LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Một phần của tài liệu kế toán công nợ tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ (Trang 33)

Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ là thành viên của Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) theo quyết định số: 1136/1997/QĐ-TTG ngày 27/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ

Tiền thân của Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ là Xí nghiệp đóng tàu Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 914/QĐ.UBT78 ngày 21/10/1978 của UBND tỉnh Hậu Giang.

Đến ngày 28/11/1992, Công ty đổi tên thành Công ty vận tải thủy Cần Thơ căn cứ theo Quyết định số 1390/QĐ.UBT.92 của UBND tỉnh Cần Thơ và Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng.

Đến ngày 14/5/2008, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ được chuyển đổi từ hình thức Doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức Công ty cổ phần theo Quyết định số 2378/QĐ-CNT-ĐMDN ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

+ Tên giao dịch: Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ.

+ Tên tiếng Anh: Can Tho Shipbuilding Industry and Trasport joint Stock Company.

+ Địa chỉ trụ sở chính: số 26 Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Diện tích: 18.750 m2 .

+ Giấy phép kinh doanh số: 1800277651 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Cần Thơ cấp ngày 14/05/2009.

+ Vốn điều lệ: 47.329.850.000 đồng

+ Tài khoản số: 710A. 00031 tại NH Công Thương Cần Thơ. + Điện thoại: 07103.841651 - Fax: 07103.884322. + Email: vttcantho@hcm.vnn.vn - Website: http://cashin.vn + Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh: số 09 Trần Văn Kiểu, phường 10, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Với đội tàu gần 40 chiếc, có tổng trọng tải trên 18.000 DWT tương ứng 12.000 CV. Đơn vị thực hiện sản lượng vận tải trên 1 triệu tấn /năm với hệ thống đại lý có thể huy động cùng lúc trên 20.000DWT. Cùng với hệ thống

32

Cầu cảng dài 90 mét có khả năng tiếp nhận tàu biển đến 5.000DWT, 02 bến phao neo tàu 6.500DWT và hệ thống kho bãi tại Công ty. Các sản phẩm dịch vụ chính gồm:

- Đóng tàu biển, tàu sông, thiết bị, phương tiện nổi, gia công cơ khí - Vận tải hàng hóa và hành khách đường sông và đường biển - Dịch vụ bốc xếp, giao nhận hàng hóa, cho thuê cầu cảng, kho bãi

- Sản xuất, cung ứng kết cấu kim loại, phi kim loại phục vụ công nghiệp tàu thủy

- Dịch vụ du lịch, xuất khẩu tàu biển, tàu sông các loại

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thủy

- Tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn giám sát thi công đóng tàu - Tư vấn giám sát thi công xây dựng

- Dịch vụ đại lý tàu biển, cung ứng tàu biển - Đại lý môi giới vận tải thủy bộ

- Phá dỡ tàu cũ, thiết kế phương tiện thủy nội địa

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty

- Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát. - Tổng giám đốc.

- Các Phó tổng giám đốc gồm:

+ Phó tổng giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh, kinh doanh vận chuyển hành khách và dự án đầu tư.

+ Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh vận tải hàng hóa và dịch vụ cảng.

+ Phó tổng giám đốc phụ trách k thuật sản xuất công nghiệp. - Kế toán trưởng. Các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ. - Các Xưởng sản xuất.

Bộ máy quản lý của công ty với cơ cấu chặt chẽ phù hợp với trình độ năng lực. Đứng đầu Ban quản trị có vai trò lãnh đạo và đưa ra những quyết định cho Công ty trong quá trình hoạt động, tiếp theo là Ban Giám Đốc điều

33

hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, các bộ phận khác vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp làm nhiệm vụ cấp trên giao phó. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu Thủy và Vận Tải Cần Thơ Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Tổng giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính quản trị Phòng tổ chức cán bộ lao động Phó tổng giám đốc

sản xuất công nghiệp

Xưởng cơ khí động lực Xưởng vỏ tàu Phòng KCS và QLTB Phòng thiết kế và k thuật sản xuất Phó tổng giám đốc KH, TK, BQLCDA Phòng tàu khách và du lịch Ban quản lý các dự án Phòng kế hoạch tổng hợp Phó tổng giám đốc Vận tải HH, DV cảng Văn phòng đại diện TPHC M Phòng vận tải và dịch vụ

35

3.3.2 Trách nhiệm các bộ phận

- Tổng giám đốc: Điều hành toàn bộ công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước Đại hội cổ đông và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

- Phó Tổng giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh, kinh doanh vận chuyển hành khách và dự án đầu tư: trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch tổng hợp, Ban quản lý các dự án đầu tư, Phòng Tàu khách và Du lịch.

- Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh vận tải hàng hóa và dịch vụ cảng: trực tiếp chỉ đạo Phòng Vận tải và Dich vụ, Văn phòng đại diện tại TP HCM.

- Phó Tổng giám đốc phụ trách k thuật sản xuất công nghiệp: trực tiếp chỉ đạo Phòng Thiết kế và K thuật sản xuất, Phòng KCS & Quản lý thiết bị, Xưởng vỏ tàu và Xưởng Cơ khí động lực.

- Phòng Vận tải và Dịch vụ: phụ trách các công tác kinh doanh vận tải hàng hóa, đàm phán, kí kết hợp đồng vận tải,quản lý, điều hành hoạt động toàn bộ các phương tiện vận tải hàng hóa của Công ty nhằm thực hiện các hợp đồng vận tải đã kí.

- Văn phòng đại diện tại TP HCM: phụ trách về công tác đại diện theo ủy quyền của Công ty, giao dịch và tiếp thị cho Công ty ở khu vực TP HCM.

- Phòng Kế hoạch tổng hợp: phụ trách về công tác xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường; lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; theo dõi quản lý vật tư xuất nhập kho phục vụ sản xuất; đàm phán kí kết hợp đồng kinh tế đóng mới, sửa chữa tàu thủy, gia công cơ khí; tham mưu lập phiếu giao việc cho các bộ phận sản xuất công nghiệp.

- Ban quản lí các dự án đầu tư: phụ trách về công tác quản lí các dự án đầu tư tại Công ty, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, hợp đồng thi công, giám sát thi công đến quyết toán, thanh lí hợp đồng và các công việc liên quan.

- Phòng Tàu khách và Du lịch: phụ trách về công tác kinh doanh vận chuyển hành khách và dịch vụ du lịch, từ đàm phán, kí kết hợp đồng vận chuyển hành khách.

- Phòng Thiết kế và K thuật sản xuất: phụ trách về công tác thiết kế k thuật, thiết kế công nghệ phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy và gia công cơ khí.

36

- Phòng KCS & Quản lí thiết bị: phụ trách về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đóng mới và sửa chữa; quản lí toàn bộ máy móc, thiết bị của Công ty.

- Phòng Tài chính – Kế toán: tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc được ủy quyền hoặc phân công phụ trách về công tác quản trị tài chính, hoạch toán kế toán trong Công ty.

- Phòng Hành chính quản trị: tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc được ủy quyền hoặc phân công phụ trách về công tác quản trị hành chính trong Công ty.

- Phòng tổ chức – Lao động tiền lương: phụ trách về tổ chức công tác nhân sự, quản lý lao động, quản lý tiền lương trong Công ty.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức 3.4.1.1 ơ đồ tổ ch c

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

3.4.1.2 Ch c n ng từng phần hành kế toán

- Kế toán trưởng: Thực hiện bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ nhân viên kế toán, tổ chức hạch toán kế toán, kiểm tra quản lí tài chính trong Công ty. Giám sát, báo cáo, phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, kiểm tra và kiểm soát tình

Kế toán trưởng Thủ qu KT vật tư KT tổng hợp KT công nợ KT thanh toán KT ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

hình chấp hành các chính sách, chế độ thể lệ về kinh tế, tài chính, kế toán trong toàn doanh nghiệp. Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

- Kế toán tổng hợp: ghi chép phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty theo từng tháng, quý, năm. Tập hợp chi phí hoạt động sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán và lập báo cáo tài chính theo đúng luật ban hành.

- Kế toán công nợ: mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ trong Công ty và ngoài Công ty, các khoản nợ của đơn vị trực thuộc.

- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, cuối tháng đối chiếu với thẻ kho của Thủ kho.

- Kế toán ngân hàng: theo dõi khoản tiền gởi, tiền vay của Công ty ở tất cả các Ngân hàng giao dịch.

- Kế toán thanh toán: quản lý các khoản thu chi, kiểm soát hoạt động của thu ngân, theo dõi việc quản lý qu tiền mặt

- Thủ qu : căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi thủ qu tiến hành mở sổ theo dõi hoạt động thu chi tiền mặt trong Công ty. Cuối ngày tiến hành đối chiếu với sổ kế toán.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

3. .2.1 Chế độ kế toán

Công ty thực hiện các quy định kế toán, luật kế toán, chế độ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi kế toán một số nghiệp vụ kinh tế, bổ sung kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp.

3.4.2.2 ình th c ghi ổ kế toán

Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ Hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các sổ kế toán chủ yếu sau: - Sổ cái.

- Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. - Bảng cân đối phát sinh. - Sổ kế toán chi tiết.

38

Hàng ngày nhân viên Kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc. Cuối tháng hoặc định kì căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc Kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong kế toán tổng hợp ký và được chuyển đến Kế toán trưởng ký duyệt CTGS kèm với chứng từ kế toán ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và sổ cái. Sau khi đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết tiến hành lên bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính.

Nguồn: Phòng kế toán Công t

Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Ghi chú:

: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng

: Quan hệ kiểm tra, đối chiếu

Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ qu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

39

3.4.3 Phương pháp kế toán

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm. Phương pháp kế toán tài sản cố định.

- Nguyên tắc đánh giá: Theo nguyên giá. - Phương pháp khấu hao: Khấu hao tuyến tính. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Nguyên tắc đánh giá: Theo giá mua thực tế và các chi phí liên quan. - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán :

- Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt

Nam theo t giá hối đoái giao dịch thực tế của Ngân hàng Nhà nước vào ngày phát sinh nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng tiền

hạch toán theo t giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.

- Chênh lệch t giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch t giá đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được kết chuyển vào kết quả kinh doanh trong kỳ.

40

Một phần của tài liệu kế toán công nợ tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ (Trang 33)