THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang (dhg) (Trang 46)

3.5.1 Thuận lợi

Những năm qua Dược Hậu Giang đã không ngừng vươn lên, thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trên lĩnh vực dược phẩm của tỉnh, tổ chức tốt mạng lưới phân phối trong tỉnh, đưa thuốc về tới các xã vùng sâu phục vụ kịp thời nhu cầu về khám chữa bệnh, điều trị và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Mạng lưới phân phối ấy không chỉ được tổ chức đều khắp trong cả tỉnh mà còn vươn ra thị trường trong cả nước và thị trường quốc tế như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Moldova.... Nhờ sản phẩm chất lượng, cộng với phương thức quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí, thực hiện chính sách giá phù hợp và tận tình phục vụ, thuốc của Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang đã được ưa chuộng trong giới điều trị cũng như trong nhân dân. Liên tục trong nhiều năm liền, Dược Hậu Giang được bình chọn là doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao.

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng lực cao và luôn tâm huyết với công ty. Dược Hậu Giang có nguồn nhân lực dồi dào với tinh thần làm việc tích cực, đoàn kết, trung thành của nhân viên, cùng vì mục tiêu phát triển bền vững của công ty. Lịch sử ra đời và phát triển lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm làm việc, am hiểu về ngành – lĩnh vực của công ty. Chính sách đào tạo của DHG có mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, có đạo đức trong kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng.

Thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến rộng rãi trên khắp cả nước, “Dược Hậu Giang” là một thương hiệu có uy tín và đứng vào danh sách 100 thương hiệu mạnh trên thị trường. Công ty đứng thứ 7 trong thị trường Dược Phẩm Việt Nam và đứng đầu trong thị trường Generics.

Sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo an toàn chất lượng, luôn được kiểm nghiệm nên tạo được sự uy tín của người tiêu dùng. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm thông qua việc sử dụng các công nghệ sạch và phù hợp trong lĩnh vực sản xuất Dược phẩm.

Chính sách bán hàng và phân phối sản phẩm của công ty chú trọng hài hòa lợi ích các bên đã tạo được sự tin cậy và gắn kết hệ thống đại lý – kênh phân phối, góp phần tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường đầu ra sản phẩm của Công ty

Tiềm lực về tài chính: nguồn tài chính của công ty luôn minh bạch và ổn định. Vì tạo được sự tin cậy của khách hàng nên doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành Công nghiệp Dược Việt Nam.

3.5.2 Khó khăn

Phải đối mặt với những quy định chặt chẽ hơn về thuốc kháng sinh. Chính sách kiểm soát chặt thuốc kháng sinh sẽ gây ra một vài khó khăn cho công ty khi lượng thuốc kháng sinh bán ra giảm sút do những quy định chặt chẽ hơn. (Theo nghị định 176/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sĩ sẽ bị phạt tiền, vì thuốc kháng sinh là một mối nguy hiểm trên toàn cầu, nếu dùng không đúng liều lượng và cách thức sẽ rất nguy hại).

Vì Dược Hậu Giang là thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người biết đến, nên có nhiều nơi đã làm hàng nhái, hàng giả trên thị trường.

Cạnh tranh khốc liệt hơn với những doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước về giá cả, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Việc tăng tốc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của công ty; đồng nghĩa với việc phải tăng chi phí đầu tư trong kinh doanh.

Các rủi ro như thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn,… là những rủi ro bất khả kháng có thể xảy ra; nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người, và tình hình hoạt động chung của công ty.

3.5.3 Chiến lược phát triển của công ty

- Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, công ty không ngừng tìm kiếm thêm các thị trường mới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín, sự tin cậy đối với người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh.

- Nâng cao giá trị thương hiệu thông qua nâng cao thị phần trong nước, mở rộng xuất khẩu, khai thác lợi thế hệ thống phân phối.

Khảo sát thị trường và định hướng xuất khẩu sang các nước lân cận. - Tối đa hóa năng lực và hiệu quả sản xuất, chất lượng, nghiên cứu. Đổi mới, đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất giúp công ty ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

- Quảng cáo các sản phẩm mới của công ty trên các phương tiện truyền thông để người tiêu dụng biết đến rộng rãi hơn.

- Có chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên thành thạo, có đạo đức, chuyên nghiệp, yêu nghề. Đồng thời tạo cơ hội cho những nhân viên có ý chí phấn đấu trong công việc được đi học lên để được phát triển thêm về năng lực. - Phân loại sản phẩm theo từng thị trường và phân chia thị trường bán hàng cho từng đại lý.

- Tối đa hóa năng lực và hiệu quả quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, quản trị chuỗi cung ứng .

- Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và môi trường: có ý thức bảo vệ môi trường. Liên tục tìm cách cải thiện môi trường qua việc hiểu rõ những thách thức và cơ hội trong ngành công nghiệp Dược để hướng tới sự phát triển bền vững.

- Thực hiện tốt trách nhiệm với người lao động: duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của công ty thông qua những việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ

Chi phí khả biến của Công ty gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khả biến sản xuất chung và chi phí khả biến bán hàng. Còn chi phí bất biến của Công ty gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bất biến sản xuất chung và chi phí bất biến bán hàng.

Chi phí sản xuất chung và chi phí bán hàng là chi phí hỗn hợp nên trong luận văn này đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí, sử dụng phương pháp này vì đây là phương pháp dễ tính toán và mang lại tính chính xác cao.

Bảng 4.1 Tổng hợp số liệu từ công ty trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng

Ofcin 200mg Kefcin 250mg Rovas 1,5 IU

ĐVT Hộp Hộp Hộp Số lượng 201.532 44.392 161.952 Doanh thu 2.982.666 2.367.831 5.674.737 CP NVLTT 1.246.065 912.196 2.965.961 CP NCTT 60.043 16.991 31.029 CP SXC 241.962 90.224 236.809 CP BH 829.424 968.824 1.476.900 CP QLDN 242.368 160.670 462.491

Nguồn: Phòng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

4.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)

Để tính được giá thành của sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu cũng chiếm phần quan trọng, vì nó chiếm một tỷ trọng trong giá thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất và chi phí NVL trực tiếp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải để ý đến giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Sở dĩ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí khả biến vì khi căn cứ ứng xử của nó biến động (tức số lượng) thì tính

theo tổng số tiền nó sẽ thay đổi, còn tính theo đơn vị căn cứ ứng xử thì không thay đổi.

Cụ thể: + Để sản xuất được 1 viên Ofcin 200mg thì cần 200mg Ofloxacin, tá dược vừa đủ 1 viên (tinh bột sắn, lactose, magnesi stearat, sodium starch glycolat, aerosil, PVP K30, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd, talc). Trong đó, thành phần chính là Ofloxacin, công dụng của thuốc Ofcin 200mg là trị viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn da, viêm đại tràng, …

+ Để sản xuất được 1 viên Kefcin 250mg thì cần 250mg Cefaclor, tá dược vừa đủ 1 viên (aerosil, sodium starch glycolat, bột talc, natri lauryl sulfat, ludipress). Trong đó, thành phần chính là Cefaclor, công dụng của thuốc Kefcin 250mg là trị viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp, …

+ Để sản xuất được 1 viên Rovas 1,5 IU thì cần 1.500.000 IU Spiramycin, tá dược vừa đủ 1 viên (tinh bột sắn, sodium starch glycolat, talc, magnesi stearat, aerosil, PVP, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd). Trong đó, thành phần chính là Spiramycin, công dụng của thuốc Rovas 1,5 IU là trị viêm tai, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, nhiễm trùng răng miệng, viêm phế quản, …

Bảng 4.2: Tình hình chi phí nguyên vật liệu từng mặt hàng của công ty DHG trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng Sản phẩm CP NVL trực tiếp Số lượng tiêu thụ CP NVL đơn vị Ofcin 200mg 1.246.065 201.532 6,183 Kefcin 250mg 912.196 44.392 20,549 Rovas 1,5 IU 2.965.961 161.952 18,314

Nguồn: Phòng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Qua bảng số liệu trên ta thấy sản phẩm Rovas 1,5 IU có tổng chi phí nguyên vật liệu lớn nhất, số lượng bán ra của sản phẩm này tương đối cao nhưng do giá mua nguyên liệu đầu vào của sản phẩm này chưa phải cao nhất nên chi phí nguyên vật liệu đơn vị của nó không phải cao nhất so với 2 sản phẩm còn lại. Sản phẩm Kefcin 250mg có CP NVL đơn vị cao nhất là do sản phẩm này có giá mua nguyên vật liệu đầu vào cao, nhưng do sản lượng tiêu thụ của sản phẩm này thấp nên tổng chi phí nguyên vật liệu của Kefcin 250mg là thấp nhất. Để so sánh tổng chi phí nguyên vật liệu của 3 sản phẩm trên,

không những dựa vào chi phí nguyên vật liệu đơn vị mà nó còn phụ thuộc vào số lượng bán ra.

4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)

Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: chi phí lương, bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn,…

Tương tự như CP NVLTT, CP NCTT là chi phí khả biến vì khi căn cứ ứng xử của nó biến động (tức số lượng) thì tính theo tổng số tiền nó sẽ thay đổi, còn tính theo đơn vị căn cứ ứng xử thì không thay đổi. Để tính chi phí nhân công trực tiếp, công ty áp dụng hình thức trả lượng theo số lượng sản phẩm để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.

Bảng 4.3: Tình hình chi phí nhân công từng mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: 1.000 đồng Sản phẩm CP nhân công trực tiếp Số lượng tiêu thụ CP NCTT đơn vị Ofcin 200mg 60.043 201.532 0,298 Kefcin 250mg 16.991 44.392 0,383 Rovas 1,5 IU 31.029 161.952 0,192

Nguồn: Phòng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Qua bảng 4.4 trên ta thấy tổng chi phí nhân công trực tiếp của Ofcin 200mg cao nhất do số lượng tiêu thụ của sản phẩm này cao hơn 2 sản phẩm còn lại, tuy chi phí nhân công trực tiếp đơn vị của nó chưa phải là cao nhất. Còn chi phí nhân công trực tiếp đơn vị của sản phẩm Kefcin 250mg cao hơn 2 sản phẩm còn lại nguyên nhân là do sản phẩm Kefcin 250mg sản xuất tốn nhiều công đoạn và thời gian tạo ra sản phẩm nên chi phí cao hơn.

4.1.3 Chi phí sản xuất chung (TK 627)

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh ở các phân xưởng và bộ phận sản xuất được theo dõi trên các tài khoản chi tiết. Chi phí sản xuất chung của công ty gồm 2 phần: 1 phần là định phí và 1 phần là chi phí hỗn hợp.

Chi phí SXC trong công ty gồm có: - CP nhân viên phân xưởng - CP dụng cụ SX

- CP khấu hao TSCĐ - CP dịch vụ mua ngoài - CP bằng tiền khác

Trong đó: định phí gồm CP nhân viên phân xưởng, CP dụng cụ SX, CP khấu hao TSCĐ và CP bằng tiền khác. Còn chi phí hỗn hợp là CP dịch vụ mua ngoài.

Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất chung của sản phẩm Ofcin 200mg trong 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: 1.000 đồng Tháng ĐVT Số lượng Định phí Chi phí hỗn hợp Tổng CP SXC 1 hộp 29.411 12.469,49 22.817,51 35.287 2 hộp 30.431 13.089,29 23.439,71 36.529 3 hộp 42.251 20.085,09 30.649,91 50.735 4 hộp 33.920 15.170 25.568 40.738 5 hộp 37.244 17.141,36 27.595,64 44.737 6 hộp 28.275 11.811,45 22.124,55 33.936 Tổng 201.532 89.766,68 152.195,32 241.962

Bảng 4.5: Tổng hợp chi phí sản xuất chung của sản phẩm Kefcin 250mg trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng Tháng ĐVT Số lượng Định phí Chi phí hỗn hợp Tổng CP SXC 1 hộp 6.183 5.925,6 6.590,4 12.516 2 hộp 5.041 4.492.2 5.676,8 10.169 3 hộp 7.085 7.101 7.312 14.413 4 hộp 9.150 9.661 8.964 18.625 5 hộp 8.900 9.452 8.764 18.216 6 hộp 8.033 8.214,6 8.070,4 16.285 Tổng 44.392 44.846,4 45.377,6 90.224

Bảng 4.6: Tổng hợp chi phí sản xuất chung của sản phẩm Rovas 1,5 IU trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng Tháng ĐVT Số lượng Định phí Chi phí hỗn hợp Tổng CP SXC 1 hộp 23.883 17.466,58 17,333.42 34.800 2 hộp 22.423 15.572,78 16,720.22 32.293 3 hộp 34.928 30.172,68 21.972,32 52.145 4 hộp 24.947 18.266,7 17,780.30 36.047 5 hộp 31.226 25601,52 20,417.48 46.019 6 hộp 24.545 17.893,54 17,611.46 35.505 Tổng 161.952 124.973,8 111.835,2 236.809

4.1.3.1 Biến phí sản xuất chung

Biến phí sản xuất chung bao gồm: chi phí phục vụ sản xuất, chi phí nhiên liệu, bốc xếp, vận chuyển,… Biến phí sản xuất chung tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sản phẩm nào có số lượng càng nhiều thì sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất đơn vị, ngoài ra biến phí sản xuất chung còn phụ thuộc vào giá cả nhiên liệu, điện, nước,…

Qua tính toán (phụ lục 1, 2, 3 trang 69, 70, 71 ) tách biến phí và định phí sản xuất chung hỗn hợp theo phương pháp bình phương bé nhất thì được kết quả biến phí sản xuất chung như sau:

Bảng 4.7: Tình hình biến phí sản xuất chung đơn vị từng mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng

Sản phẩm Biến phí SXC Số lượng tiêu thụ Biến phí SXC đơn vị Ofcin 200mg 122.934,5 201.532 0,61 Kefcin 250mg 35.513,6 44.392 0,8 Rovas 1,5 IU 68.019,8 161.952 0,42

Qua bảng trên ta thấy sản phẩm Kefcin 250mg có biến phí SXC đơn vị cao nhất, nhưng vì sản lượng tiêu thụ thấp nên tổng biến phí SXC cũng thấp. Kế tiếp là sản phẩm Ofcin 200mg và sản phẩm có biến phí SXC đơn vị thấp nhất là Rovas 1,5 IU. Vì sản lượng bán ra của Ofcin 200mg cao nhất nên tuy biến phí SXC không quá cao nhưng tổng biến phí SXC của nó lại cao hơn 2 sản phẩm còn lại.

4.1.3.2 Định phí sản xuất chung

Chi phí bất biến là những chi phí mang tính chất cố định dù mức độ hoạt động của Công ty có thay đổi, do vậy dù hoạt động ít hay nhiều thì Công ty vẫn phải gánh mức chi phí này.

Định phí sản xuất chung bao gồm lương quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…

Qua tính toán xác định định phí bằng phương pháp bình phương bé nhất (phụ lục 1, 2, 3) thì được kết quả định phí sản xuất chung như sau:

Bảng 4.8: Tình hình định phí sản xuất chung từng mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng

Sản phẩm Định phí sản xuất chung

Ofcin 200mg 29.260,8

Kefcin 250mg 9.864

Tuy không chịu ảnh hưởng của từng đơn vị sản phẩm nhưng do sàn phẩm Rovas 1,5 IU là 1 trong những sản phẩm chủ lực của công ty trong

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang (dhg) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)