1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn sử 2015

44 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 482,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN SỬ 2015 LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 Bài 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949) 1. Hội nghị Ianta (2/1945) a) Hoàn cảnh - Đầu 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nội bộ phe Đồng minh nổi lên nhiều vấn đề cần giải quyết (nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tổ chức lại trật tự TG sau chiến tranh, phân chia thành quả giữa các nước chiến thắng). - Từ ngày 4 đến 11/2/1945, ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã tổ chức Hội nghị cấp cao ở I- an-ta (Liên Xô). b) Quyết định - Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CNQP Nhật. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Thoả thuận việc đóng quân để giải giáp lực lượng phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. c) Tác động: Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực Ianta. 2. Liên hợp quốc - Từ 25/4 đến 26/6/1945, tại Xan Phranxiscô (Mĩ), Hội nghị quốc tế đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. - Ngày 24/10/ 1945 Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. - Mục đích: + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. + Phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. - Nguyên tắc hoạt động + Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. + Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc). Đây là nguyên tắt quan trọng nhất. - Vai trò: + Liên hợp quốc là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột khu vực. + Thúc đẩy quan hệ quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, nhân đạo - Quan hệ Việt Nam – Liên hiệp quốc + 9/1977 VN gia nhập Liên hợp quốc. + VN làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì (2008-2009). + Các tổ chức LHQ đang hoạt động có hiệu quả tại VN: UNESCO, UNICEF, WHO, FAO Bài 2. LIÊN XÔ (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000) 1. Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (TK XX) a) Hoàn cảnh: - Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề (khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70.000 làng mạc, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá ) - Các nước ĐQ do Mĩ cầm đầu tiến hành Chiến tranh lạnh chống Liên Xô. 1 - Liên Xô giúp đỡ phong trào cách mạng trên thế giới. b) Thành tựu: - Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950): hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng. Tới năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%; nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh; năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. - Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, tiếp tục xây dựng CNXH, đạt thành tựu: + Công nghiệp: Đầu 70 (XX) LX là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, đi đầu ngành công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân … + Nông nghiệp: tăng trung bình 16%/năm (những năm 60 (TK XX)) + Khoa học kỹ thuật: 1957 phóng vệ tinh nhân tạo, năm 1961 phóng tàu vũ trụ Phương Đông. + Xã hội: thay đổi rõ rệt, công nhân chiếm hơn 55% (1971), trình độ học vấn cao. + Đối ngoại: LX là thành trì của hòa bình thế giới. c) Ý nghĩa: - Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên mọi lĩnh vực. - Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh. - Thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển. 2. Nguyên nhân tan rã của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu Trong những năm 1989-1991 CHXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Nguyên nhân chủ yếu: - Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, thiếu công bằng, dân chủ. Thực hiện cơ chế tập trung bao cấp. - Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến => trì trệ về kinh tế, xã hội. - Khi cải tổ thì phạm phải sai lầm trên nhiều mặt. - Các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá. 3. Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 Từ khi LX tan rã, LB Nga là quốc gia kế tục LX trong quan hệ quốc tế, kế thừa địa vị pháp lí của LX tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cũng như các cơ quan ngoại giao của LX ở nước ngoài. a) Kinh tế: - Từ 1992 đến 1995, Chính phủ Nga đề ra cương lĩnh tư nhân hóa nền kinh tế nhưng không thành công, tốc độ tăng trưởng luôn là con số âm. - Từ 1996 trở đi, đặc biệt dưới thời tổng thống Nga Putin, nền kinh tế dần dần phục hồi và phát triển. Đến năm 2000 tốc độ tăng trưởng đạt 9%/năm. b) Chính trị: - Tháng 12/1993, Nga thông qua Hiến pháp mới. Theo đó, Tổng thống có quyền hành to lớn, đứng đầu Nhà nước, do dân bầu trực tiếp. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, Quốc hội gồm hai viện. - Dưới thời Enxin, tình hình chính trị thiếu ổn định do tranh chấp quyền lực và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Tréc xnia. c) Đối ngoại. - Từ 1992 – 1993: Nga theo đuổi chính sách “Định hướng Đại Tây Dương”, ngả về các nước phương Tây hi vọng nhận được viện trợ để cứu nguy nền kinh tế nhưng hi vọng đó không đạt được. - Từ 1994 trở đi, Nga chuyển sang “Định hướng Âu-Á”, vừa tiếp tục quan hệ với phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước SNG, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. - Từ năm 2000 thoát khỏi khó khăn, vị thế quốc tế được nâng cao. Bài 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 2 1. Sự biến đổi về chính trị , kinh tế ở Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh TG II. * Chính trị: - Trước CTTG II các nước ĐBÁ đều bị thực dân P/ tây (trừ NB) hoặc NB nô dịch. Trong CTTG II, bị Nhật chiếm đóng. Từ sau CTTG II, khu vực ĐBÁ có sự biến đổi sâu sắc về chính trị. - Trung Quốc: sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và ĐCS (1946-1949). Nội chiến kết thúc với thắng lợi của ĐCS và ND Trung Quốc. Ngày 1/10/1949 nước CHNDTH ra đời, tuyên bố đi lên CNXH. - Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan là những vùng đất của TQ vẫn là những vùng đất thuộc địa hoặc chưa thuộc quyền quản lí của nước CHNDTQ. Phải đến cuối thập niên 90 (XX), Hồng Công, Ma Cao mới trở về với TQ. Còn Đài Loan vẫn nằm ngoài sự quản lí của nước này. - Bán đảo Triều Tiên: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, năm 1948 bán đảo Triều Tiên bị tách thành hai nước: Hàn Quốc phát triển theo con đường TBCN và CHDCND Triều Tiên theo con đường XHCN. - Nhật Bản, sau CTTG II, quá trình dân chủ hóa nước Nhật diễn ra mạnh mẽ. Nước Nhật cam kết từ bỏ chiến tranh, kiên quyết theo đuổi hòa bình, liên minh chặt chẽ với Mĩ. * Kinh tế: - Trong những năm 80-90 (XX) và những năm đầu TKXXI, kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới. - Nhật Bản từ đống đổ nát sau Chiến tranh TGII, đến thập niên 70 (XX) đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới. - Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành những “con rồng” kinh tế ở châu Á. 2. Trung Quốc a. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa sự kiện này. - Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa tập đoàn Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản (1946-1949). - Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi của ĐCS và ND Trung Quốc. - 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. - Ý nghĩa: + Chấm dứt ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH. + Tạo điều kiện để nối liền CNXH từ châu Âu sang châu Á. + Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. b. Công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978): * Hoàn cảnh: - Từ 1959 đến 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị, kinh tế. - 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới. * Nội dung: - Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; - Tiến hành cải cách mở cửa, chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN; - Xây dựng CNXH mang đặc sắc TQ, biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. * Thành tựu: + Kinh tế - xã hội: GDP tăng hàng năm 8%, năm 2000 GDP đạt 1080 tỉ USD + Khoa học kỹ thuật: 10/2003 đã phóng thành công con tàu ”Thần Châu 5” vào vũ trụ. + Đối ngoại: Trung Quốc đã có quan hệ ngoại giao với các nước và địa vị quốc tế không ngừng nâng cao * Ý nghĩa: Chứng minh sự đúng đắn đường lối cải cách đất nước Trung Quốc, tăng cường sức mạnh và vị thế quốc tế của Trung Quốc. Là bài học quí báu cho các nước đang tiến hành đổi mới. 3 Bài 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ 1. Các nước Đông Nam Á a) Lào (1945-1975) - Tháng 8/1945, nắm thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh, ND Lào nổi dậy giành chính qyền và tuyên bố độc lập (12/10/1945). - Từ 1946 – 1954. + 3/ 1946, Pháp quay lại xâm lược, nhân dân Lào tiến hành kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương (từ 1951 trở đi là Đảng Nhân dân cách mạng Lào). + 1953-1954, quân dân Lào phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam mở các chiến dịch lớn ở Trung Lào. Hạ Lào, Thượng Lào giành thắng lợi to lớn. + 7/1954 Pháp ký Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Lào. - 1954-1975. + Ngay sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ hất cẳng Pháp, tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Lào. ND Lào tiến hành kháng chiến chống Mỹ. + Đầu 60 (TKXX), quân dân Lào giải phóng được 2/3 đất đai, 1/3 dân số. + Từ 1964 đến 1973, ND Lào từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mĩ. + 2/1973, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình ở Lào được ký kết. + 2/12/1975 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập. b) Campuchia (1945 -1993): - Từ 1945 đến 1954. + 10/1945, Pháp quay lại thống trị Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương (từ 1951 trở đi là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia) ND Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp. + 9/11/1953, Pháp kí Hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia. Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng và nắm mọi quyền hành ở CPC. + 7/1954, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của CPC. - Từ 1954 - 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập để xây dựng đất nước - Từ 1970 – 1975 + 3/1970, Mĩ điều khiển tay sai đảo chính lật đổ Xihanuc, nhân dân CPC kháng chiến chống Mỹ. + Cuối 1973, quân Campuchia chuyển sang phản công. + 17/4/1975, Phnôm Pênh giải phóng, kết thúc thắng lợi kháng chiến chống Mỹ. - Từ 1975- 1993. + 1975 - đầu 1979, đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ. + 1979 -1991, CPC vừa tiến hành hồi sinh đất nước, vừa trãi qua cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỉ. + 10/1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia ký kết. + 1993, CPC thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia. c) Những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Đến nay tất cả các nước đều giành được độc lập, đây là biến đổi quan trọng nhất. - Mặc dù phát triển đất nước theo các con đường khác nhau nhưng các nước ở ĐNÁ đều tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Điển hình là Singapo trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” ở châu Á. - Hầu hết các nước đều gia nhập ASEAN. d) So sánh điểm khác biệt giữa chiến lược hướng nội với chiến lược hướng ngoại của nhóm nước sáng lập ASEAN. 4 Đặc điểm Chiến lược hướng nội Chiến lược hướng ngoại Thời gian Trong khoảng những năm 50-60 (XX), tuy nhiên thời điểm bắt đầu và kết thúc không giống nhau Từ thập kỉ 60-70 trở đi Bản chất Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Mục tiêu Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. Nội dung - Đẩy nhanh việc ph/triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa - Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. - Mở cửa nền kinh tế. - Thu hút vốn và kĩ thuật của nước ngoài. - Đẩy mạnh xuất khẩu. Thành tựu Xin-ga-po xây dựng được cơ sở hạ tầng tốt nhất khu vực; K/tế Thái Lan có bước tiến dài Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, vấn đề công bằng xã hội và tăng trưởng được cải thiện, nhất là Xin-ga-po trở thành 1 trong 4 “con rồng K/tế” của châu Á Hạn chế Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng, đời sống người lao động khó khăn, chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng XH. Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lí, 2. Tổ chức ASEAN - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước ở ĐNÁ bước vào thời kì phát triển kinh tế, họ có nhu cầu hợp tác với nhau. - Các nước ĐNÁ muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các nước lớn tới khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ởa) Hoàn cảnh ra đời: Đông Dương đang gặp phải nhiều khó khăn và thất bại. - Từ những năm 50-60 xu thế liên kết khu vực ngày càng nhiều, nhất là những thành công của EEC đã cổ vũ rất lớn đối với các nước Đông Nam Á - 8/8/1967, ASEAN thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm năm nước (Thái Lan, In-đô-nê-xia, Philippin, Ma lai xia, Singapo). b) Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. c)Nguyên tắc hoạt động. - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau. - Hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Quá trình phát triển. - Từ 1967 đến 1975: ASEAN là một tổ chức khu vực non yếu, chương trình hợp tác còn rời rạc. - Từ 1976 đến nay: ASEAN có những bước tiến mới. + 2/1976, Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Ba-li, đã đánh dấu sự phát triển của tổ chức. + Từ đầu thập niên 90 (XX), khi vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới: 1984 kết nạp Brunây, 1995 kết nạp Việt Nam, 1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma, 1999 kết nạp Campuchia. => Như vậy, từ 5 nước ban đầu, đến 1999 ASEAN trở thành ASEAN-10. 3. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ 5 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ. - 1945-1947: + Có hàng trăm cuộc đấu tranh của các tần lớp nhân dân. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của 2 vạn thủy binh Bombay (1946); cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Can-cút-ta (1947). + Kết quả, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ theo phương án Maobatơn. + 15/8/1947, dựa trên cơ sở tôn giáo, Ấn Độ bị chia thành hai nước (Ấn Độ của những người theo đạo Ấn và Pakixtan của những người theo đạo Hồi). - 1948-1950: Không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà. => Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Bài 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH 1. Nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi. - 1945 – 1954: PT bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, mở đầu là ở Ai Cập (1952- 1953), Li- bi (1952). - 1954 – 1960: Do ảnh hưởng chiến thắng Điện Biên Phủ ở VN, PT giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh mẽ, mở đầu là cuộc kháng chiến chống Pháp của nhanh dân An-giê-ri (1954- 1962) giành thắng lợi. từ nữa sau thập niên 50 (XX) hệ thống thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ nối tiếp nhau sụp đổ. - 1960 -1975: Năm 1960 có 17 nước giành được độc lập – “năm châu Phi”; 1975 với thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích đánh dấu mốc sụp đổ căn bản hệ thống thực dân cũ ở châu Phi. - 1975- 1993: Nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ nền thống trị thực dân cũ và chủ nghĩa A-pác-thai - 1994- nay: Xây dựng đất nước, củng cố độc lập, nhưng còn gặp nhiều khó khăn 2. Nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước Mĩ La-tinh. - Từ đầu thế kỷ XIX, nhiều nước Mĩ La-tinh đã giành độc lập nhưng sau đó lệ thuộc vào Mĩ. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành ”sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. - Các cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của CM Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cáxtơrô (1/1/1959). - Thập niên 1960 -1970, phong trào chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực này phát triển và giành nhiều thắng lợi. - Phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ đã biến châu lục này thành ”Lục địa bùng cháy”. Tiêu biểu như ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê ru, Chi Lê kết quả lật đổ chế độ độc tài ở nhiều nước, thành lập chính phủ dân tộc, dân chủ - Đến đầu 80 (XX), chế độ độc tài của Mĩ ở Mĩ Latinh cơ bản sụp đổ. Bài 6,7,8. NƯỚC MĨ - TÂY ÂU - NHẬT BẢN 1. Nước Mĩ a. Chứng minh kinh tế Mĩ phát triển không ổn định, thường xuyên bị suy thoái: - Từ 1945 đến 1973, nền kinh tế Mĩ phát triển ”nhảy vọt”, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới trong 20 năm đầu sau chiến tranh. - Từ 1973 đến 1991: + Từ 1973 đến1982, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái. 6 + Từ 1983-cuối thập niên 80 kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại, nhưng chỉ ở tốc độ trung bình. - Từ 1991 đến 2000: + Đầu thập kỉ 90, kinh tế Mĩ lâm vào một đợt suy thoái nặng nề. + Từ 1993 đến 2000, kinh tế dã có sự phục hồi và phát triển trở lại, vẫn đứng đầu thế giới. b. Sự phát triển kinh tế (1945 - 1973): * Thành tựu: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ: sản lượng công nghiệp chiếm hơn 1/2 công nghiệp thế giới (1948); sản lượng nông nghiệp năm 1949 bằng 2 (Tây Đức + Italia + Nhật Bản + Anh + Pháp); chiếm 3/4 dự trữ vàng của thế giới; có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển. - Khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. * Nguyên nhân phát triển kinh tế: 6 nguyên nhân + Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. + Nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao. + Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. + Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất. + Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao. + Các chính sách và biện pháp điều tiết có hiệu quả của Nhà nước. c. Chính sách đối ngoại của Mĩ (1945 – 2000): - Triển khai “Chiến lược toàn cầu” với tham vọng bá chủ thế giới. - Mục tiêu: + Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ các nước XHCN; + Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào vì hòa bình, tiến bộ thế giới; + Khống chế, chi phối các nước đồng minh. - Biện pháp: + Khởi xướng Chiến tranh lạnh; thành lập các khối quân sự căn cứ quân sự khắp thế giới (NATO. SEATO, CENTO ). + Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975); dính líu vào cuộc chiến tranh Trung Đông; + “Viện trợ” kinh tế để khống chế, điều khiển các nước đồng minh; - Kết quả: + Thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. + Góp phần làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. 2. Các nước TâyÂu a/ Các giai đoạn phát triển - Từ 1945 đến 1950: CTTGII đã để lại hậu quả nặng nề. Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ, đến 1950 kinh tế Tây Âu cơ bản được phục hồi. - Từ 1950 đến 1973: Nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu phát triển nhanh chóng, đến đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới. - Từ 1973 đến 1991 : Do tác động cuộc khủng hoảng năng lượng TG, từ 1973 Tây Âu lâm vào khủng hoảng suy thoái, kéo dài đến đầu thập niên 90. - Từ 1991 đến 2000 : Bước vào thập niên 90, kinh tế Tây Âu trải qua một đợt suy thoái ngắn. Từ 1994 trở đi, 7 kinh tế có sự phục hồi và phát triển b / Chính sách đối ngoại - Từ 1945 đến 1950: + Liên minh chặt chẽ với Mĩ : nhận viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mác-san, gia nhập NATO. + Các nước Anh, Pháp, Hà Lan… tái chiếm thuộc địa cũ của mình. - Từ 1950 đến 1973: + Một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác mở rộng quan hệ đối ngoại. + Hệ thống thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan… sụp đổ trên phạm vi thế giới. - Từ 1973 đến 1991 : + 11/1972, hai nước Đức kí kết hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa CHLB Đức và CHDC Đức. + 1975, các nước Tây Âu tham gia Định ước Hen-xin-ki về an ninh và hợp tác châu Âu. + 1989, bức tường Béc-lin bị phá bỏ ; 10/1990 nước Đức tái thống nhất. - Từ 1991 đến 2000 : + Có sự điều chỉnh : Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ ; Pháp, Đức đã trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. + Mở rộng quan hệ với các nước ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu, SNG. c/ Liên minh châu Âu (EU) * Sự ra đời - Sau Chiến tranh TG thứ hai, với sự vươn lên mạnh mẽ của LX và Mĩ, các nhà lãnh đạo tây Âu nhận thấy cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau để trở thành một trung tâm đối trọng của Mĩ và LX. - Sau chiến tranh cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ. Liên minh châu Âu là tiêu biểu cho xu hướng này. - 1951, theo sáng kiến của Pháp, 6 nước (Pháp, CHLB Đức, I-ta-lia, Bỉ, Hà Lan, Lúc xăm bua) thành lập "Cộng đồng than-thép châu Âu" (ECSC). - 1957, thành lập EURATOM và EEC. - 1967, ECSC + EURATOM + EEC = EC - 1991 các nước thành viên kí Hiệp ước Maxtrich đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) * Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất thế giới, vì: - EU đã tạo ra cộng đồng kinh tế, thị trường chung, 1 khu vực các nước có trình độ phát triển cao về KHKT. EU trở thành liên minh kinh tế lớn nhất thế giới. - EU không chỉ là liên minh kinh tế mà còn trong chính trị như xác định luật công dân EU, chính sách đối ngoại, an ninh chung, Hiến pháp chung. Đây là một siêu nhà nước. - Hiện nay Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức khu vực lớn nhất hành tinh vì chiếm khoảng ¼ năng lực sản xuất của toàn thế giới, số lượng thành viên đông (năm 2007 có 27 nước). 3. Nhật Bản a. Các giai đoạn phát triển kinh tế: - Từ 1945 đến 1952: Chiến tranh TGII để lại cho Nhật hậu quả hết sức nặng nề. Dựa vào sự nổ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến 1952 kinh tế phục hồi, đạt mức trước chiến tranh. - Từ 1952 đến 1973: + Từ 1952 đến 1960, kinh tế NB có bước phát triển nhanh, nhất là từ 1960- 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển ”Thần kì” + Đến đầu thập niên 70, NB trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. - Từ 1973 đến 1991: + Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng TG, kinh tế NB phát triển xen kẽ suy thoái. + Từ nửa sau thập niên 80, NB vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn 8 nhất thế giới. - Từ 1991 đến 2000: Đầu thập niên 90, kinh tế NB lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của TG. b) Sự phát triển kinh tế NB (1952-1973) * Thành tựu: + Từ 1952 đến 1960, kinh tế NB có bước phát triển nhanh, nhất là từ 1960- 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển ”Thần kì”. Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,8%/năm; năm 1968 NB vươn lên đứng hàng thứ hai trong TG TBCN (sau Mĩ). + Đến đầu thập niên 70, NB trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. *Nguyên nhân: + Người dân NB có truyền thống văn hóa, giáo dục, đạo đức lao động tốt, tiết kiệm, tay nghề cao. Con người là vốn quý nhất đồng thời là ”công nghệ cao nhất” (nhân tố quyết định hàng đầu) + Vai trò lãnh đạo quản lý có hiệu quả của nhà nước; + Các công ty năng động, có tầm nhìn xa, có sức cạnh tranh cao; + Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; + Chi phí cho quốc phòng thấp, tập trung vốn cho phát triển kinh tế; + Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển. c) Chính sách đối ngoại của NB - Từ 1945 đến 1952: Liên minh chặt chẽ với Mĩ: kí Hiệp ước hào bình Xan Phranxixco; Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. - Từ 1952 đến 1973: Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ; Năm 1956, bình thường hoá quan hệ với Liên Xô; gia nhâp Liên hợp quốc. - Từ 1973 đến 1991: Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Tháng 9/ 1973 NB thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. - Từ 1991 đến 2000: Tiếp tục duy trì liên minh với Mĩ đồng thời coi trọng quan hệ với Tây Âu, mặt khác mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu; chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. 4. Nguyên nhân chung và riêng dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ, Tây Âu, NB a/ Nguyên nhân chung: - Dựa vào thành tựu KH-KT, điều chỉnh cơ cấu SX, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành. - Trình độ tập trung tư bản và tập trung SX cao nên có sức SX và cạnh tranh lớn. - Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả. b/ Nguyên nhân riêng: - Mĩ: + Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang về cho Mĩ nhiều ưu thế (Mĩ tham gia chiến tranh muộn nên ít tốn kém, lợi dụng chiến tranh buôn vũ khí thu lợi….) + Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào tay nghề cao - Nhật Bản: + Chi phí cho quốc phòng ít (1%) + Biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển. + Các công ty NB năng động, con người NB có truyền thống tự cường. - Tây Âu: + Biết lợi dụng nguồn vốn nước ngoài để tập trung vào các ngành kinh tế then chốt. + Tranh thủ giá nguyên nhiên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba. + Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC. 9 Bài 9. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ “CHIẾN TRANH LẠNH” 1. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ liên minh chống phát xít Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. - Nguyên nhân: + Mĩ và Liên Xô đối lập nhau về mục tiêu chiến lược. Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình, an ninh TG, còn Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng TG. + Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội làm cho Mĩ lo ngại. + Sau chiến tranh, Mĩ vươn lên thành nước giàu mạnh, âm mưu làm bá chủ TG. - Biểu hiện đối đầu Đông - Tây: + 3/1947, tổng thống Mĩ Truman phát động Chiến tranh lạnh chống LX. + 6/1947, Mĩ thông qua kế hoạch Macsan, viện trợ cho các nước Tây Âu. + 1949 Mĩ lôi kéo 11 nước phương Tây thành lập khối NATO. + Năm 1949, LX và ĐÂ thành lập khối SEV. + Năm 1955, các nước XHCN thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava. - Sự ra đời khối NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đánh dấu sự xác lập cục diện hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới. 2. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt - Từ đầu thập kỷ 70 xu thế hòa hoãn Đông - Tây bắt đầu. - Biểu hiện: + Quan hệ Xô-Mĩ: Từ năm 1972 Liên Xô và Mĩ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược; Từ 1985 LX và Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao, nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế, KH-KT được kí kết; Tháng 12/1989, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. + Quan hệ ở châu Âu: 8/1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Ca-na-đa kí Định ước Henxinki, đánh dấu chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối ở châu Âu. + Quan hệ ở hai nước Đức: năm 1972, Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức kí kết. + 8/1975, kí Định ước Henxinki, tạo nên một cơ chế để giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh ở châu Âu. - 12/1989, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. (Nguyên nhân chấm dứt Chiến tranh lạnh là do: Sự tốn kém của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang; sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu ). Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột. 3. Thế giới sau chiến tranh lạnh - Trật tự thế giới hai cực sụp đổ. Trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, EU, Nhật, Nga, Trung Quốc. - Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. - Sự tan rã của LX đã taojra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực để Mĩ làm bá chủ, nhưng Mĩ khó thực hiện được. - Hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực tình hình không ổn định. Bài 10. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX 1. Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ a. Nguồn gốc và đặc điểm: - Nguồn gốc: + Từ đòi hỏi cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. 10 [...]... tớch thi c Cỏch mng thỏng Tỏm l c hi "ngn nm cú mt": - Gia thỏng 8/1945, Nht u hng ng minh, quõn Nht ụng Dng hoang mang dao ng, quõn ng minh (Trung Hoa Dõn quc, Anh) cha vo nc ta - Khong thi gian ny l thi c ngn nm cú mt (him cú khi no hi t cỏc iu kin thun li nh th), ta phi ng lờn tng khi ngha ginh chớnh quyn v vi t th l mt nc c lp tip ún khỏch ng minh vo gii giỏp khớ gii quõn Nht - Nh chp thi c... Trung ng lõm thi ng Cng sn Vit Nam (10/1930) - 10/1930, Hi ngh ln th nht Ban Chp hnh Trung ng lõm thi hp ti Hng Cng (Trung Quc) Ni dung: + i tờn ng thnh ng Cng sn ụng Dng + C Ban Chp hnh Trung ng chớnh thc do Trn Phỳ lm Tng bớ th + Thụng qua Lun cng Chớnh tr ca ng - Ni dung Lun cng 10/1930: 15 + ng li chin lc cỏch mng ụng Dng lỳc u l cỏch mng t sn dõn quyn, sau ú tip tc phỏt trin b qua thi k TBCN tin... Nhật và tay sai, thi t lập chính quyền cách mạng trong toàn quốc - Gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của phe Đồng minh trên thế giới 3 Vai trũ ca H Chớ Minh i vi thng li ca CM thỏng Tỏm - Xỏc nh ng li v phng phỏp cỏch mng: Nguyn i Quc ch trỡ Hi ngh ln th 8 Ban Chp hnh Trung ng ng (5 1941), ging cao hn na ngn c gii phúng dõn tc, ng thi ra ch trng... cho Phỏp thờm mt s quyn li kinh t v vn húa VN kộo di thờm thi gian hũa hoón => í ngha ca vic ta hũa hoón vi Phỏp: + Ta trỏnh c cuc chin u bt li vi nhiu k thự cựng lỳc, y nhanh 20 vn quõn THDQ v nc, lm cho bn tay sai mt ch da + Nhõn dõn ta cú thi gian hũa bỡnh xõy dng v cng c lc lng, chun b cho khỏng chin lõu di chng thc dõn Phỏp + T rừ thin chớ ca hũa bỡnh ca ta trc nhõn dõn th gii v nhõn dõn Phỏp... 6/1936 Mt trn Nhõn dõn lờn cm quyn Phỏp, thi hnh mt s chớnh sỏch tin b thuc a * Tỡnh hỡnh trong nc: 16 - Chớnh tr: Phỏp ni rng quyn t do, dõn ch Cỏc ng phỏi chớnh tr ua nhau hot ng, mnh nht l ng Cng sn ụng Dng - Kinh t: Cú s phc hi v phỏt trin, nhng ch yu l phc v nhu cu chin tranh Nn kinh t Vit Nam vn lc hu v ph thuc cht ch vo Phỏp - Xó hi: i sng nhõn dõn cha c ci thin, mõu thun xó hi lờn cao 2 Phong... dng lc lng v trang v cn c a cỏch mng: Ch th thnh lp i Vit Nam tuyờn truyn gii phúng quõn; chn Cao Bng xõy dng cn c a, ch th thnh lp Khu gii phúng Vit Bc - Cựng vi Trung ng ng ỏnh giỏ chớnh xỏc thi c, chp ỳng thi c, kiờn quyt phỏt ng v lónh o ton dõn ni dy tng khi ngha ginh chớnh quyn thng li; lp nờn nc Vit Nam Dõn ch Cng ho (2 9 1945) CHNG III VIT NAM T 1945-1954 Bi 17 NC VIT NAM DN CH CNG HềA T... 1945 14 Bi 14 PHONG TRO CCH MNG 1930 1935 A KIN THC C BN 1 Vit Nam trong nhng nm 1929 - 1933 - Kinh t: Do nh hng ca khng hong KT (Phỏp trỳt gỏnh nng ), t nm 1930, kinh t VN bc vo thi k suy thoỏi - Xó hi: + Cụng nhõn b sa thi, gim lng; nụng dõn b bn cựng húa; cỏc tng lp khỏc b phỏ sn, iờu ng, i sng bp bờnh + Cuc khi ngha Yờn Bỏi tht bi, Phỏp tng cng khng b => Mõu thun xó hi sõu sc -> bựng n phong tro... quõn Trung Hoa Dõn quc trong thi gian trc ngy 6/3/1946 v t ngy 6/3/1946 cú gỡ khỏc nhau? Ti sao cú s khỏc nhau ú? * Gi ý : + Khỏc: - Trc ngy 6/3/1946: ta ch trng hũa vi quõn Trung hoa dõn quc Min Bc- ỏnh Phỏp min Nam - T sau ngy 6/3/1946 : ta hũa vi Phỏp, mn tay Phỏp y nhanh 20 vn quõn Trung 23 hoa Dõn quc ra khi nc ta + Vỡ: - Trỏnh cựng mt lỳc i phú vi nhiu k thự - Kộo di thi gian hũa bỡnh, tp trung... Ta cn cú thi gian va khỏng chin, va kin quc, va khỏng chin va xõy dng hu phng, tranh th s ng tỡnh v ng h ca quc t + Nhm chng li chin lc ỏnh nhanh thng nhanh ca thc dõn Phỏp; khụng cho ch phỏt huy li ỏnh s trng ca chỳng, buc chỳng phi ỏnh theo cỏch ỏnh ca ta + Trờn c s thc hin phng chõm chin lc ỏnh lõu di, ta phi tng bc ginh thng li, lm thay i so sỏnh lc lng gia ta v ch, tin lờn tranh th thi c ginh... cnh, kt qu ý ngha ca thng li quõn s ú Bi 19 BC PHT TRIN CA CUC KHNG CHIN TON QUC CHNG THC DN PHP (1951-1953) A KIN THC C BN I Thc dõn Phỏp y mnh chin tranh xõm lc ụng Dng 1 M can thip sõu vo cuc chin tranh - T 5-1949 M tng bc can thip sõu vo cuc chin tranh xõm lc ụng Dng - 12-1950 M kớ vi Phỏp Hip nh phũng th chung ụng Dng - 9-1951 M kớ vi Bo i Hip c hp tỏc kinh t Vit - M 2 K hoch lỏt Tỏtxinhi - Da vo . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN SỬ 2015 LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 Bài 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ. CNXH, đạt thành tựu: + Công nghiệp: Đầu 70 (XX) LX là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, đi đầu ngành công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân … + Nông nghiệp: tăng trung bình. kinh tế; - Nông nghiệp đầu tư vốn nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điền trồng cao su; - Công nghiệp: Chú trọng khai thác mỏ than, mở mang một số ngành công nghiệp chế biến; - Ngân hàng Đông Dương nắm

Ngày đăng: 23/04/2015, 21:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w