Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 140 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
140
Dung lượng
1,51 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHÂU MỸ TIÊN
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế học
Mã ngành: 52310101
Tháng 12 - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHÂU MỸ TIÊN
MSSV: 4113953
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế học
Mã ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU
Tháng 12 - 2014
LỜI CẢM TẠ
-----Em xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & QTKD
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy em trong suốt thời gian học
tập tại trường. Thầy, Cô đã truyền dạy cho em những nguồn kiến thức thật
bổ ích không chỉ về mặt lý thuyết mà còn cả về thực tế, đây chính là hành
trang quý báu cho em thêm vững tin bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Bảo Châu và thầy Nguyễn Quốc Nghi.
Thầy, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em định hướng và tháo gỡ những
khó khăn, khuất mắt trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Em kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, chú, anh chị đang công
tác tại Ủy ban nhân nhân huyện Phong Điền và Ủy ban nhân các xã Nhơn
Nghĩa, Nhơn Ái, Mỹ Khánh, Giai Xuân. Trong đó, em đặc biệt cám ơn anh
Danh (Phó chủ tịch UBNN xã Mỹ Khánh), anh Thương (Chủ tịch hội nông
dân xã Nhơn Nghĩa), anh Phong (Cán bộ khuyến nông xã Nhơn Ái ), chú Y
(Cán bộ khuyến nông xã Giai Xuân) cùng các anh, các chú Trưởng và phó
các ấp thuộc các xã đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình xin thông tin về
địa bàn nghiên cứu và tạo điều kiện cho em gặp gỡ nông hộ để khảo sát.
Cảm ơn các Cô, Chú nông dân tại các xã thuộc địa bàn huyện Phong
Điền. Các cô, chú đã cung cấp cho em những thông tin, kiến thức và những
kinh nghiệm sản xuất thực tế giúp em có thêm những bài học quý báu từ
thực tiễn, có được cơ hội được trải nghiệm thực tế thú vị để có thể hoàn
thành tốt bài viết của mình và nâng cao kiến thức chuyên môn.
Chân thành cám ơn các bạn, các anh, chị đã cùng em xin số liệu, hỗ trợ,
động viên và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế & QTKD
Trường Đại học Cần Thơ luôn vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng thăng
tiến trên con đường sự nghiệp. Kính gửi đến các Cô, Chú nông dân lời chúc
sức khỏe. Chúc tất cả các bác có được cuộc sống ấm no, an lành và hơn hết
là có được những vụ mùa bội thu.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Người thực hiện
Châu Mỹ Tiên
i
TRANG CAM KẾT
-----Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng
với bất cứ đề tài khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
Châu Mỹ Tiên
ii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
---------o0o-------- Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Bảo Châu
Học vị: Cử nhân
Chuyên ngành: Quản trị Marketing
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD
Tên sinh viên: Châu Mỹ Tiên
Mã số sinh viên: 4113953
Chuyên ngành: Kinh tế học
Tên đề tài: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
2. Về hình thức trình bày:
Hình thức trình bày rõ ràng, đúng theo qui định của Khoa.
3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài:
Điểm mạnh của đề tài là kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước
đây, từ đó tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đặt
ra. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh cả nước đang chung tay thực
hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông
hộ.
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài:
Với cỡ mẫu và các bước tiến hành thu thập số liệu phù hợp, vì thế số
liệu sơ cấp của đề tài mang tính hiện đại và có độ tin cậy.
5. Nội dung và kết quả đạt được:
Kết quả nghiên cứu giải quyết được các mục tiêu đặt ra.
6. Kết luận chung: Đạt yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Người nhận xét
Nguyễn Thị Bảo Châu
iii
MỤC LỤC
-----Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TRANG CAM KẾT ........................................................................................... ii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ............................. iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................ xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.4.1 Không gian ................................................................................................ 3
1.4.2 Thời gian ................................................................................................... 4
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
1.4.4 Phạm vi nội dung ...................................................................................... 4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 4
1.5.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................................. 4
1.5.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp ..................................... 9
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 11
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 11
2.1.1 Khái niệm nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................... 11
2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp ................................................................... 11
2.1.1.2 Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................... 12
iv
2.1.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp...................................................................................................... 12
2.1.2.1 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................ 12
2.1.2.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: ...................... 12
2.1.2.3 Mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: ...................... 13
2.1.2.4 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: ............... 13
2.1.3 Lao động nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động ......................... 14
2.1.3.1 Khái niệm về lao động và cơ cấu lao động .......................................... 14
2.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động ............................................................... 14
2.1.4 Mô hình nông nghiệp sinh thái .............................................................. 14
2.1.4.1 Khái niệm nông nghiệp sinh thái ......................................................... 14
2.1.4.2 Nguyên tắc thực hiện và lợi ích từ việc phát triển mô hình NNST ..... 15
2.1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ................................................................................... 17
2.1.5.1 Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 17
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .................................................... 19
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 23
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 23
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp ..................................................................................... 23
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp ....................................................................................... 23
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu ...................................... 25
2.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả ............................................................... 25
2.3.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đó Cronbach’s Alpha .......................... 26
2.3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................ 26
2.3.2.4 Mô hình PEST ..................................................................................... 26
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................... 29
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ... 29
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................... 29
3.1.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 29
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên................................................................................ 30
v
3.1.2 Tình hình văn hóa- xã hội ...................................................................... 33
3.1.2.1 Các đơn vị hành chính ......................................................................... 33
3.1.2.2 Dân số .................................................................................................. 33
3.1.2.3 Văn hóa- xã hội .................................................................................... 35
3.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng ....................................................................... 35
3.1.2.5 Về khoa học và công nghệ ................................................................... 37
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN
2004-2013 ........................................................................................................ 38
3.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện .......................................... 38
3.2.2 Thực trạng chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo từng ngành ... 40
3.2.2.1 Lĩnh vực trồng trọt ............................................................................... 40
3.2.2.2 Lĩnh vực chăn nuôi .............................................................................. 43
3.2.2.3 Lĩnh vực thủy sản ................................................................................ 45
CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN
PHONG ĐIỀN ................................................................................................. 47
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ ĐƯỢC KHẢO SÁT ................................. 47
4.1.1 Thông tin chung của đáp viên ................................................................. 47
4.1.2 Thông tin nhân khẩu học của hộ ............................................................. 49
4.1.3 Tình hình tham gia các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ ................. 50
4.1.4 Thực trạng về nguồn vốn sản xuất của nông hộ ..................................... 54
4.1.5 Tình hình tham gia các lớp tập huấn....................................................... 55
4.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014 ..... 56
4.2.1 Thực trạng chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ ........................... 56
4.2.2 Thực trạng duy trì mô hình sản xuất của nông hộ .................................. 57
4.2.3 Thực trạng thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của nông hộ ........... 58
4.2.4 Thực trạng thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của nông hộ.... 60
4.2.5 Thực trạng thay đổi cả cơ cấu sản phẩm và phương thức sản xuất của
nông hộ ............................................................................................................ 62
vi
4.2.6 So sánh diện tích/qui mô và sản lượng trong nội bộ ngành trồng trọt,
chăn nuôi giữa trước và sau chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ............ 63
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN ............................. 65
4.3.1 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 65
4.3.2 Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 68
4.4 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG NÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014 .................. 70
4.4.1 Đặc điểm lao động trong nông hộ trên địa bàn khảo sát ........................ 70
4.4.2 Cơ cấu lao động theo ngành nghề ........................................................... 72
4.4.3 Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn khảo sát .......... 74
4.4 KHẢ NĂNG NẮM BẮT THÔNG TIN VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH NÔNG
NGHIỆP SINH THÁI VÀO SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014.......................................... 75
4.4.1 Tình hình nắm bắt thông tin về mô hình nông nghiệp sinh thái ............. 75
4.4.2 Thực trạng áp dụng nông nghiệp sinh thái trong nông hộ và chính sách
hỗ trợ của địa phương đối với mô hình nông nghiệp sinh thái ........................ 77
4.4 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH
HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIẾN ....... 79
4.4.1 Những khó khăn trong quá trình sản xuất của nông hộ .......................... 79
4.4.2 Định hướng sản xuất trong thời gian sắp tới của nông hộ ...................... 80
4.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN ....................................................... 81
4.5.1 Sự khác biệt về đặc điểm giữa các phương án CDCCKTNN ................ 81
4.5.2 Kết quả của mô hình logit đa thức .......................................................... 82
4.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG
ĐIỀN ................................................................................................................ 86
4.6.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...................... 86
4.6.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)........................................................ 88
vii
CHƯƠNG 5 NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP TRONG QUÁ
TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..................................................... 91
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................. 91
5.1.1 Từ kết quả nghiên cứu ............................................................................ 91
5.1.2 Những tồn tại và hạn chế trong quá trình CDCCKTNN của nông hộ.... 92
5.1.3 Tổng quan về tác động của các yếu tố mô trường vĩ mô trong nông
nghiệp............................................................................................................... 93
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG HỘ
.......................................................................................................................... 98
5.2.1 Giải pháp về chính trị ............................................................................. 98
5.2.2 Giải pháp về kinh tế ................................................................................ 99
5.2.3 Giải pháp về văn hóa - xã hội ............................................................... 100
5.2.4 Giải pháp về khoa học - công nghệ ...................................................... 101
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 102
6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................. 102
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 104
6.2.1 Đối với Nhà nước Việt Nam ................................................................. 104
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương. ......................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 111
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 120
viii
DANH SÁCH BẢNG
------
Trang
Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 1 ................. 20
Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 2 ................. 22
Bảng 2.3: Cỡ mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu........................................ 24
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phong Điền năm 2013 ............... 31
Bảng 3.2: Phân vùng thích nghi cho các kiểu sử dụng đất theo điều kiện tự
nhiên của huyện Phong Điền ........................................................................... 32
Bảng 3.3: Tình hình phân bố dân cư huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013
.......................................................................................................................... 34
Bảng 3.4: Diện tích, dân số, mật độ dân số tại huyện Phong Điền năm 2013 34
Bảng 3.5: Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2004-2013 .. 38
Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện giai đoạn 2004-2013
.......................................................................................................................... 40
Bảng 3.7: Số lượng gia súc, gia cầm ở huyện Phong Điền giai đoạn 20042013 ................................................................................................................. 45
Bảng 4.1: Mô tả thông tin của người sản xuất chính. ...................................... 47
Bảng 4.2: Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ ............................................ 49
Bảng 4.3: Các nguồn thu nhập của nông hộ .................................................... 51
Bảng 4.4: Tổng thu nhập của hộ ...................................................................... 52
Bảng 4.5: Thực trạng nhu cầu về vốn sản xuất của nông hộ ........................... 54
Bảng 4.6: Tình hình tham gia các buổi tập huấn của nông hộ ........................ 56
Bảng 4.7: Tình hình chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ ..................... 56
Bảng 4.8: Diện tích, qui mô và sản lượng nông sản trường hợp không chuyển
đổi mô hình sản xuất ........................................................................................ 58
Bảng 4.9: Diện tích, qui mô và sản lượng nông sản trước - sau chuyển đổi cơ
cấu sản phẩm .................................................................................................... 59
Bảng 4.10: Diện tích, qui mô và sản lượng nông sản trước - sau chuyển đổi
phương thức sản xuất ....................................................................................... 61
ix
Bảng 4.11: Diện tích, qui mô, sản lượng giữa trước và sau thay đổi cả cơ cấu
sản phẩm và phương thức sản xuất .................................................................. 63
Bảng 4.12: So sánh diện tích, qui mô, sản lượng trong nội bộ ngành trồng trọt
giữa trước và sau chuyển đổi giai đoạn 2004-2014 ......................................... 64
Bảng 4.13: So sánh diện tích, qui mô, sản lượng trong nội bộ ngành chăn nuôi
giữa trước và sau chuyển đổi giai đoạn 2004-2014 ......................................... 65
Bảng 4.14: Các chỉ số tài chính của mô hình có chuyển đổi ........................... 65
Bảng 4.15: So sánh các chỉ tiêu kinh tế của mô hình không chuyển đổi và có
chuyển đổi ........................................................................................................ 67
Bảng 4.16: So sánh các tiền lời của mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển
đổi .................................................................................................................... 67
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định T- test về tiền lời giữa mô hình trước chuyển
đổi và sau chuyển đổi....................................................................................... 68
Bảng 4.18: Đặc điểm về nguồn lao động của hộ ............................................. 70
Bảng 4.19: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của huyện Phong Điền ............ 72
Bảng 4.20 : Xu hướng lựa chọn ngành nghề của lao động .............................. 74
Bảng 4.21: Khả năng nắm bắt thông tin về mô hình NNST của nông hộ ....... 76
Bảng 4.22: Thực trạng áp dụng mô hình NNST trong nông hộ ...................... 77
Bảng 4.23: Hỗ trợ của chính quyền địa phương .............................................. 77
Bảng 4.24: Định hướng sản xuất của nông hộ trong thời gian tới ................... 80
Bảng 4.25.: Đặc điểm của từng phương án CDCCKTNN .............................. 81
Bảng 4.26: Kết quả mô hình logit đa thức ....................................................... 83
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định thang đo cuối cùng ......................................... 87
Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA .................................... 88
Bảng 4.29: Kết quả ma trận điểm nhân tố ………………………………………….89
Bảng 5.1: Mô hình PEST về môi trường vĩ mô trong nông nghiệp ................ 94
x
DANH SÁCH HÌNH
------
Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 1 được đề xuất ................................................ 19
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu 2 được đề xuất ................................................ 21
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền ............................................ 29
Hình 3.2: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phong Điền năm 2013 ................ 31
Hình 3.3: Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên của
huyện Phong Điền năm 2013. .......................................................................... 32
Hình 3.4: Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tại huyện Phong
Điền giai đoạn 2004-2013 ............................................................................... 46
Hình 4.1: Trình độ học vấn của người sản xuất chính ..................................... 48
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của nông hộ ..... 52
Hình 4.3: Cơ cấu nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp của nông hộ ................ 52
Hình 4.4: Tỷ lệ đóng góp của từng nguồn thu nhập trong tổng thu nhập của
nông hộ. ........................................................................................................... 53
Hình 4.5: Nguồn vay vốn khi cần theo đánh giá của nông hộ ......................... 55
Hình 4.7: Mức điểm trung bình về hiệu quả xã hội của mô hình có chuyển đổi
.......................................................................................................................... 69
Hình 4.8: Tỷ lệ giới tính của lao động trong hộ .............................................. 71
Hình 4.9: Cơ cấu lao động của nông hộ trên địa bàn khảo sát ........................ 72
Hình 4.10: Cơ cấu lao động trong nông nghiệp phân theo giới tính trước và
sau chuyển dịch ................................................................................................ 73
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-----ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
KTNN
Kinh tế nông nghiệp
NN & PTNN
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CDCCKTNN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
NNST
Nông nghiệp sinh thái
BCH
Bảng câu hỏi
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
BVTV
Bảo vệ thực vật
CNH
Công nghiệp hóa
HĐH
Hiện đại hóa
VTNN
Vật tư nông nghiệp
NHCSXH
Ngân hàng chính sách xã hội
LUT
Land use types (Phương án sử dụng đất)
xii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
-----1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp luôn làm tròn vai trò nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ
phát triển, nhưng đến nay, khi lĩnh vực nông nghiệp thu hẹp lại, công nghiệp
và dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn, thì các lĩnh vực này vẫn chưa trở thành
đầu tàu kéo nông nghiệp đi lên (Chuyên đề phát triển và hội nhập) đã khẳng
định chắt nịt tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia, đặc biệt hơn là các nước đang phát triển có xuất phát điểm là thuần nông
như Việt Nam. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng
cao là mục tiêu phát triển của Việt Nam nói chung và các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng qua các chính sách như nông nghiệp- nông dân
và nông thôn (Lê Tấn Lợi và ctv, 2012) đã và đang được các cấp lãnh đạo
triển khai và nhân rộng mang lại kết quả đáng khích lệ, trong đó chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CDCCKTNN) nhằm đa dạng hóa sinh kế, nâng
cao nguồn thu nhập và giải quyết tình trạng thừa lao động trong nông nghiệp
được đánh giá là “quốc sách” hàng đầu của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói
chung.
Khi nói đến ĐBSCL ắc hẳn ai ai cũng mường tượng đến những cánh đồng
lúa mênh mông, thẳng tắp, màu mỡ chạy dài đến tận chân trời; những dòng
sông trũi nặng phù sa; hay bờ biển dài đầy tiềm năng; với khí hậu nhiệt đới; là
xứ sở của hoa thơm, trái ngọt;…thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa
canh nhiệt đới. Chính vì thế mà từ lâu thâm canh lúa cao sản được xem như là
một nguồn thu nhập quan trọng nhất trong sinh kế của nông dân ĐBSCL
(Đặng Kiều Nhân, 2009) lợi ích mang lại của thâm canh 2-3 vụ lúa/năm làm
thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của vùng nông thôn ĐBSCL (Nguyễn Ngọc
Sơn và ctv, 2010). Thế nhưng, theo Cục trồng trọt thì thời gian gần đây sản
xuất nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá
xuất khẩu liên tục bị giảm khiến người trồng lúa không thu được hiệu quả
(Thanh Tùng, 2012). Ngoài những yếu tố rủi may thì tình trạng bị “điều khiển”
để sản xuất với bàn tay thương lái nước ngoài thao túng đã làm cho tình trạng
này ngày càng trầm trọng, từng xảy ra đối với cây khoai lang Vĩnh Long, cây
dừa Bến Tre, cây mía Hậu Giang, cây khóm Tiền Giang,…(Thanh Tùng,
2012). Các thương lái nước ngoài điều khiển thương lái trong nước, dụ dỗ
nông dân phá lúa trồng những loại cây mà họ cần với lời hứa đảm bảo đầu ra,
1
dẫn đến việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, đến lúc thu hoạch thì không thấy
bóng dáng thương lái đâu nên nhiều lần nông dân lâm vào cảnh khốn đốn.
Thành phố Cần Thơ không chỉ là một đô thị miền sông nước xinh đẹp và
đầy sức hấp dẫn mà còn là trung tâm kinh tế ĐBSCL, có đóng góp quan trong
vào sự phát triển của đồng bằng, đặc biệt có chính sách đầu tư phát triển của
Nhà nước và có sự quan tâm lãnh đạo sáng suốt, đường lối đúng đắn và sự hỗ
trợ của Ban ngành chuyên môn (Huỳnh Văn Nhân, 2010). Dọc theo tuyến lộ
Vòng cung lịch sử là màu xanh của bạt ngàn những vườn cây ăn trái đặc trưng
đất Nam bộ không ai không nhắc đến địa danh Phong Điền - một trong 5
huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ - từ lâu nức tiếng với sự trù phú của đất
đai, cây trái và truyền thống anh hùng, cũng không nằm ngoài tình trạng chung
trên, thế nhưng do chiến lược phát triển của Huyện theo hướng du lịch sinh
thái miệt vườn, là lá phổi xanh của thành phố và phát triển thành Quận nội
thành (Lế Tấn Lợi và ctv, 2012), đây là tín hiệu tốt cho thấy chủ trương
CDCCKTNN tại huyện Phong Điền là thật sự cần thiết và có ý nghĩa thực
tiễn. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện
Phong Điền thì huyện tập trung thực hiện CDCCKTNN phù hợp với định
hướng phát triển, tức là tập trung vào cả 3 lĩnh vực trọng tâm: trồng trọt, chăn
nuôi và thủy sản, trong đó chú trọng phát triển vườn cây trái gắn với phát triển
du lịch sinh thái (Trinh, 2014). Với diện tích tự nhiên trên 11.948 ha, tính đến
02/2014 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện trên 10.500 ha, trong đó
có khoảng 3.800 ha đất ruộng và khoảng 6.700 ha đất vườn. Theo kế hoạch
năm 2014, diện tích cây ăn trái giữ ở mức 5.930 ha, cải tạo và trồng mới 170
ha, sản lượng cây ăn trái thu hoạch dự kiến đạt 63.495 tấn; diện tích gieo trồng
rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày cả năm là 3.100ha, tổng sản lượng thu
hoạch khoảng 34.534 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản cả năm ước đạt 700ha,
sản lượng khoảng 7.602 tấn. CDCCKTNN đã thật sự mang đến luồng gió mới
vào sự phát triển của huyện nhà.
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tề nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn các phương án CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đồng thời xem xét những cơ hội và
2
thách thức trong quá trình CDCCKTNN từ đó đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ
khó khăn, nâng cao nhận thức và hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho nông hộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nói trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng CDCCKTNN của nông hộ tại huyện
Phong Điền giai đoạn 2004-2014.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
phương án CDCCKTNN và quyết định CDCCKTNN của nông hộ tại huyện
Phong Điền.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của việc CDCCKTNN tại
huyện Phong Điền trong thời gian qua.
Mục tiêu 4: Đề ra giải pháp, định hướng thực hiện CDCCKTNN trong
thời gian tới theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Tình hình CDCCKTNN tại huyện Phong Điền trong giai đoạn 20042014 diễn biến như thế nào?
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn phương án CDCCKTNN
và quyết định CDCCKTNN của nông hộ tại huyện Phong Điền?
(3) Tình hình CDCCLĐ tại huyện Phong Điền trong giai đoạn 2004-2014
diễn biến như thế nào?
(4) Hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình CDCCKTNN mang đến là gì?
(5) Các giải pháp nào được đề ra để khắc phục những hạn chế và nâng cao
hiệu quả sản xuất từ quá trình chuyển dịch trên?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Phong Điền tại 4 xã: Nhơn Ái,
Nhơn Nghĩa, Giai Xuân và Mỹ Khánh. Với việc lựa chọn không gian để
nghiên cứu như trên, tác giả kỳ vọng rằng các mẫu quan sát có được độ chính
xác và tính đại diện cao cho tổng thể.
3
1.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu có giá trị trong khoảng
thời gian từ năm 2004-2014 để đánh giá tổng quan về tình hình CDCCKTNN
tại huyện Phong Điền, đồng thời số liệu thứ cấp còn cung cấp thông tin cơ bản
về địa bàn nghiên cứu. Đối với số liệu sơ cấp, được sử dụng trong nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTN của nông hộ tại huyện
Phong Điền Tp.Cần Thơ trong giai đoạn 2004-2013 vào thời gian tới.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào những nông hộ không chuyển đổi và có
chuyển đổi mô hình sản xuất tại 4 xã trên địa bàn huyện Phong Điền Tp. Cần
Thơ.
Những hộ được phỏng vấn trong nghiên cứu này là những người ra quyết
định sản xuất chính trong hộ, vì đây là người được cho là hiểu biết nhiều nhất
về hoạt động nông nghiệp và cũng là người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc
ra quyết định sản xuất trong nông hộ, đặc biệt là liên quan đến việc định
hướng và đa dạng hóa sinh kế và hoạt động nông nghiệp (Breustedt and
Glauben, 2007).
1.4.4 Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu thực trạng CDCCKTNN, đồng thời phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTNN và quyết định lựa chọn
phương án CDCCKTNN của nông hộ tại huyện Phong Điền Tp.Cần Thơ.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nội dung nghiên cứu
Theo H.Chenery (1988), khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế là các thay
đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng
sản phẩm quốc dân (GDP), bao gồm sự tích lũy của vốn vật chất và con người,
thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Ngoài ra còn các quá trình
kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hóa, biến động dân số, thay đổi trong việc
thu nhập. Một số nhà kinh tế đã tiến hành đi sâu vào nghiên cứu thực nghiệm
về vấn đề CDCCKTNN, kết quả cho thấy rằng những quyết định sản xuất của
nông hộ đều hướng đến mục đích mang đến lợi ích cao nhất và mức độ thỏa
mãn tối đa cho họ.Trong đó nghiên cứu của Stoorvogel et al (2004) cho rằng
nông hộ có xu hướng theo đuổi các hoạt động làm tăng thu nhập, né tránh
những hoạt động mang tính rủi ro cao hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm
4
thuê mướn lao động vào mang đến cảm giác thuận tiện và thoải mái. Những
quyết định sản xuất của nông hộ còn chụi ảnh hưởng bởi những nhân tố tiêu
cực xuất phát từ công nghệ sản xuất lạc hậu, điều kiện tự nhiên khó khăn, giá
cả đầu vào, khó khăn về tài chính và tiếp cận tín dụng, hạn chế về chính sách
hỗ trợ, lao động hạn chế về kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Theo Janet
(1992) cho rằng mô hình canh tác hổn hợp, đa dạng ở vùng trũng bao gồm cả
trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề phụ đã làm đa dạng hóa sản phẩm, đa
dạng hóa nguồn thu nhập và tránh được rủi ro về thời tiết, thị trường.
Một nghiên cứu khác của Nerlove et al (1996), Hanson et al (2004)
khẳng định sự e ngại rủi ro và sự hạn chế về nguồn tín dụng và thu nhập hiện
tại của nông hộ làm giảm khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ
mới vào sản xuất nông nghiệp, ngay cả khi họ hoàn toàn có khả năng phản
ứng và giải quyết tốt thiệt hại từ rủi ro đó. Shively (2001), Sunding và
Zilberman (2001), Coxhead và Shively (2002) cũng đã đề cập đến việc ra
quyết định sản xuất của nông hộ, nhóm tác giả cho rằng ngay cả khi có đầy đủ
thông tin, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và tối
thiểu hóa chi phí nhưng do sự khác biệt trong sở thích hoặc thiếu hụt nguồn tín
dụng, vốn sẵn có trong thời gian dài cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ không sẳn
lòng hy sinh thu nhập, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất hiện tại để
đầu tư cho mô hình sản xuất mới.
Nghiên cứu của Sally P.Marsh và ctv (2007) về phát triển nông nghiệp
tại trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Ốx- trây-lia cho rằng rủi ro
đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lựa chọn sử dụng đất nông nghiệp
của hộ nông dân nghèo. Hơn nữa, khi các thể chế thị trường và cơ sở hạ tầng
chưa phát triển, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới có thể khiến
những người nông dân dễ bị tổn thương. Một nghiên cứu khác của nhóm tác
giả này còn cho thấy số hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu không muốn thay
đổi các hoạt động trồng trọt của họ, nguyên nhân do việc thay đổi có tính rủi
ro cao, đặc biệt là trong trường hợp trình độ học vấn còn hạn chế, bên cạnh đó
sự thiếu hụt tài chính cũng là một nguyên nhân khiến nông dân e ngại thay đổi
trong sử dụng đất nông nghiệp. Vai trò của thông tin và khuyến nông trong
việc khuyến khích thay đổi sử dụng đất cũng rất quan trọng. Đặc biệt, nhóm
tác giả này khẳng định các biến: độ manh múm của đất, trình độ học vấn, qui
mô đất, tuổi chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ có ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng đất để đa dạng hóa cây trồng.
Lương và Unger (1999) nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các hộ và rằng
cơ sở chủ yếu của những khác biệt kinh tế - xã hội ngày nay nằm ở những tài
sản ban đầu do mỗi gia đình sở hửu, đăc biệt là số lượng và chất lượng đất, tác
5
giả còn cho thấy sự thành công hơn của một số hộ nông dân so với hộ lận cận
có vẻ là do sự kết hợp của động cơ cá nhân, kỹ năng và các mối quan hệ thuận
lợi với các nhà chứa trách, họ cũng cho rằng có trình độ học vấn hay khả năng
kỹ thuật có thể tạo ra sự khác biệt trong khả năng của các hộ nông dân. Còn
Rutta (1998) viết rằng khi những kỹ thuật nông nghiệp truyền thống được ứng
dụng thì giáo dục đối với nông họ sẽ giảm tầm quan trọng bởi vì họ có thể sử
dụng các kỹ năng truyền thống, tuy nhiên nếu môi trường kinh tế nông thôn
thay đổi thì sự thiếu hụt trong giáo dục sẽ ảnh hưởng tới khả năng của con
người để ứng dụng những ý tưởng mới và thay đổi những kỹ thuật sản xuất
truyền thống. Lý thuyết về sự chọn lựa mô hình sản xuất nông nghiệp của
Eicher và Statz (1998) cho thấy, dịch bệnh là một trong những yếu tố mà nông
dân xem xét đến khi lựa chọn sản xuất một loại nông sản nào đó. Rehima,
Belay, Dawit và Rashid (2013) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đa dạng hóa cây trồng của nông hộ tại khu vực miền Nam của
Ethiopia là giới tính, học vấn, kinh nghiệm, thành viên hợp tác xã, nguồn vốn,
đất đai, khả năng tiếp cận và các khoản mục chi phí. Nghiên cứu của Wiess và
Briglauer (2000) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa nông
nghiệp tại Ốx- trây- lia là số nhân khẩu, học vấn, qui mô đất. Còn Windle và
Rolfe (2005) qua nghiên cứu đã phát hiện các nhân tố về tuổi, học vấn, số
người phụ thuộc, thu nhập phi nông nghiệp, diện tích đất, vốn đầu tư, tổng thu
nhập của hộ quyết định đến việc đa dạng hóa nông nghiệp của nông hộ Central
Queenland của Ốx-trây-lia. Aneani và ctv (2011) kết luận nhân tố tuổi, khả
năng tiếp cận tín dụng và vị trí sản xuất cũng ảnh hưởng đến đa dạng hóa cây
trồng của nông hộ tại Ghana. Hơn nữa, Ibrahim và ctv (2009) xác định rằng
tuổi, giáo dục của chủ hộ gia đình, số lần mở rộng, thu nhập từ cây trồng và
giao thông đường bộ có ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa cây trồng tại
Nigeria.
Tại Việt Nam, vấn đề xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đã được Đại hội VI,
VII, IX của Đảng xác định CDCCKTNN là một trong những mục tiêu quan
trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp bậc khác nhau về vấn đề này
như Ngô Đình Giao (1994), Bùi Tất Thắng và ctv (1997), Đặng Văn Phan
(2000), Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999), Bùi Văn Sáu (2000),
Dương Ngọc Thành (2005) đều nhận định CDCCKTNN là yêu cầu khách
quan nhằm chuyển nền kinh tế nông nghiệp độc canh, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự
túc thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó cũng đã xác định 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn là nhóm nhân tố tự nhiên và
6
nhóm kinh tế - xã hội. Tác động của mỗi nhóm nhân tố thay đổi tùy theo thời
kỳ, cơ chế kinh tế và chế độ chính trị xã hội
Một số nghiên cứu gần đây của các tác giả như Nguyễn Văn Hăng (2009)
cho rằng các nhân tố lực lượng lao động (chủ yếu là lao động gia đình), độ
tuổi chủ hộ, trình độ văn hóa, kinh nghiệm, diện tích đất sản xuất, vốn sản
xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, lợi ích của buổi tập huấn,
đất sản xuất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của việc áp dụng mô hình
canh tác mới cũng như thu nhập của nông hộ tại huyện Tân Hưng tỉnh Long
An. Nghiên cứu của Bùi Thị Nguyệt Minh (2008) cho thấy các yếu tố khoa
học kỹ thuật, diện tích và các khoản mục chi phí như: chi phí lao động gia
đình, chi phí thuê, chi phí thuốc và chi phí giống tác động đến hiệu quả kinh tế
trong quá trình CDCCKTNN của nông hộ tại tỉnh Sóc Trăng. Tại Khánh Hòa,
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCKTNN của Nguyễn
Thị Mỹ Hạnh (2007) cho thấy các yếu tố vốn, lao động có tác động đến quá
trình CDCCKTNN của tỉnh. Một nghiên cứu khác đánh giá các yếu tố kinh tế
- xã hội và môi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác trên đại
bàn tỉnh Bạc Liêu của Phạm Thanh Vũ và ctv (2013) cho thấy việc thay đổi
mô hình canh tác trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp của người
dân bị tác động bởi yếu tố lợi nhuận, khả năng phát triển mô hình, xu hướng
chung của cộng đồng, chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự xâm
nhập mặn và chất lượng nước. Nguyễn Đăng Hào (2012) thì khẳng định các
nhân tố tỷ lệ phụ thuộc, trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô vốn và qui mô đất
đai có ảnh hưởng quan trọng đến sự khác biệt về chiến lược sinh kế. Đồng thời
kết quả còn cho thấy rằng dựa vào nông nghiệp vẫn còn là một chiến lược sinh
kế quan trọng đối với các hộ trong khu vực, vậy nên đòi hỏi phải đẩy mạnh
các hoạt động nâng cao năng lực, tay nghề cho nông hộ thông qua các chương
trình tập huấn, đầu tư và giáo dục cũng như nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng trong nông hộ. Nghiên cứu của Huỳnh Trường Huy và ctv (2006) cho
rằng các yếu tố về lợi nhuận, tận dụng đất sản xuất không hiệu quả, tận dụng
lao động và vốn trong gia đình, giá cả tăng và làm theo phong trào tác động
đến quyết định nuôi cá tự phát, không theo quy hoạch của nông dân ở ĐBSCL.
Trương Thị Ngọc Chi và ctv (2003) nhận định dịch bệnh là một trong những
nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chuyển đổi sản phẩm nông nghiệp của hộ.
Phương pháp nghiên cứu
Sally P.Marsh và ctv (2007) sử dụng mô hình bán logarith dưới dạng
tuyến tính với số mẫu quan sát là 188 nông hộ trên 508 mảnh đất, để kiểm
định được mối quan hệ giữa sự manh múm trong sử dụng đất và đa dạng hóa
cây trồng, vật nuôi. Với biến phụ thuộc là các kiểu sử dụng đất để đo lường độ
7
đa dạng hóa cây trồng trong nghiên cứu. Rehima, Belay, Dawit và Rashid
(2013) sử dụng hình thức chọn mẫu ngẩu nhiên phân tầng để khảo sát 393
nông hộ tại khu vực miền Nam của Ethiopia kết hợp sử dụng mô hình Probit
để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa cây trồng và mô
hình hồi qui đa biến để đánh giá mức độ đa dạng hóa giữa các hộ nông dân.
Wiess và Briglauer (2000) sử dụng mô hình hồi qui đa biến để tìm ra các nhân
tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa nông nghiệp trên các trạng trại tại Ốx- trâylia. Mô hình logit đa thức được sử dụng trong việc phân tích các nhân tố quyết
định đến việc đa dạng hóa nông nghiệp của nông hộ tại Central Queenland của
Ốx-trây-lia bởi Windle và Rolfe (2005). Aneani và ctv (2011) cũng ứng dụng
mô hình logit đa thức đề phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa cây
trồng ở Ghana. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hào (2012), tiến hành phỏng
vấn trực tiếp 146 nông hộ (năm 2004) và 138 nông hộ (năm 2008-2009), các
hộ phỏng vấn được chia thành 3 nhóm: hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo kết
hợp sử dụng phương pháp thống kê và mô hình logit đa thức nhằm cung cấp
thông tin liên quan đến chiến lược sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Bùi Thị Nguyệt Minh (2008) sử dụng phương pháp phân tích
các chỉ tiêu tài chính và mô hình hồi qui logit trên 60 quan sát điều tra về hiệu
quả cùa quá trình CDCCKTNN của nông hộ tại tỉnh Sóc Trăng.
Nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2007) nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCKTNN của nông hộ tại tỉnh Khánh
Hòa bằng mô hình sản xuất Cobb-Douglas để lượng hóa các nhân tố tác động
đến quá trình chuyển dịch này và mô hình hồi qui tuyến tính với số mẫu quan
sát là 20. Đào Thế Anh và Đào Thế Tuấn (2005) nghiên cứu về sự đa dạng về
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tác giả sử dụng hệ số đa
dạng Simpson để định lượng mức độ đa dạng hóa, phương pháp phân tích
thành phần chính (Principal component analysis) phân tích tầm quan trọng của
các yếu tố trong cơ sở dữ liệu và mối quan hệ tương quan của các nhóm yếu tố
giải thích quá trình này, sau cùng tác giả sử dụng dụng phương pháp phân loại
chùm (Cluster analysis) để phân kiểu các xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Phạm Thanh Vũ và ctv (2013) sử dụng phương pháp điều tra
PRA và SWOT đối với 10 mô hình canh tác chính ở tỉnh Bạc Liêu; phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; phân tích kiến thức chuyên gia
đánh giá sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường lên sự thay
đổi sử dụng đất và việc lựa chọn mô hình canh tác trên đại bàn tỉnh Bạc Liêu.
Huỳnh Trường Huy và ctv (2006) sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tần số
và phân tích bảng chéo để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các quyết định nuôi
8
cá tra tự phát, không theo qui hoạch trong nông hộ tại 3 tỉnh An Giang, Đồng
Tháp và Cần Thơ với số quan sát là 110.
1.5.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp
Nội dung nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu của Lewis (1954) và Ray (1998), cho rằng nông
nghiệp là khu vực dư thừa lao động, gia đình là đơn vị cơ sở với đặc điểm có
thể sử dụng lao động trên tuổi (tuổi già) và là khu vực cần nhiều lao động
trong khi đó các ngành công nghiệp được xem là ngành cần nhiều vốn và lợi
nhuận là mục tiêu cơ bản. Khu vực nông nghiệp là nơi cung cấp lao động cho
các ngành công nghiệp phụ thuộc vào sự sẵn có của đồng vốn. Mô hình này
được đưa ra với giả thuyết rằng vệc di chuyển lao động ra khỏi ngành nông
nghiệp với chi phí cơ hội thấp. Ông cũng cho rằng cự di chuyển lao động nông
nghiệp sang công nghiệp chính là do lợi nhuận tăng lên của ngành công
nghiệp, chứ không phải do tăng mức tiền công, tiền lương. Các nghiên cứu
gần đây của Breustedt và Glauben (2007) cho rằng việc di chuyển khỏi khu
vực nông nghiệp của lao động xuất phát từ sự thiếu hụt tài chính, có nhiều khả
năng do tuổi đời còn quá trẻ hoặc đang trong độ tuổi nghĩ hữu, kinh nghiệm
chưa nhiều. Với nông dân còn trẻ, có tay nghề tốt nên dễ dàng tìm kiếm việc
làm phi nông nghiệp. Với nông hộ tuổi cao, họ không tìm thấy sự hấp dẫn từ
các công việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp nên có xu hướng bám đất, bám
ruộng cho đến lúc nghĩ hưu.
Trong khi đó, Kuznets (1930) tìm hiểu kỹ hơn về các tác nhân dẫn đến di
chuyển nguồn lực trong nội bộ ngành công nghiệp và kết luận rằng chính sự
khác nhau về tốc độ tăng trưởng của các phân ngành đã tạo nên quá trình
chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Kuznets (1977) còn nhắc tới yếu tố
chậm đổi mới công nghệ “theo thời gian” và nhận định một cách so sánh rằng
chuyển dịch cơ cấu cùng đổi mới công nghệ là động lực chính của tăng trưởng
năng suất. Fabricant (1942) lý giải rằng thay đổi công nghệ tạo ra hiệu ứng
kép đối với cầu về lao động, tức là vừa làm tăng cầu ở ngành/lĩnh vực này,
nhưng cũng làm giảm cầu ở ngành/ lĩnh vực khác. Sự xuất hiện các ngành/lĩnh
vực mới hay cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sẽ tạo việc làm mới và hấp
thụ một phần số lao động bị giảm đi trong các ngành/lĩnh vực cũ. Sự di chuyển
lao động là một tác nhân của chuyển dịch cơ cấu và làm thay đổi năng suất lao
động của ngành cũng như của tổng thể nền kinh tế. Clark (1940) phát triển
thêm cho rằng chính năng suất lao động trong các khu vực đã quyết định việc
chuyển lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao.
9
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Xuân Bá và ctv (2006) cho rằng các
yếu tố về đất đai, trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động, tuổi lao
động, các chương trình mục tiêu quốc gia, trang bị cở sở hạ tầng, số nhân khẩu
trong hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc, thu nhập khác và giới tính lao động
có tác động đến việc CDCCLĐ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, các yếu
tố này không chỉ tác động đến quá trình CDCCLĐ mà còn cả đến quá trình
CDCCKTNN của nông hộ. Võ Thanh Dũng và ctv (2010) cho rằng các yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình CDCCLĐ của nông hộ trên địa bàn thành
phố Cần Thơ bao gồm tuổi của người lao động, trình độ học vấn của người lao
động, số nhân khẩu trong hộ, tỷ lệ người không việc làm trong tổng số người
có việc làm. Nghiên cứu của Lê Thị Quỳnh Anh (2010) khẳng định các biến
diện tích đất, giới tính và công việc có tác động đến quyết định CDCCLĐ từ
nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ trên địa bàn quận Ô
Môn thành phố Cần Thơ của Võ Thanh Dũng (2005) cho rằng yếu tố về đất
sản xuất của hộ gia đình, tuổi của lao động, giới tính của người lao động và
giáo dục có ảnh hưởng đến CDCCLĐ của lao động. Tại huyện Vĩnh Thạnh,
thành phố Cần Thơ, Nguyễn Thùy Trang (2010) khẳng định sự dịch chuyển
lao động là do sự tác động bởi nhiều yếu tố như: tình hình tài chính của hộ gia
đình, tài nguyên thiên nhiên, thiếu việc làm tại đại phương,..đồng thời các
nhân tố về trình độ học vấn, tuổi, giới tính, số thành viên ăn theo và diện tích
đất bình quân đầu người có tác động đến quyết định CDCCLĐ.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và ctv (2006) sử dụng mô hình Probit để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc CDCCLĐ từ nông nghiệp qua phi
nông nghiệp. Võ Thanh Dũng (2005) tiến hành điều tra 180 hộ gia đình kết
hợp với thống kê mô tả, phân tích hồi qui tương quan (mô hình Probit) và
phương pháp phân tích SWOT để phân tích chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất
và các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ của lao động tại quận Ô Môn. Nghiên
cứu khác của Nguyễn Thùy Trang (2010) phỏng vấn trực tiếp 32 hộ có
CDCCLĐ tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ kết hợp công cụ thống
kê mô tả, sử dụng mô hình Probit để xác định khả năng chuyển dịch sang phi
nông nghiệp của những lao động này. Lê Thị Quỳnh Anh (2010) sử dụng
phương pháp hồi qui tương quan đề phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định thay đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, bên cạnh đó,
tác giả còn sử dụng mô hình ước lượng log-liner để ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chuyển dịch của lao động.
10
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-----2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp
Ngành nông nghiệp:
- Theo nghĩa rộng: là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học
gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Do sự phát triển của phân công lao
động xã hội, nên các ngành này tương đối độc lập nhau, nhưng lại gắn bó mật
thiết nhau trên địa bàn nông thôn.
Là ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, nên vừa chụi sự chi phối
chung của nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành khác trên
địa bàn nông thôn, đồng thời mang nét đặc thù của một ngành mà đối tượng
sản xuất là những cơ thể sống.
- Theo nghĩa hẹp: nông nghiệp bao gồm trồng trọt (trồng cây lương thực,
cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc, cây ăn quả, cây
cảnh,…), chăn nuôi (chăn nuôi gia súc, gia cầm,..), ngành lâm nghiệp (trồng
và bảo vệ rừng, trồng cây phân tán, trồng cây lấy gỗ, lấy củi,…) và ngành thủy
sản (nuôi trồng và khai thác, đánh bắt thủy hải sản).
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với cơ thể sống động vật, thực vật, sự phát
triển của nông nghiệp phải tuân theo quy luật sinh học và phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu, thủy lợi và thủy văn.
Trong sản xuất nông nghiệp thì ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và
không thể thay thế được.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao do 2 yếu tố quan trọng quyết
định, đó là yếu tố cơ thể sống của động, thực vật theo quy luật sinh học của
quy trình sinh trưởng, phát triển, phát dục và duyệt vong và yếu tố thứ hai là
do diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn trong năm khác nhau làm cho mùa vụ
sản xuất khác nhau.
Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp lạc hậu, còn mang tính độc
canh, tự túc, tự cấp, sản xuất hàng hóa còn ít, năng suất cây trồng, vật nuôi,
lâm nghiệp, thủy sản chưa cao, riêng năng suất lao động, đất đai còn thấp, lao
11
động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập và đời sống người lao
động nông nghiệp còn thấp.
2.1.1.2 Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tỷ trọng giá trị gia tăng của các thành phần
cấu tạo của nền kinh tế. Có nhiều cách phân loại về cơ cấu kinh tế như: cơ cấu
ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu theo thành phần. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được
hiểu là cơ cấu giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp trong tổng GDP của nền
kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được phân chia làm hai nhóm cơ bản là
trồng trọt và chăn nuôi.
2.1.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi thành phần và quan hệ tỷ lệ
giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của một hệ thống kinh tế từ
trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế
xã hội. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi lao động xã
hội theo những hướng tích cực.
2.1.2.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi cấu
trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống kinh tế nông nghiệp theo
những định hướng và mục tiêu nhất định, nhất là đưa hệ thống đó từ một trạng
thái nhất định đến trạng thái phát triển tối ưu để đạt được hiệu quả mong
muốn, thông qua sự điều khiển có ý thức của con người, trên cơ sở vận dụng
đúng đắn các quy luật khách quan.
Theo Đào Thế Anh và Đào Thế Tuấn (2005): “Việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển đổi cơ cấu của cả nền kinh tế.
Theo nghiên cứu thống kê của nhiều nước trên thế giới, giữa tăng trưởng của
khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có một tương quan rất chặt chẽ: 1%
tăng trưởng nông nghiệp tương ứng với 4% tăng trưởng phi nông nghiệp”. Ở
Việt Nam, khái niệm về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là
việc đa dạng hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp
nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao
động nông nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn được định nghĩa là sự thay
đổi quan hệ tỷ lệ về mặt lượng giữa các thành phần, các yếu tố và các bộ phận
12
hợp thành nền nông nghiệp theo xu hướng nhất định. Vì vậy, ở thời điểm khác
nhau có mối quan hệ tỷ lệ về các yếu tố cấu thành kinh tế nông nghiệp khác
nhau. Bởi vì trong quá trình vận động của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mỗi yếu
tố có sự vận động khác nhau và có sự chuyển hóa cho nhau. Đó là tất yếu
khách quan do sự vận động nội tại của cơ cấu kinh tế đến với sự tác động của
các nhân tố ảnh hưởng đến chúng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có thể diễn ra theo hai hướng:
Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch
không theo một xu hướng mục tiêu định trước mà là chuyển dịch phụ thuộc
vào tác động của quy luật và điều kiện kinh tế khách quan.
Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hướng, mục tiêu
sẵn có cả về lượng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con
người nhằm thúc đẩy, định hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hướng
có lợi và hiệu quả hơn.
2.1.2.3 Mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm mục đích phát triển sản
xuất hàng hóa, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm khai thác tốt nhất lợi thế
so sánh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển nền
nông nghiỆp bền vững (nền nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh), khai
thác tài nguyên phải bảo vệ sinh thái và đảm bảo về mặt kinh tế xã hội.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.2.4 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu khách quan, do những nhân tố bên
trong và bên ngoài lãnh thổ quy định. Các nhân tố đó có thể là tình hình chính
trị, kỹ thuật sản xuất, sự biến động nguồn lực, những biến đổi trong nền kinh
tế và thị trường thế giới… Với những biến đổi thường xuyên của những yếu tố
bên trong và bên ngoài thì cần có sự điều chỉnh linh hoạt.
Thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp rất cần thiết
để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững trong nền kinh
tế thị trường. Trong trồng trọt chuyển dịch cây trồng hợp lý, đưa cây có hiệu
quả kinh tế cao phát triển, giảm dần diện tích cây trồng kém hiệu quả. Trong
chăn nuôi tăng dần chất lượng sản phẩm của gia súc, gia cầm đồng thời tạo mô
13
hình nuôi thủy sản theo hướng triệt để sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp. Hay
nói cách khác thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tận dụng và khai
thác có hiệu quả những tiềm năng của vùng, đưa nông nghiệp không ngừng
phát triển đúng hướng và hiệu quả.
2.1.3 Lao động nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động
2.1.3.1 Khái niệm về lao động và cơ cấu lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
C.Mác đã chỉ rõ: ”Lao động nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiên không
phải chỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thân ngành nông
nghiệp, mà nó là cái cơ sở tự nhiên để biến tất cả các ngành lao động khác
thành những ngành độc lập”.
2.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động
Theo Trần Hồi Sinh (2006): ”Chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sự
vận động chuyển hóa từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và trình độ phát triển nguồn lực của đất
nước. Sự chuyển hóa này luôn diễn ra theo qui luật phát triển không ngừng
của xã hội. Nội dung của chuyển dịch:
+ Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động bao gồm sự thay đổi về trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề, thể lực, ý thức thái độ và tinh thần
trách nhiệm trong lao động.
+ Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động hay cơ cấu việc làm bao gồm
sự thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng, thay đổi các loại lao
động, sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình thức sở hửu (hoặc theo thành
phần kinh tế).
2.1.4 Mô hình nông nghiệp sinh thái
2.1.4.1 Khái niệm nông nghiệp sinh thái
Theo Lê Văn Khoa (1999, Nông nghiệp & Môi trường): Nền nông
nghiệp sinh thái là nền kinh tế nông nghiệp kết hợp hài hòa những cái ưu
điểm, tích cực của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và nông nghiệp
hữu cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng
không gây hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai (nông nghiệp bền
vững); thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông
14
nghiệp, nghĩa là phải đạt năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt với mức đầu
tư vật chất ít và hiệu quả kinh tế cao.
Nông nghiệp sinh thái đang là xu hướng phát triển nông nghiệp bền
vững không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Báo cáo của Oxfam (tổ
chức chống đói nghèo) ngày 29/04/2014 cũng khuyến nghị các chính phủ nên
có những chính sách để đẩy mạnh nông nghiệp sinh thái như: Đảm bảo quyền
tham gia của nông dân sản xuất nhỏ trong việc xác định các chính sách và các
khoản đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng các chính sách khuyến khích đẩy
mạnh các hoạt động nông nghiệp sinh thái và thúc đẩy nghiên cứu từ cấp cơ sở
do chính những người nông dân thực hiện. Đồng thời hạn chế dồn toàn bộ đầu
tư vào sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghiệp bởi những hậu quả
về môi trường, kinh tế và xã hội mà nó gây ra.
Trong trồng trọt:
+ Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây trồng.
+ Rơm rạ, cành non sau khi thu hoạch ủ thành phân bón thay vì đốt.
+ Không lạm dụng phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Phủ mặt đất và ít cầy xới, tăng cường sử dụng phân xanh.
+ Áp dụng kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất SRI, VietGap,…
Trong chăn nuôi:
+ Không sử dụng chất kích thích tăng trọng trong chăn nuôi.
+ Nên sử dụng thức ăn xanh, cám gạo, ngô cho chăn nuôi.
+ Vệ sinh chuồng trại và xung quanh khu vực chăn nuôi.
+ Thu gom phân thải gia súc, gia cầm và ủ thành phân bón hoai.
+ Áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học.
2.1.4.2 Nguyên tắc thực hiện và lợi ích từ việc phát triển mô hình
nông nghiệp sinh thái
NNST hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau:
Có quy hoạch và giải pháp sử dụng đất đảm bảo nuôi dưỡng đất, nguồn
nước, đa dạng sinh học và không làm thoái hóa môi trường, giữ gìn cảnh quan
tự nhiên.
Kế thừa, lồng ghép hệ thống canh tác truyền thống với kiến thức bản địa
với các giải pháp phù hợp.
15
Có tiềm lực và hiệu quả kinh tế nhưng không làm mất đi sức sản xuất
của tài nguyên (đất), đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng
đến nhu cầu tương lai.
Năng lượng đầu vào thấp hơn năng lượng đầu ra đi qua hệ thống canh
tác.
Huy động tối đa nguồn tài nguyên tại chỗ đồng thời giảm chi phí đầu
vào, các nguồn phụ thuộc đưa từ bên ngoài.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đa dạng và bền vững, luôn có sự
tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, đa dạng lẫn nhau, đa dạng hóa sản phẩm và thu
nhập.
Sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn, không ảnh hưởng đến đất, cây
cỏ, động vật và con người.
Lợi ích của mô hình NNST
NNST sử dụng các kỹ thuật như luân canh cây trồng và canh tác đất
hợp lý nên tăng chất lượng của đất, chống xói mòn, tối đa tính hữu ích của đất.
Giảm việc sử dụng năng lượng: hiện nay con người sử dụng 10 cal
năng lượng hóa thạch mới tạo ra 1cal năng lượng thực phẩm, việc sử dụng cây
trồng phát triển bằng phương pháp hữu cơ sẽ giảm 25% năng lượng sử dụng
phương pháp hóa học.
Giảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch, thay thế bằng các dạng năng
lượng tái tạo được (nước, gió, mặt trời,..), năng lượng từ biogas.
Do không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu nên thực phẩm sản xuất ra
được coi là an toàn cho con người và có thành phần dinh dưỡng cao hơn.
Lợi ích cho người trồng trọt: cây trồng khỏe mạnh, kháng được nhiều
dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp do phân bón, thức ăn gia súc… tận dụng được
từ các nguồn tại chỗ.
Canh tác theo hướng sinh thái bảo vệ các nguồn tài nguyên khác như
tránh nước ngầm bị ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
quá mức, hạn chế chất dinh dưỡng hòa tan làm ô nhiểm nguồn nước mặt.
Xu hướng sử dụng thực phẩm hửu cơ trên thế giới hiện nay đang tăng,
điều này tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể cải thiện nguồn thu
nhập, tăng lượng sản phẩm sản xuất, thu hút nguồn lao động tại địa phương,
giảm sự di cư từ nông thôn ra thành thị.
16
NNST còn góp phần tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi khí hậu,
bảo tồn sự đa dạng sinh học và góp phần quản lý chất thải nông nghiệp.
2.1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.5.1 Hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu kinh tế:
Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một
kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất
của chủ cơ sở nhắm đến đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi
nhuận.
Chi phí = Chi phí cố định + Chi phí lao động + chi phí biến đổi khác
Doanh thu
Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá bán
Lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu
lợi nhuận thể hiện ở hai phương tiện:
Thứ nhất, lợi nhuận chưa tính công lao động gia đình được biểu hiện
bằng công thức sau:
Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí chưa có công lao động gia
đình.
Thứ hai, lợi nhuận đã tính chi phí lao động gia đình:
Lợi nhuận = tổng doanh thu – chi phí lao động gia đình.
Lao động gia đình là số ngày lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra
để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị
ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động). (Giả định: Lợi nhuận
bỏ qua thuế, không tính lao động gia đình vào chi phí)
Theo Nguyễn Cúc Sinh về mặt lý thuyết, hiệu quả kinh tế được đo
lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí để tạo ra
17
kết quả đó. Áp dụng nguyên tắc đó có thể tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sản xuất như sau:
Doanh thu trên chi phí =
(%)
Ý nghĩa: Cho biết 1 đồng chi phí đầu tư, chủ đầu tư sẽ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao chứng tỏ sản phẩm đã được phân
bổ một cách hợp lý và hiệu quả tạo ra làm nền tảng cho việc tăng lợi nhuận
của ngưởi nông dân trong sản xuất.
Lợi nhuận trên chi phí =
(%)
Ý nghĩa: Nói lên 1 đồng người nông dân bỏ ra thì sẽ thu lại được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Nó cho biết lợi nhuận trong sản xuất mà người nông
dân có thể nhận đựơc từ việc đầu tư vào các mùa vụ của mình. Nếu chỉ số này
quá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu, làm cho thu nhập của người nông
dân giảm xuống.
(%)
Lợi nhuận trên doanh thu =
Ý nghĩa: Chỉ số này thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhêu đồng lợi
nhuận. Cụ thể, chỉ số này càng cao chứng tỏ nông dân đã có những biện pháp
tích cực trong việc giảm chi phí, tăng thu nhập cho mình
2.1.5.2 Hiệu quả xã hội
Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Theo
Nguyễn Duy Trịnh (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp
chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích
đất nông nghiệp. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần
quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề như
giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí cho người dân.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về xã hội trong nghiên cứu:
Giải quyết được thực trạng thừa lao động nông nghiệp.
Sản phẩm dễ tiêu thụ.
Sản phẩm an toàn nhờ áp dụng mô hình mới.
Được nâng cao kiến thức và kỹ thuật.
Sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng được bảo đảm.
Cải tạo chất lượng đất.
18
Dịch bệnh ít xảy ra.
Bảo vệ nguồn nước vì sử dụng ít thuốc BVTV.
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Quyết định đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và quyết định
CDCCKTNN của nông hộ xuất phát từ nhiều nhân tố khác nhau như đã đề cập
trong phần lược khảo tài liệu, các nhân tố này thuộc 2 nhóm chính là nhân tố
chủ quan xuất phát từ chính bản thân nông hộ và nhóm nhân tố khách quan
nằm ngoài khả năng kiểm soát của nông hộ như nguồn lực của nông hộ, điều
kiện tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội. Với các nhân tố trên tác giả để
xuất 2 mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa sản xuất
nông nghiệp của nông hộ.
TỲ LỆ NGƯỜI PHỤ
THUỘC TRONG GIA
ĐÌNH
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
CỦA NGƯỜI RA
QUYẾT ĐỊNH SẢN
XUẤT
SỐ LAO ĐỘNG CHÍNH
TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP
KHẢ NĂNG TÀI
CHÍNH
CỦA NÔNG HỘ
THU NHẬP TỪ HOẠT
ĐỘNG PHI NÔNG
NGHIỆP
QUYẾT
ĐỊNH ĐA
DẠNG
HÓA SẢN
XUẤT
KHOẢNG CÁCH TỪ
NHÀ ĐẾN CHỢ, THỊ
TRẤN
TUỔI CỦA NGƯỜI RA
QUYẾT ĐỊNH SẢN
XUẤT
GIỚI TÍNH CỦA
NGƯỜI RA QUYẾT
ĐỊNH SẢN XUẤT
TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2014
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 1 được đề xuất
Các biến giải thích trong mô hình này bao gồm
19
Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 1
Tên biến
Diễn giải
Mã hóa
Trình độ của
người ra quyết
định sản xuất
HOC
VAN
Tuổi của người
ra quyết định
sản xuất
TUOI
TAC
Giới tính của
người ra quyết
định sản xuất
GIOI
TINH
Tỷ lệ người phụ
thuộc trong gia
đình
Số lao động
chính trong sản
xuất nông
nghiệp
Khả năng tài
chính của nông
hộ
Thu nhập từ
hoạt động phi
nông nghiệp
Khoảng cách
Trình độ kỹ
thuật
Chính sách hỗ
trợ của địa
phương
Tác giả
Số năm đến trường của người ra
Lauwere et al,
quyết định sản xuất tính tới thời
(2004), Jodha
điểm phỏng vấn.
(1981), Kimhi
and Chiwele
Độ tuổi của người ra quyết định
(2000), Nguyễn
sản xuất tính tới thời điểm
Văn Hăng (2009),
phỏng vấn.
Rehima et al
Được nhận giá trị 1 nếu giới (2013).
tính của đáp viên là nam, bằng 0
nếu là nữ.
Được xác định thông qua tỷ số
giữa người phụ thuộc trên tổng Nguyễn Thị Mỹ
THUOC số nhân khẩu của hộ.
Hạnh (2007), Bùi
Thị Nguyệt Minh
Được xác định bằng tổng số
LAO
(2008), Võ Thị
người tham gia trực tiếp vào các
Mỹ Trang (2009),
DONG
công đoạn của sản xuất nông
Nguyễn Văn
NN
nghiệp trong hộ.
Hăng (2009),
VONDAU Được xác định thông qua nguồn Trần Hồng Minh
vốn sẵn có và số tiền có thể huy Ngọc (2012).
TU
động từ các nguồn khác nhau.
PHU
THU
NHAP
PNN
Được xác định thông qua tổng
nguồn thu từ các hoạt động phi
nông nghiệp: buôn bán, cho thuê
đất, làm dịch vụ tiểu thủ công
nghiệp, làm mướn.
Sanzidur Rahman
(2008), Ali and
Flinn (1989),
Wang et al
(1996).
KHOANG Được tính từ nơi ở của hộ đến Nguyễn Thị Mỹ
chợ (tính bằng km).
Hạnh (2007), Bùi
CACH
Thị Nguyệt Minh
Được
đo
lường
bằng
số
lần
tham
TAP
(2008), Ibrahim
gia tập huấn của người ra quyết (2009), Nguyễn
HUAN
định sản xuất.
Văn Hăng (2009),
Là biến giả, mang giá trị 1 nếu Trần Anh Hùng
nông hộ nhận được sự hỗ trợ của (2013), Phạm
HOTRO
địa phương ngược lại, mang giá Thanh Vũ và ctv
(2013).
trị 0.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2014
20
Biến phụ thuộc Y là biến định tính đại diện cho các hình thức chuyển
đổi mô hình sản xuất được các nông hộ lựa chọn với 4 phương án:
Phương án 1: nông hộ chưa từng hoặc không có ý chuyển đổi mô hình
sản xuất và phương thức canh tác.
Phương án 2: nông hộ đã chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
Phương án 3: nông hộ đã chuyển đổi phương thức canh tác từ truyền
thống sang sinh thái.
Phương án 4: nông hộ đã chuyển đổi phương thức canh tác từ truyền
thống sang sinh thái đồng thời đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
Mô hình 2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
CDCCKTNN của nông hộ.
Yếu tố khách quan
Yếu tố chủ quan
YẾU TỐ
KINH TẾ - XÃ HỘI
(5 tiêu chí)
QUYẾT
ĐỊNH
CHUYỂN
ĐỔI
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
(3 tiêu chí)
ĐẶC ĐIỂM CỦA
NGƯỜI RA QUYẾT
ĐỊNH SẢN XUẤT (9
tiêu chí)
NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ VẬT LỰC CỦA
NÔNG HỘ (4 tiêu chí)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2014
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu 2 được đề xuất
21
Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 2
Mã hóa
ĐĐCN1
ĐĐCN2
Đặc
điểm
ĐĐCN3
người ra
quyết
định sản
ĐĐCN4
xuất
ĐĐCN5
NL1
Nguồn
lực của
nông hộ
NL2
NL3
NL4
KTXH1
KTXH2
Yếu tố
kinh tế xã hội
KTXH3
KTXH4
KTXH5
Nội dung
Có nhận thức, suy nghĩ tích
cực về mô hình sản xuất mới
Có kinh nghiệm tổ chức sản
xuất nông nghiệp
Nhận thức được vấn đề bảo
vệ sức khỏe cho cá nhân và
cộng đồng
Nhận thức được vấn đề bảo
vệ môi trường và điều kiện
sinh thái cho phát triển nông
nghiệp bền vững
Nhận thấy mô hình mới phù
hợp với xu hướng, điều kiện
kinh tế thị trường mới
Đảm bảo nguồn nhân lực
(lao động nông nghiệp) cho
việc chuyển đổi mô hình
Đảm bảo điều kiện tài chính
cho việc chuyển đổi mô hình
Đảm bảo nguồn vật lực (đất
đai, phương tiện sản xuất,…)
cho chuyển đổi mô hình
Đảm bảo kiến thức và kỹ
thuật sản xuất cho việc
chuyển đổi mô hình
Tác động từ sự chuyển đổi
mô hình của cộng đồng địa
phương
Yêu cầu thị trường (chất
lượng, chủng loại, giá cả)
đối với loại nông sản của mô
hình mới
Sức hút từ lợi nhuận của mô
hình chuyển đổi mang lại
Nhận được sự hỗ trợ (giống,
phân thuốc, đầu ra, kỹ thuật,
tài chính,…) của chính
quyền địa phương
Điều kiện cơ sở hạ tầng
nông nghiệp (đường xá, cầu
cống, điện nước,…)
22
Loại biến
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Tác giả
Lauwere et
al, (2004),
Jodha
(1981),
Kimhi and
Chiwele
(2000),
Nguyễn
Văn Hăng
(2009),
Rehima et
al (2013)
Nguyễn Thị
Mỹ Hạnh
(2007),
Nguyễn
Văn Hăng
(2009),
Trần Hồng
Minh Ngọc
(2012
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Liker 1-5
Nguyễn Thị
Mỹ Hạnh
(2007),
Nguyễn
Văn Hăng
(2009),
Trần Hồng
Minh Ngọc
(2012
Mã
hóa
TN1
Điều
kiện
tự
TN2
nhiên
TN3
Nội dung
Loại biến
Tác động của rủi ro (thời tiết,
dịch bệnh,..) trong sản xuất
nông nghiệp.
Liker 1 -5
Điều kiện đất đai và khí hậu
phù hợp với mô hình chuyển
đổi.
Liker 1 -5
Điều kiện về vị trí sản xuất
(đường, nước, giao thông, Liker 1 -5
chợ,..) thuận lợi.
Tác giả
Eicher và Staatz
(1998), Trương
Ngọc Chi và
cộng sự (2003),
Bosma và cộng
sự (2012),
Rehima et al
(2013), Phạm
Thanh vũ và ct
(2013).
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2014
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu của đề tài được thu thập, xử lý và tổng hợp từ kết quả của Ban,
Ngành ti huyện Phong Điền như: Niên giám thống kê, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Hội Nông dân và Phòng Tài nguyên - Môi trường.
Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo các sách báo, tạp chí khoa học, luận án
và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, đề tài còn kết
hợp một số thông tin từ cổng thông tin Tp.Cần Thơ và huyện Phong Điền:
http://cantho.gov.vn và http://cantho.gov.vn/wps/portal/phongdien
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ
không và có CDCCKTNN trên 4 xã (Mỹ Khánh, Giai Xuân, Nhơn Ái và Nhơn
Nghĩa) thuộc địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đối tượng
phỏng vấn là người ra quyết định sản xuất chính trong hộ.
Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phi
xác suất, dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng.
Cỡ mẫu điều tra: Theo Theo Hair & ctg cho rằng kích thước mẫu tối
thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, nghĩa là
1 biến đo lường thì cần 5 biến quan sát. Còn theo Nguyễn Đình Thọ (2011),
kích thước mẫu được tính theo công thức nghiệm: n ≥ 50 + 8p.
Trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến
độc lập trong mô hình.
23
Bảng 2.3: Cỡ mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu.
STT
Địa phương
Số lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
1
Xã Nhơn Ái
75
23,80
2
Xã Nhơn Nghĩa
88
27,90
3
Xã Giai Xuân
99
31,40
4
Xã Mỹ Khánh
53
16,80
315
100,00
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2014
Như vậy với 10 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất, mô hình
có ý nghĩa với cỡ mẫu trên 130 quan sát. Trong giới hạn đề tài, tác giả tiến
hành phỏng vấn 315 nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền như được trình
bày trong Bảng 2.3.
Quá trình phỏng vấn được tiến hành thông qua 3 bước sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu khảo sát và phỏng vấn sơ bộ
Để đảm bảo các tiêu chí trong bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện thực tế
và các biến trong mô hình có giải quyết được thực trạng cần nghiên cứu tại địa
bàn, sau khi xây dựng phiếu khảo sát, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 12 hộ ở
hai xã Nhơn Ái và Giai Xuân cùng với sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ các
ấp thuộc các xã. Kết quả thu được cho thấy: phần lớn các tiêu chí có thể phản
ánh tốt thực trạng và dễ dàng xin được thông tin khảo sát nông hộ. Tuy nhiên
có một số thông tin trong bảng câu hỏi chưa logit và gây khó khăn cho đáp
viên, tác giả tiến hành xem xét và sữa chữa bảng câu hỏi hoàn chỉnh.
Bước 2: Lên kế hoạch tổ chức điều tra theo khung thời gian và địa
bàn.
Sau quá trình phỏng vấn sơ bộ nắm tình hình và hoàn chỉnh bảng câu
hỏi, tác giả tiến hành liên hệ với cán bộ xã tại Ủy ban nhân dân các xã để nhờ
giúp đỡ trong việc tiếp cận nông hộ nhằm tạo lòng tin từ phía đáp viên. Sau
khi nhận được sự đồng ý, tác giả lên kế hoạch điều tra theo khung thời gian và
địa bàn qui định.
Bước 3: Phỏng vấn mở rộng
Tác giả tiến hành phỏng vấn chính thức thông qua phỏng vấn trực tiếp
315 hộ nông dân được chọn ngẫu nhiên tại các 4 xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa,
Giai Xuân và Mỹ Khánh, trong thời gian từ ngày 25/10/2014 đến 7/11/2014.
24
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu
Đề tài sử dụng các phần mềm thống kê kinh tế STATA và SPSS để hỗ
trợ trong việc phân tích số liệu. Phương pháp phân tích được chọn tương ứng
với từng mục tiêu cụ thể như sau:
Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
thống kê đặc điểm của đối tượng nghiên cứu để phân tích và đánh giá thực
trạng CDCCKTNN trên địa bàn huyện Phong Điền.
Đối với mục tiêu 2: Để làm rõ mục tiêu này, tác giả sử dụng kết hợp các
phương pháp sau: Sử dụng mô hình logit đa thức (Multinomial Logit Model)
nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương án
CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền kết hợp sử dụng
phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Đối với mục tiêu 3: Tác giả sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phân tích
hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình CDCCKTNN trên địa bàn nghiên cứu
giữa mô hình sản xuất có chuyển đổi và không chuyển đổi. Sau cùng sử dụng
kiểm định T-test để kiểm định sự khác nhau về lợi nhuận (tiền lời) của mô
hình sản xuất trước chuyển đổi và sau chuyến đổi.
Đối với mục tiêu 4: Để thực hiện mục tiêu 4 tác giả kết hợp kết quả
phân tích từ mục tiêu 1, mục tiêu 2 và mục tiêu 3 với mô hình PEST phân tích
tác động của môi trường vĩ mô đến tình hình CDCCKTNN tại huyện Phong
Điền. Đồng thời còn thông qua phỏng vấn chuyên gia, tham khảo và tổng hợp
ý kiến chuyên gia qua báo và tạp chí chuyên ngành làm tiền đề cho việc đề
xuất môt số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả sản xuất
từ CDCCKTNN góp phần cải thiện đời sống người dân tại huyện Phong Điền.
2.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là tổng hợp của một số phương
pháp phân tích dữ liệu từ nguồn số liệu sơ cấp hoặc thứ cấp mà chưa được xử
lý thành số liệu có giá trị về mặt nào đó của nghiên cứu. Sử dụng các phương
pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và chỉ số thống
kê như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn, … Bằng các
phương pháp lập thành bảng, biểu đồ và các phương pháp tóm tắt, tính toán
đơn giản nhằm làm nổi bật lên giá trị thực của thông tin (Hoàng Trọng, Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
25
2.3.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đó Cronbach’s Alpha
Sau khi có kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo:
Nếu mối quan hệ giữa biến và alpha tổng (item-total correlation) trong
bảng kết quả 0,8 thì dữ liệu thu thập là dữ
liệu tốt, nếu Cronbach’s Alpha tổng của mô hình (0,7-0,8) thì bộ biến sử dụng
khá tốt, còn nếu 0,6< Cronbach’s Alpha tổng của mô hình < 0,7 thì bộ biến
tạm chấp nhận được (với điều kiện nghiên cứu này là nghiên cúu mới).
2.3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng
chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, phân nhóm các dữ liệu trừu tượng
và phức tạp hình thành các biến (dữ liệu mới) cho các nghiên cứu tiếp theo.
Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố:
- Bartlett’s test of sphericity: Đại lượng Barlett là một đại lượng thống
kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan tổng thể. Nói
cách khác, ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đồng nhất, mỗi biến
tương quan hoàn toàn với chính nó (r=1) nhưng không tương quan với biến
khác (r=0). (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, tập 2, tr.30)
Ta đặt giả thuyết:
H0: Các biến không có tương quan với nhau
H1: Các biến có tương quan với nhau.
Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig 0,5) thì phân tích nhân tố là
thích hợp. Còn nếu KMO =1).
- Tổng phương sai trích >= 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
2.3.2.4 Mô hình PEST
Mô hình PEST của M. Porter gồm bốn yếu tố: Political (Thể chế - Luật
pháp), Economics (Kinh tế), Sociocultrural (Văn hóa - Xã Hội) và
Technological (Công nghệ). Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các
26
ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp hoặc
một ngành, lĩnh vực sản xuất nào đó phải chịu đối mặt như một tác động tất
yếu, khách quan. Người sản xuất nói chung và nông dân nói riêng cần dựa trên
các tác động để đưa ra những chính sách, hoạt động sản xuất phù hợp.
Yếu tố Chính trị - Pháp luật (P): Khi hoạt động sản xuất trên một đơn
vị đất nông nghiệp, các chủ hộ sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế
luật pháp tại khu vực đó. Một số yếu tố cần xem xét như:
Các chính sách thuế: chính sách thuế nông nghiệp, chính sách thuế nhập
khẩu, chính sách trợ cấp hoặc đánh thuế xuất khẩu, sử dụng hàng rào phi thuế
quan, chính sách tỷ giá,…
Các đạo luật liên quan: luật chống bán phá giá, Luật đất đai, Luật thuế sử
dụng đất nông nghiệp...
Chính sách: Các chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới quá trình
CDCCKTNN, nó có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức với quá trình này. Như
các chính sách ruộng đất, chính sách giá cả thị trường, chính sách xuất khẩu
nông sản, chính sách khuyến nông, chính sách đổi mới cơ cấu nông nghiệp
nông thôn, chính sách đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp nông
thôn…
Yếu tố kinh tế: Các chủ hộ cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong
ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp. Thông thường các chủ hộ sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết
định hướng sử dụng đất canh tác, lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, các yếu tố
đầu vào nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Các yếu tố cần xem xét:
Tình trạng chung của nền kinh tế nông nghiệp (KTNN) tại thời điểm sản
xuất canh tác.
Các yếu tố tác động đến nền KTNN: giá cả nông sản, thị trường tiêu thụ,
chi phí đầu vào, dịch bệnh…
Các chính sách KTNN của Chính phủ: chính sách thu mua tạm trữ lúa
gạo, chính sách đầu tư, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính
sách cho vay ưu đãi tại ngân hàng NN&PTNN,…
Triển vọng KTNN trong tương lai: tốc độ tăng trường, tỷ trọng đóng góp
trong GDP…
Yếu tố văn hóa xã hội: Mỗi vùng, miền đều có truyền thống và đặc
trưng sản xuất nông nghiệp riêng và những đặc trưng này có thể là đặc tính sử
27
dụng đất nông nghiệp, sử dụng lao động, sử dụng thức ăn, phân bón, hóa
chất,… tại các khu vực đó. Các yếu tố cần xem xét:
Tuổi thọ trung bình của nông hộ, số năm gắn bó với địa phương, tình
trạng sức khỏe, kinh nghiệm canh tác nông nghiệp.
Đặc trưng trong sử dụng lao động, trình độ lao động.
Né tránh rủi ro, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi luận, điều kiện sản
xuất, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có.
Truyền thống độc canh cây lúa, luân canh, xen canh, đa canh,…
Yếu tố công nghệ: Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển
giao khoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng
nhất để thúc đẩy phát triển KTNN và kinh tế nông thôn; trước hết cần tập
trung vào công nghệ sinh học, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công
nghệ bảo quản và công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản. Dành kinh phí để
nhập khẩu công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt.
Mức đầu tư của chính phủ, chính quyền đại phương có liên quan.
Khả năng cập nhật thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ và ứng
dụng công nghệ vào sản xuất của địa phương.
Tác động của việc áp dụng công nghệ đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp.
Khả năng liên kết với các trung tâm, viện nghiên cứu sinh học,… trên
địa bàn.
28
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
-----3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phong Điền là một trong chín quận, huyện thuộc Tp.Cần Thơ. Huyện
Phong Điền nằm ở phía Nam của Tp. Cần Thơ, phía bắc giáp quận Ô Môn và
quận Bình Thủy, phía Nam giáp huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang,
phía Tây giáp huyện Thới Lai, phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái
Răng.
Huyện Phong Điền được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP
ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên (102,52 km2), dân số của các xã Mỹ Khánh, xã Giai Xuân thuộc Tp.Cần
Thơ, xã Tân Thới thuộc quận Ô Môn và các xã Nhơn Ái, xã Nhơn Nghĩa, xã
Trường Long thuộc huyện Châu Thành A.
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ 2013.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền
Huyện Phong Điền có vị trí địa lý thuộc vùng ven của Tp. Cần Thơ
nhưng cách trung tâm thành phố không quá xa. Với vị trí đó là điều kiện hết
sức thuận lợi cho việc CDCKTNN của huyện nhà.
29
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
Huyện Phong Điền nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc
tính chung của khí hậu vùng ĐBSCL, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân
hàng năm 25oC – 29oC, nhiệt độ thấp nhất hàng năm thường xuất hiện vào
tháng 12 và tháng giêng, khoảng 29 oC, trong khi đó tháng 04 và tháng 05 có
nhiệt độ cao nhất lên đến 35,7 oC.
Số giờ nắng thấp nhất bình quân cả năm khoảng 2.452,3 giờ. Trong đó
tháng nắng cao nhất là tháng 3 có 293,7 giờ nắng; tháng nắng thấp nhất là
tháng 10 có 155,9 giờ nắng.
Độ ẩm tương đối trung bình của huyện cả năm là 81,43%. Trong đó
tháng 02 có độ ẩm thấp nhất là 73,25%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 09
với 86,27%.
Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 05 đến
tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 măn
sau trùng với gió mùa Đông Bắc; lượng mưa trung bình hàng năm của huyện
khoảng 1.339,7mm. Trong đó vào tháng 09 có lượng mưa nhiều nhất là
336,7mm, thấp nhất vào tháng 12 chỉ có 2,5mm. Đây cũng là một trong những
điều kiện để huyện cho phép sản xuất trồng trọt áp dụng kỹ thuật thâm canh
đạt năng suất cao.
Mạng lưới sông ngòi
Huyện Phong Điền có mạng lưới sông rạch, kênh đào dày đặt. Quan
trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi của huyện là sông Cần Thơ- một phụ lưu
của sông Hậu, đây là con sông có chiều dài chảy qua Tp. Cần Thơ là 65km,
lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây, tổng lượng phù sa là
35 triệu m3/năm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt tương
đối dồi dào, đảm bảo cung cấp nước tưới cho quá trình sản xuất nông nghiệp
của người dân và sử dụng trong sinh hoạt ở một số vùng nông thôn trong
huyện. Bên cạnh đó còn có sông Cái dài 20km, chiều rộng cửa sông 600700m, độ sâu 10-12m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Khí hậu, thời
tiết huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích nghi
với các loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa và cây màu.
Nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện phát triển hàng
loạt ngành kinh tế như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du
lịch cũng như phát triển các ngành kinh tế tổng hợp góp phần tích cực trong
quá trình CDCCKTNN của huyện Phong Điền
30
Về đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai của huyện Phong Điền rất màu mỡ trong đó chiếm phần lớn là
nhóm đất phù sa do sông Cần Thơ bồi đắp, đây là loại đất có chế độ thích nghi
cao để canh tác, phù hợp với nhiều loại cây lương thực, cây màu và cây ăn
trái. Phần còn lại là nhóm đất phù sa có phèn ở vùng trũng, thấp, hàng năm
nhiều tháng bị nước phèn, nhóm đất phù sa có phèn cũng là một nhóm đất
thích nghi với cây lúa. Nhìn chung, đất đai của huyện phần lớn là nhóm đất
phù sa, thuận lợi với nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử
dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vùng chuyên canh nông nông
nghiệp.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phong Điền năm 2013
Loại đất
Diện tích (ha)
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Tổng
Tỷ trọng (%)
10.546,82
84,20
1.978,76
15,80
0,00
0,00
12.525,58
100,00
Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phong Điền năm 2013
Đất phi
nông
nghiệp
15,80%
Đất nông
nghiệp
84,20%
Đất chưa
sử dụng
0%
Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phong Điền 2013
Hình 3.2: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phong Điền năm 2013
Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, năm 2013 tổng diện tích
đất tự nhiên toàn huyện là 12,525.58 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp
10,546.82 ha chiếm 84,20%, từ tỷ lệ này có thể kết luận rằng nông nghiệp là
ngành sản xuất chính của huyện và cũng là tư liệu không thể thay thế của các
ngành kinh tế. Phần lớn đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây nông nghiệp
hàng năm, đất lâm nghiệp, đất dùng nuôi trồng thủy sản và đất dùng trồng cây
lâu năm.
31
Tiềm năng đất đai trên cơ sở tổng hợp nguồn tài nguyên đất đai có 4
vùng thích nghi tự nhiên (Bảng 3.2 và Hình 3.3).
Qua Bảng 3.2 cho thấy: trên địa bàn huyện Phong Điền thì hầu hết các
đơn vị có khả năng thích nghi cho các kiểu sử dụng và đây là vùng có tiềm
năng đất sản xuất nông nghiệp. Với 4 vùng thích nghi đất đai về điều kiện tự
nhiên được phân định như 03 lúa, 02 lúa- màu, cây ăn trái và chuyên màu, cần
bố trí các LUT theo vùng để đạt hiệu quả về kinh tế mong muốn. (Lê Tấn Lợi
và ctv, 2012)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền 2010
Hình 3.3: Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên của
huyện Phong Điền năm 2013.
Bảng 3.2: Phân vùng thích nghi cho các kiểu sử dụng đất theo điều kiện tự
nhiên của huyện Phong Điền
Vùng thích
nghi
LUT thích nghi
Các yếu tố hạn chế
I
Thích nghi cao đến trung bình LUT
1,2,3,4
Không có yếu tố hạn chế
Thích nghi cao với LUT 1
II
Thích nghi trung bình với LUT 2, 4
Thích nghi kém với LUT 3
Thích nghi trung bình với LUT 1, 3, 4
III
Thích nghi kém với LUT 2
Thích nghi trung bình với LUT 1, 4
IV
Thích nghi kém với LUT 2, 3
Độ sâu ngập khá sâu
(Ngập từ 0 đến 30 cm)
Độ dày tầng canh tác cạn
(nhỏ hơn 20 cm)
Độ dày tầng canh tác cạn
(nhỏ hơn 20 cm)
Nguồn: Nghiên cứu của Lê Tấn Lợi và ctv, 2012
32
Chú thích: LUT: Land use types (Loại hình sử dụng đất).
LUT 1: 3 vụ lúa; LUT 2: Chuyên cây ăn trái; LUT 3: Chuyên màu; LUT 4: 2
lúa – màu.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên: thảm thực vật chủ yếu tập trung trên vùng đất
phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau
má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình
bát,…Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước,
bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen, bông súng,…. Về động
vật, trên cạn có các loài như: gà nước, le le, trích nước, trăn, rắn, rùa,… dưới
nước có các loài có như cá lóc, cá rô, cá sặc rằn, cá trê, cá linh, cá basa, cá
chép, tôm, tép…
3.1.2 Tình hình văn hóa- xã hội
3.1.2.1 Các đơn vị hành chính
Theo niên giám thống kê huyện Phong Điền 2013, huyện bao gồm 07
đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, xã
Nhơn Nghĩa, xã Giai Xuân, xã Mỹ Khánh, xã Trường Long và xã Tân Thới.
3.1.2.2 Dân số
Dân số là một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội của Tp.Cần Thơ nói chung và của huyện Phong Điền nói riêng.
Theo niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2012 dân số của huyện là
101.120 người, đến năm 2013 con số này là 101.120 người chiếm trên 8,3%
dân số toàn Tp.Cần Thơ.
Huyện Phong điền có cơ cấu dân số trẻ nên có lao động dồi dào phục
vụ cho quá trình CDCCKTNN của huyện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế của Tp.Cần Thơ. Trong đó mật độ dân số trung bình của toàn
huyện là 863 người/km2, trong đó số lượng nam toàn huyện là 50.330 người
chiếm 49,80%. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61,60% tổng dân số toàn
huyện; còn lại là số người thất nghiệp hoặc không tham gia hoạt động kinh tế
như làm nội trợ.
33
Bảng 3.3: Tình hình phân bố dân cư huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013
ĐVT: người
Phân theo giới tính
Năm
Nữ
Nam
Phân theo khu vực
Phân theo lĩnh vực
Thành
thị
Nông
nghiệp
Nông
thôn
Phi nông
nghiệp
Tổng
dân số
2004
-
-
-
99.121
65.955
33.166
99.121
2005
-
-
-
99.230
65.352
33.878
99.230
2006
-
-
-
99,339
63.133
36.206
99.339
2007
-
-
-
88.716
61.906
37.542
99.448
2008
-
-
10.732
88.813
58.977
40.580
99.557
2009
-
-
10.744
88.813
57.105
42.562
99.667
2010
-
-
10.787
89.179
55.171
44.795
99.966
2011
49.875
50.351
10.868
89.358
53.120
47.106
100.226
2012
50.082
50.559
10.938
89.703
50.680
49.961
101.641
2013
50.330
50.790
10.992
90.128
49.510
51.610
101.120
Tổng
150.287
151.700
65.061
922.400
580.909
417.406
999.315
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền
Bảng 3.4: Diện tích, dân số, mật độ dân số tại huyện Phong Điền năm 2013
Địa bàn
Diện tích
(Km2)
Dân số
(người)
Mật độ dân số
(Người/Km2)
Số xã
Số ấp
Xã Nhơn Ái
1
7
16, 32
14.208
870
Xá Giai Xuân
1
14
19,69
15.502
787
Xã Tân Thới
1
1
17,73
13.765
777
Xã Trường Long
1
20
31,00
18.565
599
Xã Mỹ Khánh
1
8
10,59
10.607
1.002
Xã Nhơn Nghĩa
1
14
21,79
17.481
802
Tổng
7
69
125,26
101.120
6.188
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013
Nhân dân Phong Điền với truyền thống yêu nước, cần cù lao động sáng
tạo, giàu bản sắc văn hóa và tình thân hiếu học cao là nhân tố hết sức quan
trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.
34
3.1.2.3 Văn hóa- xã hội
Theo niêm giám thống kê huyện Phong Điền 2013:
Về hệ thống giáo dục, năm 2013-2014 trên địa bàn huyện có13 trường
mầm non, mẫu giáo với khoảng 3.521 trẻ em đến trường trong độ tuổi này. Về
trường phổ thông, tổng cộng có 29 trường học, trong đó có 21 trường tiểu học,
06 trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông với tổng số học sinh
tương ứng là 7.349 học sinh tiểu học, 4.497 học sinh trung học cơ sở, và 1.948
học sinh phồ thông trung học.Tổng số giáo viên giảng dạy cả 3 cấp là 874 giáo
viên, trong đó, giáo viên tiểu học là 435 người, giáo viên trung học cơ sở là
303 người, giáo viên trung học phổ thông chỉ có 136 người.
Về cơ sở y tế, năm 2013, toàn huyện có 01 bệnh viện, 07 trạm y tế xã,
thị trấn với 60 giường bệnh, 89 y-bác sĩ, 17 dược sĩ và 7 cán bộ đông y.
Về cơ sở văn hóa giáo dục như sau: có 8 thư viện phân bổ tại khắp các
huyện, xã và thị trấn với 20.400 đầu sách, có 01 trung tâm văn hóa, 01 trung
tâm triển lãm, 01 nhà bảo tàng tại trung tâm huyện, 04 di tích lịch sử văn hóa.
Phong Điền cũng chính là nơi sản sinh ra những nghệ nhân đờn ca tài từ
Nam Bộ, được du khách trong và ngoài nước biết đến. Với những ưu điểm và
đặc thù riêng của địa phương, bằng sự phấn đấu và quyết tâm của toàn Đàng,
toàn dân và toàn quân Phong Điền tập trung nâng cao chất lượng các thiết chế
văn hóa theo bốn tiêu chí; từng bước nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và
tinh thần cho nhân dân vững tin phấn đấu tiến lên xây dựng thành quận văn
hóa - đô thị sinh thái của Tp.Cần Thơ.
Huyện còn là điểm du lịch của Tp.Cần Thơ, với phong cảnh thiên nhiên
sông nước hữu tình, hấp dẫn bên những vườn cây ăn trái trĩu quả (như dâu Hạ
Châu, cam mật, vú sữa,…), có chợ nổi Phong Điền cùng hàng chục khu du
lịch sinh thái như: Mỹ Khánh, Giáo Dương, Vườn Mai,… và nhiều di tích lịch
sử văn hóa như khu di tích lịch sử Phan Văn Trị, di tích khảo cố Óc Eo, tượng
đài chiến thắng Ông Hào được xếp hạng cấp thành phố và cấp quốc gia, địa
điểm du lịch phong phú, đa dạng và được trải đều trên toàn huyện. Hạ tầng kỹ
thuật được đầu tư phát triển, kinh tế- xã hội ngày càng phát triển, thu nhập
bình quân đầu người tăng, đời sống được nâng cao, nhu cầu vui chơi, giải trí
phát sinh đã tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.
3.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng
Điện
Theo báo cáo tổng kết của phòng Kinh tế huyện Phong Điền thì đến cuối
năm 2007, lưới điện hiện hữu trên địa bàn huyện gần như đã được phủ kín với
35
tổng chiều dài đường dây trung thế là 164.661 km; hạ thế 392.114 km; tổng số
trạm là 169 trạm, công suất: 4.226 KVA. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ dân sử
dụng điện là 99,75%, trong đó hộ sử dụng đúng điện kỹ thuật đạt 96,18% .
Công tác thủy lợi và nước sạch nông thôn
Hiện nay, huyện Phong Điền có nhiều công trình thủy lợi phục vụ cho
quá trình sản xuất nông nghiệp và CDCCKTNN theo hướng công nghiệp hóa
của toàn huyện. Trong đó có hàng chục công trình do Nhà nước và nhân dân
cùng đầu tư với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Năm 2012, toàn huyện hiện có 74 trạm cấp nước và 01 nhà máy nước tập
trung, tỉ lệ hộ sử dụng nước cung cấp từ các nhà máy, trạm cấp nước chiếm
37,4%, tỉ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh là 92%. Kết hợp với trung tâm nước
sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Tp.Cần Thơ khởi công xây
dựng trạm cấp nước trên địa bàn xã Giai Xuân với kinh phí 5,7 tỷ đồng, xây
dựng đường ống cấp nước phục vụ nhân dân địa bàn xã Mỹ Khánh.
Trong năm 2012, huyện cũng đã huy động được 12.124 ngày công thực
hiện nạo vét thủ công được 17.730 m3, dọn cỏ phát hoang 148.540 m, đắp lộ
giao thông nông thôn được 34.715 m, nâng cấp sữa chữa lộ giao thông nông
thôn được 40.940 m, đắp đập được 241 cái. Kết hợp với chiến dịch giao thông
thủy lợi màu khô, UBND huyện đã tiến hành hỗ trợ 25.088 cây tràm, 7.200 m
ga bạt kè mé chống sạt lỡ các tuyến trên địa bàn, đồng thời các đại phương
cũng tiến hành gắn kết xây dựng hệ thống đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái trên
địa bàn các xã, thị trấn khép kín được 2.219 ha đê bao.
Giao thông vận tải
Theo niên giám thống kê huyện Phong Điền, đa số xã, thị trấn trong
huyện đều đã được đầu tư nâng cấp đường giao thông là đường nhựa, đa số
không có đường đất, đường đá.
Phong Điền là cửa ngõ phía nam Tp.Cần Thơ. Lộ Vòng Cung dọc theo
sông Cần Thơ đi qua trung tâm huyện như một vành đai chiến lược là đường
giao thông thủy bộ rất thuận tiện nối liền các xã trong huyện, đồng thời nối
huyện Phong Điền với các quận, huyện của Tp.Cần Thơ. Ngã ba Vàm Xáng là
đầu mối giao thông đường thủy giữa Phong Điền với Tp.Cần Thơ và các tỉnh
Hậu Giang , Kiên Giang, Cà Mau.
Ngoài ra, huyện còn tiếp tục hoàn thiện và xây dựng mới hệ thống giao
thông nông thôn, nâng cấp phát triển hệ thống mạng lưới điện, hệ thống nước
sinh hoạt nông thôn, hệ thống chợ,… đẩy mạnh quy hoạch các ngành kinh tế,
quy hoạch dân cư trong qúa trình CDCCKTNN theo hướng công nghiệp hóa,
36
hiện đại hóa của toàn huyện nhằm đạt được mục tiêu trong quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020.
Có được kết quả này là nhờ trong 3 năm qua, huyện đã đầu 139,7 tỷ
đồng để làm mới, sữa chữa trên 113 km đường, 262 cây cầu giao thông nông
thôn. Trong đó người dân hiến đất và các doanh nghiệp đóng góp trên 61,5 tỷ
đồng, cùng với khoảng 32.000 ngày công.
3.1.2.5 Về khoa học và công nghệ
Huyện Phong Điền nằm gần kề với trung tâm Tp.Cần Thơ – là trung tâm
khoa học kỹ thuật của vùng ĐBSCL và nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu
giống cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, huyện được Trường Đại học Cần Thơ,
Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang, Viện lúa ĐBSCL, Viện nghiên
cứu cây ăn quả Miền Nam hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các loại giống cây trồng
và vật nuôi cho nông dân, các giống lúa nhằm đạt kết quả cao trong quá trình
CDCCKTN của toàn huyện.
Bên cạnh đó việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ cho
nông dân thông qua các chương trình, dự án và sự vào cuộc thực sự của các tổ
chức đoàn thể: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,…đã làm cho đa
phần nông dân thực sự làm chủ đồng ruộng, đầu tư tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất. Nông dân đã năng động, nhạy bén chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và thị trường
tạo điều kiện cho quá trình CDCKTNN được diễn ra thuận lợi hơn.
Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được các trung tâm khuyến
nông, khuyến ngư, cục bảo vệ thực vật tiến hành thường xuyên thông qua các
buổi hội thảo, đài phát thanh truyền hình Tp.Cần Thơ phổ biến hỗ trợ sản xuất,
nhờ đó đáp ứng được yêu cầu bức xúc của nhân dân trong việc áp dụng khoa
học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn canh tác cho nông dân
nhất là trong việc canh tác lúa, rau màu và chăn nuôi nhờ đó nông dân được
hướng dẫn và áp dụng thành công nhiều mô hình sản xuất, mang lại hiệu quả
kinh tế cao góp phần đáp ứng công tác CDCCKTNN theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của huyện.
37
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI
ĐOẠN 2004-2013
3.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện
Kể từ khi trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, diện tích đất
nông nghiệp của Tp.Cần Thơ giảm dần. Trong đó, ngành nông nghiệp của
Tp.Cần Thơ nói chung và của huyện Phong Điền nói riêng cũng đang thay đổi
theo định hướng nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng quy trình sản xuất hiện
đại, chuyển từ mục tiêu số lượng sang chất lượng để tạo ra sản phẩm chất
lượng, an toàn với chi phí thấp nhằm cải thiện thu nhập của người dân. Trong
những năm gần đây nhờ đầu tư về đê bao, thủy lợi cộng với việc áp dụng cơ
giới hóa nông nghiệp, ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật vào
quá trình sản xuất mà các loại nông sản hàng hóa chính của huyện như lúa, cá
tra, rau màu, cây ăn quả đều có chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 3.5: Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2004-2013
ĐVT: Triệu đồng
Trồng trọt
Năm
Tổng
Giá trị
Chăn nuôi
Tỷ
trọng
Giá trị
2004
313.924
260.847
83,09
2005
26.434
-
-
2006
49.780
-
2007
70.193
-
2008
545.685
410.455
75,22
2009
634.176
485.109
2010
622.355
2011
28.401
Thủy sản
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
9,05
24.676
7,86
-
-
26.434
-
-
-
-
49.780
-
-
-
-
70.193
-
44.399
8,14
90.831
16,65
76,49
45.858
7,23 103.209
16,27
443.198
71,21
52.572
8,45 126.585
20,34
753.540
512.657
68,03
71.726
9,52 169.157
22,45
2012
922.732
632.022
68,49
80.981
8,78 209.729
22,73
2013
922.974
634.698
68,77
80.281
8,70 207.995
22,54
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền
Từ Bảng 3.5 cho thấy, thế mạnh trong nông nghiệp của huyện là cây ăn
trái. Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Phong Điền, năm 2004 toàn
38
huyện hiện có khoảng 6.000 ha vườn cây trái đa chủng loại (chiếm hơn 50%
diện tích đất tự nhiên). Huyện có trên 1.000 ha diện tích rau màu và cây công
nghiệp ngắn ngày, trong đó có khoảng 40% diện tích chuyên sản suất hoa màu
trái vụ. Sản xuất màu cũng là một trong những thế mạnh của Phong Điền và
hàng năm đều đem lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Những năm gần đây,
nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu rõ nét, ngàn chăn nuôi
phát triển ngày càng mạnh. Năm 2013, toàn huyện có hơn 430 ha diện tích
nuôi thủy sản như cá sặc rằn, rô phi, trê vàng lai, lươn, ba ba và tôm càng
xanh, cá tai tượng,…với sản lượng lên đến 7.787 tấn. Nuôi cá sấu là một trong
những mô hình mới của nông dân huyện Phong Điền. Tuy nhiên, hầu hết các
mô hình làm ăn có hiệu quả đều xuất phát từ kinh nghiệm tự phát trong nhân
dân, quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ.Trước mắt,
những mô hình này đang có hiệu quả nhưng về lâu dài, nếu không có sự hỗ trợ
định hướng của Nhà nước sẽ có thể gặp rủi ro trong sản xuất. Ngoài ra, còn
một số khó khăn khác là một số công trình thủy lợi nội đồng, đê bao khép kín
chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên nhiều mô hình tuy có hiệu quả
nhưng khó nhân rộng; nhiều nông dân thiếu thông tin trong khâu chọn giống
vật nuôi, cây trồng; nguồn vốn trợ giá giống cây trồng vật nuôi của nhà nước
quá ít; thị trường tiêu thụ cũng chưa được chú trọng khi các mô hình kinh tê
nông nghiệp mới đang phát triển nhanh.
Giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp có sự thay đổi qua các
năm, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm dần từ 83,09% năm 2004
xuống 68,77% năm 2013, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi thì không
có sự thay đổi nhiều từ 9,05 % năm 2004 xuống 8,70% năm 2013 và lên
9,52% năm 2011, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng mạnh qua các
năm từ 7,86% năm 2004 lên 22,54% năm 2013. Qua đó cho thấy có sự thay
đổi về tỷ trọng giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tỷ trọng
giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm và tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy
sản tăng.
Năm 2014, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phong Điền ước
đạt 694 tỷ đồng, đạt trên 40% kết hoạch, trong đó diện tích đất sản xuất nông
nghiệp trên 10.500 ha, trong đó có khoảng 3.800 ha đất ruộng và khoảng 6.700
ha đất vườn. Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của huyện. Xác định thế mạnh này, thời gian qua huyện đã xây dựng kế hoạch
và đề ra nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng
nâng cao giá trị tăng trong chuỗi giá trị ngành.
39
3.2.2 Thực trạng chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo từng
ngành
Nông nghiệp là thế mạnh của huyện Phong Điền, ngành này luôn được
chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong những năm gần
đây sản xuất nông nghiệp của huyện đã có bước phát triển vượt bậc với những
thành tựu trong lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, từ đó năng suất
cây trồng, vật nuôi tăng ổn định nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất và nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa đặc trưng của
địa phương, có khả năng cạnh tranh cao và khẳng định được thương hiệu trên
thị trường như lúa, trái cây, thủy sản,….
3.2.2.1 Lĩnh vực trồng trọt
Cây lúa
Năng suất và sản lượng lúa qua các năm 2004-2013, nhìn chung đều tăng,
nguyên nhân là do những năm gần đây giá lúa tăng làm cho thu nhập ổn định
hơn, nên người dân đã tăng diện tích trồng lúa. Đồng thời nhờ áp dụng theo
các chương trình sản xuất giống lúa mới của địa phương, được chuyển giao
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao kinh nghiệm và trình độ canh tác
cho nông dân.
Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện giai đoạn 2004-2013
Năm
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
2004
11.449
50.767
44,34
2005
11.324
48.997
45,1
2006
10.985
48.765
46,98
2007
10.667
46.698
47,67
2008
10.338
49.506
47,89
2009
10.547
51.254
48,6
2010
10.842
54.045
49,85
2011
10.654
53.535
50,25
2012
11.145
56.652
50,83
2013
10.910
55.312
50,7
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013
40
Từ Bảng 3.6 cho thấy, cụ thể là năm 2013, sản lượng lúa đạt 55.312 tấn
cao hơn so với năm 2004 là 50.767 tấn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên
một đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện
chương trình “1 phải, 5 giảm” (1 phải là phải dùng giống lúa xác nhận; 5 giảm
là: giảm lượng giống gieo xạ, giảm lượng thuốc BVTV, giảm lượng phân đạm,
giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch, ) nên năng suất, sản
lượng đều tăng
So với năm 2012, sản lượng lúa năm 2013 giảm 1.340 tấn, năng suất
bình quân ước đạt 50,70 tạ/ha, so với năm 2012 giảm 0,13 tạ/ha. Trong đó vụ
Đông Xuân với tổng diện tích xuống giống là 3.835 ha, sản lượng thu hoạch
được là 24.776 tấn so với cùng kỳ năm 2012 giảm 120 tấn/ha và tăng 569 tấn
so với vụ Đông Xuân năm 2004. Trong đó sản lượng đạt cao nhất tại hai xã
Trường Long (7.820 tấn) và xã Giai Xuân (5.668 tấn) chiếm hơn 50% tổng sản
lượng toàn huyện. Vụ Hè Thu, diện tích gieo trồng lúa đạt 3.689 ha, sản
lượng thu hoạch đạt 17.141 tấn so với cùng kỳ năm 2012 tăng 1.005 tấn, năng
suất trung bình đạt 46,47 tạ/ha, so với vụ Hè Thu năm 2012 tăng 1,43 tấn/ha
và tăng 4.901 tấn so với vụ Hè Thu năm 2004. Vụ Thu Đông huyện tiến hành
gieo trồng 3.386 ha, sản lượng thu hoạch đạt 13.395 tấn so với cùng kỳ năm
2012 giảm 2.225 tấn, năng suất trung bình đạt 39,56 tạ/ha giảm 2,78 tạ/ha so
với vụ Thu Đông năm 2012 và giảm 925 tấn so với vụ Thu Đông năm 2004.
Trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện
khá ổn định. Diện tích xuống giống lúa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu trên
7.147 ha, đạt hơn 71% kế hoạch năm. Với giống lúa IRR 50404 được nông
dân bán ngay tại ruộng cho thương lái với giá 4.700-4.800 đồng/kg, lúa phơi
sấy khô giá 5.100-5.500 đồng /kg. lúa hạt dài có giá 4.900- 5.100 đồng/kg đối
với lúa tươi và 5.800- 5.900 đồng/kg đối với lúa phơi sấy khô. Với năng suất
đạt từ 30-35 giạ/công trở lên, nông dân có lời từ 1-1,5 triệu đồng/công lúa.
Đặc biệt, kể từ năm 2010 huyện triển khai xây dựng mô hình nông
thôn mới gắn với phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn trên cơ sở chuyển
tiếp và kế thừa mô hình cánh đồng một loại giống đã triển khai từ năm 2005.
Đền năm 2013, diện tích cánh đồng mẫu lớn đã nâng lên trên 10.000ha và
được các doanh nghiệp vào bao tiêu để phát huy mối liên kết “4 nhà”. Huyện
đã triển khai mô hình sản xuất lúa liên kết với hơn 350 ha ở các xã Trường
Long, Giai Xuân, Tân Thới hiện trà lúa đông xuân 2013-2014 đang trong giai
đoạn làm đồng đến trỗ và phát triển tốt.
Rau màu
41
Đối với rau màu, huyện đã triển khai quy hoạch vành đai xanh, vành
đai thực phẩm sản xuất theo hướng an toàn sinh học, thân thiện với môi trường
tại các xã nhằm cung ứng cho nhu cầu tại chỗ và tăng thu nhập cho nông dân.
Tổng diện tích gieo trồng rau màu năm 2010 là 375,31 ha (trong đó vụ
Đông Xuân 120,08 ha, vụ Hè Thu 116,53 ha, và Thu Đông 137,8 ha), đạt
108% so với kế hoạch năm 2010 (345 ha) tương đương tăng 30,31 ha; giảm
9,29 ha so với năm 2009 (384,6 ha); sản lượng thu hoạch ước tính 8.505,01
tấn, vượt 1.605,01 tấn so với kế hoạch (6.900 tấn) và tăng 456,79 tấn so với
năm 2009 (8.048,22 tấn); năng suất bình quân đạt 22,66 tấn/ha, so với năm
2009 tăng 1,74 tấn/ha.
Nhìn chung vấn đề phát triển rau màu đã làm gia tăng thu nhập cho các
hộ nông dân, thay đổi nhanh cơ cấu sử dụng đất, mùa vụ, từ đó đã hình thành
những vùng chuyên trồng rau màu chủ yếu là cây đậu và rau dưa các loại
trong đó đậu nành đạt 25,57tạ/ha, dùng làm thực phẩm ăn thêm, sản xuất mang
tính tự túc, tự cấp.
Đến năm 2011 tổng diện tích gieo trồng là 438,52 ha, so với năm 2010
tăng 86,91 ha, đạt 124,7% so với kế hoạch. Diện tích sản xuất rau màu tăng là
do một số diện tích lúa chuyển sang canh tác rau màu, bước đầu thực hiện
chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đem lại nhiều chuyển biến đáng
kể.
Tổng diện tích gieo trồng rau màu 6 tháng năm 2014 trên 1.500 ha đạt
hơn 48% kế hoạch năm. Đồng thời huyện phối hợp với Trung tâm khuyến
nông- khuyến ngư thành phố khảo sát chọn mô hình trồng rau sạch, hỗ trợ
giống rau màu cho nông dân xã Giai Xuân và Nhơn Nghĩa. Tính đến nay, diện
tích xuống giống rau màu trên huyện khoảng 323,5 ha, diện tích đã thu hoạch
trên 300 ha, sản lượng thu hoạch đat 5.310 tấn.
Cây ăn trái
Là một huyện thuần nông với lợi thế về cây ăn trái, huyện Phong Điền
đang phấn đấu trở thành huyện đô thị sinh thái. Huyện đã phát huy các loại
hình kinh tế gắn với phát triển nông nghiệp đô thị. Ngoài khai thác các thế
mạnh hiện có về nông nghiêp, huyện còn tranh thủ các nguồn lực đầu vào để
phát triển vườn cây trái tập trung, chuyên canh, nâng cấp hệ thống hạ tầng
giao thông phục vụ phát triển du lịch vườn.
Diện tích vườn cây ăn trái huyện Phong Điền chiếm hơn 60% diện tích
vườn toàn thành phố. Với diện tích vườn 6.752 ha, tập trung nhiều nhất ở xã
Nhơn Ái và xã Trường Long. Giá trị sản xuất năm 2004 là 138.172 triệu đồng,
42
năm 2009 là 206.120 triệu đồng và đến năm 2013 là 251.936 triệu đồng. Đóng
góp một phần quan trọng cho kinh tế toàn huyện. Hiện nay các vườn cây trái
trong huyện được cải tạo, hoàn thiện hệ thống đê bao chống lũ, đầu tư áp dụng
khoa học kỹ thuật nhằm đưa thương hiệu trái cây Phong Điền đến với người
tiêu dùng.
Báo cáo thống kê của huyện Phong Điền, trong 4 tháng đầu năm 2014,
huyện có 6.015 ha cây ăn trái các loại, trong đó diện tích đang cho thu hoạch
4.556,7 ha, phần lớn diện tích cây ăn trái trên địa bàn là các loại cây ăn trái
ngon, đặc sản như: dâu Hạ Châu, sầu riêng, măng cục, chôm chôm, nhãn, bưởi
5 roi, cam mật,…Những tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng trái cây thu
hoạch ước đạt 42.000 tấn tăng gần 30% so với cùng kỳ. Nhiều nhà vườn trồng
sầu riêng, dâu Hạ Châu,… đạt lợi nhuận từ 150 triệu đồng đến 200 triệu
đồng/ha/năm, thậm chí cao hơn mức này. Song phải nhìn nhận rằng tình trạng
“trúng mà rớt giá” vẫn còn xảy ra, nhất là đối với các loại trái cây có diện tích
và sản lượng lớn không thể tiêu thụ hết ngay tại chỗ mà bị dội hàng với trái
cây của các địa phương khác khi bước vào mùa thu hoạch rộ.
3.2.2.2 Lĩnh vực chăn nuôi
Trong lĩnh vực chăn nuôi, ngành nông nghiệp huyện đặt ra yêu cầu phát
triển trong khuôn khổ đô thị hóa, không mở rộng tràn lan mà chỉ đảm bảo giữ
vững tồng đàn gia cầm, gia súc để cơ bản đáp ứng nhu cầu địa phương. Đồng
thời ngành còn vận động người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học,
đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tốt, tổ chức giết mỗ tập
trung. Hiện nay, hơn 90% sản lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện được
giết mổ tập trung và có kiểm soát thú y chặt chẽ.
Huyện đã dập tắt kịp thời 06 ổ dịch cúm gia cầm, với số gia cầm bị tiêu
hủy hơn 4.200 con. Đàn gia súc, gia cầm bước đầu được phục hồi, công tác
phòng chống dịch bệnh cúm trên gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc
được khống chế, triển khai các biện pháp nhằm tổ chức lại đàn chăn nuôi theo
hướng bền vững. Tình hình chăn nuôi của huyện được thống kê trong Bảng
3.7 .
Chăn nuôi lợn
Kết quả thống kê từ Bảng 3.7 cho thấy, tổng đàn lợn năm 2004 là
13.749 con giảm xuống 10.304 con vào cuối năm 2012, con số này vẫn tiếp
tục giảm đến 9.111 con năm 2013, so với cùng kỳ năm 2012 tổng đàn lợn
giảm 1.193 con.
43
Tổng đàn lợn liên tục giảm dần do chinh sách hạn chế chăn nuôi lợn
xung quanh khu dân cư để bảo vệ môi trường sống nhưng giống lợn không
ngừng được cải tạo, những giống lợn nhập ngoại như Hampshire, Duroc,
Landrace,…tập trung chủ yếu tại các xã Tân Thới, xã Trường Long và xã Mỹ
Khánh. Phương thức chăn nuôi công nghiệp được ứng dụng rộng rãi, công tác
thú y được tăng cường. Nhờ chính sách cho vay lãi suất thấp với sự hỗ trợ của
ngân hàng Chính sách huyện Phong Điền nên các hộ gia đình được hỗ trợ
trong nhu cầu vay vốn nuôi lợn, góp phần ổn định nhu cầu thực phẩm trên địa
bàn huyện. Huyện đã tổ chức một số lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn
nằm trong dự án nâng cao chất lựơng giống heo hướng nạc tại Tp.Cần Thơ
giai đoạn 2009-2012.
Chăn nuôi bò
Vì diện tích đồng cỏ hạn chế nên số lượng đàn bò của huyện không
đáng kể. Năm 2004 là 250 con, năm 2009 là 318 con, đến năm 2013 con số
này giảm xuống còn 204 con. Một phần do nguồn thức ăn không ổn định, một
phần do dịch bệnh thường xuyên nên đàn bò của huyện không tăng mà còn
giảm.
Chăn nuôi dê
Tổng đàn dê cả huyện năm 2004 đạt 723 con, đến năm 2009 giảm
mạnh chỉ còn 278 con, con số này đã tăng đến 332 con trong năm 2013. Nhìn
chung, cũng giống như trường hợp của đàn trâu, bò đàn dê thường bị thiếu
thức ăn, hay bị dịch bệnh tấn công nên nông dân sản xuất không có lời, từ đó
dẫn đến số lượng giảm dần, thường tập trung tại xã Trường Long, xã Giai
Xuân.
Chăn nuôi gia cầm
Tổng đàn gia cầm toàn huyện là 180.895 con vào cuối năm 2013, tăng
3.082 con so với cùng kỳ 2012 và có xu hướng tăng nhanh trở lại do nhu cầu
của người dân ngày càng cao và công tác thú y đạt hiệu quả.
Trong cơ cấu gia cầm toàn huyện thì đàn gà chiếm tỷ trọng cao nhất và
có xu hướng tăng dần trong tỷ trọng, năm 2004 là 50.630 con, năm 2009 giảm
mạnh 63.993 con thì đến năm 2013 tăng lên 91.308 con và có xu hướng tăng
thêm do nhu cầu thịt và trứng. Các trang trại ngày càng được hiện đại hóa áp
dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tách rời các khu dân cư, bảo đảm vệ
sinh môi trường. Xã Trường Long và xã Nhơn Nghĩa là hai xã có lượng gà
nuôi nhiều nhất.
44
Đứng thứ hai là đàn vịt, vẫn chiếm tỷ trọng khá cao và cũng đang tăng
dần về tỷ trọng, nhờ phát triển hình thức chăn nuôi bán công nghiệp theo
hướng chuyên trứng hoặc chuyên thịt nên năng suất và sản lượng trứng thịt
luôn giữ mức ổn định. Đàn vịt năm 2004 là 70.724 con, đến năm 2009 chỉ còn
48.646 con, giảm gần 30% do dịch cúm gia cầm. Đến năm 2013 tăng lên đáng
kể 88.063 con.
Ngoài ra, huyện còn nuôi ngan, ngỗng,… nhằm phục vụ nhu cầu thực
phẩm trong gia đình nên số lượng không nhiều, năm 2004 có 3.436 con và
giảm mạnh đến năm 2013 chỉ còn 1.524 con.
Bảng 3.7: Số lượng gia súc, gia cầm ở huyện Phong Điền giai đoạn 20042013
Đơn vị: con
Năm
Lợn
Bò
Dê
Gia cầm
Tổng
2004
13.794
250
723
124.790
139.557
2005
13.111
286
651
121.998
136.046
2006
12.985
266
667
116.113
130.031
2007
12.654
287
418
111.730
125.089
2008
10.735
324
341
113.850
125.250
2009
9.136
318
278
112.759
122.491
2010
8.842
324
382
173.900
183.448
2011
7.529
244
257
207.852
215.882
2012
10.304
214
231
177.813
188.562
2013
9.111
204
332
180.995
190.642
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013
Nhìn chung, cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi chuyển dịch theo
hướng giảm nhanh tỷ trọng nhóm gia súc, tăng dần tỷ trọng nhóm gia cầm
nhất là số lượng gà, vịt từ đó giảm dần nhóm dịch vụ chăn nuôi. Đó là sự
chuyển dịch phù hợp với tình hình chăn nuôi trong huyện ở giai đoạn hiện tại.
3.2.2.3 Lĩnh vực thủy sản
Trên lĩnh vực thủy sản, Phong Điền đề ra mục tiêu năm 2014 diện tích
nuôi thủy sản cả năm đạt 700 ha, sản lượng khoảng 7.602 tấn. Trong đó, chú
45
trọng phát triển vùng nuôi thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện nuôi
quảng canh, xen canh, lồng ghép ao, mương, vườn du lịch sinh thái.
Ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Phong Điển chủ yếu thuộc thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì ngành
này ngày càng tăng tỷ trọng. Giá trị sản xuất thủy sản không ngừng tăng lên
cùng với sản lượng. Năm 2004 đạt giá trị 24.676 triệu đồng với 1.793 tấn, năm
2009 đạt giá trị 103.209 triệu đồng với 6.789 tấn, năm 2013 đạt 207.995 triệu
đồng với 7.787 tấn.
ĐVT: Tấn
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013
Hình 3.4: Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tại huyện Phong
Điền giai đoạn 2004-2013
Theo số liệu Trạm khuyến nông huyện về tình hình nuôi trồng thủy sản
trên toàn huyện năm 2008 có 23 bè đang nuôi; ao hầm nuôi trồng 330 ha, nuôi
ương cá giống đạt 21,5 ha. Tổng diện tích là 374,5 ha. Số lượng ương giống
tăng cao so với kế hoạch là do sau đợt khủng hoảng thừa, giá cá thịt tăng lên
nên nông dân tăng nuôi ương cá giống. Trong năm, trạm khuyến nông hướng
dẫn cho 150 lượt ngư dân cách phòng trị bệnh cho các nuôi ao, hầm, vèo,…
Mở 15 cuộc tập huấn, và hội thảo với 432 ngư dân tham dự với các nội dung:
quản lý dịch hại trong nuôi trồng thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm,…Tổ
chức mô hình trình diễn nuôi cá sặc rằn tại xã Mỹ Khánh, Nhơn Ái cỡ cá 500
con/kg, sau 5 tháng nuôi bình quân đạt 40 con/kg. Mở lớp dạy kỹ thuật nuôi cá
lóc, trê vàng lao tại thị trấn Phong Điền với 76 ngư dân tham dự. Cử 25 lượt
cán bộ tham gia các lớp tập huấn: quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,
quản lý thủy sản và kỹ năng khuyến nông,….
46
CHƯƠNG 4
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
-----4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ ĐƯỢC KHẢO SÁT
4.1.1 Thông tin chung của đáp viên
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung ở 4 xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa,
Giai Xuân, Mỹ Khánh. Một số đặc tính cá nhân và nhân khẩu học của người
sản xuất chính được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1: Mô tả thông tin của người sản xuất chính.
Giới tính
Tần số
Tỷ lệ (%)
241
76,50
74
23,50
315
100,00
Tuổi dưới 29
5
1,60
Tuổi từ 30-39
51
16,20
Tuổi từ 40-49
70
22,20
Tuổi từ 50-59
118
37,50
Tuổi trên 60
71
22,50
315
100,00
Nam
Nữ
Tổng cộng
Tuổi tác (tuổi)
Tổng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Trong 315 nông hộ được khảo sát thì người sản xuất chính trong nông
nghiệp là nam chiếm tỷ lệ lớn 76,50% (đạt 241 nông hộ), người sản xuất chính
là nữ có 74 người chiếm 23,50% trong tổng số nông hộ. Mức chênh lệch khá
lớn 53%, có thể lý giải là do sản xuất nông nghiệp đòi hỏi nhiều công lao động
nên đa phần sự tham gia của nam giới chiếm ưu thế hơn. Lại thêm tư tưởng
trọng nam vẫn còn tồn tại nên hầu hết các gia đình nông thôn đều do nam giới
làm chủ. Những chủ hộ là nữ thường rơi vào trường hợp góa chồng, chồng
mất sức lao động, một vài hộ khác do chồng làm nghề khác ngoài nông
47
nghiệp, thường xuyên đi làm xa nên mọi chuyện trong gia đình do nữ tự giải
quyết.
2,20 %
Trung cấp, CĐ/ĐH, trên ĐH
17,80%
Cấp 3/12
41,60%
Cấp 2/12
34,90%
Cấp 1/12
3,50%
Chưa đến trường
0
20
40
60
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.1: Trình độ học vấn của người sản xuất chính
Chủ hộ là người có quyết định quan trọng trong các hoạt động sản xuất
của nông hộ. Do đó, trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả sản xuất. Bảng 4.1 và Hình 4.1 cho thấy phần lớn chủ hộ trong
vùng nghiên cứu chỉ đạt trình độ cấp 2, chiếm tỷ lệ 41,60% (có 131 chủ hộ).
Số chủ hộ đạt trình độ cấp 1 và cấp 3 lần lượt là 110 chủ hộ (chiếm 34,90%)
và 56 chủ hộ (chiếm 17,80%). Đặc biệt có 11 chủ hộ chưa từng đến lớp (chiếm
3,50%), những chủ hộ này thường có độ tuổi khá cao trên 60 tuổi, bên cạnh đó
tỷ lệ chủ hộ có trình độ trung cấp, cao đẳng đại học và trên đại học đều rất
thấp (chiếm 2,20%), đây là nhân tố cản trở rất lớn đến khả năng tiếp cận và
ứng dụng khoa học, kỹ thuật, nắm bắt thông tin liên quan đến sản xuất của hộ,
từ đó làm giảm xu hướng đa dạng các hoạt động tạo thu nhập hoặc chuyển
dịch sản xuất từ cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng, vật
nuôi có giá trị kinh tế cao và kết hợp với ngành nghề phi nông nghiệp của
nông hộ. Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là lớp 7 và có tới 63 chủ hộ
có học vấn lớp 5 (chiếm19,30%). Nhìn chung, trình độ học vấn của chủ hộ
trên địa bàn nghiên cứu khá thấp.Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ
học vấn của chủ hộ và trình độ học vấn của lao động trong hộ có tác động
mạnh đến thu nhập của hộ, chính vì thế phải nâng cao trình độ học vấn để góp
phần nâng cao thu nhập cho hộ dân tộc (Nguyễn Quốc Nghi, 2011). Mặc dù,
đây chỉ là nghiên cứu cho đối tượng người dân tộc thiểu số ở ĐBSCL nhưng
đây cũng là cơ sở để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm
nâng cao trình độ học vấn cho chủ hộ cũng như các thành viên trong vùng
nghiên cứu.
Chủ hộ cũng là người trụ cột trong gia đình và có ảnh hưởng đến việc
lựa chọn sinh kế của hộ. Qua số liệu điều tra thì đa số chủ hộ trẻ tuổi chưa có
48
nhiều kinh nghiệm sản xuất nhưng họ chụi học hỏi, thường xuyên tham gia
nhũng buổi tập huấn, hội thảo chuyển giao các tiến bộ KHKT, tiếp thu nhanh
và mạnh dạn áp dụng chúng vào sản xuất đế phát triển kinh tế gia đình. Ngược
lại, những chủ hộ có tuổi thường dựa vào kinh nghiệm đã tích lũy, khó thay
đổi tập quán sản xuất. Kết quả điều tra 315 hộ trên địa bàn huyện Phong Điền
cho thấy, tuổi trung bình của nông hộ khá cao là 52 tuổi, với kết cầu độ tuổi
như vậy thì người sản xuất chính trong gia đình sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn
trong việc quản lý và lựa chọn sinh kế cho cả gia đình, trong đó độ tuổi trẻ
nhất là 27 tuổi và lớn nhất là 87 tuổi. Nhóm tuổi phổ biến là từ 50 đến 59 tuổi,
chiếm tỉ lệ 37,50% ứng với 118 chủ hộ. Có 70 chủ hộ từ tuổi 40-49 tuổi chiếm
22,20%, độ tuổi từ 30-39 chiếm 16,20% với 51 chủ hộ, 71 chủ hộ trên 60 tuổi,
còn lại là chủ hộ có tuổi thấp hơn 29 chiếm 1,60%.
4.1.2 Thông tin nhân khẩu học của hộ
Dựa vào kết quả khảo sát, thông tin về các đặc điểm nhân khẩu học của
đối tượng nghiên cứu được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.2: Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ
Giá trị
Giá trị
nhỏ nhất lớn nhất
Đặc điểm
Khoảng cách từ nhà đến chợ, thị
trấn (km)
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
0,2
7
2,10
1,25
Kinh nghiệm sản xuất (năm)
1
38
10,14
6,74
Số nhân khẩu (Người)
1
10
4,52
1,50
Số người phụ thuộc (Người)
0
5
1,53
1,14
Số lao động nông nghiệp
(Người)
1
7
2,18
0,86
Lao động nữ (người)
0
3
0,99
0,55
Lao động nam (người)
0
4
1,19
0,6
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Khoảng cách từ nhà đến chợ của nông hộ trung bình là 2,10 km, hộ sống
cách xa chợ nhất là 7 km, gần nhất là 0,20 km, độ lệch chuẩn là 1,25. Nhìn
chung vị trí của các hộ được khảo sát tương đối gần chợ, đây là điều kiện
thuận tiện cho việc chuyên chở, mua bán và tiêu thụ nông sản của nông hộ.
Bảng 4.2 còn cho thấy, kinh nghiệm sản xuất mô hình hiện tại của nông
hộ trung bình là 10,14 năm, số lượng nông hộ có kinh nghiệm 10 chiếm đa số
49
với 22,20%. Số năm kinh nghiệm cao nhất là 38 năm và thấp nhất là 1 năm.
Sở dĩ số năm kinh nghiệm trên địa bàn nghiên cứu khá thấp là do ảnh hưởng
của các loại dịch bệnh, biến đổi khí hậu, sản phẩm mất giá,…trong những năm
gần đây khiến nông hộ quyết định đốn hạ cây trồng hoặc treo chuồng, ao một
thời gian, sau đó chuyển đổi sang trồng trọt, chăn nuôi các loại nông sản khác
thích ứng với điều kiện tự nhiên hơn hoặc ít dịch bệnh hơn. Nguyên nhân thứ
hai là do nhiều cặp vợ chồng mới tách ra riêng nên số năm kinh nghiệm cũng
còn hạn chế, điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp
của hộ. Ngược lại, số năm kinh nghiệm càng cao, nông dân càng tích lũy nhiều
kỹ thuật trong chọn lựa giống vật nuôi, cây trồng, dự báo tình hình sâu bệnh,
lựa chọn thời điểm phun thuốc, rãi phân để cây trồng sinh trưởng mạnh, đem
lại năng suất cao, nhờ vậy nông dân tiết kiện được nhiều chi phí trong khâu
sản xuất.
Kết quả khảo sát cho thấy số người phụ thuộc của hộ cao nhất là 5
người, thấp nhất là không có người phụ thuộc và mức trung bình là 1,53
người, trong đó số hộ có 2 người phụ thuộc chiếm đa số 100 hộ (chiếm
31,70%). Nhìn chung số người phụ thuộc tại địa bàn nghiên cứu tương đối
thấp. Còn số nhân khẩu mỗi hộ được khảo sát trung bình là 4,52 thành viên,
qui mô hộ thường là cha, mẹ và 2 con, nhiều nhất là 10 thành viên và ít nhất là
1 thành viên với độ lệch chuẩn là 1,50. Số nhân khẩu khoảng 4-5 người/hộ là
lợi thế lớn cho nguồn cung lao động. Tuy nhiên số nhân khẩu càng cao thì thu
nhập của nông hộ càng giảm, một phần nguyên nhân là do khi diện tích đất
canh tác hạn chế việc tăng nhân khẩu thường làm giảm thu nhập của hộ, bên
cạnh đó, số người phụ thuộc trong hộ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực
tiếp làm giảm thu nhập. Do đó, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
của địa phương cần được chú trọng nhiều hơn nữa đảm bảo tạo ra nguồn nhân
lực mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng (Nguyễn Quốc Nghi, 2011).
Do số nhân khẩu và quy mô sản xuất của mỗi nông hộ khác nhau nên
số người tham gia sản xuất nông nghiệp cũng khác nhau. Từ kết quả Bảng 4.2
ta thấy số thành viên tham gia sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là 7 thành
viên, thấp nhất là 1 thành viên và trung bình là 2,18 người. Số lao động nông
nghiệp là 2 thành viên chiếm đa số với 66,00% (có 208 hộ), 2 thành viên này
thường là 1vợ, 1 chồng cùng đỡ đần nhau trong công việc.
4.1.3 Tình hình tham gia các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, một phần quan trọng thu nhập của hộ được
tạo ra bởi các hoat động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nông hộ khác lại
hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập của họ có
50
thể được tạo ra từ việc đa dạng hóa các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Cả
việc đa dạng hóa nguồn thu nhập và đa dạng hóa loại hình sản xuất nông
nghiệp có thể xem là chiến lược giảm thiểu rủi ro cho các nông hộ (Sally
P.Marsh và ctv, 2007). Theo báo cáo của ngân hàng thế giới năm 2000, những
hộ không thể kiếm sống từ đất thì rất khó kiếm được thu nhập ổn định từ việc
làm phi nông nghiệp, vì vậy cần phải cải cách để thúc đẩy việc làm phi nông
nghiệp. Tạo thu nhập từ việc làm phi nông nghiệp được xem là một giải pháp
để các hộ có thể thoát khỏi đói nghèo. Các nguồn thu nhập của nông hộ trên
địa bàn khảo sát được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 4.3: Các nguồn thu nhập của nông hộ
Số
hộ
Ngành
Thấp
nhất
Cao nhất
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
Hoạt động nông nghiệp
+ Trồng trọt
215
5.000
600.000
70.766,51
71.572,18
+ Chăn nuôi
166
12.000
800.000
138.010,84
162.136,10
7
10.000
896.000
275.342,86
347.158,50
+ Làm thuê
40
4.200
657.000
62.117,50
101.814,52
+ Thương mại dịch vụ
nhỏ
59
1.200
600.000
56.560,17
84.098,77
+ Cán bộ, công nhân,
viên chức
47
1.200
204.000
58.256,81
51.414,56
+ Công nhân, nhân viên
văn phòng
61
4.500
420.000
83.349,18
61.857,48
8
3.000
132.000
55.500,00
48.528,52
5.000
1.000.000
171.870,41
169.803,89
+ Thủy sản
Hoạt động phi nông nghiệp
+ Khác
Tổng thu nhập
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Số liệu thống kê theo từng hoạt động tạo thu nhập ở Bảng 4.3 cho thấy
phần lớn hộ tạo thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, trong đó lĩnh vực trồng trọt
(lúa, cây ăn quả, rau màu) có 215 hộ lựa chọn, chiếm tỷ lệ cao nhất 55,41%; số
hộ tạo thu nhập từ hoạt động chăn nuôi chiếm 41,78% với 166 hộ được khảo
sát, số hộ chọn thủy sản tạo thu nhập cho hộ là 7 hộ tham gia, chiếm tỷ lệ khá
khiêm tốn 1,80%. Bên cạnh hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tham gia
hoạt động phi nông nghiệp, cụ thể số hộ chọn công việc công nhân, nhân viên
51
văn phòng có 61 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất 28,37% trên tổng số hộ tham gia
hoạt động nông hộ; đứng thứ hai là thương mại dịch vụ nhỏ chiếm 27,44% với
59 hộ tham gia; đứng thứ 3 là hoạt động cán bộ, công nhân, viên chức với 47
hộ tham gia, chiếm 21,86%; có 40 hộ tham gia là thuê nông nghiệp chiếm tỷ lệ
18,60% còn lại là 8 hộ tham gia các hoạt động phi nông nghiệp khác chiếm
3,72%.
Bảng 4.4: Tổng thu nhập của hộ
ĐVT: 1.000 đồng
Tổng
Thấp
nhất
Nông nghiệp
40.183.000
5.000
Phi nông nghiệp
13.956.180
0
Nguồn thu nhập
Cao
nhất
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
926.000 127.565,08 151.558,56
657.000
44.305,33
73.452,97
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Chăn
nuôi
57,20%
Thủy
sản
4,81%
Trồng
trọt
37,99%
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của nông hộ
Làm thuê
17,64%
Thương
mại dịch vụ
nhỏ
23,69%
Cán bộ,
công chức,
viên chức
19,44%
Công nhân,
nhân viên
văn phòng
36,09%
Khác
3,15%
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.3: Cơ cấu nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp của nông hộ
Từ Bảng 4.3, Bảng 4.4, Hình 4.2 và Hình 4.3 cho thấy thu nhập từ hoạt
động nông nghiệp là 40.183.000 ngàn đồng/năm cao gần gấp 2,88 lần thu nhập
từ hoạt động phi nông nghiệp là 13.956.180 ngàn đồng/năm. Tuy nhiên, nguồn
thu nhâp từ hoạt động phi nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu của
52
những nông hộ thiếu đất sản xuất nông nghiệp, nguồn thu này giúp cải thiện
đáng kể cuộc sống, vừa giúp tận dụng được thời gian nhàn rỗi vừa giảm thiểu
rủi ro và đa dạng hóa nguồn thu nhập của các nông hộ trong địa bàn nghiên
cứu. Cụ thể, nguồn tổng thu nhập từ trồng trọt là 15.214.800 ngàn đồng/năm,
đóng góp 28,10% vào tổng nguồn thu nhập của hộ; nguồn thu từ chăn nuôi có
đóng góp vào tồng nguồn thu của hộ cao nhất 42,32% với tổng nguồn thu là
22.909.800 ngàn đồng/năm, mặt dù số hộ hoạt động trong chăn nuôi không
cao như lĩnh vực trồng trọt nhưng do các sản phầm từ chăn nuôi có giá trị kinh
tế nên mang lại nguồn thu cao hơn; tổng nguồn thu từ thủy sản là 1.927.400
ngàn đồng/năm đóng góp 3,56% vào tổng thu nhập của hộ. Trong hoạt động
phi nông nghiêp, tỷ trọng thu nhập đóng góp vào tổng thu nhập của hộ của còn
khá khiêm tồn: hoạt động làm thuê đóng góp 4,59%; thương mại dịch vụ nhỏ
đóng góp 6,16%; cán bộ, công nhân, nhân viên đóng góp 5,06%; công nhân,
nhân viên văn phòng đóng góp cao nhất 9,39% và hoạt động khác đóng góp
0,82%.
Trồng trọt
28,10%
Chăn nuôi
42,32%
Thủy sản
3,56%
Khác
0,82%
Công nhân,
nhân viên
văn phòng
9,39%
Cán bộ,
công chức,
viên chức
5,06%
Làm thuê
4,59%
Thương
mại dịch vụ
nhỏ
6,16%
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.4: Tỷ lệ đóng góp của từng nguồn thu nhập trong tổng thu nhập của
nông hộ.
Từ những phân tích trên cho thấy các nguồn tạo ra thu nhập của nông hộ
trên địa bàn nghiên cứu khá đa dạng. Những nông hộ có nhiều hoạt động tạo
thu nhập thì thu nhập càng cao, nó cũng là một chiến lược sinh kế phổ biến đối
với nhiều hộ gia đình. Chiến lược này là sự thích ứng giới nhũng rủi ro ngày
càng nhiều trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay (Nguyễn Quốc Nghi vàv ctv, 2011). Kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu của các tác giả Vũ Ánh Tuyết (2007), Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị
Thu Huyền (2010).
53
4.1.4 Thực trạng về nguồn vốn sản xuất của nông hộ
Vốn là yếu tố đầu vào rất cần thiết cho sản xuất nói chung và sản xuất
nông nghiệp nói riêng. Vốn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất và thu nhập của nông hộ. Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố không thể
thiếu do người sản xuất luôn rất cần vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp,
giống, thuê lao động,.. nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua
đó làm tăng thu nhập. Ngoài ra, vốn đầu tư cho nông nghiệp có thể giúp cho
nông hộ đầu tư vào các hệ thống thủy lợi hoặc các công nghệ mới nhằm đa
dạng hóa sản xuất và thu nhập, mua sắm vật liệu đầu vào, trang trải cho các
chi phí tiếp thị, lấp khoảng trống thu nhập trước mùa thu hoạch để không phải
chụi sức ép bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch với giá thấp (Mink và ctv,
2004). Thông tin cụ thể về tình hình sử dụng vốn của nông hộ được thể hiện
trong bảng dưới đây:
Bảng 4.5: Thực trạng nhu cầu về vốn sản xuất của nông hộ
Nguồn vốn đầu tư cho mô hình hiện tại
Nguồn vốn
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Sử dụng vốn tự có
157
49,84
Sử dụng vốn vay
158
50,16
315
100,00
Tổng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Từ Bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ nông hộ sử dụng vốn tự có đầu tư cho mô
hình sản xuất mới chiếm 49,84% (tương ứng 157 hộ), còn lại 158 nông hộ
còn thiếu hụt vốn và tìm đến các nguồn tín dụng để bổ sung cho nguồn vốn
đầu tư sản xuất chiếm 50,16%. Theo kết quả khảo sát về lượng vốn đầu tư cho
mô hình sản xuất hiện tại thì lượng vốn trung bình ở mức 20,866,27 ngàn
đồng, cao nhất là 200.000 ngàn đồng và thấp nhất là 0 đồng. Sở dĩ số vốn đầu
tư ban đầu bằng 0 là do hộ được tặng, biếu giống hoặc được kế thừa tài sản từ
người thân.
Từ biểu đồ Hình 4.5 cho thấy số hộ vay vốn từ NHNN&PTNN và
NHCSXH chiếm tỷ lệ khá cao 25,08%, số hộ đề cập đến nguồn vay này là 79
hộ, tuy nhiên nhu cầu vay vốn của nông hộ từ hai ngân hàng trên cũng còn hạn
chế, nguyên nhân là do khả năng nắm bắt thông tin tín dụng còn hạn chế,
nguyên nhân khá quan trọng khác khiến nông hộ hạn chế vay vốn tại ngân
hàng là không có tài sản thế chấp.
Bên cạnh vay từ ngân hàng, một hình thức vay phổ biến nhất và chiếm tỷ
lệ khá cao của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu là mua chụi tại các đại lý vật
54
tư nông nghiệp (VTNN) chiếm tỷ lệ 23,49% với 74 ý kiến. Sở dĩ nông hộ ưa
chuộng hình thức này là do thay vì vay tại ngân hàng, nông hộ phải chụi thủ
tục rườm rà, quy trình xét duyệt hồ sơ phức tạp thì mau chụi tại các đại lý
mang lại nhiều thuận tiện và lợi ích hơn cho nông hộ. Sau khi thu hoạch và
bán nông sản, nông hộ mang tiền đến thanh toán cho đại lý và có thể xin mua
chụi cho vụ sau (Phạm Thành Nhân, 2013).
Ngoài ra, nông hộ cũng tận dụng các mối quan hệ quen biết để vay vốn
từ bà con, bạn bè, trong địa bàn nghiên cứu có 39 hộ đang áp dụng hình thức
vay này chiếm tỷ lệ 12,38% trên tổng số hộ được lấy ý kiến. Các nguồn vay
còn lại khác như từ các hội, nhóm, câu lạc bộ (CLB) như Hội nông dân, Hội
phụ nữ chiếm 5,08% với 16 hộ, vay từ tư nhân và các nguồn khác chiếm tỷ lệ
khá thấp, lần lượt là 1,90% và 1,59%.
Ngân hàng
CSXH
5,08%
Mượn bà
con/người
quen
12,38%
Hội, nhóm,
câu lạc bộ
5,08%
Mua chụi vật
tư nông
nghiệp
23,49%
Vay tư nhân
1,90%
Khác
1,59%
Ngân hàng
NN & PTNN
20,00%
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.5: Nguồn vay vốn khi cần theo đánh giá của nông hộ
4.1.5 Tình hình tham gia các lớp tập huấn
Nhìn chung số lần tham gia các lớp tập huấn của nông hộ khá ít, nguyên
nhân phần lớn nông hộ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của các buổi
tập huấn, họ thường có thói quen học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ
với nhau vì điều đó sẽ sát với thực tế và dễ hiểu hơn. Mặt khác do trình độ học
vấn của nông hộ được khảo sát còn thấp và không đồng nhất nên khả năng
nắm bắt và áp dụng kiến thức tập huấn không đạt hiệu quả cao.
Bảng 4.6 cho thấy tình hình tham gia các lớp tập huấn của nông hộ trên
địa bàn nghiên cứu, trong 315 nông hộ được khảo sát có 223 nông hộ chiếm
70,79% không tham gia bất kỳ lớp tập huấn. Còn lại 92 nông hộ được khảo
sát có tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, hướng dẫn
sử dụng phân, thuốc hóa học,… từ các cán bộ khuyến nông của xã, từ giáo sư,
tiến sĩ tại trường Đại học Cần Thơ hay từ các công ty thuốc Bảo vệ thực
55
vật,…chiếm 29,21%. Trong số 92 hộ có tham gia tập huấn, có 41 hộ chỉ tham
gia tập huấn từ 1 lần chiếm 13,02%, tham gia 2 lần trong năm chiếm 10,48%.
Số nông hộ tham gia tập huấn từ 3 và từ 4 lần trở lên trên năm lượt là 11 hộ
(chiếm 3,49%) và 7 hộ (chiếm 2,22%).
Bảng 4.6: Tình hình tham gia các buổi tập huấn của nông hộ
Tập huấn
Tần số
Không tham gia
223
70,79
92
29,21
1 lần/năm
41
13,02
2 lần/năm
33
10,48
3 lần/năm
11
3,49
7
2,22
Có tham gia
Số lần tham gia
Tỷ lệ (%)
4 lần/năm trở lên
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
4.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014
4.2.1 Thực trạng chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ
` Qua kết quả khảo sát 315 nông hộ về tình hình chuyển mô hình sản xuất
trong giai đoạn 2004-2013 cho thấy, bên cạnh những hộ còn e ngại chuyển
đổi có khá nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất mới, thông tin
này được trình bày trong Bảng 4.7.
Bảng 4.7: Tình hình chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ
Chuyển đổi mô hình sản xuất
Tần số
Tỷ lệ (%)
Không thay đổi
139
44,1
Thay đổi cơ cấu sản phẩm
137
43,5
Thay đổi phương thức sản xuất
24
7,6
Thay đổi cả cơ cấu sản phẩm và phương thức sản
xuất
15
4,8
315
100,00
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Cụ thể trong giai đoạn từ 2004- 2013, số nông hộ không thay đổi mô hình
sản xuất là 139 hộ chiếm 44,10% trong tổng số hộ được khảo sát. Tỷ lệ hộ
56
không thay đổi mô hình sản xuất chiếm tỷ lệ khá lớn, trên thực tế điều này
cũng dể hiểu khi các hoạt động thay đổi có tính chất rủi ro cao, đặc biệt trong
trường hợp trình độ còn hạn chế.
Song song với những hộ không chuyển đổi, có 137 hộ có thay đổi cơ cấu
sản phẩm chiếm 43,50%, điều này cho thấy nông hộ khá chuộng hình thức
chuyển đổi này. Tỷ lệ 7,60% với 24 hộ đã chuyển đổi phương thức sản xuất
sang các mô hình NNST hoặc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng con số
này vẫn còn rất thấp. Số hộ còn lại vừa thay đổi cả phương thức canh tác lẫn
thay đổi cơ cấu sản phẩm là 15 hộ, chiếm tỷ lệ khiêm tốn 4,80%. Kết quả phân
tích trên cho thấy số hộ có chuyển đổi mô hình canh tác chiếm tỷ lệ khá cao,
điều này thể hiện nhận thức về hiệu quả tích cực từ việc chuyển đổi mô hình
mới đối với nông hộ ngày càng được cải thiện, đồng thời còn cho thấy sự tự
do trong việc lựa chọn thay đổi sinh kế dựa trên quyền sử dụng đất, đây là kỳ
vọng của nền nông nghiệp trong đó các nông hộ được tự do phản ứng lại các
dấu hiệu của thị trường.
Trong đó, có 32 hộ chuyển đổi phương thức canh tác từ truyền thống
sang sinh thái và 13 hộ khác chuyển đổi từ truyền thống sang áp dụng tiến bộ
kỹ thuật: IMP, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm,.. đối với lúa. Điều này cho thấy
xu hướng áp dụng mô hình NNST và tiến bộ kỹ thuật đối với nông hộ còn khá
mới mẻ và còn nhiều hạn chế.
4.2.2 Thực trạng duy trì mô hình sản xuất của nông hộ
Thực trạng về diện tích, qui mô và sản lượng nông sản thu được của
nông hộ trong trường hợp duy trì mô hình sản xuất được tác giả thống kê, tính
toán và thể hiện trong Bảng 4.8.
Trong số diện tích đất canh tác của 315 hộ trên địa bàn khảo sát trong
trường hợp không thay đổi mô hình sản xuất thì thành phần đất trồng trọt
chiếm tỷ lệ cao, đất ruộng chiếm 18,76% với tổng diện tích gieo trồng năm
2014 là 79.700 m2, sản lượng lúa thu được là 157.800 kg. Tổng diện tích đất
vườn cây ăn trái đạt 270.190 m2, chiếm tỷ lệ cao nhất 63,59% ,diện tích nhiều
nhất là 50.000 m2 và thấp nhất là 1.000 m2, với diện tích trên sản lượng trái
thu được là 487.802 kg. Phần diện tích còn lại chiếm 7,77% dùng trồng rau
màu, diện tích cao nhất đạt 20.000 m2 và thấp nhất là 3.000 m2.
Diện tích chuồng trại chăn nuôi (chủ yếu là nuôi heo, gà, vịt,..) thường chăn
nuôi với qui mô khá nhỏ theo kiểu thả lan nên chỉ chiếm phần diện tích rất
nhỏ. Tổng qui mô đàn gia súc được khảo sát năm 2014 đạt 967 con, sản lượng
thu được là 2.550 con trên năm. Số gia cầm có qui mô khá lớn 36.670 con như
gà, vịt, đà điểu,… với sản lượng 122.650 con trên năm.
57
Diện tích mặt nước dùng để nuôi thủy sản chiếm tỷ lệ khiêm tốn, 1,04%
với tổng diện tích mặt nước là 4.400 m2, sản lượng thủy sản thu hoạch năm
2014 là 18.700 kg bao gồm các loại như: cá sặc rằn, cá tai tượng, ếch, cá trê,…
Bảng 4.8: Diện tích, qui mô và sản lượng nông sản trường hợp không chuyển
đổi mô hình sản xuất
ĐV
T
Số
hộ
Trung
bình
Thấp
nhất
Cao
nhất
Diện tích
m2
13
6.130,78
2.000
20.000
79.700
Sản lượng
kg
12.138,46
3.200
40.000
157.800
Cây ăn
quả
Diện tích
m2
4.812,55
1.000
13.000
270.190
Sản lượng
kg
7.250,00
400
50.000
478.802
Rau màu
Diện tích
m2
8.250,00
3.000
20.000
33.000
Sản lượng
kg
28.950,00
9.300
60.000
115.800
Qui mô
Con
14,22
2
95
967
Sản lượng
con
38,06
3
600
2.550
Qui mô
Con
1.466,80
30
18.200
36.670
Sản lượng
con
4.904,20
120
54.600
122.605
Diện tích
m2
2.200,00
1.400
3.000
4.400
Sản lượng
kg
9.350,00
3.700
15.000
18.700
Tên nông
sản
Lúa
Gia súc
Gia cầm
Thủy sản
Tiêu chí
55
4
68
25
2
Tổng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014.
4.2.3 Thực trạng thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của nông hộ
Kết quả khảo sát cho thấy diện tích trồng cây ăn trái đã tăng lên, nông
dân huyện Phong Điền đã chặt các vườn cam, quýt để chuyển đổi sang trồng
các cây ăn quả khác như nhãn, vú sữa, dâu, xoài, sầu riêng,..thích ứng với điều
kiện tự nhiên hơn. Trong chăn nuôi, nông dân vẫn tiếp tục tái tạo lại chuồng,
ao để nuôi các loài gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao như heo, gà,
vịt, dê,…Tình hình chuyển đổi cơ cấu các loại nông sản được thể hiện trong
Bảng 4.9.
Trong 137 nông hộ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tổng qui mô/diện tích
sản xuất các loại nông sản trước và sau chuyển đổi có sự chênh lệch khá lớn.
Cụ thể, từ Bảng 4.9, trong lĩnh vực trồng trọt, diện tích ruộng lúa trước chuyển
đổi là 137.300 m2 sau chuyển đổi đạt 120.900m2, giảm 16.400 m2, sản lượng
58
lúa thu được là 251.940 kg. Tổng diện tích trồng cây ăn trái trước chuyển đổi
đạt 573.050 m2, sau chuyển đổi là 574.400 m2, tăng 1.350 m2 với mức sản
lượng thu được là 792.090 kg bao gồm các loại như: vú sữa Lò Rèn, cam mật,
chôm chôm, cóc, dâu, măng cục,…Diện tích trồng rau màu ngắn ngày giữa
trước và sau chuyển đổi cơ cấu sản phầm tăng 4.500 m2, trong đó diện tích
trước chuyển đổi là 11.000m2, sau chuyển đổi tăng lên 15.500 m2, với diện
tích trên năm 2014 sản lượng rau màu ngắn ngày thu được là 218.400 kg gồm
các loại như: dưa hấu, bắp, đậu xanh và các loại cây ngắn ngày khác…
Bảng 4.9: Diện tích, qui mô và sản lượng nông sản trước - sau chuyển đổi cơ
cấu sản phẩm
Chỉ tiêu
ĐVT
Trước chuyển
đổi
Số hộ Tổng
Sau chuyển đổi
Chênh
lệch
Số hộ Tổng
Qui mô/diện tích
+ Lúa
Kg
22
137.300
15
120.900
(16.400)
+ Cây ăn trái
Kg
107
573050
117
574.400
1.350
+ Rau màu
Kg
4
11.000
5
15.500
4.500
+ Gia súc
Con
23
319
34
626
307
+ Gia cầm
Con
4
2.150
21
5.616
2.466
+ Thủy sản
Kg
4
5.700
5
5.704
4
+ Lúa
m2
22
-
15
251.940
-
+ Cây ăn trái
m2
107
-
117
792.090
-
+ Rau màu
m2
4
-
5
218.400
-
+ Gia súc
Con
23
-
34
1.193
-
+ Gia cầm
Con
4
-
21
15.368
-
+ Thủy sản
m2
4
-
5
38.450
-
Sản lượng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Đa số người dân trồng các loại cây ăn trái theo kiểu xen canh để đa dạng
hóa các loại sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường cho cả năm
nên trên thực tế trên cùng 1 diện tích đất của mỗi nông hộ có thể trồng được
59
nhiều loại cây ăn trái khác nhau. Vì thế, tổng điện tích gieo trồng theo từng
loại cây ăn trái sẽ lớn hơn thực tế.
Trong chăn nuôi, qui mô chăn nuôi gia súc và gia cầm có sự biến động
lớn. Qui mô gia súc (bao gồm: heo, bò, dê, thỏ, trâu,..) trước chuyển đổi là 319
con, con số này tăng lên 626 con sau chuyển đổi, mức chênh lệch là 307 con,
năm 2014 tổng sản lượng gia súc đạt 1.193 con. Tổng qui mô đàn gia cầm sau
chuyển đổi là 5.616 con so với qui mô trước chuyển đổi là 2.150 con/đợt, mức
chênh lệch 2.466 con. Sản lượng gia cầm năm gần nhất thu được là 15.368
con/năm.
Diện tích mặt nước nuôi các loài thủy sản như cá sặc rằn, cá tai tượng, cá
trê,… trước và sau chuyển đổi có sự thay đổi rất nhỏ, diện tích mặt nước nuôi
thủy sản trước chuyển đổi là 5.700m2, sau chuyển đổi là 5,704m2. Sản lượng
thủy sản thu được năm 2014 là 38.450 kg cá các loại. (Sản lượng và qui mô
nuôi thủy sản trong nghiên cứu này được đề cấp đến trong trường hợp nuôi
thủy sản kết hợp với các loại nông sản khác như vườn- ao, chuồng-ao, vườnao-chuồng)
4.2.4 Thực trạng thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của
nông hộ
Trong giai đoạn từ 2004-2013, tình hình chuyển đổi phương thức sản
xuất trong nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền diễn ra khá chậm, theo
hướng áp dụng cả tiến bộ khoa học kỹ thuật lẫn mô hình NNST như “3 giảm,
3 tăng”, “1 phải 5 giảm” hay mô hình IPM, mô hình ruộng lúa- bờ rau… sản
xuất trồng trọt và sử dụng túi Biogas và đệm lót sinh học trong chăn nuôi.
Từ Bảng 4.10 cho thấy, trong trồng trọt, diện tích ruộng lúa giữa mô
hình sản xuất mới và cũ có sự chuyển đổi đáng kể 11.700 m2, trong đó diện
tích mô hình cũ là 41.700 m2, mô hình mới là 30.000 m2. nhưng mức sản lượng
từ mô hình mới đạt được khá cao 93.930 kg. Diện tích trồng cây ăn trái của
mô hình cũ là 27.600 m2 so với diện tích mô hình mới là 32.600m2 tăng lên
5.000m2, sản lượng trái cây năm 2014 đạt 44.400 kg các loại. Và hầu như
không có sự chuyển đổi phương thức sản xuất hoa màu ngắn ngày.
Trong chăn nuôi, qui mô chăn nuôi gia súc của mô hình mới giảm xuống
còn 337 con so với mô hình sản xuất cũ là 375 con, chênh lệch 38 con, sản
lượng gia cầm đạt đươc năm 2014 là 824 con. Qui mô, sản lượng chăn nuôi
gia cầm các loại và thủy sản trên địa bàn nghiên cứu không có sự chuyển đổi
mô hình sản xuất.
60
Bảng 4.10: Diện tích, qui mô và sản lượng nông sản trước - sau chuyển đổi
phương thức sản xuất
Chỉ tiêu
ĐVT
Mô hình cũ
Tần số
Mô hình mới
Tổng
Tần số
Chênh
lệch
Tổng
Qui mô/diện tích
+ Lúa
Kg
6
41.700
6
30.000 (11.700)
+ Cây ăn trái
Kg
6
27.600
7
32.600
5.000
+ Rau màu
Kg
0
0
0
0
0
+ Gia súc
Con
22
375
20
337
(38)
+ Gia cầm
Con
0
0
0
0
0
+ Thủy sản
Kg
0
0
0
0
0
+ Lúa
m2
6
-
6
93.930
-
+ Cây ăn trái
m2
6
-
7
44.400
-
+ Rau màu
m2
0
-
0
0
-
+ Gia súc
Con
23
-
20
824
-
+ Gia cầm
Con
0
-
0
0
-
+ Thủy sản
m2
0
-
0
0
-
Sản lượng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP được xem là
một trong những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp Tp.
Cần Thơ nói chung và huyện Phong Điền nói riêng, nhằm tiến tới hình thành
vùng nguyên liệu quy mô lớn, chất lượng cao, ổn định phục vụ nhu cầu tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu. Hơn nữa, đây còn là yêu cầu tất yếu trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế, bởi VietGAP không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ
trong nước, mà còn làm tăng giá trị sản phẩm nông sản, tạo thế cạnh tranh,
điều kiện thuận lợi để nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới..
Chính vì thế huyện đã triển khai sản xuất theo hướng VietGAP trên
những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng như: rau quả, lúa, nuôi trồng
thủy sản... Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện
Phong Điền, cho biết: “Huyện Phong Điền đã có nền tảng cơ bản trong xây
61
dựng quy trình sản xuất rau, quả an toàn theo hướng VietGAP. Bởi VietGAP
có những điểm tương đồng với mô hình trồng rau an toàn mà huyện triển khai
thực hiện từ năm 2004 (ghi nhật ký sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), nguyên tắc 4
đúng...). Huyện đang có chủ trương xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất
theo hướng VietGAP trên một số loại cây ăn trái và thủy sản như: dâu Hạ
Châu, nhãn Vàm Xáng, ếch, cá rô đồng...”, Bên cạnh đó huyện còn triển khai
các mô hình “4 đúng”, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm “,IPM… trong dân
bước đầu mang lại kết quả đáng khích lệ.
4.2.5 Thực trạng thay đổi cả cơ cấu sản phẩm và phương thức sản
xuất của nông hộ
Từ Bảng 4.11 cho thấy diện tích trồng trọt trước và sau chuyển đổi cơ
cấu lẫn phương thức có sụt giảm mạnh. Cụ thể, sau chuyển đổi diện tích trồng
lúa của huyện tăng 23.000 m2 so với trước chuyển đổi (hay tăng 383,33%), sản
lượng lúa thu được năm 2014 vẫn ở mức khá cao 36.800 kg. Tổng diện tích
trồng cây ăn trái của huyện trước chuyển đổi là 38.900 m2 nhưng sau chuyển
đổi con số này giảm xuống còn 29.500 m2 chênh lệch 9.400 m2 (tương ứng
giảm 24,16 %) và mức sản lượng khá cao 93.000 kg. Hầu như không có sự
chuyển đổi cơ cấu lẫn phương thức trong rau màu.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi mặc dù có bước chuyển dịch nhưng chủ
yếu là tăng số đầu con, hiệu suất và chất lượng chăn nuôi thấp, thêm vào đó là
tình trạng dịch bệnh kéo dài, nhà máy giết mổ quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu
không đảm bảo vệ sinh,.. làm cho sản phẩm cạnh tranh, giá thành cao, rủi ro
lớn.
Cũng dựa vào Bảng 4.11 cho thấy qui mô và sản lượng chăn nuôi trong
trường hợp này cũng có sự thay đổi tương đối lớn. Qui mô chăn nuôi gia súc
trước và sau chuyển đổi chênh lệch 98 con (tương ứng giảm 41,00 %), nhưng
mức sản lượng gia súc đạt 495 con. Qui mô nuôi gia cầm có sự biến động lớn,
nếu trước chuyển đổi qui mô là 6.500 con thì sau chuyển đổi con số này giảm
xuống còn 2.700con, chênh lệch 3.800 con (hay giảm 58,46 %) so với trước
chuyển đổi. Sản lượng gia súc thu được là 3.500 con. Trong ngành thủy sản
cũng có sự chuyển đổi đang kế từ 2.025 m2 xuống còn 25 m2 tương ứng giảm
98,77% và sản lượng cá thu được năm 2014 là 2.000 kg.
62
Bảng 4.11: Diện tích, qui mô, sản lượng giữa trước và sau thay đổi cả cơ cấu
sản phẩm và phương thức sản xuất
Chỉ têu
Diện
tích
/Qui mô
Sản
lượng
ĐV
T
Loại nông
sản
m2
Lúa
m2
Cây ăn trái
m2
Rau màu
Con
Gia súc
Con
Chênh chệch
Mô
Mô
hình cũ
hình mới
Tương đối
Tuyệt đối
6.000
29.000
23.000
383,33
38.900
29.500
(9.400)
(24,16)
0
0
0
0,00
239
141
(98)
(41,00)
Gia cầm
6.500
2.700
(3.800)
(58,46)
m2
Thủy sản
2.025
25
(2.000)
(98,77)
Kg
Lúa
-
36.800
-
-
Kg
Cây ăn trái
-
93.000
-
-
Kg
Rau màu
-
0
-
-
Con
Gia súc
-
495
-
Con
Gia cầm
-
3.500
-
-
Kg
Thủy sản
-
2.000
-
-
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
4.2.6 So sánh diện tích/qui mô và sản lượng trong nội bộ ngành
trồng trọt, chăn nuôi giữa trước và sau chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp
Từ Bảng 4.12 cho thấy diện tích trồng trọt có sự chuyển đổi mạnh, cụ
thể sản lượng lúa trước chuyển đổi là 185.000 m2, sau chuyển đổi giảm còn
179.900 m2, chênh lệch 5.100 m2, tương ứng giảm 2,76%, vời tổng sản lượng
thu được là 382.670 kg. Cây ăn quả cũng có sự thay đổi, diện tích trước và sau
chuyển đổi giảm 3.050 m2, tương ứng giảm 0,48%, tổng sản lượng thu được
khá cao 929.490 kg. Trong khi diện tích đất trồng lúa và cây ăn trái giảm thì
diện tích trồng rau màu lại có xu hướng tăng lên từ 11.000 m2 trước chuyển
đổi xuống còn 15.500 m2, chênh lệch 4.500 m2, hay giảm 40,91%, sản lượng
rau màu thu được là 218.400 kg.
Nguyên nhân là do trong thời gian gần đây, sản xuất lúa còn gặp nhiều
khó khăn do giá cả đầu ra còn bấp bênh, thời tiết diễn biến thất thường, kết
hợp sâu bệnh phát triển mạnh như rầy nâu, bệnh vàng lùn và lún xoắn lá nên
63
một vài nông dân chuyển đổi trồng cây rau màu và cây ăn trái trên đất lúa làm
diện tích lúa bị thu hẹp lại đồng thời diện tích rau màu như dưa hấu, đậu, dưa
leo,...tăng lên. Sở dĩ diện tích và sản lượng cây ăn trái huyện sau chuyển đổi
giảm không hẳn do nông hộ giảm trồng cây ăn trái mà nguyên nhân chính là
do số lượng nông hộ chuyển đổi cây này sang các loại cây trồng mới trên cùng
diện tích ban đầu nhưng chưa thu hoạch.
Bảng 4.12: So sánh diện tích, qui mô, sản lượng trong nội bộ ngành trồng trọt
giữa trước và sau chuyển đổi giai đoạn 2004-2014
Tiêu chí ĐVT Loại cây
Cây lúa
Diện tích m2 Cây ăn trái
Chênh lệch
Trước chuyển Sau chuyển
đổi
đổi
Tuyệt đối Tương đối
185.000
179.900
(5.100)
(2,76)
639.550
636.500
(3.050)
(0,48)
11.000
15.500
4.500
40,91
Rau màu
Cây lúa
Sản lượng (kg) Cây ăn trái
Rau màu
-
382.670
-
-
-
929.490
-
-
-
218.400
-
-
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Trong lĩnh vực chăn nuôi, qui mô chăn nuôi gia súc có xu hướng tăng lên
sau chuyển đổi, mức tăng là 183 con, trước chuyển đổi là 921 con, sau chuyển
đổi là 1.104 con, chênh lệch 183 con tương ứng tăng 19,87%, sản lượng gia
súc thu được năm vừa rồi là 2.512 con. Sản lượng gia cầm trước và sau
chuyển đổi có xu hướng giảm, mức giảm là 437 con, tương ứng là 5,47%,
trong đó qui mô trước chuyển đổi là 8.650 con, sau chuyển đổi là 8.213 con,
với diện tích này sản lượng thu được năm 2014 là 18.868 con. Trong lĩnh vực
thủy sản, sản lượng thu được là 40.450 kg trong năm 2014, với qui mô trước
và sau chuyển đổi có sự chênh lệch 1.996 m2, tương ứng giảm 25,84%.
Qui mô gia súc, gia cầm trong giai đoạn 2004-2013 có sự chuyển dịch
theo hướng giảm dần, nguyên nhân chính xuất phát từ giá cả thị trường gia
tăng, đẩy mức giá vật tư nông nghiệp như giống, thức ăn, thuốc,… ngày càng
tăng, thị trường tiêu thụ không ổn định, công tác quản lý con giống, thú y có
nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng đến khả năng phát
triển nhanh đàn gia súc, gia cầm cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường
chưa cao.
64
Bảng 4.13: So sánh diện tích, qui mô, sản lượng trong nội bộ ngành chăn nuôi
giữa trước và sau chuyển đổi giai đoạn 2004-2014
Tiêu
chí
Qui
mô
Loại nông
sản
ĐVT
m2,
con
Sản
lượng
con,
kg
Trước
chuyển đổi
Gia súc
Chênh lệch
Sau
chuyển đổi
Tuyệt đối
Tương đối
921
1.104
183
19,87
Gia cầm
8.650
8.213
(437)
(5,47)
Thủy sản
7.725
5.729
(1.996)
(25,84)
Gia súc
-
2.512
-
-
Gia cầm
-
18.868
-
-
Thủy sản
-
40.450
-
-
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
4.3.1 Hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình CDCCKTNN giữa nhóm
nông hộ có chuyển đổi và không chuyển đổi của huyện Phong Điền được tác
giả thống kê, tính toán và trình bày trong Bảng 4.14.
Bảng 4.14: Các chỉ số tài chính của mô hình có chuyển đổi
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
820.000
133.074,60
164.613,53
3.714
809.942
92.573,11
123.633,36
(201.118)
607.873
40.501,43
85.752,62
Lần
(0.75)
9,04
0,64
1,27
Doanh thu/chi phí
Lần
0,25
10,04
1,64
1,27
Doanh thu/Lợi
nhuận
Lần
(3,00)
0,90
0,09
0,67
Chỉ tiêu
ĐVT
Thấp nhất
Doanh thu
Ngàn
7.319
Chi phí
Ngàn
Lợi nhuận
Ngàn
Lợi nhuận/chi phí
Cao nhất
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Về doanh thu trung bình trên tổng số hộ khảo sát là 133.074,60 ngàn
đồng/năm, trong đó hộ có doanh thu cao nhất là 820.000 ngàn đồng/năm và
65
thấp nhất là 7.319 ngàn đồng/năm. Hộ có chi phí thấp nhất là 3.714 ngàn
đồng/năm, cao nhất là 809.942 ngàn đồng/năm, bình quân là 92.573,11 ngàn
đồng/năm. Lợi nhuận của mô hình sản xuất hiện tại trung bình đạt 40.501,43
ngàn đồng/năm, hộ có mức lợi nhuận cao nhất lên đến 607.873 ngàn
đồng/năm trong khhi đó có hộ phải chụi lỗ đến 201.118 ngàn đồng/năm, mức
chênh lệch là 85.752,62 ngàn đồng/năm.
Hiệu quả của quá trình CDCCKTNN thể hiện thông qua các chỉ số sau:
+ Lợi nhuận trên chi phí: chỉ số này là 0,64 điều này có nghĩa là cứ tăng
thêm 1 ngàn đồng chi phí bỏ ra cho mô hình canh tác mới thì sẽ thu được
0,64 ngàn đồng lợi nhuận. Trong đó hộ có chỉ số thấp nhât 1 là -0,75 và cao
nhất là 9,04 ngàn đồng.
+ Doanh thu trên chi phí: chỉ số này là 1,64 điều này có nghĩa là cứ 1
ngàn đồng chi phí bỏ ra thì doanh thu thu được trung bình là 1,64 triệu đồng,
trong đó thu nhập thấp nhất là 0,25 và doanh thu cao nhất là 10,04 ngàn
đồng.
+ Doanh thu trên lợi nhuận: chỉ số này là 0,09 điều này có nghĩa là nếu
doanh thu tăng thêm 1 ngàn đồng sẽ làm lợi nhuận của mô hình mới tăng lên
trung bình khoảng 0,09 ngàn đồng. Trong đó thu nhập thấp nhất là -3,00 và
cao nhất là 0,09 ngàn đồng.
Như vậy, thông qua các chỉ số trên cho thấy việc đầu tư chuyển đổi mô
hình mới đã mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên khoảng chênh lệch giữa
doanh thu đạt được, lợi nhuận, chi phí và các chỉ số hiệu quả đầu tư khá lớn,
nguyên nhân của những chênh lệch này xuất phát từ những yếu tố đầu vào
trong từng nông hộ, ngoài ra nó còn chụi tác động bởi những yếu tố môi
trường bên ngoài và việc áp dụng những nguồn lực vào điều kiện của từng
nông hộ.
Kết quả bảng 4.15 cho thấy có sự chênh lệch về lợi nhuận giữa 2 mô
hình có chuyển đổi và không chuyển đổi là 5.964,76 ngàn đồng, tương ứng
mức tăng là 17,27%. Doanh thu của mô hình có chuyển đổi cũng cao hơn so
với mô hình không chuyển đổi, chênh lệch 15.508,41 ngàn đồng, tương ứng
cao hơn 13,19%. Tuy nhiên mức chi phí có cao hơn so với mô hình không
chuyển đổi, chênh lệch 9.543,64 ngàn đồng, tương đương4 11,9%.
66
Bảng 4.15: So sánh các chỉ tiêu kinh tế của mô hình không chuyển đổi và có
chuyển đổi
Chênh lệch
Có
ĐVT
Không
chuyển đổi
chuyển đổi
Tương đối
Tuyệt
đối
Doanh thu
Ngàn
117.566,19
133.074,60
15.508,41
13,19
Chi phí
Ngàn
83.029,47
92.573,11
9.543,64
11,49
Lợi nhuận
Ngàn
34.536,67
40.501,43
5.964,76
17,27
Lợi nhuận/chi phí
Lần
0,55
0,64
0,09
16,36
Doanh thu/chi phí
Lần
1,55
1,64
0,09
5,81
Doanh thu/Lợi nhuận
Lần
0,04
0,09
0,05
125,00
Chỉ tiêu
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Bảng 4.16: So sánh các tiền lời của mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển
đổi
Chỉ tiêu
Tổng tiền
lời
ĐVT
Ngàn
Trước
chuyển đổi
Sau
chuyển đổi
2.671.834
9.450.369
Chênh lệch
Tương đối
6.778.535
Tuyệt đối
253,70
Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm SPSS 16.0
Với mức lãi suất chiết khấu 7%/năm, từ Bảng 4.16 cho thấy tiền lời từ
mô hình sau chuyển cao hơn hẳn so với mô hình trước chuyển đổi, mức chênh
lệch là 6.778.535 ngàn đồng hay tương ứng 253,70 %. Để khẳng định tính
hiệu quả của mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển đổi, tác giả sử dụng
kiểm định T- test để chứng minh. Mục đích là kiểm tra sự khác nhau về lợi
nhuận giữa hai mô hình.
Giả thuyết:
H0: Tiền lời mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển đổi là như nhau.
H1: Tiền lời giữa mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển đổi là khác nhau.
Từ Bảng 4.17 ta thấy giá trị Sig (2 - tailed) của 2 mô hình đều có ý nghĩa
ở mức ý nghĩa 5%, điều này cho thấy tiền lời giữa mô hình trước và sau
chuyển đổi có sự khác nhau. Hay nói cách khác tiền lời của mô hình sản xuất
sau chuyển đổi cao hơn mô hình trước chuyển đổi. Vì vậy nên khuyến khích
các nông hộ mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất mới, kết hợp đầu tư mở
67
rộng đa sạng hóa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế để đạt được mức lợi
nhuận cao nhất.
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định T- test về tiền lời giữa mô hình trước chuyển
đổi và sau chuyển đổi.
Tiền lời trung bình trên năm
(đồng/năm)
Mô hình
Sig (2 - tailed)
Trước chuyển đổi
15.180,87
0,02
Sau chuyển đổi
53.695,28
0,02
Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm SPSS
4.3.2 Hiệu quả xã hội
Để đánh giá tổng quát về hiệu quả xã hội của mô hình chuyển đổi so với
mô hình không chuyển đổi theo ý kiến khảo sát của nông hộ, các thông tin
đánh giá được lượng hóa thông qua các mức độ của thang điểm từ 1 (thấp) đến
5 (cao). Hình 4.6 và Hình 4.7 dưới đây trình bày kết quả về mức độ thích hợp
giữa 2 nhóm nông hộ có chuyển đổi và không chuyển đổi:
Giải quyết được…
Bảo vệ nguồn nước3,17
… 3,18
3,30
Dịch bệnh ít xảy ra
Cải tạo chất lượng đất3,23
Sản phẩm dễ tiêu thụ
4,32
Sản phẩm an toàn…
3,21
3,42
3,25Được nâng cao kiến…
Sức khỏe người sản…
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.6: Mức điểm trung bình về hiệu quả xã hội của mô hình không chuyển
đổi
Từ Hình 4.6 cho thấy đối với mô hình không chuyển đổi, mức điểm
trung bình được đánh giá bởi nông hộ đối với các yếu tố trên xoay quanh giá
trị 3,39 điểm, trong đó tiêu chí “Sản phẩm dễ tiêu thụ” được cho đánh giá cao
nhất 4,32 điểm, thấp nhất là tiêu chí “Bảo vệ nguồn nước vì sử dụng ít thuốc
BNTV” với 3,17 điểm.
68
Giải quyết được thực trang
thừa lao động nông nghiệp
Bảo vệ nguồn nước vì sử
dụng ít thuốc BVTV
3,28
Dịch bệnh ít xảy ra
3,35
Sản phẩm dễ tiêu thụ
4,38
Sản phẩm an toàn nhờ áp
3,44 dụng mô hình mới
3,74
3,62
Cải tạo chất lượng đất
3,44
3,47 Được nâng cao kiến thức
và kỹ thuật
Sức khỏe người sản xuất
và tiêu dùng được đảm
bảo
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.7: Mức điểm trung bình về hiệu quả xã hội của mô hình có chuyển
đổi
Trong Hình 4.7 cho thấy đối với mô hình có chuyển đổi, mức điểm trung
bình được đánh giá bởi nông hộ đối với các yếu tố trên xoay quanh giá trị 3,59
điểm, cao hơn so với mô hình không chuyển đổi. Trong đó tiêu chí “Sản phẩm
dễ tiêu thụ”vẫn được cho điểm cao nhất 4,38 điểm, thấp nhất là tiêu chí “Bảo
vệ nguồn nước vì sử dụng ít thuốc BNTV” với 3,28 điểm.
Kết quả trên cho thấy hiệu quả xã hội của mô hình chuyển đổi được nông
hộ đánh giá cao hơn so với mô hình không chuyển đổi vì:
Sản phẩm đầu ra của mô hình chuyển đổi rất dễ tiêu thụ và khá ổn định
hơn so với mô hình không chuyển đổi do sản phẩm có giá trị cao,, bán được
giá, được bao tiêu sản phẩm và giảm chi phí bảo quản và vận chuyển nông
sản.
Khả năng giải quyết được thực trạng thừa lao động nông nghiệp của
mô hình chuyển đổi được đánh giá cao hơn so với không chuyển đổi. Mô hình
chuyển đổi giúp tận dụng tối đa thời gian nông nhàn của lao động từ đó nâng
cao hiệu quả sử dụng lao động.
Sản phẩm an toàn hơn nhờ áp dụng mô hình chuyển đổi hơn mô hình
không chuyển đổi. Điều này có thể lý giải là do nông hộ có xu hướng sử dụng
các biện pháp kỹ thuật mới nhằm hạn chế lạm dụng chất hóa học từ đó tạo ra
sản phẩm an toàn hơn.
Với mô hình chuyển đổi, nông hộ được nâng cao kiến thức và kỹ
thuật nhiều hơn so với không chuyển đổi nhờ tham gia các lớp tập huấn, nắm
rõ thông tin lỹ thuật và áp dụng, rèn luyện kỷ năng tính toán nhờ ghi chép.
Lợi ích về sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng được đảm bảo
trong mô hình chuyển đổi cũng được đánh giá cao hơn mô hình không chuyển
69
đổi. Nông hộ được khuyến cáo sử dụng thuốc sinh học, sử dụng trang phục
bảo hộ an toàn.
Chất lượng đất được cải tạo nhiều hơn trong mô hình chuyển đổi so
với mô hình không chuyển đổi. Việc chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng giúp
cải thiện chất lượng đất, trường hợp trồng luân canh cây họ đậu.
Mô hình chuyển đổi thì dịch bệnh ít xảy ra hơn so với mô hình không
chuyển đổi, trường hợp áp dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa, IPM, nuôi kiến
vàng trên cây ăn trái.. như thu hút thiên địch, sử dụng giống kháng bệnh,…
Khả năng bảo vệ nguồn nước của mô hình sau chuyển đổi cũng được
đánh giá cao hơn so với mô hình không chuyển đổi vì sử dụng ít thuốc BVTV.
4.4 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014
4.4.1 Đặc điểm lao động trong nông hộ trên địa bàn khảo sát
Lao động trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc CDCCLĐ
cũng như tạo ra nguồn thu nhập của hộ. Tương ứng với số lao động trong hộ
càng cao thì việc thay đổi ngành nghề lao động có khả năng xảy ra cao hơn do
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên, lực lượng
lao động cũng góp phần làm giảm năng suất nông nghiệp bình quân đầu người
khi mà hộ có đông lực lượng lao động nhưng tư liệu sản xuất ít. Môt số thông
tin chung về đặc điểm lao động nông nghiệp của hộ được thống kê trong bảng
dưới đây:
Bảng 4.18: Đặc điểm về nguồn lao động của hộ
ĐVT: người
Nhỏ
nhất
Tiêu chí
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Số nhân khẩu trong hộ
1
10
4,52
1,50
Số lao động trong hộ
1
7
2,18
1,14
Số người phụ thuộc
0
5
1,53
0,86
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Qua Bảng 4.18 cho thấy lực lượng lao động trong hộ gia đình khá lớn,
trong đó số lao động cao nhất là 7 người và ít nhất là 1 người, lao động trong
hộ trung bình là 2,18 người/hộ. Số nhân khẩu trong hộ tương đối cao, cao nhất
là 10 thành viên, thấp nhất là 1 thành viên, trung bình là 4,52 thành viên. Với
số nhân khẩu như vậy đã tác động đến những nhu cầu cơ bản về mức sống của
70
hộ gia đình, góp phần gián tiếp ảnh hưởng đến quyết định thay đổi ngành nghề
nhằm tìm kiếm được công việc làm với thu nhập ổn định và đầy đủ.
Kết quả thống kê từ Hình 4.8 cho thấy tống số lao động trong nông
nghiệp của 315 hộ là 690 lao động, cụ thể tổng số lao động nam là 378 (chiếm
54,78%) và 312 lao động nữ (chiếm 45,22%). Có sự chênh lệch về giới tính
lao động gần 10%, tuy nhiên nếu xét về mặt lao động, điều này tạo nên lợi thế
cho một huyện thuần nông như Phong Điền khi có nhiều nam giới đáp ứng các
công việc cần nhiều sức khỏe. Con số trên còn cho thấy nguồn lao động tại
thời điểm nghiên cứu là dồi dào, đây là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển
kinh tế huyện.
Nữ
45,22
%
Nam
54,78
%
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.8: Tỷ lệ giới tính của lao động trong hộ
Hình 4.9 thể hiện, trong tổng số 1.423 nhân khẩu của 315 nông hộ được
khảo sát có 686 lao động chính hoạt động trong nông nghiệp (chiếm 48,21%),
255 lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, chiếm 17,92% và 482
lao động phụ thuộc chiếm 33,87%. Số lao động chính trong gia đình chủ yếu
là chồng, vợ và các con. Kết quả từ thực tế điều tra cho thấy phần lớn lao động
trong nông nghiệp là do chồng và vợ (cha, mẹ) đảm nhiệm và chủ yếu, còn
phần lớn lao động phi nông nghiệp là do các con đảm nhận vì hiện tại làm việc
trong nông nghiệp mang lại thu nhập không ổn định nên có xu hướng chuyển
sang làm các công việc phi nông nghiệp dưới hình thức lao động tại các công
trường, nhà máy, xí nghiệp, công ty,…Tuy nhiên do đặc tính của vùng là nông
thôn và tính chất của công việc nên trong hoạt động sản xuất người lớn tuổi và
người dưới tuổi lao động vẫn có thể phát huy sức lao động của mình. Do đó,
việc phân phối lao động theo các ngành nghề không chỉ có người trong độ tuổi
mà còn có cả lao động ngoài độ tuổi tham gia (Lưu Thanh Nhanh, 2010).
71
Số người
phụ thuộc
33,87%
Số lao động
nông
nghiệp
48,21%
Số lao động
phi nông
nghiệp
17,92%
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.9: Cơ cấu lao động của nông hộ trên địa bàn khảo sát
4.4.2 Cơ cấu lao động theo ngành nghề
Theo niên giám thống kê huyện Phong Điền thì số lao động phân theo
ngành nghề của huyện trong thời gian qua có sự chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Cụ thể:
Bảng 4.19: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của huyện Phong Điền
ĐVT: Người
Năm
Lao động nông
nghiệp
Lao động phi nông
nghiệp
2004
65.955
33.166
99.121
2005
65.352
33.878
99.230
2006
63.133
36.206
99.339
2007
61.906
37.542
99.448
2008
58.977
40.580
99.557
2009
57.105
42.562
99.667
2010
55.171
44.795
99.966
2011
53.120
47.106
100.226
2012
50.680
49.961
100.641
2013
49.510
51.610
101.120
Tổng số
Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phong Điền qua các năm
Dựa vào Bảng 4.19 ta có thể nhận thấy xu hướng CDCCLĐ từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2004-2013.
Trong đó số lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể
từ năm 2004 số lao động nông nghiệp toàn huyện là 65.955 lao động nhưng
đến năm 2013 con số này giảm xuống còn 49.510 lao động, tổng số lao động
72
giảm là 16.445 lao động trong vòng 9 năm, tương đương mức giảm trung bình
khoảng 1.827 lao động/năm. Ngược lại, số lao động phi nông nghiệp có xu
hướng tăng dần qua các năm, từ 33.166 lao động, chiếm 33,46% trong tổng số
lao động toàn huyện năm 2004 tăng lên đến 51.610 lao động chiếm 51,04%
tổng số lao động của toàn huyện vào năm 2013. Con số này có khả năng tăng
trưởng tiếp tục trong tương lai khi mà định hướng và chủ trương của vùng là
phát triển công nghiệp và dịch vụ trong năm tới. Việc CDCCLĐ từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp như vậy nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của quá
trình CDCCKTNN và phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của huyện
Phong Điền nói riêng.
100%
50%
40,47 44,32 42,86
100%
59,53 55,68 57,14
50%
0%
66,53 68,26 57,58
0%
Trồng Chăn Thủy
trọt nuôi sản
Nam
33,47 31,74 42,42
Trồng
trọt
Nam
Nữ
Trước chuyển đổi
Thủy
Nữsản
Sau chuyển đổi
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.10: Cơ cấu lao động trong nông nghiệp phân theo giới tính trước và
sau chuyển dịch
Hình 4.10 cho thấy sự dịch chuyển của lao động trong nội bộ ngành
nông nghiệp, số lao động nam trong nông nghiệp sau chuyển đổi ngày càng
tăng, còn số lao động nữ thì giảm xuống. Vai trò của lao động nam, nữ giữa
trước và sau chuyển đổi tương đương nhau. Cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt số
lao động nam trước và sau chuyển đổi chênh lệch 7%, lao động nữ sau chuyển
đổi giảm 7% so với trước chuyển đổi. Trong chăn nuôi, số lao động nam sau
chuyển đổi tăng 12,58% so với trước chuyển đổi, còn lao động nữ sau chuyển
đổi so với trước chuyển đổi giảm 6,58%. Trong lĩnh vực thủy sản, số lao động
nam và nữ giữa trước và sau chuyển đổi mô hình sản xuất có sự chênh lệch rất
nhỏ, tăng 0,44% đối với lao động nam và giảm 0,44% đối với lao động nữ.
Kết quả khảo sát thể hiện vai trò của lao động nữ trong hầu hết các khâu của
quá trình sản xuất, tuy nhiên cũng chỉ ở vai trò phụ trợ cho lao động nam.
Kết quả khảo sát về ngành nghề của lao động trong hộ cho thấy, do đặc
điểm của một số ngành nghề nông thôn vẫn phù hợp với lao động ngoài độ
tuổi, nên không chỉ có những người trong độ tuổi có việc làm mà còn có một
73
số người ngoài độ tuổi tham gia làm việc. Bảng 4.19 phản ánh lực lượng lao
động tập trung chủ yếu bằng việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bảng 4.20 : Xu hướng lựa chọn ngành nghề của lao động
Nghề nghiệp
Tần số (người)
Nông nghiệp
Tỷ lệ (%)
687
63,67
Làm thuê
63
5,84
Thương mại dịch vụ nhỏ
87
8,06
Cán bộ, công nhân, viên chức
77
7,14
155
14,37
Khác
10
0,93
Tổng
1.079
100,00
Công nhân, nhân viên văn phòng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Bảng 4.20 cho thấy có 63,67% lao động nông thôn là nông dân sống
chủ yếu bằng việc phát triển kinh tế nông nghiệp như vườn, trồng lúa và chăn
nuôi. Lực lượng lao động làm thuê cho nông nghiệp như: cắt lúa, làm cỏ, đào
đất, dọn mương,…chiếm 5,84%. Lao động tham gia các ngành nghề thương
mại dịch vụ nhỏ cũng khá phổ biến, chiếm 8,06% tổng lao động của hộ như:
buôn bán nhỏ, may quần áo, quán ăn, cắt tóc…Số lao động làm cán bộ, công
nhân, viên chức chiếm tỷ lệ 7,14% như: giáo viên, trưởng ấp, công an, cảnh
sát,… Số lao động còn lại là công nhân, nhân viên văn phòng như làm công ty,
PG, nhân viên siêu thị,…chiếm tỷ trọng 14,37% cao nhất trong các lao động
hoạt động phi nông nghiệp và lao động trong các lĩnh vực khác chiếm 0,93%.
4.4.3 Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn khảo
sát
Đối với bản thân lao động và hộ gia đình
CDCCLĐ là biện pháp hửu hiệu giúp lao động tận dụng hết thời gian
nông nhàn của mình, tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm, từ đó góp phần
nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sinh kế để tăng thu nhập và cải thiện
chất lượng cuộc sống của hộ nói chung và của lao động chuyển dịch nói riêng.
Đối với địa phương
Thông qua những đóng góp do CDCCLĐ từ nông nghiệp sang phi nông
nghiệp về cho gia đình góp phần làm tăng thu nhập, tăng mức sống của gia
đình gián tiếp thúc đẩy việc phát triển kinh tế vùng do tăng tiêu dùng và tiết
74
kiệm để đầu tư. Đồng thời với thu nhập gia tăng và mức sống được cải thiện
thì trình độ văn hóa của hộ cũng tăng lên vì có khả năng đầu tư cho giáo dục,
học tập.
Chuyển dịch ngành nghề lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
góp phần giảm thiểu lao động nông nhàn, giảm được tình trạng mất an ninh xã
hội do lao động nhàn rỗi gây ra.
Mặt khác, việc chuyển dịch lao đông sẽ làm giảm đi lực lượng lao động
của địa phương vào mùa vụ, gây ra tình trạng khan hiếm lao động mùa vụ,
nâng cao giá nhân công làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp trong khi giá
thành sản phẩm nông nghiêp không tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận
thu được của nông dân tại địa phương. Vì vậy, quá trình CDCCLĐ sẽ làm cho
quan hệ cung cầu lao động bị mất cân đối.
4.4 KHẢ NĂNG NẮM BẮT THÔNG TIN VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH
NÔNG NGHIỆP SINH THÁI VÀO SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014
4.4.1 Tình hình nắm bắt thông tin về mô hình nông nghiệp sinh thái
Khả năng nắm bắt thông tin thị trường rất quan trọng trong việc sản xuất,
đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nó giúp nông hộ nắm bắt thông tin về
xu hướng tiêu dùng và thị trường đầu ra cho sản phẩm để chủ động hơn trong
sản xuất. Khi được hỏi thông tin về mức độ hiểu biết về mô hình NNST của
nông hộ, kết quả được thể hiện trong Bảng 4.20.
Trong 315 nông hộ được khảo sát có 193 nông hộ trả lời chưa từng nghe
đến thuật ngữ NNST chiếm 61,30%, 122 nông hộ còn lại đã từng nghe nói đến
thuật ngữ này chiếm 38,70%. Trong số 122 nông hộ trên có 87 nông hộ nghe
đến NNST từ các phương tiện truyền hình, truyền thanh chiếm tỷ lệ cao nhất
27,60%. Có 20 nông hộ trả lời nghe từ các lớp tập huấn thông qua các cán bộ
khuyến nông xã, huyện, các giảng viên tại các trường đại học chiếm 6,30%. Số
còn lại nghe từ các phương tiện khác như báo đài, tập chí; bà con, hàng xóm
và từ hội, nhóm, câu lạc bộ lần lượt là 5 hộ (chiếm 1,60%); 8 hộ (chiếm
2,50%) và 2 hộ (chiếm 0,60%).
Mặc dù số lượng nông hộ chưa nghe đến NNST khá cao nhưng số hộ
hiểu và có đang áp dụng mô hình NNST rất thấp chỉ 31 hộ trên tổng số 315
hộ, chiếm 9,84%. Những hộ kể trên chủ yếu đang sử dụng túi biogas trong
chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường đồng thời cung cấp khí gas sử dụng trong
gia đình. Nhóm nông hộ khác đang áp dụng mô hình vườn – chuồng, vườn-
75
ao- chuồng sử dụng chất thải từ chăn nuôi ủ thành phân bón cho cây hoặc áp
dụng mô hình IPM, VietGAP, ruộng lúa-bờ hoa nhằm thu hút thiên địch,….
Khi được trao đổi thông tin về khuyến cáo “giảm phân, giảm thuốc, giảm
chất kích thích, giảm chất tăng trọng” thì số người đã từng nghe nhắc đến khá
nhiều 223 hộ, chiếm 70,80% tổng số hộ diều tra. Số lượng người chưa từng
nghe chiếm 29,20% với 92 hộ. Điều này cho thấy phần lớn nông hộ cũng đã
nhận thức được hậu quả từ việc lạm dụng quá nhiếu chất hóa học đến sức
khỏe ngay chính bản thân người sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Bảng 4.21: Khả năng nắm bắt thông tin về mô hình NNST của nông hộ
Nông nghiệp sinh thái
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Có nghe nói đến chưa
315
100,00
+ Chưa từng nghe đến
193
61,30
+ Có nghe
122
38,70
87
27,60
5
1,60
20
6,30
4. Bà con, hàng xóm
8
2,50
5. Hội, nhóm, câu lạc bộ
2
0,60
Có nghe “giảm phân, giảm thuốc, giảm chất kích
khích, giảm chất tăng trọng” không
315
100,00
92
29,20
223
70,80
Nghe từ:
1. Truyền hình, truyền thanh
2. Báo đài, tạp chí
3. Tập huấn
+ Chưa từng nghe
+ Có nghe
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014.
Kết quả khảo sát trên khẳng định xu hướng sản xuất nông nghiệp theo
hướng NNST thông qua việc áp dụng các mô hình sản xuất theo IPM,
VietGAP, “1 phải 5 giảm“, “3 giảm 3 tăng”,… không hoàn toàn phụ thuộc vào
khoa học kỹ thuật mà chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người sản xuất và
phương pháp tổ chức quản lý trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Chính vì thế
theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thới An chia sẻ: “Vấn đề
làm thế nào để chuyển biến nhận thức cho người nông dân đóng vai trò cực kỳ
quan trọng. Cần cho nông dân thấy rằng, sản phẩm họ làm ra không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong nước mà phải hướng đến mục tiêu xuất khẩu, “bán những gì
khách hàng cần, chứ không phải bán những gì chúng ta có”. Đặc biệt, để các
76
phương thức sản xuất mới thực sự mang lại hiệu quả, vai trò của nhà nước
phải được phát huy cao độ và mối liên kết “4 nhà” phải thắt chặt hơn nữa. Có
như vậy, quy trình VietGAP mới thực sự mang lại lợi ích cho cả người sản
xuất, nhà phân phối lẫn người tiêu dùng...
4.4.2 Thực trạng áp dụng nông nghiệp sinh thái trong nông hộ và
chính sách hỗ trợ của địa phương đối với mô hình nông nghiệp sinh thái
Tình hình áp dụng các biện pháp sản xuất theo hướng NNST trên địa bàn
khảo sát còn hạn chế, chưa chủ động và còn lệ thuộc vào sự hỗ trợ từ địa
phương. Thực trạng này được thể hiện trong Bảng 4.22 và Bảng 4.23..
Bảng 4.22: Thực trạng áp dụng mô hình NNST trong nông hộ
Tần
số
Tình hình thay đổi phương thức canh tác
Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây trồng.
Tỷ lệ
(%)
Hạng
4
1,30
7
Tận dụng lại rơm rạ, cành non, phân thải gia súc, gia
cầm ủ thành phân bón.
18
5,70
5
Không lạm dụng phân đạm, thuốc BVTV, chất kháng
sinh trong thủy sản.
22
7,00
4
Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, kỹ
thuật chăn nuôi an toàn sinh học.
3
1,00
8
Không sử dụng chất kích thích tăng trọng trong chăn
nuôi, trồng trọt.
30
9,50
3
Sử dụng thức ăn tự nhiên cho gia súc, gia cầm.
14
4,04
6
Vệ sinh chuồng trại và khu vực quanh chuồng.
30
9,50
2
2
0,60
9
32
9,80
1
1
0,30
10
Nuôi thủy sản theo mô hình nuôi ghép cá nước ngọt.
Sử dụng túi Biogas
Khác
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Bảng 4.23: Hỗ trợ của chính quyền địa phương
Hỗ trợ từ địa phương
Tần số
Có hỗ trợ
Không hỗ trợ
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
77
Tỷ lệ (%)
13
4,10
302
95,90
Dựa vào Bảng 4.22 ta thấy trong số những hộ đã chuyển đổi phương
thức sản xuất hướng theo NNST thì có 32 hộ đang sử dụng túi Biogas để tận
dụng chất thải gia súc ủ làm chất đốt vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm chi
phí gas, chiếm tỷ lệ 9,80%. Đa số các hộ cũng đã ý thức được phải vệ sinh
chuồng trại và khu vực quanh chuồng nhằm hạn chế dịch bệnh chiếm 9,50%
với 30 hộ; số hộ ý thức về việc không sử dụng chất kích thích tăng trọng trong
chăn nuôi và trồng trọt chiếm tỷ lệ khá cao 9,50% theo ý kiến của 30 hộ. Tỷ lệ
7,00% số hộ chuyển đổi phương thức sản xuất không lạm dụng phân đạm,
thuốc BVTV, chất kháng sinh trong thủy sản; 18 hộ sản xuất kết hợp trồng trọt
và chăn nuôi có tận dụng rơm rạ, cành non, phân thải gia súc, gia cầm ủ thành
phân bón cho cây chiếm 5,70%.
Số hộ sử dụng thức ăn tự nhiên cho gia súc, gia cầm chiếm tỷ lệ rất thấp
4,40% với 14 hộ được khảo sát. Bên cạnh một số loài gia súc như trân, bò, dê,
thỏ,..có đặc tính thường sử dụng thức ăn xanh có sẵn trong tự nhiên thì nông
hộ cũng đã tận dụng nguồn thức ăn này (như rau xanh, cá loài cá, cua, óc,…từ
đồng ruộng) cho lợn nhằm giảm nhẹ một phần chi phí.
Tỷ lệ 1,30 % số hộ sử dụng nước sạch để tưới cho cây trồng. Sở dĩ tỷ lệ
này thấp là do theo ý kiến của một nông dân ở xã Giai Xuân cho rằng “Sử
dụng nước sạch tưới cho cây trồng sẽ không cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây nên cây không phát triển tốt được”, đa số những hộ này thường đào các
mương để dẫn nước sông vào, sử dụng nguồn nước này tưới cho cây và nạo
vét bùn đáy ao lắp vào gốc cây. Còn những hộ sử dụng nguồn nước sạch
thường là hộ có quy mô sản xuất lớn có trang bị hệ thống tưới tiêu hiện đại.
Bên cạnh các hình thức áp dụng kể trên, nông hộ còn thực hiện như sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh
học. Nuôi thủy sản theo mô hình nuôi ghép cá nước ngọt và các hình thức
khác như sử dụng đệm lót sinh học lần lượt chiếm tỷ lệ rất thấp 1,00%, 0,60 %
và 0,30%.
Từ Bảng 4.23 cho thấy sự hạn chế trong vấn đề hổ trợ nông dân của địa
phương, chỉ 4,10% nông hộ nhận được sự giúp đở của chính quyền trên tống
số hộ được khảo sát. Chính điều này cũng là rào cản rất lớn cho nông hộ trong
viêc đưa ra quyết định sản xuất trong khi nguốn lực tài chính còn hạn hẹp.
Tuy nhiên, để hướng nông hộ hướng đến sản xuất mô hình NNST, chính
quyền địa phương đã tổ chức nhiều buổi tập huấn về sản xuất an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP, IPM, “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”,.. song do phần lớn
nông dân chưa được tập huấn đầy đủ nội dung nên thấy rườm rà, khó thực
hiện. Những nông hộ áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP còn cảm thấy xa lạ và
78
e ngại khi phải ghi chép và lưu giữ nhật ký sản xuất về sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Tại một số địa phương, các bộ trong ngành chỉ đầu tư xây dựng mô hình
sản xuất theo quy trình VietGAP nhưng chưa có chính sách, biện pháp hỗ trợ
cụ thể, đặc biệt, đầu ra cho sản phẩm VietGAP đến nay vẫn còn là vấn đề bỏ
ngỏ. Ông Huỳnh Văn Út, nông dân xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, nói:
“Trồng rau theo VietGAP, chúng tôi phải gò mình vào khuôn khổ nên không
“thoải mái” lắm. Trong khi đó, rau trồng theo VietGAP hay theo lối truyền
thống thì giá bán trên thị trường vẫn ngang nhau”.
4.4 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH
HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIẾN
4.4.1 Những khó khăn trong quá trình sản xuất của nông hộ
Trong sản xuất nông nghiệp, việc đối mặt với những khó khăn và rủi ro bất
ngờ là điều khó tránh khỏi. Thât vậy, trong tổng số mẫu khảo sát số hộ gặp
khó khăn trong sản xuất chiếm trên 80% trên tổng số hộ, các khó khăn thường
gặp không chỉ do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như thời tiết, dịch bệnh,
điều kiện cơ sở hạ tầng,… mà còn cả về điều kiện sản xuất như giá đầu ra, giá
đầu vào, vốn , đất canh tác,…của hộ.
Giá đầu ra biến
động
64,12%
Vốn gia đình hạn
Khó khăn khác
hẹp
Kỹ thuật sản
xuất phức tạp
Tiếp cận nguồn
vốn vay khó
29,84% Thiếu đất sản
1,27%
xuất
7,94%
8,25%
10,79%
8,89% 32,70% Dịch bệnh xảy ra
nhiều
30,79%
Biến đổi khí hậu
47,30%
Giao thông, thủy
lợi hạn chế
Giá vật tư nông
nghiệp cao
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Hình 4.11: Những khó khăn trong quá trình sản xuất của hộ
Về mức độ tác động của các khó khăn trong quá trình sản xuất thì khó
khăn có tần suất xuất hiện nhiều nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu
quả sản xuất của nông hộ là khó khăn về giá đầu ra biến động với 202 ý kiến,
chiếm 64,12%. Khó khăn về giá vật tư nông nghiệp cao cũng góp phần làm
79
giảm mức lợi nhuận của hộ với 149 ý kiến, chiếm 47,30 %. Bên cạnh đó, tác
động của thời tiết, dịch bệnh thuộc về yếu tố tự nhiên nên việc khắc phục và
giảm thiểu tác động của nó đến là điều rất khó khăn, có 32,70% tương ứng
với 103 nông hộ đang gặp khó khăn về vấn đề dịch bệnh, tỷ lệ 31,79% nông
hộ gặp khó khăn về vấn đề biến đổi khí hậu, tương ứng 97 ý kiến.
Các vấn đề vốn gia đình hạn hẹp cũng được đề cập đến với 94 ý kiến
chiếm 29,84%. Còn lại là các ý kiến về: tiếp cận nguồn vốn vay khó có 34 ý
kiến (chiếm 10,79%); giao thông, thủy lợi hạn chế có 28 ý kiến (chiếm
8,98%); thiếu đất sản xuất có 26 ý kiến (chiếm 8,25%); kỹ thuật sản xuất phức
tạp có 25 ý kiến (chiếm 7,94%) và khó khăn khác có 4 ý kiến (chiếm 1,27%).
Về điều kiện vật chất đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ còn gặp
nhiều khó khăn. Do đó việc đi lại cũng như vận chuyển trên đường bộ ở một
vài xã còn nhiều bất cập, cần có biện pháp khắc phục. Sự quan tâm của chính
quyền địa phương đến nông hộ còn chưa đúng mức, các chính sách hỗ trợ từ
chính quyền ở vùng sâu, vùng xa chỉ mang tính hình thức chứ không mang lại
nhiều hiệu quả.
4.4.2 Định hướng sản xuất trong thời gian sắp tới của nông hộ
Khi được hỏi về kế hoạch sản xuất trong thời gian sắp tới, đa số chủ hộ
trả lời sẽ duy trì mô hình sản xuất hiện tại, số khác sẽ mở rộng qui mô nếu có
đủ vốn và rất ít hộ dự định chuyển đổi sang mô hình mới.
Bảng 4.24: Định hướng sản xuất của nông hộ trong thời gian tới
Kế hoạch
Tần số
Duy trì mô hinh sản xuất hiện tại
Tỷ lệ( %)
Xếp hạng
195
61,90
1
Mở rông mô hình sản xuất
83
26,30
2
Chuyển đổi sang mô hình mới
32
10,20
3
Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm
27
8,60
4
2
1,30
5
Chuyển đổi theo hướng sinh thái
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Từ Bảng 4.24 cho thấy có 195 nông hộ quyết định sẽ duy trì mô hình sản
xuất hiện tại chiếm 61,90%; 26,30% nông hộ sẽ mở rộng qui mô sản xuất hiện
tại với điều kiện nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương hoặc tiếp
cận được nguồn vay vốn từ các ngân hàng. Tỷ lệ hộ quyết định chyển đổi mô
hình chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn: chuyển đổi sang mô hình mới chiếm 10,20%;
80
27 hộ chiếm tỷ lệ 8,60% sẽ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm và còn lại là số hộ sẽ
chuyển đổi theo hướng NNST chiếm tỷ lệ 1,20% với 2 hộ.
4.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN
PHONG ĐIỀN
4.5.1 Sự khác biệt về đặc điểm giữa các phương án CDCCKTNN
Số liệu từ Bảng 4.25 cung cấp thông tin về đặc điểm của nông hộ được
chia theo từng phương án lựa chọn CDCCKTNN. Thông tin này có thể dùng
làm tham chiếu để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tìm được từ kết quả
chạy mô hình logit đa thức.
Bảng 4.25: Đặc điểm của từng phương án CDCCKTNN
Chuyển
đổi cơ cấu
sản phẩm
Chuyển đổi
phương
thức sản
xuất
2,14
2,15
1,73
1,92
69,80%
83,90%
70,80%
78,60%
Không
chuyển
đổi
Chuyển
đổi cả 2
Biến
Cách xác
định
KHOANGCACH
Trung bình
GIOITINH
Tỷ lệ nam
(%)
TUOITAC
Trung bình
51,21
51,93
51,92
52,93
HOCVAN
Trung bình
6,69
6,71
8,75
6,64
KINHNGHIEM
Trung bình
12,48
7,43
11,46
11,29
TAPHUAN
Tỷ lệ có tập
huấn (%)
28,10%
27,00%
50,00%
21,40%
PHUTHUOC
Trung bình
1,64
1,42
1,79
1,14
LAODONGNN
Trung bình
2,14
2,21
2,13
2,29
THUNHAPPNN
Trung bình
51.569,78
35.991,68
47.180
51.771,43
HOTRO
Tỷ lệ được
hỗ trợ (%)
0,70%
1,50%
16,70%
35,70%
VONDAUTU
Trung bình
16.985,32
19.350,55
30.014,17
45.953,57
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Từ Bảng 4.25, ta thấy phương án không chuyển đổi là sự lựa chọn đối với
những hộ có số người phụ thuộc nhiều, nhiều kinh nghiệm nhưng hạn chế về
vốn và nhận được rất ít sự hỗ trợ từ địa phương, đây là những rào cản lớn nhất
81
cản trở họ chuyển đổi sang mô hình mới. Xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản
phẩm lại là lựa chọn tốt nhất đối với những nông hộ có nhiều lao động nam và
khoảng cách từ nhà đến chợ xa. Nông hộ chọn phương án chuyển đổi phương
thức sản xuất là những nông hộ có tham gia nhiều lớp tập huấn, có trình độ
học vấn cao và số người phụ thuộc lớn vì họ có thể dễ dàng tiếp cận và áp
dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, qua đó giúp sản xuất có hiệu
quả hơn và góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ (Trần Quốc Nhân và
cộng sự, 2012). Nông hộ có tuổi, có nhiều lao động nông nghiệp và có nguồn
thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp cao sẽ có khuynh hướng lực chọn
phương án chuyển đổi cả cơ cấu sản phẩm lẩn phương thức sản xuất nếu nhận
được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và có khả năng tài chính cao.
4.5.2 Kết quả của mô hình logit đa thức
Kết quả phân tích mô hình logit đa thức cho thấy, quá trình lặp của hồi
qui logit đa thứa đã hội tụ ở 7 bước lặp với giá trị Log-likelihood của mô hình
bằng -298,51 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể. Kết quả của trị
thống kê Chi2 bằng 73,45 và giá trị kiểm định (Prob>chi2)= 0,00 cho biết ước
lượng ML có ý nghĩa thống kê ở mức dưới 1%, điều này có nghĩa mô hình đầy
đủ tốt hơn so với mô hình không (các hệ số ước lượng của biến giải thích đều
bằng 0). Với kết quả trên, mô hình logit đa thức được thiết lập là phù hợp.
Hệ số ước lượng của các biến giải thích cho quyết định lực chọn
phương án CDCCKTNN của các hộ được thể hiện trong Bảng 4.26 dưới đây.
Hệ số ước lượng đại diện cho mức độ ảnh hưởng của từng biến giải thích lên
tỷ lệ xác xuất (odds ratio)2 mà một nông hộ lựa chọn một phương án nào đó
trong mối quan hệ so sánh với phương án cơ sở là quyết định không thay đổi
mô hình sản xuất (Phương án 1).
Trong mô hình logit đa thức, việc giải thích các hệ số ước lượng khá
phức tạp. Thực chất hệ số ước lượng của một biến giải thích cho mức độ ảnh
hưởng khi có sự thay đổi của một đợn vị từ biến độc lập lên logarit tự nhiên
của tỷ số xác suất (odds ratio = p/1-p) của quyết định lựa chọn phương án
CDCCKTNN theo hướng nào trong mối quan hệ so sánh với phương án cơ sở
(Không thay đổi mô hình sản xuất). Khi hệ số ước lượng của biến giải thích >0
thì sẽ có tác động làm tăng odds ratio, ngược lại một biến giải thích có hệ số
ước lượng chi2
0,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
(Ghi chú: Phương án 1 (Không thay đổi mô hình sản xuất) là phương án
cơ sở (Basic strategy);
*; **; ***: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%.)
Kết quả mô hình logit đa thức cho thấy có 4 biến có ý nghĩa trong nghiên
cứu là:
Biến GIOITINH có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% trong việc giải thích quyết
định lựa chọn phương án CDCCKTNN của hộ, và có tác động nghịch với
quyết định lựa chọn phương án chuyển dịch 2 (Thay đổi cơ cấu sản phẩm) và
không có tác động đến 2 phương án còn lại. Điều này cho thấy nếu người sản
xuất chính trong hộ là nữ thì sẽ làm giảm 0,75 log của tỷ số xác suất (odds
83
ratio) mà hộ lựa chọn phương án 2 so với phương án cơ sở. Thực tế, mặc dù
người phụ nữ xuất hiện trong tất cả các hoạt động của nông hộ, có thời gian
làm việc và cường độ làm việc ngang bằng với nam giới. Khoảng cách về sự
phân biệt giữa nam và nữ trong khu vực nông thôn được thu hẹp một cách
đáng kể, minh chứng là phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong những quyết
định chính và quan trọng của gia đình, những công việc nặng nhọc và nguy
hiểm đã được san sẽ và gánh vác bởi nam giới, ngay cả trong công việc nội
trợ. Tuy nhiên, phụ nữ nông thôn vẫn chưa thật sự thoát khỏi gánh nặng công
việc nội trợ, chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với các quan hệ cũng như công
tác xã hội, một phần do mặt bằng kiến thức của phụ nữ nông thôn còn khá
thấp, một phần khác do tâm lý e sợ và quan trọng là do chính chị em phụ nữ
không muốn tiếp cận và nâng cao kiến thức cũng như mở rộng các quan hệ xã
hội (Trần Hoàng Anh, 2010). Điều này giải thích vì sao người ra quyết định
sản xuất chính là nữ sẽ có xu hướng duy trì mô hình sản xuất hơn là chuyển
đổi cơ cấu sản phẩm.
Biến HOCVAN cũng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, tức có tác
động đến quyết định lựa chọn phương án CDCCKTNN của hộ và có tương
quan thuận chiều với quyết định lựa chọn các phương án 3 (Chuyển đổi
phương thức sản xuất) của hộ và không có tác động đến 2 phương án còn lại.
Theo đó, so với phương án cơ sở nếu trình độ học vấn của người sản xuất
chính tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm tăng 0,17 log tỷ số xác suất (odds) mà nông
hộ có thể lựa chọn phương án 3. Trình độ học vấn của nông hộ có ý nghĩa rất
lớn không chỉ trong việc tạo nên sự năng động và khả năng thích ứng của hộ
trước những biến đổi của cuộc sống mà còn góp phần tạo nên vị trí xã hội của
hộ (Nguyễn Công Bằng, 2012). Vì khi chủ hộ có trình độ học vấn cao tạo điều
kiện thuận lợi để ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất,
sử dụng hiệu quả phân bón và các đầu vào hiện đại khác, từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất hơn so với nông hộ có trình độ thấp chỉ chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm sản xuất truyền thống. Đồng thời, nông hộ có trình độ học vấn
cao thường tham gia vào nhiều ngành nghề trong xã hội, tạo nên nhiều mối
quan hệ xã hội, các mối quan hệ này giúp nông hộ nhận được nhiều thông tin
liên quan đến sản xuất tốt hơn (như nhiều sự hỗ trợ, nhiều cơ hội tiếp cận
nguồn vốn ưu đãi, kỹ thuật sản xuất mới hiện đại,…) (Yang, 2004). Trong khi
đó, những hộ có trình độ học vấn thấp hơn lại ít được đào tạo về chuyên môn
làm nông nghiệp và sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên rất
e ngại trong việc áp dụng các phương thức sản xuất mới. Kết quả này trùng
khớp với kết quả thống kê trên, người sản xuất chính có trình độ học vấn cao
84
có khuynh hướng nên có khuynh hướng chuộng hình thức thay đổi phương
thức sản xuất.
Biến HOTRO có ý nghĩa trong nghiên cứu này ở mức ý nghĩa 5% ,
không có tác động đến quyết định lựa chọn phương án 2 nhưng lại có tác động
mạnh và cùng chiều đến quyết định lựa chọn phương án 3 (Thay đổi phương
thức sản xuất) và phương án 4 (Thay đổi cơ cấu sản phẩm lẫn phương thức sản
xuất) của hộ. Cụ thể, so với phương án cơ sở nếu chính quyền địa phương tăng
cường hỗ trợ nông hộ thêm 1 đơn vị (như hỗ trợ đầu vào, bao tiêu sản phẩm,
cơ sở hạ tầng nông thôn, tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật,..) trong sản xuất
sẽ làm tăng 2,99 log của xác xuất nông hộ lựa chọn phương án 3 và tăng 4,26
log của tỷ số xác suất lựa chọn phương án 4 của hộ. Điều này có thể giải thích
là do, so với những nông hộ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía
chính quyền địa phương thì những hộ nhận được sự hỗ trợ có khuynh hướng
mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang mô hình canh tác mới cũng như dễ đàng tiếp
cận với các biện pháp canh tác mới mà địa phương hướng đến. Không những
thế việc hỗ trợ của đại phương còn tạo cho nông hộ tâm lý an tâm trong sản
xuất và có chí thú làm ăn hơn do không phải lo lắng đến rủi ro trong sản xuất.
Biến VONDAUTU có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%, biến này cũng có
tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn phương án 3 (Thay đổi phương
thức sản xuất) và phương án 4 (Thay đổi cơ cấu sản phẩm lẫn phương thức sản
xuất) nhưng không có tác động đến quyết định lựa chọn phương án 2 của hộ.
Điều này cho thấy, nếu so với phương án cơ sở thì khi vốn đầu tư tăng thêm 1
đơn vị sẽ làm tăng xác xuất nông hộ lựa chọn phương án 3 và phương án 4,
tuy nhiên mức tăng rất nhỏ 0,00. Vì vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do
người sản xuất luôn rất cần vốn để đầu tư vào hệ thống thủy lợi hoặc công
nghệ mới, mua sắm máy móc, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp, giống, thuê
lao động,… nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro (Lê Khương
Ninh, 2011; Mink và cộng sự, 2004). Nếu có được nhiều vốn sẽ là động lực
thúc đẩy nông hộ mạnh dạn mở rộng đầu tư đa canh, đa con, cũng như ứng
dụng các phương thức sản xuất mới trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật hiện đại để giảm thiểu chi phí và gia tăng hiệu quả sản xuất hơn. Trong
khi đó, những hộ thiếu vốn đầu tư sẽ dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu
nhập hộ sẽ thấp, thu nhập thấp là nguyên nhân gây thiếu hụt vốn (Trương
Đông Lộc và Trần Bá Duy, 2008), chính sự thiếu hụt vốn lại dẫn đến hạn chế
đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là rảo cản lớn trong việc đưa ra quyết định
chuyển đổi mô hình theo phương án nào thì phù hợp với điều kiện tài chính
của gia đình.
85
Các biến còn lại bao gồm: KHOANGCACH, LAODONGNN,
TUOITAC, TAPHUAN, THUNHAPPNN và SONGUOIPHUTHUOC trong
mô hình đã xây dựng lúc đầu không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích
đến quyết định lựa chọn phương án CDCCKTNN của nông hộ nên không thể
tổng quát hóa kết luận cho tổng thể nông hộ trong nghiên cứu này.
4.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI
HUYỆN PHONG ĐIỀN
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTNN của
nông hộ được tiến hành thông qua 2 bước:
- Bước 1: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ
chặt chẽ và sự tương quan giữa các biến quan sát, ngoài ra nó còn giúp loại
bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên
cứu.
- Bước 2: Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis) để nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp
và gom nhóm các nhân tố ảnh hưởng.
4.6.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Để tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
CDCCKTNN của nông hộ tại huyện Phong Điền, tác giả đã tiến hành lược
khảo những tài liệu có liên quan, kết hợp những lý thuyết kinh tế để đưa ra
bộ tiêu chí phù hợp với mục đích và địa bàn nghiên cứu. Bộ tiêu chí gồm 17
biến là những nhận định, đánh giá của nông hộ về: đặc điểm của người ra
quyết định sản xuất, nguồn lực của nông hộ, các yếu tố kinh tế - xã hội và
điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sau đó nhờ nông hộ đánh giá theo thang đo
Likert 5 mức độ từ rất đồng ý cho đến rất đồng ý. Tuy nhiên để đảm bảo sự
phù hợp của các biến khi đưa vào mô hình, tác giả tiến hành kiểm định độ tin
cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha trước để loại ra những
biến không thích hợp.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số
Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các
mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Theo nhiều nhà nghiên cứu đồng
ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ
0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu Nunally (1978) và
Peterson (1994) đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử
dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối
86
với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [9, tr.24]. Bên cạnh đó, phương
pháp này sẽ loại bỏ các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item- Total Correlation) dưới 0,3.
Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha nhiều lần để tìm được thang đo có độ tin cậy cao nhất. Kết
quả sau 11 lần chạy kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy biến DDCN1,
DDCN5, KTXH1, KTXH2, KTXH3, KTXH4, KTXH5, TN1, TN2, TN3 có hệ
số tương quan nhỏ hơn 0,3 và nếu loại các biến này đi thì hệ số Cronbach’s
Alpha sẽ tăng lên.
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định thang đo cuối cùng
Hệ số
tương
quan biến
tổng
Hệ số
Cronbach's
Alpha nếu
loại biến
Ký hiệu
Tiêu chí
DDCN2
Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông
nghiệp.
0,358
0,679
DDCN3
Nhận thức được vấn đề bảo vệ sức khỏe
cho cá nhân và cộng đồng.
0,415
0,665
DDCN4
Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi
trường và điều kiện sinh thái cho phát
triển nông nghiệp bền vững.
0,484
0,645
NL1
Đảm bảo nguồn nhân lực (lao động
nông nghiệp) cho việc chuyển đổi mô
hình.
0,383
0,673
NL2
Đảm bảo điều kiện tài chính cho việc
chuyển đổi mô hình.
0,450
0,656
NL3
Đảm bảo nguồn vật lực (đất đai,
phương tiện sản xuất,…) cho chuyển
đổi mô hình.
0,393
0,671
NL4
Đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất
cho việc chuyển đổi mô hình.
0,380
0,674
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS
87
Kết quả kiểm định lần cuối cùng cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tăng
lên đạt 0,70 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0,3.
Do đó 7 biến quan sát còn lại được đề nghị đưa vào mô hình là phù hợp.
4.6.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau quá trình kiểm định độ tin cậy của thang đo, ta giữ lại những biến
có ý nghĩa trong mô hình. Nhưng làm thế nào để dễ phân tích và chỉ lưu lại
những biến có ý nghĩa hơn ta phải dùng đến phân tích nhân tố. Sau khi kiểm
định Cronbach’s Alpha ta giữ lại 7 biến nên ta sẽ chạy hàm nhân tố cho 7 biến
này.
Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Hệ số tải
Ký hiệu
Tiêu chí
nhân tố
F1
DDCN2 Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông nghiệp
DDCN3
F2
0,647
Nhận thức được vấn đề bảo vệ sức khỏe cho cá
nhân và cộng đồng
0,827
Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và
DDCN4 điều kiện sinh thái cho phát triển nông nghiệp
bền vững
0,896
NL1
Đảm bảo nguồn nhân lực (lao động nông
nghiệp) cho việc chuyển đổi mô hình
0,792
NL2
Đảm bảo điều kiện tài chính cho việc chuyển
đổi mô hình
0,725
NL3
Đảm bảo nguồn vật lực (đất đai, phương tiện
sản xuất,…) cho chuyển đổi mô hình
0,826
NL4
Đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất cho
việc chuyển đổi mô hình
0,504
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 16.0
Thực hiện phân tích nhân tố EFA với phương pháp trích là Principal
components và phép quay varimax. Kết quả phân tích nhân tố cho các kiểm
định được đảm bảo như sau: (1) Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5<
KMO = 0,660
Iteration 0:
log likelihood = -335.23707
Iteration 1:
log likelihood = -299.15206
Iteration 2:
log likelihood = -286.91955
Iteration 3:
log likelihood = -276.65601
Iteration 4:
log likelihood = -273.90533
Iteration 5:
log likelihood = -273.84249
Iteration 6:
log likelihood =
-273.8423
Iteration 7:
log likelihood =
Multinomial logistic regression
-273.8423
Log likelihood =
taphuan songuoiphuthuoc
von_dt, baseoutcome(1)
Number of obs
LR chi2(30)
Prob > chi2
Pseudo R2
-298.5136
=
=
=
=
315
73.45
0.0000
0.1095
-----------------------------------------------------------------------------thaydoi |
Coef.
Std. Err.
z
P>|z|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------2
|
khoangcach |
-.047409
.1014236
-0.47
0.640
-.2461956
.1513776
gioitinh | -.7465834
.3073416
-2.43
0.015
-1.348962
-.1442049
tuoitac | -.0014187
.011991
-0.12
0.906
-.0249207
.0220832
hocvan | -.0002769
.0422819
-0.01
0.995
-.0831478
.0825941
taphuan |
-.081743
.2934825
-0.28
0.781
-.6569581
.4934721
songuoiphu~c |
-.170846
.1159985
-1.47
0.141
-.3981989
.0565069
soldnn |
.045434
.1454966
0.31
0.755
-.239734
.3306021
doanhthupnn | -2.87e-06
2.02e-06
-1.42
0.154
-6.83e-06
1.08e-06
hotro_p |
.5442649
1.241635
0.44
0.661
-1.889296
2.977825
von_dt |
2.62e-06
4.78e-06
0.55
0.583
-6.74e-06
.000012
_cons |
.58477
.9342873
0.63
0.531
-1.246399
2.415939
-------------+---------------------------------------------------------------3
|
khoangcach | -.2451441
.2242595
-1.09
0.274
-.6846848
.1943965
gioitinh |
.3647547
.5512413
0.66
0.508
-.7156583
1.445168
tuoitac |
.0153746
.0235669
0.65
0.514
-.0308156
.0615649
hocvan |
.1681057
.0783652
2.15
0.032
.0145127
.3216987
taphuan |
.375146
.5204365
0.72
0.471
-.6448907
1.395183
songuoiphu~c |
.1773196
.2085382
0.85
0.395
-.2314077
.586047
soldnn | -.0078623
.3161083
-0.02
0.980
-.6274233
.6116987
doanhthupnn | -1.33e-06
3.15e-06
-0.42
0.672
-7.50e-06
4.84e-06
hotro_p |
2.991643
1.212658
2.47
0.014
.6148766
5.368409
von_dt |
.0000135
6.94e-06
1.95
0.051
-7.43e-08
.0000271
_cons | -4.287531
1.864495
-2.30
0.021
-7.941873
-.6331885
-------------+---------------------------------------------------------------4
|
khoangcach | -.3329435
.2811528
-1.18
0.236
-.8839928
.2181058
gioitinh | -.1414605
.7803241
-0.18
0.856
-1.670868
1.387947
tuoitac |
.0143736
.0331401
0.43
0.664
-.0505798
.079327
hocvan |
.0944015
.1090334
0.87
0.387
-.1193001
.3081031
taphuan | -1.177101
.8726832
-1.35
0.177
-2.887529
.5333263
songuoiphu~c | -.4107142
.3199804
-1.28
0.199
-1.037864
.2164359
soldnn |
.4102016
.3585655
1.14
0.253
-.2925738
1.112977
doanhthupnn |
2.55e-06
4.09e-06
0.62
0.533
-5.46e-06
.0000106
hotro_p |
4.262503
1.217101
3.50
0.000
1.877029
6.647976
von_dt |
.0000283
7.55e-06
3.74
0.000
.0000135
.0000431
_cons | -4.459967
2.441208
-1.83
0.068
-9.244647
.3247133
------------------------------------------------------------------------------
121
(thaydoi==1 is the base outcome)
KIỂM TRA HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN CỦA MÔ HÌNH
. corr thaydoi khoangcach gioitinh tuoitac hocvan kinhnghiem taphuan songuoiphuthuoc soldnn doanhthupnn
hotro_p
> von_dt
(obs=315)
| thaydoi khoang~h gioitinh tuoitac hocvan kinhng~m taphuan songuo~c soldnn doanh~nn
-------------+-----------------------------------------------------------------------------------------thaydoi | 1.0000
khoangcach | -0.0599 1.0000
gioitinh | -0.0849 -0.0645 1.0000
tuoitac | 0.0494 -0.0131 -0.1412 1.0000
hocvan | 0.0919 -0.1022 -0.0663 -0.2002 1.0000
kinhnghiem | -0.1550 -0.0352 0.0695 0.1075 0.0733 1.0000
taphuan | 0.0510 -0.0981 -0.0760 0.1021 0.2789 0.1586 1.0000
songuoiphu~c | -0.0806 0.0077 0.0513 -0.2858 0.0286 -0.1194 0.0260 1.0000
soldnn | 0.0387 0.1438 -0.0381 0.0417 -0.0638 0.0688 0.0595 -0.0786 1.0000
doanhthupnn | -0.0446 -0.1443 0.1503 0.0304 0.0343 0.0726 0.0855 -0.0304 -0.1298 1.0000
hotro_p | 0.3379 -0.0393 -0.0320 0.1074 0.0650 -0.0141 0.0910 -0.0638 0.0543 -0.0418
von_dt | 0.2310 0.0745 -0.0818 -0.1026 0.0265 -0.0549 0.0953 -0.0143 -0.0091 -0.0226
| hotro_p von_dt
-------------+-----------------hotro_p | 1.0000
von_dt | 0.0911 1.0000
122
KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CROBACH’S ALPHA
Case Processing Summary
N
Cases
%
Valid
173
54.9
Excludeda
142
45.1
Total
315
100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the
procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.700
7
Item Statistics
Mean
Std. Deviation
N
DDCN2
3.52
.695
173
DDCN3
3.40
.841
173
DDCN4
3.46
.811
173
NL1
3.69
.752
173
NL2
3.83
.716
173
NL3
3.67
.683
173
NL4
3.50
.736
173
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if
Deleted
Item Deleted
Corrected Item- Cronbach's Alpha
Total Correlation
if Item Deleted
DDCN2
21.56
7.945
.358
.679
DDCN3
21.68
7.243
.415
.665
DDCN4
21.62
7.086
.484
.645
NL1
21.39
7.670
.383
.673
NL2
21.25
7.548
.450
.656
123
NL3
21.41
7.860
.393
.671
NL4
21.58
7.734
.380
.674
FACTOR ANALYSIS
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
.660
Approx. Chi-Square
297.552
df
21
Sig.
.000
Communalities
Initial
Extraction
DDCN2
1.000
.434
DDCN3
1.000
.688
DDCN4
1.000
.807
NL1
1.000
.627
NL2
1.000
.554
NL3
1.000
.682
NL4
1.000
.339
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Total Variance Explained
Extraction Sums of Squared
Loadings
Initial Eigenvalues
Component
Total
% of
Cumulative
Variance
%
Total
% of
Cumulative
Variance
%
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total
% of
Cumulative
Variance
%
1
2.509
35.838
35.838
2.509
35.838
35.838
2.113
30.183
30.183
2
1.623
23.188
59.026
1.623
23.188
59.026
2.019
28.843
59.026
3
.934
13.343
72.369
4
.619
8.848
81.217
5
.586
8.365
89.581
124
6
.457
6.529
96.110
7
.272
3.890
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrix a
Component
1
2
DDCN2
.525
.398
DDCN3
.598
.574
DDCN4
.649
.621
NL1
.590
-.528
NL2
.652
-.359
NL3
.597
-.571
NL4
.570
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
a. 2 components extracted.
Rotated Component Matrix a
Component
1
2
DDCN2
.647
DDCN3
.827
DDCN4
.896
NL1
.792
NL2
.725
NL3
.826
NL4
.504
125
Component Score Coefficient
Matrix
Component
1
2
DDCN2
-.008
.322
DDCN3
-.059
.423
DDCN4
-.064
.457
NL1
.393
-.085
NL2
.341
.009
NL3
.412
-.103
NL4
.218
.097
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with
Kaiser Normalization.
Component Scores.
Component Score Covariance Matrix
Component
1
2
1
1.000
.000
2
.000
1.000
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
Component Scores.
126
[...]... định đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp của nông hộ TỲ LỆ NGƯỜI PHỤ THUỘC TRONG GIA ĐÌNH TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT SỐ LAO ĐỘNG CHÍNH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP QUYẾT ĐỊNH ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KHOẢNG CÁCH TỪ NHÀ ĐẾN CHỢ, THỊ TRẤN TUỔI CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT GIỚI TÍNH CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT... phi nông nghiệp Ở Việt Nam, khái niệm về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là việc đa dạng hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động nông nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. .. bắt thủy hải sản) Đặc điểm sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp gắn liền với cơ thể sống động vật, thực vật, sự phát triển của nông nghiệp phải tuân theo quy luật sinh học và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu, thủy lợi và thủy văn Trong sản xuất nông nghiệp thì ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được Sản xuất nông nghiệp mang tính... để đẩy mạnh nông nghiệp sinh thái như: Đảm bảo quyền tham gia của nông dân sản xuất nhỏ trong việc xác định các chính sách và các khoản đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng các chính sách khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động nông nghiệp sinh thái và thúc đẩy nghiên cứu từ cấp cơ sở do chính những người nông dân thực hiện Đồng thời hạn chế dồn toàn bộ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghiệp. .. định CDCCLĐ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ trên địa bàn quận Ô Môn thành phố Cần Thơ của Võ Thanh Dũng (2005) cho rằng yếu tố về đất sản xuất của hộ gia đình, tuổi của lao động, giới tính của người lao động và giáo dục có ảnh hưởng đến CDCCLĐ của lao động Tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, Nguyễn Thùy... đa biến để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa nông nghiệp trên các trạng trại tại Ốx- trâylia Mô hình logit đa thức được sử dụng trong việc phân tích các nhân tố quyết định đến việc đa dạng hóa nông nghiệp của nông hộ tại Central Queenland của Ốx-trây-lia bởi Windle và Rolfe (2005) Aneani và ctv (2011) cũng ứng dụng mô hình logit đa thức đề phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa. .. Kinh tế nông nghiệp NN & PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn CDCCKTNN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp NNST Nông nghiệp sinh thái BCH Bảng câu hỏi SXNN Sản xuất nông nghiệp BVTV Bảo vệ thực vật CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa VTNN Vật tư nông nghiệp NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội LUT Land use types (Phương án sử dụng đất) xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU - 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nông nghiệp. .. khoảng 34.534 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản cả năm ước đạt 700ha, sản lượng khoảng 7.602 tấn CDCCKTNN đã thật sự mang đến luồng gió mới vào sự phát triển của huyện nhà Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tề nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục... Hình 3.4: Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tại huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013 46 Hình 4.1: Trình độ học vấn của người sản xuất chính 48 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của nông hộ 52 Hình 4.3: Cơ cấu nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp của nông hộ 52 Hình 4.4: Tỷ lệ đóng góp của từng nguồn thu nhập trong tổng thu nhập của nông hộ ... cơ cấu lao động theo các hình thức sở hửu (hoặc theo thành phần kinh tế) 2.1.4 Mô hình nông nghiệp sinh thái 2.1.4.1 Khái niệm nông nghiệp sinh thái Theo Lê Văn Khoa (1999, Nông nghiệp & Môi trường): Nền nông nghiệp sinh thái là nền kinh tế nông nghiệp kết hợp hài hòa những cái ưu điểm, tích cực của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và nông nghiệp hữu cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm thỏa