Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
0,98 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------- ----------
LÊ PHƯƠNG THẢO
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
(DHG)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã ngành: 52340301
Tháng 08 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------- ----------
LÊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 4114050
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
(DHG)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ PHƯỚC HƯƠNG
Tháng 08 năm 2014
LỜI CẢM TẠ
---------- ---------Sau hơn 3 năm học tập tại Trường Đại học Cần Thơ được sự truyền đạt
tận tình của quý thầy cô, cùng với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Dược
Hậu Giang em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Có kết quả đó là
nhờ sự giúp đỡ và góp ý của quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong Công ty.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói
chung cũng như quý thầy cô Khoa Kinh tế - QTKD nói riêng đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt hơn 3 năm học
tập qua. Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn cô Lê Phước Hương đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các anh chị
Công ty Dược Hậu Giang đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc đến quý
thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, cũng như các cô chú và anh chị trong Công
ty.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Phương Thảo
i
LỜI CAM KẾT
---------- ---------Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Phương Thảo
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
---------- ---------..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian .................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 4
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 4
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ CVP ..................................................... 4
2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ CVP ........................................................ 4
2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ......................................... 4
2.1.3.1 Chi phí bất biến (Định phí) ..................................................................... 4
2.1.3.2 Chi phí khả biến (Biến phí) ..................................................................... 6
2.1.3.3 Chi phí hỗn hợp ...................................................................................... 7
2.1.4 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí ......................................... 10
2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ...................................................... 10
2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP ............................... 11
2.1.6.1 Số dư đảm phí (SDĐP) ......................................................................... 11
2.1.6.2 Tỷ lệ số dư đảm phí ............................................................................... 13
2.1.6.3 Cơ cấu chi phí ....................................................................................... 14
2.1.6.4 Đòn bẫy kinh doanh (Đòn cân hoạt động) ........................................... 15
2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn ............................................................................ 16
2.1.7.1 Khái niệm điểm hòa vốn ....................................................................... 16
2.1.7.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn ......................................................... 17
2.1.7.3 Xác định điểm hòa vốn ......................................................................... 18
2.1.7.4 Đồ thị điểm hòa vốn .............................................................................. 19
2.1.7.5 Phương trình lợi nhuận ........................................................................ 21
2.1.8 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán ........... 22
2.1.9 Hạn chế của mô hình phân tích CVP ....................................................... 22
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 23
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 23
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 23
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 25
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
........................................................................................................................... 25
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................ 25
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty................................................................... 25
3.1.2 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty .............................................. 26
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY .................................................................. 28
3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý .......................................................................... 28
iv
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận ..................................................... 29
3.3 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ............................................... 31
3.3.1 Chế độ kế toán áp dụng ........................................................................... 31
3.3.2 Hình thức kế toán áp dụng ....................................................................... 31
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM
2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014 .................................................................... 32
3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN .................................................................. 36
3.5.1 Thuận lợi .................................................................................................. 36
3.5.2 Khó khăn .................................................................................................. 37
3.5.3 Chiến lược phát triển của công ty ............................................................ 37
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 39
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG .................................................. 39
4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ .............. 39
4.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) ............................................. 39
4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) ..................................................... 41
4.1.3 Chi phí sản xuất chung (TK 627) ............................................................ 42
4.1.3.1 Biến phí sản xuất chung ........................................................................ 43
4.1.3.2 Định phí sản xuất chung ....................................................................... 44
4.1.4 Chi phí bán hàng (TK 642) ...................................................................... 45
4.1.4.1 Biến phí bán hàng ................................................................................. 45
4.1.4.2 Định phí bán hàng ................................................................................ 46
4.1.5 Chi phí quản lý (TK 641)......................................................................... 46
4.2 TỔNG HỢP CHI PHÍ ................................................................................. 47
4.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
…………………………………………………………………………49
4.3.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ...................................................... 49
4.3.1.1 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí ................................................... 49
4.3.1.2 Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) .............................................................. 51
4.3.2 Phân tích điểm hòa vốn ............................................................................ 52
4.3.2.1 Xác định điểm hòa vốn và vẽ đồ thị ...................................................... 52
4.3.2.2 Doanh thu an toàn ................................................................................ 56
4.3.3 Phân tích tình hình kinh doanh các dòng sản phẩm của công ty ............. 57
4.3.4 Ứng dụng mô hình mối quan hệ CVP vào lựa chọn phương án kinh
doanh..……………………………………………….………………………..61
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 66
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 66
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 68
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 69
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 70
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................... 71
PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................... 72
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................... 73
PHỤ LỤC 6 ...................................................................................................... 74
v
DANH MỤC BIỄU BẢNG
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20
Bảng 4.21
Bảng 4.22
Bảng 4.23
Bảng 4.24
Bảng 4.25
Tình hình HĐKD qua 3 năm 2011 – 2013
Tình hình HĐKD qua 6 tháng đầu năm 2014
Tổng hợp số liệu từ công ty trong 6 tháng đầu
năm 2014
Tình hình CPNVL từng mặt hàng trong 6
tháng đầu năm 2014
Tình hình CP nhân công từng mặt hàng trong 6
tháng đầu năm 2014
Tổng hợp CPSXC của sản phẩm Ofcin 200mg
trong 6 tháng đầu năm 2014
Tổng hợp CPSXC của sản phẩm Kefcin 250mg
Tổng hợp CPSXC của sản phẩm Rovas 1,5 IU
Tình hình biến phí SXC đơn vị từng mặt hàng
Tình hình định phí SXC từng mặt hàng
Tình hình biến phí BH đơn vị từng mặt hàng
Tình hình định phí BH từng mặt hàng
Tình hình CPQLDN từng mặt hàng
Tổng hợp CP theo sản lượng của từng mặt
hàng
Tổng hợp, cơ cấu chi phí của từng mặt hàng
BCTN dạng đảm phí của từng sản phẩm
Đòn bẩy kinh doanh từng sản phẩm
Sản lượng hòa vốn từng sản phẩm
Doanh thu hòa vốn từng sản phẩm
Thời gian hòa vốn từng sản phẩm
Phân tích điểm hòa vốn
Doanh thu an toàn từng sản phẩm
Sản lượng tiêu thụ và doanh thu các mặt hàng
từ năm 2011 – 2013
Sản lượng tiêu thụ và doanh thu các mặt hàng
trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
BCTN trường hợp thay đổi CPKB 300đ/sp và
sản lượng
BCTN trường hợp thay đổi CPKB 450đ/sp và
sản lượng
BCTN trường hợp thay đổi CPKB 650đ/sp và
sản lượng
vi
Trang 33
Trang 35
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 43
Trang 44
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 51
Trang 52
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 57
Trang 58
Trang 60
Trang 62
Trang 64
Trang 65
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Đồ thị chi phí bất biến
Đồ thị chi phí khả biến
Đồ thị chi phí khả biến cấp bậc
Đồ thị chi phí hỗn hợp
Đồ thị phân tán
Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát
Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt
Đồ thị lợi nhuận
Sơ đồ tổ chức DHG – PHARMA
Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Biểu đồ cơ cấu chi phí
Biểu đồ tỷ lệ CPKB và tỷ lệ SDĐP của
từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm
2014
Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Ofcin
200mg
Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Kefcin
250mg
Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Rovas 1,5
IU
Biểu đồ biểu diễn doanh thu từng mặt
hàng từ năm 2011 – 2013
Biểu đồ biểu diễn doanh thu từng mặt
hàng trong 6 tháng đầu năm 2014
vii
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 28
Trang 31
Trang 48
Trang 51
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 59
Trang 61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ
BH
BCTN
BP
ĐP
CP
CPKB
CPBB
CVP
DHG
DT
GĐ
NC
NVL
LN
SDĐP
SL
SLHĐ
SX
SXC
SXKD
TGĐ
TT
An toàn lao động
Bán hàng
Báo cáo thu nhập
Biến phí
Định phí
Chi phí
Chi phí khả biến
Chi phí bất biến
Chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Dược Hậu Giang
Doanh thu
Giám đốc
Nhân công
Nguyên vật liệu
Lợi nhuận
Số dư đảm phí
Số lượng
Số lượng hoạt động
Sản xuất
Sản xuất chung
Sản xuất kinh doanh
Tổng giám đốc
Trực tiếp
viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện nay, nền kinh tế thị trường
với sự cạnh tranh gay gắt cùng nhiều thách thức, đòi hỏi các nhà quản trị phải
có những quyết định đúng đắn, kịp thời và hợp lý. Bất cứ doanh nghiệp nào
cũng mong muốn đạt được hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận. Khi quyết
định điều chỉnh hoạt động sản xuất hay việc lựa chọn phương án tối ưu, nhà
quản trị rất quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy kế
toán quản trị phải tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của
phương án được lựa chọn. Tuy chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây
nhưng kế toán quản trị đã đáp ứng được những yêu cầu về thông tin để cung
cấp cho nhà quản trị, chứng minh được vai trò không thể thiếu trong công tác
điều hành, quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một nhân tố
chủ yếu trong nhiều quyết định, gồm chọn các dây chuyền sản xuất, định giá
bán sản phẩm, hoạch định chiến lược. Không những vậy, việc phân tích này
còn giúp cho nhà quản trị nhận dạng được sự ảnh hưởng và có thể kiểm soát
tốt các yếu tố thuộc về chi phí, khối lượng, cũng như giá bán thay đổi đã, đang
và sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo những cách nào. Việc phân tích mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ quản lý hữu hiệu nhất
của người quản lý để khai thác những tiềm năng bên trong doanh nghiệp và là
cơ sở đưa ra các quyết định lựa chọn hoặc điều chỉnh sản xuất kinh doanh
nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Kỹ thuật phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận còn mang tính dự báo thông qua những số liệu giúp điều
hành hoạt động hiện tại và hoạch định cho tương lai.
Tất cả những điều cần thiết trên, cho thấy mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Phân
tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty cổ phần
Dược Hậu Giang” làm luận văn nghiên cứu là cấp thiết. Thông qua đề tài này
để nghiên cứu và vận dụng những kiến thức đã học giúp cho việc điều hành,
sản xuất và kinh doanh của Công ty mang lại hiệu quả cao nhất.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty cổ
phần Dược Hậu Giang để thấy được cơ cấu chi phí, tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty để đưa ra 3 phương án lựa chọn trong kinh doanh.
Từ đó, đề xuất phương án kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích chi phí, cơ cấu chi phí, xử lý chi phí hỗn hợp và
lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí.
- Mục tiêu 2: Phân tích sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian
hòa vốn và vẽ đồ thị hòa vốn.
- Mục tiêu 3: Phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu hàng bán đến lợi nhuận
và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau.
- Mục tiêu 4: Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để
đưa ra 3 phương án kinh doanh nhằm chọn ra phương án kinh doanh tốt nhất
phù hợp với doanh nghiệp.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
- Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – 288 Bis
Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
- Các số liệu và thông tin liên quan đến Công ty được thu thập từ bộ phận
kế toán và các bộ phận có liên quan của Công ty.
1.3.2 Thời gian
- Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/08/2014 đến ngày
17/11/2014.
- Đề tài sử dụng số liệu của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang từ đầu
năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014.
- Đề tài thực hiện phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
trong 6 tháng đầu năm 2014, mà không lấy số liệu cả 3 năm vì thời gian quá
dài làm cho các giả định không thực tế vì những mặt hạn chế trong việc phân
tích CVP. Do tính phức tạp trong loại hình hoạt động của Công ty là kinh
doanh nhiều sản phẩm nên phạm vi của bài luận này được giới hạn trong việc
phân tích mối quan hệ CVP của 3 sản phẩm trong Công ty.
2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang.
Đề tài tập trung vào nhóm sản phẩm thuốc kháng sinh, cụ thể là Ofcin
200mg, Kefcin 250mg và Rovas 1,5 IU. Tập trung phân tích kết cấu mặt hàng
của 3 sản phẩm này để thấy được tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong
tổng số mặt hàng đem bán.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ CVP
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (cost – volume –
profit) là xem xét mối quan hệ của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả
biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng; đồng thời xem xét sự ảnh hưởng
các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ CVP có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là công cụ
đắc lực giúp cho người quản lý trong việc khai thác khả năng tiềm tàng trong
công ty, là cơ sở lựa chọn đề ra quyết định như: lựa chọn dây chuyền sản xuất,
định giá sản phẩm, chiến lược hàng hóa,… nhằm sử dụng tốt nhất điều kiện
sản xuất kinh doanh hiện có.
2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ CVP
Mục đích của phân tích CVP là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách
khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về
khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được
lợi nhuận cao nhất.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách
ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến,
bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải
nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
2.1.3.1 Chi phí bất biến (Định phí)
Chi phí bất biến là khoản mục chi phí khi căn cứ ứng xử của nó biến
động thì tính theo tổng số tiền của nó không thay đổi, còn tính theo một đơn vị
căn cứ ứng xử nó sẽ thay đổi như: chi phí khấu hao tài sản cố định, lương cán
bộ quản lý, chi phí thuê nhà,…
4
Tổng chi phí bất biến
Chi phí bất biến đơn vị
y=b
y = b/x
Mức độ hoạt động
Mức độ hoạt động
Đồ thị tổng chi phí bất
biến
Đồ thị chi phí bất biến đơn vị
Hình 2.1 Đồ thị chi phí bất biến
a) Chi phí bất biến bắt buộc
Chi phí bất biến bắt buộc là những khoản chi phí cơ bản để duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nó có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến
không, dù mức độ hoạt động giảm xuống hay khi sản xuất bị gián đoạn. Mặt
khác, trong thời gian ngắn, chi phí bất biến bắt buộc cũng không thể tùy tiện
cắt giảm, vì điều này sẽ tác hại đến quá trình sinh lời và các mục đích lâu dài
của tổ chức. Ví dụ: chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, chi phí về
lương,…
Chi phí bất biến được thể hiện bằng đường thẳng: y=b, với b là hằng số.
Độ lớn của định phí tương ứng với một phạm vi thích hợp với mức hoạt động.
Khi mức hoạt động vượt quá phạm vi phù hợp, định phí bắt buộc thay đổi theo
để phù hợp với mức hoạt động tăng lên.
b) Chi phí bất biến tùy ý
Chi phí bất biến tùy ý là những khoản chi phí bất biến mà nhà quản trị có
thể quyết định mức độ hay thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch hàng năm. Ví dụ:
chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu,…
Chi phí bất biến tùy ý có đặc điểm: có bản chất ngắn hạn và trong trường
hợp cần thiết ta có thể cắt giảm chúng đi. Định phí tùy ý được biểu diễn bằng
đường thẳng: y=bi, với b thay đổi theo mức độ hoạt động i. Về thực chất, tùy
vào cách nghĩ của từng nhà quản trị, thì một chi phí có thể được coi là chi phí
tùy ý hay bắt buộc.
5
2.1.3.2 Chi phí khả biến (Biến phí)
Chi phí khả biến là khoản mục khi căn cứ ứng xử của nó biến động thì
tính theo tổng số nó sẽ thay đổi, còn nếu tính theo đơn vị căn cứ ứng xử thì
không thay đổi. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động, nếu ngừng
sản xuất sản phẩm hoặc ngừng cung cấp dịch vụ thì chi phí khả biến sẽ bị triệt
tiêu.
a) Chi phí khả biến tỷ lệ
Chi phí khả biến tỷ lệ là chi phí khả biến có sự biến động tỷ lệ thuận với
mức độ hoạt động. Ví dụ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán
hàng,… Chi phí khả biến tỷ lệ được biểu diễn bằng phương trình đường thẳng:
y=ax.
( Với y: Tổng chi phí khả biến
a: Chi phí khả biến của 1 đơn vị mức độ hoạt động
x: Mức độ hoạt động – Căn cứ ứng xử ).
Biến phí đơn vị
vị
Tổng biến phí
Y=a
Y = aX
Mức độ hoạt động
động
ĐồĐồ
thịthị
tổng
biến
phíphí
tổng
biến
Mức độ hoạt động
Đồ thị biến phí đơn vị
Hình 2.2 Đồ thị chi phí khả biến
6
b) Chi phí khả biến cấp bậc
Biến phí cấp bậc là những chi phí biến động không liên tục so với sự
biến động liên tục của mức độ hoạt động. Chi phí này sẽ không thay đổi trong
một khoản thay đổi của căn cứ ứng xử, nhưng khi ra khỏi khoản này, chi phí
chuyển sang một mức mới. Hay nói cách khác, chi phí này cố định trong phạm
vi mức độ hoạt động và giữ cố định cho đến khi nhảy lên một mức hoạt động
mới. Vì thế, chiến lược của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng phó với
biến phí cấp bậc là phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để
tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều này sẽ gây
khó khăn khi nhu cầu sau đó lại giảm đi. Ví dụ: Biến phí cấp bậc như: chi phí
lao động gián tiếp, chi phí bảo trì,… Biến phí cấp bậc được thể hiện theo
phương trình: y=aixi
( Với y: Tổng biến phí ( y là một hằng số trong phạm vi i )
a: Biến phí của một đơn vị mức hoạt động trong phạm vi i
x: Mức độ hoạt động – Căn cứ ứng xử )
Tổng biến phí
Y = ai xi
Mức độ hoạt động
Hình 2.3 Đồ thị chi phí khả biến cấp bậc
2.1.3.3 Chi phí hỗn hợp
a) Khái niệm
Chi phí hỗn hợp là chi phí có sự ứng xử bao gồm cả chi phí khả biến và
chi phí bất biến. Phần chi phí bất biến phản ánh chi phí tối thiểu để duy trì
hoạt động luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ. Phần chi phí khả biến phản ánh
phần thực tế sử dụng hoặc phần sử dụng vượt quá định mức. Ví dụ: chi phí
điện thoại bao gồm cả tiền thuê bao phải trả cố định hàng tháng và tiền còn lại
tăng giảm tùy theo mức độ sử dụng nhiều hay ít.
7
Đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp cũng là đường thẳng như chi phí
khả biến nhưng nó không xuất phát tại gốc tọa độ vì khi không hoạt động
doanh nghiệp vẫn phải chi phần cố định. Đường biểu diễn có dạng: Y=aX+b.
( Với Y: chi phí hỗn hợp
X: Số lượng căn cứ ứng xử
a: chi phí khả biến
b: phần chi phí bất biến )
Tổng chi phí
(Y)
Y = aX + b
Mức độ hoạt động (X)
Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp
b) Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp
Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn
hợp, doanh nghiệp cần tách biệt các yếu tố định phí và biến phí. Có 3 phương
pháp xác định mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động. Với đề tài này
sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để phân tích chi phí hỗn hợp thành
biến phí và định phí. 3 phương pháp đó là:
- Phương pháp cực đại – cực tiểu (High – Low Method)
Phương pháp cực đại - cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch,
phương pháp này phân tích chi phí dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở
mức cao nhất và ở mức thấp nhất. Chênh lệch chi phí của hai cực được chia
cho mức độ gia tăng cường độ hoạt động để xác định mức biến phí. Sau đó,
loại trừ biến phí, chính là định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp.
Phương trình chi phí tổng quát: Y=aX+b
Mức biến động chi phí
a
=
Biến phí bình quân
=
Mức biến động sản lượng
CP của mức độ hoạt động
b = Định phí =
- ax( SLHĐ cao nhất hoặc thấp nhất)
cao nhất hoặc thấp nhất
8
Sau đó chúng ta tính được yếu tố biến phí tại một mức sản lượng nào đó
rồi suy ra yếu tố định phí.
Phương pháp cực đại - cực tiểu tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng có
nhược điểm lớn là không chính xác vì chỉ sử dụng hai điểm để thành lập
phương trình biến thiên của chi phí.
- Phương pháp đồ thị phân tán (The Scattery Method)
Phương pháp đồ thị phân tích chi phí hỗn hợp thông qua việc quan sát và
dùng đồ thị biểu diễn tất cả các điểm với chi phí và cường độ hoạt động tương
ứng. Sau đó, kẻ một đường thẳng sao cho nó đi qua nhiều điểm nhất, chúng
thể hiện đặc trưng nhất về chi phí hỗn hợp ở các cường độ hoạt động khác
nhau. Đường thẳng này cắt trục tung (trục chi phí) ở một điểm thì đó là định
phí.
Tổng chi phí
y = ax + b
b
Mức độ hoạt động
Hình 2.5 Đồ thị phân tán
- Phương pháp bình phương bé nhất (The Least Squares Method)
Phương pháp bình phương bé nhất (Phương pháp phân tích hồi quy) tinh
vi hơn phương pháp cực đại - cực tiểu. Thay vì kẻ một đường thẳng hồi quy
qua các điểm bằng sự quan sát thông thường, phương pháp bình phương bé
nhất thiết lập đường biểu diễn qua thuật toán thống kê.
Phương trình dự toán chi phí tổng quát: Y=aX+b
Với n lần quan sát ta có hệ phương trình sau:
∑XY = a∑X2 + b∑X (1)
∑Y = a∑X + n*b
(2)
9
Trong đó:
Y: Chi phí hỗn hợp
X: Số lượng đơn vị hoạt động
a: Biến phí đơn vị hoạt động
b: Tổng định phí
n: Số lần thống kê chi phí
Từ cách phân loại trên, ta hiểu được cách ứng xử của từng khoản chi phí
là một trong những yêu cầu rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn khi quản
trị chi phí vì có quá nhiều loại chi phí với các cách ứng xử khác nhau. Cách
phân loại chi phí giúp nhà quản trị có những định hướng đúng đắn trong việc
đầu tư, sử dụng và quản lý chi phí, đảm bảo tăng quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh nhưng phải tiết kiệm chi phí.
2.1.4 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Mỗi loại chi phí có cách ứng xử khác nhau, do đó tiêu thức phân bổ cũng
khác nhau. Việc chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là vô cùng quan trọng vì giúp
cho nhà quản trị đánh giá chính xác hơn. Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý
người ta thường căn cứ vào các tính chất, các đặc tính kinh tế nào đó có liên
quan đến các sản phẩm sản xuất. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ phân bổ cho các
khoản biến phí và định phí thường được các doanh nghiệp thực hiện theo
nguyên tắc sau:
Biến phí: Phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp dịch vụ và sẽ biến động về
tổng số nên căn cứ phân bổ được dựa trên mức hoạt động kế hoạch hoặc mức
sử dụng kế hoạch đó cho từng mặt hàng, nhóm hàng. Như vậy, biến phí được
tính trực tiếp theo mức hoạt động hoặc mức sử dụng của từng mặt hàng, nhóm
hàng, không qua phân bổ, vì việc xác định nó rất rõ ràng và dễ dàng cho từng
dịch vụ cung cấp.
Định phí: Là khoản chi phí được phân bổ dựa trên nhu cầu phục vụ bình
quân lâu dài của từng bộ phận. Khi đã xác định căn cứ phân bổ, căn cứ này sẽ
được duy trì trong nhiều kỳ vì nó đã được tính toán hợp lý.
2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố chi phí khả biến và
bất biến, vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả
kinh doanh dưới dạng số dư đảm phí và dạng báo cáo này được các nhà quản
trị sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
10
Doanh thu
xxxxx
Chi phí khả biến
xxxx
Số dư dảm phí
xxx
Chi phí bất biến
xx
Lợi nhuận
x
Điểm khác nhau giữa hai báo cáo là báo cáo kế toán tài chính không thể
xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và
lợi nhuận, rất ít hiểu biết về cách ứng xử của chi phí, hình thức chính nhằm
mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài.
Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có
mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về
phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi
nhuận.
Kế toán tài chính
Doanh thu
Kế toán quản trị
xxxxx
(Trừ) Giá vốn hàng bán
Lãigộp
Doanh thu
xxxx (Trừ) Chi phí khả biến
xxx
(Trừ)Chi phí kinh doanh
Lợi nhuận
xx
Số dư đảm phí
(Trừ)Chi phí bất biến
x Lợi nhuận
xxxxx
xxxx
xxx
xx
x
2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP
2.1.6.1 Số dư đảm phí (SDĐP)
Số dư đảm phí số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. SDĐP
được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi nhuận.
SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị
sản phẩm. SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp,
vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí
đơn vị.
Nếu gọi:
x: sản lượng tiêu thụ
g: giá bán
a: chi phí khả biến đơn vị; b: chi phí bất biến
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí sau:
11
Tính cho tổng số sản phẩm
Tính cho 1 sản phẩm
Doanh thu
gx
g
Chi phí khả biến
ax
a
Số dư đảm phí
(g – a)x
g-a
Chi phí bất biến
b
Lợi nhuận
(g – a)x - b
Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:
- Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0 lợi nhuận của
doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh, ở đó SDĐP bằng chi phí
bất biến nên lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0, doanh nghiệp đạt mức hòa
vốn.
(g-a) xh = b => xh = b/(g-a)
Sản lượng hòa vốn
=
CPBB
SDĐP đơn vị
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh thì lợi nhuận của
doanh nghiệp bằng (g –a)x1 – b
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh thì lợi nhuận của
doanh nghiệp bằng (g-a)x2 – b
Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là: ∆x = x2 – x1 thì lợi nhuận tăng 1
lượng bằng (g-a)(x2– x1) hay (g-a) ∆x
Nhận xét: Khi sản lượng tiêu thụ vượt khỏi sản lượng hòa vốn thì mức
tăng số dư đảm phí cũng chính là mức tăng lợi nhuận, tức bằng sản lượng tiêu
thụ tăng thêm nhân với SDĐP đơn vị.
12
Nhược điểm:
- Không giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát khi doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh nhiều sản phẩm.
- Dễ gây ra nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi khi tăng doanh thu
của một sản phẩm có số dư đảm phí lớn hơn thì chưa chắc mức tăng lợi nhuận
lớn hơn.
Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta nên kết hợp sử
dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí.
2.1.6.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh
thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm
(cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
Tỷ lệ SDĐP nêu lên SDĐP bị ảnh hưởng như thế nào khi thêm một đồng
trong doanh thu. Nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là
như nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo thêm nhiều SDĐP
hơn và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn.
Tỷ lệ số dư đảm phí
=
g-a
g
x 100%
Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
Tại sản lượng x1
Doanh thu: gx1
Lợi nhuận: P1 = (g-a)x1-b
Tại sản lượng x2
Doanh thu: gx2
Lợi nhuận: P2 = (g-a)x2-b
Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: (x2 – x1)g
Thì lợi nhuận tăng 1 lượng:
P = P2 – P1
P = (g-a)(x2- x1)
P =
g-a
g
13
[ (x2- x1) g ]
Kết luận:
Khi doanh thu tăng lên một lượng thì lợi nhuận cũng tăng một lượng
bằng lượng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ SDĐP.
Từ kết luận trên ta thấy: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những
sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp,… thì những xí
nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên
càng nhiều. Tỷ lệ SDĐP để nghiên cứu và xác định lãi thuần thuận lợi hơn chỉ
tiêu tổng SDĐP, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh hoặc
kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau.
Để hiểu rõ đặc điểm của những sản phẩm có tỷ lệ SDĐP lớn - nhỏ, cần
nghiên cứu các khái niệm cơ cấu chi phí (Huỳnh Lợi, 2007, trang 230).
2.1.6.3 Cơ cấu chi phí
Kết cấu chi phí là tỷ trọng của chi phí khả biến và chi phí bất biến trong
tổng chi phí của doanh nghiệp. Kết cấu chi phí biểu hiện kết quả của một quá
trình đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, trình độ quản lý tại doanh nghiệp làm
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi. Mỗi doanh
nghiệp thường chỉ tồn tại một kết cấu chi phí thích hợp với quy mô, đặc điểm,
yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
Có 2 dạng cơ cấu:
CPBB chiếm tỷ trọng lớn hơn CPKB thì tỷ lệ SDĐP lớn. Những sản
phẩm, bộ phận, doanh nghiệp có tỷ lệ CPBB lớn hơn tỷ lệ CPKB thì lợi nhuận
rất nhạy cảm khi doanh thu thay đổi. Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí
cao thường sử dụng máy móc hiện đại và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì vậy, nếu
trong điều kiện thuận lợi tốc độ tăng trưởng của những doanh nghiệp này sẽ
rất mạnh và ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm rất
đáng kể và tổn thất về vốn cũng diễn ra nhanh chóng.
CPBB chiếm tỷ trọng thấp hơn CPKB thì tỷ lệ SDĐP nhỏ. Những những
sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp có tỷ lệ CPBB nhỏ hơn tỷ lệ CPKB thì lợi
nhuận ít nhạy cảm khi doanh thu thay đổi. Những doanh nghiệp có tỷ lệ biến
phí cao thường gắn liền với chi phí nguyên vật liệu, lao động trong quá trình
sản xuất kinh doanh và không cần nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên, nếu gặp điều
kiện thuận lợi thì tốc độ tăng trưởng của những doanh nghiệp này sẽ rất chậm,
bỏ lỡ cơ hội. Nhưng ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ
giảm rất chậm và ít gây tổn thất về vốn.
Mỗi kết câu chi phí đều có ưu, nhược điểm riêng, chẳng có kết cấu chi
phí nào là tối ưu nhất cho tất cả doanh nghiệp. Các nhà quản trị phải biết kết
14
hợp những tiềm lực kinh tế, tình hình kinh tế để chọn một kết cấu phù hợp và
linh hoạt cho từng thời kỳ (Huỳnh Lợi, 2007, trang 230).
2.1.6.4 Đòn bẫy kinh doanh (Đòn cân hoạt động)
Đòn bẫy kinh doanh cho thấy tốc độ tăng (hoặc giảm) nhỏ của doanh thu
(do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng hoặc giảm) sẽ tạo ra một tốc độ tăng
(hoặc giảm) lớn hơn về lợi nhuận.
Một cách tổng quát hơn, đòn bẫy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa
tốc độ tăng lợi nhuận và tăng doanh thu, nhưng với điều kiện tốc độ tăng lợi
nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Hay nói cách khác, đòn bẫy hoạt
động cho ta biết lợi nhuận tăng (giảm) bao nhiêu phần trăm khi doanh số bán
tăng (giảm) 1%.
Đòn bẫy kinh doanh
(DOL)
Tổng số dư đảm phí
=
Lợi nhuận ròng
Tốc độ tăng lợi nhuận
Đòn bẫy kinh doanh
>1
=
Tốc độ tăng doanh thu
(sản lượng bán)
Công ty có tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao (nghĩa là tỷ lệ của chi phí bất
biến cao hơn so với chi phí khả biến) thì khi đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với
những thay đổi của doanh số, bất kì sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng
gây ra biến động lớn về lợi nhuận.
15
2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và cung cấp cho người quản lý xác
định được sản lượng, doanh thu hòa vốn, xác định vùng lãi, lỗ của công ty.
Giúp nhà quản lý xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực,
giúp xác định rõ ràng sản xuất hoặc tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì hòa vốn.
Từ đó, có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
cao.
2.1.7.1 Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp tổng chi
phí, là điểm khởi đầu để quyết định quy mô sản xuất, tiêu thụ, quy mô vốn đầu
tư cho sản xuất kinh doanh để đạt được mức lãi mong muốn, phù hợp với điều
kiện kinh doanh hiện hành cũng như đầu tư mới hoặc bổ sung.
Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích CVP
nhằm cung cấp thông tin:
- Sản lượng, doanh thu để đạt sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí
- Phạm vi lãi – lỗ theo cơ cấu chi phí – sản lượng tiêu thụ - doanh thu
- Phạm vi an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn
Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có thể trình bày thông qua
mô hình sau:
Doanh thu (DT)
Biến phí (BP)
Biến phí (BP)
Số dư đảm phí (SDĐP)
Định phí (ĐP)
Tổng chi phí (TC)
Lợi nhuận (LN)
Lợi nhuận (LN)
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
SDĐP = Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN)
Doanh thu (DT) = Biến phí (BP) + Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN)
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí,
nghĩa là lợi nhuận bằng 0. Nói cách khác, tại điểm hòa vốn, SDĐP = Định phí.
16
Ta có :
DT = BP + SDĐP
Mà
SDĐP = ĐP + LN
Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, nên SDĐP = ĐP (Phạm Văn Dược,
2006, trang 115)
2.1.7.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn
a) Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn
trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm.
Doanh thu hòa vốn
Thời gian hòa vốn =
Doanh thu bình quân 1 ngày
Trong đó:
Doanh thu bình quân 1 ngày
=
Doanh thu (dự kiến) trong kỳ
360 ngày
Doanh thu luôn thay đổi khi thực hiện nên nhà quản trị cần quan tâm đến
thời gian hòa vốn, vì nó là một chỉ tiêu luôn biến động tùy thuộc vào sự biến
động của doanh số kế hoạch trong kỳ thực hiện. Xác định thời gian hòa vốn
cho một phương án kinh doanh rất cần thiết vì từ thông tin này có thể xác định
được số vốn tối thiểu ban đầu cần thiết để thực hiện phương án kinh doanh đó.
b) Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối
lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu
hòa vốn với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán
không đổi).
Tỷ lệ hòa vốn
=
Sản lượng hòa vốn
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ
x 100%
Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm
hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là
thước đo sự rủi ro. Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa
vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn.
c) Doanh thu an toan (Số dư an toàn)
Doanh thu an toàn là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so
với doanh thu hòa vốn.
Doanh thu an toàn chỉ khả năng tránh xa lỗ, số dư an toàn càng cao, khả
năng phát sinh lỗ càng thấp. Ngược lại, số dư an toàn càng thấp thì khả năng
phát sinh lỗ càng cao.
17
= Doanh thu đạt được - Doanh thu hòa vốn
Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường
những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn. Do
đó, nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những công ty đó có số
dư an toàn thấp hơn.
Để đánh giá mức độ an toàn, ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần
kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.
Doanh thu an toàn
Tỷ lệ số dư an toàn
=
x 100%
Doanh thu đạt được
2.1.7.3 Xác định điểm hòa vốn
Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa
vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp để ra các quyết định kinh
doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán
khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn.
a) Sản lượng hòa vốn
Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn
doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn
chính là ẩn của 2 phương trình biểu diễn hai đường đó. (Phạm Văn Dược,
2006, trang 116)
Phương trình doanh thu có dạng:
ydt = gx
Phương trình của tổng chi phí có dạng:
ytc = ax + b
Tại điểm hòa vốn thì: ydt = ytc gx = ax + b (1)
Giải phương trình (1) để tìm x, ta có :
x
Vậy :
=
b
g-a
Sản lượng hòa vốn
CPBB
SDĐP đơn vị
=
b) Doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn là doanh thu có mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu
hòa vốn bằng sản lượng hòa vốn nhân với đơn giá bán. (Phạm Văn Dược,
2006, trang 117)
18
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng: ydt = gx
Tại điểm hòa vốn thì x = b/(g – a) nên
ydt = g
b
g-a
ydt
=
Vậy:
Doanh thu hòa vốn
b
(g-a)/g
Chi phí bất biến
Tỷ lệ SDĐP
=
2.1.7.4 Đồ thị điểm hòa vốn
Mối quan hệ CVP được biểu diễn theo 2 hình thức đồ thị: đồ thị hòa vốn
và đồ thị lợi nhuận.
a) Đồ thị hòa vốn
Đồ thị tổng quát
Bước 1: Vẽ trục tọa độ với gốc tọa độ bằng 0, trục hoành (Ox) thể hiện
sản lượng, trục tung (Oy) thể hiện số tiền hay chi phí
Bước 2: Vẽ đường chi phí bất biến song song với Ox: y = b
Bước 3: Vẽ đường tổng chi phí: ytc = ax + b
Bước 4: Vẽ đường doanh thu: ydt = gx
Điểm hòa vốn là giao điểm của đường tổng chi phí và đường doanh thu.
Phía bên trái của điểm hòa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là
vùng lãi.
y
y = gx
Vùng lãi
b
Vùng lỗ
y = ax + b
y=b
O
x
Hình 2.6 Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát
19
Đồ thị phân biệt
Ngoài dạng tổng quát của đồ thị hòa vốn, các nhà quản lý còn ưa chuộng
dạng phân biệt. Về cơ cấu, hai dạng này giống nhau về các bước xác định các
đường biểu diễn, khác ở chỗ ở dạng phân biệt có thêm đường biến phí ybp = ax
song song với đường tổng chi phí ytc = ax + b. Đồ thị này nhằm cho ta thấy số
dư đảm phí trên đồ thị mà đồ thị tổng quát chưa phản ánh được. (Phạm Văn
Dược, 2006, trang 120)
y
y = gx
Vùng lãi
SDĐP
y = ax + b
y = ax
CPBB
b
Vùng lỗ
y=b
O
x
Hình 2.7 Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt
b) Đồ thị lợi nhuận
Bước 1: Trên trục tung Oy vẽ đường biểu diễn doanh số, song song với
Ox và cắt Oy tại điểm A, chia trục y thành 2 phần đối xứng nhau, phần trên là
phạm vi lãi, phần dưới là phạm vi lỗ.
Bước 2: Vẽ đường lợi nhuận, đường này cắt trục Oy tại điểm B (định
phí) (Phạm Văn Dược, 2006, trang 120-121).
Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa
sản lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt được mối quan hệ giữa
chi phí với sản lượng.
20
y
Đường lợi nhuận
Điểm hòa vốn
A
Vùng lãi
y = gx
Vùng lỗ
B
O
x
Hình 2.8 Đồ thị lợi nhuận
2.1.7.5 Phương trình lợi nhuận
Để đạt được lợi nhuận trước thuế như mong muốn, phương trình lợi
nhuận của một doanh nghiệp bất kỳ được trình bày như phương trình kế toán
tổng quát sau:
Doanh thu = Tổng CPKB + Tổng CPBB + Lợi nhuận
Nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh nghiệp có
thể tìm được mức tiêu thụ và mức doanh thu cần phải thực hiện.
Gọi:
Pm: Lợi nhuận mong muốn
xm: mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn
gxm: doanh thu phải thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mong
muốn
Ta có thể tìm được sản lượng tiêu thụ để đạt được lợi nhuận
mong muốn
x =
b + Pm
g-a
=
CPBB + LN mong muốn
Đơn giá bán – CPKBđv
21
2.1.8 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng
bán
- Kết cấu hàng bán (kết cấu mặt hàng) là mối quan hệ tỷ trọng giữa
doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu.
- Kết cấu hàng bán có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau; nên ảnh hưởng của kết cấu
mặt hàng đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí
của mặt hàng khác nhau.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tăng tỷ trọng doanh thu của
những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng doanh thu của
những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
tăng lên, độ an toàn của công ty cũng tăng lên.
- Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác nhau mà tỷ trọng của các
mặt đó biến động giữa các kỳ phân tích, thì điểm bán hoà vốn cũng sẽ thay
đổi. Cho nên nếu biết kết hợp hợp lý giữa các mặt hàng đem bán sẽ mang lại
lợi nhuận tối đa, ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. (Phạm Văn
Dược, 2006, trang 124)
2.1.9 Hạn chế của mô hình phân tích CVP
Phân tích mối quan hệ CVP được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi
nó mang lại hiệu quả cao, giúp cho nhà quản trị có cách nhìn khách quan giữa
chi phí, khối lượng, lợi nhuận trong hoạt động quản trị. Tuy nhiên, kết quả của
việc phân tích mối quan hệ này bị hạn chế bởi một số giả thiết sau mà trong
thực tế khó có thể đạt được.
- Tổng chi phí phải được phân chia chính xác thành định phí và biến phí.
Việc phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí là rất phức tạp, nên
việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối.
- Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí
và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính.
- Kết cấu hàng hóa không đổi trong quá trình phân tích.
- Chỉ số giá cả không thay đổi. Đơn giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ
không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
- Tồn kho không đổi khi xác định hòa vốn, nghĩa là sản phẩm sản xuất ra
đúng bằng với lượng tiêu thụ.
22
- Các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất, kinh doanh là không đổi, ví
dụ như: công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân được giả định
không thay đổi trong suốt thời kỳ,… Điều này rất khó tồn tại vì công suất máy
móc thiết bị, năng suất lao động phải thay đổi do tuổi thọ của máy móc, trình
độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ người lao động thay đổi gắn liền với sự
phát triển xã hội.
Mặc dù có những hạn chế nhất định song lý thuyết về mối quan hệ chi
phí-khối lượng-lợi nhuận nói chung, điểm hòa vốn nói riêng vẫn có những ý
nghĩa to lớn trong nghiên cứu lý luận và ứng dụng thực tiễn. Việc nghiên cứu
mối quan hệ CVP là phần không thể thiếu trong tác nghiệp của nhà quản lý
nhưng cũng cần phải thận trọng khi sử dụng kết quả phân tích mối quan hệ
này.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: nhật ký sản xuất, nhật ký bán hàng, sổ chi tiết
các tài khoản, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, sổ sản xuất kinh doanh liên quan
đến chi phí,…
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách hỏi, trao đổi trực tiếp với kế toán tổng
hợp.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆x = x1 - xo
Là phương pháp so sánh giá trị của chỉ tiêu cần phân tích từ 2011 đến
tháng 6 năm 2014 bằng các con số cụ thể với đơn vị tính cụ thể. Phương pháp
so sánh số tuyệt đối cho biết chính xác giá trị của các chỉ tiêu trong thời gian
phân tích.
+ Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị
số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆x = (x1 / x0 ) *100% - 100%
Là phương pháp so sánh giá trị của các chỉ tiêu cần phân tích từ 2011 đến
tháng 6 năm 2014 bằng các con số tương đối với đơn vị tính %. Phương pháp
so sánh số tương đối cho biết tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.
23
+ Phương pháp diễn dịch: Số liệu được thu thập có thể đưa ra nhận định,
đánh giá và phân tích về sự ảnh hưởng của cơ cấu chi phí, đồng thời phân tích
và xem xét ảnh hưởng của mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận đến
doanh nghiệp. Đối với phương pháp diễn dịch này ta có thể áp dụng cho mục
tiêu 1, 2, 3.
+ Phương pháp mô tả: Sử dụng biểu bảng, đồ thị thể hiện các chỉ tiêu
cần nghiên cứu. Cụ thể cho mục tiêu 1.
+ Phương pháp tổng hợp: Từ kết quả phân tích được, đưa ra phương án
hoạt động hiệu quả, nhận xét chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp này sử dụng cho mục tiêu 4.
24
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU
GIANG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược
phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974.
Từ năm 1975 - 1976: Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển
thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc
phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ. Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu
Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 1976 - 1979: Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách
thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm và
Công ty Dược liệu. Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp
Liên hợp Dược Hậu Giang.
Năm 1992: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang chuyển đổi thành
DNNN Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang và hạch toán kinh tế độc lập trực
thuộc Sở Y tế TP. Cần Thơ.
Ngày 02/09/2004: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang TP. Cần Thơ
chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP Dược Hậu Giang và chính thức đi
vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK
COMPANY.
Tên viết tắt: DHG PHARMA.
Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: Tiến sĩ Phạm Thị Việt
Nga.
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ.
Điện thoại: (0710). 3891433 – 3890802 – 3890074
Fax: 0710.3895209
Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn
25
Website: www.dhgpharma.com.vn
Mã số thuế: 1800156801 ; Lĩnh vực: Y tế ; Ngành: Dược phẩm.
3.1.2 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty
Ngành nghề kinh doanh của công ty là: sản xuất kinh doanh dược phẩm,
thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là đơn vị có giá trị tổng sản lượng
đứng đầu trong ngành dược Việt Nam. Với phương châm “Hướng vào khách
hàng”, sản phẩm của Dược Hậu Giang không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu
mã, bao bì, đáp ứng sự tín nhiệm của khách hàng. Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế, công ty luôn sử dụng nguyên liệu của những nhà cung
ứng đạt tiêu chuẩn GMP hoặc ISO trên thế giới. Công ty cũng thường xuyên
tổ chức những cuộc khảo sát thị trường để nắm bắt nhu cầu thị trường và định
hướng cho sản phẩm tương lai. Sản phẩm của Dược Hậu Giang rất đa dạng,
phong phú từ: viên nang, viên nén, viên bao, viên sủi bọt, viên nang mềm, …
đến hỗn hợp dịch uống.
Công ty có trên 270 sản phẩm được đăng ký lưu hành trên cả nước với
nhiều sản phẩm ưu thế như thuốc gói trẻ em, thuốc giảm đau hạ sốt thương
hiệu Hapacol, … Nguyên liệu được công ty nhập từ các nhà sản xuất lớn trên
thế giới như: Mỹ, Italia, Tây Ban Nha,... Các quy trình sản xuất của Dược Hậu
Giang đều tuân thủ chất lượng theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN, ISO 9001:
2000.
Những sản phẩm nổi bật của công ty được nhiều người tiêu dùng trên
khắp cả nước biết đến như: Davita bone, Unikids, Hapacol, Eyelight, Spivital,
Naturenz, …
Sản phẩm của công ty cổ phần Dược Hậu Giang có thể chia ra các nhóm
thuốc như sau:
+ Kháng sinh: Amoxicilin 500, Aticef 250, Cifga, Kefcin 250mg, Ofcin
200mg, Rovas 1,5 IU …
+ Giảm đau – Hạ sốt: Coldacmin, Hapacol 150, Hapacol 650, Hapacol
650 extra, Hapacol Blue, …
+ Hô hấp: Acezin DHG, Bromhexin 4, Bromhexin 8, Clanoz,
Clorpheniramin4, Eugica, …
+ Mắt – Thần kinh: Arnion, Eyelight, Eyelight Daily, Eyelight Nang
Mềm, Hagizin, Ivis Oflo, …
26
+ Cơ xương khớp: Alpha chymotrypsin, Celosti 100, Davita bone (sủi
bọt), Diclofenac 50, Fenaflam, Glucosamin 500, ...
+ Tiêu hóa: Bisacodyl DHG, Bistin, Dilodin, Edoz Kids, Fubenzon,
Hamett, …
+ Gan mật: Actiso ống uống, Chobil, Choliver, Helaf, Kim Tiền Thảo,
Naturenz Caps, …
+ Tim mạch – Tiểu đường: Apitim 5, Apitim 10, Apitim 20, Camsonat,
Garlic, Gavix, …
+ Dinh dưỡng: A.D.O, Bipp C, Bocalex, Bofit F, Bofit mama, Bofit
Pregnant, …
+ Da liễu – Chăm sóc sắc đẹp: Anomin Dailly, Anomin Slim, E'rossan trị
mụn, E'rossan tinh dầu trà, Etoral Cream, Medskin Soft, Vitamin E 400IU, …
27
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức DHG-PHARMA
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ngày hiệu lực: 01.06.2014
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự công ty
cổ phần Dược Hậu Giang)
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(phụ trách thị trường và
kinh doanh)
P.TGĐ KIÊM
GĐ TIẾP THỊ
GĐ BÁN HÀNG
P. Bán hàng
P.
Marketing
Các chi nhánh
Các CTY con
phân phối
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(phụ trách sản xuất và chuỗi cung
ứng)
GĐ KỸ THUẬT
P. Nghiên cứu
và phát triển
P. Đăng ký
sản phẩm
GĐ CHẤT
LƯỢNG
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(phụ trách tài chính/kế
toán/IR)
GĐSX
Xưởng 1
P. Quản lý
chất lượng
Xưởng 2
GĐ TÀI CHÍNH
P. Quản trị tài
chính
Xưởng 3
P. Kiểm
nghiệm
Ban IR
Ban kiểm soát
nội bộ
GĐ NHÂN
SỰ
P. nhân sự
P. Xây dựng
P. Công nghệ
thông tin
P. hành
chánh
Xưởng 4
Xưởng 5
DHG Travel
28
P. Kế hoạch
P. Cung
ứng
Tổng kho
P.
Cơ
điện
Ban môi
trường và
ATLĐ
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.
Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ qaun quản lý
cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa hai kỳ Đại hội. Hiện tại Hội đồng
quản trị công ty có 11 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 3 năm.
Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài
chính của công ty. Hiện tại Ban kiểm soát công ty gồm 3 thành viên, mỗi
thành viên có nhiệm kỳ 3 năm.
Ban Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ
chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của
công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại
hội đồng cổ đông thông qua. Các thành viên Ban Tổng giám đốc có nhiệm kỳ
là 3 năm.
Các Giám đốc chức năng và phó Tổng Giám đốc: công ty có 7 Giám
đốc chức năng và 3 phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành và triển
khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban Tổng
Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng giám đốc về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực.
Các phòng chức năng và xưởng sản xuất:
+ Xưởng Betalactam: sản xuất thuốc viên cốm, bột thuốc nhóm
Betalactam.
+ Xưởng thuốc nước: sản xuất các sản phẩm thuốc nước, thuốc kem –
mỡ, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, sirô.
+ Xưởng viên nang mềm: chuyên sản xuất thuốc viên nang mềm.
+ Xưởng bao bì: sản xuất, in ấn bao bì sản phẩm, vật phẩm quảng cáo.
+ Xưởng chế biến dược liệu – hóa dược: cung cấp dược liệu, hóa dược,
sản xuất các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên.
+ Phòng cơ điện: bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị, chịu trách nhiệm về
hệ thống điện, nước cung cấp cho công ty. Tham mưu về tình hình hoạt động
và sử dụng máy móc của công ty và đề xuất các biện pháp cải tiến, mua sắm
trang thiết bị.
29
+ Phòng kế hoạch: thu thập các thông tin về tình hình hoạt động và tổ
chức của công ty, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, kế hoạch thực hiện các dự án, đồng
thời đưa ra những chiến lược giúp công ty phát triển trong tương lai.
+ Phòng Marketing: nghiên cứu tiếp thị, thu thập thông tin, tìm hiểu thị
hiếu của khách hàng. Lập hồ sơ thị trường, khảo sát hành vi ứng xử của khách
hàng tiềm năng. Đồng thời, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu và định vị
thương hiệu.
+ Phòng nhân sự: xây dựng nội quy, quy chế, chính sách về nhân sự và
hành chính cho toàn công ty. Thực hiện đánh giá cán bộ nhân viên, tổ chức
đào tạo nội bộ. Hoạch định nhân lực, thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến
lược để phát triển nguồn nhân lực, đề xuất tuyển dụng và trực tiếp tuyển dụng
nhân sự phục vụ nhu cầu nhân sự tại công ty.
+ Phòng hành chánh: Quản lý các hoạt động hành chính và của toàn công
ty. Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về
hành chính đúng với quy chế công ty và quy định Nhà Nước. Tiếp nhận và
luân chuyển các thông tin ban hành các văn bản đối nội, đối ngoại, các thông
báo hội nghị của lãnh đạo công ty. Đồng thời, quản lý cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị văn phòng, các phương tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
+ Phòng cung ứng: thu mua các nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ , thiết
bị, máy móc,….phục vụ cho phòng sản xuất hoặc các phòng ban khác.
+ Phòng nghiên cứu và phát triển: Xác lập các công thức pha chế thích
hợp, thiết kế các loại nhãn và bao bì, thiết kế quy trình sản xuất.
+ Phòng tài chính – kế toán (Phòng Quản trị tài chính): lập Báo cáo tài
chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Lập dự toán ngân sách, phân
bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và
việc đầu tư của công ty có hiệu quả. Dự báo các số liệu tài chính, phân tích
thông tin, số liệu tài chính kế toán. Quản lý, điều hành các hoạt động tài chính,
kế toán; đồng thời, tư vấn cho Ban Giám Đốc về tình hình tài chính và các
chiến lược về tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty.
Các phòng chức năng thực hiện các quyền và trách nhiệm được giao theo
yêu cầu chức năng quản lý của công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của các
Giám đốc chức năng. Các xưởng sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng
các tiêu chuẩn GMP, ISO 9001-2000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế
hoạch kinh doanh.
30
3.3 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.3.1 Chế độ kế toán áp dụng
Công ty cổ phần Dược Hậu Giang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC được ban hành vào ngày 20/03/2006 của
Bộ tài chính và các thông tư sửa đổi, bổ sung có liên quan.
3.3.2 Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Ghi chú:
Bảng tổng hợp
kế toán chứng từ
cùng loại
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng ký
chứng từ
ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hình 3.2 Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày
31
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ
NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014
Công ty Dược Hậu Giang đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình
trên thị trường khi liên tục được bình chọn là doanh nghiệp hàng
Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Các sản phẩm của công ty đã
chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và sự tín cậy của các đối tác.
Chính vì vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây rất khả quan và được nhiều người quan tâm, chú ý. Bảng tình
hình hoạt động kinh doanh dưới đây sẽ thể hiện tình hình doanh thu, chi phí và
lợi nhuận của công ty từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014.
32
Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của DHG qua 3 năm 2011 - 2013
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
Cộng doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính
Thu nhập khác
Chi phí
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác
Lỗ từ công ty liên kết
Lợi nhuận kế toán trước thuế
2.549.709.258
2.490.879.936
48.895.136
9.934.186
2.058.767.548
1.282.117.011
7.182.688
558.862.871
185.188.217
15.391.090
10.025.671
490.941.710
3.012.878.740
2.931.076.492
42.177.420
39.624.828
2.428.091.186
1.487.277.837
4.453.034
709.601.448
218.227.173
8.344.135
187.559
584.787.554
3.757.338.846
3.527.357.300
47.969.789
182.011.757
2.975.838.431
1.886.883.559
16.455.523
770.103.407
270.757.906
31.238.036
400.000
781.500.415
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
%
463.169.482
18,17
440.196.556
17,67
-6.717.716
-13,74
29.690.642 298,87
369.323.638
17,94
205.160.826
16,00
-2.729.654
-38,00
150.738.577
26,97
33.038.956
17,84
-7.046.955
-45,79
-9.838.112
-98,13
93.845.844
19,12
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược Hậu Giang
33
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền
%
744.460.106
24,71
596.280.808
20,34
5.792.369
13,73
142.386.929
359,34
547.747.245
22,56
399.605.722
26,87
12.002.489
269,54
60.501.959
8,53
52.530.733
24,07
22.893.901
274,37
212.441
113,27
196.712.861
33,64
Qua bảng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011 –
2013 ta thấy:
Về doanh thu: doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là
463.169.482.000 đồng, tương ứng 18,17%; doanh thu năm 2013 tăng so với
năm 2012 là 744.460.106.000 đồng, tương ứng 24,71%. Chi phí năm 2013
tăng so với năm 2012 là 547.747.245.000 đồng, tương ứng 22,56%. Chi phí
năm 2013 cao hơn năm 2012 và 2011 là do công ty đẩy mạnh sản xuất, thị
trường tiêu thụ ngày càng mở rộng và do sự ảnh hưởng của giá nguyên liệu
đầu vào tăng cùng với sự tăng về khối lượng sản phẩm tiêu thụ góp phần làm
cho giá vốn hàng bán tăng dẫn đến chi phí tăng. Tỷ lệ tăng doanh thu và tỷ lệ
tăng chi phí tương ứng như nhau, doanh thu tiêu thụ sản phẩm ngày càng
nhiều vì vậy lượng sản xuất sản phẩm cũng nhiều dẫn đến chi phí tăng. Đây là
điểm thành công của công ty trong việc đầu tư chi phí sản xuất để nhằm tăng
thêm doanh thu, không chỉ riêng công ty muốn đạt được mà hầu hết các đơn vị
kinh doanh đều mong muốn đạt được điều này.
Lợi nhuận kế toán trước thuế qua 3 năm 2011, 2012, 2013 đều tăng.
Mức lợi nhuận năm 2012 tăng so với năm 2011 là 93.845.844.000 đồng, tương
ứng 19,12%; lợi nhuận năm 2013 tăng so với năm 2012 là 196.712.861.000
đồng, tương ứng 33,64%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh
của công ty ngày càng thuận lợi, có chiều hướng phát triển tốt, mang lại lợi
nhuận qua mỗi năm. Và đặc biệt là sự tăng dần lợi nhuận qua mỗi năm mà
không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được.
Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 công ty đã nâng cao được lợi nhuận một
cách rõ rệt qua từng năm. Công ty đang ngày càng khẳng định được vị thế của
mình trên thị trường, cũng như tạo được sự tín nhiệm với đối tác trong và
ngoài nước. Tương lai công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
34
Bảng 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của DHG qua 6 tháng đầu năm 2013
& 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Cộng doanh thu
Doanh thuần về bán hàng
Doanh thu hoạt động tài
chính
Thu nhập khác
Chi phí
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Chi phí khác
Lỗ từ công ty liên kết
Lợi nhuận kế toán trước thuế
Chênh lệch 2014/2013
Số tiền
%
184.468.179
12,01
198.645.439
13,29
6 tháng đầu
năm 2013
1.535.746.849
1.494.417.094
6 tháng đầu
năm 2014
1.720.215.028
1.693.062.533
26.456.248
17.830.951
14.873.507
1.224.471.777
780.588.204
1.516.041
313.700.860
9.321.544
1.382.337.270
799.764.010
31.996.001
420.458.346
121.831.159
129.188.141
7.356.982
6,04
6.435.513
400.000
311.275.072
930.772
337.877.758
-5.504.741
400.000
26.602.686
-85,54
-100
8,55
-8.625.297
-32,60
-5.551.963
-37,33
157.865.493
12,89
19.175.806
2,46
30.479.960 2010,50
106.757.486
34,03
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Nhận xét:
Doanh thu của công ty 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu
năm 2013 là 184.468.179.000 đồng, tương ứng 12,01%. Chi phí cũng tăng một
khoản với tỷ lệ % tăng tương đương doanh thu, chi phí 6 tháng đầu năm 2014
tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 là 157.865.493.000 đồng, tương ứng
12,89%. Chi phí tăng nguyên nhân do đầu tư kinh phí thêm cho sản xuất kinh
doanh, đổi mới trang thiết bị, máy móc; bên cạnh đó cũng do nguyên liệu đầu
vào tăng lên nên chi phí cũng tăng theo.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do công ty tăng
cường các hoạt động quảng cáo sản phẩm mới đến khách hàng. Do doanh thu
và chi phí của 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 nên lợi
nhuận kế toán trước thuế cũng tăng theo. Lợi nhuận kế toán trước thuế 6 tháng
năm 2014 tăng so với 6 tháng năm 2013 là 26.602.686.000 đồng, tương ứng
8,55%.
35
3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.5.1 Thuận lợi
Những năm qua Dược Hậu Giang đã không ngừng vươn lên, thực hiện
vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trên lĩnh vực dược phẩm của
tỉnh, tổ chức tốt mạng lưới phân phối trong tỉnh, đưa thuốc về tới các xã vùng
sâu phục vụ kịp thời nhu cầu về khám chữa bệnh, điều trị và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân. Mạng lưới phân phối ấy không chỉ được tổ chức đều khắp
trong cả tỉnh mà còn vươn ra thị trường trong cả nước và thị trường quốc tế
như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Moldova.... Nhờ sản phẩm chất lượng,
cộng với phương thức quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí, thực hiện chính sách
giá phù hợp và tận tình phục vụ, thuốc của Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu
Giang đã được ưa chuộng trong giới điều trị cũng như trong nhân dân. Liên
tục trong nhiều năm liền, Dược Hậu Giang được bình chọn là doanh nghiệp
hàng Việt Nam chất lượng cao.
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng lực cao và luôn tâm
huyết với công ty. Dược Hậu Giang có nguồn nhân lực dồi dào với tinh thần
làm việc tích cực, đoàn kết, trung thành của nhân viên, cùng vì mục tiêu phát
triển bền vững của công ty. Lịch sử ra đời và phát triển lâu năm nên có nhiều
kinh nghiệm làm việc, am hiểu về ngành – lĩnh vực của công ty. Chính sách
đào tạo của DHG có mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành
thạo về nghiệp vụ, có đạo đức trong kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong
cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng.
Thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến rộng rãi trên khắp cả
nước, “Dược Hậu Giang” là một thương hiệu có uy tín và đứng vào danh sách
100 thương hiệu mạnh trên thị trường. Công ty đứng thứ 7 trong thị trường
Dược Phẩm Việt Nam và đứng đầu trong thị trường Generics.
Sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo an toàn chất lượng, luôn được
kiểm nghiệm nên tạo được sự uy tín của người tiêu dùng. Luôn nâng cao tinh
thần trách nhiệm thông qua việc sử dụng các công nghệ sạch và phù hợp trong
lĩnh vực sản xuất Dược phẩm.
Chính sách bán hàng và phân phối sản phẩm của công ty chú trọng hài
hòa lợi ích các bên đã tạo được sự tin cậy và gắn kết hệ thống đại lý – kênh
phân phối, góp phần tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường đầu ra sản phẩm
của Công ty
36
Tiềm lực về tài chính: nguồn tài chính của công ty luôn minh bạch và ổn
định. Vì tạo được sự tin cậy của khách hàng nên doanh thu bán hàng của Dược
Hậu Giang liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành Công nghiệp Dược Việt Nam.
3.5.2 Khó khăn
Phải đối mặt với những quy định chặt chẽ hơn về thuốc kháng sinh.
Chính sách kiểm soát chặt thuốc kháng sinh sẽ gây ra một vài khó khăn cho
công ty khi lượng thuốc kháng sinh bán ra giảm sút do những quy định chặt
chẽ hơn. (Theo nghị định 176/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, hành vi bán lẻ các
loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sĩ sẽ bị phạt tiền, vì thuốc
kháng sinh là một mối nguy hiểm trên toàn cầu, nếu dùng không đúng liều
lượng và cách thức sẽ rất nguy hại).
Vì Dược Hậu Giang là thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người biết
đến, nên có nhiều nơi đã làm hàng nhái, hàng giả trên thị trường.
Cạnh tranh khốc liệt hơn với những doanh nghiệp sản xuất tân dược
trong nước về giá cả, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Việc tăng tốc đầu tư
đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của công ty; đồng nghĩa với
việc phải tăng chi phí đầu tư trong kinh doanh.
Các rủi ro như thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn,… là những rủi ro bất khả
kháng có thể xảy ra; nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người, và tình
hình hoạt động chung của công ty.
3.5.3 Chiến lược phát triển của công ty
- Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, công ty không ngừng tìm kiếm
thêm các thị trường mới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín,
sự tin cậy đối với người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh.
- Nâng cao giá trị thương hiệu thông qua nâng cao thị phần trong nước,
mở rộng xuất khẩu, khai thác lợi thế hệ thống phân phối.
Khảo sát thị trường và định hướng xuất khẩu sang các nước lân cận.
- Tối đa hóa năng lực và hiệu quả sản xuất, chất lượng, nghiên cứu. Đổi
mới, đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất giúp công ty ngày càng
phát triển hơn trong tương lai.
- Quảng cáo các sản phẩm mới của công ty trên các phương tiện truyền
thông để người tiêu dụng biết đến rộng rãi hơn.
37
- Có chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên thành thạo, có đạo đức,
chuyên nghiệp, yêu nghề. Đồng thời tạo cơ hội cho những nhân viên có ý chí
phấn đấu trong công việc được đi học lên để được phát triển thêm về năng lực.
- Phân loại sản phẩm theo từng thị trường và phân chia thị trường bán
hàng cho từng đại lý.
- Tối đa hóa năng lực và hiệu quả quản trị doanh nghiệp, quản trị tài
chính, quản trị chuỗi cung ứng .
- Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và môi trường: có ý thức bảo vệ môi
trường. Liên tục tìm cách cải thiện môi trường qua việc hiểu rõ những thách
thức và cơ hội trong ngành công nghiệp Dược để hướng tới sự phát triển bền
vững.
- Thực hiện tốt trách nhiệm với người lao động: duy trì sự phát triển ổn
định và bền vững của công ty thông qua những việc làm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và
cho toàn xã hội.
38
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ
Chi phí khả biến của Công ty gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí khả biến sản xuất chung và chi phí khả biến
bán hàng. Còn chi phí bất biến của Công ty gồm chi phí quản lý doanh nghiệp,
chi phí bất biến sản xuất chung và chi phí bất biến bán hàng.
Chi phí sản xuất chung và chi phí bán hàng là chi phí hỗn hợp nên trong
luận văn này đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để tách chi phí
hỗn hợp thành biến phí và định phí, sử dụng phương pháp này vì đây là
phương pháp dễ tính toán và mang lại tính chính xác cao.
Bảng 4.1 Tổng hợp số liệu từ công ty trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Hộp
Hộp
Hộp
201.532
44.392
161.952
Doanh thu
2.982.666
2.367.831
5.674.737
CP NVLTT
1.246.065
912.196
2.965.961
60.043
16.991
31.029
CP SXC
241.962
90.224
236.809
CP BH
829.424
968.824
1.476.900
CP QLDN
242.368
160.670
462.491
ĐVT
Số lượng
CP NCTT
Rovas 1,5 IU
Nguồn: Phòng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
4.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
Để tính được giá thành của sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu cũng
chiếm phần quan trọng, vì nó chiếm một tỷ trọng trong giá thành. Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất
và chi phí NVL trực tiếp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải để ý
đến giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Sở dĩ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là
chi phí khả biến vì khi căn cứ ứng xử của nó biến động (tức số lượng) thì tính
39
theo tổng số tiền nó sẽ thay đổi, còn tính theo đơn vị căn cứ ứng xử thì không
thay đổi.
Cụ thể: + Để sản xuất được 1 viên Ofcin 200mg thì cần 200mg
Ofloxacin, tá dược vừa đủ 1 viên (tinh bột sắn, lactose, magnesi stearat,
sodium starch glycolat, aerosil, PVP K30, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd,
talc). Trong đó, thành phần chính là Ofloxacin, công dụng của thuốc Ofcin
200mg là trị viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn da, viêm đại tràng, …
+ Để sản xuất được 1 viên Kefcin 250mg thì cần 250mg
Cefaclor, tá dược vừa đủ 1 viên (aerosil, sodium starch glycolat, bột talc, natri
lauryl sulfat, ludipress). Trong đó, thành phần chính là Cefaclor, công dụng
của thuốc Kefcin 250mg là trị viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm nhiễm
đường hô hấp, …
+ Để sản xuất được 1 viên Rovas 1,5 IU thì cần 1.500.000 IU
Spiramycin, tá dược vừa đủ 1 viên (tinh bột sắn, sodium starch glycolat, talc,
magnesi stearat, aerosil, PVP, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd). Trong đó,
thành phần chính là Spiramycin, công dụng của thuốc Rovas 1,5 IU là trị viêm
tai, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, nhiễm trùng răng miệng, viêm phế
quản, …
Bảng 4.2: Tình hình chi phí nguyên vật liệu từng mặt hàng của công ty
DHG trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
CP NVL trực
tiếp
Số lượng tiêu
thụ
CP NVL đơn vị
1.246.065
201.532
6,183
912.196
44.392
20,549
2.965.961
161.952
18,314
Nguồn: Phòng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản phẩm Rovas 1,5 IU có tổng chi phí
nguyên vật liệu lớn nhất, số lượng bán ra của sản phẩm này tương đối cao
nhưng do giá mua nguyên liệu đầu vào của sản phẩm này chưa phải cao nhất
nên chi phí nguyên vật liệu đơn vị của nó không phải cao nhất so với 2 sản
phẩm còn lại. Sản phẩm Kefcin 250mg có CP NVL đơn vị cao nhất là do sản
phẩm này có giá mua nguyên vật liệu đầu vào cao, nhưng do sản lượng tiêu
thụ của sản phẩm này thấp nên tổng chi phí nguyên vật liệu của Kefcin 250mg
là thấp nhất. Để so sánh tổng chi phí nguyên vật liệu của 3 sản phẩm trên,
40
không những dựa vào chi phí nguyên vật liệu đơn vị mà nó còn phụ thuộc vào
số lượng bán ra.
4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản chi phí liên quan đến bộ phận
lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: chi phí lương, bảo hiểm xã hội, y tế,
thất nghiệp, kinh phí công đoàn,…
Tương tự như CP NVLTT, CP NCTT là chi phí khả biến vì khi căn cứ
ứng xử của nó biến động (tức số lượng) thì tính theo tổng số tiền nó sẽ thay
đổi, còn tính theo đơn vị căn cứ ứng xử thì không thay đổi. Để tính chi phí
nhân công trực tiếp, công ty áp dụng hình thức trả lượng theo số lượng sản
phẩm để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần
tăng sản phẩm.
Bảng 4.3: Tình hình chi phí nhân công từng mặt hàng của công ty trong 6
tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Số lượng tiêu
thụ
Sản phẩm
CP nhân công
trực tiếp
CP NCTT
đơn vị
Ofcin 200mg
60.043
201.532
0,298
Kefcin 250mg
16.991
44.392
0,383
Rovas 1,5 IU
31.029
161.952
0,192
Nguồn: Phòng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Qua bảng 4.4 trên ta thấy tổng chi phí nhân công trực tiếp của Ofcin
200mg cao nhất do số lượng tiêu thụ của sản phẩm này cao hơn 2 sản phẩm
còn lại, tuy chi phí nhân công trực tiếp đơn vị của nó chưa phải là cao nhất.
Còn chi phí nhân công trực tiếp đơn vị của sản phẩm Kefcin 250mg cao hơn 2
sản phẩm còn lại nguyên nhân là do sản phẩm Kefcin 250mg sản xuất tốn
nhiều công đoạn và thời gian tạo ra sản phẩm nên chi phí cao hơn.
41
4.1.3 Chi phí sản xuất chung (TK 627)
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan
đến quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh ở các phân xưởng và bộ phận sản
xuất được theo dõi trên các tài khoản chi tiết. Chi phí sản xuất chung của công
ty gồm 2 phần: 1 phần là định phí và 1 phần là chi phí hỗn hợp.
Chi phí SXC trong công ty gồm có:
- CP nhân viên phân xưởng
- CP dụng cụ SX
- CP khấu hao TSCĐ
- CP dịch vụ mua ngoài
- CP bằng tiền khác
Trong đó: định phí gồm CP nhân viên phân xưởng, CP dụng cụ SX, CP
khấu hao TSCĐ và CP bằng tiền khác. Còn chi phí hỗn hợp là CP dịch vụ mua
ngoài.
Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất chung của sản phẩm Ofcin 200mg trong
6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Tháng
ĐVT
Số
lượng
Định phí
Chi phí hỗn
hợp
1
hộp
29.411
12.469,49
22.817,51
35.287
2
hộp
30.431
13.089,29
23.439,71
36.529
3
hộp
42.251
20.085,09
30.649,91
50.735
4
hộp
33.920
15.170
25.568
40.738
5
hộp
37.244
17.141,36
27.595,64
44.737
6
hộp
28.275
11.811,45
22.124,55
33.936
201.532
89.766,68
152.195,32
241.962
Tổng
42
Tổng CP
SXC
Bảng 4.5: Tổng hợp chi phí sản xuất chung của sản phẩm Kefcin 250mg
trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Tổng CP
SXC
ĐVT
Số lượng
1
hộp
6.183
5.925,6
6.590,4
12.516
2
hộp
5.041
4.492.2
5.676,8
10.169
3
hộp
7.085
7.101
7.312
14.413
4
hộp
9.150
9.661
8.964
18.625
5
hộp
8.900
9.452
8.764
18.216
6
hộp
8.033
8.214,6
8.070,4
16.285
44.392
44.846,4
45.377,6
90.224
Tổng
Định phí
Chi phí
hỗn hợp
Tháng
Bảng 4.6: Tổng hợp chi phí sản xuất chung của sản phẩm Rovas 1,5 IU
trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Tháng
ĐVT
Số lượng
Định phí
Chi phí
hỗn hợp
1
hộp
23.883
17.466,58
17,333.42
34.800
2
hộp
22.423
15.572,78
16,720.22
32.293
3
hộp
34.928
30.172,68
21.972,32
52.145
4
hộp
24.947
18.266,7
17,780.30
36.047
5
hộp
31.226
25601,52
20,417.48
46.019
6
hộp
24.545
17.893,54
17,611.46
35.505
161.952
124.973,8
111.835,2
236.809
Tổng
Tổng CP
SXC
4.1.3.1 Biến phí sản xuất chung
Biến phí sản xuất chung bao gồm: chi phí phục vụ sản xuất, chi phí nhiên
liệu, bốc xếp, vận chuyển,… Biến phí sản xuất chung tùy thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó sản phẩm nào có số lượng càng nhiều thì sẽ góp phần giảm chi phí
sản xuất đơn vị, ngoài ra biến phí sản xuất chung còn phụ thuộc vào giá cả
nhiên liệu, điện, nước,…
43
Qua tính toán (phụ lục 1, 2, 3 trang 69, 70, 71 ) tách biến phí và định phí
sản xuất chung hỗn hợp theo phương pháp bình phương bé nhất thì được kết
quả biến phí sản xuất chung như sau:
Bảng 4.7: Tình hình biến phí sản xuất chung đơn vị từng mặt hàng của
công ty trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Số lượng tiêu
thụ
Biến phí
SXC đơn vị
Sản phẩm
Biến phí SXC
Ofcin 200mg
122.934,5
201.532
0,61
Kefcin 250mg
35.513,6
44.392
0,8
Rovas 1,5 IU
68.019,8
161.952
0,42
Qua bảng trên ta thấy sản phẩm Kefcin 250mg có biến phí SXC đơn vị
cao nhất, nhưng vì sản lượng tiêu thụ thấp nên tổng biến phí SXC cũng thấp.
Kế tiếp là sản phẩm Ofcin 200mg và sản phẩm có biến phí SXC đơn vị thấp
nhất là Rovas 1,5 IU. Vì sản lượng bán ra của Ofcin 200mg cao nhất nên tuy
biến phí SXC không quá cao nhưng tổng biến phí SXC của nó lại cao hơn 2
sản phẩm còn lại.
4.1.3.2 Định phí sản xuất chung
Chi phí bất biến là những chi phí mang tính chất cố định dù mức độ hoạt
động của Công ty có thay đổi, do vậy dù hoạt động ít hay nhiều thì Công ty
vẫn phải gánh mức chi phí này.
Định phí sản xuất chung bao gồm lương quản lý phân xưởng, chi phí vật
liệu, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…
Qua tính toán xác định định phí bằng phương pháp bình phương bé nhất
(phụ lục 1, 2, 3) thì được kết quả định phí sản xuất chung như sau:
Bảng 4.8: Tình hình định phí sản xuất chung từng mặt hàng của công ty
trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm
Định phí sản xuất chung
Ofcin 200mg
29.260,8
Kefcin 250mg
9.864
Rovas 1,5 IU
43.815,36
44
Tuy không chịu ảnh hưởng của từng đơn vị sản phẩm nhưng do sàn
phẩm Rovas 1,5 IU là 1 trong những sản phẩm chủ lực của công ty trong
nhóm thuốc kháng sinh nên công ty đầu tư cho sản phẩm này cao hơn dẫn đến
định phí sản xuất chung của sản phẩm này cao hơn 2 sản phẩm còn lại. Sản
phẩm Rovas 1,5 IU có định phí SXC cao nhất 43.815.360 đồng ,kế tiếp là sản
phẩm Ofcin 200mg có định phí SXC 29.260.800 đồng và thấp nhất là Kefcin
250mg với 9.864.000 đồng.
4.1.4 Chi phí bán hàng (TK 642)
4.1.4.1 Biến phí bán hàng
Biến phí bán hàng bao gồm: chi phí dịch vụ thuê ngoài, hoa hồng cho đại
lý, chi phí vận chuyển, bốc vác, fax…
Chi phí sản xuất chung bao gồm 2 phần: 1 phần là định phí và 1 phần là
chi phí hỗn hợp, nhưng chi phí bán hàng thì tất cả chi phí trong nó đều là chi
phí hỗn hợp. Qua tính toán (phụ lục 1, 2, 3 trang 69, 70, 71) xác định được
biến phí bán hàng như sau:
Bảng 4.9: Tình hình biến phí bán hàng đơn vị từng mặt hàng của công ty
trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
Số lượng tiêu
thụ
Biến phí BH
Biến phí BH
đơn vị
705.362
201.532
3,5
780.855,3
44.392
17,59
728.784
161.952
4,5
Biến phí bán hàng đơn vị của sản phẩm Kefcin 250mg chiếm cao nhất
với 17.590 đ/sản phẩm, vì đây không phải là dòng sản phẩm chủ lực nằm
trong nhóm này nên số lượng tiêu thụ bán ra không cao cho nên công ty đã
dùng những chính sách bán hàng, đầu tư vào biến phí bán hàng để nhằm nâng
cao sản lượng bán ra của dòng sản phẩm này. Kế tiếp là sản phẩm Rovas 1,5
IU với biến phí BH đơn vị là 4.500 đồng và biến phí BH đơn vị của sản phẩm
Ofcin 200mg là thấp nhất với 3.500 đồng.
45
4.1.4.2 Định phí bán hàng
Định phí bán hàng bao gồm chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo,chi phí
khấu hao tài sản tại bộ phận bán hàng, chi phí lương, điện, nước, chi phí bán
hàng khác,… Qua tính toán (phụ lục 1, 2, 3 trang 69, 70, 71) xác định được
định phí bán hàng như sau:
Bảng 4.10: Tình hình định phí bán hàng từng mặt hàng của công ty trong
6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm
Định phí bán hàng
Ofcin 200mg
124.062
Kefcin 250mg
187.968,6
Rovas 1,5 IU
748.116
Phần biến phí bán hàng công ty đã đầu tư vào sản phẩm có lượng tiêu thụ
thấp để nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ của dòng sản phẩm Kefcin 250mg,
định phí của dòng sản phẩm này cũng chiếm chi phí cao nhưng vẫn thấp hơn
dòng sản phẩm chủ lực nằm trong cùng 1 nhóm là Rovas 1,5 IU với
748.116.000 đồng và thấp nhất là định phí bán hàng của Ofcin 200mg với
124.062.000 đồng.
4.1.5 Chi phí quản lý (TK 641)
Chi phí quản lý là chi phí bất biến, phát sinh do sự tồn tại của nhiều bộ
phận, không gắn liền với bất kỳ một bộ phận riêng biệt nào. Chi phí này của
công ty gồm nhiều khoản chi phí như: khấu hao, lương nhân viên quản lý,
nhân viên văn phòng, văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiếp khách, công tác
phí,... Chi phí quản lý phân bổ cho các sản phẩm được phân bổ theo tiêu thức
doanh thu thực hiện của từng sản phẩm.
46
Bảng 4.11: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp từng mặt hàng của
công ty trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ofcin 200mg
242.368
Kefcin 250mg
160.670
Rovas 1,5 IU
462.491
Nguồn: Phòng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Từ bảng 4.9 trên ta thấy, sản phẩm Rovas 1,5 IU có chi phí quản lý cao
nhất là 462.491.000 đồng, sản phẩm Ofcin 200 mg có chi phí quản lý thấp
hơn, ớ mức 242.368.000 đồng và thấp nhất là sản phẩm Kefcin 250mg với chi
phí quản lý là 160.670.000 đồng.
4.2 TỔNG HỢP CHI PHÍ
Từ các bảng dữ liệu trên, ta có bảng tổng hợp chi phí của mỗi loại sản
phẩm qua bảng sau:
Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí theo sản lượng của từng mặt hàng của công
ty trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Số lượng tiêu thụ
Chi phí khả biến
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Chi phí bán hàng
Tổng
CPKB đơn vị
Chi phí bất biến
CPBB SXC
CPBB BH
CP QL
Tổng
Ofcin 200 mg
201.532
Kefcin 250 mg
44.392
Rovas 1,5 IU
161.952
1.246.065
60.043
122.934,5
705.362
2.134.404,5
10,591
912.196
16.991
35.513,6
780.855,3
1.745.556
39,321
2.965.961
31.029
68.019,8
728.784
3.793.793,8
23,425
119.027,5
124.062
242.368
485.457,5
54.710,4
187.968,6
160.670
403.349
168.789,2
748.116
462.491
1.379.396,2
47
Bảng 4.13: Tổng hợp, cơ cấu chi phí của từng mặt hàng của Công ty
trong 6 tháng đầu năm 2014
Ofcin 200 mg
Kefcin 250 mg
Rovas 1,5 IU
Chỉ
Tổng
Tỷ lệ
Tổng
Tỷ lệ
Tổng
Tỷ lệ
tiêu
(đồng)
(%)
(đồng)
(%)
(đồng)
(%)
CPKB 2.134.404,5 81,47
1.745.556 81,23
3.793.793,8 73,34
CPBB
485.457,5 18,53
403.349 18,77
1.379.396,2 26,66
Tổng
2.619.862
100
2.148.905
100
5.173.190
100
CP
120.00%
100.00%
18.53%
18.77%
26.66%
80.00%
CPBB
60.00%
40.00%
CPKB
81.47%
81.23%
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
73.34%
20.00%
0.00%
Rovas 1,5 IU
Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu chi phí
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được chi phí khả biến của tất cả các sản
phẩm đều chiếm tỷ trọng khá cao so với chi phí bất biến, chiếm hơn 70%. Cơ
cấu chi phí khả biến và bất biến của các dòng sản phẩm này là gần nhau,
không có khác biệt nhiều, vì vậy cơ cấu chi phí ít ảnh hưởng đến việc ra quyết
định về số lượng sản phẩm. Đối với công ty thì chi phí nguyên vật liệu là chi
phí chủ yếu trong chi phí khả biến. Ta có thể thấy sản phẩm có kết cấu chi phí
tốt nhất là Rovas 1,5 IU (26,66%), vì chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn hơn
sản phẩm Kefcin 250mg (18,77%) và sản phẩm Ofcin 200mg (18,53%).
CPBB của sản phẩm nào chiếm tỷ trọng cao thì DOL cũng cao nên khi tăng
doanh thu thì lợi nhuận của sản phẩm sẽ tăng nhanh hơn các sản phẩm còn lại.
48
4.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
4.3.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
4.3.1.1 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí
Phân loại chi phí thành CPKB và CPBB nhằm để lập bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. Bảng tổng hợp này cho biết về
mối quan hệ của số dư đảm phí từng mặt hàng trong tất cả các mặt hàng của công ty 6 tháng đầu năm 2014.
Bảng 4.14: Báo cáo thu nhập dạng đảm phí của từng sản phẩm của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Ofcin 200mg
Chỉ tiêu
Doanh thu
CPKB
SDĐP
CPBB
Lợi nhuận
Tổng
2.982.666
2.134.404,5
848.261,5
485.457,5
362.804
Kefcin 250mg
Đơn vị
Tỷ lệ
(%)
14,800
10,591
4,209
100
71,56
28,44
Tổng
Đơn vị
2.367.831 53,339
1.745.556 39,321
622.275 14,018
403.349
218.926
Tỷ lệ
(%)
100
73,72
26,28
Nguồn: Tính toán của tác giả
49
Rovas 1,5 IU
Đơn
Tổng
vị
Tổng cộng
Tỷ lệ
(%)
5.674.737 35,040
100
3.793.793,8 23,425 66,85
1.880.943,2 11,615 33,15
1.379.396,2
501.547
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
11.025.234
7.673.754,3
3.351.479,7
100
69,6
30,4
Bảng trên thể hiện mối quan hệ của các chỉ tiêu như doanh thu, biến phí,
SDĐP và lợi nhuận theo từng sản phẩm. Nhìn chung công ty chủ yếu sử dụng
chi phí khả biến trong sản phẩm và các sản phẩm đều có chi phí khả biến cao.
Sản phẩm Rovas 1,5 IU có mức doanh thu lớn nhất, ở mức 5.674.737.000
đồng, đồng thời chi phí khả biến, chi phí bất biến cũng lớn nhất nên lợi nhuận
do sản phẩm này đem lại cũng lớn nhất 501.547.000 đồng. Kế tiếp là sản
phẩm Ofcin 200mg có doanh thu là 2.982.666.000 đồng và cuối cùng là sản
phẩm Kefcin 2500mg có doanh thu 2.367.831.000 đồng.
SDĐP được dùng trước hết để bù đắp định phí và phần còn lại là lợi
nhuận. Ta không thể kết luận là mặt hàng nào có SDĐP đơn vị cao hơn thì
đem lại lợi nhuận nhiều hơn được vì lợi nhuận còn liên quan đến các yếu tố
khác, khi mỗi sản phẩm có giá bán và sản lượng tiêu thụ khác nhau, và mỗi
sản phẩm phải chịu mức chi phí khác nhau. Để có cái nhìn toàn diện và khách
quan hơn cũng như cung cấp các thông tin chính xác cho các nhà quản trị , ta
cần xem xét và phân tích tỷ lệ số dư đảm phí.
Ý nghĩa của tỷ lệ SDĐP là cho biết trong 100 đồng doanh thu thì công ty
có bao nhiêu đồng biến phí và bao nhiêu đồng SDĐP. Qua tính toán ta thấy
SDĐP trung bình là 30,4%, điều đó có nghĩa là bình quân trong 100 đồng
doanh thu của 3 sản phẩm, thì trong đó có 69,6 đồng biến phí, còn lại là SDĐP
chỉ có 30,4 đồng để bù đắp định phí và đem lại lợi nhuận cho công ty. Nhìn
vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ SDĐP của từng mặt hàng không giống nhau.
Phân tích SDĐP của dòng sản phẩm Rovas 1,5 IU thì ta thấy sản phẩm này có
SDĐP lớn nhất và cũng là mặt hàng đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty
so với 2 mặt hàng còn lại. Để biết được dòng sản phẩm nào mang lại nhiều lợi
nhuận cho công ty thì nhà quản trị không những dựa vào SDĐP mà còn dựa
vào tỷ lệ SDĐP của dòng sản phẩm đó để có thể đưa ra quyết định phù hợp
50
80.00%
73.72%
71.56%
66.85%
70.00%
60.00%
50.00%
Tỷ lệ CPKB
40.00%
30.00%
33.15%
28.44%
Tỷ lệ SDĐP
26.28%
20.00%
10.00%
0.00%
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ chi phí khả biến và tỷ lệ số dư đảm phí của từng sản
phẩm trong 6 tháng đầu năm 2014
4.3.1.2 Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD)
Đòn bẩy kinh doanh cho biết lợi nhuận sẽ tăng giảm bao nhiêu % khi
doanh số bán tăng (giảm) 1%.
Bảng 4.15: Đòn bẩy kinh doanh từng sản phẩm của công ty trong 6 tháng
đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
Tổng
Số dư đảm phí
Lợi nhuận
Đòn bẩy
kinh doanh
848.261,5
362.804
2,34
622.275
218.926
2,84
1.880.943,2
501.547
3,75
3.351.479,7
1.083.277
3,09
Tỷ số giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi mà công ty sử dụng đã
quyết định đòn cân hoạt động bao nhiêu, một công ty có tỷ số chi phí cố định
so với chi phí biến đổi lớn hơn thì được cho là sử dụng đòn bẩy hoạt động
nhiều hơn. Và ngược lại nếu chi phí biến đổi của một công ty lớn hơn chi phí
cố định thì công ty được cho là có đòn bẩy hoạt động ít hơn. Đặc điểm ngành
mà công ty đang hoạt động cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc công ty
quyết định nên sử dụng bao nhiêu đòn bẩy là phù hợp. Với bảng số liệu trên ta
có thể thấy được độ lớn ĐBKD của sản phẩm Rovas 1,5 IU là cao nhất (3,75).
Tuy nhiên, không phải cứ độ lớn ĐBKD càng cao thì càng có lợi.
51
Vì vậy chỉ dựa vào độ lớn đòn bẩy kinh doanh để đưa ra một kết luận
chính xác, làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh thì chưa đủ, nên các
nhà quản lý cần phải biết lựa chọn một kết cấu mặt hàng phù hợp để lợi nhuận
ngày càng tăng lên cùng với doanh thu.
4.3.2 Phân tích điểm hòa vốn
4.3.2.1 Xác định điểm hòa vốn và vẽ đồ thị
a) Sản lượng hòa vốn
Bảng 4.16: Sản lượng hòa vốn của từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm
2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm
Đơn vị
tính
Chi phí bất
biến
Số dư đảm phí
đơn vị
Sản lượng
hòa vốn
Ofcin 200mg
hộp
485.457,5
4,209
115.338
Kefcin 250mg
hộp
403.349
14,018
28.774
Rovas 1,5 IU
hộp
1.379.396,2
11,615
118.760
Nguồn: Tính toán của tác giả
Sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng là khác nhau, Đối với sản phẩm
Ofcin 200mg thì cần tiêu thụ 115.338 sản phẩm thì mới hòa vốn, còn Kefcin
250mg thì cần 28.774 sản phẩm và Rovas 1,5 IU muốn hòa vốn thì cần
118.760 sản phẩm. Mặt hàng nào có CPBB càng lớn thì sản lượng hòa vốn sẽ
càng nhiều để bù đắp CPBB đó. Tại mức sản lượng hòa vốn công ty sẽ không
có lời và cũng không lỗ, nếu công ty muốn có lợi nhuận thì sản lượng bán ra
phải vượt qua sản lượng hòa vốn.
b) Doanh thu hòa vốn
Bảng 4.17: Doanh thu hòa vốn từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm
2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm
Sản lượng
hòa vốn
Giá bán 1 đơn vị
sản phẩm
Doanh thu
hòa vốn
Ofcin 200mg
115.338
14,800
1.707.002,4
Kefcin 250mg
28.774
53,339
1.534.776,4
Rovas 1,5 IU
118.760
35,040
4.161.350,4
Nguồn: Tính toán của tác giả
52
Cũng như sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng khác
nhau, nó phụ thuộc vào sản lượng hòa vốn và giá bán của từng mặt hàng. Sản
phẩm Ofcin 200mg có doanh thu hòa vốn là 1.707.002.400 đồng, còn Kefcin
250mg là 1.534.776.400 đồng và sản phẩm Rovas 1,5 IU có doanh thu hòa
vốn là 4.161.350.400 đồng. Muốn doanh thu vượt mức doanh thu hòa vốn thì
công ty đã có những chính sách phù hợp để tăng sản lượng bán ra vượt mức
sản lượng hòa vốn.
c) Thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn
Bảng 4.18: Thời gian hòa vốn từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm
2014
ĐVT: 1.000 đồng
Mặt hàng
Doanh thu hòa vốn
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
1.707.002,4
1.534.776,4
4.161.350,4
2.982.666
2.367.831
5.674.737
Thời gian hòa vốn
(Ngày)
103
117
132
Tỷ lệ hòa vốn (%)
57,23
64,82
73,33
Doanh thu thực hiện
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo kết quả từ bảng tính toán trên ta thấy, thời gian hòa vốn của Ofcin
200mg là nhanh nhất, kế đó là Kefcin 250mg và cuối cùng là Rovas 1,5 IU có
thời gian hòa vốn lâu hơn. Các nhà quản trị thường quan tâm nhiều hơn đến
các dòng sản phẩm có thời gian hòa vốn nhanh hơn.
Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối
lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được
trong kỳ kinh doanh (giá bán không đổi). Tỷ lệ hòa vốn thể hiện thước đo của
sự rủi ro, khi tỷ lệ hòa vốn của các dòng sản phẩm ở mức khá cao thì độ rủi ro
của các mặt hàng này cũng cao. Trong khi sản lượng hòa vốn càng ít càng tốt
thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn. Vì tỷ lệ hòa vốn của sản
phẩm Ofcin 200mg thấp nhất so với 2 sản phẩm còn lại chứng tỏ kinh doanh
mặt hàng này an toàn hơn các mặt hàng khác.
53
d) Đồ thị hòa vốn
Bảng 4.19: Phân tích điểm hòa vốn
ĐVT: 1.000 đồng
Mặt hàng
Ofcin 200mg
Kefcin
250mg
Rovas 1,5 IU
SL tiêu
thụ (sp)
SL vượt
hòa vốn
(sp)
SL hòa
vốn (sp)
SDĐP đơn
vị
Lợi nhuận
201.532
115.338
86.194
4,209
362.804
44.392
28.774
15.618
14,018
218.926
161.952
118.760
43.192
11,615
501.547
Nguồn: Tính toán của tác giả
Sản phẩm Ofcin 200mg có:
Phương trình đường doanh thu: ydt = 14,8x
Phương trình đường tổng chi phí: ytcp = 10,591x + 485.457,5
Phương trình đường định phí: ydp = 485.457,5
Công suất tối đa mà doanh nghiệp sản xuất được trong 6 tháng đầu năm
2014 ( hay phạm vi phù hợp của đồ thị ) là 358.726 sản phẩm Ofcin 200mg
1.000 đ
ydt = 14,8x
Vùng lời
ytcp = 10,591x+485.457,5
1.707.002,4
Điểm hòa vốn
Vùng lỗ
ydp = 485.457,5
485.457,5
115.338
358.726
Hình 4.3 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Ofcin 200mg
54
Số sản phẩm
Tại giao điểm của đường doanh thu và đường tổng chi phí chính là điểm
hòa vốn và tại điểm này doanh thu bằng với tổng chi phí. Đồ thị cho thấy công
ty muốn hòa vốn thì sản lượng phải ở mức là 115.338 sản phẩm, khi đó doanh
thu là 1.707.002.400 đồng. Khi vượt qua điểm hòa vốn, phía trên bên phải thì
sản phẩm này bắt đầu có lợi nhuận. Tại mức sản lượng 201.532 thì lợi nhuận
là 362.804.000 đồng chính là số dư đảm phí của mức sản lượng vượt qua điểm
hòa vốn.
Sản phẩm Kefcin 250mg có:
Phương trình đường doanh thu: ydt = 53,339x
Phương trình đường tổng chi phí: ytcp = 39,321x + 403.349
Phương trình đường định phí: ydp = 403.349
Công suất tối đa mà doanh nghiệp sản xuất được trong 6 tháng đầu năm
2014 ( hay phạm vi phù hợp của đồ thị ) là 62.568 sản phẩm Kefcin 250mg
1.000 đ
ydt = 53,339x
Vùng lời
ytcp = 39,321x+403.349
1.534.776,4
Điểm hòa vốn
Vùng lỗ
ydp = 403.349
403.349
28.774
62.568 Số sản phẩm
Hình 4.4 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Kefcin 250mg
Tại giao điểm của đường doanh thu và đường tổng chi phí chính là điểm
hòa vốn và tại điểm này doanh thu bằng với tổng chi phí. Đồ thị cho thấy công
ty muốn hòa vốn thì sản lượng phải ở mức là 28.774 sản phẩm, khi đó doanh
thu là 1.534.776.400 đồng. Khi vượt qua điểm hòa vốn, phía trên bên phải thì
sản phẩm này bắt đầu có lợi nhuận. Tại mức sản lượng 44.392 thì lợi nhuận là
55
218.926.000 đồng chính là số dư đảm phí của mức sản lượng vượt qua điểm
hòa vốn.
Sản phẩm Rovas 1,5 IU có:
Phương trình đường doanh thu: ydt = 35,04x
Phương trình đường tổng chi phí: ytcp = 23,425x + 1.379.396,2
Phương trình đường định phí: ydp = 1.379.396,2
Công suất tối đa mà doanh nghiệp sản xuất được trong 6 tháng đầu năm
2014 ( hay phạm vi phù hợp của đồ thị ) là 262.298 sản phẩm Rovas 1,5 IU
1.000 đ
ydt = 35,04x
Vùng lời
ytcp = 23,4x+1.379.396,2
4.161.350,4
Điểm hòa vốn
Vùng lỗ
ydp = 1.379.396,2
1.379.396,2
118.760
262.298
Hình 4.5 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Rovas 1,5 IU
Số sản phẩm
Tại giao điểm của đường doanh thu và đường tổng chi phí chính là điểm
hòa vốn và tại điểm này doanh thu bằng với tổng chi phí. Đồ thị cho thấy công
ty muốn hòa vốn thì sản lượng phải ở mức là 118.760 sản phẩm, khi đó doanh
thu là 4.161.350.400 đồng. Khi vượt qua điểm hòa vốn, phía trên bên phải thì
sản phẩm này bắt đầu có lợi nhuận. Tại mức sản lượng 161.952 thì lợi nhuận
là 501.547.000 đồng chính là số dư đảm phí của mức sản lượng vượt qua điểm
hòa vốn
4.3.2.2 Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được vượt qua
mức doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thể hiện tính an toàn
56
càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạch đó, chỉ tiêu tỷ lệ doanh
thu an toàn cũng đánh giá sự rủi ro trong kinh doanh.
Bảng 4.20: Doanh thu an toàn từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm
2014
ĐVT: 1.000 đồng
Mặt hàng
Doanh thu thực hiện
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
2.982.666
2.367.831
5.674.737
Doanh thu hòa vốn
1.707.002,4
1.534.776,4
4.161.350,4
Doanh thu an toàn
1.275.663,6
833.054,6
1.513.386,6
42,77
35,18
26,67
Tỷ lệ số dư an toàn
(%)
Nguồn: Tính toán của tác giả
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được vượt qua
mức doanh thu hòa vốn. Theo bảng trên ta thấy cả 3 sản phẩm đều vượt mức
hòa vốn và mang lại lợi nhuận cho công ty. Sản phẩm nào có mức doanh thu
an toàn càng cao thì sản phẩm đó càng tốt. Cụ thể là sản phẩm Rovas 1,5 IU
có mức doanh thu an toàn cao nhất là 1.513.386.600 đồng, kết tiếp là sản
phẩm Ofcin 200mg với doanh thu an toàn là 1.275.663.600 đồng và mức
doanh thu an toàn thấp nhất là sản phẩm Kefcin 250mg với 833.054.600 đồng.
Tuy nhiên, nếu chỉ dùng số dư an toàn để so sánh sự an toàn giữa các
mặt hàng là chưa đủ, bởi vì quy mô hoạt động cũng như giá trị của từng loại
sản phẩm là khác nhau. Vì vậy, để có sự đánh giá chính xác về độ an toàn của
các dòng sản phẩm ta hãy xem xét thêm chỉ tiêu tỳ lệ số dư an toàn của sản
phẩm đó. Từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ số dư an toàn hay tỷ lệ doanh thu an toàn
của sản phẩm Rovas 1,5 IU là thấp nhất, chứng tỏ độ rủi ro trong kinh doanh
của sản phẩm này sẽ thấp hơn các sản phẩm còn lại.
4.3.3 Phân tích tình hình kinh doanh các dòng sản phẩm của công ty
Công ty cổ phần Dược Hậu Giang có hơn 270 sản phẩm được đăng ký
lưu hành trên cả nước với nhiều sản phẩm ưu thế, được sự tín nhiệm của các
nhà cung ứng và sự tin tưởng của khách hàng đã tạo nên thương hiệu và sự
thành công của công ty. Phân tích 3 sản phẩm của công ty là Ofcin 200mg,
Kefcin 250mg và Rovas 1,5 IU; 3 sản phẩm này thuộc cùng 1 nhóm thuốc là
nhóm kháng sinh. Phân tích chi phí của 3 mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm
2014, đồng thời so sánh số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động
về tình hình kinh doanh của công ty.
57
Bảng 4.21: Sản lượng tiêu thụ và doanh thu các mặt hàng của DHG từ năm 2011 đến năm 2013
ĐVT: 1.000 đồng
Mặt hàng
Ofcin
200mg
Kefcin
250mg
Rovas 1,5
IU
Tổng
Năm 2011
Đơn
vị
tính
Số
lượng
hộp
Năm 2012
Năm 2013
2012/2011
2013/2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
6.685.625
1.164.209
22,11
256.943
4,00
86.718
4.625.550
2.827.874 106,38
-860.492
-15,69
12.829.053
360.767
12.641.291
-2.095.724
-14,04
-187.762
-1,46
24.743.777
899.216
23.952.466
1.896.359
8,26
-791.311
-3,2
Doanh thu
Số lượng
Doanh thu
Số lượng
Doanh thu
355.708
5.264.473
434.370
6.428.682
451.731
hộp
49.834
2.658.168
102.850
5.486.042
hộp
425.935
14.924.777
366.126
831.477
22.847.418
903.346
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
58
Tỷ lệ
(%)
Từ số liệu bảng trên, ta thấy sản lượng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 có
sự tăng, giảm không giống nhau; cụ thể là năm 2012, doanh thu và sản lượng
tăng so với năm 2011 là 1.896.359.000 đồng, tương ứng tăng 8,26%, nhưng
năm 2013 có sự giảm sút về sản lượng và doanh thu so với năm 2012, cụ thể là
sản lượng giảm 4.130 sản phẩm và doanh thu giảm 791.311.000 đồng, tương
ứng giảm 3,2%. Sự giảm sút này là do 2 sản phẩm Kefcin 250mg và Rovas 1,5
IU có sản lượng năm 2013 giảm so với năm 2012, nên kéo theo doanh thu
cũng giảm; cụ thể năm 2013 doanh thu của Kefcin 250mg giảm 860.492.000
đồng, tương ứng 15,69% và sản phẩm Rovas 1,5 IU giảm 187.762.000 đồng,
tương ứng 1,46%.
Tuy sản phẩm Ofcin 200mg đều tăng qua mỗi năm, nhưng sự tăng đó
chưa đủ lớn để có thể bù đắp cho sự giảm sút về doanh thu và sản lượng cùa 2
sản phẩm còn lại, nên xét về tổng thể 3 sản phẩm này thì doanh thu và sản
lượng năm 2013 giảm so với năm 2012, còn năm 2012 thì tăng so với năm
2011.
Sản lượng tiêu thụ năm 2013 giảm so với năm 2012 là do sự canh tranh
mạnh mẽ từ các công ty đối thủ cùng ngành và do công ty chưa kí kết được
nhiều hợp đồng mới như năm 2012. Sản lượng bán ra của sản phẩm Rovas 1,5
IU cao hơn hẳn 2 sản phẩm còn lại, là do Rovas 1,5 IU là một trong những sản
phẩm chủ lực của công ty trong nhóm sản phẩm thuốc kháng sinh.
16,000,000
14,000,000
12,000,000
10,000,000
Ofcin 200mg
8,000,000
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
6,000,000
4,000,000
2,000,000
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Hình 4.6 Biểu đồ biểu diễn doanh thu từng mặt hàng từ năm 2011 – 2013
59
Bảng 4.22: Sản lượng tiêu thụ và doanh thu các mặt hàng của DHG 6
tháng đầu năm 2013 & 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Mặt hàng
Ofcin
200mg
Kefcin
250mg
Rovas 1,5
IU
Tổng
Đơn
vị
tính
6 tháng đầu năm 2013
hộp
Số
lượng
6 tháng đầu năm 2014
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu
Số lượng
Doanh thu
182.139
2.695.659
201.532
2.982.666
287.007 10,65
hộp
46.047
2.456.162
44.392
2.367.831
-88.331
hộp
145.540
5.099.706
161.952
5.674.737
575.031 11,28
373.726
10.251.527
407.876
11.025.234
773.707
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh thu của 3 mặt hàng trong 6 tháng đầu năm
2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng 773.707.000 đồng, tương ứng 7,55%.
Cụ thể doanh thu của sản phẩm Ofcin 200mg tăng 287.007.000 đồng, tuơng
ứng 10,65%, Kefcin 250 mg giảm 88.331.000 đồng, tương ứng 3,6% và sản
phẩm Rovas 1,5 IU tăng 575.031.000 đồng, tương ứng 11,28%. Tuy sản phẩm
Kefcin 250mg có số lượng và doanh thu giảm, cụ thể doanh thu giảm 3,6%,
nhưng sự giảm đó không đáng kể so với sự tăng về số lượng và doanh thu của
2 sản phẩm còn lại, nên xét về tổng thể 3 sản phẩm thì số lượng của 6 tháng
đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, vì sản lượng tăng nên dẫn
đến sự tăng lên của doanh số bán. Sự tăng lên về sản lượng tiêu thụ 6 tháng
đầu năm 2014 là do công ty có sự mở rộng về thị trường, đầu tư hợp lý vào
những khoản chi phí và đồng thời chứng tỏ chất lượng sản phẩm của công ty
đang được nhiều đối tác công nhận và người tiêu dùng tin tưởng. Trong bối
cảnh kinh tế ngày càng phát triển với sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các công ty
cùng ngành, sức mua và tiêu dùng giảm mạnh, nhưng sản lượng vẫn tăng
chứng tỏ công ty luôn có những chính sách tích cực, cách quản lý, đầu tư hợp
lý, luôn nỗ lực phấn đấu để thực hiện chiến lược kinh doanh một cách tốt nhất
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
60
-3,60
7,55
6,000,000
5,000,000
4,000,000
6 tháng đầu năm 2013
3,000,000
6 tháng đầu năm 2014
2,000,000
1,000,000
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
Hình 4.7 Biểu đồ biểu diễn doanh thu từng mặt hàng trong 6 tháng đầu
năm 2013 và 2014
Việc đưa bảng so sánh về doanh thu và số lượng bán ra qua các năm gần
đây ở trên, để thấy được khi số lượng bán ra thay đổi sẽ ảnh hưởng thế nào
đến doanh thu qua mỗi kì. Dựa trên sự thay đổi đó để đề ra các phương án phù
hợp khi thay đổi chỉ tiêu nào đó như sản lượng, giá bán hay chi phí.
4.3.4 Ứng dụng mô hình mối quan hệ CVP vào lựa chọn phương án
kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh các nhà quản trị thường phải xem xét, đánh
giá hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều khía cạnh khác nhau, các yếu tố tác
động hay các mối quan hệ giữa các yếu tố để tìm ra một phương án kinh
doanh phù hợp nhất trong ngắn hạn hoặc dài hạn đối với Công ty. Trong quá
trình phân tích mô hình mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nhận
thấy kết cấu chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của từng
mặt hàng.
Đối với nhà quản trị thì việc đoán trước được mọi sự việc trong tương lai
để đưa ra quyết định ở thời điểm hiện tại là vô cùng quan trọng. Để phóng
đoán được những vấn đề trong tương lai thì phải dựa trên những kinh nghiệm
và số liệu trong quá khứ. Câu hỏi được đặt ra là: “Chúng ta cần bán bao nhiêu
sản phẩm để hòa vốn?” và để mang lại lợi nhuận cho công ty cần có những
chính sách gì. Các yếu tố như giá bán hay chi phí đều có thể biết được một
cách tương đối chính xác, còn lượng hàng bán ra lại thường rất khó đoán.
Trong khi đó, lợi nhuận của một DN lại phụ thuộc trước tiên vào số lượng bán
ra trên thị trường, nên cả 3 phương án sau đây đều có sự thay đổi về sản lượng
61
bán ra, cụ thể là những chính sách, giải pháp đề ra nhằm mục đích tăng sản
lượng. Các phương án kinh doanh cho 6 tháng cuối năm 2014 được đề xuất
như sau:
a) Phương án 1: Tăng hoa hồng 300đ/sp, sản lượng tăng 15%
Mức độ cạnh tranh của các công ty trên thị trường là vô cùng khốc liệt,
cũng như sự nhập cuộc của các đối thủ tiềm tàng nhằm tranh giành khách hàng
để mở rộng thị phần, hướng người tiêu dùng đến với sản phẩm của công ty
nhiều hơn với mục đích tăng sản lượng bán ra. Người mua là người có quyền
lực nhất khi hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào họ, nhưng chính
họ lại không phụ thuộc vào công ty. Do đó công ty cần có những chiến lược
tốt để giữ chân khách hàng thân quen và tìm kiếm những khách hàng mới.
Để mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty, bộ phận kế hoạch
quyết định thực hiện chính sách đầu tư thêm chi phí hoa hồng choa đại lý
nhằm nâng cao số lượng bán ra của công ty. Chiến dịch này đòi hỏi tăng chi
phí hoa hồng lên 300đ/sp, hay nói cách khác tăng chi phí khả biến đơn vị lên
300đ thì sản lượng tiêu thụ 6 tháng cuối năm 2014 tăng lên 15% so với 6
tháng đầu năm 2014, điều này có giúp công ty tăng thêm lợi nhuận hay
không? Để biết được điều đó ta xem bảng sau:
Bảng 4.23: Báo cáo thu nhập trường hợp thay đổi CPKB 300đ/sp và sản lượng
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
Doanh thu tăng thêm
447.411,6
355.178,3
851.287,8
CPKB tăng thêm
389.715,4
277.135,7
624.868,8
SDĐP tăng thêm
57.696,2
78.042,6
226.419
CPBB tăng thêm
0
0
0
57.696,2
78.042,6
226.419
Lợi nhuận tăng thêm
Tổng lợi nhuận tăng
thêm của 3 sản phẩm
362.157,8
Nguồn: Tính toán của tác giả
Về chi phí, đối với phương án này Công ty phải gánh chịu một phần chi
phí đầu tư vào hoa hồng cho đại lý, đó là sự tăng lên của chi phí khả biến.
Nhưng bù lại về doanh thu, có sự tăng lên đáng kể do sự tăng lên của sản
lượng là 15%, dẫn đến SDĐP cũng tăng lên không những bù đắp được CPBB
62
mà còn mang về lợi nhuận cho công ty và lợi nhuận lúc này tăng lên so với 6
tháng đầu năm 2014.
Theo phương án này thì khi tăng chi phí khả biến đơn vị lên 300đ và sản
lượng tăng 15% thì các sản phẩm của công ty đều có lợi nhuận tăng thêm, cụ
thể sản phẩm Ofcin 200mg có lợi nhuận tăng thêm là 57.696.200 đồng, Kefcin
250mg là 78.042.600 đồng và Rovas 1,5 IU có lợi nhuận tăng thêm
226.419.000 đồng. Điều này chứng tỏ phương án kinh doanh này mang tính
khả thi nên công ty có thể áp dụng vì cả 3 dòng sản phẩm đều đem lại lợi
nhuận.
b) Phương án 2: Tăng hoa hồng 450đ/sp, sản lượng tăng 20%
Công ty dự kiến thực hiện chính sách tăng hoa hồng bán hàng cho đại lý
450đ/sp vào 6 tháng cuối năm 3014 nhằm khuyến khích đại lý bán hàng nhiều
hơn cho công ty, kết quả là sản lượng tăng lên 20%.
Về doanh thu, với phương án này cả 3 sản phẩm đều đem lại sự tăng lên
về doanh thu và cả lợi nhuận. Về chi phí, tuy công ty tốn kém 1 khoản chi phí
đầu tư nhưng lợi ích mang lại là sự tăng lên của số lượng bán ra, kéo theo sự
tăng lên của doanh thu. Nhưng câu hỏi được đặt ra là: “Sự tăng lên về doanh
thu đó, có đủ khiến lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2014 nhiều hơn lợi nhuận của
6 tháng đầu năm hay không?”
Bảng 4.24: Báo cáo thu nhập trường hợp thay đổi CPKB 450đ/sp và sản lượng
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
Doanh thu tăng thêm
596.536,4
473.537,5
1.135.006,7
CPKB tăng thêm
535.728,9
373.045,2
846.121,5
SDĐP tăng thêm
60.807,5
100.492,3
288.885,2
CPBB tăng thêm
0
0
0
60.807,5
100.492,3
288.885,2
Lợi nhuận tăng thêm
Tổng lợi nhuận tăng
thêm của 3 sản phẩm
450.185
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ bảng số liệu trên, nhìn chung ta thấy phương án kinh doanh này khả
thi, công ty nên áp dụng phương án này, cả 3 dòng sản phẩm đều mang lại lợi
nhuận và có sự tăng lên đáng kể về lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2014 so với 6
63
tháng đầu năm. Cụ thể, lợi nhuận của Ofcin 200mg tăng thêm 60.807.500
đồng, của Kefcin 250mg tăng 100.492300 đồng và sản phẩm Rovas 1,5 IU có
lợi nhuận tăng thêm 288.885.200 đồng.
c) Phương án 3: Tăng hoa hồng 650đ/sp, sản lượng tăng 25%
Theo khảo sát của phòng kế hoạch, muốn tăng sản lượng 6 tháng cuối
năm 2014, công ty dự định tăng chi phí hoa hồng cho đại lý là 650đ/sp. Sản
lượng tiêu thụ tăng lên 25%. Chính sách này sẽ làm tăng chi phí khả biến đơn
vị, dẫn đến SDĐP của từng đơn vị sản phẩm giảm 650 đồng/sp2.
Bảng 4.25: Báo cáo thu nhập trường hợp thay đổi CPKB 650đ/sp và sản lượng
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Ofcin 200mg
Kefcin 250mg
Rovas 1,5 IU
Doanh thu tăng thêm
745.676
591.950,1
1.418.760,6
CPKB tăng thêm
697.372
472.434,8
1.079.949,2
SDĐP tăng thêm
48.304
119.515,3
338.811,4
CPBB tăng thêm
0
0
0
48.304
119.515,3
338.811,4
Lợi nhuận tăng thêm
Tổng lợi nhuận tăng
thêm của 3 sản phẩm
506.630,7
Nguồn: Tính toán của tác giả
Về doanh thu, cả 3 dòng sản phẩm đều có doanh thu tăng thêm và phần
tăng thêm doanh thu đó là do sự tăng lên của sản lượng. Tuy nhiên, công ty
cũng đã tốn 1 khoản chi phí đầu tư để nâng cao số lượng bán ra. Công ty dự
đoán khi có chính sách tăng hoa hồng cho đại lý thì tâm lý của đại lý sẽ cố
gắng bán càng nhiều sản phẩm càng tốt, từ đó đại lý cũng sẽ có những chính
sách riêng để hướng khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty nhiều hơn, vì
vậy mà sản lượng bán ra của công ty cũng sẽ tăng lên, nếu thực hiện chính
sách này công ty đều thu được lợi nhuận từ các sản phẩm. Cụ thể, lợi nhuận
của Rovas 1,5 IU là cao nhất với lợi nhuận tăng thêm 338.811.400 đồng; kế đó
là Kefcin 250mg với 119.515.300 đồng tăng lên của lợi nhuận và cuối cùng là
Ofcin 200mg có lợi nhuận tăng 48.304.000 đồng. Vậy ta thấy là công ty có thể
áp dụng phương án kinh doanh này. Bảng trên còn cho thấy mức độ tăng chi
phí khả biến thấp hơn mức độ tăng doanh thu nên lợi nhuận tăng lên và phần
lợi nhuận tăng thêm cũng chính là phần tăng lên của số dư đảm phí.
Nhận xét, đánh giá các phương án:
64
- Các phương án đưa ra đều là những phương án thực tiễn và có tính ứng
dụng. Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên việc phân tích
chi tiết từng sản phẩm và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh chỉ mang
tính chất tương đối. Thông qua việc phân tích này có thể giúp công ty tìm ra
giải pháp tăng sản lượng tiêu thụ và chọn được phương án phù hợp và hiệu
quả nhất.
- Cả 3 phương án đều xét trên cùng 1 phương diện giống nhau đó là sự
thay đổi của chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến doanh thu và lợi nhuận của từng sản phẩm. Ưu, nhược điểm của các
phương án:
Ưu điểm:
+ Giữ chân được khách hàng cũ và tìm kiếm được khách hàng mới
+ Sản lượng tăng, doanh thu cũng tăng lên, dẫn đến lợi nhuận mang
lại tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2014
+ Giữ mối quan hệ tốt với các đại lý
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh
Nhược điểm
+ Công ty phải tốn 1 khoản chi phí đầu tư vào hoa hồng cho đại lý
- Qua 3 phương án trên, đối với ngắn hạn thì nên chọn phương án 3 vì
phương án này khả thi hơn và mang về lợi nhuận cao hơn 2 phương án còn lại.
Cụ thể, tổng lợi nhuận tăng thêm của phương án 1 là 362.157.800 đồng,
phương án 2 là 450.185.000 đồng và tổng lợi nhuận tăng thêm của 3 dòng sản
phẩm mà phương án 3 mang lại là 506.630.700 đồng. Tuy nhiên, phương án 3
có sản phẩm Ofcin 200mg mang lại lợi nhuận tăng thêm không cao bằng 2
phương án 1 và 2, nhưng bù lại 2 sản phẩm Kefcin 250mg và Rovas 1,5 IU có
lợi nhuận tăng thêm cao hơn hẳn phương án 1 và 2, nên xét về tổng thể thì
phương án 3 mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
65
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nghiên cứu ảnh
hưởng sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp lên chi phí, doanh thu và
lợi nhuận. Phân tích này còn xem xét sự thay đổi của giá bán, sản lượng, chi
phí lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích CVP là công cụ phân tích của
các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch và các tình huống ra quyết định. Để
có thể ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề tiên quyết là phải
kiểm soát chi phí, muốn vậy công ty phải biết được cơ cấu chi phí, ưu nhược
điểm của mình để có những biện pháp thích hợp với tình hình hoạt động. Hiểu
và vận dụng tốt mối quan hệ CVP sẽ giúp cho nhà quản trị ra quyết định đúng
đắn và chọn được phương án kinh doanh hiệu quả nhất để thu hút khách hàng.
Nhờ phân tích mô hình CVP còn giúp nhà quản trị có được những chiến lược
để giúp công ty phát triển lâu dài và bền vững. Doanh nghiệp cũng cần phải
tìm mọi biện pháp để mở rộng, phát triển thị trường, giảm chi phí và nâng cao
lợi nhuận.
Công ty bán ra được bao nhiêu sản phẩm mỗi kỳ để có thể hòa vốn? Lợi
nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu mở thêm chi nhánh? Giảm
giá thì doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ như thế nào? Nỗ lực cắt giảm chi
phí sản xuất sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá bán, doanh thu và lợi nhuận? Các kế
toán quản trị sẽ sử dụng “Phân tích CVP” để trả lời được các câu hỏi trên. Kế
toán quản trị là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp thì phân tích
CVP có ý nghĩa tương tự đối với nhà quản trị.
Qua tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tuy tình hình
kinh tế khó khăn, ảnh hưởng của chi phí, giá cả tăng cao, siết chặt tiêu dùng và
thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, nhưng công ty vẫn giải quyết được vấn
đề việc làm cho người lao động, tạo cho họ có công việc ổn định và chế độ
lương thưởng hợp lý. Mặc dù công ty chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn
hiện nay của nền kinh tế nhưng công ty đã và đang giữ được uy tín và thị phần
của mình trên thị trường, tin rằng trong tương lai công ty sẽ ngày càng phát
triển hơn.
66
5.2 KIẾN NGHỊ
Đối với hiệp hội sản xuất và kinh doanh dược phẩm Việt Nam
- Tăng cường đoàn kết, hợp tác giữa các hội viên nhằm bảo vệ các doanh
nghiệp phục vụ sản xuất và kinh doanh dược phẩm Việt Nam.
- Nắm chắc các diễn biến, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có sự
hỗ trợ kịp thời và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên.
- Cần xây dựng một chiến lược thông tin một cách hiệu quả để các doanh
nghiệp có thể bắt kịp được với tình hình thị trường thế giới.
- Nâng cao công tác xúc tiến thương mại, tư vấn, đào tạo, làm cầu nối
giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng.
- Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
dược phẩm, thiết lập các quan hệ hợp tác với các tổ chức sản xuất và kinh
doanh dược phẩm trên thế giới.
- Giúp các doanh nghiệp chủ động trong đối phó với việc thâm nhập thị
trường của các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với Nhà nước
- Nhà nước cần xây dựng những khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp
với tình hình thực tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh
doanh thuận lợi.
- Nhà nước cần triển khai các chương trình xúc tiến thương mại ngoài
nước, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị
trường mới nâng cao năng lực sản xuất.
- Tổ chức giao lưu, triển lãm, hội chợ sản phẩm dược phẩm Quốc tế để
các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
- Chính phủ nên có những chính sách phù hợp về vốn nhằm giúp công ty
có điều kiện kinh doanh tốt hơn, đồng thời Nhà nước cần có những chính sách
điều tiết, bình ổn giá cả thị trường nguyên vật liệu góp phần làm ổn định chi
phí.
Đối với địa phương
- Tạo điều kiện phát triển ngành nghề dược phẩm ở địa phương.
- Cơ quan môi trường ở địa phương tổ chức hướng dẫn công ty thực hiện
đúng các yêu cầu về xử lý môi trường, xử lý nước thải đảm bảo không gây ô
nhiễm.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phước Hương, 2013. Giáo trình kế toán quản trị. Cần Thơ: Nhà xuất
bản Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Thúy An, 2012. Giáo trình kế toán quản trị. Cần Thơ: Nhà xuất
bản Đại học Cần Thơ.
3. Phạm Văn Dược, 2006. Kế toán quản trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kế.
4. Huỳnh Lợi, 2007. Kế toán quản trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kế.
5. http://luanvan.co/luan-van/phan-tich-moi-quan-he-cpv-tai-cong-ty-cophan-nhua-da-nang-11541/
6. http://www.smarttrain.edu.vn/tintuc/573/Phan-loai-theo-cach-ung-xu-cuachi-phi.html
68
PHỤ LỤC 1
Tách biến phí và định phí từ chi phí sản xuất chung hỗn hợp, chi phí bán hàng của sản phẩm Ofcin 200mg
ĐVT: 1.000 đồng
Ofcin 200mg (CPSXCHH)
Ofcin 200mg (CPBH)
Tháng
X1
Y1
X12
X1Y1
X1
Y2
X1Y2
X12
1
29.411
22.817,51
671.085.786,61
865.006.921
29.411
123.615,5
3.635.655.470,5
865.006.921
2
30.431
23.439,71
713.293.815,01
926.045.761
30.431
127.185,5
3.870.381.950,5
926.045.761
3
42.251
30.649,91 1.294.989.347,41 1.785.147.001
42.251
168.555,5
7.121.638.430,5
1.785.147.001
4
33.920
867.266.560 1.150.566.400
33.920
139.397
4.728.346.240
1.150.566.400
5
37.244
27.595,64 1.027.772.016,16 1.387.115.536
37.244
151.031
5.624.998.564
1.387.115.536
6
28.275
22.124,55
799.475.625
28.275
119.639,5
3.382.806.862,5
799.475.625
201.532 152.195,32 5.199.979.176,44 6.913.357.244
201.532
829.424
28.363.827.518
6.913.357.244
Tổng
Ta có hệ phương trình:
25.568
625.571.651,25
201.532 a + 6.913.357.244 b = 5.199.979.176,44
6 a + 201.532 b = 152.195,32
=> a1 = 4.876,8 và b1 = 0,61
&
201.532 a + 6.913.357.244 b = 28.363.827.518
6 a + 201.532 b = 829.424
=> a2 = 20.677 và b2 = 3,5
(a1, a2, b1, b2 lần lượt là định phí SXC, định phí BH, biến phí SXC, biến phí BH)
69
PHỤ LỤC 2
Tách biến phí và định phí từ chi phí sản xuất chung hỗn hợp, chi phí bán hàng của sản phẩm Kefcin 250mg
ĐVT: 1.000 đồng
Kefcin 200mg (CPSXCHH)
Tháng
X3
Y3
X3Y3
Kefcin 200mg (CPBH)
X32
X3
Y4
X3Y4
X32
1
6.183
6.590,4
40.748.443,2
38.229.489
6.183 140.087,07
866.158.353,8
38.229.489
2
5.041
5.676,8
28.616.748,8
25.411.681
5.041 119.999,29
604.916.420,9
25.411.681
3
7.085
7.312
51.805.520
50.197.225
7.085 155.953,25
1.104.928.776
50.197.225
4
9.150
8.964
82.020.600
83.722.500
9.150 192.276,60
1.759.330.890
83.722.500
5
8.900
8.764
77.999.600
79.210.000
8.900 187.879,10
1.672.123.990
79.210.000
6
8.033
8.070,4
64.829.523,2
64.529.089
8.033 172.628,57
1.386.725.303
64.529.089
Tổng
44.392
45.377,6
346.020.435,2
341.299.984
44.392 968.823,88 7.394.183.733,76
341.299.984
Ta có hệ phương trình:
44.392 a + 341.299.984 b = 346.020.435,2
6 a + 44.392 b = 45.377,6
=> a3 = 1.644 và b3 = 0,8
&
44.392 a + 341.299.984 b = 7.394.183.733,76
6 a + 44.392 b = 968.823,88
=> a4 = 31.328,1 và b4 = 17,59
(a3, a4, b3, b4 lần lượt là định phí SXC, định phí BH, biến phí SXC, biến phí BH)
70
PHỤ LỤC 3
Tách biến phí và định phí từ chi phí sản xuất chung hỗn hợp, chi phí bán hàng của sản phẩm Rovas 1,5 IU
ĐVT: 1.000 đồng
Rovas 1,5 IU (CPSXCHH)
Rovas 1,5 IU (CPBH)
Tháng
X5
Y5
X52
X5Y5
X5
Y6
X5Y6
X52
1
23.883 17.333,42
413.974.069,86
570.397.689
23.883
232.159,5
5.544.665.338,5
570.397.689
2
22.423 16.720,22
374.917.493,06
502.790.929
22.423
225.589,5
5.058.393.358,5
502.790.929
3
34.928 21.972,32
767.449.192,96 1.219.965.184
34.928
281.862
9.844.875.936
1.219.965.184
4
24.947 17.780,30
443.565.144,10
622.352.809
24.947
236.947,5
5.911.129.282,5
622.352.809
5
31.266 20.417,48
637.556.230,48
975.063.076
31.266
265.203
8.281.228.878
975.063.076
6
24.545 17.611,46
432.273.285,70
602.457.025
24.545
235.138,5
5.771.474.482,5
602.457.025
161.952 111.835,2 3.069.735.416,16 4.493.026.712
161.952
1.476.900
40.411.767.276
4.493.026.712
Tổng
Ta có hệ phương trình:
161.952 a + 4.493.026.712 b = 3.069.735.416,16
6 a + 161.952 b = 111.835,2
=> a5= 7.302,56 và b5 = 0,42
&
161.952 a + 4.493.026.712 b = 40.411.767.276
6 a + 161.952 b = 1.476.900
=> a6 = 124.686 và b6 = 4,5
(a5, a6, b5, b6 lần lượt là định phí SXC, định phí BH, biến phí SXC, biến phí BH)
71
PHỤ LỤC 4
Phương án 1
ĐVT: 1.000 đồng
Ofcin 200mg
6T đầu
DT
2.982.666
CPKB 2.134.404,5
6T cuối
Kefcin 250mg
Chênh
lệch
6T đầu
14,8 x 231.762
447.411,6
= 3.430.077,6
10,891 x 231.762
389.715,4
= 2.524.119,9
3,909 x 231.762
57.696,2
= 905.957,7
2.367.831
1.745.556
6T cuối
53,339 x 51.051
= 2.723.009,3
39,621 x 51.051
= 2.022.691,7
13,718 x 51.051
= 700.317,6
Rovas 1,5 IU
Chênh
lệch
6T đầu
355.178,3
5.674.737
277.135,7
3.793.793,8
78.042,6
1.880.943,2
6T cuối
Chênh lệch
35,04 x 186.245
= 6.526.024,8
23,725 x 186.245
= 4.418.662,6
11,315 x 186.245
= 2.107.362,2
851.287,8
624.868,8
SDĐP
848.261,5
CPBB
485.457,5
485.457,5
0
403.349
403.349
0
1.379.396,2
1.379.396,2
0
362.804
420.500,2
57.696,2
218.926
316.968,6
78.042,6
501.547
727.966
226.419
LN
Ta có: Qmới = 1,15 x 201.532 = 231.762
CPKB đơn vị mới = 10,591 + 0,3 = 10,891
622.275
Ta có: Qmới = 1,15 x 44.392 = 51.051
CPKB đơn vị mới = 39,321 + 0,3 = 39,621
72
226.419
Ta có: Qmới = 1,15 x 161.952 = 186.245
CPKB đơn vị mới = 23,425 + 0,3 = 23,725
PHỤ LỤC 5
Phương án 2
ĐVT: 1.000 đồng
Ofcin 200mg
6T đầu
DT
2.982.666
CPKB 2.134.404,5
6T cuối
Kefcin 250mg
Chênh
lệch
6T đầu
14,08 x 241.838
596.536,4
= 3.579.202,4
11,041 x 241.838
535.728,9
= 2.670.133,4
3,759 x 241.838
60.807,5
= 909.069
2.367.831
1.745.556
6T cuối
53,339 x 53.270
= 2.841.368,5
39,771 x 53.270
= 2.118.601,2
13,568 x 53.270
= 722.767,3
Rovas 1,5 IU
Chênh
lệch
6T đầu
473.537,5
5.674.737
373.045,2
3.793.793,8
100.492,3
1.880.943,2
6T cuối
Chênh lệch
35,040 x 194.342
1.135.006,7
= 6.809.743,7
23,875 x 194.342
846.121,5
= 4.639.915,3
11,165 x 194.342
288.885,2
= 2.169.828,4
SDĐP
848.261,5
CPBB
485.457,5
485.457,5
0
403.349
403.349
0
1.379.396,2
1.379.396,2
0
362.804
423.611,5
60.807,5
218.926
319.418,3
100.492,3
501.547
790.432,2
288.885,2
LN
Ta có: Qmới = 1,2 x 201.532 = 241.838
CPKB đơn vị mới = 10,591 + 0,45 = 11.041
622.275
Ta có: Qmới = 1,2 x 44.392 = 53.270
CPKB đơn vị mới = 39,321 + 0,45 = 39,771
73
Ta có: Qmới = 1,2 x 161.952 = 194.342
CPKB đơn vị mới = 23,425 + 0,45 = 23,875
PHỤ LỤC 6
Phương án 3
ĐVT: 1.000 đồng
Ofcin 200mg
6T đầu
DT
2.982.666
CPKB 2.134.404,5
6T cuối
14,8 x 251.915
= 3.728.342
11,241 x 251.915
= 2.831.776,5
3,559 x 251.915
= 896.565,5
Kefcin 250mg
Chênh
lệch
6T đầu
745.676
2.367.831
697.372
1.745.556
48.304
622.275
6T cuối
53,339 x 55.490
= 2.959.781,1
39,971 x 55.490
= 2.217.990,8
13,368 x 55.490
= 741.790,3
Rovas 1,5 IU
Chênh
lệch
6T đầu
591.950,1
5.674.737
472.434,8
3.793.793,8
119.515,3
1.880.943,2
6T cuối
Chênh lệch
35,04 x 202.440
1.418.760,6
= 7.093.497,6
24,075 x 202.440
1.079.949,2
= 4.873.743
10,965 x 202.440
338.811,4
= 2.219.754,6
SDĐP
848.261,5
CPBB
485.457,5
485.457,5
0
403.349
403.349
0
1.379.396,2
1.379.396,2
0
362.804
411.108
48.304
218.926
338.441,3
119.515,3
501.547
840.358,4
338.811,4
LN
Ta có: Qmới = 1,25 x 201.532 = 251.915
CPKBđơn vị mới = 10,591 + 0,65 = 11,241
Ta có: Qmới = 1,25 x 44.392 = 55.490
CPKBđơn vị mới = 39,321 + 0,65 = 39,971
74
Ta có: Qmới = 1,25 x 161.952 = 202.440
CPKBđơn vị mới = 23,425 + 0,65 = 24,075
75
[...]... hóa lợi nhuận Kỹ thuật phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận còn mang tính dự báo thông qua những số liệu giúp điều hành hoạt động hiện tại và hoạch định cho tương lai Tất cả những điều cần thiết trên, cho thấy mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là vô cùng quan trọng Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty cổ phần Dược. .. tiêu phân tích mối quan hệ CVP Mục đích của phân tích CVP là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí. .. hạn chế trong việc phân tích CVP Do tính phức tạp trong loại hình hoạt động của Công ty là kinh doanh nhiều sản phẩm nên phạm vi của bài luận này được giới hạn trong việc phân tích mối quan hệ CVP của 3 sản phẩm trong Công ty 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang Đề tài tập trung... khó có thể đạt được - Tổng chi phí phải được phân chia chính xác thành định phí và biến phí Việc phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí là rất phức tạp, nên việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối - Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính - Kết cấu hàng hóa không đổi trong quá trình phân tích - Chỉ số giá cả không... 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang Từ năm 1976 - 1979: Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu Ngày 19/9/1979,... trung phân tích kết cấu mặt hàng của 3 sản phẩm này để thấy được tỷ trọng của từng mặt hàng bán chi m trong tổng số mặt hàng đem bán 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ CVP Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (cost – volume – profit) là xem xét mối quan hệ của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả... Công ty cổ phần Dược Hậu Giang làm luận văn nghiên cứu là cấp thiết Thông qua đề tài này để nghiên cứu và vận dụng những kiến thức đã học giúp cho việc điều hành, sản xuất và kinh doanh của Công ty mang lại hiệu quả cao nhất 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang để thấy được cơ cấu chi phí, tình hình hoạt... mang lại lợi nhuận tối đa, ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận (Phạm Văn Dược, 2006, trang 124) 2.1.9 Hạn chế của mô hình phân tích CVP Phân tích mối quan hệ CVP được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi nó mang lại hiệu quả cao, giúp cho nhà quản trị có cách nhìn khách quan giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận trong hoạt động quản trị Tuy nhiên, kết quả của việc phân tích mối quan hệ này bị... liệu và thông tin liên quan đến Công ty được thu thập từ bộ phận kế toán và các bộ phận có liên quan của Công ty 1.3.2 Thời gian - Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014 - Đề tài sử dụng số liệu của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang từ đầu năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014 - Đề tài thực hiện phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong 6 tháng đầu... biến phí Y = ai xi Mức độ hoạt động Hình 2.3 Đồ thị chi phí khả biến cấp bậc 2.1.3.3 Chi phí hỗn hợp a) Khái niệm Chi phí hỗn hợp là chi phí có sự ứng xử bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến Phần chi phí bất biến phản ánh chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ Phần chi phí khả biến phản ánh phần thực tế sử dụng hoặc phần sử dụng vượt quá định mức Ví dụ: chi