Chi phí bất biến là những chi phí mang tính chất cố định dù mức độ hoạt động của Công ty có thay đổi, do vậy dù hoạt động ít hay nhiều thì Công ty vẫn phải gánh mức chi phí này.
Định phí sản xuất chung bao gồm lương quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…
Qua tính toán xác định định phí bằng phương pháp bình phương bé nhất (phụ lục 1, 2, 3) thì được kết quả định phí sản xuất chung như sau:
Bảng 4.8: Tình hình định phí sản xuất chung từng mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm Định phí sản xuất chung
Ofcin 200mg 29.260,8
Kefcin 250mg 9.864
Tuy không chịu ảnh hưởng của từng đơn vị sản phẩm nhưng do sàn phẩm Rovas 1,5 IU là 1 trong những sản phẩm chủ lực của công ty trong nhóm thuốc kháng sinh nên công ty đầu tư cho sản phẩm này cao hơn dẫn đến định phí sản xuất chung của sản phẩm này cao hơn 2 sản phẩm còn lại. Sản phẩm Rovas 1,5 IU có định phí SXC cao nhất 43.815.360 đồng ,kế tiếp là sản phẩm Ofcin 200mg có định phí SXC 29.260.800 đồng và thấp nhất là Kefcin 250mg với 9.864.000 đồng.
4.1.4 Chi phí bán hàng (TK 642)
4.1.4.1 Biến phí bán hàng
Biến phí bán hàng bao gồm: chi phí dịch vụ thuê ngoài, hoa hồng cho đại lý, chi phí vận chuyển, bốc vác, fax…
Chi phí sản xuất chung bao gồm 2 phần: 1 phần là định phí và 1 phần là chi phí hỗn hợp, nhưng chi phí bán hàng thì tất cả chi phí trong nó đều là chi phí hỗn hợp. Qua tính toán (phụ lục 1, 2, 3 trang 69, 70, 71) xác định được biến phí bán hàng như sau:
Bảng 4.9: Tình hình biến phí bán hàng đơn vị từng mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm Biến phí BH Số lượng tiêu thụ Biến phí BH đơn vị Ofcin 200mg 705.362 201.532 3,5 Kefcin 250mg 780.855,3 44.392 17,59 Rovas 1,5 IU 728.784 161.952 4,5
Biến phí bán hàng đơn vị của sản phẩm Kefcin 250mg chiếm cao nhất với 17.590 đ/sản phẩm, vì đây không phải là dòng sản phẩm chủ lực nằm trong nhóm này nên số lượng tiêu thụ bán ra không cao cho nên công ty đã dùng những chính sách bán hàng, đầu tư vào biến phí bán hàng để nhằm nâng cao sản lượng bán ra của dòng sản phẩm này. Kế tiếp là sản phẩm Rovas 1,5 IU với biến phí BH đơn vị là 4.500 đồng và biến phí BH đơn vị của sản phẩm Ofcin 200mg là thấp nhất với 3.500 đồng.
4.1.4.2 Định phí bán hàng
Định phí bán hàng bao gồm chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo,chi phí khấu hao tài sản tại bộ phận bán hàng, chi phí lương, điện, nước, chi phí bán hàng khác,… Qua tính toán (phụ lục 1, 2, 3 trang 69, 70, 71) xác định được định phí bán hàng như sau:
Bảng 4.10: Tình hình định phí bán hàng từng mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: 1.000 đồng Sản phẩm Định phí bán hàng Ofcin 200mg 124.062 Kefcin 250mg 187.968,6 Rovas 1,5 IU 748.116
Phần biến phí bán hàng công ty đã đầu tư vào sản phẩm có lượng tiêu thụ thấp để nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ của dòng sản phẩm Kefcin 250mg, định phí của dòng sản phẩm này cũng chiếm chi phí cao nhưng vẫn thấp hơn dòng sản phẩm chủ lực nằm trong cùng 1 nhóm là Rovas 1,5 IU với 748.116.000 đồng và thấp nhất là định phí bán hàng của Ofcin 200mg với 124.062.000 đồng.
4.1.5 Chi phí quản lý (TK 641)
Chi phí quản lý là chi phí bất biến, phát sinh do sự tồn tại của nhiều bộ phận, không gắn liền với bất kỳ một bộ phận riêng biệt nào. Chi phí này của công ty gồm nhiều khoản chi phí như: khấu hao, lương nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng, văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiếp khách, công tác phí,... Chi phí quản lý phân bổ cho các sản phẩm được phân bổ theo tiêu thức doanh thu thực hiện của từng sản phẩm.
Bảng 4.11: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp từng mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Sản phẩm Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ofcin 200mg 242.368
Kefcin 250mg 160.670
Rovas 1,5 IU 462.491
Nguồn: Phòng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Từ bảng 4.9 trên ta thấy, sản phẩm Rovas 1,5 IU có chi phí quản lý cao nhất là 462.491.000 đồng, sản phẩm Ofcin 200 mg có chi phí quản lý thấp hơn, ớ mức 242.368.000 đồng và thấp nhất là sản phẩm Kefcin 250mg với chi phí quản lý là 160.670.000 đồng.
4.2 TỔNG HỢP CHI PHÍ
Từ các bảng dữ liệu trên, ta có bảng tổng hợp chi phí của mỗi loại sản phẩm qua bảng sau:
Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí theo sản lượng của từng mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Ofcin 200 mg Kefcin 250 mg Rovas 1,5 IU Số lượng tiêu thụ 201.532 44.392 161.952 Chi phí khả biến Chi phí NVLTT 1.246.065 912.196 2.965.961 Chi phí NCTT 60.043 16.991 31.029 Chi phí SXC 122.934,5 35.513,6 68.019,8 Chi phí bán hàng 705.362 780.855,3 728.784 Tổng 2.134.404,5 1.745.556 3.793.793,8 CPKB đơn vị 10,591 39,321 23,425 Chi phí bất biến CPBB SXC 119.027,5 54.710,4 168.789,2 CPBB BH 124.062 187.968,6 748.116 CP QL 242.368 160.670 462.491 Tổng 485.457,5 403.349 1.379.396,2
Bảng 4.13: Tổng hợp, cơ cấu chi phí của từng mặt hàng của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu
Ofcin 200 mg Kefcin 250 mg Rovas 1,5 IU Tổng (đồng) Tỷ lệ (%) Tổng (đồng) Tỷ lệ (%) Tổng (đồng) Tỷ lệ (%) CPKB 2.134.404,5 81,47 1.745.556 81,23 3.793.793,8 73,34 CPBB 485.457,5 18,53 403.349 18,77 1.379.396,2 26,66 Tổng CP 2.619.862 100 2.148.905 100 5.173.190 100 81.47% 81.23% 73.34% 18.53% 18.77% 26.66% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00%
Ofcin 200mg Kefcin 250mg Rovas 1,5 IU
CPBB CPKB
Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu chi phí
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được chi phí khả biến của tất cả các sản phẩm đều chiếm tỷ trọng khá cao so với chi phí bất biến, chiếm hơn 70%. Cơ cấu chi phí khả biến và bất biến của các dòng sản phẩm này là gần nhau, không có khác biệt nhiều, vì vậy cơ cấu chi phí ít ảnh hưởng đến việc ra quyết định về số lượng sản phẩm. Đối với công ty thì chi phí nguyên vật liệu là chi phí chủ yếu trong chi phí khả biến. Ta có thể thấy sản phẩm có kết cấu chi phí tốt nhất là Rovas 1,5 IU (26,66%), vì chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn hơn sản phẩm Kefcin 250mg (18,77%) và sản phẩm Ofcin 200mg (18,53%). CPBB của sản phẩm nào chiếm tỷ trọng cao thì DOL cũng cao nên khi tăng doanh thu thì lợi nhuận của sản phẩm sẽ tăng nhanh hơn các sản phẩm còn lại.