Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang (dhg) (Trang 49)

Để tính được giá thành của sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu cũng chiếm phần quan trọng, vì nó chiếm một tỷ trọng trong giá thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất và chi phí NVL trực tiếp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải để ý đến giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Sở dĩ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí khả biến vì khi căn cứ ứng xử của nó biến động (tức số lượng) thì tính

theo tổng số tiền nó sẽ thay đổi, còn tính theo đơn vị căn cứ ứng xử thì không thay đổi.

Cụ thể: + Để sản xuất được 1 viên Ofcin 200mg thì cần 200mg Ofloxacin, tá dược vừa đủ 1 viên (tinh bột sắn, lactose, magnesi stearat, sodium starch glycolat, aerosil, PVP K30, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd, talc). Trong đó, thành phần chính là Ofloxacin, công dụng của thuốc Ofcin 200mg là trị viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn da, viêm đại tràng, …

+ Để sản xuất được 1 viên Kefcin 250mg thì cần 250mg Cefaclor, tá dược vừa đủ 1 viên (aerosil, sodium starch glycolat, bột talc, natri lauryl sulfat, ludipress). Trong đó, thành phần chính là Cefaclor, công dụng của thuốc Kefcin 250mg là trị viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp, …

+ Để sản xuất được 1 viên Rovas 1,5 IU thì cần 1.500.000 IU Spiramycin, tá dược vừa đủ 1 viên (tinh bột sắn, sodium starch glycolat, talc, magnesi stearat, aerosil, PVP, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd). Trong đó, thành phần chính là Spiramycin, công dụng của thuốc Rovas 1,5 IU là trị viêm tai, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, nhiễm trùng răng miệng, viêm phế quản, …

Bảng 4.2: Tình hình chi phí nguyên vật liệu từng mặt hàng của công ty DHG trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng Sản phẩm CP NVL trực tiếp Số lượng tiêu thụ CP NVL đơn vị Ofcin 200mg 1.246.065 201.532 6,183 Kefcin 250mg 912.196 44.392 20,549 Rovas 1,5 IU 2.965.961 161.952 18,314

Nguồn: Phòng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Qua bảng số liệu trên ta thấy sản phẩm Rovas 1,5 IU có tổng chi phí nguyên vật liệu lớn nhất, số lượng bán ra của sản phẩm này tương đối cao nhưng do giá mua nguyên liệu đầu vào của sản phẩm này chưa phải cao nhất nên chi phí nguyên vật liệu đơn vị của nó không phải cao nhất so với 2 sản phẩm còn lại. Sản phẩm Kefcin 250mg có CP NVL đơn vị cao nhất là do sản phẩm này có giá mua nguyên vật liệu đầu vào cao, nhưng do sản lượng tiêu thụ của sản phẩm này thấp nên tổng chi phí nguyên vật liệu của Kefcin 250mg là thấp nhất. Để so sánh tổng chi phí nguyên vật liệu của 3 sản phẩm trên,

không những dựa vào chi phí nguyên vật liệu đơn vị mà nó còn phụ thuộc vào số lượng bán ra.

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang (dhg) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)