Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 146 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
146
Dung lượng
2,37 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ LAN ANH
KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ
VẬN TẢI CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340301
Tháng 12 - Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ LAN ANH
MSSV: 4113978
KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ
VẬN TẢI CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRẦN KHÁNH DUNG
Tháng 12 - Năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại Học Cần Thơ –
Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh đã hết lòng dạy dỗ em trong suốt thời
gian em học tại trường. Cảm ơn các thầy, cô đã truyền đạt cho em những kiến
thức bổ ích trong học tập cũng như là trong thực tế của cuộc sống để làm hành
trang cho em vững bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ Phần Công
Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ, các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế
toán và phòng Tổ chức hành chính đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty để em vượt qua
những khó khăn và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Khánh Dung đã hướng dẫn, chỉ bảo
em rất tận tình trong suốt thời gian em làm đề tài.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên
em không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của quý
thầy, cô để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin kính chúc quý thầy cô, các cô, chú, anh, chị làm việc tại Công ty
Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ được dồi dào sức khỏe,
hạnh phúc và luôn gặt hái nhiều thành công trong công tác, chúc cho trường
Đại học Cần Thơ và Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần
Thơ ngày càng phát triển hơn.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Lan Anh
1
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa vào nghiên cứu của
tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa từng dùng cho bất cứ luận văn cùng
cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Lan Anh
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU ............................................................................................... 8
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 8
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 8
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 8
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 9
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 9
1.3.1 Không gian................................................................................................ 9
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 9
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 9
CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 10
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 10
2.1.1 Tổng quan về nợ phải thu khách hàng .................................................... 10
2.1.2 Tổng quan về nợ phải trả nhà cung cấp ................................................. 14
2.1.3 Tổng quan về khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi ............................... 19
2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính có liên quan .......................................................... 25
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 29
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 29
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá ............................................................ 29
CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 31
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP
TÀU THỦY VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ ...................................................... 31
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .......................................................................... 31
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH .............................................................. 31
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................. 32
3.3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty ............................................................................ 32
3.3.2 Trách nhiệm các bộ phận ........................................................................ 35
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN .............................................................. 36
3.4.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................... 36
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán ...................................................... 37
3.4.3 Phương pháp kế toán .............................................................................. 39
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................ 40
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ..... 45
3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 45
3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 45
3.6.3 Phương hướng hoạt động ........................................................................ 46
3
CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 48
KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU, PHẢI TRẢ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ ..... 48
4.1 KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU, PHẢI TRẢ ....................................... 48
4.1.1 Kế toán các khoản nợ phải thu ................................................................ 48
4.1.2 Kế toán các khoản nợ phải trả ................................................................. 56
4.1.3 Kế toán các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi .................................. 62
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CNTT VÀ VẬN
TẢI CẦN THƠ ................................................................................................ 63
4.2.1 Phân tích tình hình biến động nợ phải thu ngắn hạn ............................... 64
4.2.2 Phân tích tình hình biến động nợ phải trả ngắn ...................................... 69
4.2.3 Phân tích các chỉ số liên quan ................................................................. 74
CHƯƠNG 5 .............................................................................................. 78
GIẢI PHÁP ............................................................................................... 78
5.1 NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................ 78
5.1.1 Ưu điểm................................................................................................... 78
5.1.2 Nhược điểm ............................................................................................ 79
5.2 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN .................................................. 80
CHƯƠNG 6 .............................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 82
6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 82
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 83
6.2.1 Đối với nhà nước..................................................................................... 83
6.2.2 Đối với địa phương ................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 84
PHỤ LỤC ................................................................................................. 85
4
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Báo cáo sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2011. 2012.
2013 .................................................................................................................. 33
Bảng 3.2 Báo cáo sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đàu năm 2013
và 6 tháng đầu năm 2014 .................................................................................. 37
Bảng 4.1 Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải thu .................... 57
Bảng 4.2 Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải thu (6 tháng đầu
năm 2014) ......................................................................................................... 60
Bảng 4.3 Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải trả ..................... 62
Bảng 4.4 Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải trả (6 tháng đầu
năm 2014) ......................................................................................................... 65
Bảng 4.5 Bảng các khoản mục để tính hệ số và các chỉ số tài chính ............... 67
5
DANG MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tổng hợp tài khoản 131...............................................6
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp tài khoản 331.............................................11
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp 139.............................................................18
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải
Cần Thơ....................................................................................................................27
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán...............................................................29
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
...................................................................................................................................31
Hình 4.1 Sơ đồ lưu chuyển chứng từ kế toán nợ phải thu.................................43
Hình 4.2 Sơ đồ lưu chuyển chứng từ kế toán nợ phải trả..................................50
6
DANH MỤC VIẾT TẮT
CTGS
:
Chứng từ ghi sổ
DNTN
:
Doanh nghiệp tư nhân
GTGT
:
Giá trị gia tăng
HĐQT
:
Hội đồng quản trị
KH
:
Khách hàng
KT
:
Kế toán
LN
:
Lợi nhuận
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ
:
Tài sản cố định
XĐCB
:
Xây dựng cơ bản
7
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cùng với sự phát triển của đất nước là sự xuất hiện ngày càng nhiều các
doanh nghiệp. Tuy nhiên để tồn tại, đứng vững và gặt hái được những thành
công trên thị trường là vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết. Chính vì thế mà
bất kì doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng cho mình kế hoạch hoạt động tốt
và có hiệu quả. Sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường đã làm cho
các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới.
Đối với một doanh nghiệp vấn đề về vốn để hoạt động sản xuất kinh
doanh là vô cùng quan trọng. Nếu một doanh nghiệp chậm thu hồi được nợ có
thể tạo hiệu ứng đô-mi-nô. Bởi họ không thu hồi được khoản tiền này nên có
thể sẽ không có tiền thanh toán cho bạn hàng, đối tác của mình. Tuy nhiên để
đẩy nhanh lưu thông hàng hóa, dòng tiền của mình doanh nghiệp phải chấp
nhận rủi ro khi cho phép ứng trước, chậm thanh toán hợp đồng. Nhưng không
doanh nghiệp nào muốn bị rơi vào cảnh có số nợ xấu cao, khiến thiếu hụt vốn,
trì trệ sản xuất kinh doanh. Chính vì thế mà bộ phận kế toán nói chung và kế
toán công nợ nói riêng cần phải nắm vững về nội dung, công tác quản lý nhằm
tránh các hao hụt ngân sách, điều chỉnh tình hình tài chính, chủ động trong các
giao dịch, duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác. Vấn đề đặt ra ở đây là các
doanh nghiệp phải làm sao đảm bảo tốt các mối quan hệ qua lại giữa các thành
phần kinh tế mà vẫn quản lý tốt các khoản công nợ của mình, vì nó phản ánh
thực lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như dòng lưu
chuyển tiền của doanh nghiệp có nhanh chóng hiệu quả hay không, từ đó tạo
niềm tin quan hệ trực tiếp hay gián tiếp của các thành phần kinh tế khác đối
với doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng và mức độ phức tạp của kế toán công nợ,
em đã chọn đề tài “ Kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp
Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp
Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ; qua đó, đề xuất những giải pháp góp phần
quản lý tốt tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và
Vận Tải Cần Thơ
8
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần
Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ
- Phân tích tình hình nợ phải thu, nợ phải trả của Công ty giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014
- Đề xuất giải pháp giúp hoàn thiện bộ máy kế toán Công nợ phải thu,
Công nợ phải trả tại Công ty và cải thiện tình hình nợ phải thu, phải trả tại
Công ty
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu
Thủy và Vận Tải Cần Thơ, số 26 Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
1.3.2 Thời gian
- Đối với số liệu về kết quả kinh doanh: Đề tài sử dụng số liệu năm 2011,
năm 2012, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Đối với số liệu thực hiện kế toán: Đề tài sử dụng số liệu của kỳ kế toán
quý 2 năm 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: từ tháng 08/2012 đến tháng
12/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về kế toán nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả cho
nhà cung cấp và dự phòng nợ phải thu khó đòi tại Công ty Công ty Cổ phần
Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ
9
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về nợ phải thu khách hàng
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại
a. Khái niệm
Khoản phải thu là khoản phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khi
doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nhưng
khách hàng chưa thanh toán và những trường hợp liên quan đến một bộ phận
vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp
trên, cho mượn ngắn hạn…(Võ Văn Nhị và cộng sự, 2006, trang 37)
Khoản phải thu là tài sản của doanh nghiệp do người khác nắm giữ,
doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp thu hồi nhanh chóng và
hợp lý.
Trong các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, khoản phải thu khách
hàng thường phát sinh nhiều nhất, chiếm t trọng cao nhất và cũng chứa đựng
nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, khi quyết định một hợp đồng bán hàng được phép
chậm trả, doanh nghiệp cần xem xét k khả năng về tài chính của khách hàng
để tránh tình trạng bán chịu cho khách hàng không có khả năng thanh toán.
b. Phân loại
- Theo đối tượng
+ Phải thu khách hàng: Là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với
khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung
cấp dịch vụ
+ Phải thu nội bộ: Là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị
cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một
doanh nghiệp độc lập về các khoản vay mượn, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản
mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc ngược
lại…
+ Phải thu khác: Là khoản phải thu ngoài các khoản thu KH, thu nội bộ
- Theo thời gian thanh toán:
Khoản phải thu được chia thành 2 loại theo thời hạn thanh toán như sau:
10
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12
tháng: Nợ phải thu được thanh toán trong vòng 12 tháng được xếp vào loại Nợ
phải thu ngắn hạn; sau 12 tháng được xếp vào loại Nợ phải thu dài hạn.
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12
tháng: Nợ phải thu được thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình
thường được xếp vào Nợ phải thu ngắn hạn; dài hơn một chu kì kinh doanh
bình thường được xếp vào Nợ phải thu dài hạn.
2.1.1.2 Nhiệm vụ
- Kế toán phản ánh các khoản phải thu theo giá trị thuần; do đó, trong
nhóm tài khoản này phải thiết lập các tài khoản “Dự phòng phải thu khó đòi”
để tính trước khoản lỗ dự kiến về khoản phải thu khó đòi được trong tương lai
nhằm phản ánh giá trị thuần của các khoản phải thu.
- Kế toán xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với
các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm
căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi về các khoản nợ phải thu này.
2.1.1.3 Kế toán khoản phải thu khách hàng
a. Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Hóa đơn bán hàng được phát hành bởi đơn vị
- Đơn đặt hàng của khách hàng
- Phiếu thu tiền mặt
- Phiếu chi tiền mặt
- Giấy báo Có, giấy báo Nợ
- Sổ chi tiết phát sinh công nợ
- Bảng kê chứng từ phát sinh công nợ.
Tài khoản sử dụng
Kế toán phản ánh vào TK 131 – “Phải thu của khách hàng”.
Tài khoản 131 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình
thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán
sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. Tài khoản
này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với
người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.
Kết cấu tài khoản:
- Số dư đầu kỳ:
11
Bên nợ: số tiền còn phải thu của khách hàng.
Bên có: số tiền đã nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của
khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
- Số phát sinh:
Bên nợ:
+ Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, bất
động sản đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cấp và được xác định là đã
bán trong kỳ.
+ Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên có:
+ Số tiền khách hàng đã trả nợ.
+ Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.
+ Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao
hàng và khách hàng có khiếu nại.
+ Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có hoặc
không có thuế GTGT).
+ Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho
người mua.
- Số dư cuối kỳ:
Bên nợ: số tiền còn phải thu của khách hàng.
Bên có: số tiền đã nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của
khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
b. Nguyên tắc hạch toán
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo
từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và
ghi chép theo từng lần thanh toán.
Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh
nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất
động sản đầu tư.
Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng
hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc
đã thu qua Ngân hàng).
12
Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại
các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả
năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu
khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng
phải thu của tài khoản này để ghi cả 2 chỉ tiêu bên “ Tài sản” và bên “ Nguồn
vốn”.
c. Sơ đồ hạch toán tổng hợp
TK 131
TK 511
TK 635
DT chưa
thu tiền
Tổng số tiền
KH phải thanh
toán
Chiết khấu thanh
toán
TK 3331
Thuế GTGT đầu ra
TK 521, 531,
532
Chiết khấu thương mại,
giảm giá, hàng bán trải lại
TK 711
Thu nhập
khác
chưa thu
TK 111, 112
tiền
TK 3331
Tổng số tiền
KH phải
thanh toán
Thuế GTGT
(nếu có)
TK111, 112,
113
Khoản chi hộ KH
KH ứng trước hoặc
thanh toán tiền trước
TK 413
TK 152, 153, 156,
611
Chênh lệch tỉ giá tăng
khi cuối kỳ đánh giá các
khoản phải thu của KH
bằng ngoại tệ
KH thanh toán bằng hàng
TK 133
TK 331
Chênh lệch tỉ giá giảm khi
cuối kỳ đánh giá các khoản
phải thu của KH bằng ngoại tệ
Bù trừ nợ
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tổng hợp tài khoản 131
13
2.1.2 Tổng quan về nợ phải trả nhà cung cấp
2.1.2.1 Khái niệm và phân loại
a. Khái niệm
Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
mà doanh nghiệp phải trả, thanh toán cho các đơn vị.
Nợ phải trả cho nhà cung cấp là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát
sinh từ các giao dịch mua chịu về vật tư, thiết bị, dụng cụ, hàng hóa, dịch
vụ,… của nhà cung cấp mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của
mình.
b. Phân loại
-Theo đối tượng:
+Phải trả người bán: Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư,
hàng hoá, dịch vụ, hoặc cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ.
+Phải trả nội bộ: các khoản phải trả giữa doanh nghiệp độc lập với các
đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, Tổng công ty,
công ty về các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc các khoản mà các đơn
vị trong doanh nghiệp độc lập đã chi, đã thu hộ cấp trên, cấp dưới hoặc đơn vị
thành viên kh
+Phải trả khác: các khoản phải trả phải nộp ngoài trả người bán và nội
bộ, dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịchvụ đã cung cấp cho
khách hàng, chênh lệch đánh giá lại các tài sản đưa đi góp vốn liên doanh và
các khoản chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch bán thuê lại tài sản là thuê
tài chính hoặc thuê hoạt động.
-Theo thời gian thanh toán:
Khoản phải trả được chia thành 2 loại theo thời hạn thanh toán như sau:
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12
tháng: Nợ phải trả được thanh toán trong vòng 12 tháng được xếp vào loại Nợ
phải trả ngắn hạn; sau 12 tháng được xếp vào loại Nợ phải trả dài hạn.
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12
tháng: Nợ phải trả được thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình
thường được xếp vào Nợ phải trả ngắn hạn; dài hơn một chu kì kinh doanh
bình thường được xếp vào Nợ phải trả dài hạn.
14
2.1.2.2 Nhiệm vụ
- Mọi khoản nợ phải trả của đơn vị đều phải được kế toán ghi chi tiết theo
từng đối tượng, từng nghiệp vụ thanh toán. Số nợ phải trả của đơn vị trên tài
khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ phải trả trên tài khoản chi tiết của các
chủ nợ.
- Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào các khế ước vay
dài hạn, nợ dài hạn, kế hoạch trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài
hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và kết chuyển
sang nợ dài hạn đến hạn trả. Đồng thời phải đánh giá lại số dư các khoản vay,
nợ ngắn hạn và dài hạn có gốc ngoại tệ theo t giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính. Chênh lệch t giá do đánh giá lại các
khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn và dài hạn có gốc ngoại tệ được phản ánh
trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Kế toán phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu
phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu và phụ trội khi xác định
chi phí đi vay để tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh hoặc vốn hóa theo
từng thời kỳ. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ doanh
nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí sản
xuất, kinh doanh hoặc vốn hóa vào giá trị của tài sản dở dang.
2.1.2.3 Kế toán khoản phải trả nhà cung cấp
a. Chứng từ và sổ sử dụng
- Hóa đơn bán hàng được phát hành bởi nhà cung cấp
- Phiếu thu tiền mặt, Phiếu chi tiền mặt
- Ủy nhiệm chi, Giấy báo Có, Giấy báo Nợ
- Sổ chi tiết phát sinh Công nợ, Bảng kê chứng từ phát sinh Công nợ
- Sổ cái, chứng từ ghi sổ, bảng tổng hợp.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng:Kế toán phản ánh vào TK 331 – “Phải trả cho người
bán”.
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ
phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp
dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để
15
phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu
xây lắp chính, phụ.
Kết cấu tài khoản:
- Số dư đầu kỳ:
Bên nợ: số tiền ứng trước hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho
người bán bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và người nhận
thầu xây lắp chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
Bên có: số tiền còn phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung
cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp chi tiết theo từng đối tượng cụ
thể.
- Số phát sinh:
Bên nợ:
+ Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp
dịch vụ, người nhận thầu xây lắp; số tiền ứng trước cho người bán,
người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư,
hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;
số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao
theo hợp đồng;
+ Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người
bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho
người bán;
+ Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm
nhận và trả lại người bán.
Bên có:
+ Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung
cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;
+ Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế
của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông
báo giá chính thức.
- Số dư cuối kỳ:
Bên nợ: số tiền ứng trước hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho
người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu
xây lắp chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
16
Bên có: số tiền còn phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung
cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp chi tiết theo từng đối tượng cụ
thể.
c. Ngu n tắc hạch toán
- Các tài khoản phải trả chủ yếu có số dư bên Có, nhưng trong quan hệ
với từng chủ nợ có thể có số dư bên Nợ – phản ánh số tiền đã trả trước so với
thời điểm thực hiện việc giao nhận hàng, do đó phát sinh khoản nợ phải thu
với nhà cung cấp. Vì vậy cuối kỳ kế toán, khi lập Báo cáo tài chính phải lấy số
dư chi tiết của từng đối tượng để trình bày ở 2 chỉ tiêu bên Tài sản và Nguồn
vốn của Bảng cân đối kế toán.
- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ, hàng hóa, cho
người nhận thầu xây dựng (gọi tắt là người bán) cần được hạch toán chi tiết
theo từng đối tượng phải trả, theo từng nội dung phải trả và theo từng lần
thanh toán. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả
số tiền đã ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao.
- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa,
nhận dịch vụ trả tiền ngay (trả tiền mặt, trả bằng séc hoặc trả qua ngân hàng).
- Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối
tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều
chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của
người bán.
- Các chứng từ kế toán liên quan đến các khoản nợ phải trả cho người
bán sẽ được ghi vào Sổ tổng hợp, sau đó ghi vào Sổ cái; đồng thời ghi chép
vào Sổ chi tiết mở cho từng đối tượng. Khi hạch toán chi tiết các khoản này,
kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán,
giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp ngoài hoá đơn mua hàng.
- Các khoản nợ phải trả nếu có liên quan đến vàng bạc, đá quý phải được
theo dõi chi tiết theo số lượng, chất lượng, quy cách và giá trị theo giá quy
định.
- Các khoản nợ phải trả nếu liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ thì
tuân thủ nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi t
giá hối đoái theo VAS 10: “Ảnh hưởng của việc thay đổi t giá hối đoái”.
17
c. Sơ đồ hạch toán tổng hợp
TK 111, 112, 141, 311
TK 331
Mua vật tư, hàng
hóa về nhập kho và
mua TSCĐ
Ứng trước tiền cho người
bán thanh toán các khoản
phải trả
TK151,152,153,
155,156,211,213
TK 133
TK 131
Bù trừ các khoản
phải thu, phải trả
Mua vật tư
hàng hóa đưa
ngay vào sử
dụng, dịch vụ
mua ngoài
TK152,153,156,211,611
Giảm giá, hàng mua trả lại,
chiết khấu thương mại
TK142,242,627,641,642
TK 133
TK121,228,24
1
TK 515
Phải trả người bán về mua
chứng khoán, TSCĐ qua lắp
đặt XDCB hoặc sửa chữa
lớn
Chiết khấu thanh toán
TK 413
Lãi chênh lệch tỉ giá
do đánh giá lại cuối
năm
Lỗ chênh lệch tỉ giá
do đánh giá lại cuối
năm
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp tài khoản 331
18
2.1.3 Tổng quan về khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi
2.1.3.1 Khái niệm và bản chất
a. Khái niệm
- Dự phòng:
+ Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, hiểu một cách đơn giản và cụ thể
thì dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa
thực chi ra vào chi phí của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù
đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau .
- Nợ phải thu khó đòi: Là khoản công nợ có tuổi nợ cao nhưng chưa có
khả năng thu hồi; vì một số nguyên nhân sau:
+ Do con nợ có ý định chiếm dụng vốn do không phải trả lãi.
+ Do hồ sơ công nợ còn tranh chấp.
+ Do con nợ không còn khả năng thanh toán.
- Theo Thông tư 228/TT-BTC ngày 7/12/2009 (Thông tư hiện hành
hướng dẫn về việc trích lập các khoản dự phòng) và Thông tư 89/2013/TTBTC ngày 28/06/2013 (Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 228/TT-BTC) thì
dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các
khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể
không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
b. Bản chất
- Về bản chất dự phòng phải thu khó đòi chính là khoản dự tính trước vào
chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm thấp xuống hơn so với gía gốc
đã ghi sổ kế toán của khoản nợ phải thu khó đòi nhằm phản ánh đúng giá trị
thuần có thể thực hiện được của tài sản doanh nghiệp
- Dự phòng phải thu khó đòi được trích trước vào chi phí hoạt động kinh
doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài
chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn
kinh doanh và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể
thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Việc lập dự phòng phải thu khó đòi có ý nghĩa rất to lớn:Nhờ có dự
phòng phải thu khó đòi làm cho bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp phản
ánh chính xác hơn giá trị thực tài sản của doanh nghiệp.Và qua đó tạo được
một qu đáng lẽ đã phân chia để có thể bù đắp các khoản giảm giá trị tài sản
thực sự phát sinh ở niên độ sau
19
2.1.3.2 Điều kiện, phương pháp và nguyên tắc lập dự phòng
a. Điều kiện lập dự phòng
Là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về
số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp
đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này
phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế
ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các
công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình
trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang
bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã
chết.
b. Phương pháp lập dự phòng
Theo khoản 2 điều 6 Thông tư 228/2009 TT-BTC ngày 7/12/2009 quy
định:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá
hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu
khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như
sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới
1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2
năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3
năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
20
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã
lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích,
bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi
hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi
được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh
nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để
làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp
c. Ngu n tắc lập dự phòng
- Nguyên tắc thận trọng:
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước
tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
Nguyên tắc này đảm bảo hai yêu cầu: việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ
thực hiện khi có chứng cứ chắc chắn và việc ghi giảm vốn chủ sở hữu được
ghi nhận ngay khi có chứng cứ có thể (chưa chắc chắn). Có nghĩa hãy chọn
giải pháp nào có kết quả ít thuận lợi nhất về phần quyền lợi của chủ sở hữu,
nói một cách khác nếu phải chọn một trong nhiều hướng xử lý một vấn đề kế
toán thì người ta phải chọn hướng nào ít có lợi nhất cho tài sản của doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải lập các khoản dự phòng
nhưng không lập quá lớn bởi vậy sẽ gây ra vi phạm về nguyên tắc phù hợp.
Khi đó mục đích lập dự phòng nhằm áp dụng nguyên tắc thận trọng sẽ không
còn ý nghĩa.
- Nguyên tắc phù hợp:
Kế toán dự phòng nợ khó đòi chịu sự chi phối của nguyên tắc phù hợp
giữa chi phí và doanh thu. Theo nguyên tắc này tất cả các giá phí phải gánh
chịu trong việc tạo ra doanh thu, bất kể là giá phí xuất hiện ở kỳ nào, nó phải
phù hợp với kỳ mà trong đó doanh thu được ghi nhận. Điều này có nghĩa là
khoản thiệt hại nợ khó đòi phải được báo cáo cùng kỳ kế toán với doanh thu.
Vì vậy để cho khoản thiệt hại do nợ khó đòi được ghi nhận đáp ứng yêu cầu
của nguyên tắc tương xứng giữa chi phí và doanh thu cần thiết phải ước tính
khoản thiệt hại này và tính vào chi phí trong niên độ. Khoản chi phí này được
ghi nhận trên báo cáo tài chính là một khoản chi phí hoạt động. Cũng theo
nguyên tắc này các số liệu của dự phòng phải thu khó đòi phải được tính toán
một cách hợp lý phù hợp với thực tế.
21
- Ngoài các nguyên tắc chủ yếu của việc cần thiết phải có kế toán dự
phòng phải thu khó đòi còn có một số nguyên tắc cũng liên quan đến kế toán
dự phòng phải thu khó đòi như:
+ Nguyên tắc khách quan: thể hiện ở việc phải căn cứ vào điều kiện cũng
như tình hình khách quan để lập dự phòng phải thu khó đòi. Việc tính toán qui
mô dự phòng phải được xác định một cách đáng tin cậy nhất.
+ Nguyên tắc nhất quán: trong quá trình kế toán dự phòng phải thu khó
đòi tất cả các khái niệm, các nguyên tắc, các tính toán phải được thực hiện trên
cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.
2.1.3.3 Xử lý các khoản dự phòng
Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải
trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng
phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không
phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải
thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh
nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải
thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi
phí quản lý doanh nghiệp.
Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản
doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về
giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của
đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận
của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh
doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng
thanh toán.
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
22
+ Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương
đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn
sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ
đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính
quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi
trả.
b. Xử lý tài chính:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh
lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người
gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do
được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền
khác…).
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh
nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, qu dự phòng tài chính
(nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của
doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn
phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế
toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện
xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số
tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh
nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
c. Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp
phải lập hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá
trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực
tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán,
biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý
hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh
nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn
đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.
23
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được,
đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế
toán của doanh nghiệp.
d. Thẩm qu ền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội
đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám
đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội
đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử
lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những
khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm
theo chế độ hiện hành.
2.1.3.4 Kết cấu và tài khoản sử dụng
a. Tài khoản sử dụng
Kế toán phản ánh vào TK 139 – “ Dự phòng phải thu khó đòi”
TK 139 dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập
khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được
vào cuối niên độ kế toán.
b. Kết cấu tài khoản
- Số dư đầu kỳ: là số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi cuối kỳ
trước chuyển sang.
- Số phát sinh:
Bên nợ:
+ Hoàn nhập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
+ Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi.
Bên có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí
quản lý doanh nghiệp.
- Số dư cuối kỳ: là số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có
vào cuối kỳ.
24
c. Sơ đồ hạch toán tổng hợp
TK 131,
138
TK 642
TK 139
Xóa số nợ phải thu khó
đòi
Lập dự phòng phải thu khó
đòi
(Đồng thời ghi tăng 004)
Hoàn nhập khoản dự phòng phải thu
khó đòi số chênh lệch phải lập kỳ này
nhỏ hơn kỳ trước chưa sử dụng hết
Xóa số nợ phải thu khó đòi (nếu chưa lập dự phòng)
(Đồng thời ghi tăng 004)
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp 139
2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính có liên quan
2.1.4.1
ệ
khả n ng th nh toán hiện hành
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh
nghiệp phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh.
ệ số thanh toán
nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
=
(2.1)
Tổng số nợ ngắn hạn
Trị số này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp càng thấp.Tuy nhiên, khi xem xét trị số của chỉ tiêu này, cần lưu ý
rằng: cho dù trị số của chỉ tiêu này bằng 1, nếu không thật sự cần thiết, không
một doanh nghiệp nào lại bán toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có để thanh toán
toàn bộ nợ ngắn hạn. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị
gián đoạn, khó khăn sẽ gấp đôi. Trên thực tế, khi trị số này lớn hơn 2 thì mới
hoàn toàn đảm bảo đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và các chủ nợ mới có
thể yên tâm thu hồi được khoản nợ của mình khi đáo hạn. (Nguyễn Văn Công,
2006, trang 107)
25
2.1.4.2
ệ
khả n ng th nh toán t c th i
Hệ số này cho biết với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh
nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặt biệt là nợ ngắn
hạn đến hạn hay không. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
ệ số khả năng
thanh toán tức th i
Tiền và các khoản tương đương tiền
=
(2.2)
Tổng số nợ ngắn hạn
Do tính chất của tiền và khoản tương đương tiền nên khi xác định khả
năng thanh toán tức thời, trị số này có tình trạng cảnh báo khá cao, nếu doanh
nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời thì doanh nghiệp phải áp
dụng các biện pháp tài chính khẩn cấp để tránh cho doanh nghiệp không bị
lâm vào tình trạng phá sản.
Trong trường hợp mẫu số là toàn bộ số nợ ngắn hạn, trị số không nhất
thiết phải bằng 1, mà có thể 1 doanh nghiệp vẫn bảo đảm và thừa khả năng
thanh toán tức thời vì mẫu số là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp có trách
nhiệm phải thanh toán trong vòng 1 năm, còn tử số là các khoản có thể sử
dụng để thanh toán trong vòng 3 tháng. (Nguyễn Văn Công, 2006, trang 108)
2.1. .3.
vòng u y các khoản phải thu
Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn,
phải thu dài hạn quay được bao nhiêu vòng. Do số nợ phải thu trong các doanh
nghiệp chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ
nên số vòng quay các khoản phải thu thường chỉ tính cho số tiền hàng bán
chịu.
Trường hợp không có số liệu về tổng tiền hàng bán chịu, để tính chỉ tiêu
“Số vòng quay các khoản phải thu”, tử số có thể thay bằng doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Số vòng qua
các khoản phải thu K
Doanh thu thuần
Nợ phải thu K bình quân
(2.6)
Số vòng quay các khoản phải thu cho biết mức độ hợp lý của số dư các
khoản phải thu (tổng nợ phải thu, nợ phải thu ngắn hạn, nợ phải thu dài hạn)
và hiệu quả của việc thu hồi nợ phải thu. Nếu số vòng quay của các khoản
phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm
dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không
tốt vì có thể ành hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh
26
toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn), gây khó
khăn cho khách hàng nên sẽ khó tiêu thụ. (Nguyễn Văn Công, 2006, trang
133)
2.1. . Th i gi n thu tiền bình uân
Thời gian thu hồi tiền hàng (còn gọi là “Thời gian quay vòng các khoản
phải thu” hoặc “Kỳ thu tiền bình quân” hay “Thời gian thu tiền bình quân”) là
chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu hồi tiền hàng bán ra.
Th i gian kỳ nghi n cứu (365)
Th i gian
thu tiền bình quân
=
Số vòng qua các khoản phải thu K
(2.7)
Thời gian thu tiền hàng càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh,
doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu tiền hàng càng
dài, chứng tỏ tốc độ thu tiền càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng
nhiều. Tuy nhiên, thời gian thu tiền tiền hàng ngắn quá sẽ gây khó khăn cho
người mua, không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bán
hàng.
Khi xem xét chỉ tiêu “Thời gian thu hồi tiền hàng”, các nhà phân tích cần
tính toán và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời
gian thu tiền hàng lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc
thu hồi các khoản phải thu là chậm; ngược lại, số ngày quy định bán chịu cho
khách hàng lớn hơn thời gian thu hồi tiền hàng bán ra, chứng tỏ việc thu hồi
nợ sớm hơn so với kế hoạch về thời gian. (Nguyễn Văn Công, 2006, trang
134)
2.1.4.5
vòng u y các khoản phải trả
Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải trả quay được
bao nhiêu vòng. Cũng tương tự như chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải
thu”, chỉ tiêu này cũng được tính cho số tiền mà doanh nghiệp mua chịu về vật
tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ hay tính cho các khoản phải trả ngắn hạn, phải
trả dài hạn.
Số vòng qua
các khoản phải t ả NCC
Tổng tiền hàng mua chịu
Nợ phải t ả bình quân
27
(2.3)
Hoặc:
Số vòng qua
các khoản phải t ả NCC
TK cuối kỳ+Giá vốn hàng bán – TK đầu kỳ
(2.4)
Nợ phải t ả NCC bình quân
Số vòng quay các khoản phải trả cho biết mức độ hợp lý của số dư các
khoản phải trả (tổng nợ phải trả, nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn) và
hiệu quả thanh toán nợ. Nếu số vòng quay của các khoản phải trả lớn, chứng
tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp kịp thời, ít chiếm dụng
vốn của nhà cung cấp. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải trả nếu quá
cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do
doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng
hóa, dịch vụ...)
Cũng như chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải thu”, chỉ tiêu “Số vòng
quay các khoản phải trả” trong một số trường hợp, tùy theo mục đích phân tích
có thể xác định cho các đối tượng khác như: đặt trước của người mua, phải trả
nội bộ, phải nộp ngân sách,… Mỗi cách xem xét sẽ cho phép các nhà quản lý
đánh giá được tinh hình thanh toán theo từng đối tượng cụ thể khác nhau.
(Nguyễn Văn Công, 2006, trang 135)
2.1.4.6 Th i gi n u y vòng các khoản phải trả
Là hệ số phản ánh một vòng quay của các khoản phải trả người bán cần
bao nhiêu ngày.
Th i gian qua vòng các
khoản phải t ả NCC
Th i gian kỳ nghi n cứu (360)
=
Số vòng qua các khoản phải t ả NCC
(2.5)
Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ doanh
nghiệp thanh toán tiền hàng nhanh chóng, ít chiếm dụng vốn của đối tác,
ngược lại nếu thời gian vòng quay các khoản phải trả càng lớn thì doanh
nghiệp đã chiếm dụng vốn của đối tác càng nhiều, nhà cung cấp và người bán
không mong muốn đối tác của mình có thời gian vòng quay khoản phải trả quá
lớn, vì họ không muốn doanh nghiệp mình bị chiếm dụng vốn. (Nguyễn Văn
Công, 2006, trang 136)
28
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính trong 3
năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, các chứng từ, sổ sách và thông tin
kế toán công nợ do phòng kế toán cung cấp.
- Thông tin trên website Công ty: lịch sử hình thành, ngành nghề kinh
doanh…
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá
Có nhiều phương pháp phân tích số liệu khác nhau, dựa vào từng mục
tiêu cụ thể mà sử dụng những phương pháp phù hợp.
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, đưa ra nhận xét để
phân tích thực trạng công tác kế toán công nợ của công ty.
Mục tiêu 2: Sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả và phương
pháp so sánh, suy luận để phân tích tình hình công nợ tại công ty
Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp đánh giá, suy luận để đưa ra giải pháp
hoàn thiện bộ máy kế toán tại công ty.
Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các
chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các k thuật so sánh thích hợp, đề tài sử dụng 2
loại hình thức so sánh như sau:
*So sánh số tu ệt đối: Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối
lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ
thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ
sở để tính các trị số khác. Phương pháp so sánh số tuyệt đối là kết quả của
phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân của sự
biến động để từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Công thức:
∆Y = Y1 - Y0
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước.
Y1: chỉ tiêu năm sau.
29
∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
*So sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ
tình hình biến động, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian
nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ
tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.
30
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHIỆP TÀU THỦY VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ là thành
viên của Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) theo quyết
định số: 1136/1997/QĐ-TTG ngày 27/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ
Tiền thân của Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần
Thơ là Xí nghiệp đóng tàu Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số
914/QĐ.UBT78 ngày 21/10/1978 của UBND tỉnh Hậu Giang.
Đến ngày 28/11/1992, Công ty đổi tên thành Công ty vận tải thủy Cần
Thơ căn cứ theo Quyết định số 1390/QĐ.UBT.92 của UBND tỉnh Cần Thơ và
Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
Đến ngày 14/5/2008, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải
Cần Thơ được chuyển đổi từ hình thức Doanh nghiệp Nhà nước sang hình
thức Công ty cổ phần theo Quyết định số 2378/QĐ-CNT-ĐMDN ngày 31
tháng 7 năm 2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt
Nam.
+ Tên giao dịch: Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần
Thơ.
+ Tên tiếng Anh: Can Tho Shipbuilding Industry and Trasport joint Stock
Company.
+ Địa chỉ trụ sở chính: số 26 Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Diện tích: 18.750 m2 .
+ Giấy phép kinh doanh số: 1800277651 do Sở kế hoạch đầu tư thành
phố Cần Thơ cấp ngày 14/05/2009.
+ Vốn điều lệ: 47.329.850.000 đồng
+ Tài khoản số: 710A. 00031 tại NH Công Thương Cần Thơ.
+ Điện thoại: 07103.841651
- Fax: 07103.884322.
+ Email: vttcantho@hcm.vnn.vn
- Website: http://cashin.vn
+ Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh: số 09 Trần Văn Kiểu,
phường 10, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Với đội tàu gần 40 chiếc, có tổng trọng tải trên 18.000 DWT tương ứng
12.000 CV. Đơn vị thực hiện sản lượng vận tải trên 1 triệu tấn /năm với hệ
thống đại lý có thể huy động cùng lúc trên 20.000DWT. Cùng với hệ thống
31
Cầu cảng dài 90 mét có khả năng tiếp nhận tàu biển đến 5.000DWT, 02 bến
phao neo tàu 6.500DWT và hệ thống kho bãi tại Công ty. Các sản phẩm dịch
vụ chính gồm:
- Đóng tàu biển, tàu sông, thiết bị, phương tiện nổi, gia công cơ khí
- Vận tải hàng hóa và hành khách đường sông và đường biển
- Dịch vụ bốc xếp, giao nhận hàng hóa, cho thuê cầu cảng, kho bãi
- Sản xuất, cung ứng kết cấu kim loại, phi kim loại phục vụ công nghiệp
tàu thủy
- Dịch vụ du lịch, xuất khẩu tàu biển, tàu sông các loại
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công
nghiệp tàu thủy
- Tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn giám sát thi công đóng tàu
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng
- Dịch vụ đại lý tàu biển, cung ứng tàu biển
- Đại lý môi giới vận tải thủy bộ
- Phá dỡ tàu cũ, thiết kế phương tiện thủy nội địa
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty
- Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát.
- Tổng giám đốc.
- Các Phó tổng giám đốc gồm:
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh, kinh doanh vận
chuyển hành khách và dự án đầu tư.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh vận tải hàng hóa và dịch vụ
cảng.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách k thuật sản xuất công nghiệp.
- Kế toán trưởng. Các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ.
- Các Xưởng sản xuất.
Bộ máy quản lý của công ty với cơ cấu chặt chẽ phù hợp với trình độ
năng lực. Đứng đầu Ban quản trị có vai trò lãnh đạo và đưa ra những quyết
định cho Công ty trong quá trình hoạt động, tiếp theo là Ban Giám Đốc điều
32
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, các bộ phận khác vừa
làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp làm nhiệm vụ cấp trên giao
phó. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị tại Công ty Cổ phần Công
Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ:
33
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Vận tải HH, DV cảng
Phòng
vận
tải và
dịch
vụ
Văn
phòng
đại diện
TPHC
M
Phòng
kế
hoạch
tổng
hợp
Phó tổng giám đốc
KH, TK, BQLCDA
Ban
quản
lý các
dự án
Phòng
tàu
khách
và du
lịch
Phó tổng giám đốc
sản xuất công nghiệp
Phòng
thiết
kế và
k
thuật
sản
xuất
Phòng
KCS và
QLTB
Xưởng
vỏ tàu
Xưởng
cơ khí
động
lực
Phòng
tài
chính
kế toán
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ
34
Phòng
hành
chính
quản
trị
Phòng
tổ chức
cán bộ
lao
động
3.3.2 Trách nhiệm các bộ phận
- Tổng giám đốc: Điều hành toàn bộ công việc kinh doanh hàng ngày của
Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước
Đại hội cổ đông và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
được giao.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh, kinh doanh vận
chuyển hành khách và dự án đầu tư: trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch tổng
hợp, Ban quản lý các dự án đầu tư, Phòng Tàu khách và Du lịch.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh vận tải hàng hóa và dịch vụ
cảng: trực tiếp chỉ đạo Phòng Vận tải và Dich vụ, Văn phòng đại diện tại TP
HCM.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách k thuật sản xuất công nghiệp: trực tiếp
chỉ đạo Phòng Thiết kế và K thuật sản xuất, Phòng KCS & Quản lý thiết bị,
Xưởng vỏ tàu và Xưởng Cơ khí động lực.
- Phòng Vận tải và Dịch vụ: phụ trách các công tác kinh doanh vận tải
hàng hóa, đàm phán, kí kết hợp đồng vận tải,quản lý, điều hành hoạt động toàn
bộ các phương tiện vận tải hàng hóa của Công ty nhằm thực hiện các hợp
đồng vận tải đã kí.
- Văn phòng đại diện tại TP HCM: phụ trách về công tác đại diện theo ủy
quyền của Công ty, giao dịch và tiếp thị cho Công ty ở khu vực TP HCM.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: phụ trách về công tác xây dựng chiến lược
kinh doanh, nghiên cứu thị trường; lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm; theo dõi quản lý vật tư xuất nhập kho phục vụ sản xuất; đàm
phán kí kết hợp đồng kinh tế đóng mới, sửa chữa tàu thủy, gia công cơ khí;
tham mưu lập phiếu giao việc cho các bộ phận sản xuất công nghiệp.
- Ban quản lí các dự án đầu tư: phụ trách về công tác quản lí các dự án
đầu tư tại Công ty, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, hợp đồng thi công,
giám sát thi công đến quyết toán, thanh lí hợp đồng và các công việc liên
quan.
- Phòng Tàu khách và Du lịch: phụ trách về công tác kinh doanh vận
chuyển hành khách và dịch vụ du lịch, từ đàm phán, kí kết hợp đồng vận
chuyển hành khách.
- Phòng Thiết kế và K thuật sản xuất: phụ trách về công tác thiết kế k
thuật, thiết kế công nghệ phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy và gia
công cơ khí.
35
- Phòng KCS & Quản lí thiết bị: phụ trách về công tác kiểm tra chất
lượng sản phẩm đóng mới và sửa chữa; quản lí toàn bộ máy móc, thiết bị của
Công ty.
- Phòng Tài chính – Kế toán: tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc được ủy quyền hoặc phân công phụ
trách về công tác quản trị tài chính, hoạch toán kế toán trong Công ty.
- Phòng Hành chính quản trị: tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc được ủy quyền hoặc phân công phụ
trách về công tác quản trị hành chính trong Công ty.
- Phòng tổ chức – Lao động tiền lương: phụ trách về tổ chức công tác
nhân sự, quản lý lao động, quản lý tiền lương trong Công ty.
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ tổ chức
3.4.1.1 ơ đồ tổ ch c
Kế toán trưởng
KT tổng hợp
KT
ngân
hàng
KT
thanh
toán
KT
công
nợ
KT
vật tư
Thủ
qu
Nguồn: Phòng kế toán của Công ty
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
3.4.1.2 Ch c n ng từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: Thực hiện bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ nhân viên kế
toán, tổ chức hạch toán kế toán, kiểm tra quản lí tài chính trong Công ty. Giám
sát, báo cáo, phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, kiểm tra và kiểm soát tình
36
hình chấp hành các chính sách, chế độ thể lệ về kinh tế, tài chính, kế toán
trong toàn doanh nghiệp. Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc tổ chức
phân tích các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp: ghi chép phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong Công ty theo từng tháng, quý, năm. Tập hợp chi phí hoạt động sản
xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán và lập báo cáo tài chính theo đúng
luật ban hành.
- Kế toán công nợ: mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ trong Công ty và
ngoài Công ty, các khoản nợ của đơn vị trực thuộc.
- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất vật tư phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh, cuối tháng đối chiếu với thẻ kho của Thủ kho.
- Kế toán ngân hàng: theo dõi khoản tiền gởi, tiền vay của Công ty ở tất
cả các Ngân hàng giao dịch.
- Kế toán thanh toán: quản lý các khoản thu chi, kiểm soát hoạt động của
thu ngân, theo dõi việc quản lý qu tiền mặt
- Thủ qu : căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi thủ qu tiến hành mở sổ theo
dõi hoạt động thu chi tiền mặt trong Công ty. Cuối ngày tiến hành đối chiếu
với sổ kế toán.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
3. .2.1 Chế độ kế toán
Công ty thực hiện các quy định kế toán, luật kế toán, chế độ kế toán và
hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày
31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi kế toán một số nghiệp vụ kinh tế, bổ sung kế
toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa được quy định trong Chế độ kế
toán doanh nghiệp.
3.4.2.2
ình th c ghi ổ kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ
Hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ cái.
- Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ.
- Bảng cân đối phát sinh.
- Sổ kế toán chi tiết.
37
Hàng ngày nhân viên Kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các
chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ
phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi kiểm tra được ghi vào
bảng tổng hợp chứng từ gốc. Cuối tháng hoặc định kì căn cứ vào bảng tổng
hợp chứng từ gốc Kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau
khi lập xong kế toán tổng hợp ký và được chuyển đến Kế toán trưởng ký duyệt
CTGS kèm với chứng từ kế toán ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và sổ cái.
Sau khi đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết tiến hành lên bảng cân đối số phát
sinh và lập báo cáo tài chính.
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ qu
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Nguồn: Phòng kế toán Công t
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ kiểm tra, đối chiếu
38
3.4.3 Phương pháp kế toán
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
Phương pháp kế toán tài sản cố định.
- Nguyên tắc đánh giá: Theo nguyên giá.
- Phương pháp khấu hao: Khấu hao tuyến tính.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá: Theo giá mua thực tế và các chi phí liên quan.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình
quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền
sử dụng trong kế toán :
- Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt
Nam theo t giá hối đoái giao dịch thực tế của Ngân hàng Nhà nước vào ngày
phát sinh nghiệp vụ.
- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng tiền
hạch toán theo t giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
- Chênh lệch t giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch t giá đánh giá lại số
dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được kết chuyển vào kết
quả kinh doanh trong kỳ.
39
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bảng 3.1 Báo cáo sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2011. 2012. 2013.
Đơn vị tính: nghìn đồng.
Chỉ tiêu
STT
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2012 với 2011
Năm 2013
Giá trị
Chênh lệch
2013 với 2012
Tỉ lệ (%)
Giá trị
Tỉ lệ (%)
6
DT bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Các khoản giảm trừ DT
DT thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
DT hoạt động tài chính
7
CP tài chính
7.938.823
8.639.862
7.688.606
701.039
8,83
(951.256)
(11,01)
8
CP bán hàng
922.336
17.764
5.314
(904.572)
(98,07)
(12.450)
(70,09)
9
CP quản lý doanh nghiệp
5.856.150
5.792.404
5.593.189
(63.746)
(1,09)
(199.215)
(3,44)
10
Thu nhập khác
7.931.803
95.953
71.271
(7.835.850)
(98,79)
(24.682)
(25,72)
11
CP khác
8.782.769
465.841
90.569
(8.316.928)
(94,70)
(375.272)
(80,56)
12
Tổng lợi nhuận trước thuế
(17.934.367)
(16.207.166)
(14.263.182)
1.727.201
9,63
1.943.984
11,99
13
CP thuế TNDN hiện hành
-
-
-
-
-
-
14
Lợi nhuận sau thuế
(17.934.367)
(16.207.166)
(14.263.182)
1.727.201
9,63
1.943.984
11,99
1
2
3
4
5
38.899.764
39.882.051
46.304.828
982.287
2,53
6.422.777
16,10
60.629
1.415
727
(59.214)
(97,67)
(688)
(48,62)
38.839.135
39.880.636
46.304.100
1.041.501
2,68
6.423.464
16,11
41.555.804
41.298.914
47.290.333
(256.890)
(0,62)
5.991.419
14,51
(2.716.669)
(1.418.278)
(986.233)
1.298.391
47,79
432.045
30,46
350.577
31.030
29.457
(319.547)
(91,15)
(1573)
(5,07)
40
Qua bảng trên cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên
tục trong 3 năm từ 2011 đến 2013, nhưng tốc độ tăng là không đồng đều, cụ
thể như sau: năm 2012 doanh thu của Công ty tăng 982.287 nghìn đồng (tăng
2,53%) so với năm 2011. Cùng với đà tăng trưởng của doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, đến năm 2013 doanh thu của Công ty tiếp tục tăng lên so
với năm 2012 là 6.422.777 nghìn đồng (tăng 16,1%). Qua 2 lần tăng doanh thu
ta thấy Công ty đã đạt được một phần mục tiêu là tăng doanh số bán hàng và
cung cấp dịch vụ vận tải. Nguyên nhân khiến doanh thu giai đoạn 2011-2012
tăng không đáng kể là do năm 2011 Công ty gặp nhiều khó khăn, lĩnh vực sản
xuất công nghiệp thị trường bị thu hẹp, sản phẩm đóng mới ít, hầu như không
có do trước đây sản phẩm đóng mới quá nhiều cộng thêm việc thị trường trong
khu vực đến thời kỳ bão hòa do vậy Công ty chỉ tập trung thực hiện các sản
phẩm sửa chữa nhưng nguồn hàng cũng ít nên luôn phải cạnh tranh gay gắt
với các đơn vị trong khu vực. Đến năm 2013 doanh thu tăng đáng kể so với
năm 2012 do Công ty lại bắt đầu nhận được những đơn đặt hàng đóng mới,
những đơn hàng sửa chữa cũng tăng lên do Công ty có uy tín lâu năm cùng
những chính sách thu hút khách hàng.
Trái ngược với việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh
thu tài chính giảm liên tục từ 2011 đến 2013. Cụ thể năm 2011 doanh thu tài
chính giảm mạnh 319.547 nghìn đồng (giảm 91,15%) so với năm 2011, đến
năm 2013 tiếp tục giảm nhưng không đáng kể xuống còn 29.457. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm mạnh về doanh thu trong năm 2012 là Công ty
dùng khoản tiền gửi ngân hàng để trang trải các khoản chi phí trong công ty
làm giảm lãi tiền gửi đồng thời quyết định rút lại các khoản đầu tư trong giai
đoạn 2006-2010 do không hiệu quả. Bên cạnh đó sự giảm về doanh thu tài
chính một phần cũng là do chính sách bán hàng trả chậm của Công ty, việc
bán hàng chậm trả tiền để thu lãi chậm trả đang dần được thay thế bởi chính
sách thu tiền nhanh và chia thành nhiều lần thanh toán trong hạn hợp đồng.
Xu hướng biến động của giá vốn hàng bán cùng hòa nhịp với biến động
của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Giá vốn hàng bán của năm 2012
so với năm 2011 không chênh lệch nhiều, đến năm 2013 thì tăng mạnh so với
năm 2012. Cụ thể năm 2012 giảm 256.890 nghìn đồng (tăng 0,62%) so với
năm 2011. Đến năm 2013 giá vốn hàng bán tăng lên 5.991.419 nghìn đồng
(tăng 14,51%) so với năm 2012. Nguyên nhân của việc giá vốn không tăng
trong giai đoạn 2011-2012 là do Công ty gặp nhiều khó khăn về thị trường,
luôn phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác, thị trường ngành công
nghiệp đóng tàu không mấy lạc quan sau khủng hoảng của Tập đoàn Công
nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin). Đáng chú ý là giá vốn hàng bán luôn
41
cao hơn doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ, nguyên nhân chủ yếu là do đặc
thù kinh doanh của Công ty là đóng tàu biển, sau khi ký hợp đồng thường mất
khá nhiều thời gian để hoàn thành xong một sản phẩm mới nên giá vốn phụ
thuộc nhiều vào chi phí nguyên vật liệu từng thời kỳ dẫn đến cao hơn doanh
thu trong năm tài chính. Bên cạnh đó, có thể là do thị trường cạnh tranh mạnh
dẫn đến giá bán cũng như cước phí vận tải giảm, một phần nữa là do giá cả
nhiên liệu tăng cao thất thường khiến giá vốn tăng nhiều hơn giá bán. Năm
2013 giá vốn cùng với doanh thu tăng do Công ty đang trong giai đoạn thực
hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và bước đầu có được những
chuyển biến tích cực.
Một trong những mục của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty có sự biến động lớn đó là chi phí bán hàng. Cụ thể năm năm 2012
chi phí bán hàng của Công ty giảm 904.572 nghìn đồng (giảm 98,07%) so với
năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục giảm 12.450 nghìn đồng (giảm 70,09%) so
với năm 2012. Nguyên nhân chi phí bán hàng năm 2011 khá lớn là do Công ty
thực hiện chính sách trả hoa hồng khuyến khích những cá nhân, tổ chức môi
giới, giới thiệu khách hàng cho Công ty nhằm cạnh tranh, thu hút khách hàng
trong giai đoạn thị trường gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2012, 2013 khi Công
ty cũng dần chiếm được thị phần trong thị trường và lấy được lòng tin nơi
khách hàng, lượng khách hàng đã dần quen thuộc và ổn định thì chính sách đó
không còn cần thiết nên khoản chi phí bán hàng giảm mạnh. Trái với sự biến
động liên tục của chi phí bán hàng thì chi phí quản lý doanh nghiệp luôn được
giữ ổn định qua các năm. Bên cạnh đó khoản thu nhập khác và chi phí khác
cũng là một trong những khoản mục có sự biến động lớn cần quan tâm. Cụ
thể: khoản thu nhập khác của Công ty năm 2012 giảm 7.835.850 nghìn đồng
(giảm 98,79%) so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục giảm nhưng không đáng
kể. Tương tự như thu nhập khác, khoản chi phí khác cũng có sự biến động lớn
trong giai đoạn 2011-2012 cụ thể năm 2011 khoản mục này là 8.782.769
nghìn đồng đến năm 2012 giảm còn 465.841 nghìn đồng (giảm 94,79%), năm
2013 tiếp tục giảm còn 71.271 nghìn đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm
mạnh của 2 khoản mục này là do năm 2011 Công ty đã tiến hành thanh lý một
số máy móc, thiết bị, tài sản cố định không thực sự cần thiết, cũng như bán số
lượng lớn phế liệu đã trữ khá lâu trong Công ty. Đến giai đoạn 2012-2013 do
có chính sách quản lý, theo dõi, sử dụng một cách hợp lý các tài sản cố định,
máy móc thiết bị để tránh lãng phí nên 2 khoản mục này đã giảm và tương đối
ổn định.
Về khoản chi phí hoạt động tài chính, qua các năm nghiên cứu có sự biến
động nhưng không đáng kể, năm 2011 chi phí hoạt động tài chính 7.938.823
42
nghìn đồng, đến năm 2012 tăng lên 8.639.862 nghìn đồng, tăng lên 701.039
nghìn đồng (tăng 8,83%) so với năm 2011, đến năm 2013 khoản chi phí tài
chính đã ổn định lại và có chênh lệch không cao so với năm 2012. Khoản chi
phí này có giá trị khá cao chủ yếu là do trả lãi vay từ khoản vay của ngân hàng
để giải quyết những khó khăn về tài chính của Công ty khi hoạt động thua lỗ.
Bên cạnh đó Công ty còn phải chi trả những khoản lãi trả chậm cho nhà cung
cấp. Có thể thấy Công ty còn phải chi trả khoản chi phí này trong những năm
tiếp theo vì tình hình tài chính của Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Trong vòng ba năm từ năm 2011 đến năm 2013, doanh nghiệp luôn bị lỗ
nhưng khoản lỗ đang giảm liên tục qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận đạt âm
17.934.367 nghìn đồng, đến cuối năm 2012 lợi nhuận đạt âm 16.207.166
nghìn đồng, tăng lợi nhuận 1.727.201 nghìn đồng (9,6%) so với năm 2011.
Đến năm 2013 lợi nhuận của Công ty đạt âm 14.263.182 nghìn đồng, tăng lên
1.943.984 triệu đồng so với cuối năm 2012. Khoản lỗ liên tục giảm qua các
năm chứng tỏ công ty đang trên đà phục hồi sau khi chịu ảnh hưởng lớn của
khủng hoảng kinh tế và những khủng hoảng từ tổng Công ty. Tuy năm 2011
Công ty có một khoản lỗ khá lớn nhưng đã mang lại hơi thở mới, diện mạo
mới của Công ty vào năm 2012 và 2013 là lợi nhuận tăng lên vào năm sau đó;
vì chính sách thu hút khách hàng của năm 2011 đã ảnh hưởng đến trong năm
2011 các khoản chi phí đồng loạt tăng lên, trong khi đó doanh thu tăng không
kịp tiến độ tăng của chi phí, dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng
nhiều. Cùng với đó là Công ty đang trong giai đoạn thực hiện Đề án tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty có những
hướng thay đổi tích cực hơn, dần đi vào ổn định hơn.
43
Bảng 3.2 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đàu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: nghìn đồng.
Chênh lệch
STT
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm 2013
6 tháng đầu năm 2014
2012 với 2011
Giá trị
Tỉ lệ (%)
6
DT bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Các khoản giảm trừ DT
DT thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
DT hoạt động tài chính
7
CP tài chính
4.387.481
3.043.694
(1.343.787)
(30,63)
8
CP bán hàng
-
680
680
100
9
CP quản lý doanh nghiệp
2.858.633
3.147.101
288.468
10,09
10
Thu nhập khác
25.052
113.922
88.870
354,74
11
124.540
1.005.547
881.007
707,41
(7.221.130)
(6.828.648)
392.482
5,44
13
CP khác
Tổng lợi nhuận trước
thuế
CP thuế TNDN hiện hành
-
-
-
-
14
Lợi nhuận sau thuế
(7.221.130)
(6.828.648)
392.482
5,44
1
2
3
4
5
12
13.704.311
19.032.384
5.328.073
38,88
727
3.238
2.511
345,39
13.703.584
19.029.146
5.325.562
38,86
13.800.714
18.813.753
5.013.039
36,32
108.869
215.393
106.524
97,85
15.603
39.059
23.456
150,33
44
Qua bảng trên cho thấy Công ty đang tiếp tục phấn đấu để đạt được mục
tiêu đề ra về doanh thu cũng như lợi nhuận. Cụ thể doanh thu 6 tháng đầu năm
2013 là 13.704.311, còn 6 tháng đầu năm 2014 đạt 19.032.384, tăng 5.328.073
(tăng 38,88%). Nguyên nhân của sự tăng doanh thu này do lượng khách hàng
đang tăng lên khi uy tín của Công ty ngày một vững chắc hơn, bên cạnh đó
Công ty cũng nhận thầu được những dự án lớn của các công trình công cộng
nhà nước. Song song với việc tăng doanh thu là việc tăng giá vốn, tuy nhiên 6
tháng đầu năm 2014 giá vốn thấp hơn doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ,
nguyên nhân là do nửa cuối năm 2013 giá nhiên liệu có những biến động giảm
làm giảm giá thành sản xuất, vận chuyển.
Về chi phí Công ty cũng đang có những chính sách tốt quản lý các khoản
chi phí nên các khoản chi phí các năm gần đây khá thấp và ổn định. Cụ thể chi
phí tài chính giảm 30,63% so với 6 tháng đầu năm 2013 do công ty đã thanh
toán một số khoản tiền hàng cho nhà cung cấp làm giảm lãi trả chậm. Bên
cạnh đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng không có sự
biến động nhiều và gần như ổn định. Vì doanh thu tăng mà chi phí không thay
đổi nhiều nên lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 đạt âm 6.828.648, tăng 392.482
(tăng 5,44%) so với 6 tháng đầu năm 2013, điều đó cho thấy Công ty đã đạt
được một phần mục tiêu đặt ra đó là giảm lỗ.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
3.6.1 Thuận lợi
Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ nằm ở vị
trí trung tâm của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nên thuận lợi cho việc
vận tải hàng hóa đến các địa điểm lần cận của khu vực, nhận xuất nhập khẩu
ủy thác thuận tiện, khả năng cung ứng cao, chất lượng dịch vụ tốt, sản phẩm
đạt uy tín cao.
Những thế mạnh sẵn có như: đội ngủ thủy thủ chuyên nghiệp, các cán bộ
quản lý nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, được đào tạo
chuyên môn cao, luôn đoàn kết và năng nổ trong công việc
Là công ty thành viên của Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam
Vinashin, hơn 15 năm kinh nghiệm cộng với thương hiệu uy tín, khả năng
cạnh tranh cao và thị phần lớn ở ĐBSCL, được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ngân
hàng. Có mối quan hệ rộng lớn, lâu dài với nhiều khách hàng.
3.6.2 Khó khăn
Luôn phải cạnh tranh gay gắt với các đơn vị trong khu vực do thị trường
bị bão hòa, giá tàu đóng mới giảm sút. Số lượng đơn đặt hàng đóng mới, nhất
45
là các loại tàu thông dụng như tàu chở hàng rời, tàu chở dầu, tàu chở container
tiếp tục suy giảm dẫn đến cung vượt cầu.
Áp lực đòi hỏi phải đưa ra những dòng sản phẩm mới hiện đại nhưng lại
phải kinh tế và thân thiện với môi trường.
Giá nhiên liệu đầu vào tăng liên tục trong những năm vừa khiến mảng
vận tải gặp nhiều khó khăn, cùng với đó là sự cạnh tranh của các đơn vị lân
cận làm giá vận tải giảm đi rất nhiều
Đối với hoạt động sửa chữa: khả năng duy tu bảo dưỡng phương tiện còn
hạn chế
Hoạt động Marketing của công ty chưa được đẩy mạnh, năng lực nghiên
cứu thị trường còn yếu kém. Năng lực quản trị còn hạn chế, cơ cấu tổ chức bộ
máy chưa hợp lý.
3.6.3 Phương hướng hoạt động
Phát huy sản phẩm hiện có, phát triển sản phẩm mới: duy trì và phát huy
các sản phẩm truyền thống đang có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường như:
đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy, dịch vụ vận tải hàng hóa, đồng thời
mở rộng đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành nghề để từng bước tạo thế
vững chắc trong sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó:
- Đóng mới và sửa chữa các loại tàu sông, tàu chuyên dùng đến
1.000DWT.
- Gia công, lắp dựng kết cấu thép, cơ khí cấu kiện, thiết bị phụ kiện tàu
thủy.
- Phát huy và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng, kho bãi.
Củng cố thị trường hiện hữu và kế hoạch phát triển thị trường mới: hiện
tại Công ty đã hình thành thị phần đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
của mình, cùng với khách hàng hợp tác để cùng phát triển. Chính sách chăm
sóc khách hàng truyền thống, khách hàng chiến lược phải được tiếp tục duy
trì và đặc biệt chú trọng để tạo uy tín và niềm tin đối với khách hàng từ đó
khẳng định được vị trí của Công ty trên thương trường.
Công ty sẽ phát triển đồng bộ cả hai chức năng hoạt động kinh doanh
chính là dịch vụ vận tải đường thủy và công nghiệp tàu thủy (đóng tàu); đồng
thời, quan tâm hơn nữa đến các chức năng kinh doanh về dịch vụ đại lý môi
giới, bến bãi, bốc xếp nhằm đa dạng hóa sản phẩm có thể cung cấp cho khách
hàng.
46
Xác định ngành công nghiệp tàu thủy là ngành nghề kinh doanh mũi
nhọn để tập trung đầu tư về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực.
Khẩn trương nghiên cứu và sớm đi vào thực hiện hoạt động vận tải đa
phương thức (thuộc lĩnh vực ngoại thương bằng tàu biển) làm cơ sở tạo thế
liên kết và phát triển hoạt động vận tải thủy nội địa.
Củng cố thế mạnh tại thị trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long; có
những bước đi vững chắc để vươn tới và dần dần khẳng định thương hiệu
Công ty ở thị trường trong nước và quốc tế.
Bảo toàn và phát triển vốn của Doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, đảm bảo cổ tức cho các cổ đông ngày càng tăng, từng
bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động. Đóng góp tích
cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
47
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU, PHẢI TRẢ KHÁCH HÀNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ VẬN
TẢI CẦN THƠ
4.1 KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU, PHẢI TRẢ
4.1.1 Kế toán các khoản nợ phải thu
Phương thức hạch toán: Công ty hạch toán độc lập với Tổng Công ty
Công Nghiệp Tàu Thủy
.1.1.1 Ch ng từ và ổ liên u n
a. Chứng từ
- Đơn đặt hàng của khách hàng
- Hóa đơn bán hàng theo mẫu số 01GTKT3/001
- Phiếu thu theo mẫu số 01-TT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
- Giấy báo Có, giấy báo Nợ
b. Sổ sách
- Chứng từ ghi sổ (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
- Sổ Cái
- Sổ chi tiết phát sinh Công nợ (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
- Sổ tổng hợp
- Bảng kê chi tiết phải thu khách hàng
- Báo cáo phải thu khách hàng
c.Tài khoản sử dụng
- Công ty CP Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ sử dụng hệ
thống tài khoản theo theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 đã
được sửa đổi theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009. Trong đó
tài khoản được sử dụng trong kế toán công nợ:
48
+ TK 131: Phải thu của khách hàng. Sử dụng tài khoản theo dõi chi tiết
131: chi tiết theo từng khách hàng dựa vào sổ theo dõi khách hàng.
131.A0019: Công ty Vần Tải Hà Tiên
131.A0005: Công ty TNHH xi măng Holcim Việt Nam…
+ Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan: 511, 3331, 111,
112.
.1.1.2 Quy trình lưu trữ ch ng từ
49
Bộ phân kho
Kế toán bán hàng
Kế toán công nợ
Phòng KD
Hóa đơn
GTGT
Bắt đầu
Phiếu
xuất kho
Phòng
KD
Đơn hàng
bán
Lập phiếu
xuất kho
Đơn hàng
bán
Đơn hàng
bán
Ghi sổ chi tiết phát
sinh công nợ
Lập hóa đơn
GTGT
Giấy giao
Đơn hàng
hàng
bán
Phiếu
Phiếu
xuất
kho
xuất kho
Sổ chi tiết phát
sinh công nợ
Hóa đơn
GTGT
Giấy giao
Hóahàng
đơn
GTGT
BP kho
giao KH
Ghi nhật ký
bán hàng
Hóa đơn
GTGT
Giấy giao
hàng
Đối chiếu và
ghi sổ cái
Nhật ký
bán hàng
Sổ cái
Lập CTGS
CTGS
Nguồn: Phòng kế toán của Công ty
Hình 4.1 Sơ đồ lưu chuyển chứng từ kế toán nợ phải thu
50
Kết thúc
BP giao
hàng
Mô tả qu t ình:
Căn cứ vào đơn hàng bán đã được phê chuẩn từ phòng kinh doanh, thủ
kho lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: liên 1 được lưu
tại kho, liên 2 chuyển cho kế toán bán hàng để lập hóa đơn bán hàng
Sau khi kế toàn bán hàng nhận được phiếu xuất kho và đối chiếu với đơn
hàng bán được gửi từ phòng KD thì tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng
thành 3 liên: Liên 1 của hóa đơn đơn dùng để căn cứ ghi vào nhật ký bán hàng
và sổ cái các tài khoản liên quan trong nghiệp vụ bán hàng. Liên 2 chuyển cho
bộ phận kho giao khách hàng kèm hàng hóa và giấy giao hàng. Liên 3 chuyển
cho kế toán công nợ theo dõi chi tiết nợ phải thu
Kế toán bán hàng: hóa đơn sau khi lập được tổng hợp vào bảng tổng hợp
chứng từ cùng loại để ghi nhận doanh thu, rồi dựa vào đó để ghi chứng từ ghi
sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán bán hàng tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ và sổ cái. Từ sổ cái và đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để
lập bảng cân đối số phát sinh sau đó lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu.
Hóa đơn bán hàng liên 1, đơn đặt hàng và phiếu xuất kho được lưu tại đây.
Kế toán công nợ sau khi nhận được hóa đơn GTGT và giấy giao hàng từ
bộ phận giao hàng tiến hành ghi sổ chi tiết phát sinh công nợ, lập bảng kê chi
tiết phát sinh công nợ và báo cáo phải thu khách hàng để theo dõi công nợ.
Hóa đơn và giấy giao hàng được lưu nội bộ. Kết thúc quá trình ghi nhận
nghiệp vụ bán hàng và theo dõi nợ phải thu tại phòng kế toán của Công ty.
Nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Trình tự luân chuyển chứng từ khá chặt chẽ: Mỗi chứng từ được lập
thành các liên có chữ ký của các bên liên quan và được lưu lại ở các bộ phận
mà nó đi qua để dễ dàng đối chiếu kiểm tra khi có sai sót.
+ Bảng báo giá và chính sách bán hàng được cung cấp rõ ràng thông
qua hợp đồng
+ Hóa đơn được đánh số thứ tự
+ Mỗi khách hàng có bộ mã riêng để theo dõi cộng nợ.
+ Đối chiếu công nợ thường xuyên với các khách hàng
51
-Nhược điểm:
+ Việc lập hóa đơn vẫn do phòng kế toán thực hiện dẫn đến nội dung
trên hóa đơn có thể chưa chính xác do bộ phận kế toán không trực tiếp bán
hàng
+ Hóa đơn trước khi gửi khách hàng chưa được kiểm tra bởi một người
độc lập khác với người lập hóa đơn, có thể gây ra sai sót khi nhập giá cả, tên
mặt hàng hoặc ghi không đúng số lượng hàng đã bán.
+ Hóa đơn viết tay có thể dẫn tới sai sót…
.1.1.3 Các nghiệp vụ phát inh
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tháng 06/2014 của Công ty. Sau khi
nghiên cứu, các nghiệp vụ kinh tế được thu thập và trích lọc trong tháng 06
năm 2014 tiêu biểu cho những khách hàng có phát sinh nghiệp vụ kinh tế
trong tháng tại Công ty. Mỗi khách hàng được Công ty lập ra một mã số để
theo dõi về chi tiết các khoản nợ phải thu; các nghiệp vụ được trích lọc để
nghiên cứu về khoản nợ phải thu bán hàng nên các định khoản chỉ đề cập tới
phần Nợ phải thu của khách hàng.
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU THÁNG 6 (TK 131)
Đơn vị tính: đồng
Ngày
Nội dung nghiệp vụ
Số tiền
Tăng công nợ Giảm công nợ
Công ty TNHH Liên Hợp Xây Dựng
02/06/14 vạn Cường Công ty TNHH: Thu tiền
sửa chữa sà lan theo HĐ 11/HĐSC.14
69.308.961
Xuân Mạnh: Thu tiền thuê xe Vinaxuki
vận chuyển túi khí
1.000.000
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN:
03/06/14 Doanh thu cvc vỏ bao, xi măng, thuê
kho tháng 06/14 (Cảng)
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN:
Doanh thu cvc vỏ bao, xi măng, thuê
kho tháng 06/14
04/06/14 Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN:
Thu tiền cvc
…
…
10/06/14
Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ: Doanh
thu sửa chữa cabin, nắp hầm hàng sà
52
163.314.178
16.331.418
1.054.201.034
…
28.799.191
…
lan SG.2933 theo BB nghiệm thu hoàn
thành ngày 29/05/2014
Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ: Thuế
VAT sửa chữa cabin, nắp hầm hàng sà
lan SG.2933 theo BB nghiệm thu hoàn
thành ngày 29/05/2014
…
2.879.919
…
…
…
Quyết Tiến (Công ty Bảo Đảm An
Toàn Hàng Hải Tây Nam Bộ): Thu tiền
đặt cọc sửa chữa Cano Định An theo
13/06/14
HĐ 29/HĐSC/.14
70.000.000
Vân Thắng: Thu Tiền sửa chữa tàu
hàng theo HĐ 25/HĐSC/.14
150.000.000
…
…
…
16/06/14 Huỳnh Hải (Công ty CP VT Hà Tiên):
Thu tiền cảng phí tàu SG.4490
Cty CP XD TM T&Thuế VAT Hòng
17/06/14 Hà: Thu tiền gia công chế tạo lắp đặt cơ
khí gới thầu 19 theo HĐ 12/HĐKT
…
…
CN Tổng Công ty PB & Hóa Chất Dầu
19/06/14 Khí – CTCP: Thu tiền cvc phân đạm
theo HĐ 171/HĐVC.14
…
…
30/06/14
…
630.000
500.000.000
…
…
456.450.500
…
Cty CP TM DV – Đại Khánh: Doanh
thu phí gửi giữ xe theo HĐ
02/HĐGGX.14 – HĐ.0000599
6.750.000
Cty CP TM DV – Đại Khánh: Thuế
VAT phí gửi giữ xe theo HĐ
02/HĐGGX.14 – HĐ.0000599
675.000
…
…
…
ạch toán nghiệp vụ bán chịu:
Ngày 01/06/2014 công ty nhận được đơn hàng nhờ vận chuyển vỏ bao, xi
măng, bốc xếp, thuê kho tháng 06/2014 cho Công ty TNHH Xi Măng Holcim
VN
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp cập nhật các thông tin về tình hình tài
chính, khả năng thanh toán và uy tín trong thanh toán của khách hàng.
53
…
…
+ Sau khi xem xét tình hình tài chính của khách hàng, Công ty thiết lập
chính sách bán chịu rõ ràng là bên mua phải thanh toán trong hạn hợp đồng,
thông báo giá thực hiện và tiến hành lập hợp đồng thương mại gửi Giám đốc
ký duyệt.
+ Khi 2 bên đã thống nhất các thỏa thuận trong hợp đồng thì Công ty
tiến hành thực hiện theo yêu cầu, dựa vào hợp đồng và bảng kê chi tiết hàng
hóa, phòng Tài chính kế toán tiền hàng lập hóa đơn GTGT số 0000590 ngày
03/06/2014 (Phụ lục 6: Hóa đơn GTGT)
+ Dựa vào hóa đơn GTGT, kế toán bán hàng tiến hành ghi nhận doanh
thu 163.314.178 đồng và thuế GTGT 16.331.418 đồng (10%) vào bảng tổng
hợp các chứng từ cùng loại, từ chứng từ phát sinh và bảng tổng hợp chứng từ
cùng loại, kế toán bán hàng tiền hành ghi chứng từ ghi sổ ( Phụ lục 2: Chứng
từ ghi sổ).. Từ chứng từ ghi sổ lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái (Phụ
lục 3, phụ lục 4).
+ Kế toán công nợ dựa vào các chứng từ kế toán và bảng tổng hợp
chứng từ cũng loại để ghi nhận vào sổ chi tiết phát sinh công nợ (Phụ lục 1: Sổ
chi tiết phát sinh công nợ)
+Cuối kỳ lập bảng tổng chi tiết công nợ (Phụ lục 5: Bảng tổng hợp số
dư và phát sinh tài khoản 131) và đối chiếu với sổ cái.
Nghiệp vụ khách hàng thanh toán tiền bán chịu bằng tiền gửi ngân
hàng
Ngày 19/06/2014 nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền CN
Tổng CTPB & Hóa Chất Dầu Khí-CTCP thanh toán tiền vận chuyển phân
đạm theo HĐ 171/HĐVC.14, số tiền 456.450.500.
+ Khi nhận được thông báo từ ngân hàng Viettinbank, kế toán ngân
hàng đến ngân hàng nhận sổ phụ và giấy báo Có (Phụ lục 9: Giấy báo Có)
+ Tiến hành ghi sổ theo trình tự: sổ chi tiết phát sinh công nợ, chứng từ
ghi sổ, sổ cái, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, bảng tổng hợp chi tiết công nợ.
+ Đối chiếu sổ phụ ngân hàng với số dư trong sổ chi tiết tài khoản 112
Nghiệp vụ khách hàng thanh toán tiền bán chịu bằng tiền mặt
Ngày 16/06/2014 KH Cao Huỳnh Hải (Công ty CP VT Hà Tiên) đến
thanh toán tiền cảng phí tàu SG.4490 bằng tiền mặt số tiền 630.000 đồng
+ Khi khách hàng đến công ty thanh toán, kế toán lập phiếu thu (Phụ
lục 7: Phiếu thu)
+ Phòng kế toán chuyển phiếu thu qua thủ qu để thu tiền
54
+ Tiến hành ghi sổ theo trình tự: sổ chi tiết phát sinh công nợ, chứng từ
ghi sổ, sổ cái, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, bảng tổng hợp chi tiết công nợ.
+ Đối chiếu với sổ qu tiền mặt.
Một số nhận xét:
Ưu điểm:
- Về chứng từ:
+ Về mẫu chứng từ: Công ty sử dụng mẫu hóa đơn số 01GTKT3/001
và mẫu phiếu thu số 01-TT do bộ tài chính quy định được ban hành theo QĐ
số: 15/2006QĐ-BTC
+ Nội dung hóa đơn: Hóa đơn GTGT được trình bày đầy đủ thông tin
gồm: thông tin về khách hàng, nội dung hàng hóa dịch vụ, đơn vị, số lượng,
giá thành, thuế, chữ ký các bên liên quan.
+ Việc xây dựng hệ thống chứng từ trong công ty đã đảm bảo phản ánh
được nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Hóa đơn và phiếu thu được đánh số
thứ tự. Chứng từ được lưu trữ và bảo quản và có hệ thống và được phân loại
hợp lí theo nội dung kinh tế, tạo thuận lợi cho việc sử dụng lại khi cần thiết.
- Về sổ sách:
+ Mẫu sổ không hoàn toàn giống với mẫu sổ trong hình thức trong hình
thức Chứng từ ghi sổ nhưng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
+ Sổ sách được ghi theo đúng trình tự của hình thức chứng từ ghi sổ,
các nghiệp vụ được ghi rõ ràng, dễ hiểu, chính xác nội dung. Sổ cái, sổ chi tiết
được ghi hằng ngày khi phát sinh nghiệp vụ. Sổ chi tiết công nợ được ghi và
theo dõi theo từng khách hàng.
- Nhược điểm:
+ Một vài hóa đơn còn thiếu họ tên của người ký.
+ Hóa đơn GTGT và phiếu thu được lập bằng tay khó sửa chữa khi có
sai sót
+ Sổ sách ghi chưa đầy đủ nội dung: thiếu ngày tháng ghi sổ, số hiệu
chứng từ.
+ Phiếu thu nên lập thành 3 liên để tiện lưu trữ và theo dõi.
55
4.1.2 Kế toán các khoản nợ phải trả
.1.2.1 Ch ng từ và ổ liên u n
a. Chứng từ
- Đơn đặt hàng
- Hóa đơn mua hàng theo mẫu số 01GTKT3/001
- Phiếu chi mẫu số 02-TT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
- Giấy báo Có, Giấy báo Nợ
b.Sổ sách
- Chứng từ ghi sổ (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
- Sổ Cái (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng BTC)
- Sổ chi tiết phát sinh công nợ (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
- Bảng tổng hợp
- Báo cáo phải trả nhà cung cấp
c. Tài khoản sử dụng
- Công ty CP Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ sử dụng hệ
thống tài khoản theo theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 đã
được sửa đổi theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009. Trong đó
tài khoản được sử dụng trong kế toán tiền lương:
+ TK 331: Phải trả người bán. Sử dụng tài khoản theo dõi chi tiết 331:
chi tiết theo từng nhà cung cấp dựa vào sổ theo dõi nhà cung cấp.
331.B0001: Cửa hàng Xăng Dầu Công ty CP Gentraco
331.B0002: DNTN Thanh Lâm…
+ Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan: 152, 1331, 627, 111,
112…
.1.2.2 Quy trình lưu trữ ch ng từ
56
Kế toán mua hàng
BP mua hàng
Y/c mua 2
hàng
Kho
hàng
Các q/trình đấu
thầu, cạnh tranh.
Chọn
NCC
File thông
tin NCC
BP nhận
hàng
A
Đơn đặt 2
hàng
Hóa đơn
GTGT
Kế toán công nợ
BP nhận
hàng
B/c nhận2
hàng
Hóa đơn
GTGT
Ghi sổ chi
tiết công nợ
B/c nhận
hàng
1
Y/c mua 2
hàng
Đơn1đặt 2
Đơn đặt
hàng
hàng
Ghi sổ
A
NCC
Hóa đơn
GTGT
Sổ mua
hàng
Hóa đơn
2
Đơn đặt
GTGT
hàng
Lập
CTGS
Kiểm tra và xác
thực hóa đơn
Sổ chi tiết
công nợ
B/c nhận
Hóahàng
đơn
GTGT
Đối chiếu và
ghi sổ cái
Sổ cái
CTGS
Hóa đơn 1
Đơn đặt2
Y/c mua
hàng
hàng
Hóa đơn
GTGT
Nguồn: Phòng kế toán của Công ty
Hình 4.2 Sơ đồ lưu chuyển chứng từ kế toán nợ phải trả
57
Kết thúc
Mô tả qu t ình:
Khi cần nhập hàng, bộ phận kho sẽ gửi yêu cầu mua hàng để Giám đốc
duyệt, sau khi chọn được nhà cung cấp tiến hành gửi đơn đặt hàng, nhận bảng
báo giá và ký kết hợp đồng mua hàng
Sau khi nhà cung cấp gửi hàng kèm hóa đơn GTGT, dựa vào báo cáo
nhận hàng từ bộ phận nhận hàng, yêu cầu mua hàng và đơn đặt hàng để kiểm
tra xác thực hóa đơn GTGT. Hóa đơn sau khi được kiểm tra chuyển cho kế
toán mua hàng.
Kế toán mua hàng dựa vào hóa đơn GTGT và đơn đặt hàng được gửi từ
bộ phận mua hàng tiến hành ghi nhận vào bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
rồi dựa vào đó để ghi chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán bán hàng
tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. Từ sổ cái và đối chiếu
với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lập bảng cân đối số phát sinh sau đó lập các
báo cáo tài chính theo yêu cầu. Đơn đặt hàng được lưu tại đây.
Kế toán công nợ dựa vào hóa đơn GTGT và báo cáo nhận hàng để làm
căn cứ ghi sổ. Khi nhận được đầy đủ những chứng từ liên quan đến việc mua
hàng thì tiến hành kiểm tra định khoản trên hóa đơn, đối chiếu các thông tin
trên hóa đơn và báo cáo nhận hàng trước khi tiến hành ghi sổ.
Nhận xét:
-Ưu điểm:
+ Quy trình luân chuyển chứng từ khá chặt chẽ
+ Các chứng từ có thông tin rõ ràng và được lập với số lượng phù hợp
để lưu trữ
+ Giấy yêu cầu mua hàng được đánh số thứ tự liên lục trước khi sử
dụng và giao cho bộ phân mua hàng bao quản để hạn chế rủi ro những người
không có thẩm quyền vẫn có thể mua hàng
+ Thông tin nhà cung cấp, bảng báo giá được lựa chọn, xem xét k
càng
-Nhược điểm:
+ Bộ phận kho không gửi bộ chứng từ gồm: phiếu nhập kho, hợp đồng,
hóa đơn GTGT… chuyển cho kế toán công nợ lưu giữ cùng với đơn đặt hàng
(do phòng kinh doanh gửi) để làm căn cứ thanh toán và tránh không thanh
toán quá lượng hàng đã đặt mua.
58
+ Hóa đơn GTGT chưa có chữ ký xác nhận của thủ kho là đã nhận hàng
ghi ở mặt sau của hóa đơn.
+ Chưa đối chiếu ghi chép giữa bộ phận kế toán mua hàng và bộ phận
kho nhằm trành những sai sót trong số liệu được ghi chép.
+ Chưa đối chiếu giữa kế toán với nhà cung cấp.
.1.2.3 Các nghiệp vụ phát inh
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tháng 06/2014 của Công ty. Sau khi
nghiên cứu, các nghiệp vụ kinh tế được thu thập và trích lọc trong tháng 06
năm 2014 tiêu biểu cho những khách hàng có phát sinh nghiệp vụ kinh tế
trong quý tại Công ty. Mỗi nhà cung cấp cũng được Công ty lập ra một mã số
để theo dõi về chi tiết các khoản nợ phải trả; các nghiệp vụ được trích lọc để
nghiên cứu về khoản nợ phải trả nên các định khoản chỉ đề cập tới phần Nợ
phải trả của nhà cung cấp.
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU THÁNG 6 (TK 331)
Ngày
Nội dung nghiệp vụ
…
…
Đơn vị: Đồng
Số tiền
Tăng công nợ Giảm công nợ
…
…
06/06/14 DNTN Ngũ Nhiều: TT tiền mua thép
tấm các loại
07/06/14
…
10/06/14
700.000.000
Nhập kho nhớt Vanellus Multi 20W50
CF/FS_209L; đồng thời phải trả cho
Cty TNHH Tâm Thái Bình Dương theo
HĐ 0002413 ngày 31/05/14
2.238.010
Thuế VAT được khấu trừ mua nhớt
Vanellus Multi 20W50 CF/SF_209L;
đồng thời phải trả cho Cty TNHH Tâm
Thái Bình Dương theo HĐ 0002413
ngày 31/05/14
22.380.100
…
…
Nhập kho Dầu DO: Công ty Cổ Phần
Gentraco theo HĐ 0002415 ngày
01/06/2014
147.095.000
Nhập kho Dầu DO: Công ty Cổ Phần
Gentraco theo HĐ 0002415 ngày
01/06/2014, VAT 10%
14.709.500
59
…
…
…
…
DNTN Thanh Lâm: TT cước bốc xếp
19/06/14 03/14 theo HĐ 0000138-21/03/14
30.000.000
200.000.000
Cty Gentraco: TT tiền nhiên liệu
…
…
…
…
…
Trạm TP.HCM: Thanh toán tiền cvc
phân theo HĐ 16A/HĐVCĐL.13 cho
Cty TNHH TMDV VT Tuấn Lợi
20/06/14
(AG.12159)
66.690.000
Cty TNHH MTV Nghĩa Đạt: TT tiền
thuê bộ túi khí theo HĐ 84/HĐ.14
15.000.000
…
…
…
25/06/14 Tiến Nghĩa: Thu tiền tiền nước sơn
…
…
30/06/14
…
…
3.128.400
…
Phong Nhã: Nhập oxy, que hàn N48
của XN Hơi k nghệ Sovigaz
13.920.000
Phong Nhã: Nhập oxy, que hàn N48
của XN Hơi k nghệ Sovigaz
1.392.000
Tiến Nghĩa: Nhập gas của Nghĩa Đạt
7.220.000
Tiến Nghĩa: Nhập gas của Nghĩa Đạt
722.000
…
…
Hạch toán nghiệp vụ mua hàng chưa thanh toán:
Ngày 10/06/2014 nhập kho Dầu DO của công ty Cổ Phần Gentraco theo
HĐ 0002415 ngày 01/06/2014 có giá trị 161.804.500 đồng, VAT 10%, chưa
thanh toán cho nhà cung cấp
+ Bộ phận kho lập yêu cầu mua hàng gửi ban Giám đốc ký duyệt, chọn
nhà cung cấp Gentraco, sau đó gửi yêu cầu mua hàng đến bộ phận mua hàng
+ Bộ phận mua hàng dựa vào yêu cầu mua hàng được gửi từ bộ phận kho
lập đơn đặt hàng, nhận bảng báo giá, xem xét và trình hợp đồng mua chịu cho
Giám đốc ký.
+ Sau khi nhập kho hàng kèm hóa đơn nhà cung cấp gửi kế toán mua
hàng dựa vào đơn đặt hàng và hóa đơn GTGT số 0000376 (Phụ lục 11: Hóa
đơn GTGT), bộ phận mua hàng dựa vào yêu cầu mua hàng, báo cáo nhận
hàng, đơn đặt hàng để kiểm tra xác thực hóa đơn. Hóa đơn sau khi được kiểm
tra thì chuyển cho kế toán mua hàng.
60
…
…
+ Kế toán mua hàng tập hợp các chứng từ như hóa đơn GTGT và đơn đặt
hàng để tiến hành ghi chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2: chứng từ ghi sổ). Dựa vào
chứng từ ghi sổ để ghi sổ đăng ký chứng từ (Phụ lục 3: Sổ ĐKCTGS) và sổ cái
(Phụ lục 4: Sổ cái).
+ Cuối kỳ dựa vào sổ cái và đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để
lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính theo yêu cầu.
+ Hóa đơn GTGT sau khi được ghi nhận ở kế toán mua hàng sẽ chuyển
cho kế toán công nợ cũng với báo cáo nhận hàng tiến hành ghi sổ chi tiết công
nợ (Phụ lục 1). Sau đó lập bảng tổng hợp chi tiết và đối chiếu với sổ cái
Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng bằng tiền gửi ngân hàng.
Ngày 19/06/2014 nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng về thanh toán
tiền nhiên liệu cho Công ty CP Gentraco, số tiền 200.000.000 đồng
+ Căn cứ vào yêu cầu của cấp trên, kế toán thanh toán sẽ lập Ủy nhiệm
chi.
+ Chuyển Ủy nhiệm chi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
+ Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài
khoản của nhà cung cấp, đồng thời lập giấy báo Nợ (Phụ lục 10: Lệnh chi)
+ Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ hạch
toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
+ Sau đó giấy báo nợ được chuyển cho kế toán mua hàng và kế toán công
nợ ghi sổ theo trình tự.
Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt.
Ngày 25/06/2014 Công ty tiến hành thanh toán thanh toán tiền nước sơn
cho Doanh nghiệp Tiến Nghĩa bằng tiền mặt số tiền 3.128.400 đồng.
+ Căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn giá trị gia tăng kế toán ghi nhận
nợ phải trả nhà cung cấp
+ Khi trả tiền, kế toán lập phiếu chi (Phụ lục 12:Phiếu chi) gửi cho thủ
qu chi tiền đồng thời tiến hành ghi sổ theo trình tự: sổ chi tiết phát sinh công
nợ, chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, bảng tổng hợp chi tiết
công nợ.
+ Đối chiếu với sổ qu tiền mặt.
61
Một số nhận xét:
Ưu điểm:
- Về chứng từ:
+ Về mẫu chứng từ: Công ty sử dụng mẫu phiếu chi số 01-TT do bộ tài
chính quy định được ban hành theo QĐ số: 15/2006QĐ-BTC
+ Về nội dung: rõ ràng, chính xác các nội dung
+ Việc xây dựng hệ thống chứng từ trong công ty đã đảm bảo phản ánh
được nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Phiếu nhập kho và phiếu chi được
đánh số thứ tự. Chứng từ được lưu trữ và bảo quản và có hệ thống và được
phân loại hợp lí theo nội dung kinh tế, tạo thuận lợi cho việc sử dụng lại khi
cần thiết.
- Về sổ sách:
+ Mẫu sổ không hoàn toàn giống với mẫu sổ trong hình thức trong hình
thức Chứng từ ghi sổ nhưng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
+ Sổ sách được ghi theo đúng trình tự của hình thức chứng từ ghi sổ,
các nghiệp vụ được ghi rõ ràng, dễ hiểu, chính xác nội dung. Sổ cái, sổ chi tiết
được ghi hằng ngày khi phát sinh nghiệp vụ. Sổ chi tiết công nợ được ghi và
theo dõi theo từng khách hàng.
- Nhược điểm:
+ Một vài chứng từ còn thiếu họ tên của người ký.
+ Hóa đơn còn thiếu chữ ký của người đi mua hàng
+ Phiếu chi được lập bằng tay khó sửa chữa khi có sai sót
+ Sổ sách ghi chưa đầy đủ nội dung: thiếu ngày tháng ghi sổ, số hiệu
chứng từ.
4.1.3 Kế toán các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi
Do Công ty không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nên không phát
sinh những nghiệp vụ này.
Đây là một thiệt hại lớn, nếu các khoản nợ này không đòi được thì Công
ty sẽ gặp rủi ro trong khoản nợ phải thu khách hàng. Nhưng khi lập dự phòng,
các khoản nợ xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công
ty, mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để đôn đốc thu hồi nợ mà kết
quả đạt được không mấy khả quan khi nhiều khách hàng không có khả năng
thanh toán nợ do làm ăn thua lỗ. Do vậy Công ty đã lựa chọn cho mình một
62
phương pháp xử lý nợ xấu phù hợp đó là bán nợ cho các tổ chức có chức năng
mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp
công ty thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ
hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CNTT VÀ
VẬN TẢI CẦN THƠ
Phân tích tình hình công nợ là một việc cần thiết và quan trọng, do đó
việc phân tích thường xuyên và chính xác sẽ cung cấp cho ban giám đốc một
nguồn thông tin tài chính quan trọng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo có thể đánh giá được quan hệ
thanh toán công nợ như thế nào, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời tránh tình
trạng nợ kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
63
4.2.1 Phân tích tình hình biến động nợ phải thu ngắn hạn
Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình công nợ phải thu.
Bảng 4.1: Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải thu
Chỉ tiêu
Tổng khoản phải thu ngắn hạn
1.Phải thu khách hàng
2.Trả trước cho người bán
3.Các khoản phải thu khác
4.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
Năm 2011
Năm 2012
116.698.964 130.902.855
4.854.704
6.546.569
5.931.388
5.839.455
105.912.872 118.516.831
-
64
Năm 2013
144.827.322
7.602.894
6.414.887
130.809.541
-
Đơn vị tính: nghìn đồng.
Chênh lệch
Chênh lệch
2012 với 2011
Giá trị
T lệ
(%)
14.203.891 12.17
1.691.865 34,85
(91.933) (1,55)
12.603.959 11,90
-
2013 với 2012
Giá trị
T lệ
(%)
13.924.467 10.64
1.056.325 16,14
575.432
9,85
12.292.710 10,37
-
Các số liệu trong bảng được thu thập từ Bảng Cân đối kế toán thuộc các
khoản phải thu ngắn hạn, nằm trong mục tài sản ngắn hạn của Công ty. Bảng
4.1 đã tập hợp các khoản phải thu ngắn hạn có trong Công ty với các tiểu mục
như: phải thu khách hàng, trả trước người bán, các khoản phải thu khác và dự
phòng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi. Theo bảng số liệu khoản mục nợ phải thu
ngắn hạn: khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác có biến động
tương đối lớn còn các tiểu mục còn lại tuy có biến động nhưng độ chênh lệch
không cao.
Qua bảng phân tích cho thấy khoản phải thu của công ty tăng dần qua các
năm. Cụ thể năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 14.203.891 nghìn đồng
(12,17%) và năm 2013 tăng hơn 2012 là 13.924.467 nghìn đồng (10.64%), sự
gia tăng chủ yếu là do các khoản phải thu khác chiếm giá trị lớn nhất trong tất
cả các khoản phải thu của công ty. Để xem xét rõ hơn về sự tăng khoản phải
thu ngắn hạn này, cần nghiên cứu các tiểu mục để hiểu k hơn về nguyên nhân
thật sự giảm. Khoản phải thu ngắn hạn có 4 tiểu mục để nghiên cứu quan sát
số liệu.
Nhìn chung, các khoản phải thu khác tăng khá đều qua các năm, cụ thể:
năm 2012 tăng 12.603.959 nghìn đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng
12.292.710 nghìn đồng so với năm 2012, lý do chính khiến cho các khoản phải
thu khác của Công ty cao là do năm 2011 Công ty nhận được quyết định
chuyển chủ đầu tư của Dự án đầu tư đóng mới 02 tàu hàng 6800DWT sang
cho đơn vị tiếp nhận dự án là Công ty TNHH MTV Công Nghiệp Tàu Thủy
Sông Hậu, tuy nhiên dự án này đã được phê duyệt quyết toán đầu tư bàn giao
và đang chờ chuyển nguồn nhưng đến nay vẫn kéo dài và chưa giải quyết
xong, điều này tạo nên gánh nặng về tài chính cho Công ty trong những năm
qua. Trước tình hình đó Công ty đã có những giải pháp cụ thể đó là gửi văn
bản đến Tổng công ty và đã nhận được văn bản chấp thuận dừng chuyển chủ
đầu tư, đồng thời đề nghị chuyển trả dự án về cho Tổng công ty Công Nghiệp
tàu thủy nhằm làm giảm gánh nặng về tài chính cho Công ty.
Một trong những mục quan trọng nhất và chiếm t trọng khá cao trong
các khoản phải thu ngắn hạn mà ta phải chú ý đó là khoản phải thu khách
hàng. Năm 2011 đến năm 2013 khoản phải thu khách hàng tăng nhưng không
đều, cụ thể: năm 2012 tăng 1.691.865 nghìn đồng (tăng 34,85%) so với năm
2011, đến năm 2013 tăng 1.056.325 nghìn đồng (tăng 16,14%), tuy đây là t
lệ tăng được xem là khá cao nhưng so với giai đoạn 2011-2012 tốc độ tăng đã
giảm rất nhiều từ 34,85% xuống còn 16,14%, với tốc độ như vậy thì rõ ràng
năm 2013 các biện pháp thu hồi nợ của công ty đã đạt được những hiệu quả
65
nhất định, bên cạnh đó Công ty cũng áp dụng chính sách thu tiền dịch vụ, sữa
chữa theo đúng hạn hợp đồng. Tuy nhiên, công ty cần đưa ra những chính
sách cụ thể hơn về bán hàng và thu hồi nợ để giảm việc bị khách hàng chiếm
dụng vốn. Đây là một bất lợi cho Công ty trong hoạt động kinh doanh của
mình vì bị chiếm dụng vốn cao như vậy nên Công ty phải đi vay ngắn hạn các
cá nhân, ngân hàng để trang trải các khoản nợ của công ty.
Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán cũng biến động không đều
qua 3 năm nghiên cứu, cụ thể năm 2011 là 5.931.388 nghìn đồng, đến năm
2012 còn 5.839.455 nghìn đồng, giảm 91.933 nghìn đồng (giảm 1,55%) so với
2011, đến năm 2013 là 6.414.887 nghìn đồng, tăng 575.432 nghìn đồng (tăng
9,85%) so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này là được
hiểu do năm 2012 là năm khó khăn của nền kinh tế, Công ty cũng bị cuốn vào
vòng xoáy này dẫn đến gặp nhiều khó khăn nên đã làm giảm mục trả trước
người bán vào cuối kỳ kế toán, mức giảm này cũng thể hiện được quy trình trả
trước cho người bán được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế được sự chiếm dụng
vốn của nhà cung cấp; năm 2013 Công ty đã phần nào hồi phục và đi vào qu
đạo kinh doanh, lợi nhuận và bộ mặt Công ty cũng có phần khởi sắc nên mục
này tăng lên nhằm giữ vững lòng tin cho nhà cung cấp về khả năng thanh toán
của Công ty mình.
Hơn nữa, khi nhìn vào bảng phân tích trên, mặc dù khoản phải thu trong
3 năm khá cao nhưng Công ty đã không tiến hành lập dự phòng nợ phải thu
khó đòi, đây là một thiệt hại lớn, nếu khoản nợ này không đòi được thì Công
ty sẽ gặp rủi ro trong khoản nợ phải thu khách hàng.
Với tình hình nợ phải thu của công ty trong 3 năm qua như vậy thì công
ty cần chú trọng trong công tác thu hồi công nợ, phải tìm được và đề xuất các
biện pháp khả thi để thu hồi công nợ đồng thời vẫn thu hút được khách hàng
và đảm bảo được hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp
theo.
66
Bảng 4.2: Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải thu (6 tháng đầu năm 2014)
Chỉ tiêu
Tổng khoản phải thu ngắn hạn
1.Phải thu khách hàng
2.Trả trước cho người bán
3.Các khoản phải thu khác
4.Dự phòng phải thu ngắn hàng khó đòi
Đơn vị tính: nghìn đồng.
6 tháng đầu
Chênh lệch
6 tháng đầu
năm 2013
năm 2014
136.776.889
6.489.134
5.932.956
124.354.799
-
149.421.112
5.824.512
6.544.775
137.051.824
-
67
Giá trị
T lệ (%)
12.644.223
(664.622)
611.819
12.697.025
-
9,24
(10,24)
10,31
10,21
-
Qua bảng số liệu trên cho thấy các khoản phải thu ngắn hạn trong 6 tháng
đầu năm 2014 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó khoản mục
chiếm t trọng cao nhất và có giá trị tăng nhiều nhất là khoản phải thu khác, cụ
thể tăng 12.697.025 nghìn đồng (tăng 10,21%) nguyên nhân chủ yếu vẫn là
các dự án treo đang chờ được giải quyết đã làm tăng khoản mục này. Trong
khi đó khoản mục khá quan trọng khác đó là phải thu khách hàng có phần
giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 (giảm 10,24%) , điều này cho thấy trong 6
tháng đầu năm 2014 Công ty đang tiếp tục hoàn thiện chính sách thu tiền hàng
của mình nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Bên cạnh đó khoản mục
trả trước cho người bán trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng nhiều so với
2013 (tăng 10,31%), năm 2014 công ty tiếp tục thực hiện chính sách tăng
khoản trả trước cho người bán nhằm tạo niềm tin đối với nhà cung cấp, thuận
lợi hơn cho việc mua hàng chậm thanh toán. Năm 2014 Công ty tiếp tục không
tiến hành lập dự phòng phải thu nợ khó đòi.
68
4.2.2 Phân tích tình hình biến động nợ phải trả ngắn
Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình công nợ phải trả:
Bảng 4.3: Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải trả
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Tổng nợ phải trả ngắn hạn
151.141.022 180.564.972 217.643.379
1.Vay và nợ ngắn hạn
44.078.944 47.633.710 48.120.710
2.Phải trả người bán
19.849.172 21.243.584 22.303.630
3.Người mua trả tiền trước
8.272.104
3.310.275
2.517.348
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
7.022.806
9.317.347 10.190.708
5.Phải trả công nhân viên
3.824.180
423.645
570.292
6.Phải trả nội bộ
357.823
357.823
357.823
7.Phải trả phải nộp ngắn hạn khác
67.735.993 98.278.587 133.582.868
69
Đơn vị tính: nghìn đồng.
Chênh lệch
Chênh lệch
2012 với 2011
Giá trị
T lệ
(%)
29.423.950
19,47
3.554.766
8,06
1.394.412
7,03
(4.961.829) (59,98)
2.294.541
32,67
(3.400.535) (88,92)
30.542.594
45,09
2013 với 2012
Giá trị
T lệ
(%)
37.078.407
20,53
487.000
1,02
1.060.046
4,99
(792.927) (23,95)
873.361
9,37
146.647
34,62
35.304.281
26,43
Để đánh giá khát quát tình hình thanh toán của Công ty, cần xem xét về
khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả của Công ty. Khoản nợ phải thu thể
hiện tình trạng bị chiếm dụng vốn của Công ty, khoản nợ phải trả thể hiện tình
trạng chiếm dụng vốn của Công ty đối với nhà cung cấp. Công ty cần cân đối
về khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả phù hợp với chính sách thanh toán
của Công ty. Một Công ty có số nợ phải trả cao hơn nợ phải thu thì cần xem
xét có phải Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán hay do chính sách mua
hàng được thỏa thuận giữa Công ty với với nhà cung cấp hay giữa Công ty với
khách hàng.
Qua số liệu phân tích cho thấy rằng các khoản nợ phải trả của Công ty có
xu hướng tăng liên tục qua các năm. Các khoản phải trả năm 2012 tăng lên so
với năm 2011 là 29.423.950 nghìn đồng (tăng 19,47%), đến năm 2013 tăng
37.078.407 nghìn đồng (tăng 20.53%), nếu xét về quy mô thì tốc độ tăng này
khá cao. Trong đó tốc độ tăng khoản phải trả ngắn hạn khác là chủ yếu, cụ thể:
năm 2011 là 67.735.993 nghìn đồng, đến năm 2012 là 98.278.587 nghìn đồng,
tăng 30.542.594 nghìn đồng (tăng 45,09%) so với năm 2011, năm 2013 là
133.582.868 nghìn đồng, tăng 35.304.281 nghìn đồng (tăng 26,43%) so với
năm 2012, nhìn chung tốc độ tăng của khoản mục này là khá cao. Nguyên
nhân mà khoản phải trả khác lại chiếm t trọng cao trong các khoản phải trả là
do cùng với sự tăng cao của các khoản phải thu khác thì các khoản phải trả
khác cũng bị ảnh hưởng bởi việc chuyển chủ đầu tư và dừng lại dự án đóng
mới 02 tàu hàng 6800DWT, vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều và kéo dài
dẫn đến giảm khả năng thanh toán các khoản nợ.
Cùng với sự tăng cao của khoản phải trả khác thì một khoản mục khá
quan trọng là phải trả nhà cung cấp cũng tăng, tuy nhiên tăng không đáng kể.
Do khoản mục phải trả người bán đóng vai trò quan trọng và Công ty cũng có
những chính sách hợp lý để khẳng định về khả năng thanh toán của mình cũng
như giữ vững được lòng tin cho nhà cung cấp. Tính đến 2011 số tiền còn phải
thanh toán cho người bán là 19.849.172 nghìn đồng, cuối năm 2012 khoản
mục này là 21.243.584 nghìn đồng, tăng 1.394.412 nghìn đồng (tăng 7,03%)
so với năm 2011, đến năm 2013 là 22.303.630 nghìn đồng tăng 1.060.046
nghìn đồng (tăng 4,99%). Nhìn chung qua 3 năm nghiên cứu khoản phải trả
người bán tuy có tăng nhưng khoản chênh lệch không quá cao. Nguyên nhân
chủ yếu là chính sách thanh toán tiền hàng của Công ty phải hạn chế mục này
không để vượt quá cao vào cuối năm và quy định về thanh toán tiền hàng của
nhà cung cấp cũng như giới hạn về khoản mục này. Công ty phải thanh toán
trong ngắn hạn khoản mục phải trả người bán, nên vào thời điểm nhất định
vào cuối năm khoản mục phải trả người bán thường ít có biến động lớn và độ
70
chênh lệch không quá cao giữa các năm nghiên cứu. Trong khi đó khoản mục
người mua trả tiền trước có sự biến động mạnh, cụ thể là giảm qua các năm,
năm 2012 giảm 4.961.829 nghìn đồng (giảm 59,98%) so với năm 2011, năm
2013 giảm 792.927 nghìn đồng (giảm 23,95%) so với năm 2012, nguyên nhân
của việc giảm khoản mục này là do chính sách bán hàng của công ty có phần
thay đổi so với những năm trước, thông thường, khách hàng trả tiền trước là
đối tác làm ăn lâu năm và có quan hệ mật thiết với Công ty, một số thiểu số
khác là các khách hàng có khó khăn về tình hình thanh toán, khoản tiền trả
trước là khoản tin tưởng cam kết trả nợ khi tới hạn hợp đồng để thu hút khách
hàng.
Bên cạnh đó khoản vay và nợ ngắn hạn cũng biến động theo chiều hướng
tăng, cụ thể năm 2012 tăng 3.554.766 nghìn đồng (tăng 8,06%) so với năm
2011 và năm 2013 tăng 487.000 nghìn đồng (tăng 1,02%) so với năm 2012.
Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng các khoản mục này là do ảnh hưởng của
lợi nhuận, trong 3 năm nghiên cứu lợi nhuận luôn âm, để trang trải các khoản
cần thanh toán, cũng như phục vụ các hoạt động tài chính trong Công ty nên
giá trị của các khoản mục này tăng lên qua các năm.
71
Bảng 4.4: Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải trả (6 tháng đầu năm 2014)
Chỉ tiêu
Tổng nợ phải trả ngắn hạn
1.Vay và nợ ngắn hạn
2.Phải trả cho người bán
3.Người mua trả tiền trước
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Phải trả nội bộ
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác
Đơn vị tính: nghìn đồng.
Chênh lệch
6 tháng đầu
6 tháng đầu
năm 2013
năm 2014
Giá trị
T lệ (%)
208.665.864
47.863.710
22.619.878
13.467.317
8.708.816
266.168
357.823
115.382.150
234.044.855
42.057.598
19.519.995
3.847.144
10.318.806
337.840
357.823
157.605.648
25.378.991
(5.806.112)
(3.099.883)
(9.620.173)
1.609.990
71.672
42.223.498
12,16
(12,13)
(13,70)
(71,43)
18,49
26,93
36,59
72
Qua bảng phân tích, ta thấy tổng nợ phải trả ngắn hạn 6 tháng đầu năm
2014 tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể giá trị tăng là
25.378.991 nghìn đồng (12,16%). Để biết được nguyên nhân về việc tăng
khoản mục này ta cần xem xét đến những tiểu mục trong nó. Cụ thể: một trong
những khoản chiếm t trong cao nhất và tăng nhiều nhất là các khoản phải trả
phải trả phải nộp khác, nguyên nhân chính của việc tăng khoản mục này vẫn là
do ảnh hưởng của các dự án treo chưa tìm được hướng giải quyết cộng thêm
những khoản phải nộp khác phát sinh trong năm tài chính làm tăng nhanh
khoản mục này. Bên cạnh đó các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
cũng tăng (tăng 18,49%) do doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ tăng cao (số
liệu cụ thể xem chương 3), thêm một khoản mục tăng nữa đó là khoản phải trả
người lao động, 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu tăng cao chứng tỏ Công ty
thực hiện nhiều đơn hàng do vậy đã thuê thêm công nhân để thực hiện cho kịp
tiền độ giao hàng làm tăng giá trị khoản mục này.
Trái ngược với việc tăng một số khoản mục trên thì các khoản mục như
vay và nợ vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước có xu
hướng giảm. Cụ thể khoản vay và nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 giảm
5.806.112 nghìn đồng (giảm 12,13%) so với cùng thời điểm năm 2013,
nguyên nhân là do Công ty đã trả bớt một số khoản vay để giảm chi phí lãi vay
và gánh nặng tài chính. Bên cạnh đó thì Công ty cũng đã tiến hành thanh toán
một số khoản nợ cho nhà cung cấp và có chính sách kiềm hãm khoản nợ này
tăng cao nhằm tạo được niềm tin đối với nhà cung cấp, tăng uy tín cũng như
hạn chế chi phí lãi do trả chậm.. Một khoản mục có xu hướng giảm cần chú ý
nữa đó là khoản Người mua trả tiền trước, cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 đã
giảm 9.620.173 nghìn đồng (giảm 71,43%), nguyên nhân khoản mục này giảm
nhiều là do Công ty thực hiện chính sách cho phép khách hàng thanh toán tiền
hàng thanh nhiều đợt trong hạn hợp đồng, khách hàng không cần phải trả
trước, đó cũng là một chính sách nhằm thu hút khách hàng, tạo được uy tín tốt
cho Công ty.
73
4.2.3 Phân tích các chỉ số liên quan
Bảng 4.5: Bảng các khoản mục để tính hệ số và các chỉ số tài chính
Chỉ tiêu
1.Tài sản ngắn hạn
2.Tiền và các khoản tương đương tiền
3.Nợ phải trả ngắn hạn
4.Hàng tồn kho
5.Giá vốn hàng bán
6.Doanh thu thuần
7.Nợ phải thu bình quân
8.Nợ phải trả nhà cung cấp bình quân
9.Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
10.Hệ số khả năng thanh toán tức thời
11.Số vòng quay các khoản phải thu
12.Kỳ chuyển đổi các khoản phải thu
13.Số vòng quay các khoản phải trả
14.Thời gian thanh toán tiền hàng bình quân
ĐVT
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
(vòng)
(ngày)
(vòng)
(ngày)
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
128.195.067 137.623.471 151.985.709
666.431
789.448
704.869
151.141.022 180.564.972 217.643.379
7.872.976
3.881.411
4.098.322
41.555.804
41.298.914
47.290.333
38.839.135
39.880.636
46.304.100
7.048.928,50 5.700.636,50 7.074.731,50
21.932.072,50
20.546.378
21.773.607
0,85
0,76
0,70
0,00
0,00
0,00
5,52
6,99
6,54
65,23
51,46
55,00
1,88
1,89
2,18
191,5
197,8
165,14
74
Chênh lệch
2012 với 2011
Giá trị
T lệ
9.428.404
123.017
29.423.950
(3.991.565)
(256.890)
1.041.501
(1.348.292)
(1.385.694)
7,35
18,46
19,47
(50,70)
(0,62)
2,68
(19,13)
(6,32)
Chênh lệch
2013 với 2012
Giá trị
T lệ
14.362.238
(84.579)
37.078.407
216.911
5.991.419
6.423.464
1.374.095
1.227.229
10,44
(10,71)
20,53
5,59
14,51
16,11
24,10
5,97
4.2. .1
ệ
th nh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành phản ánh tình hình tài sản ngắn hạn có đủ để
trả những khoản nợ ngắn hạn hiện có trong Công ty hay không Hệ số nói lên
1 đồng nợ ngắn hạn trong công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản
hiện có tại Công ty. Khi so sánh hay nhận xét về chỉ tiêu này, chúng ta cần so
sánh với số 1, so sánh hệ số qua các năm nghiên cứu.
Qua số liệu phân tích ta thấy hệ số thanh toán hiện hành có xu hướng
giảm qua các năm, cụ thể năm 2011 là 0,85, sang năm 2012 giảm xuống còn
0,76, năm 2013 tiếp tục giảm còn 0,7. Điều này cho thấy khả năng thanh toán
của Công ty có sự sụt giảm qua 3 các năm. Bên cạnh đó hệ số này tương đối
thấp, nguyên nhân chính là do khoản nợ ngắn hạn của Công ty tăng mạnh do
ảnh hưởng của các dự án đầu tư bị trì hoãn làm cho khoản phải trả khác trong
phải trả ngắn hạn tăng cao. Hệ số thanh toán hiện hành của công ty qua các
năm luôn nhỏ hơn 1 cho thấy Công ty đang ở trong tình trạng tiêu cực có khả
năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Chính vì thế Công ty cần chú
ý xem xét, theo dõi khoản phải trả trong ngắn hạn để đảm bảo rằng Công ty có
khả năng thanh toán cho đối tác, mang lại lòng tin vững chắc cho khách hàng
cũng như nhà cung cấp.
.2. .2
ệ
th nh toán t c th i
Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh tình hình thanh toán các
khoản nợ phải trả ngắn hạn nhanh chóng, ngay khi nhà cung cấp đến để thanh
toán các khoản nợ thì Công ty thanh toán tại chỗ. Hệ số này được tính và dựa
trên số tiền, các khoản tương đương tiền còn tồn lại trong công ty và tài khoản
tiền gửi ngân hàng. Khi hệ số thanh toán hiện hành chỉ cho biết tình hình tài
sản có đủ để thanh toán nợ hay không thì chúng ta còn phân tích hệ số khả
năng thanh toán tức thời để nhìn tổng quát và rõ hơn về vấn đề thanh toán.
Qua bảng số liệu phân tích đã chỉ ra hệ số thanh toán tức thời qua 3 năm
nghiên cứu là quá thấp, cụ thể năm 2011và năm 2012 hệ số này vẫn giữ ổn
định là 0,00 (cụ thể là 0,0044), qua năm 2013 hệ số này giảm xuống còn 0,00
(cụ thể là 0,0032). Hệ số này cho thấy công ty gần như không có khả năng
thanh toán nhanh các khoản nợ, nguyên nhân là vì tiền và các khoản tương
đương tiền trong Công ty là quá ít trong khi đó khoản nợ ngắn hạn lại quá cao.
Bên cạnh đó khoản tiền này luôn được sử dụng để trang trải các chi phí phát
sinh trong Công ty do thua lỗ trong các năm qua. Mặt khác do chính sách thu
tiền hàng nên các doanh nghiệp không thanh toán lập tức cho Công ty mà
thanh toán chậm trong thời gian nhất định nên thời gian thu hồi tiền mặt lâu,
75
tình hình tài chính của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này rất nguy hiểm
nếu có các nhu cầu cần thanh toán ngay thì Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
4.2.4.3
ệ
vòng u y các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh mức độ thu hồi tiền hàng của
công ty. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ công ty thu hồi tiền hàng càng
nhanh. Số vòng quay trong 3 năm nghiên cứu có xu hướng khá ổn định, năm
2011 số vòng quay khoản phải thu là 5,52, đến năm 2012 tăng lên 6,99 và năm
2013 là 6,54 vòng quay. Nguyên nhân của việc số vòng quay các khoản phải
thu không có sự thay đổi nhiều qua các năm là do chính sách thu tiền hàng bán
của Công ty dần ổn định và đi vào qu đạo, khoản nợ được chia nhỏ và khách
hàng có thể trả nhiều lần khoản nợ của mình trong hạn hợp đồng đã được
khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên hệ số vòng quay các khoản phải thu qua các
năm lại tương đối thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm do
hợp đồng khách hàng gia hạn trả nợ dứt điểm cho Công ty thường trong
khoảng 45 đến 60 ngày, điều này dẫn đến Công ty bị khách hàng chiếm dụng
vốn, gây ra khó khăn trong việc xoay vòng vốn và đáp ứng nhu cầu thanh toán
các khoản nợ đến hạn. Vì vậy Công ty nên xem xét và đánh giá lại công tác
quản lý và thu hồi công nợ, lập bảng kê chi tiết những khách hàng còn nợ, đặc
biệt là những đối tượng có số nợ quá hạn lớn và kéo dài, để từ đó có những
biện pháp xử lý kịp thời tránh tình trạng mất nợ có thể xảy ra.
4.2.4.4 Kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (ngày)
Thời gian thu tiền bình quân thể hiện số ngày bình quân mà Công ty thu
tiền hàng. Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ Công ty thu tiền hàng nhanh
chóng và ít bị chiếm dụng vốn, ngược lại thời gian thu tiền lớn chứng tỏ Công
ty thu tiền hàng chậm, vấn đề thu tiền gặp khó khăn cũng như Công ty có nguy
cơ bị chiếm dụng vốn.Vì thời gian thu tiền bình quân phụ thuộc vào hệ số
vòng quay các khoản phải thu nên qua 3 năm nghiên cứu, ta thấy được số ngày
thu tiền bình quân giảm, cụ thể năm 2011 là hơn 65 ngày, đến năm 2012 lại
giảm xuống còn khoảng gần 51 ngày, năm 2013 là 55 ngày. Từ đó, cho ta thấy
được hiệu quả của chính sách kiểm soát chặt chẽ, quản lý tốt các khoản nợ
phải thu của Công ty cũng như thể hiện được sự ảnh hưởng trực tiếp, có hiệu
quả của chính sách bán hàng và thu tiền hàng bán. Nhưng nếu so sánh về thời
gian quay vòng các khoản phải thu với thời gian bán chịu quy định cho khách
hàng (45 ngày) thì việc thu hồi các khoản phải thu của công ty là chậm, tuy
nhiên vẫn đảm bảo nguyên tắc chung là số ngày trung bình để thu được các
khoản phải thu không quá (1 + 1/3) số ngày của thời hạn thanh toán. Do vậy
Công ty cần chú ý, kiểm soát tốt về hệ số này, vì thời gian thu tiền lớn Công ty
76
sẽ có nguy cơ bị chiếm dụng vốn, gây khó khăn cho việc thanh toán của chính
mình, và nếu thời gian thanh toán quá ngắn sẽ gây khó khăn về việc thanh toán
cho khách hàng, làm hạn chế số khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của
chính Công ty.
4.2.4.5
vòng u y các khoản phải trả
Số vòng quay các khoản phải trả phản ánh mức độ thanh toán tiền hàng
của Công ty. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ Công ty thanh toán tiền hàng
càng nhanh, trong 1 năm có bao nhiêu vòng quay khoản phải trả, bên cạnh đó
còn phản ánh uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng. Số vòng quay trong 3
năm nghiên cứu có xu hướng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể năm
2011 là 1.88, năm 2012 là 1,89, năm 2013 là 2,18. Tuy tăng dần qua các năm
nhìn chung số vòng quay phải trả của Công ty là khá thấp chứng tỏ khả năng
thanh toán của Công ty khá chậm, nguyên nhân là do khoản phải trả nhà cung
cấp của Công ty khá cao, tiền vốn của Công ty bị kẹt trong những dự án đầu tư
lớn nên chưa có khả năng thanh toán cho người bán. Tuy nhiên đó cũng là một
giải pháp của công ty, khi chỉ số vòng quay càng nhỏ chứng tỏ Công ty đang
chiếm dụng vốn, điều này tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán nhưng sẽ là
một chính sách tốt để giúp Công ty giảm được chi phí về vốn trong tinh trạng
thiếu hụt vốn hiện nay. Thế nhưng Công ty cũng cần phải xem xét lại tình hình
thanh toán nợ của doanh nghiệp vì chỉ số này thấp có thể ảnh hưởng không tốt
đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
4.2.4.6 Th i gi n th nh toán tiền hàng bình uân (ngày)
Thời gian thanh toán tiền hàng bình quân càng dài chứng tỏ Công ty
thanh toán tiền hàng chậm, đã chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và ngược lại
thời gian thanh toán tiền hàng càng ngắn thì Công ty thanh toán tiền hàng
nhanh, ít chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Qua ba năm nghiên cứu, ta thấy
thời gian thanh toán tiền hàng bình quân của Công ty khá dài và chênh lệch
nhau không nhiều, khoảng 190 ngày trong năm 2011 và 2012 và có giảm
xuống trong năm 2013 là 165 ngày. Sự thay đổi này là do số vòng quay các
khoản phải trả tăng qua 3 năm nghiên cứu. Số liệu này cho thấy thời gian
thanh toán tiền hàng của công ty là khá chậm, chứng tỏ công ty đang chiếm
dụng vốn. Bên cạnh đó nó còn thể hiện mối quan hệ giữa Công ty và người
bán, chứng tỏ công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn
thời gian trả tiền cho họ. Tuy nhiên, Công ty cần chú ý duy trì kiểm soát quá
trình thanh toán tiền hàng để giữ vững lòng tin của nhà cung cấp cũng như tận
dụng tốt tối đa nguồn tài sản đem lại lợi ích kinh tế cho Công ty nhiều hơn
nữa.
77
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP
5.1 NHẬN XÉT CHUNG
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Công
nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ, tôi có một vài nhận xét chung về công
tác kế toán như sau:
5.1.1 Ưu điểm
Về công tác kế toán:
- Đội ngũ kế toán trẻ nhưng có nhiều kinh nghiệm, có năng lực, làm việc
với tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực trong công việc hằng ngày và chấp hành
mọi quy định mà phòng kế
- Công tác kế toán của công ty đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi
sổ để quản lý hạch toán và dùng phương pháp kê khai thường xuyên để theo
dõi hàng hóa và các loại tiền vốn. Do vậy khi kiểm tra, xử lý thông tin kinh tế
của kế toán được tiến hành kịp thời chặt chẽ đảm bảo sự thống nhất về công
tác kế toán.
- Công ty đã xây dựng được bộ máy kế toán tương đối ổn định từ khâu
sản xuất, xuất hàng đến khâu thanh toán, luân chuyển chứng từ…
- Cùng với sự phát triển của khoa học k thuật, hệ thống kế toán trong
công ty đã nhanh chóng ứng dụng máy vi tính cho quá trình lên sổ sách bằng
phần mềm. Điều này giúp đơn giảm hơn phần nào và mọi thông tin được xử lý
nhanh, kịp thời. Đó là điều kiện quan trọng giúp cho các cấp lãnh đạo nắm bắt
nhanh tình hình của công ty và đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt
thiếu sót trên sổ sách chứng từ… Đồng thời tìm ra hướng giải quyết mới cho
những thuận lợi hiện đang có
Về tổ chức bộ má kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức với một cơ cấu gọn nhẹ và chặt
chẽ xây dựng theo kiểu quan hệ trực tuyến, mọi nhân viên kế toán được sự
quản lý và điều hành của kế toán trưởng.
Cán bộ kế toán được bố trí hợp lí, phù hợp với khả năng và trình độ của
mỗi người. Mỗi phần hành kế toán đều được phân công, giao việc cụ thể,
không chồng chéo. Việc phân chia nhiệm vụ giữa các bộ phận trong bộ máy
kế toán giúp cho việc hạch toán chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh.
78
Về mặt chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán:
- Sử dụng mẫu chứng từ, mẫu báo cáo đúng theo quy định của Nhà nước.
- Hệ thống sổ sách được tổ chức khoa học, hợp pháp, hợp lệ, tuân thủ
đúng chế độ kế toán hiện hành của Bộ trưởng BTC quy định.
Về công tác kế toán công nợ:
Việc theo dõi các khoản phải thu và phải trả thường xuyên giúp cho công
tác theo dõi tình hình tăng giảm các khoản phải thu và phải trả kịp thời phục
vụ cho công tác thu hồi nợ cũng như thanh toán các khoản nợ đến hạn
Việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô, tính chất
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hình thức này không những mang
tính chất khoa học trong công tác quản lý tài chính, mà nó làm giảm nhẹ công
việc cho công tác kế toán vừa có tác dụng gọn nhẹ cho bộ máy kế toán, vừa
nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hạch toán kế toán.
Công tác kế toán công nợ được thực hiện hằng ngày trên sổ sách làm cho
việc báo cáo kế toán đúng thời hạn.
5.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh đó cũng còn một vài mặt hạn chế về công tác kế toán của Công
ty như là:
- Kế hoạch thu hồi tiền hàng của Công ty còn khá bị động, chủ yếu là do
khách hàng chủ động thanh toán cho Công ty.
- Đơn vị hàng năm chưa lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm bù đắp các
khoản thiệt hại thực tế xảy ra do không thu hồi được nợ, khách hàng làm ăn
thua lỗ…
- Một số chứng từ trong Công ty còn thiếu chữ ký các bên liên quan như
phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT
- Sổ sách kế toán còn một số thông tin chưa đầy đủ: số chứng từ, ngày
ghi sổ…
- Do số lượng nhân viên kế toán còn hạn chế dẫn đến áp lực cao trong
công việc hàng ngày, làm tốn nhiều thời gian ghi sổ và tìm kiếm chứng từ khi
cần thiết. Cụ thể, một nhân viên kế toán trong Công ty phải đảm nhiệm nhiều
mảng kế toán khác nhau.
- Còn một vài hạn chế về mặt trình độ chuyên môn đối với các phần hành
kế toán nhỏ khác chẳng hạn như thành thạo về kế toán trên máy vi tính…
79
- Đơn vị chỉ mới bắt đầu áp dụng phần mềm kế toán, trước đây công việc
kế toán đa số chỉ làm trên Excel nên phần công việc khá nhiều.
5.2 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- Phần lớn kế toán mỗi bộ phận kiêm nhiệm nhiều phần hành công việc,
bận rộn vì vậy vấn đề nâng cao nghiệp vụ, cập nhật thông tin phải luôn được
chú trọng
- Cần kết nối hệ thống máy tính giữa các phòng ban để khi cần số liệu có
thể truy cập nhanh hơn.
- Khi tiến hành giao dịch cần kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng
để giảm thiểu khoản rủi ro không thu được tiền.
- Lập bảng kế hoạch thu tiền và theo dõi theo từng khách hàng, để tránh
rơi vào tình trạng biến động lớn các khoản phải thu và các khoản phải trả, vì
lượng tiền mặt tồn tại qu không quá lớn. Công ty phân tích tình hình nợ phải
thu khách hàng đang ở mức tốt, chưa tốt hay xấu, từ đó đưa ra giải pháp thu
hồi tiền hàng tránh dây dưa kéo dài trở thành nợ phải thu khó đòi.
- Bảng kế hoạch thu tiền cho thấy những khách hàng của công ty chưa
thanh toán, ngoài ra thời hạn nợ đã bao nhiêu. Để dựa vào đó, nếu sau thời
gian quy định mà khách hàng chưa thanh toán, thì kế toán thanh toán yêu cầu
trích dự phòng nợ phải thu khó đòi đảm bảo tình hình tài chính Công ty. Tuy
nhiên, dựa vào bảng kế hoạch thu tiền, nhiều khách hàng không trả tiền hàng
đúng thời hạn thì Công ty xem xét lại chính sách thu hồi tiền hàng đã hợp lý
và phù hợp với từng đối tượng khách hàng hay chưa.
- Trước khi nhận chứng từ từ các phòng ban tổ chức, cần kiểm tra xem
xét và yêu cầu các bên có liên quan thực hiện tốt để đảm bảo chứng từ hợp lý,
hợp lệ. Nếu trường hợp trong ngày không ký được nên bổ sung sau.
- Hoàn thiện chứng từ: Công ty nên bổ sung dấu mộc, chữ ký trong các
chứng từ, cần kiểm tra, đối chiếu trước khi gửi cho các bên liên quan để hạn
chế sự thất thoát tài sản và đảm bảo tính an toàn hơn cho chứng từ của Công
ty.
- Sổ sách kế toán cần được ghi đầy đủ các thông tin để dễ kiểm tra đối
chiếu khi cần.
- Kế toán khoản phải thu nên lập dự phòng phải thu khó đòi vì dự phòng
phải thu khó đòi là dự phòng giá trị dự kiến tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh trong công ty. Công ty nên trích lập theo hướng dẫn củaThông tư
228/2009 TT-BTC ngày 7/12/2009 hướng dẫn về trích lập các khoản dự phòng
phải thu khó đòi. Cách trích lập của Thông tư dựa trên từng đối tượng cụ thể,
80
thời gian nợ quá hạn mà trích lập, vì thế sẽ có cơ sở cụ thể hơn và trị giá trích
lập cũng xác thực hơn giúp Công ty đưa ra nhưng chính sách thu tiên hàng
cũng như nhưng phản ánh, đánh giá chính xác hơn về trị giá của khoản nợ phải
thu khó đòi vào cuối kỳ kế toán.
81
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công Cổ Phần Công Nghiệp
Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ, dựa vào kiến thức đã học ở nhà trường và tìm
hiểu hoạt động thực tế của Công ty em đã đi sâu vào tìm hiểu về kế toán mua,
bán hàng và kế toán quản lý công nợ tại công ty. Trải qua hơn 15 năm hình
thành và phát triển, công ty đã đạt được những thành tựu đó là kết quả không
nhỏ của công tác quản lý và công tác tài chính kế toán. Hoạt động kinh doanh
của công ty thống nhất ổn định và tin cậy, sản phẩm uy tín của công ty đã có
chỗ đứng trên thị trường. Sự phát triển về quy mô hoạt động cũng như khối
lượng đơn hàng ngày càng tăng đòi hỏi tính chính xác, kịp thời trong việc tổ
chức công tác kế toán của Công ty.
Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc
tổ chức hợp lý quá trình hạch toán nghiệp vụ mua, bán hàng và công nợ phải
thu, phải trả đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình kinh doanh của Công
ty, giúp Công ty quản lý tốt hoạt động bán hàng đảm bảo chu kỳ kinh doanh
diễn ra đều đặn nhịp nhàng, không ứ đọng vốn mang lại lợi nhuận cao hơn.
Công ty đang hoàn thiện công tác quản lý trong đó trọng tâm là đổi mới hoàn
thiện công tác kế toán, tổ chức hợp lý quá trình luân chuyển chứng từ và hệ
thống tài khoản, tổ chức tốt kế toán quản trị từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng
nâng cao năng lực tăng cường tính kịp thời của thông tin.
Qua quá trình thực tập, em rút ra rất nhiều bài học. Điều này làm cho em
nắm vững lý thuyết đã học, vận dụng những điều này vào thực tế và so sánh
giữa thực tế và lý thuyết. Công tác hạch toán các khoản phải thu và phải trả
trong Công ty là khá chặt chẽ tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhỏ cần khắc
phục.
Do thời gian thực tập còn hạn chế, kiến thức chuyên môn chưa va chạm
thực tế nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều hạn chế và còn nhiều
sai sót. Vì thế, em mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô và các anh
chị trong phòng kế toán tại Công Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải
Cần Thơ
82
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nhà nước
Tạo môi trường cạnh tranh, điều kiện pháp lý hợp lý cho các Công ty,
doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề.
Với cơ quan thuế nên hỗ trợ về mặt văn bản hành chính, hướng dẫn lập
các báo cáo thuế, quyết toán thuế với các mẫu đã được Nhà nước thay đổi phù
hợp với yêu cầu của Tổng Cụ thuế Việt Nam; cập nhật và tìm hiểu những nghị
định, thông tư mới về cách tính thuế, các loại thuế cho các doanh nghiệp trên
địa bàn địa phương kịp thời thực hiện tránh tình trạng Công ty làm sai mẫu
theo quy định mới và Công ty phải về chỉnh sửa.
6.2.2 Đối với địa phương
Các cấp có thẩm quyền địa phương cần tạo môi trường cạnh tranh có
hiệu quả, công bằng cho các công ty, doanh nghiệp cùng ngành nghề, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể, địa phương phân quyền cho các sở
ban ngành tổ chức những cuộc tranh tài về hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp.
Sở ban ngành hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục pháp lý được dễ dàng
và thuận lợi hơn khi thực hiện một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh.
Tạo mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp trên cùng địa bàn, thông
báo và thảo luận các chính sách phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương với
các thủ trưởng đơn vị, các cấp lãnh đạo của các doanh nghiệp, công ty.
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lê Hoài An, 2014. Kế toán công nợ và phân tích tình hình công
nợ tại Công t Cổ phần phân phối Phú Thái Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại
học Cần Thơ.
2.
Trần Quốc Dũng, 2008. Bài giảng Tổ chức thực hiện công tác kế
toán. Đại học Cần Thơ.
3.
Nguyễn Thúy An, 2013. Bài giảng môn
toán 1. Đại học Cần Thơ
ệ thống thông tin kế
4.
Võ Văn Nhị và cộng sự, 2006. Kế toán tài chính. Hồ Chí Minh:
NXB Tài chính.
5.
Chế độ kế toán Việt Nam, 2006. ướng dẫn thực hành hạch
toán kế toán lập báo cáo tài chính chế độ chứng từ, sổ kế toán, sơ đồ kế toán
doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.
6.
Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 26/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính.
7.
Nguyễn Văn Công, 2006. Giáo trính phân tích báo cáo tài chính
8.
Thông tư 228/2009 TT-BTC ngày 7/12/2009. ướng dẫn chế độ
t ích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các
khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá,
công t ình xâ lắp tại doanh nghiệp.
84
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng chi biết phát sinh công nợ
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 131.B0023 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Xuân Mạnh
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
TK đối
ứng
Diễn giải
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
03/06/14
Xuân Mạnh: Thu tiền thuê xe Vinaxuki vận
chuyển túi khí
111
1.000.000
1.000.000
11/06/14
Xuân Mạnh: Thu tiền làm lốc lo mũi cho khách
hàng
111
300.000
1.300.000
30/06/14
Xuân Mạnh: Doanh thu thuê xe vận chuyển túi
khí + làm lốc lo mũi cho khách hàng
511
1.181.818
333
118.182
Xuân Mạnh: Thuế VAT thuê xe vận chuyển túi
khí + làm lốc lo mũi cho khách hàng
Cộng số phát sinh:
Số dư cuối kỳ:
Ngư i lập
30/06/14
85
1.300.000
118.182
0
1.300.000
0
Kế Toán T ưởng
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 131.A0005 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
03/06/14
03/06/14
04/06/14
…
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN: Doanh
thu cvc vỏ bao, xi măng, thuê kho tháng 06/14
(Cảng)
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN: Doanh
thu cvc vỏ bao, xi măng, thuê kho tháng 06/14
511
163.314.178
2.241.521.898
333
16.331.418
2.257.853.316
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN: Thu tiền
cvc
112
…
…
2.078.207.720
Cộng số phát sinh:
1.054.201.034
1.203.652.282
…
1.985.694.685
2.023.193.006
2.040.709.399
Số dư cuối kỳ:
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
86
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 131.A0008 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Cty CP TM DV – Đại Khánh
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Nợ
Số dư đầu kỳ:
30/06/14
Cty CP TM DV – Đại Khánh: Doanh thu phí
gửi giữ xe theo HĐ 02/HĐGGX.14 –
HĐ.0000599
511
6.750.000
6.750.000
30/06/14
Cty CP TM DV – Đại Khánh: Thuế VAT phí
gửi giữ xe theo HĐ 02/HĐGGX.14 –
HĐ.0000599
333
675.000
7.425.000
10/06/14
Cty CP TM DV Đại Khánh: Thu tiền phí dịch
vụ gửi xe tháng 05/2014
112
Cộng số phát sinh:
7.150.000
7.425.000
275.000
7.150.000
275.000
Số dư cuối kỳ:
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
87
Có
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 131.A0019 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Cty CP VT Hà Tiên
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
30/06/14
Cty CP VT Hà Tiên: Doanh thu cảng phí tàu
SG.4990 theo bảng kê.
511
572.727
572.727
30/06/14
Cty CP VT Hà Tiên: Thuế VAT cảng phí tàu
SG.4990 theo bảng kê.
333
57.273
57.273
16/06/14
Công ty CP VT Hà Tiên: Thu tiền cảng phí tàu
SG.4490
111
Cộng số phát sinh:
630.000
630.000
630.000
Số dư cuối kỳ:
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
88
0
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 131.B0044 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Nợ
Số dư đầu kỳ:
30/06/14
Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ: Doanh thu sửa
chữa cabin, nắp hầm hàng sà lan SG.2933 theo
BB nghiệm thu hoàn thành ngày 29/05/2014
511
28.799.191
28.799.191
30/06/14
Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ: Thuế VAT sửa
chữa cabin, nắp hầm hàng sà lan SG.2933 theo
BB nghiệm thu hoàn thành ngày 29/05/2014
333
2.879.919
31.679.110
Cộng số phát sinh:
31.679.110
Số dư cuối kỳ:
31.679.110
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
89
Có
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 131.A0006 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: CN Tổng Công ty PB & Hóa Chất Dầu Khí – CTCP
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Số dư đầu kỳ:
Nợ
560.000.000
19/06/14
CN Tổng Công ty PB & Hóa Chất Dầu Khí –
CTCP: Thu tiền cvc phân đạm theo HĐ
171/HĐVC.14
112
456.450.500
103.549.500
19/06/14
CN Tổng Công ty PB & Hóa Chất Dầu Khí –
CTCP: Cấn trừ hao hụt phân đạm theo HĐ
171/HĐVC.14
112
1.237.500
102.312.000
Cộng số phát sinh:
457.688.000
Số dư cuối kỳ:
102.312.000
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
90
Có
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 131.B0016 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Cty CP XD TM T&T Hòng Hà
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Số dư đầu kỳ:
17/06/14
Nợ
800.000.000
Cty CP XD TM T&T Hòng Hà: Thu tiền gia
công chế tạo lắp đặt cơ khí gới thầu 19 theo HĐ
12/HĐKT
112
Cộng số phát sinh:
500.000.000
300.000.000
500.000.000
Số dư cuối kỳ:
300.000.000
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
91
Có
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 131.B0016 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Cty CP XD TM T&T Hòng Hà
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Số dư đầu kỳ:
17/06/14
Nợ
800.000.000
Cty CP XD TM T&T Hòng Hà: Thu tiền gia
công chế tạo lắp đặt cơ khí gới thầu 19 theo HĐ
12/HĐKT
112
Cộng số phát sinh:
500.000.000
300.000.000
500.000.000
Số dư cuối kỳ:
300.000.000
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
92
Có
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 331.B0002 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: DNTN Thanh Lâm
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
Có
45.569.493
DNTN Thanh Lâm: TT cước bốc xếp 03/14
theo HĐ 0000138-21/03/14
112
…
…
…
…
…
…
…
…
…
21.106.030
19/06/14
Cộng số phát sinh:
30.000.000
81.982.232
15.569.493
57.518.769
Số dư cuối kỳ:
21.106.030
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
93
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 331.B0001 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Cửa hàng Xăng Dầu Cty CP Gentraco
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
Có
323.271.600
04/06/14
Cty Gentraco: TT tiền nhiên liệu
112
10/06/14
Nhập kho Dầu DO: Công ty Cổ Phần Gentraco
theo HĐ 0002415 ngày 01/06/2014
152
147.095.000
270.366.600
10/06/14
Nhập kho Dầu DO: Công ty Cổ Phần Gentraco
theo HĐ 0002415 ngày 01/06/2014, VAT 10%
133
14.709.500
285.076.100
19/06/14
Cty CP Gentraco: TT tiền nhiên liệu
112
…
…
…
…
…
…
…
…
…
303.319.100
94
200.000.000
123.271.600
200.000.000
85.076.100
Cộng số phát sinh:
400.000.000
380.047.500
Số dư cuối kỳ:
303.319.100
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
95
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 331.A0017 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Cty TNHH MTV Nghĩa Đạt
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Số dư đầu kỳ:
Nợ
Có
88.324.560
04/06/14
Cty TNHH MTV Nghĩa Đạt: TT tiền sơn theo
HSS 000281-15/04/14
112
33.824.560
54.500.000
18/06/14
Cty TNHH MTV Nghĩa Đạt: TT tiền thuê bộ
túi khí theo HĐ 12/HĐ.14
112
39.500.000
15.000.000
20/06/14
Cty TNHH MTV Nghĩa Đạt: TT tiền thuê bộ
túi khí theo HĐ 84/HĐ.14
112
15.000.000
0
Cộng số phát sinh:
88.324.560
Số dư cuối kỳ:
0
Ngư i lập
Kế Toán T ưởng
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
Mẫu số: S02a-DN
96
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 331.A0018 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: DNTN Ngũ Nhiều
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
Có
2.776.010.575
DNTN Ngũ Nhiều: TT tiền mua thép tấm các
loại
112
700.000.000
2.076.010.575
…
…
…
…
…
…
…
…
06/06/14
Cộng số phát sinh:
…
1.000.000.000
…
358.747.428
Số dư cuối kỳ:
2.134.758.003
Người lập
Kế Toán Trưởng
97
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 331.G001 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Cty TNHH TMDV VT Tuấn Lợi
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Số dư đầu kỳ:
20/06/14
…
Nợ
Có
534.283.670
Trạm TP.HCM: Thanh toán tiền cvc phân theo
HĐ 16A/HĐVCĐL.13 cho Cty TNHH TMDV
VT Tuấn Lợi (AG.12159)
112
66.690.000
467.593.670
…
…
…
…
Cộng số phát sinh:
481.142.670
234.235.580
Số dư cuối kỳ:
287.376.580
Người lập
Kế Toán Trưởng
98
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 331.A0016 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: XN Hơi k nghệ Sovigaz
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Số dư đầu kỳ:
Nợ
Có
89.631.394
30/06/14
Nhập oxy, que hàn N48 của XN Hơi k nghệ
Sovigaz
152
13.920.000
103.551.394
30/06/14
Nhập oxy, que hàn N48 của XN Hơi k nghệ
Sovigaz
133
1.392.000
104.943.394
18/06/14
XN Hơi K Nghệ Sovigaz Cần Thơ: TT tiền
que hàn, oxy
112
Cộng số phát sinh:
30.000.000
30.000.000
74.943.394
15.312.000
Số dư cuối kỳ:
74.943.394
Người lập
Kế Toán Trưởng
99
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 331.B0006– Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Cty TNHH Tâm Thái Bình Dương
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
TK đối
ứng
Diễn giải
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
30/06/14
Nhập kho nhớt Vanellus Multi 20W50
CF/FS_209L; đồng thời phải trả cho Cty
TNHH Tâm Thái Bình Dương theo HĐ
0002413 ngày 20/06/14
133
2.238.010
2.238.010
30/06/14
Thuế VAT được khấu trừ mua nhớt Vanellus
Multi 20W50 CF/SF_209L; đồng thời phải trả
cho Cty TNHH Tâm Thái Bình Dương theo HĐ
0002413 ngày 20/06/14
152
22.380.100
24.618.110
18/06/14
Cty TNHH Tâm Thái Bình Dương: TT tiền
nhớt theo HĐ 0001813-24/03/14
112
Cộng số phát sinh:
24.618.110
24.618.110
100
0
24.618.110
Số dư cuối kỳ:
0
Người lập
Kế Toán Trưởng
101
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ
Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014
TK Công Nợ: 331.A0004 – Phải thu khách hàng về bán hàng
Chi tiết Nợ: Tiến Nghĩa
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
Nợ
Số dư đầu kỳ:
Có
5.465.000
19/06/14
Tiến Nghĩa: Thu tiền tiền gas tháng 05/14
111
7.920.000
2.455.000
25/06/14
Tiến Nghĩa: Thu tiền tiền nước sơn
111
3.128.400
5.583.400
30/06/14
Tiến Nghĩa: Nhập gas của Nghĩa Đạt
152
7.220.000
1.636.600
30/06/14
Tiến Nghĩa: Nhập gas của Nghĩa Đạt
133
722.000
2.358.600
Cộng số phát sinh:
11.048.400
7.942.000
Số dư cuối kỳ:
2.358.600
Người lập
Kế Toán Trưởng
102
Phụ lục 2: Chứng từ ghi sổ
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 05/06
Cần Thơ, ngà 02 tháng 06 năm 2014
Ngày
1
02/06/14
Số
CTỪ
2
DIỄN GIẢI
3
Công ty TNHH Liên Hợp Xây Dựng vạn Cường Công
ty TNHH: Thu tiền sửa chữa sà lan theo HĐ
11/HĐSC.14
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
112
131
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
69.308.961
69.308.961
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
103
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 07/06
Cần Thơ, ngà 03 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
03/06/14
DIỄN GIẢI
3
Xuân Mạnh: Thu tiền thuê xe Vinaxuki vận chuyển
túi khí
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
111
131
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
1.000.000
1.000.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
104
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 09/06
Cần Thơ, ngà 03 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
03/06/14
03/06/14
DIỄN GIẢI
3
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN: Doanh thu cvc
vỏ bao, xi măng, thuê kho tháng 06/14 (Cảng)
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN: Doanh thu cvc
vỏ bao, xi măng, thuê kho tháng 06/14
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
131
511
163.314.178
131
333
16.331.418
179.645.596
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
105
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 19/06
Cần Thơ, ngà 04 tháng 06 năm 2014
Ngày
1
04/06/14
Số
CTỪ
2
DIỄN GIẢI
3
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN: Thu tiền cvc
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
112
TK
CÓ
5
131
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
1.054.201.034
7
1.054.201.034
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
106
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 49/06
Cần Thơ, ngà 10 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
10/06/14
10/06/14
DIỄN GIẢI
3
Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ: Doanh thu sửa chữa
cabin, nắp hầm hàng sà lan SG.2933 theo BB nghiệm
thu hoàn thành ngày 29/05/2014
Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ: Thuế VAT sửa chữa
cabin, nắp hầm hàng sà lan SG.2933 theo BB nghiệm
thu hoàn thành ngày 29/05/2014
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
131
511
28.799.191
131
333
2.879.919
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
31.679.110
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
107
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 63/06
Cần Thơ, ngà 13 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
13/06/14
13/06/14
DIỄN GIẢI
3
Quyết Tiến (Công ty Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải
Tây Nam Bộ): Thu tiền đặt cọc sửa chữa Cano Định
An theo HĐ 29/HĐSC/.14
Vân Thắng: Thu Tiền sửa chữa tàu hàng theo HĐ
25/HĐSC/.14
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
111
131
70.000.000
111
131
150.000.000
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
220.000.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
108
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 74/06
Cần Thơ, ngà 16 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
16/06/14
DIỄN GIẢI
3
Huỳnh Hải (Công ty CP VT Hà Tiên): Thu tiền cảng
phí tàu SG.4490
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
111
131
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
630.000
630.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
109
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 79/06
Cần Thơ, ngà 17 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
17/06/14
DIỄN GIẢI
3
Cty CP XD TM T&Thuế VAT Hòng Hà: Thu tiền gia
công chế tạo lắp đặt cơ khí
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
112
131
500.000.000
500.000.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
110
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 87/06
Cần Thơ, ngà 19 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
19/06/14
DIỄN GIẢI
3
CN Tổng Công ty PB & Hóa Chất Dầu Khí – CTCP:
Thu tiền cvc phân đạm theo HĐ 171/HĐVC.14
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
112
131
456.450.500
456.450.500
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
111
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 144/06
Cần Thơ, ngà 30 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
30/06/14
30/06/14
DIỄN GIẢI
3
Cty CP TM DV – Đại Khánh: Doanh thu phí gửi giữ
xe theo HĐ02/HĐGGX.14–HĐ.0000599
Cty CP TM DV – Đại Khánh: Thuế VAT phí gửi giữ
xe theo HĐ 02/HĐGGX.14 – HĐ.0000599
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
131
511
6.750.000
131
333
675.000
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
7.425.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
112
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: …/06
Cần Thơ, ngà …. tháng 06 năm 2014
Ngày
1
…
Số
CTỪ
2
TK
NỢ
4
DIỄN GIẢI
3
….
TK
CÓ
5
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
….
7
TỔNG CỘNG
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
113
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 28/06
Cần Thơ, ngà 06 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
06/06/14
DIỄN GIẢI
3
Cty TNHH MTV Nghĩa Đạt: TT tiền thuê bộ túi khí
theo HĐ 84/HĐ.14
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
311
112
700.000.000
700.000.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
114
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 33/06
Cần Thơ, ngà 07 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
DIỄN GIẢI
3
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
07/06/14
Nhập kho nhớt Vanellus Multi 20W50 CF/FS_209L;
đồng thời phải trả cho Cty TNHH Tâm Thái Bình
Dương theo HĐ 0002413 ngày 31/05/14
133
331
2.238.010
07/06/14
Thuế VAT được khấu trừ mua nhớt Vanellus Multi
20W50 CF/SF_209L; đồng thời phải trả cho Cty
TNHH Tâm Thái Bình Dương theo HĐ 0002413 ngày
31/05/14
152
331
22.380.100
TỔNG CỘNG
24.618.110
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
115
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 50/06
Cần Thơ, ngà 10 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
DIỄN GIẢI
3
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
10/06/14
Nhập kho Dầu DO: Công ty Cổ Phần Gentraco theo
HĐ 0002415 ngày 01/06/2014
152
331
147.095.000
10/06/14
Nhập kho Dầu DO: Công ty Cổ Phần Gentraco theo
HĐ 0002415 ngày 01/06/2014, VAT 10%
133
331
14.709.500
TỔNG CỘNG
161.804.500
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
116
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 88/06
Cần Thơ, ngà 19 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
19/06/14
DIỄN GIẢI
3
DNTN Thanh Lâm: TT cước bốc xếp 03/14 theo HĐ
0000138-21/03/14
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
331
112
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
30.000.000
30.000.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
117
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 89/06
Cần Thơ, ngà 19 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
19/06/14
DIỄN GIẢI
3
Cty Gentraco: TT tiền nhiên liệu
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
331
112
200.000.000
200.000.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
118
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 90/06
Cần Thơ, ngà 20 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
20/06/14
DIỄN GIẢI
3
Trạm TP.HCM: Thanh toán tiền cvc phân theo HĐ
16A/HĐVCĐL.13 cho Cty TNHH TMDV VT Tuấn
Lợi (AG.12159)
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
331
112
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
66.690.000
66.690.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
119
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 91/06
Cần Thơ, ngà 20 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
20/06/14
DIỄN GIẢI
3
Cty TNHH MTV Nghĩa Đạt: TT tiền thuê bộ túi khí
theo HĐ 84/HĐ.14
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
311
112
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
15.000.000
15.000.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
120
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 123/06
Cần Thơ, ngà 25 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Ngày
1
25/06/14
DIỄN GIẢI
3
Tiến Nghĩa: Thu tiền tiền nước sơn
TỔNG CỘNG
TK
NỢ
4
TK
CÓ
5
331
111
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
7
3.128.400
3.128.400
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
121
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 147/06
Cần Thơ, ngà 30 tháng 06 năm 2014
Số
CTỪ
2
Tiến Nghĩa: Nhập gas của Nghĩa Đạt
152
TK
CÓ
5
331
30/06/14
Tiến Nghĩa: Nhập gas của Nghĩa Đạt
133
331
722.000
30/06/14
Phong Nhã: Nhập oxy, que hàn N48 của XN Hơi k
nghệ Sovigaz
152
331
13.920.000
30/14/14
Phong Nhã: Nhập oxy, que hàn N48 của XN Hơi k
nghệ Sovigaz
133
331
1.392.000
Ngày
1
30/06/14
TK
NỢ
4
DIỄN GIẢI
3
TỔNG CỘNG
SỐ TIỀN
6
7.220.000
GHI CHÚ
7
23.254.000
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
122
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: …/06
Cần Thơ, ngà …. tháng 06 năm 2014
Ngày
1
…
Số
CTỪ
2
TK
NỢ
4
DIỄN GIẢI
3
….
TK
CÓ
5
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6
….
7
TỔNG CỘNG
Lập biểu
Kế Toán T ưởng
123
Phụ lục 3: Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Từ ngày 01/06/14 đến ngày 30/06/14
Chứng từ ghi sổ
Mã
Số tiền
Số hiệu
Ghi chú
Ngày
05/06
02/06/14
…
…
07/06
03/06/14
1.000.000
09/06
03.06/14
179.645.596
…
…
19/06
04/06/14
…
…
28/06
06/06/14
…
…
33/06
07/06/14
…
…
49/06
10/06/14
31.679.110
50/06
10/06/14
161.804.500
…
…
63/06
13/06/14
…
…
74/06
16/06/14
…
…
124
69.308.961
…
…
1.054.201.034
…
700.000.000
…
24.618.110
…
…
220.000.000
…
630.000
…
17/06/14
…
…
87/06
19/06/14
457.688.000
88/06
19/06/14
30.000.000
89/06
19/06/14
200.000.000
90/06
20/06/14
66.690.000
91/06
20/06/14
15.000.000
…
…
123/06
25/06/14
…
…
144/06
30/06/14
…
…
147/06
30/06/14
…
…
CỘNG
Ngư i ghi sổ
(Ký, họ tên)
500.000.000
79/06
…
…
3.128.400
…
7.425.000
…
23.254.000
…
10.655.622.789
Kế Toán T ưởng
(Ký, họ tên)
125
Giảm Đốc
(Ký, họ tên)
Phụ lục 4: Sổ cái Tài khoản
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 131
THÁNG 06 – 2014
Số
CTGS
Chứng từ
Số
TK
Diễn giải
Ngày
đối ứng
Số dư đầu tháng
1
…
05/06
2
3
…
4
…
Công ty TNHH Liên Hợp Xây Dựng vạn Cường Công
02/06/14 ty TNHH: Thu tiền sửa chữa sà lan theo HĐ
11/HĐSC.14
…
03/06/14
Xuân Mạnh: Thu tiền thuê xe Vinaxuki vận chuyển túi
khí
111
03/06/14
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN: Doanh thu cvc
vỏ bao, xi măng, thuê kho tháng 06/14 (Cảng)
511
…
07/06
09/06
126
Có
6
7
…
112
…
…
Nợ
9.256.909.834
5
…
Số tiền phát sinh
69.308.961
…
1.000.000
163.314.178
09/06
03/06/14
…
…
19/06
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN: Doanh thu cvc
vỏ bao, xi măng, thuê kho tháng 06/14
333
…
…
04/06/14 Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN: Thu tiền cvc
16.331.418
…
1.054.201.034
112
…
…
49/06
Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ: Doanh thu sửa chữa
10/06/14 cabin, nắp hầm hàng sà lan SG.2933 theo BB nghiệm
thu hoàn thành ngày 29/05/2014
511
28.799.191
49/06
Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ: Thuế VAT sửa chữa
10/06/14 cabin, nắp hầm hàng sà lan SG.2933 theo BB nghiệm
thu hoàn thành ngày 29/05/2014
333
2.879.919
…
…
…
…
…
63/06
Quyết Tiến (Công ty Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải
13/06/14 Tây Nam Bộ): Thu tiền đặt cọc sửa chữa Cano Định
An theo HĐ 29/HĐSC/.14
111
70.000.000
63/06
13/06/14
Vân Thắng: Thu Tiền sửa chữa tàu hàng theo HĐ
25/HĐSC/.14
111
150.000.000
…
…
…
…
74/06
16/06/14
Huỳnh Hải (Công ty CP VT Hà Tiên): Thu tiền cảng
phí tàu SG.4490
111
630.000
…
…
…
…
…
…
…
…
127
…
79/06
Cty CP XD TM T&Thuế VAT Hòng Hà: Thu tiền gia
17/06/14 công chế tạo lắp đặt cơ khí gới thầu 19 theo HĐ
12/HĐKT
112
500.000.000
…
…
…
CN Tổng Công ty PB & Hóa Chất Dầu Khí – CTCP:
Thu tiền cvc phân đạm theo HĐ 171/HĐVC.14
112
456.450.500
…
…
…
…
…
87/06
19/06/14
…
…
144/06
30/06/14
Cty CP TM DV – Đại Khánh: Doanh thu phí gửi giữ
xe theo HĐ 02/HĐGGX.14 – HĐ.0000599
511
6.750.000
144/06
30/06/14
Cty CP TM DV – Đại Khánh: Thuế VAT phí gửi giữ
xe theo HĐ 02/HĐGGX.14 – HĐ.0000599
333
675.000
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh
2.455.776.237
7.313.400.667
Số dư cuối tháng
4.399.285.404
Cần thơ, ngày 30 tháng 06 n m 2014
Lập bảng
Kế Toán Trưởng
128
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 331
THÁNG 06 – 2014
Số
CTGS
Chứng từ
Số
TK
Diễn giải
Ngày
đối ứng
Số tiền phát sinh
Nợ
Có
9.199.344.433
Số dư đầu tháng
…
…
…
…
…
…
…
…
28/06
…
33/06
33/06
…
06/06/14 DNTN Ngũ Nhiều: TT tiền mua thép tấm các loại
…
…
Nhập kho nhớt Vanellus Multi 20W50 CF/FS_209L;
07/06/14 đồng thời phải trả cho Cty TNHH Tâm Thái Bình
Dương theo HĐ 0002413 ngày 31/05/14
Thuế VAT được khấu trừ mua nhớt Vanellus Multi
07/06/14 20W50 CF/SF_209L; đồng thời phải trả cho Cty
TNHH Tâm Thái Bình Dương theo HĐ 0002413 ngày
31/05/14
…
…
129
…
…
112
700.000.000
…
…
133
2.238.010
152
22.380.100
…
…
50/06
10/06/14
Nhập kho Dầu DO: Công ty Cổ Phần Gentraco theo
HĐ 0002415 ngày 01/06/2014
152
147.095.000
50/06
10/06/14
Nhập kho Dầu DO: Công ty Cổ Phần Gentraco theo
HĐ 0002415 ngày 01/06/2014, VAT 10%
133
14.709.500
…
…
…
…
…
112
30.000.000
112
200.000.000
112
66.690.000
112
15.000.000
…
…
111
3.128.400
88/06
89/06
90/06
91/06
…
123/06
…
147/06
147/06
147/06
19/06/14 DNTN Thanh Lâm: TT cước bốc xếp 03/14 theo HĐ
0000138-21/03/14
19/06/14 Cty Gentraco: TT tiền nhiên liệu
Trạm TP.HCM: Thanh toán tiền cvc phân theo HĐ
20/06/14 16A/HĐVCĐL.13 cho Cty TNHH TMDV VT Tuấn
Lợi (AG.12159)
20/06/14 Cty TNHH MTV Nghĩa Đạt: TT tiền thuê bộ túi khí
theo HĐ 84/HĐ.14
…
…
25/06/14 Tiến Nghĩa: Thu tiền tiền nước sơn
…
…
30/06/14 Phong Nhã: Nhập oxy, que hàn N48 của XN Hơi k
nghệ Sovigaz
30/06/14 Phong Nhã: Nhập oxy, que hàn N48 của XN Hơi k
nghệ Sovigaz
30/06/14 Tiến Nghĩa: Nhập gas của Nghĩa Đạt
130
…
…
152
13.920.000
133
1.392.000
152
7.220.000
147/06
…
30/06/14 Tiến Nghĩa: Nhập gas của Nghĩa Đạt
…
…
133
722.000
…
…
2.558.368.354
Cộng phát sinh
1.242.192.794
7.883.168.873
Số dư cuối tháng
Cần thơ, ngày 30 tháng 06 n m 201
Kế Toán Trưởng
Lập bảng
131
Phụ lục 5: Bảng tổng hợp số dư
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG TỔNG HỢP SỐ DƯ VÀ PHÁT SINH TÀI KHOẢN 131
PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG
THÁNG 06-2014
MÃ
KHÁCH
Tên Khách Hàng
Số dư đầu kỳ
Nợ
Phát sinh trong kỳ
Nợ
Có
Có
Số dư cuối kỳ
Nợ
131.B0023
Xuân Mạnh
131.B0027
Văn Thắng
131.A0019
Cty vận tải Hà Tiên
131.A0005
Công ty TNHH Xi Măng Holcim VN
131.A0008
Cty CP TM DV – Đại Khánh
7.425.000
7.150.000
275.000
131.B0044
Cty Bảo Hiểm Pjico Cần Thơ
31.679.110
3.238.110
28.441.000
131.B0041
Công ty TNHH MTV Nhựa t Liên
68.185.200
1.300.000
1.300.000
150.000.000
630.000
2.078.207.720
1.985.694.685
132
Có
150.000.000
630.000
2.023.193.006 2.040.709.399
68.185.200
131.A0006
CN Tổng Công ty PB & Hóa Chất
Dầu Khí – CTCP
560.000.000
457.688.000
102.312.000
131.B0008
Công ty TNHH Liên Hợp Xây Dựng
Vạn Cường
98.702.000
69.308.961
29.393.039
131.B0016
Cty CP XD TM T& T Hòng Hà
800.000.000
500.000.000
300.000.000
…
…
…
4.399.285.404 7.597.400.667
284.000.000
…
…
Lập biểu
…
Tổng
9.256.909.834
SDCK
9.256.909.834
…
…
2.455.776.237
7.313.400.667
Cần Thơ, ngà 30 tháng 06 năm 2014
Kế toán trưởng
133
Giám đốc
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG TỔNG HỢP SỐ DƯ VÀ PHÁT SINH TÀI KHOẢN 331
PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
THÁNG 06-2014
MÃ
KHÁCH
Số dư đầu kỳ
Tên Khách Hàng
331.A0004
Tiến Nghĩa
331.B0002
DNTN Thanh Lâm
331.B0001
Nợ
Phát sinh trong kỳ
Nợ
Có
Có
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
5.465.000
11.048.400
7.942.000
2.358.600
45.569.493
81.982.232
57.518.769
21.106.030
Cửa hàng Xăng Dầu Cty CP
Gentraco
323.271.600
400.000.000
331.G001
Cty TNHH TMDV Vận tải XNK
Tuấn Lợi
534.283.670
481.142.670
234.235.580
331.B0006
Cty TNHH Tâm Thái Bình Dương
24.618.110
24.618.110
331.A0016
XN Hơi k nghệ Sovigaz
89.631.394
30.000.000
15.312.000
74.943.394
331.A0018
DNTN Ngũ Nhiều
2.776.010.575
1.000.000.000
358.747.428
2.134.758.003
134
76.728.400
287.376.580
331.A0017
Cty TNHH MTV Nghĩa Đạt
…
…
Lập biểu
88.324.560
88.324.560
…
…
…
TỔNG CỘNG
9.199.344.433
2.558.368.354
1.242.320.794
SDCK
9.199.344.433
Kế toán trưởng
135
…
…
3.120.941.056
3.120.941.056
Cần Thơ, ngà 30 tháng 06 năm 2014
Giám đốc
Phụ lục 6: Hóa đơn giá trị gia tăng
136
Phụ lục 7: Phiếu thu
137
Phụ lục 8: Lệnh thanh toán
138
Phụ lục 9: Giấy báo Có
139
Phụ lục 10: Lệnh chi
140
Phụ lục 11: Hóa đơn mua hàng
141
Phụ lục 12: Phiếu chi
Mẫu số 01 – TT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Quyển số:…26…..
Số: ….1124….
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
CTY CỔ PHẦN CNTT VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ
Số 26 Lê Hồng Phong – TP. Cần Thơ
PHIẾU CHI
Ngày 25 tháng 06 năm 2014
GHI NỢ CÁC TK
GHI CÓ CÁC TK
Số
Số
Số tiền
hiệu
331
3.128.400 111
3.128.400
Cộng
3.128.400 Cộng
3.128.400
Tổng giám đốc
Họ và tên người nhận tiền: DNTN Tiến Nghĩa
Địa chỉ: Ô Môn- Cần Thơ
Lý do nộp: Thanh toán tiền nước sơn
Số tiền: 3.128.400 (Viết bằng chữ): ba triệu một trăm hai mười tám nghìn
bốn trăm đồngg
Kèm theo:
Chứng từ gốc
Số tiền
hiệu
Kế toán trưởng
Quyển số: 143
Số: 0716
Thủ qu
Người lập phiếu
142
Người nhận tiền
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ):……………………………………………………
+T giá ngoại tệ (Vàng bạc, đá quý):…………………………………………………...
+Số tiền quy đổi:………………………………………………………………………..
143
144
[...]... tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ - Phân tích tình hình nợ phải thu, nợ phải trả của Công ty giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Đề xuất giải pháp giúp hoàn thiện bộ máy kế toán Công nợ phải thu, Công nợ phải trả tại Công ty và cải thiện tình hình nợ phải thu, phải trả tại Công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1... năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu 30 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ VẬN TẢI CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ là thành viên của Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) theo quyết định số: 1136/1997/QĐ-TTG ngày 27/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ Tiền thân của Công ty Cổ phần Công Nghiệp. .. Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ là Xí nghiệp đóng tàu Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 914/QĐ.UBT78 ngày 21/10/1978 của UBND tỉnh Hậu Giang Đến ngày 28/11/1992, Công ty đổi tên thành Công ty vận tải thủy Cần Thơ căn cứ theo Quyết định số 1390/QĐ.UBT.92 của UBND tỉnh Cần Thơ và Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng Đến ngày 14/5/2008, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy. .. về kế toán nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả cho nhà cung cấp và dự phòng nợ phải thu khó đòi tại Công ty Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về nợ phải thu khách hàng 2.1.1.1 Khái niệm và phân loại a Khái niệm Khoản phải thu là khoản phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp. .. Đến ngày 14/5/2008, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ được chuyển đổi từ hình thức Doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức Công ty cổ phần theo Quyết định số 2378/QĐ-CNT-ĐMDN ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam + Tên giao dịch: Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ + Tên tiếng Anh: Can Tho Shipbuilding Industry and... Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ, số 26 Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ 1.3.2 Thời gian - Đối với số liệu về kết quả kinh doanh: Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Đối với số liệu thực hiện kế toán: Đề tài sử dụng số liệu của kỳ kế toán quý 2 năm 2014 - Thời gian... xuất kinh doanh của Công ty, các bộ phận khác vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp làm nhiệm vụ cấp trên giao phó Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ: 33 Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Vận tải HH, DV cảng Phòng vận tải và dịch vụ Văn phòng đại diện TPHC M Phòng kế hoạch tổng hợp... Phó tổng giám đốc KH, TK, BQLCDA Ban quản lý các dự án Phòng tàu khách và du lịch Phó tổng giám đốc sản xuất công nghiệp Phòng thiết kế và k thuật sản xuất Phòng KCS và QLTB Xưởng vỏ tàu Xưởng cơ khí động lực Phòng tài chính kế toán Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ 34 Phòng hành chính quản trị Phòng tổ chức cán bộ lao động... ra nhận xét để phân tích thực trạng công tác kế toán công nợ của công ty Mục tiêu 2: Sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh, suy luận để phân tích tình hình công nợ tại công ty Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp đánh giá, suy luận để đưa ra giải pháp hoàn thiện bộ máy kế toán tại công ty Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế... tượng, từng nghiệp vụ thanh toán Số nợ phải trả của đơn vị trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ phải trả trên tài khoản chi tiết của các chủ nợ - Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào các khế ước vay dài hạn, nợ dài hạn, kế hoạch trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và kết chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả Đồng