a) Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm.
Thời gian hòa vốn = Doanh thu hòa vốn Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó:
Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu (dự kiến) trong kỳ 360 ngày
Doanh thu luôn thay đổi khi thực hiện nên nhà quản trị cần quan tâm đến thời gian hòa vốn, vì nó là một chỉ tiêu luôn biến động tùy thuộc vào sự biến động của doanh số kế hoạch trong kỳ thực hiện. Xác định thời gian hòa vốn cho một phương án kinh doanh rất cần thiết vì từ thông tin này có thể xác định được số vốn tối thiểu ban đầu cần thiết để thực hiện phương án kinh doanh đó.
b) Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi).
Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn.
c) Doanh thu an toan (Số dư an toàn)
Doanh thu an toàn là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn.
Doanh thu an toàn chỉ khả năng tránh xa lỗ, số dư an toàn càng cao, khả năng phát sinh lỗ càng thấp. Ngược lại, số dư an toàn càng thấp thì khả năng phát sinh lỗ càng cao.
Tỷ lệ hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x 100% Sản lượng tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu an toàn = Doanh thu đạt được - Doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn. Do đó, nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những công ty đó có số dư an toàn thấp hơn.
Để đánh giá mức độ an toàn, ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.
Tỷ lệ số dư an toàn = Doanh thu an toàn x 100% Doanh thu đạt được