kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh các nhà quản trị thường phải xem xét, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều khía cạnh khác nhau, các yếu tố tác động hay các mối quan hệ giữa các yếu tố để tìm ra một phương án kinh doanh phù hợp nhất trong ngắn hạn hoặc dài hạn đối với Công ty. Trong quá trình phân tích mô hình mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nhận thấy kết cấu chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của từng mặt hàng.
Đối với nhà quản trị thì việc đoán trước được mọi sự việc trong tương lai để đưa ra quyết định ở thời điểm hiện tại là vô cùng quan trọng. Để phóng đoán được những vấn đề trong tương lai thì phải dựa trên những kinh nghiệm và số liệu trong quá khứ. Câu hỏi được đặt ra là: “Chúng ta cần bán bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn?” và để mang lại lợi nhuận cho công ty cần có những chính sách gì. Các yếu tố như giá bán hay chi phí đều có thể biết được một cách tương đối chính xác, còn lượng hàng bán ra lại thường rất khó đoán. Trong khi đó, lợi nhuận của một DN lại phụ thuộc trước tiên vào số lượng bán ra trên thị trường, nên cả 3 phương án sau đây đều có sự thay đổi về sản lượng
bán ra, cụ thể là những chính sách, giải pháp đề ra nhằm mục đích tăng sản lượng. Các phương án kinh doanh cho 6 tháng cuối năm 2014 được đề xuất như sau:
a) Phương án 1: Tăng hoa hồng 300đ/sp, sản lượng tăng 15%
Mức độ cạnh tranh của các công ty trên thị trường là vô cùng khốc liệt, cũng như sự nhập cuộc của các đối thủ tiềm tàng nhằm tranh giành khách hàng để mở rộng thị phần, hướng người tiêu dùng đến với sản phẩm của công ty nhiều hơn với mục đích tăng sản lượng bán ra. Người mua là người có quyền lực nhất khi hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào họ, nhưng chính họ lại không phụ thuộc vào công ty. Do đó công ty cần có những chiến lược tốt để giữ chân khách hàng thân quen và tìm kiếm những khách hàng mới.
Để mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty, bộ phận kế hoạch quyết định thực hiện chính sách đầu tư thêm chi phí hoa hồng choa đại lý nhằm nâng cao số lượng bán ra của công ty. Chiến dịch này đòi hỏi tăng chi phí hoa hồng lên 300đ/sp, hay nói cách khác tăng chi phí khả biến đơn vị lên 300đ thì sản lượng tiêu thụ 6 tháng cuối năm 2014 tăng lên 15% so với 6 tháng đầu năm 2014, điều này có giúp công ty tăng thêm lợi nhuận hay không? Để biết được điều đó ta xem bảng sau:
Bảng 4.23: Báo cáo thu nhập trường hợp thay đổi CPKB 300đ/sp và sản lượng
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Ofcin 200mg Kefcin 250mg Rovas 1,5 IU
Doanh thu tăng thêm 447.411,6 355.178,3 851.287,8
CPKB tăng thêm 389.715,4 277.135,7 624.868,8
SDĐP tăng thêm 57.696,2 78.042,6 226.419
CPBB tăng thêm 0 0 0
Lợi nhuận tăng thêm 57.696,2 78.042,6 226.419
Tổng lợi nhuận tăng
thêm của 3 sản phẩm 362.157,8
Nguồn: Tính toán của tác giả
Về chi phí, đối với phương án này Công ty phải gánh chịu một phần chi phí đầu tư vào hoa hồng cho đại lý, đó là sự tăng lên của chi phí khả biến. Nhưng bù lại về doanh thu, có sự tăng lên đáng kể do sự tăng lên của sản lượng là 15%, dẫn đến SDĐP cũng tăng lên không những bù đắp được CPBB
mà còn mang về lợi nhuận cho công ty và lợi nhuận lúc này tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2014.
Theo phương án này thì khi tăng chi phí khả biến đơn vị lên 300đ và sản lượng tăng 15% thì các sản phẩm của công ty đều có lợi nhuận tăng thêm, cụ thể sản phẩm Ofcin 200mg có lợi nhuận tăng thêm là 57.696.200 đồng, Kefcin 250mg là 78.042.600 đồng và Rovas 1,5 IU có lợi nhuận tăng thêm 226.419.000 đồng. Điều này chứng tỏ phương án kinh doanh này mang tính khả thi nên công ty có thể áp dụng vì cả 3 dòng sản phẩm đều đem lại lợi nhuận.
b) Phương án 2: Tăng hoa hồng 450đ/sp, sản lượng tăng 20%
Công ty dự kiến thực hiện chính sách tăng hoa hồng bán hàng cho đại lý 450đ/sp vào 6 tháng cuối năm 3014 nhằm khuyến khích đại lý bán hàng nhiều hơn cho công ty, kết quả là sản lượng tăng lên 20%.
Về doanh thu, với phương án này cả 3 sản phẩm đều đem lại sự tăng lên về doanh thu và cả lợi nhuận. Về chi phí, tuy công ty tốn kém 1 khoản chi phí đầu tư nhưng lợi ích mang lại là sự tăng lên của số lượng bán ra, kéo theo sự tăng lên của doanh thu. Nhưng câu hỏi được đặt ra là: “Sự tăng lên về doanh thu đó, có đủ khiến lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2014 nhiều hơn lợi nhuận của 6 tháng đầu năm hay không?”
Bảng 4.24: Báo cáo thu nhập trường hợp thay đổi CPKB 450đ/sp và sản lượng
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Ofcin 200mg Kefcin 250mg Rovas 1,5 IU
Doanh thu tăng thêm 596.536,4 473.537,5 1.135.006,7
CPKB tăng thêm 535.728,9 373.045,2 846.121,5
SDĐP tăng thêm 60.807,5 100.492,3 288.885,2
CPBB tăng thêm 0 0 0
Lợi nhuận tăng thêm 60.807,5 100.492,3 288.885,2
Tổng lợi nhuận tăng
thêm của 3 sản phẩm 450.185
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ bảng số liệu trên, nhìn chung ta thấy phương án kinh doanh này khả thi, công ty nên áp dụng phương án này, cả 3 dòng sản phẩm đều mang lại lợi nhuận và có sự tăng lên đáng kể về lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2014 so với 6
tháng đầu năm. Cụ thể, lợi nhuận của Ofcin 200mg tăng thêm 60.807.500 đồng, của Kefcin 250mg tăng 100.492300 đồng và sản phẩm Rovas 1,5 IU có lợi nhuận tăng thêm 288.885.200 đồng.
c) Phương án 3: Tăng hoa hồng 650đ/sp, sản lượng tăng 25%
Theo khảo sát của phòng kế hoạch, muốn tăng sản lượng 6 tháng cuối năm 2014, công ty dự định tăng chi phí hoa hồng cho đại lý là 650đ/sp. Sản lượng tiêu thụ tăng lên 25%. Chính sách này sẽ làm tăng chi phí khả biến đơn vị, dẫn đến SDĐP của từng đơn vị sản phẩm giảm 650 đồng/sp2.
Bảng 4.25: Báo cáo thu nhập trường hợp thay đổi CPKB 650đ/sp và sản lượng
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Ofcin 200mg Kefcin 250mg Rovas 1,5 IU
Doanh thu tăng thêm 745.676 591.950,1 1.418.760,6
CPKB tăng thêm 697.372 472.434,8 1.079.949,2
SDĐP tăng thêm 48.304 119.515,3 338.811,4
CPBB tăng thêm 0 0 0
Lợi nhuận tăng thêm 48.304 119.515,3 338.811,4
Tổng lợi nhuận tăng
thêm của 3 sản phẩm 506.630,7
Nguồn: Tính toán của tác giả
Về doanh thu, cả 3 dòng sản phẩm đều có doanh thu tăng thêm và phần tăng thêm doanh thu đó là do sự tăng lên của sản lượng. Tuy nhiên, công ty cũng đã tốn 1 khoản chi phí đầu tư để nâng cao số lượng bán ra. Công ty dự đoán khi có chính sách tăng hoa hồng cho đại lý thì tâm lý của đại lý sẽ cố gắng bán càng nhiều sản phẩm càng tốt, từ đó đại lý cũng sẽ có những chính sách riêng để hướng khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty nhiều hơn, vì vậy mà sản lượng bán ra của công ty cũng sẽ tăng lên, nếu thực hiện chính sách này công ty đều thu được lợi nhuận từ các sản phẩm. Cụ thể, lợi nhuận của Rovas 1,5 IU là cao nhất với lợi nhuận tăng thêm 338.811.400 đồng; kế đó là Kefcin 250mg với 119.515.300 đồng tăng lên của lợi nhuận và cuối cùng là Ofcin 200mg có lợi nhuận tăng 48.304.000 đồng. Vậy ta thấy là công ty có thể áp dụng phương án kinh doanh này. Bảng trên còn cho thấy mức độ tăng chi phí khả biến thấp hơn mức độ tăng doanh thu nên lợi nhuận tăng lên và phần lợi nhuận tăng thêm cũng chính là phần tăng lên của số dư đảm phí.
- Các phương án đưa ra đều là những phương án thực tiễn và có tính ứng dụng. Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên việc phân tích chi tiết từng sản phẩm và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối. Thông qua việc phân tích này có thể giúp công ty tìm ra giải pháp tăng sản lượng tiêu thụ và chọn được phương án phù hợp và hiệu quả nhất.
- Cả 3 phương án đều xét trên cùng 1 phương diện giống nhau đó là sự thay đổi của chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu và lợi nhuận của từng sản phẩm. Ưu, nhược điểm của các phương án:
Ưu điểm:
+ Giữ chân được khách hàng cũ và tìm kiếm được khách hàng mới + Sản lượng tăng, doanh thu cũng tăng lên, dẫn đến lợi nhuận mang lại tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2014
+ Giữ mối quan hệ tốt với các đại lý + Nâng cao hiệu quả kinh doanh Nhược điểm
+ Công ty phải tốn 1 khoản chi phí đầu tư vào hoa hồng cho đại lý - Qua 3 phương án trên, đối với ngắn hạn thì nên chọn phương án 3 vì phương án này khả thi hơn và mang về lợi nhuận cao hơn 2 phương án còn lại. Cụ thể, tổng lợi nhuận tăng thêm của phương án 1 là 362.157.800 đồng, phương án 2 là 450.185.000 đồng và tổng lợi nhuận tăng thêm của 3 dòng sản phẩm mà phương án 3 mang lại là 506.630.700 đồng. Tuy nhiên, phương án 3 có sản phẩm Ofcin 200mg mang lại lợi nhuận tăng thêm không cao bằng 2 phương án 1 và 2, nhưng bù lại 2 sản phẩm Kefcin 250mg và Rovas 1,5 IU có lợi nhuận tăng thêm cao hơn hẳn phương án 1 và 2, nên xét về tổng thể thì phương án 3 mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nghiên cứu ảnh hưởng sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp lên chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Phân tích này còn xem xét sự thay đổi của giá bán, sản lượng, chi phí lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích CVP là công cụ phân tích của các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch và các tình huống ra quyết định. Để có thể ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề tiên quyết là phải kiểm soát chi phí, muốn vậy công ty phải biết được cơ cấu chi phí, ưu nhược điểm của mình để có những biện pháp thích hợp với tình hình hoạt động. Hiểu và vận dụng tốt mối quan hệ CVP sẽ giúp cho nhà quản trị ra quyết định đúng đắn và chọn được phương án kinh doanh hiệu quả nhất để thu hút khách hàng. Nhờ phân tích mô hình CVP còn giúp nhà quản trị có được những chiến lược để giúp công ty phát triển lâu dài và bền vững. Doanh nghiệp cũng cần phải tìm mọi biện pháp để mở rộng, phát triển thị trường, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.
Công ty bán ra được bao nhiêu sản phẩm mỗi kỳ để có thể hòa vốn? Lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu mở thêm chi nhánh? Giảm giá thì doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ như thế nào? Nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá bán, doanh thu và lợi nhuận? Các kế toán quản trị sẽ sử dụng “Phân tích CVP” để trả lời được các câu hỏi trên. Kế toán quản trị là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp thì phân tích CVP có ý nghĩa tương tự đối với nhà quản trị.
Qua tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tuy tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng của chi phí, giá cả tăng cao, siết chặt tiêu dùng và thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, nhưng công ty vẫn giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, tạo cho họ có công việc ổn định và chế độ lương thưởng hợp lý. Mặc dù công ty chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn hiện nay của nền kinh tế nhưng công ty đã và đang giữ được uy tín và thị phần của mình trên thị trường, tin rằng trong tương lai công ty sẽ ngày càng phát triển hơn.
5.2 KIẾN NGHỊ
Đối với hiệp hội sản xuất và kinh doanh dược phẩm Việt Nam
- Tăng cường đoàn kết, hợp tác giữa các hội viên nhằm bảo vệ các doanh nghiệp phục vụ sản xuất và kinh doanh dược phẩm Việt Nam.
- Nắm chắc các diễn biến, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có sự hỗ trợ kịp thời và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên.
- Cần xây dựng một chiến lược thông tin một cách hiệu quả để các doanh nghiệp có thể bắt kịp được với tình hình thị trường thế giới.
- Nâng cao công tác xúc tiến thương mại, tư vấn, đào tạo, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng.
- Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm, thiết lập các quan hệ hợp tác với các tổ chức sản xuất và kinh doanh dược phẩm trên thế giới.
- Giúp các doanh nghiệp chủ động trong đối phó với việc thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với Nhà nước
- Nhà nước cần xây dựng những khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi.
- Nhà nước cần triển khai các chương trình xúc tiến thương mại ngoài nước, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới nâng cao năng lực sản xuất.
- Tổ chức giao lưu, triển lãm, hội chợ sản phẩm dược phẩm Quốc tế để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
- Chính phủ nên có những chính sách phù hợp về vốn nhằm giúp công ty có điều kiện kinh doanh tốt hơn, đồng thời Nhà nước cần có những chính sách điều tiết, bình ổn giá cả thị trường nguyên vật liệu góp phần làm ổn định chi phí.
Đối với địa phương
- Tạo điều kiện phát triển ngành nghề dược phẩm ở địa phương.
- Cơ quan môi trường ở địa phương tổ chức hướng dẫn công ty thực hiện đúng các yêu cầu về xử lý môi trường, xử lý nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phước Hương, 2013. Giáo trình kế toán quản trị. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Thúy An, 2012. Giáo trình kế toán quản trị. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Phạm Văn Dược, 2006. Kế toán quản trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kế. 4. Huỳnh Lợi, 2007. Kế toán quản trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kế. 5. http://luanvan.co/luan-van/phan-tich-moi-quan-he-cpv-tai-cong-ty-co- phan-nhua-da-nang-11541/
6. http://www.smarttrain.edu.vn/tintuc/573/Phan-loai-theo-cach-ung-xu-cua- chi-phi.html
PHỤ LỤC 1
Tách biến phí và định phí từ chi phí sản xuất chung hỗn hợp, chi phí bán hàng của sản phẩm Ofcin 200mg
ĐVT: 1.000 đồng
Ta có hệ phương trình: 201.532 a + 6.913.357.244 b = 5.199.979.176,44 201.532 a + 6.913.357.244 b = 28.363.827.518 6 a + 201.532 b = 152.195,32 6 a + 201.532 b = 829.424
=> a1 = 4.876,8 và b1 = 0,61 => a2 = 20.677 và b2 = 3,5 (a1, a2, b1, b2 lần lượt là định phí SXC, định phí BH, biến phí SXC, biến phí BH)
Tháng Ofcin 200mg (CPSXCHH) Ofcin 200mg (CPBH) X1 Y1 X1Y1 X12 X1 Y2 X1Y2 X12 1 29.411 22.817,51 671.085.786,61 865.006.921 29.411 123.615,5 3.635.655.470,5 865.006.921 2 30.431 23.439,71 713.293.815,01 926.045.761 30.431 127.185,5 3.870.381.950,5 926.045.761 3 42.251 30.649,91 1.294.989.347,41 1.785.147.001 42.251 168.555,5 7.121.638.430,5 1.785.147.001 4 33.920 25.568 867.266.560 1.150.566.400 33.920 139.397 4.728.346.240 1.150.566.400 5 37.244 27.595,64 1.027.772.016,16 1.387.115.536 37.244 151.031 5.624.998.564 1.387.115.536 6 28.275 22.124,55 625.571.651,25 799.475.625 28.275 119.639,5 3.382.806.862,5 799.475.625 Tổng 201.532 152.195,32 5.199.979.176,44 6.913.357.244 201.532 829.424 28.363.827.518 6.913.357.244 &
PHỤ LỤC 2
Tách biến phí và định phí từ chi phí sản xuất chung hỗn hợp, chi phí bán hàng của sản phẩm Kefcin 250mg
ĐVT: 1.000 đồng