Phân tích tình hình biến động nợ phải thu ngắn hạn

Một phần của tài liệu kế toán công nợ tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ (Trang 66)

Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình công nợ phải thu. Bảng 4.1: Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải thu

Đơn vị tính: nghìn đồng.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch

2012 với 2011 2013 với 2012 Giá trị T lệ Giá trị T lệ

(%) (%)

Tổng khoản phải thu ngắn hạn 116.698.964 130.902.855 144.827.322 14.203.891 12.17 13.924.467 10.64

1.Phải thu khách hàng 4.854.704 6.546.569 7.602.894 1.691.865 34,85 1.056.325 16,14

2.Trả trước cho người bán 5.931.388 5.839.455 6.414.887 (91.933) (1,55) 575.432 9,85

3.Các khoản phải thu khác 105.912.872 118.516.831 130.809.541 12.603.959 11,90 12.292.710 10,37

65

Các số liệu trong bảng được thu thập từ Bảng Cân đối kế toán thuộc các khoản phải thu ngắn hạn, nằm trong mục tài sản ngắn hạn của Công ty. Bảng 4.1 đã tập hợp các khoản phải thu ngắn hạn có trong Công ty với các tiểu mục như: phải thu khách hàng, trả trước người bán, các khoản phải thu khác và dự phòng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi. Theo bảng số liệu khoản mục nợ phải thu ngắn hạn: khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác có biến động tương đối lớn còn các tiểu mục còn lại tuy có biến động nhưng độ chênh lệch không cao.

Qua bảng phân tích cho thấy khoản phải thu của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 14.203.891 nghìn đồng (12,17%) và năm 2013 tăng hơn 2012 là 13.924.467 nghìn đồng (10.64%), sự gia tăng chủ yếu là do các khoản phải thu khác chiếm giá trị lớn nhất trong tất cả các khoản phải thu của công ty. Để xem xét rõ hơn về sự tăng khoản phải thu ngắn hạn này, cần nghiên cứu các tiểu mục để hiểu k hơn về nguyên nhân thật sự giảm. Khoản phải thu ngắn hạn có 4 tiểu mục để nghiên cứu quan sát số liệu.

Nhìn chung, các khoản phải thu khác tăng khá đều qua các năm, cụ thể: năm 2012 tăng 12.603.959 nghìn đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng 12.292.710 nghìn đồng so với năm 2012, lý do chính khiến cho các khoản phải thu khác của Công ty cao là do năm 2011 Công ty nhận được quyết định chuyển chủ đầu tư của Dự án đầu tư đóng mới 02 tàu hàng 6800DWT sang cho đơn vị tiếp nhận dự án là Công ty TNHH MTV Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Hậu, tuy nhiên dự án này đã được phê duyệt quyết toán đầu tư bàn giao và đang chờ chuyển nguồn nhưng đến nay vẫn kéo dài và chưa giải quyết xong, điều này tạo nên gánh nặng về tài chính cho Công ty trong những năm qua. Trước tình hình đó Công ty đã có những giải pháp cụ thể đó là gửi văn bản đến Tổng công ty và đã nhận được văn bản chấp thuận dừng chuyển chủ đầu tư, đồng thời đề nghị chuyển trả dự án về cho Tổng công ty Công Nghiệp tàu thủy nhằm làm giảm gánh nặng về tài chính cho Công ty.

Một trong những mục quan trọng nhất và chiếm t trọng khá cao trong các khoản phải thu ngắn hạn mà ta phải chú ý đó là khoản phải thu khách hàng. Năm 2011 đến năm 2013 khoản phải thu khách hàng tăng nhưng không đều, cụ thể: năm 2012 tăng 1.691.865 nghìn đồng (tăng 34,85%) so với năm 2011, đến năm 2013 tăng 1.056.325 nghìn đồng (tăng 16,14%), tuy đây là t lệ tăng được xem là khá cao nhưng so với giai đoạn 2011-2012 tốc độ tăng đã giảm rất nhiều từ 34,85% xuống còn 16,14%, với tốc độ như vậy thì rõ ràng năm 2013 các biện pháp thu hồi nợ của công ty đã đạt được những hiệu quả

66

nhất định, bên cạnh đó Công ty cũng áp dụng chính sách thu tiền dịch vụ, sữa chữa theo đúng hạn hợp đồng. Tuy nhiên, công ty cần đưa ra những chính sách cụ thể hơn về bán hàng và thu hồi nợ để giảm việc bị khách hàng chiếm dụng vốn. Đây là một bất lợi cho Công ty trong hoạt động kinh doanh của mình vì bị chiếm dụng vốn cao như vậy nên Công ty phải đi vay ngắn hạn các cá nhân, ngân hàng để trang trải các khoản nợ của công ty.

Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán cũng biến động không đều qua 3 năm nghiên cứu, cụ thể năm 2011 là 5.931.388 nghìn đồng, đến năm 2012 còn 5.839.455 nghìn đồng, giảm 91.933 nghìn đồng (giảm 1,55%) so với 2011, đến năm 2013 là 6.414.887 nghìn đồng, tăng 575.432 nghìn đồng (tăng 9,85%) so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này là được hiểu do năm 2012 là năm khó khăn của nền kinh tế, Công ty cũng bị cuốn vào vòng xoáy này dẫn đến gặp nhiều khó khăn nên đã làm giảm mục trả trước người bán vào cuối kỳ kế toán, mức giảm này cũng thể hiện được quy trình trả trước cho người bán được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế được sự chiếm dụng vốn của nhà cung cấp; năm 2013 Công ty đã phần nào hồi phục và đi vào qu đạo kinh doanh, lợi nhuận và bộ mặt Công ty cũng có phần khởi sắc nên mục này tăng lên nhằm giữ vững lòng tin cho nhà cung cấp về khả năng thanh toán của Công ty mình.

Hơn nữa, khi nhìn vào bảng phân tích trên, mặc dù khoản phải thu trong 3 năm khá cao nhưng Công ty đã không tiến hành lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, đây là một thiệt hại lớn, nếu khoản nợ này không đòi được thì Công ty sẽ gặp rủi ro trong khoản nợ phải thu khách hàng.

Với tình hình nợ phải thu của công ty trong 3 năm qua như vậy thì công ty cần chú trọng trong công tác thu hồi công nợ, phải tìm được và đề xuất các biện pháp khả thi để thu hồi công nợ đồng thời vẫn thu hút được khách hàng và đảm bảo được hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.

67

Bảng 4.2: Bảng khoản mục dùng để phân tích khoản nợ phải thu (6 tháng đầu năm 2014)

Đơn vị tính: nghìn đồng.

Chỉ tiêu 6 tháng đầu 6 tháng đầu Chênh lệch năm 2013 năm 2014 Giá trị T lệ (%)

Tổng khoản phải thu ngắn hạn 136.776.889 149.421.112 12.644.223 9,24

1.Phải thu khách hàng 6.489.134 5.824.512 (664.622) (10,24)

2.Trả trước cho người bán 5.932.956 6.544.775 611.819 10,31

3.Các khoản phải thu khác 124.354.799 137.051.824 12.697.025 10,21

68

Qua bảng số liệu trên cho thấy các khoản phải thu ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó khoản mục chiếm t trọng cao nhất và có giá trị tăng nhiều nhất là khoản phải thu khác, cụ thể tăng 12.697.025 nghìn đồng (tăng 10,21%) nguyên nhân chủ yếu vẫn là các dự án treo đang chờ được giải quyết đã làm tăng khoản mục này. Trong khi đó khoản mục khá quan trọng khác đó là phải thu khách hàng có phần giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 (giảm 10,24%) , điều này cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2014 Công ty đang tiếp tục hoàn thiện chính sách thu tiền hàng của mình nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Bên cạnh đó khoản mục trả trước cho người bán trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng nhiều so với 2013 (tăng 10,31%), năm 2014 công ty tiếp tục thực hiện chính sách tăng khoản trả trước cho người bán nhằm tạo niềm tin đối với nhà cung cấp, thuận lợi hơn cho việc mua hàng chậm thanh toán. Năm 2014 Công ty tiếp tục không tiến hành lập dự phòng phải thu nợ khó đòi.

69

Một phần của tài liệu kế toán công nợ tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)