1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương ôn thi môn địa lý 2015 đầy đủ nhất

57 2,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 616,5 KB

Nội dung

PHẦN I. LÝ THUYẾT Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP I. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội a. Bối cảnh Ngày 30 - 4 - 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước. - Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu. - Tình hình trong nước và quốc tế thững năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. b. Diễn biến Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp, sau đó là CN và DV. * Ba xu hướng đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986 khẳng định: + Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội. + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướngxã hội chủ nghĩa. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c. Thành tựu - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005). - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) . - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh ). - Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước. 2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực a. Bối cảnh - Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực. - Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thành viên WTO năm 2007. b. Thành tựu - Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường. - Ngoại thương phát triển, xuất hiện 1 số mặt hàng chủ lực. 3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. - Tăng trưởng Kt, xóa đói giảm nghèo. - Thực hiện thể chế KT thị trường theo định hướng XHCN. - Đẩy mạnh CNH, phát triển KT tri thức. - Tăng cường hội nhập quốc tế. - Bảo vệ TN môi trường, phát triển bền vững. - Phát triển y tế, GD, văn hóa, tệ nạm XH,… Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ 1. Vị trí địa lí - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA - Hệ toạ độ địa lí: + 23 0 23' VB: Xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang + 8 0 34' VB: Xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau + 102 0 109 KĐ Xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên + l09 0 24' KĐ Xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa. 2. Phạm vi lãnh thổ a. Vùng đất - Diện tích đất liền và hải đảo 331.212 km 2 . - Biên giới: + phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1300km. + phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km. + phía đôngvànam giápbiển 3260km - Nước ta có 4000 đảo lớn, trong đó có hai quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng). b. Vùng biển: giáp 8 nước, diện tích khoảng 1 triệu km 2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. c. Vùng trời: Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. 3. Y nghĩa của vị trí địa lí a. Ý nghĩa về tự nhiên - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Đa dạng về động - thực vật, nông sản. - Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. - Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc - Nam. Đông - Tây, thấp - cao. - Khó khăn: nằm trong vùng bão, lụt, hạn hán b. Ý nghĩa về kinh tê, văn hóa, xã hội và quốc phòng - Về kinh tế: + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giới + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch). - Về văn hoá - xã hội : Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về chính trị và quốc phòng: là khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam á biển Đông có ý nghĩa rất quan trong trong xây dựng và bảo vệ đất nước. BÀI 6,7. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1. Đặc điểm chung của địa hình a. Địa hình đồi núi chiêm 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m 1%. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng - Do Tân kiến tạo nê địa hình trẻ lại và phân tầng - Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam - Cấu trúc gồm 2 hình chính + Hướng TB – ĐN, hướng vòng cung. c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Địa hình bị bóc mòn ở vùng núi, vùng cao và bồi tụ ở đồng bằng và cửa sông do lớp phong hóa dày, mưa nhiều và địa hình dốc. d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người Các hoạt đông lao động sản xuất làm thay đổi địa hình: làm đường, xây dựng các công trình, khai thác khoáng sản… 2. Các khu vực địa hình a. Khu vực đồi núi (4 vùng) * Vùng núi Đông Bắc - Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp. - Gồm cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo, chủ yếu là núi thấp gồm: Sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều xen lẫn các thung lũng sông. Cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam * Vùng núi Tây Bắc - Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Địa hình cao nhất nước ta, phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía Tây là núi trung bình, ở giữa là cao nguyên đá vôi: Sơn La, Mộc Châu xen lẫn các thung lũng sông. Các dãy núi hướng TB - ĐN * Vùng núi Trường Sơn Bắc - Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. - Hướng TB- ĐN . - Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở phía Bắc và Nam, ở giữa là vùng núi đá vôi tương đối thấp, mạch núi cuối cùng đâm ngang ra biển * Vùng núi Trường Sơn Nam Gồm khối núi Kontum, khối núi cực nam Trung bộ nâng cao đồ sộ, sườn đông dốc đứng. Sườn tây thoải, gồm cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên tương đối bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m. * Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du - Nằm tiếp giáp giũa đồng bằng và vùng núi. - Ở Đông Nam Bộ: Gồm các bậc phù xa cổ bị chia cắt bởi các dòng chảy cao khoảng 100m. Các bề mặt bazan cao 200m. - Phía bắc, tây Sông Hồng: gồm các dãy đồi trung du b) Khu vực đồng bằng * Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chiếm ¼ Stn Đặc điểm Đồng bằng Sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Giống nhau Đều là đồng bằng phù sa châu thổ Nguồn gốc hình thành Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thai Bình Do phù sa của hệt thống sông Cửu Long Diện tích Khoảng 15 000 km 2 Khoảng 40 000 km 2 Địa hình - Được khai thác từ lâu và làm biến đổi mạnh - Cao ở phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển - Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô - Có hệ thống đê sông chắn lũ - Thấp và bằng phẳng - Không có đê, có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt. - Các vùng trũng: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên. Đất - Vùng trong đê không còn bồi tụ phù sa, đất bạc màu. - Vùng ngoài đê được phù sa hàng năm - Mù lũ: nước sông dâng cao, bồi tụ phù sa. - Mùa cạn: nước mặn lấn mạnh. - 2/3 là đất mặn, dất phèn. * Đồng bằng ven biển - Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa. - Diện tích 15000 km 2 . Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. - Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Mã, sông Chu; đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn. Thường chia làm 3 dãi: giáp biển là cồn cát, đầm phá, ở giữa là vùng trũng, phía trong là đồng bằng. 3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội a. Khu vực đồi núi * Thế mạnh - Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. - Tài nguyên rừng nhiệt đới giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm. - Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp. - Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai ). - Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì,… * Hạn chế - Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. - Do mưa nhiều, độ dốc lớn, thường xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, xạt lở đất, tại các đứt gãy còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại… b. Khu vực đồng bằng * Thế mạnh - Phát triển đa dạng nền nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là lúa gạo. - Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản. - Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. . - Phát triển GTVT đường bộ, đường sông. * Hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán Bài 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN 1. Khái quát về Biển Đông: - Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477triêụ km 2 ). - Là biển tương đối kín. - Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. =>Ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam a. Khí hậu: Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, các khối khí đia qua biển vào nước ta làm cho độ ẩm cao. b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển - Đa dạng: địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát, các đảo ven bờ và những rạn san hô. - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, hệ sinh thái rừng trên đảo … c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển - Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan…, trữ lượng lớn, nhiều vùng thuận lợi cho việc làm muối. - Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng ven các đảo có nhiều ran san hô. d. Thiên tai - Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, sạt lở bờ biển. - Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung Bài 9,10 : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm a. Tính chất nhiệt đới - Nguyên nhân: Nằm trong vùng nội chí tuyến. - Biểu hiện: tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20 0 C, tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ. b. Lượng mưa, độ ẩm lớn - Nguyên nhân: do các các khối khí đi qua biển khi vào nước ta mang nhiều hơi ẩm. - Biểu hiện: Lượng mưa TB/năm cao: 1500 – 2000mm, độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương. c. Gió mùa Gió mùa Nơi xuất phát T gian hoạt động Hướng di chuyển phạm vi hoạt động Tính chất Hệ quả Mùa Đông Áp cao Seberi Tháng XI đến tháng IV năm sau Đông Bắc Miền Bắc Lạnh khô, lạnh ẩm -Lạnh ở miến Bắc. -Đầu mùa Đông khô, cuối mùa Đông Ẩm Mùa hạ Đầu mùa: Áp cao Bắc Ấn Độ Dương Tháng V đến tháng VII Tây Nam Cả nước Nóng ẩm - Đầu mùa gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây nguyên, khô nóng cho trung Bộ Giữa và cuối mùa: áp cao cận chí tuyến bản cầu Nam VII đến tháng X - Cuối mùa gây mưa cho cả nước 2. Các thành phần tự nhiên khác Thành phần Tự nhiên Biểu hiện Nguyên nhân Địa hình - Xâm thực mạnh ở miền núi - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng và hạ lưu sông - Địa hình dốc, mưa nhiều -> rửa trôi. - Là hệ quả của quá trình xâm thực Sông ngòi - Mạng lước sông ngòi dày đặc - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa - Chế độ nước theo mùa - Do mưa nhiều, xâm thực mạnh, lượng nước lớn từ ngoài lảnh thổ nước ta. - Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Đất Quá trình phenlalit hóa diễn ra mạnh Rửa trôi các chất bazo dễ tan: Ca 2+ , Mg 2+ , K + , Tích tụ Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 Làm đât chua. Sinh vật Rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh, động- thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Do có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 3. Anh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - Thuận lợi: Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông– lâm kết hợp - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định. Ịt b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống - Thuận lợi: phát triển các ngành lâm nghiệp , thuỷ sản, GTVT, du lịch, … và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô. - Khó khăn: + Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản. - Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như dong, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng, …cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái Bài 11,12 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG 1.Thiên nhiên phân hóa theo Bắc Nam Nguyên nhân: Do nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ => sự phân hóa của khí hậu. PhầnLT Vị trí Đặc điểm Phía Bắc Phía bắc dãy Bạch Mã Kiểu khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh Nhiệt độ: TB trên 20 0 C, Mùa đông TB > 18 0 C Mùa: 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông ) Cảnh quan: Nhiệt đới ẩm gió mùa Sinh vật: Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra có các loài á nhiệt đới, ôn đới Phía Nam Phía Nam dãy Bạch Mã Kiểu khí hậu: cận xích đạo gió mùa Nhiệt độ: TB trện 25 0 C, không có tháng dưới 20 0 C Mùa: mưa và khô Cảnh quan: rừng cận xích đạo gió mùa Sinh vật: phần lớn thuộc vùng xich đạo và nhiệt đới từ phương Nam. 2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây Nguyên nhân: Do vị trí gần hay xa so với biển [...]... cầu phát triển KT thi trường theo định hướng XHCN c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn Phần lớn lao động ở nông thôn.Tuy nhiên tỉ trọng lao động nông thôn giảm, ở khu vực thành thị tăng Nguyên nhân: - Là nước nông nghiệp nhưng đang trong quá trình CNH - Ở thành thi điều kiện sống, học tập và làm việc tốt, là trung tâm KT văn hóa,… ở nông thôn điều kiện KT – XH... nước ta b Nền nông nghiệp hàng hóa: - Là nền nông nghiệp thân canh, chuyên môn hóa và sử dụng nhiều các biện pháp kĩ thuật Sản xuất dựa vào nhu cầu của thi trường - Phát triển ở những vùng có truyền thống SX hàng hóa, gần trục giao thông, thành phố lớn 3 Nền kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét (giảm tải) Bài 22 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1 Ngành... điển sinh thái và chuyên môn hóa sản xuất) 3 Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta: a Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính: - Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn - Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn - Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên - Sử dụng... c)Phân bố đô thị không đều giữa các vùng - Số lượng đô thi nhiều (689 đô thi ) - Số thành phố lớn còn ít - Số lượng các đô thi tập trung ở Trung du &MN Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long , đồng bằng sông Hồng - Số lượng dân thành thi tập trung ở ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL d Các nguyên nhân - Tốc độ tăng dân số nhanh - Quá trình CNH diễn ra chậm - Hạ tầng đô thi chậm phát triển... Phạm vi Vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng Vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến và đồng bằng SH dãy Bạch Mã Địa hình - Chủ yếu là đồi núi thấp., hướng Cao nhất nước, đủ 3 đai cao, hướng Chủ yếu là cao nguyên, sơn núi vòng cung, nhiều thung lũng tây bắc- đông nam nhiều sơn nguyên, nguyên sông lớn đồng bằng mở rông cao nguyên, đồng bằng thu hẹp Đồng bằng nam bộ thấp, phẳng - Địa hình bờ biển đa dạng -Ven... - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới 2 Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới : Nước ta hiện nay tồn tại song song và có sự chuyển dịch từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa a Nền nông nghiệp cổ truyền: - Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc - Rất phổ... bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2; Vùng Tây Bắc 69 người/km2 b Giữa thành thi và nông thôn Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số Tuy nhiên có xu hướng tỉ lệ dân số thành thi ngày càng tăng 4 Nguyên nhân, hậu quả của tăng dân số nhanh và phân bố chưa hợp lí a nguyên nhân : - Dân số tăng nhanh do nhu cầu nhân lực trong thời kì đầu thế kỉ 20, sự thi ́u... lá rộng, lá kim 0 Mùn Nông nghiệp nhiệt đới, rừng Cây CN, rau, dược liệu, rừng, - Rừng phát triển kém Xuất du lịch hiện rêu, địa I - Trên 1700m: Đất mùn Ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m) Ôn đới TB . cầu phát triển KT thi trường theo định hướng XHCN. c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn Phần lớn lao động ở nông thôn.Tuy nhiên tỉ trọng lao động nông thôn giảm, ở khu vực. nam. Địa hình - Chủ yếu là đồi núi thấp., hướng núi vòng cung, nhiều thung lũng sông lớn. đồng bằng mở rông. - Địa hình bờ biển đa dạng Cao nhất nước, đủ 3 đai cao, hướng tây bắc- đông. miền núi chiếm 25% dân số. VD: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km 2 ; Vùng Tây Bắc 69 người/km 2 . b. Giữa thành thi và nông thôn Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9%

Ngày đăng: 16/11/2014, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w