,8 tỉ USD) chứng tỏ nước ta luôn là nước nhập siêu trong giai đoạn 1990 – 2005 (trừ năm 1992). - Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu (nhập khẩu tăng 13,1 lần, xuất khẩu tăng 13,5 lần trong toàn giai đoạn 1990 – 2005). Bài 2 Dựa vào đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm của nước ta trong atlat địa lí Việt Nam trang 17, nhận xét tình hình tăng trưởng GDP nước ta giai đoạn 2001 – 2007. Bài làm - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta khá cao (năm 2007, đạt 259,0%). - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta tăng liên tục và tăng ngày càng nhanh qua các năm (tăng 159% trong toàn giai đoạn, tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2006 – 2007, tăng 38,4%) 4. Bài luyện tập NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 6 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å Nhận xét BSL bài 3 trang 97 SGK 12, bài 2 trang 99 SGK 12. II. Biểu đồ cột 1. Nhận dạng biểu đồ cột - Lời dẫn: có các từ gợi mở: “khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, “năng suất”,… đặt ngay sau từ “thể hiện”, “so sánh”, các cụm từ “trong năm và năm…”, “qua các thời kì”, “qua các giai đoạn”,… - Bảng số liệu: các đại lượng không nhất thiết phải theo thời gian, có thể theo mốc thời gian, đối tượng hoặc giai đoạn. 2. Nhận xét biểu đồ cột * Nếu thể hiện các đối tượng theo thời gian hay giai đoạn: nhận xét như biểu đồ đường. Ví dụ: Nhận xét BSL bài 3 trang 97 SGK Địa lí 12 + Sản lượng cà phê nhân tăng nhanh liên tục trong giai đoạn 1980 – 2000 (tăng 95,5 lần), tăng mạnh nhất trong giai đoạn 1995 – 2000 (tăng 584,5 nghìn tấn, giảm nhẹ trong giai đoạn 2000 – 2005 (giảm 50,4 nghìn tấn). + Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục trong giai đoạn 1980 – 2005 (tăng 228,2 lần), tăng đáng kể từ năm 1995 trở lại đây (từ năm 1995 đến năm 2005 tăng 664,6 nghìn tấn). + Khối lượng cà phê xuất khẩu có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng cà phê nhân (trong toàn giai đoạn 1980 – 2005, sản lượng cà phê nhân tăng 89,5 lần, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng 228,2 lần). (Chú ý: năm 2005 có khối lượng xuất khẩu lớn hơn sản lượng vì xuất khẩu có liên quan đến lượng hàng lưu trong kho từ vụ thu hoạch trước). * Nếu thể hiện theo đối tượng: - BĐ 1 dãy cột đơn: + Nhận xét chung về sự chênh lệch giá trị của các đối tượng (chênh lệch lớn hay khá đồng đều). + Đối tượng nào có giá trị lớn và lớn nhất? NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 7 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å + Đối tượng nào có giá trị nhỏ và nhỏ nhất? - BĐ cột ghép: + Nhận xét từng đối tượng như biểu đồ cột đơn. + So sánh các đối tượng về: giá trị, sự chênh lệch. (nếu các đối tượng có cùng đơn vị). Ví dụ: Nhận xét bảng 16.2 trang 69 SGK Địa lí 12 Có sự chênh lệch lớn về mật độ dân số các vùng nước ta năm 2006: - Các vùng có mật độ dân số cao là: ĐBSH (có mật độ dân số cao nhất cả nước: 1225 người/km2), ĐNB (551 người/km2), ĐBSCL (429 người/km2). - Các vùng có mật độ dân số thấp là: BTB, DHNTB ĐB, TN, TB, trong đó thấp nhất là vùng TB (69 người/km2). - Mật độ dân số ĐBSH (vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước) gấp 17,8 lần mật độ dân số vùng TB (vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước), gấp 2,2 lần mật độ dân số vùng ĐNB (vùng có mật độ dân số lớn thứ 2 cả nước). 3. Các bài tập minh họa * BĐ 1 dãy cột đơn (theo thời gian) Bài 1 (Đề thi tốt nghiệp năm 2009) Cho BSL: Sản lượng cao su Việt Nam (ĐV: nghìn tấn) Năm Sản lượng 1995 127,7 2000 290,8 2005 481,6 2007 605,8 a. Vẽ BĐ thể hiện sản lượng cao su nước ta theo BSL. b. Nhận xét BĐ đã vẽ. Bài làm a. Vẽ BĐ: BĐ 1 dãy cột đơn b. Nhận xét: - Trong giai đoạn 1995 – 2007, sản lượng cao su nước ta tăng liên tục qua các năm (tăng gấp 4,7 lần trong 12 năm) - Tốc độ tăng không đồng đều giữa các giai đoạn: + Càng về sau tốc độ tăng càng mạnh. + Tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2005 – 2007 (trung bình mỗi năm tăng 62,1 nghìn tấn). NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 8 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å + Tăng chậm nhất trong giai đoạn 1995 – 2000 (trung bình mỗi năm tăng 32,6 nghìn tấn). * BĐ 1 dãy cột đơn (theo đối tượng) Bài 2 Cho BSL: Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất nông nghiệp phân theo các vùng nước ta năm 2006 (ĐV: nghìn ha) Các vùng Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Tổng diện tích đất tự nhiên 1.486,2 10.155,8 5.155,2 3.316,7 5.466 3.480,9 4.060,4 33.121,2 Diện tích đất nông nghiệp 760,3 1.478,3 804,9 583,8 1.579,1 1.611,9 2.575,9 9.412,2 a. Tính tỉ lệ phần trăm đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên của các vùng. b. Vẽ biểu đồ so sánh tỉ lệ đất nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên theo các vùng. c. Nêu nhận xét. Bài làm a. Tính tỉ lệ phần trăm đất nông nghiệp: BSL: Tỉ lệ phần trăm đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên theo các vùng của nước ta năm 2006 (ĐV: %) Các vùng Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tỉ lệ phần trăm 51,2 14,6 15,6 17,6 29,2 46,3 63,4 b. Vẽ BĐ: BĐ thanh ngang c. Nhận xét NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 9 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å Có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ phần trăm đất nông nghiệp giữa các vùng nước ta năm 2006: - Các vùng có tỉ lệ đất nông nghiệp cao là: ĐBSCL (63,4%), ĐBSH (51,2%), ĐNB (46,3%). - Các vùng có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp là: TD và MN Bắc Bộ (14,6%), Bắc Trung Bộ (15,6%), DHNTB (17,6%). - ĐBSCL có tỉ lệ đất nông nghiệp cao nhất, gấp 4,3 lần tỉ lệ đất nông nghiệp của vùng TD và MN Bắc Bộ là vùng có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp nhất cả nước. * BĐ cột nhóm (có sự thay đổi theo thời gian) Bài 3 Cho BSL: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người (Đv: kg) Năm 1995 2000 Cả nước 363,1 444,9 ĐBSH 330,9 430,1 ĐBSCL 831,6 1.025,1 a. Vẽ BĐ thể hiện bình quân lương thực đầu người 2005 476,8 361,5 1129,4 của cả nước, ĐBSH và ĐBSCL. b. Nhận xét. Bài làm a. Vẽ BĐ: BĐ cột nhóm. b. Nhận xét - Nhìn chung trong giai đoạn 1995 – 2000, bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và 2 vùng đều có sự gia tăng: + Bình quân lương thực của cả nước, ĐBSCL tăng liên tục (dẫn chứng). + Bình quân lương thực của ĐBSH còn biến động: tăng trong giai đoạn 1995 – 2000 (tăng 72,2Kg), giảm trong giai đoạn 2000 – 2005 (giảm 41,6kg). - Tốc độ gia tăng có sự khác nhau: + ĐBSCL tăng mạnh nhất (tăng 1,35 lần). + Cả nước tăng 1,31 lần. + ĐBSH tăng 1,09 lần. NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 10 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å - Bình quân lương thực theo đầu người có sự chênh lệch khá lớn giữa hai vùng và cả nước: + ĐBSCL lớn hơn nhiều so với ĐBSH và cả nước (gấp 2,4 lần cả nước, 3,1 lần ĐBSH năm 2005). + ĐBSH còn thấp (chỉ bằng ¾ cả nước năm 2005). 4. Bài luyện tập Nhận xét bài 19 trang 80 SGK Địa lí 12. III. Biểu đồ kết hợp 1. Nhận dạng biểu đồ kết hợp - Lời dẫn: thường là lời dẫn mở (yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp) hoặc là lời dẫn kín yêu cầu cùng lúc thể hiện nhiều đối tượng (thường là hai đối tượng) - Bảng số liệu: có nhiều đối tượng với 2 đại lượng khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ, phát triển theo thời gian. 2. Nhận xét biểu đồ kết hợp - Như nhận xét biểu đồ đường và cột. - Không phải so sánh giá trị giữa các đối tượng (thể hiện bằng đường và cột), mà chỉ so sánh tốc độ tăng, giảm. (Nếu 2 đối tượng đều liên tục tăng, giảm) Ví dụ: Nhận xét BĐ đã vẽ ở bài 3 trang 79 SGK Địa lí 12 - Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng liên tục qua các năm từ 1990 – 2005 (số dân thành thị tăng 9,4 triệu người, tỉ lệ dân thành thị tăng 7,4%). - Tốc độ gia tăng không đồng đều qua các năm: + Số dân thành thị tăng chậm nhất trong giai đoạn 1990 – 1995 (trung bình tăng 0,4 triệu người/năm), mạnh nhất trong giai đoạn 1995 – 2000 (trung bình tăng 0,78 triệu người/năm). + Tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả nước tăng mạnh nhất trong giai đoạn 1995 – 2000 (trung bình tăng 0,68%/năm), tăng chậm nhất trong giai đoạn 1990 -1995 (trung bình tăng 0,3%/năm). - Số dân thành thị có tốc độ tăng mạnh hơn tỉ lệ dân thành thị trong giai đoạn 1990 – 2005 (số dân thành thị tăng 1,7 lần, tỉ lệ dân thành thị tăng 1,4 lần). NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 11 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å 3. Các bài tập minh họa Bài 1 Nhận xét hình 27.2 trang 119 SGK Địa 12. Bài làm - Trong giai đoạn 1990 – 2005, sản lượng dầu mỏ, than và điện đều tăng nhanh và liên tục qua các năm, trong đó sản lượng than tăng mạnh nhất (tăng 7,4 lần), tiếp đến là sản lượng dầu mỏ (tăng 6,9 lần), và sau cùng là sản lượng điện (tăng 5,9 lần). - Sản lượng than và điện tăng ngày càng nhanh qua các năm: + Sản lượng than tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2000 – 2005 (tăng 22,5 triệu tấn, gấp 5,9 lần sản lượng tăng trong giai đoạn 1990 – 1995). + Sản lượng điện tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2000 – 2005 (tăng 25,4 triệu tấn, gấp 4.3 lần sản lượng tăng trong giai đoạn 1990 – 1995). - Sản lượng dầu mỏ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1995 – 2000 (tăng 8,7 triệu tấn), tăng chậm nhất trong giai đoạn 2000 – 2005 (tăng 2,3 triệu tấn). Bài 2 Dựa vào BSL 14.1 trang 58 SGK Địa lí 12, vẽ BĐ thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta thời kì 1943 - 2005. Nhận xét BĐ đã vẽ. Bài làm a. Vẽ BĐ: BĐ kết hợp cột chồng và đường. b. Nhận xét - Giai đoạn 1945 – 1983, tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng bị giảm sút nghiêm trọng (trên dưới 50%) (dẫn chứng). Riêng diện tích rừng trồng từ chỗ không có đã đạt 0,4 triệu ha (còn thấp). - Giai đoạn 1983 – 2005: tất cả các chỉ số trên đều tăng đáng kể, đặc biệt là diện tích rừng trồng (dẫn chứng). - Tuy có sự khôi phục đáng kể trong giai đoạn 1983 – 2005 nhưng xét đến năm 2005 so với năm 1945, các chỉ số về rừng đều giảm (trừ diện tích rừng trồng), cho thấy chất lượng rừng vẫn bị giảm sút. 4. Bài luyện tập NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 12 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å Bài 1: Nhận xét hình 31.6 trang 142 SGK Địa lí 12. Bài 2: (Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011) Cho BSL: Diện tích và năng suất lúa cả năm của nước ta Năm 2000 2003 2005 2007 2008 Diện tích (nghìn ha) Tổng số Lúa mùa 7.666 2.360 7.452 2.109 7.329 2.038 7.207 2.016 7.400 2.018 Năng suất (tạ/ha) 42,4 46,4 48,9 49,9 52,3 a.Vẽ BĐ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa nước ta giai đoạn 2000 – 2008. b. Nhận xét tình hình sản xuất lúa nước ta từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. Bài 3 (Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2012) Cho BSL: Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta Năm Sản lượng (nghìn tấn) - Khai thác - Nuôi trồng Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 2005 3467 1988 1479 38784 2007 4200 2075 2125 47014 2009 4870 2280 2590 53654 2010 5128 2421 2707 56966 a. Vẽ BĐ thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010. b. Nhận xét và giải thích. IV. Biểu đồ tròn 1. Nhận dạng biểu đồ tròn - Lời dẫn: có các từ gợi mở: “cơ cấu”, “phân theo”, “trong đó”, “bao gồm”, “chia ra”…. - Bảng số liệu: có thể theo thời gian (≤3 năm) hoặc theo đối tượng (≤ 3 đối tượng), số liệu có thể tương đối (thể hiện cơ cấu đối tượng), hoặc tuyệt đối NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 13 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å (phải hợp đủ giá trị tổng thể), có thể chứa các từ “chia ra”, “trong đó”, “phân ra”,… 2. Nhận xét biểu đồ tròn * BĐ 1 hình tròn: - Sự chênh lệch tỉ trọng giữa các thành phần (chênh lệch lớn hay không lớn). - Các thành phần có tỉ trọng lớn, thành phần có tỉ trọng lớn nhất. - Các thành phần có tỉ trọng nhỏ, thành phần có tỉ trọng nhỏ nhất. * BĐ 2 – 3 hình tròn: - Sự chênh lệch quy mô (nếu thể hiện). - Nhận xét cơ cấu từng hình tròn. - Sự chênh lệch tỉ trọng từng thành phần giữa 2 – 3 đối tượng (nếu BĐ thể hiện cơ cấu 2 – 3 đối tượng). - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo các năm (nếu BĐ thể hiện cơ cấu 1 đối tượng theo 2 – 3 mốc thời gian). + Thành phần có xu hướng tăng tỉ trọng. + Thành phần có xu hướng giảm tỉ trọng. + Tốc độ thay đổi nhanh hay chậm (nếu thể hiện rõ) + Nhận xét chung (chuyển dịch theo hướng tích cực…) Ví dụ: Nhận xét hình 26.1 trang 113 SGK Địa lí 12 - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta: + Nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất (79,9% năm 1996, 83,2% năm 2005). + Nhóm ngành công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng lớn thứ hai (13,9% năm 1996, 11,2% năm 2005). + Nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước chiếm tỉ trọng thấp nhất (6,2% năm 1996, 5,6% năm 2005). - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1996 đến năm 2005: + Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến (tăng 3,3%). NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 14 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å + Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác (giảm 2,7%), nhóm ngành công nghiệp chế biến (giảm 0,6%) → Chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. 3. Các bài tập minh họa Bài 1: Nhận xét hình 41.3 trang 188 SGK Địa lí 12. Bài làm - Quy mô diện tích đất của ĐBSCL lớn gấp 2,7 lần diện tích đất của ĐBSH. - Trong cơ cấu sử dụng đất, cả hai đồng bằng đều có: + Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (ĐBSH: 51,2%, ĐBSCL: 63,4%). + Đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn thứ hai (ĐBSH: 17,2%, ĐBSCL: 19,7%). + Đất ở chiếm tỉ trọng thấp nhất (ĐBSH: 7,8%, ĐBSCL: 2,7%). - Đất chuyên dùng ở ĐBSH có tỉ trọng lớn thứ 3 (15,5%), ở ĐBSCL có tỉ trọng lớn thứ 4 (5,4%). - Đất lâm nghiệp ở ĐBSH có tỉ trọng lớn thứ 4 (8,8%), ở ĐBSCL có tỉ trọng lớn thứ 3 (8,8%). - ĐBSH cao hơn ĐBSCL ở tỉ trọng đất chuyên dùng (hơn 10,1%), đất ở (hơn 5,1%). - ĐBSCL cao hơn ĐBSH ở tỉ trọng đất nông nghiệp (hơn 12,2%), đất chưa sử dụng (hơn 2,5%), đất lâm nghiệp (hơn 0,5%) Bài 2: (Đề thi tuyển sinh đại học năm 2013) a. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: tỉ đồng Năm Tổng số 2006 485 844 Kinh tế Nhà nước 147 994 Chia ra Kinh tế ngoài Nhà nước 151 515 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 186 335 NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 15 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å 2010 811 182 188 959 287 729 334 494 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012) b. Nhận xét quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. Bài làm a. Vẽ biểu đồ: - Tính cơ cấu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2006 VÀ NĂM 2010 (%) Năm 2006 2010 Tổng số 100,0 100,0 Kinh tế Nhà nước 30,5 23,3 Chia ra Kinh tế ngoài Nhà nước 31,2 35,5 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 38,3 41,2 - Tính bán kính đường tròn: R2006 = 1,0 (đvbk) R2010 = 1,29 (đvbk) b. Nhận xét: - Quy mô: giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 gấp 1,7 lần năm 2006. - Cơ cấu: Tỉ trọng thấp nhất thuộc khu vực kinh tế Nhà nước (KVNN), cao hơn là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (KVNNN) và cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (KVĐTNN), tỉ trọng của KVĐTNN và KVNNN tăng, tỉ trọng của KVNN giảm (các nhận xét phải kèm dẫn chứng). 4. Bài luyện tập: Nhận xét bảng 16.1 trang 68, bảng 17.1 trang 73, bảng 17.4 trang 75, hình 22 trang 93, hình 31.1 trang 137, bài 2 trang 86, bài 1 trang 128 SGK Địa lí 12. V. Biểu đồ miền 1. Nhận dạng biểu đồ miền NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 16 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å - Lời dẫn: có các từ gợi mở: “cơ cấu”, “sự chuyển dịch cơ cấu”, “sự thay đổi cơ cấu”,…. - Bảng số liệu: có thể có đơn vị % hay là số liệu tuyệt đối (hội đủ giá trị tổng thể), thời gian trên 3 năm. 2. Nhận xét biểu đồ miền - Cơ cấu của đối tượng (như BĐ tròn) + Sự chênh lệch tỉ trọng giữa các thành phần. + Thành phần có tỉ trọng lớn nhất. + Thành phần có tỉ trọng nhỏ nhất. - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu: + Thành phần có xu hướng tăng tỉ trọng. + Thành phần có xu hướng giảm tỉ trọng. + Tốc độ thay đổi nhanh hay chậm (nếu thể hiện rõ) + Nhận xét chung (chuyển dịch theo hướng tích cực…) Ví dụ: Nhận xét bảng 16.3 trang 71 SGK Địa lí 12 - Cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2005: dân số nông thôn có tỉ trọng cao, cao hơn nhiều so với dân số thành thị (năm 2005, tỉ trọng dân số nông thôn là 73,1%, dân số thành thị là 26,9%). - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2005: + Tỉ trọng dân số thành thị liên tục tăng (tăng 7,4%). + Tỉ trọng dân số nông thôn liên tục giảm (giảm 7,4%). → Chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với tiến trình hiện đại hóa đất nước. 3. Bài tập minh họa Bài 1 Dựa vào hình 20.1 trang 82 SGK Địa lí 12, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2005. Bài làm NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 17 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2005: + Giảm tỉ trọng khu vực I Từ vị trí có tỉ trọng cao nhất năm 1990 (38,7%), khu vực I đã giảm xuống vị trí có tỉ trọng thấp nhất năm 2005 (21%) + Tăng tỉ trọng khu vực II Từ vị trí có tỉ trọng thấp năm 1990 (22,7%), khu vực II đã lên vị trí có tỉ trọng cao nhất năm 2005 (41%) + Khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định (đạt 38,0% năm 2005) → Chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Bài 2 Dựa vào bảng số liệu 23.2 trang 99 SGK, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp phân theo cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm nước ta). Nhận xét biểu đồ đã vẽ. Bài làm a. Vẽ biểu đồ: * Xử lí số liệu: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975 - 2005 Đơn vị: % Năm 1975 1980 Cây hàng năm 54,9 54,2 Cây lâu năm 45,1 45,8 * Vẽ BĐ: Biểu đồ miền. 1985 1990 1995 200 2005 56,1 43,9 0 34,9 65,1 34,5 65,5 45,2 54,8 44,3 55,7 b. Nhận xét: - Cơ cấu: Giai đoạn 1975 – 1985, diện tích cây công nghiệp hàng năm có tỉ trọng cao hơn cây công nghiệp lâu năm. Giai đoạn 1990 – 2005, diện tích cây công nghiệp lâu năm có tỉ trọng cao hơn cây công nghiệp hàng năm (dẫn chứng). NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 18 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å - Sự chuyển dịch cơ cấu: Diện tích cây hàng năm đang có xu hướng giảm tỉ trọng (giảm 20,4% trong giai đoạn 1975 – 2005). Diện tích cây lâu năm đang có xu hướng tăng tỉ trọng (tăng 20,4% trong giai đoạn 1975 – 2005). Bài 3 Cho BSL: Sản lượng sản xuất thủy sản của nước ta (Đv: nghìn tấn) Năm Sản lượng Khai thác Nuôi trồng 1995 1584 1195 389 2000 2251 1661 589 2005 3467 1988 1479 2007 4200 2075 2125 2009 4870 2280 2590 a. Vẽ BĐ thể hiện cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010. b. Nhận xét và giải thích. Bài làm a. Vẽ biểu đồ: - Xử lí số liệu: Cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010 (Đ/v: %) Năm Sản lượng Khai thác Nuôi trồng 1995 2000 100 100 75,4 73,8 24,6 26,2 2005 100 57,3 42,7 2007 100 49,4 50,6 2009 100 46,8 53,2 - Vẽ BĐ b. Nhận xét - Giai đoạn 1995 – 2005, khai thác chiếm tỉ trọng cao hơn nuôi trồng; đang có xu hương giảm tỉ trọng. (d/c) - Giai đoạn 2007 – 2009, nuôi trồng chiếm tỉ trọng cao hơn. (dẫn chứng) 4. Bài luyện tập - Bài tập về nhà: nhận xét bảng 17.2 trang 74, bảng 17.3 trang 74, bảng 20.1 trang 83, hình 31.2 trang 138, hình 33.2 trang 151, bài 1 trang 143 SGK12. Phần III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh đã có những tiến bộ đáng kể trong cách làm bài tập biểu đồ. Bằng một bài thi kiểm tra 15 phút đầu học kì I năm học 2013 - 2014, cùng một đề bài vẽ và nhận xét biểu đồ, có thể thấy được sự chênh lệch điểm giữa lớp 12 A2 (lớp được học chuyên đề) và lớp 12 A4 (lớp không được học chuyên đề) như sau: NguyÔn Ph¬ng Th¶o – Trêng THPT NguyÔn Duy Th× 19 KÜ n¨ng nhËn xÐt biÓu ®å Làn điểm Từ 0 đến [...]... 2005 so vi nm 1945, cỏc ch s v rng u gim (tr din tớch rng trng), cho thy cht lng rng vn b gim sỳt 4 Bi luyn tp Nguyễn Phơng Thảo Trờng THPT Nguyễn Duy Thì 12 Kĩ năng nhận xét biểu đồ Bi 1: Nhn xột hỡnh 31.6 trang 142 SGK a lớ 12 Bi 2: ( thi tuyn sinh i hc nm 2011) Cho BSL: Din tớch v nng sut lỳa c nm ca nc ta Nm 2000 2003 2005 2007 2008 Din tớch (nghỡn ha) Tng s Lỳa mựa 7.666 2.360 7.452 2.109 7.329... Biu trũn 1 Nhn dng biu trũn - Li dn: cú cỏc t gi m: c cu, phõn theo, trong ú, bao gm, chia ra - Bng s liu: cú th theo thi gian (3 nm) hoc theo i tng ( 3 i tng), s liu cú th tng i (th hin c cu i tng), hoc tuyt i Nguyễn Phơng Thảo Trờng THPT Nguyễn Duy Thì 13 Kĩ năng nhận xét biểu đồ (phi hp giỏ tr tng th), cú th cha cỏc t chia ra, trong ú, phõn ra, 2 Nhn xột biu trũn * B 1 hỡnh trũn: - S chờnh lch... 137, bi 2 trang 86, bi 1 trang 128 SGK a lớ 12 V Biu min 1 Nhn dng biu min Nguyễn Phơng Thảo Trờng THPT Nguyễn Duy Thì 16 Kĩ năng nhận xét biểu đồ - Li dn: cú cỏc t gi m: c cu, s chuyn dch c cu, s thay i c cu, - Bng s liu: cú th cú n v % hay l s liu tuyt i (hi giỏ tr tng th), thi gian trờn 3 nm 2 Nhn xột biu min - C cu ca i tng (nh B trũn) + S chờnh lch t trng gia cỏc thnh phn + Thnh phn cú t trng... chuyờn ny, hc sinh ó cú nhng tin b ỏng k trong cỏch lm bi tp biu Bng mt bi thi kim tra 15 phỳt u hc kỡ I nm hc 2013 - 2014, cựng mt bi v v nhn xột biu , cú th thy c s chờnh lch im gia lp 12 A2 (lp c hc chuyờn ) v lp 12 A4 (lp khụng c hc chuyờn ) nh sau: Nguyễn Phơng Thảo Trờng THPT Nguyễn Duy Thì 19 Kĩ năng nhận xét biểu đồ Ln im T 0 n ...Kĩ nhận xét biểu đồ M U Ngy 13 thỏng 10 nm 2008, B Giỏo dc v o to thụng bỏo v khung thi cng nh hỡnh thc thi ca cỏc mụn tt nghip trung hc ph thụng v tuyn... giỏo dc ó c th húa cu trỳc cỏc thi (tt nghip, tuyn sinh i hc, cao ng,) v gii thiu cỏc minh ha, ú cú cỏc thi ca mụn a lớ Bi v biu l dng bi khụng th thiu cỏc bi thi i hc, cao ng mụn a lớ õy l... dng thi i hc Chuyờn ny dy 12 tit Cỏc tit dy son theo tng dng biu c th Mi dng biu tng ng dy tit Hai tit cũn li dnh luyn chung Nguyễn Phơng Thảo Trờng THPT Nguyễn Duy Thì Kĩ nhận xét biểu đồ

Ngày đăng: 24/10/2015, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w