Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình công nợ phải trả: Bảng 4.3: Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải trả
Đơn vị tính: nghìn đồng.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch 2012 với 2011 2013 với 2012 Giá trị T lệ Giá trị T lệ (%) (%) Tổng nợ phải trả ngắn hạn 151.141.022 180.564.972 217.643.379 29.423.950 19,47 37.078.407 20,53 1.Vay và nợ ngắn hạn 44.078.944 47.633.710 48.120.710 3.554.766 8,06 487.000 1,02 2.Phải trả người bán 19.849.172 21.243.584 22.303.630 1.394.412 7,03 1.060.046 4,99
3.Người mua trả tiền trước 8.272.104 3.310.275 2.517.348 (4.961.829) (59,98) (792.927) (23,95)
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 7.022.806 9.317.347 10.190.708 2.294.541 32,67 873.361 9,37
5.Phải trả công nhân viên 3.824.180 423.645 570.292 (3.400.535) (88,92) 146.647 34,62
6.Phải trả nội bộ 357.823 357.823 357.823 - - - -
70
Để đánh giá khát quát tình hình thanh toán của Công ty, cần xem xét về khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả của Công ty. Khoản nợ phải thu thể hiện tình trạng bị chiếm dụng vốn của Công ty, khoản nợ phải trả thể hiện tình trạng chiếm dụng vốn của Công ty đối với nhà cung cấp. Công ty cần cân đối về khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả phù hợp với chính sách thanh toán của Công ty. Một Công ty có số nợ phải trả cao hơn nợ phải thu thì cần xem xét có phải Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán hay do chính sách mua hàng được thỏa thuận giữa Công ty với với nhà cung cấp hay giữa Công ty với khách hàng.
Qua số liệu phân tích cho thấy rằng các khoản nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Các khoản phải trả năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 29.423.950 nghìn đồng (tăng 19,47%), đến năm 2013 tăng 37.078.407 nghìn đồng (tăng 20.53%), nếu xét về quy mô thì tốc độ tăng này khá cao. Trong đó tốc độ tăng khoản phải trả ngắn hạn khác là chủ yếu, cụ thể: năm 2011 là 67.735.993 nghìn đồng, đến năm 2012 là 98.278.587 nghìn đồng, tăng 30.542.594 nghìn đồng (tăng 45,09%) so với năm 2011, năm 2013 là 133.582.868 nghìn đồng, tăng 35.304.281 nghìn đồng (tăng 26,43%) so với năm 2012, nhìn chung tốc độ tăng của khoản mục này là khá cao. Nguyên nhân mà khoản phải trả khác lại chiếm t trọng cao trong các khoản phải trả là do cùng với sự tăng cao của các khoản phải thu khác thì các khoản phải trả khác cũng bị ảnh hưởng bởi việc chuyển chủ đầu tư và dừng lại dự án đóng mới 02 tàu hàng 6800DWT, vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều và kéo dài dẫn đến giảm khả năng thanh toán các khoản nợ.
Cùng với sự tăng cao của khoản phải trả khác thì một khoản mục khá quan trọng là phải trả nhà cung cấp cũng tăng, tuy nhiên tăng không đáng kể. Do khoản mục phải trả người bán đóng vai trò quan trọng và Công ty cũng có những chính sách hợp lý để khẳng định về khả năng thanh toán của mình cũng như giữ vững được lòng tin cho nhà cung cấp. Tính đến 2011 số tiền còn phải thanh toán cho người bán là 19.849.172 nghìn đồng, cuối năm 2012 khoản mục này là 21.243.584 nghìn đồng, tăng 1.394.412 nghìn đồng (tăng 7,03%) so với năm 2011, đến năm 2013 là 22.303.630 nghìn đồng tăng 1.060.046 nghìn đồng (tăng 4,99%). Nhìn chung qua 3 năm nghiên cứu khoản phải trả người bán tuy có tăng nhưng khoản chênh lệch không quá cao. Nguyên nhân chủ yếu là chính sách thanh toán tiền hàng của Công ty phải hạn chế mục này không để vượt quá cao vào cuối năm và quy định về thanh toán tiền hàng của nhà cung cấp cũng như giới hạn về khoản mục này. Công ty phải thanh toán trong ngắn hạn khoản mục phải trả người bán, nên vào thời điểm nhất định vào cuối năm khoản mục phải trả người bán thường ít có biến động lớn và độ
71
chênh lệch không quá cao giữa các năm nghiên cứu. Trong khi đó khoản mục người mua trả tiền trước có sự biến động mạnh, cụ thể là giảm qua các năm, năm 2012 giảm 4.961.829 nghìn đồng (giảm 59,98%) so với năm 2011, năm 2013 giảm 792.927 nghìn đồng (giảm 23,95%) so với năm 2012, nguyên nhân của việc giảm khoản mục này là do chính sách bán hàng của công ty có phần thay đổi so với những năm trước, thông thường, khách hàng trả tiền trước là đối tác làm ăn lâu năm và có quan hệ mật thiết với Công ty, một số thiểu số khác là các khách hàng có khó khăn về tình hình thanh toán, khoản tiền trả trước là khoản tin tưởng cam kết trả nợ khi tới hạn hợp đồng để thu hút khách hàng.
Bên cạnh đó khoản vay và nợ ngắn hạn cũng biến động theo chiều hướng tăng, cụ thể năm 2012 tăng 3.554.766 nghìn đồng (tăng 8,06%) so với năm 2011 và năm 2013 tăng 487.000 nghìn đồng (tăng 1,02%) so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng các khoản mục này là do ảnh hưởng của lợi nhuận, trong 3 năm nghiên cứu lợi nhuận luôn âm, để trang trải các khoản cần thanh toán, cũng như phục vụ các hoạt động tài chính trong Công ty nên giá trị của các khoản mục này tăng lên qua các năm.
72
Bảng 4.4: Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải trả (6 tháng đầu năm 2014)
Đơn vị tính: nghìn đồng. Chỉ tiêu 6 tháng đầu 6 tháng đầu Chênh lệch năm 2013 năm 2014 Giá trị T lệ (%)
Tổng nợ phải trả ngắn hạn 208.665.864 234.044.855 25.378.991 12,16
1.Vay và nợ ngắn hạn 47.863.710 42.057.598 (5.806.112) (12,13)
2.Phải trả cho người bán 22.619.878 19.519.995 (3.099.883) (13,70)
3.Người mua trả tiền trước 13.467.317 3.847.144 (9.620.173) (71,43)
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 8.708.816 10.318.806 1.609.990 18,49
5. Phải trả người lao động 266.168 337.840 71.672 26,93
6. Phải trả nội bộ 357.823 357.823 - -
73
Qua bảng phân tích, ta thấy tổng nợ phải trả ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể giá trị tăng là 25.378.991 nghìn đồng (12,16%). Để biết được nguyên nhân về việc tăng khoản mục này ta cần xem xét đến những tiểu mục trong nó. Cụ thể: một trong những khoản chiếm t trong cao nhất và tăng nhiều nhất là các khoản phải trả phải trả phải nộp khác, nguyên nhân chính của việc tăng khoản mục này vẫn là do ảnh hưởng của các dự án treo chưa tìm được hướng giải quyết cộng thêm những khoản phải nộp khác phát sinh trong năm tài chính làm tăng nhanh khoản mục này. Bên cạnh đó các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng tăng (tăng 18,49%) do doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ tăng cao (số liệu cụ thể xem chương 3), thêm một khoản mục tăng nữa đó là khoản phải trả người lao động, 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu tăng cao chứng tỏ Công ty thực hiện nhiều đơn hàng do vậy đã thuê thêm công nhân để thực hiện cho kịp tiền độ giao hàng làm tăng giá trị khoản mục này.
Trái ngược với việc tăng một số khoản mục trên thì các khoản mục như vay và nợ vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước có xu hướng giảm. Cụ thể khoản vay và nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 giảm 5.806.112 nghìn đồng (giảm 12,13%) so với cùng thời điểm năm 2013, nguyên nhân là do Công ty đã trả bớt một số khoản vay để giảm chi phí lãi vay và gánh nặng tài chính. Bên cạnh đó thì Công ty cũng đã tiến hành thanh toán một số khoản nợ cho nhà cung cấp và có chính sách kiềm hãm khoản nợ này tăng cao nhằm tạo được niềm tin đối với nhà cung cấp, tăng uy tín cũng như hạn chế chi phí lãi do trả chậm.. Một khoản mục có xu hướng giảm cần chú ý nữa đó là khoản Người mua trả tiền trước, cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm 9.620.173 nghìn đồng (giảm 71,43%), nguyên nhân khoản mục này giảm nhiều là do Công ty thực hiện chính sách cho phép khách hàng thanh toán tiền hàng thanh nhiều đợt trong hạn hợp đồng, khách hàng không cần phải trả trước, đó cũng là một chính sách nhằm thu hút khách hàng, tạo được uy tín tốt cho Công ty.
74