1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ

86 519 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG TRONG VAY TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 12 – Năm 2014 i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN MSSV: 4105097 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG TRONG VAY TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. NGUYỄN PHÚ SON Tháng 12 - Năm 2014 ii LỜI CẢM TẠ  Qua thời gian học ở trƣờng, đƣợc sự giảng dạy nhiệt tình của Quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc học những kiến thức thật sự hữu ích cho chuyên ngành của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của Quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Phú Son, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành cảm ơn thầy! Xin gửi lòng biết ơn đến các hộ gia đình sinh sống tại quân Ninh Kiều, quận Cái Răng, quận Bình Thủy thuộc TP. Cần Thơ, cùng bạn bè đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình điều tra thực tế, nhờ đó em đã có những thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Tuyền i LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Tuyền ii MỤC LỤC  Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3 1.4.1 Phạm vi về không gian ........................................................................ 3 1.4.2 Phạm vi về thời gian ............................................................................ 3 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 3 1.4.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 4 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ gia đình................................................ 4 2.1.2 Các vấn đề cơ bản về tín dụng ............................................................. 5 2.1.3 Khái quát về của tín dụng tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình ............... 8 2.1.4 Giới hạn tín dụng của hộ gia đình ........................................................ 10 2.1.5 Khái quát về tài sản đảm bảo ............................................................... 11 2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 12 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 15 2.3.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................... 15 2.3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu ....................................................................... 15 2.3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................... 17 2.3.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................. 17 2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 18 2.4.1 Mô hình xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ gia đình .................................................................................... 18 2.4.2 Mô hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức giới hạn tín dụng của hộ khi tham gia vay tiêu dùng....................................................................... 19 2.4.3 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình và giả thuyết dấu kỳ vọng .... 20 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......... 23 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ..................... 23 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 23 3.1.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội ................................................................... 24 iii 3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ............................................................................. 28 3.2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại Thành phố Cần Thơ................... 28 3.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng của các Ngân hàng tại thành phố Cần Thơ ....................................................................................................... 30 Chƣơng 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG TRONG VAY TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP CẦN THƠ ....... 32 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA M U ĐIỀU TRA ...................................................... 32 4.1.1 Đặc điểm của hộ gia đình có vay vốn tiêu dùng tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ........................................................................... 32 4.1.2 Thông tin về tình hình vay vốn tiêu dùng của hộ gia đình .................... 36 4.1.3 Tình hình chung về việc sử dụng vốn vay và trả nợ vay của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ .................................................................... 45 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG TRONG VAY TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ............................................................................. 48 4.2.1 Kết quả mô hình hồi quy Probit các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng ............................. 48 4.2.2 Kết quả mô hình Tobit các yếu tố tác động đến mức giới hạn tín dụng của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng ......................................................... 52 4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG KHẢ NĂNG VAY VỐN TIÊU DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ .. 54 4.3.1 Tồn tại ................................................................................................. 55 4.3.2 Giải pháp cho hộ gia đình nâng cao khả năng vay vốn và giảm tỷ lệ GHTD .......................................................................................................... 56 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 59 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 59 5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................. 63 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................. 67 iv DANH MỤC BẢNG  Trang Bảng 2.1: Mô tả cỡ mẫu theo tiêu chí phân tầng ...................................................... 16 Bảng 2.2: Tổng hợp biến với dấu kỳ vọng trong MH Probit và MH Tobit ............... 22 Bảng 3.1: Tổng quan về hệ thống Ngân hàng tại thành phố Cần Thơ....................... 28 Bảng 3.2: Lãi suất cho vay phổ biến của TCTD đối với khách hàng ............................... 30 Bảng 4.1: Mô tả một số đặc điểm của hộ vay vốn ngân hàng ................................... 32 Bảng 4.2: Thống kê số lƣợng nam và nữ theo dân tộc của chủ hộ ............................ 33 Bảng 4.3: Trình độ học vấn của chủ hộ.................................................................... 34 Bảng 4.4: Thông tin về diện tích của hộ gia đình ..................................................... 36 Bảng 4.5: Một số thông tin chung về khoản vốn vay của hộ gia đình ....................... 38 Bảng 4.6: Thống kê số tiền xin vay ngân hàng của hộ gia đình ................................ 39 Bảng 4.7: Thực trạng về thời hạn vay vốn tiêu dùng của hộ gia đình ....................... 39 Bảng 4.8: Thực trạng về mức giới hạn tín dụng của hộ gia đình khi vay vốn ........... 43 Bảng 4.9: Những lí do khiến các hộ gia đình bị GHTD khi vay vốn ngân hàng ....... 45 Bảng 4.10: Tình hình trả nợ và nguồn tiền trả nợ của hộ gia đình ............................ 47 Bảng 4.11: Những khó khăn của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng ....................... 48 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình Probit ............................................................. 49 Bảng 4.13: Bảng phân loại thành phần tram dự báo đúng ........................................ 50 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình Tobit .............................................................. 52 v DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ .................................................. 23 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp hiện tại của chủ hộ.................................... 35 Hình 4.2 Các NHTM mà hộ gia đình đã vay vốn trong thời gian qua..................... 37 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ gia đình có quen với nhân viên ngân hàng........ 40 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện loại TSĐB của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng ....... 41 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện số lƣợng hộ gia đình bị GHTD ..................................... 43 Hình 4.6 Mục đích vay vốn của hộ gia đình........................................................... 45 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long TCTD : Tổ chức tín dụng NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NH : Ngân hàng DN : Doanh nghiệp DNTN : Doanh nghiệp tƣ nhân GHTD : Giới hạn tín dụng NVNH : Nhân biên ngân hàng TSĐB : Tài sản đảm bảo vii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, kết quả là thị trƣờng tín dụng tăng trƣởng khá chậm. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) cho thấy, tăng trƣởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên 3,52%, còn thấp so với mục tiêu đề ra là 12% năm 2014. Nếu nhƣ trƣớc đây, các ngân hàng tập trung nhiều vào mảng bán buôn, cho vay và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho những doanh nghiệp (DN) lớn, các dự án, công trình và những tập đoàn kinh tế… Hiện nay, hầu hết các ngân hàng chủ trƣơng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, đặc biệt là kênh tín dụng tiêu dùng. Hình thức cho vay tiêu dùng là một trong những giải pháp tối ƣu đang đƣợc các ngân hàng sử dụng, để tạo đầu ra cho nguồn vốn đang tồn đọng bên trong và nhằm thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng, góp phần đạt chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc đề ra. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hình thức cho vay tiêu dùng sẽ tạo động lực kích cầu cho nền kinh tế. Bên cạnh những mặt tích cực về vấn đề cho vay tiêu dùng, song song đó có nhiều mặt hạn chế đã và đang cùng tồn tại. Thực tế cho thấy, nợ xấu gia tăng trong thời gian qua một phần tập trung vào phân khúc tín dụng này. Phát triển tín dụng tiêu dùng giúp nhiều ngân hàng tăng trƣởng tốt, nhƣng chất lƣợng tăng trƣởng cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm trong bối cảnh huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay. Trƣớc tình hình này, NHNN đã cảnh báo các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) phải kiểm soát và giám sát chặt chẽ để nâng cao chất lƣợng đối với các khoản vay tiêu dùng. Điều này đƣợc cụ thể hóa thành những hành động nhƣ: về thủ tục, điều kiện vay vốn, mức giới hạn tín dụng đƣợc ngân hàng siết lại chặt chẽ, nhất là với trƣờng hợp vay tín chấp. Để tăng tính an toàn cho khoản vay, các ngân hàng thƣờng xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn các khoản vay đã có trƣớc đó, nhằm hạn chế xảy ra vấn đề rủi ro tín dụng, hạn chế gia tăng nợ xấu. Thành phố Cần Thơ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và là đầu mối giao lƣu kinh tế quan trọng của khu vực ĐBSCL. Mặc dù, kinh tế của thành phố tăng trƣởng ở mức khá cao vào những năm gần đây, nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn cơ bản của nền kinh tế trong nƣớc nhƣ: hàng hóa tồn kho tại các doanh nghiệp còn nhiều, nợ xấu tuy đƣợc kiểm soát nhƣng vẫn còn ở mức cao và việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng (TCTD) của các DN, cá nhân, hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cần đƣợc giải quyết giúp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đƣợc tiếp cận với nguồn vốn vay, nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ với nhu cầu vốn xin vay. 1 Xuất phát từ những lý do vừa nêu trên nên đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ” đƣợc chọn để tìm hiểu thực trạng vay tiêu dùng, sử dụng vốn vay, đặc biệt là phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giới hạn tín dụng (GHTD) tiêu dùng, mức GHTD tiêu dùng của các hộ gia đình khi tham gia vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại. Trên cơ sở đó, xin đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng khoản vay và đáp ứng đủ nhu cầu xin vay vốn tiêu dùng của hộ gia đình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là xác định và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng bị giới hạn tín dụng (GHTD) và các yếu tố ảnh hƣởng tới mức GHTD của hộ gia đình khi vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp giúp cho hộ gia đình khắc phục tình trạng bị giới hạn tín dụng và giúp hộ gia đình vay đƣợc lƣợng vốn nhƣ mong muốn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài nhằm hướng đến giải quyết một số mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích thực trạng vay vốn và tình hình sử dụng vốn của hộ gia đình có vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng và các yếu tố ảnh hƣởng tới mức giới hạn tín dụng của hộ gia đình có vay tiêu dùng từ các NHTM trên địa bàn nghiên cứu. - Đề ra giải pháp để giúp cho hộ gia đình giảm khả năng bị GHTD cũng nhƣ giúp hộ vay đƣợc lƣợng vốn nhƣ mong muốn, khi tham gia vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Thực trạng vay tiêu dùng của hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu nhƣ thế nào?  Tình hình sử dụng vốn và trả nợ vay ngân hàng của hộ gia đình có vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu ra sao?  Những yếu tố nào sẽ ảnh hƣởng đến khả năng bị GHTD của hộ gia đình khi vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu?  Những yếu tố nào sẽ ảnh hƣởng đến mức GHTD của hộ gia đình khi vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu? 2  Giải pháp nào để giảm khả năng bị GHTD và giúp hộ vay đƣợc lƣợng vốn nhƣ mong muốn khi vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi về không gian Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn 3 quận đó là Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy thuộc thành phố Cần Thơ. 1.4.2 Phạm vi về thời gian Cuộc khảo sát đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian trong tháng 10 và tháng 11 năm 2014. Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là khả năng bị giới hạn tín dụng và mức giới hạn tín dụng đối với các hộ vay tiêu dùng tai thành phố Cần Thơ. 1.4.4 Nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình trên phƣơng diện vay vốn tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà, không phải vay kinh doanh nhƣ doanh nghiệp. 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ gia đình Hộ gia đình là tập hợp những ngƣời có quan hệ vợ chồng hay có mối quan hệ huyết thống. Họ cùng nhau sinh sống trong một mái nhà và có các hoạt động cần thiết nhƣ nhƣ ăn, uống, lao động, vui chơi giải trí và nhiều hoạt động sinh hoạt khác. Theo Bộ luật dân sự 2005 đƣợc quy định tại điều 106, thì hộ gia đình có thể đƣợc hiểu là “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. Nhƣ vậy, từ những khái niệm vừa nêu trên có thể thấy rằng hộ gia đình phải có từ hai thành viên trở lên cùng chung sống với nhau, cùng đóng góp công sức, tham gia các hoạt động kinh tế, để tạo ra nguồn thu nhập. Họ có chung tài sản cùng nhau quản lý, thông thƣờng đây là tài sản có giá trị lớn và cũng chính là tƣ liệu sản xuất của họ. Bên cạnh đó, thì khái niệm hộ gia đình thƣờng đƣợc gắn liền với các lĩnh vực có liên quan đến sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Về các hoạt động trong nền kinh tế thì hộ gia đình thƣờng bao gồm các đặc điểm sau: + Hộ gia đình là đơn vị sản xuất mang tín cá thể, quy mô nhỏ lẻ, mang tín tự cấp, tự túc và tỷ trọng hàng hóa sản xuất ra thƣờng không lớn. Phụ thuộc và chịu sự ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, chịu sự rủi ro; + Hộ gia đình thƣờng là những ngƣời dân hiền lành, chịu khó làm ăn, nhìn chung đƣợc sự tín nhiệm trong cộng đồng làng xã, nhất là việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc; + Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản suất chƣa đƣợc phổ biến, chƣa mang lại hiệu quả kinh tế cao; + Về quan hệ tín dụng với ngân hàng, thì phần lớn các hộ gia đình có ý thức vay vốn để đáp ứng các nhu cầu của họ nhƣ: tiêu dùng, mua sắm tài sản, bổ sung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hay cho các mục tiêu cần thiết khác; trả lãi và nợ vay tƣơng đối đúng hạn cho ngân hàng. 4 2.1.2 Các vấn đề cơ bản về tín dụng 2.1.2.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mƣợn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Tín dụng có những tính chất quan trọng sau: Tín dụng trƣớc hết là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu của chúng. 2.1.2.2 Phân loại tín dụng  Phân loại theo hình thức Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, đƣợc sự cho phép của Nhà nƣớc. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dƣới sự giám sát và chi phối của Ngân hàng nhà nƣớc. Các nghiệp vụ hoạt động phải tuân theo Luật NH nhƣ quy định về khung lãi suất, huy động vốn, cho vay,…và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp đƣợc. Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các NH thƣơng mại, NH phục vụ ngƣời nghèo, Quỹ tín dụng nhân dân, các chƣơng trình trợ giúp của Chính phủ. Tín dụng phi chính thức là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lí của Nhà nƣớc. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn nhƣ cho vay chuyên nghiệp, thƣơng lái cho vay, ngƣời thân, bạn bè, họ hàng hay cửa hàng vật tƣ nông nghiệp, hụi,… Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trƣờng này do ngƣời cho vay và ngƣời vay quyết định. Trong đó, cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị Nhà nƣớc nghiêm cấm.  Phân loại theo kỳ hạn: Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, với mục đích cho vay là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ hay bổ sung vào tài sản lƣu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng; Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định; Tín dụng dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng. Đây là loại cho vay nhằm mục đích tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ. 5  Phân loaị theo mức tín nhiệm Cho vay có đảm bảo là loại hình cho vay dựa trên cơ sở các TSĐB cho khoản vốn vay của khách hàng nhƣ thế chấp, cầm cố tài sản hoặc đƣợc bảo lãnh vay vốn của bên thức ba; Cho vay không có đảm bảo đây là hình thức cho vay dựa trên uy tín của khách hàng để quyết định cho vay, không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của ngƣời khác cho khoản vay vốn của khách hàng.  Phân loại theo mục đích sử dụng vốn Tín dụng tiêu dùng đây là loại hình tín dụng cung cấp cho cá nhân hay hộ gia đình nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhƣ: chi tiêu cho y tế, cho giáo dục, mua sắm đồ dùng cá nhân và các khoản chi tiêu khác. Tín dụng cho sản xuất kinh doanh và lƣu thông hàng hóa: đây là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân hay hộ gia đình dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Đối với loại cho vay này thì mục đích sử dụng vốn của ngƣời đi vay là tạo ra lợi nhuận. Ngoài ra, tín dụng còn đƣợc phân loại dựa vào tính pháp lý, hình thức biểu hiện của vốn, phƣơng thức cho vay hay phƣơng thức hoàn trả nợ vay,… 2.1.2.3 Chức năng của tín dụng Tín dụng có 3 chức năng:  Tập trung phân phối lại vốn tiền tệ Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội đƣợc điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều đƣợc thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ƣu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn nhàn rỗi bằng huy động và thúc đẩy cho các nhu cầu sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng.  Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lƣu thông cho xã hội Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lƣu thông tín dụng nhƣ kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán, v.v.. thay thế sự lƣu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in tiền, vận chuyển bảo quản tiền. Thông qua ngân hàng các khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội đƣợc huy động để sử dụng cho sản 6 xuất và lƣu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên.  Kiểm soát các hoạt động kinh tế Thông qua tín dụng, Nhà nƣớc có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn qua mục đích vay của họ và giám sát việc sử dụng vốn. Từ đó, có thể theo sát tình hình phát triển của nông thôn và có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết. 2.1.2.4 Vai trò của tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau: + Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất đƣợc liên tục đồng thời góp phần đầu tƣ phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất đƣợc liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phƣơng tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tƣ phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lƣu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tƣ hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. + Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chƣa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tƣ tín dụng đƣợc thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả. + Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp và ƣu tiên cho xuất khẩu… Nhà nƣớc đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ đó tạo điều kiện phát triển các ngành khác. + Thứ tƣ: Góp phần tác động đến việc tăng cƣờng chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. Đặc trƣng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Bằng cách tác động nhƣ vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. 7 + Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài. Trong điều kiện kinh tế hội nhập, tín dụng đã trở thành một trong những phƣơng tiện nối liền các nền kinh tế các nƣớc với nhau. + Thứ sáu: Tín dụng tạm thời hỗ trợ vốn tiêu dùng cho cƣ dân cải thiện đời sống và kích cầu. 2.1.3 Khái quát về của tín dụng tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình 2.1.3.1 Khái niệm về tín dụng tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình Cho vay tiêu dùng là nghiệp vụ trong đó ngân hàng là người cho vay, người đi vay là các cá nhân, hộ gia đình, trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi trong môt khoản thời gian xác định, nhằm giúp người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ được hưởng mức sống cao hơn. Các nhu cầu tiêu dùng có thể xác định dƣới hình thái hiện vật một cách dễ dàng, nhƣ nhu cầu mua sắm tài sản nhƣ: nhà ở, phƣơng tiện đi lại hay vật dụng gia đình, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho việc mua bán với qui mô nhỏ tại hộ gia đình. Nhƣng cũng có những nhu cầu khó có thể xác định cụ thể khi chƣa đƣa vốn tín dụng vào sử dụng, nhƣ nhu cầu học tập, y tế, du lịch,… 2.1.3.2 Phân loại tín dụng tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình Tùy vào từng tiêu chí phân loại, mà tín dụng cá nhân hay hộ gia đình đƣợc chia thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số tiêu chí dùng để phân loại tín dụng tiêu dùng theo tác Lê Thẩm Dƣơng (2004) nhƣ sau: Căn cứ vào phương thức hoàn trả thì tín dụng tiêu dùng có 2 loại là: + Tín dụng tiêu dùng trả góp là phƣơng thức trong đó ngƣời đi vay trả gốc và lãi cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Hình thức này, áp dụng cho các độ tƣợng vay có giá trị lớn trong điều kiện thu nhập từng kỳ của của vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần nợ vay. + Tín dụng tiêu dùng phi trả góp là phƣơng thức trong đó ngƣời đi vay trả một lần khi đến hạn. Hình thức này áp dụng cho các đối tƣợng vay có giá trị nhỏ. + Tín dụng tiêu dùng tuần hoàn là phƣơng thức trong đó khách hàng đƣợc sử dụng thẻ tín dụng hoặc đƣợc phép phát hành séc cá nhân vƣợt chi trên tài khoản của mình. Hình thức này áp dụng cho đối tƣợng vay tổng hợp, có tính chất thƣờng xuyên. Căn cứ vào cách thực hiện thì tín dụng tiêu dùng có 2 loại: + Tín dụng tiêu dùng trực tiếp là phƣơng thức ngân hàng trực tiếp tiếp xúc, xét cho vay và trực tiếp thu nợ từ ngƣời vay. 8 + Tín dụng gián tiếp là phƣơng thức trong đó ngân hàng tiến hàng mua các món nợ do công ty bán lẽ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. Căn cứ vào mục đích thì tín dụng tiêu dùng bao gồm 2 loại: + Tín dụng tiêu dùng cƣ trú là các khoản tín dụng tiêu dùng tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng, + Tín dụng tiêu dùng phi cƣ trú là các khoản tín dụng tiêu dùng tài trợ cho việc trang trải các chi phí ma sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, vui chơi giải trí,… 2.1.3.3 Ý nghĩa tín dụng tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình + Đối với nền kinh tế thì tín dụng tiêu dùng có ý nghĩa nhằm kích cầu để tăng trƣởng nền kinh tế. + Đối với khách hàng thì đây là những tiện ích dành cho họ khi chƣa có đủ thanh khoản hay nguồn vốn, để phục vụ cho những nhu và mục đích cần thiết hiện tại. + Về phía ngân hàng thì đây chiến lƣợt kinh doanh của họ, nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, bằng việc tạo ra nhiều sản phẩm để mở rộng thị trƣờng và thu hút nhiều mục tiêu khách hàng, tăng mục tiêu lợi nhuận. 2.1.3.4 Hồ sơ vay vốn chung theo quy đình của các ngân hàng thương mại đối với vay tiêu dùng Tùy vào mỗi ngân hàng mà có quy chế và thủ tục cho vay khách hàng cá nhân khác nhau. Phƣơng thức cho vay và thu nợ tƣơng tự nhƣ đối với khách hàng là những doanh nghiệp. Tuy nhiên việc cho vay đối với khách hàng các nhân có phần đơn giản hơn nhiều so với khách hàng doanh nghiệp. Vì số tiền vay tƣơng đối nhỏ và hồ sơ vay vốn không phức tạp và không cần phân tích đánh giá bảng báo cáo tài chính. Dƣới đây là một số nội dùng cần có trong bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng là các nhân hay chủ hộ trong gia đình + Giấy đề nghị vay vốn. + Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu… và các giấy tờ tùy thân để xác nhận nhân thân. + Hộ khẩu (nếu có). + Giấy tờ có liên quan đến khoản vay (hợp đồng, bảng báo giá,..) + Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp hoặc cầm cố (trong cho vay có đảm bảo) + Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập dùng để trả nợ. 9 2.1.4 Giới hạn tín dụng của hộ gia đình Vốn tín dụng là một nguồn tài nguyên khan hiếm và khả năng tiếm cận vốn tín dụng của ngƣời đi vay phụ thuộc vào cách đánh giá rủi ro của ngƣời cho vay. Việc tiếp cận tín dụng đƣợc bắt đầu với lý thuyết cầu tín dụng của một cá nhân hoặc một hộ gia đình, với mong muốn tối đa hữu dụng kỳ vọng của họ từ việc vay tiền từ các nhà cung cấp tín dụng. Mỗi đơn vị tiền có chi phí cơ hội của riêng mình, đó là lãi suất, do vậy, quyết định cung tín dụng phụ thuộc vào lãi suất. Tuy nhiên, Stiglitz và Weiss (1981) cho thấy lý thuyết cung cầu tín dụng dựa vào lãi suất không thể giải thích khả năng tiếp cận vốn của ngƣời đi vay do quyết định cung tín dụng không đƣợc điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trƣờng, trong khi quyết định cho vay phụ thuộc vào cách mà ngƣời cho vay lựa chọn ngƣời đi vay dựa trên thông tin của ngƣời đi vay. Stiglitz & Weiss (1981) chỉ ra rằng, cung tín dụng chính thức bị cản trở bởi rủi ro đạo đức (moral hazard) và các vấn đề lựa chọn đối nghịch (adverse election) trong môi trƣờng không cân xứng thông tin ở thị trƣờng tín dụng. Các tổ chức tín dụng thƣờng muốn cho vay những ngƣời có đủ thông tin, đáng tin cậy và tin tƣởng họ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả đƣợc nợ. Thiếu thông tin là lí do những ngƣời cho vay không đáp ứng nhu cầu của ngƣời xin vay (Petrick, 2004 và Stephen et al, 1980). Người có nhu cầu vay được xác định là bị giới hạn tín dụng khi không đáp ứng được yêu cầu của người cho vay, hay người cho vay không đáp ứng được nhu cầu vay (Hoff & Stiglitz, 1993). Martin Petrick, 2004 định nghĩa giới hạn tín dụng là khả năng mà ngƣời đi vay có thể nhận đƣợc các khoản vay với số lƣợng vốn ít hơn so với nhu cầu xin vay. Ở thị trƣờng vốn tín dụng chính thức, ngƣời cho vay thƣờng là các TCTD, có chức năng phân phối lại nguồn vốn từ nơi thừa vốn, chƣa sử dụng đến nơi thiếu vốn và có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên việc phân phối tín dụng thƣờng bị giới hạn, do đó ngƣời đi vay thƣờng bị GHTD. Hộ bị GHTD là hộ không đƣợc vay vốn ngân hàng hay số tiền vay đƣợc ít hơn so với nhu cầu xin vay của họ. Từ những vấn đề vừa nêu nhƣ trên, có thể hiểu đƣợc khái niệm về GHTD, nhất là GHTD của hộ gia đình và có thể đƣợc phát biểu nhƣ sau: Giới hạn tín dụng của hộ gia đình là giới hạn về lƣợng vốn tối đa mà ngân hàng cho vay, so với nhu cầu đi vay thực tế của hộ gia đình. Hay nói cách khác, GHTD chính là tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa số vốn vay theo nhu cầu của hộ gia đình so với lƣợng vốn mà ngân hàng đáp ứng cho vay, trên số vốn vay theo nhu cầu. Nhƣ vậy, GHTD của hộ gia đình có thể đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau: + Giả sử với A là số vốn vay theo nhu cầu vay vốn ngân hàng của hộ gia đình, đƣợc thể hiện trong bộ hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng; 10 + Với B là lƣợng vay vốn mà ngân hàng quyết định giải ngân cho hộ gia đình, sau khi xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn mà gia đình đã cung cấp; + Với X là giới hạn tín dụng của hộ gia đình khi vay vốn tại ngân hàng. Khi đó GHTD của hộ gia đình đƣợc xác định là: (2.1) Vậy, tỷ lệ GHTD của hộ gia đình nằm trong đoạn giá trị từ 0 đến 1. Có nghĩa là, khi hộ gia đình đƣợc NHTM đáp ứng đủ toàn bộ số vốn theo nhƣ yêu cầu đi vay thì khi đó mức GHTD của hộ gia đình là 0, tƣơng ứng với tỷ lệ là 0%. Tỷ lệ này sẽ kéo dài trong đoạn từ 0% đến 100%. Khi tỷ lệ này càng tăng thì đồng nghĩa với việc lƣợng vốn mà NHTM cho hộ gia đình vay so với số vốn mà gia đình yêu cầu sẽ giảm xuống. Mức GHTD này đạt tối đa là 1, tƣơng ứng với tỷ lệ là 100%. Khi đó hộ gia đình không vay đƣợc vốn ở NHTM, hay nói cách khác là NHTM sẽ không giải ngân vốn cho hộ gia đình theo nhƣ yêu cầu xin vay vốn, hợp đồng tín dụng không đƣợc thành lập. 2.1.5 Khái quát về tài sản đảm bảo Trƣớc khi xem xét và quyết định cho vay đối với một khách hàng, thì các NHTM thƣờng xem xét và phân tích rất cẩn thận, chi tiết về bộ hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Không chỉ phân tích về mục đích vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng dùng để trả nợ. Mà ngân hàng còn phân tích và đánh giá giá trị của tài sản dùng làm bảo đảm cho khoản vốn vay của khách hàng. Vì đây là tuyến phòng ngừa hay là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán từ nguồn thu nợ thứ nhất. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản đảm bảo (TSĐB) là là việc bên vay vốn dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm với bên cho vay về khả năng hoàn trả nợ vay của mình. Yêu cầu về TSĐB cho khoản vay có một số tác dụng chủ yếu nhƣ sau - Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thanh toán đƣợc nợ. - Tạo động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ đúng hạn và sử dụng vốn hiệu quả. - Là rào cản đối với những đối tƣợng đi vay có chủ định lừa đảo. Điều kiện của TSĐB: Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP qui định: - Tài sản là sở hữu hợp pháp của ngƣời đi vay. 11 - Tài sản không bị tranh chấp. - Tài sản dễ dàng mua bán, chuyển nhƣợng. - Phải mua bảo hiểm cho tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. 2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Chủ đề về tín dụng từ lâu đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu vấn đề tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp, mà còn có nhiều nghiên cứu nói về việc tiếp cận và giới hạn vốn vay của hộ gia đình. Để có đƣợc những cơ sở vững chắc trƣớc khi tiến hành thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo qua và xin đƣợc trình bày ngắn gọn về nội dung của những nghiên cứu sau đây. Đầu tiên là nghiên cứu do Võ Thành Danh thực hiện năm 2008, nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tƣ nhân ở khu vực ĐBSCL. Đề tài tiến hành khảo sát tại 13 NHTM và 54 doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN). Từ 13 NHTM đƣợc chọn này, 121 bộ hồ sơ vay vốn của các khách hàng là DNTN đƣợc chọn ra để nghiên cứu. Kết quả điều tra cho thấy có đến 17,5% doanh nghiệp bị giới hạn tín dụng. Sử dụng mô hình hồi qui, tác giả chỉ ra rằng, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, khả năng thanh toán, mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp, và tổng vốn chủ sở hữu là những yếu tố ảnh hƣởng đến số tiền vay đƣợc của doanh nghiệp. Đồng thời, trong 45 doanh nghiệp có vay vốn đƣợc khảo sát chỉ có 27% tỏ ra hài lòng đối với quy trình cho vay của ngân hàng. Có đến 50% doanh nghiệp cho rằng ngân hàng đã định giá tài sản thế chấp quá thấp làm cho số tiền vay không nhiều nhƣ mong đợi. Có thể thấy, điều kiện về TSĐB khi vay vốn ngân hàng là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến mức GHTD ngân hàng. Một nghiên cứu khác do Trần Ái Kết và Thái Thanh Thoảng thực hiên vào năm 2013, nghiên cứu về vấn đề khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các cá nhân, hộ gia đình. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng thƣơng mại của hộ gia đình, đồng thời thông qua mô hình hồi quy Tobit để xác định các yếu tố ảnh hƣởng tới lƣợng vốn tín dụng tiêu dùng của hộ gia đình ở thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ, có thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích đất thuộc quyền sử dụng và thu nhập của hộ gia đình là những yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng thƣơng mại của hộ gia đình. Lƣợng vốn tín dụng tiêu dùng của hộ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố: trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất thuộc quyền sử dụng, thu nhập của hộ gia đình và kỳ hạn vay vốn. Ngoài ra, trong năm 2013 một nghiên cứu nữa do Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời cũng đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của 12 nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang. Mô hình hồi quy Logit và phân tích hồi quy đa biến (OLS) đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc dựa trên các thông tin đặc trƣng của hộ và các nhân tố ngoại sinh khác. Kết quả phân tích hồi quy mô hình Logit cho biết khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố: trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, diện tích đất thổ cƣ, giá trị tài sản của hộ và sử dụng tín dụng thƣơng mại. Hơn nữa, phân tích hồi qui đa biến cho biết lƣợng vốn tín dụng chính thức bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố: quan hệ xã hội của chủ hộ, mục đích vay vốn, giá trị tài sản và thu nhập của hộ. Theo một nghiên cứu khác do Phan Đình Khôi đƣợc thực hiện vào năm 2013, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ một cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi với tổng số hộ gia đình đƣợc phỏng vấn là 919. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tƣơng tác giữa các khu vực tín dụng, trong đó tín dụng phi chính thức tích cực ảnh hƣởng đến khả năng vay vốn từ chƣơng trình tín dụng vi mô. Số tiền vay chính thức ảnh hƣởng bởi các yếu tố bao gồm: tuổi tác và nghề nghiệp của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, mức thu nhập, chi phí y tế, huyện đô thị hóa, mục đích vay, và lãi suất ƣu đãi. Theo nghiên cứu do Nguyễn Văn Ngân và Lê Khƣơng Ninh đƣợc thực hiện năm 2005, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở ĐBSCL. Các tác giả đã sử dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn 240 hộ nông dân thuộc 04 tỉnh ở khu vực ĐBSCL. Bằng việc sử dụng mô hình 02 bƣớc của Heckman để phân tích kết quả nghiên cứu, các tác giả đã cho thấy rằng các nhân tố nhƣ: tuổi, giới tính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nguồn tín dụng phi chính thức thì có mối quan hệ với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Trong khi các nhân tố có ảnh hƣởng đến khối lƣợng tiền mà ngân hàng cho vay so với nhu cầu của nông hộ là: mục đích vay vốn, tài sản đảm bảo, diện tích đất sản xuất và trình độ học vấn của chủ hộ trong gia đình. Một nghiên cứu khác do Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung thực hiện vào năm 2010, nghiên cứu đã sử dụng mô hình Heckman hai bƣớc nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở ngoại thành Hà Nội. Nguồn số liệu mà nghiên cứu có đƣợc để tiến hành phân tích đƣợc thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn 116 hộ nông dân. Nghiên cứu có những kết luận quan trọng: Tuổi, địa vị xã hội của chủ hộ, tín dụng không chính thức của hộ và thủ tục vay vốn chính thức là những yếu tố cùng có tác động thuận tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất, thu nhập bình quân, tài sản thế chấp và mục đích vay là những yếu tố có tác động thuận đến lƣợng vốn vay chính thức của hộ. 13 Ngoài ra, một nghiên cứu tƣơng tự đƣợc thực hiện vào năm 2012 do Quách Thị Khánh Ngọc và Trƣơng Quốc Hảo về việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến, và khảo sát thực tế đối với 132 hộ nông dân vay vốn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lƣợng vốn vay phụ thuộc vào 8 nhân tố: số lần vay tiền, mục đích đầu tƣ, diện tích đất thế chấp, giá trị tài sản, thu nhập trƣớc khi vay, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn và công việc hiện tại. Thêm một nghiên cứu nữa của Thái Anh Hòa (1997), trong nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở 2 tỉnh An Giang và Cần Thơ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, qua phân tích hồi quy mô hình Logit đã kết luận, các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng tới khả năng bị giới hạn tín dụng của nông hộ sản xuất lúa là: hiện giá tài sản có thể thế chấp vay vốn, nguyên giá tài sản lƣu động, trình độ học vấn và địa bàn (địa phƣơng). Trong đó, 3 yếu tố trƣớc có tác động nghịch tới khả năng bị giới hạn tín dụng của nông hộ và trình độ học vấn của chủ hộ là yếu tố có tác động mạnh tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của các nông hộ trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu. Trần Ái Kết (2009), sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình Logit để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà Vinh. Kết quả phân tích hồi quy mô hình Logit cho biết có nhiều yếu tố trong mô hình tác động ở mức có ý nghĩa tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của trang trại. Các yếu tố có tác động thuận nhƣ tuổi và trình độ học vấn của chủ trang trại; tỷ lệ diện tích mặt nƣớc nuôi thực tế; có sử dụng tín dụng thƣơng mại và thu nhập phi sản xuất của trang trại. Kết quả phân tích hồi quy OLS cho thấy nhiều yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới lƣợng vốn tín dụng chính thức của trang trại. Các yếu tố có tác động thuận nhƣ chi phí xây dựng ao nuôi, chi phí sản xuất và có mô hình nuôi phụ. Các yếu tố có tác động nghịch: tổng giá trị tài sản, tỷ lệ diện tích mặt nƣớc nuôi thực tế và tỷ suất lợi nhuận (ROA). Điểm giống nhau của các nghiên cứu trên là đều sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp hay các nông hộ, hộ gia đình trên các địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị kỹ từ trƣớc. Sau đó, các tác giả dùng phần mềm Stata để hỗ trợ phân tích kết quả. Thông qua việc sử dụng các hàm Probit, Tobit hay Binary Logistic (hồi quy nhị nguyên),… để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng của các doanh nghiệp hay hộ gia đình. Sau đó các tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để xác định các nhân tố có ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay hay mức giới hạn tín dụng từ ngân hàng. Mỗi nhân tố trong mô hình nghiên cứu đƣợc các tác giả giải thích rõ ràng về nguyên nhân và sự tác động của nó đến khả năng tiếp cận vốn vay, cũng nhƣ lƣợng vốn vay mà ngân hàng đáp ứng so với nhu cầu xin vay của các doanh nghiệp, các hộ gia đình hay những nông hộ 14 trong địa bàn nghiên cứu. Từ đó, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, nhằm giúp cho các doanh nghiệp hay các nông hộ, hộ gia đình nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận nguồn vốn vay từ các NHTM. 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu Trãi qua quá trình tham khảo ý kiến của ngƣời có kinh nghiệm, kết hợp với quan sát và tìm hiểu thực tế về tình hình vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ, hiện trên địa bàn có rất nhiều hộ gia đình đã và đang tham gia vay tiêu dùng ở các ngân hàng. Đề tài chọn 3 quận là Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy để thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và mục đích của đề tài cần nghiên cứu. 2.3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu 2.3.2.1 Phương pháp xác định cỡ mẫu Cỡ mẫu đƣợc xác định theo công thức: n= [p(1p)] 2 Z /2 2 MOE (2.2) Trong đó: n: cỡ mẫu p: tỉ lệ mẫu đúng nhƣ mục tiêu chọn mẫu. (0  p  1) Z: giá trị phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy. (1-  ). MOE: tỉ lệ sai số cho phép. V = p(1-p): độ biến động của dữ liệu. Trong trƣờng hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì V = p(1-p)  max  V’ = 1-2p = 0  p = 0,5. Trong thực tế nghiên cứu thƣờng sử dụng độ tin cậy 95% nên sai lầm tối đa là  =5%. Ta có giá trị tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin cậy 95% là Z  /2= 1,96. Sai số cho phép là 10%. Thế các giá trị vào công thức (2.2), ta đƣợc: n= [p(1p)] 2 Z /2 (với p = 0,5) 2 MOE  n = (1,96)2 * (0,25) / (0,1)2 = 96 Cỡ mẫu n = 96 quan sát, đây là cở mẫu tối thiểu. Tuy nhiên, đề tài chọn cỡ mẫu là 105 quan sát là do một vài nguyên nhân nhƣ sau: 15 - Hạn chế về mặt chi phí, thời gian và nhân lực cho việc thu thập số liệu, trong khi đối tƣợng phân tán, khó tiếp cận trên toàn địa bàn nghiên cứu. - Hiện trên địa bàn nghiên cứu, tình hình vay tiêu dùng của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, các hộ có nhu cầu vay tiêu dùng rất nhiều, song khả năng đƣợc các NHTM xét duyệt cho vay, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn thì còn hạn chế. Vì vậy, việc phỏng vấn thu thập số liệu nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. 2.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên phân tầng (Stratified sampling). Tiêu thức phân tầng theo đơn vị hành chính (quận, huyện), Thành phố Cần Thơ đƣợc chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Trong đó, đề tài chọn ra 3 quận có tƣơng quan về mặt dân số và tình hình kinh tế - xã hội để thực hiện chọn mẫu. Mẫu đƣợc phân chia thành 2 tầng: nội thành có mật độ dân số đông (Ninh Kiều chiếm 53%) và ngoại thành (Bình Thủy chiếm 29%, Cái Răng 18%). Tính toán tỉ lệ dân số dựa vào mật độ dân số ở mỗi quận so với tổng thể để chia ra số quan sất cần thực thực hiện ở mỗi quận, trong tổng số 105 quan sát của mẫu dự kiến ban đầu. Ở mỗi tầng, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ có vay tiêu dùng ở các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ thông qua phiếu khảo sát đƣợc thiết kế sẵn. Chi tiết hơn theo dõi ở bảng 2.1 dƣới đây: Bảng 2.1: Mô tả cỡ mẫu theo tiêu chí phân tầng Quận Dân số (ngƣời) Tỉ trọng (%) Số quan sát Ninh Kiều 243.794 53 55 Bình Thủy 133.565 29 30 Cái Răng 86.278 18 20 463.637 100 105 Tổng Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2014 Phiếu khảo sát đƣợc thiết kế theo trình tự: Dựa trên cơ sở lý thuyết, lƣợc khảo tài liệu có liên quan đến các đề tài nghiên cứu trƣớc, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xây dựng phiếu khảo sát sơ bộ. Sau đó, phiếu khảo sát đƣợc tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và tiến hành phỏng vấn thử 10 quan sát để xác định lại tính phù hợp về nội dung và các thuật ngữ trong phiếu khảo sát. Cuối cùng, tác giả sẽ điều chỉnh lại phiếu khảo sát và sử dụng trong phỏng vấn chính thức. 2.3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu 16 Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các kết quả thống kê, các báo cáo chuyên đề, báo cáo định kỳ của các NHTM và các sở ban ngành tại thành phố Cần Thơ; Tổng cục Thống kê. Ngoài ra, số liệu còn đƣợc thu thập trên các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học đã đƣợc công bố và website có liên quan. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua việc điều tra, phỏng vấn 105 quan sát, nhằm tìm hiểu thực trạng vay tiêu dùng của các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Nội dung điều tra gồm có 3 phần: + Thông tin hộ gia đình gồm có tuổi chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, nhân khẩu, thu nhập trung bình một tháng của hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ,… + Thông tin về diện tích đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình. + Thông tin về tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ gia đình gồm số lần vay vốn, mục đích vay vốn, lựa chọn ngân hàng nào để vay vốn, tài sản thế chấp, lƣợng vốn đƣợc ngân hàng cho vay hay bị GHTD, nguyên nhân dẫn đến bị GHTD, những thuận lợi hay khó khăn gặp phải khi vay vốn, nguyện vọng và ý kiến đề xuất của hộ gia đình trong quá trình vay vốn… Chi tiết bảng câu hỏi phỏng vấn sẽ đƣợc trình bày trong phần phụ lục 1. 2.3.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu Phân tích thống kê mô tả là phƣơng pháp phân tích một số chỉ tiêu kinh tế xã hội, thông tin hộ gia đình vay vốn, mục đích vay vốn, tình hình sử dụng vốn, thông tin về lần vay vốn tiêu dùng gần đây nhất của hộ gia đình. Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy đƣợc tình hình biến động của các số liệu kinh tế xã hội. Có hai phƣơng pháp so sánh nhƣ sau: So sánh bằng số tuyệt đố là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biếu hiện khối lƣợng quy mô của các hiện tƣợng kinh tế So sánh bằng số tƣơng đối là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. T (%) = T2 * 100 T1 Trong đó: - T1: số liệu năm trƣớc - T2: số liệu năm sau 17 (2.3) - T: tốc độ tăng trƣởng của năm sau so với năm trƣớc (%) Sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế lƣợng thông qua mô hình Probit và Tobit để đánh giá sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến khả năng bị GHTD và mức GHTD khi vay vốn của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. 2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.4.1 Mô hình xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ gia đình  Mô hình Probit đƣợc ứng dụng trong trƣờng hợp biến phụ thuộc là biến nhị phân, và nó đƣợc dùng để ƣớc lƣợng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc. Để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hƣởng của mỗi yếu tố tới khả năng bị giới hạn tín của hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, mô hình Probit nhị phân đƣợc vận dụng trong phân tích. Mô hình Probit ƣớc lƣợng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc nhƣ là một hàm số của biến độc lập. (Mai Văn Nam, 2008) Mô hình hồi quy đƣợc trình bày nhƣ sau: k y * i  0   i x   i (2.4) i 1 * Trong đó y i chƣa biết. Nó thƣờng đƣợc gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến * giả y i đƣợc khai báo nhƣ sau: * i y = 1 nếu yi* > 0 0 trƣờng hợp khác Dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây hàm số có dạng nhƣ sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε (2.5) Trong đó: +  : là sai số ngẫu nhiên; + βi (i= 1,…7): là hệ số hồi qui của mô hình ƣớc lƣợng; + Y: là biến phụ thuộc, xác định các yếu tố ảnh hƣởng và phản ánh mức độ ảnh hƣởng của mỗi yếu tố tác động đến khả năng bị GHTD. Biến Y đƣợc đo lƣờng bởi 2 giá trị nhƣ sau: 18 + Y = 1: Khi hộ gia đình có bị GHTD; + Y = 0: Khi hộ gia đình không bị GHTD (khi hộ gia đình đƣợc ngân hàng đáp ứng đủ 100% nhu cầu về số vốn xin vay). Các biến độc lập trong mô hình (2.5) gồm: + X1: Tuổi của chủ hộ (năm) + X2: Trình độ học vấn, phân loại theo 4 cấp bậc: bằng 0 nếu chủ hộ tốt nghiệp cấp 1; bằng 1 nếu tốt nghiệp cấp 2; bằng 2 nếu tốt nghiệp cấp 3; bằng 3 nếu tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng; bằng 4 nếu có trình độ sau Đại học + X3: Giá trị TSĐB (1.000 đồng) + X4: Thu nhập trung bình (1.000 đồng/tháng) + X5: Số lần vay vốn (lần) + X6: Nghề nghiệp (0: nếu chủ hộ là công chức, viên chức Nhà nƣớc hay giáo viên, giảng viên; 1: nếu chủ hộ làm nghề khác) + X7: Có quen với nhân viên ngân hàng (0: nếu không quen biết; 1: nếu có quen) 2.4.2 Mô hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức giới hạn tín dụng của hộ khi tham gia vay tiêu dùng  Giới hạn tín dụng của hộ gia đình là giới hạn về lƣợng vốn tối đa mà ngân hàng cho vay, so với nhu cầu đi vay thực tế của hộ gia đình. Để ƣớc lƣợng xem các nhân tố ảnh hƣởng đến mức GHTD của hộ gia đình khi vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tác giả sử dụng mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức GHTD của hộ, mô hình đƣợc xây dựng theo dạng nhƣ sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + ε (2.6) Trong đó: + ε: sai số ngẫu nhiên. + Y: biến phụ thuộc, là mức GHTD của hộ gia đình (0 ≤ Y ≤ 1). Hay còn gọi là mức giới hạn về lƣợng vốn tối đa mà ngân hàng cho vay, so với nhu cầu đi vay thực tế của hộ gia đình. (Martin Petrick, 2004) Các biến độc lập có trong mô hình (2.6) gồm: + X1: Tuổi của chủ hộ (năm) + X2: Trình độ học vấn, phân loại theo 4 cấp bậc: bằng 0 nếu chủ hộ tốt nghiệp cấp 1; bằng 1 nếu tốt nghiệp cấp 2; bằng 2 nếu tốt nghiệp cấp 3; bằng 3 nếu tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng; bằng 4 nếu có trình độ sau Đại học + X3: Diện tích đất (1.000 m2) 19 + X4: Tài sản đảm bảo (1.000 đồng) + X5: Thu nhập (1.000 đồng/tháng) + X6: Số lần vay vốn (lần) + X7: Nghề nghiệp (0: nếu chủ hộ là công chức, viên chức Nhà nƣớc hay giáo viên, giảng viên; 1: nếu chủ hộ làm nghề khác) + X8: Có quen với nhân viên ngân hàng (0: nếu không quen biết; 1: nếu có quen) Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm vào năm 2013 của TS. Trần Ái Kết và Thái Thanh Thoảng, dựa trên lý thuyết về cung - cầu tín dụng tiêu dùng, các đặc tính kinh tế - xã hội của hộ gia đình phản ánh uy tín của hộ đối với ngƣời cho vay và do đó quyết định khả năng tiếp cận cũng nhƣ mức độ tiếp cận vốn tín dụng của hộ tại ngân hàng thƣơng mại mà họ tham gia vay vốn, vì vậy các biến độc lập phần lớn cùng đƣợc sử dụng cho 2 mô hình Probit và Tobit. Diễn giải về các biến độc lập có trong 2 mô hình và kỳ vọng dấu về mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trình bày tóm tắt trong bảng 2.2. 2.4.3 Diễn giải về các biến độc lập trong mô hình và giả thuyết dấu kỳ vọng Dựa trên cơ sở lý thuyết về cung – cầu tín dụng tiêu dùng và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây, các biến giải thích (X1, …, Xk) và dấu kỳ vọng có trong mô hình đƣợc trình bày dƣới đây: Tuoi (X1): tuổi của chủ hộ. Đây là biến định lƣợng có đơn vị tính là năm. Biến này đƣợc kỳ vọng có hệ số hồi quy mang dấu âm. Chủ hộ có thƣờng có vai trò quan trọng với việc ra quyết định trong gia đình. Khi tuổi chủ hộ càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng của chủ hộ sẽ cao hơn do thƣờng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có trách nhiệm pháp lý đối với việc vay vốn, có nhiều tài sản hơn những chủ hộ trẻ (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010). Khi đó khả năng bị GHTD của họ có xu hƣớng giảm và lƣợng vốn vay ngân hàng sẽ tăng lên và tiến gần đến lƣợng vốn vay theo nhu cầu của họ (mức GHTD có xu hƣớng giảm). Trinhdohocvan (X2 ): Đƣợc phân loại theo 4 cấp bậc: Bằng 0 nếu chủ hộ tốt nghiệp cấp 1; bằng 1 nếu tốt nghiệp cấp 2; bằng 2 nếu tốt nghiệp cấp 3, bằng 3 nếu tốt nghiệp cao đẳng, đại học và bằng 4 nếu có trình độ sau đại học. Các chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn thƣờng dễ vay vốn hơn và biết cách sử dụng vốn càng hiệu quả. Và đó là lý do tại sao họ vay đƣợc nhiều vốn hơn (Nghiên cứu của Trần Ái Kết, Huỳnh Trung Thời, 2013 và nghiên cứu của Quách Thị Khánh Ngọc,Trƣơng Quốc Hảo, 2012). Dientichdat (X3): là diện tích đất gồm đất ruộng, đất vƣờn, và đất thổ cƣ của hộ đƣợc tính bằng 1.000 m2, do gia đình có quyền sử dụng. Những hộ có đất càng nhiều 20 thì càng dễ vay vốn. Khi đó khả năng bị GHTD sẽ giảm, đồng nghĩa với lƣợng vốn đƣợc vay sẽ tăng lên. (Trần Ái Kết, Huỳnh Trung Thời, 2013). Vậy yếu tố tổng diện tích đất đƣợc kỳ vọng có hệ số hồi quy mang dấu âm. Taisandambao (X4): Tài sản đảm bảo đƣợc tính bằng tiền, đơn vị là 1.000 đồng. Theo nhƣ những nghiên cứu trƣớc, khi chủ hộ có tài sản với giá trị càng lớn thì khả năng bị GHTD càng thấp, đồng thời lƣợng vốn mà chủ hộ nhận đƣợc sẽ càng cao (Nguyễn Văn Ngân và Lê Khƣơng Ninh, 2005). Nên đề tài kỳ vọng biến tài sản đảm bảo có hệ số hồi quy mang dấu âm. Đồng nghĩa với việc giá trị tài sản đảm bảo của hộ gia đình càng tăng thì mức GHTD khi vay vốn ngân hàng càng giảm. Thunhap (X5): Là khoản tiền trung bình hộ gia đình nhận đƣợc sau khi trừ đi chi phí trong tháng, đơn vị tính là 1.000 đồng. Biến này đƣợc kỳ vọng có hệ số hồi quy mang dấu âm. Hộ gia đình có thu nhập trung bình cao hơn sẽ có khả năng trả nợ tốt hơn, nên mức GHTD thƣờng thấp hơn (Trần Ái Kết, Thái Thanh Thoảng, 2013). Solanvayvon (X6): là biến này đƣợc kỳ vọng mang dấu âm, đánh giá khả năng giao dịch của hộ gia đình với ngân hàng. Khi hộ gia đình vay vốn càng nhiều lần và thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng thì mối quan hệ nghiệp vụ giữa hộ gia đình và khách hàng càng trở nên tốt hơn, nên lƣợng vốn vay đƣợc cũng nhiều hơn, vì vậy mức GHTD càng giảm (Quách Thị Khánh Ngọc, Trƣơng Quốc Hảo, 2012). Nghenghiep (X7): Đề tài sử dụng biến giả 0 và 1. Bằng 0 nếu chủ hộ là công chức, viên chức Nhà nƣớc hoặc giáo viên, giảng viên và bằng 1 nếu làm nghề khác. Khi chủ hộ gia đình là công chức Nhà nƣớc, giáo viên giảng viên sẽ có thu nhập ổn định, và thƣờng vay theo lƣơng với hình thức vay tín chấp, vì vậy họ ít bị GHTD hơn những hộ có nghề nghiệp khác. Từ đó, đề tài kỳ vọng biến nghề nghiệp chủ hộ gia đình sẽ có quan hệ ngƣợc chiều với mức GHTD khi hộ gia đình tham gia vay vốn tại ngân hàng. Coquennhanviennh (X8): Chủ hộ có ngƣời thân (bạn bè) làm việc trong các ngân hàng. Biến này là biến giả nhận một trong hai giá trị là 1 nếu có quen và 0 nếu không quen biết. Mặt dù những nghiên cứu trƣớc đó, các tác giả đều cho rằng biến chủ hộ có quen với nhân viên ngân hàng không có ảnh hƣởng đến mô hình. Nhƣng đề tài vẫn chọn biến này để đƣa vào mô hình. Bởi lẽ, khi có ngƣời thân làm việc ở NH thì hộ gia đình sẽ chủ động hơn trong việc xin vay, nắm thông tin vay nhanh hơn những hộ không có mối quan hệ thân thiết với các tổ chức này. Dấu của biến trong mô hình đƣợc kỳ vọng là dấu âm. 21 Bảng 2.2: Tổng hợp biến với dấu kì vọng có trong mô hình Probit và Tobit Biến độc lập Ký hiệu Dấu kỳ vọng Probit Tobit Tuổi tuoi - - Trình độ học vấn trinhdo - - Tổng diện tích đất tongdtdat Tài sản đảm bảo tsdb - - Thu nhập thunhap - - Số lần vay vốn solanvay - - Nghề nghiệp nghenghiep - - Có quen với NVNH coquennvnh - - - Ghi chú: Dấu “-” là biến độc lập tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc Nguồn: tác giả tổng hợp, 2014 22 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², trong đó diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.200.300 ngƣời, mật độ dân số tính đến 2011 là 852 ngƣời/km². Cần Thơ cũng là Thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông. Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và đƣợc bồi lắng thƣờng xuyên qua nguồn nƣớc có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố đƣợc hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ). Địa hình nhìn chung tƣơng đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngƣ nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1–2 m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu nhƣ Cồn Ấu, Cồn Khƣơng, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu. Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lƣới sông, kênh, rạch khá 23 chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hƣởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hƣởng triều cùng lũ cuối vụ. Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2 h, lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82-87%. Do chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mƣa thƣờng đi kèm với ngập lũ ảnh hƣởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thƣờng đi kèm với việc thiếu nƣớc tƣới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hƣởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng nhƣ nhu cầu dùng nƣớc không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ có con Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lƣợng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lƣu lƣợng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4, lƣu lƣợng nƣớc trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s, mực nƣớc sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nƣớc biển. Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô Môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nƣớc ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tƣới nƣớc trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600–700 m, độ sâu 10–12 m nên có khả năng tiêu, thoát nƣớc rất tốt. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lƣu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đƣờng thủy. Các sông rạch lớn khác là sông Bình Thủy, sông Trà Nóc, sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nƣớc ngọt suốt hai mùa mƣa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất. 3.1.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội 3.1.2.1 Kinh tế 24 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP - giá so sánh 2010) ƣớc 9 tháng đầu năm 2014 đạt 37.408,5 tỷ đồng, tăng 10,5% so cùng kỳ, 9 tháng đầu năm 2013 tăng 10,24%, trong đó: Khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản giảm 0,09%; khu vực công nghiệp xây dựng, tăng 3,38% và khu vực thƣơng mại - dịch vụ tăng 15,71%.trong đó: Khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản đạt 4.429 tỷ đồng, tăng 0,75%; khu vực công nghiệp xây dựng đạt 9.080,9 tỷ đồng, tăng 10,11% và khu vực thƣơng mại - dịch vụ đạt 23.898,5 tỷ đồng, tăng 12,68% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Tỷ trọng khu vực nông nghiệp - thủy sản chiếm tỷ lệ 10,33%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 29,87% và khu vực thƣơng mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ 59,79%. Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 2.346 USD. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố ƣớc đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Cần Thơ ƣớc đạt 1.819 USD. Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thƣơng mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện đƣợc 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện đƣợc 12.433 tỉ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thƣơng mại ƣớc thực hiện đƣợc 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc thực hiện đƣợc 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội thực hiện đƣợc 16.770 tỉ đồng. Trong giai đoạn 9 Tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Đây là mức tăng trƣởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách đƣợc 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% chỉ tiêu của Hội đồng nhân dân thành phố đề ra… Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trƣởng thấp hơn mức tăng của những năm trƣớc, ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế và thu ngân sách nhà nƣớc, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cƣ, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chƣa giảm… Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lƣợng 1.194,7 tấn. Ngoài ra, còn có một số cây hoa màu khác nhƣng sản lƣợng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lƣợng heo là 2.589,3 nghìn con, số lƣợng 25 gia cầm hạn chế khoảng 13 nghìn con do bị cúm gia cầm. Các gia súc khác nhƣ trâu bò chiếm số lƣợng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng. Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng đƣợc nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nƣớc ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hƣng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án đƣợc Thành phố quan tâm đầu tƣ phát triển. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã đƣợc định hƣớng để phát triển trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020, theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Hiện nay, Trung tâm Thành phố Cần Thơ hình thành rất nhiều khu mua sắm, thƣơng mại lớn nhƣ: Big C, Metro, Co-op Mart, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thƣơng Mại Tây Đô, Trung tâm thƣơng mại Cái Khế. Ngoài ra, nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh nhƣ: Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,... Với vị trí thuận lợi là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vì vậy ngành dịch vụ phát triển rất đa dạng đã tạo nên điểm nhấn khá ấn tƣợng, thúc đẩy kinh tế của thành phố ngày càng phát triển sôi động. Trong 7 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ trên địa bàn thành phố ƣớc thực hiện 447,4 triệu USD, đạt 48,2% so kế hoạch năm và tăng 4,3% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá hơn 431,9 triệu USD, đạt 48% so kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ, dịch vụ thu ngoại tệ 15,5 triệu USD, đạt 53,45% so kế hoạch và giảm 4% so cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất gần 437.000 tấn gạo, đạt 82,4% so kế hoạch năm và tăng 20,2% so cùng kỳ. Trong đó, xuất trực tiếp 239.000 tấn (giá trị 102 triệu USD), xuất ủy thác 198.000 tấn (85 triệu USD) và cung ứng cho xuất khẩu trên 110.000 tấn quy gạo. 3.1.2.2 Xã hội a. Giáo dục - Đào tạo Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; hoạt động khảo thí, kiểm định chất lƣợng dạy học không ngừng đƣợc củng cố và phát triển; tổ chức tốt công tác xét hoàn thành chƣơng trình tiểu học, xét tốt nghiệp trung học cơ sở và thi tốt nghiệp trung học phổ thông đảm bảo an toàn, đúng quy chế, hiệu quả cao. Thực hiện kế hoạch cung ứng kịp thời, đảm bảo sách giáo khoa, sách giáo viên cho tất cả giáo viên và học sinh các bậc học, cấp học. Tổ chức khai giảng năm học mới 20142015; tăng cƣờng huy động học sinh ra lớp, kết quả tuyển sinh đầu cấp hệ chính quy: tuyển sinh lớp 1 đạt tỷ lệ 99,21%; tuyển sinh lớp 6 đạt tỷ lệ 100% so với tổng số học 26 sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học; tuyển sinh lớp 10 đạt tỷ lệ 81,11% so với tổng số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở). b. Lao động - Thương binh và Xã hội Duy trì tổ chức định kỳ phiên giao dịch việc làm và các hoạt động về việc làm; trong 9 tháng đầu năm 2014, thành phố đã giải quyết việc làm cho 37.135 lao động (trong đó đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài 68 lao động), đạt 74,3% KH. Giải ngân từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm cho 820 dự án với số vốn 14,2 tỷ đồng, tạo việc làm cho 1.263 lao động. Tuyển mới và đào tạo nghề cho 30.341 lao động, đạt 79,8% KH; đã khai giảng 125 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 4.375 ngƣời, đạt 89,3% KH lớp đã phân bổ; tham dự Hội thi tay nghề toàn quốc với 08 nghề, kết quả đạt 03 giải khuyến khích. Triển khai thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách với ngƣời có công cách mạng, đối tƣợng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và hộ cận nghèo; đã triển khai thực hiện 19/38 mô hình giảm nghèo bền vững năm 2014 với tổng kinh phí giải ngân trên 1 tỷ đồng; xây dựng 395 căn nhà tình nghĩa cho ngƣời có công cách mạng (đã bàn giao 151 căn), xây dựng và bàn giao 441 căn nhà đại đoàn kết với kinh phí 16,7 tỷ đồng. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới: Tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình Bảo vệ trẻ em năm 2014; kiểm tra công tác xây dựng xã, phƣờng phù hợp với trẻ em năm 2014 tại các quận, huyện; tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2014 tại huyện Cờ Đỏ; tổ chức hoạt động Tết Trung thu năm 2014. Tổ chức triển khai Chƣơng trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014; mô hình hỗ trợ 5 xã, phƣờng sửa đổi quy ƣớc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. c. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Chủ động triển khai công tác phòng chống dịch, duy trì công tác giám sát dịch tễ thƣờng xuyên, giảm thiểu việc lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm; một số bệnh truyền nhiễm xảy ra giảm so với cùng kỳ và không có tử vong. Mạng lƣới khám chữa bệnh từ tuyến thành phố đến tuyến huyện, y tế cơ sở đƣợc tập trung đầu tƣ, nâng cấp; thực hiện quy trình khám bệnh theo Quyết định 1313 về đáp ứng sự hài lòng của ngƣời bệnh; áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị, góp phần nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao. Công tác chăm sóc và bảo vệ bà mẹ - trẻ em đạt kết quả khá; triển khai thực hiện tích cực các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, không xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố. d. Hoạt động Văn hóa - Thể dục thể thao Tổ chức nhiều hoạt văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao sôi nổi, liên tục chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, tết, kỷ niệm, sự kiện lớn của đất nƣớc, phục vụ tốt nhiệm 27 vụ chính trị của địa phƣơng, tạo không khí vui tƣơi phấn khởi trong đông đảo tầng lớp nhân dân thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; khảo sát, kiểm tra, hƣớng dẫn quy trình, thủ tục công nhận các danh hiệu văn hóa tại phƣờng Hƣng Lợi (quận Ninh Kiều), phƣờng Thạnh Hòa (quận Thốt Nốt), phƣờng Thới An (quận Ô Môn) và phƣờng Trà An (quận Bình Thủy). Tổ chức phục vụ tốt khách tham quan tại Bảo tàng, Di tích Khám lớn Cần Thơ; thu hút 155.809 lƣợt ngƣời, vƣợt 55,8% KH; sƣu tầm và xác minh 177 hiện vật bổ sung kho cơ sở, đạt 88,5% KH; triển lãm ảnh lƣu động, trƣng bày các chuyên đề, triển khai công tác giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đƣờng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, kiểm tra các hoạt động quảng cáo, đảm bảo vẽ mỹ quan đô thị 3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, tài chính, thƣơng mại, dịch vụ, xuất khẩu của vùng ĐBSCL. Vì vậy hệ thống ngân hàng rất phát triển, cụ thể thông tin về một số ngân hàng tiêu biểu đƣợc trình bày ở bảng 3.1 dƣới đây: Bảng 3.1: Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại thành phố Cần Thơ STT Tên Ngân Hàng 1 Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (VIETINBANK) Vốn điều lệ Chi nhánh (Tỷ đồng) và PGD 37.234 3 2 Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (Agribank) 3 Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VIETCOMBANK) 29.605 26.650 18 5 4 Ngân hàng Đầu tƣ & Phát Triển Việt Nam (BIDV) 23.012 5 5 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) 12.425 9 6 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank) 12.355 11 7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 12.295 7 8 Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) 6.932 5 9 Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) 5.000 4 10 Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) 4.250 3 14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng (Saigonbank) 3.080 4 15 Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) 6.000 10 16 Ngân hàng TMCP Bắc Á (NASB) 3.700 2 18 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 9.377 5 Nguồn: tác giả tổng hợp, 2014 28 3.2.1.1 Tình hình huy động vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu Nhìn chung, các tổ chức tín dụng (TCTD) chấp hành tốt các quy định về tín dụng nhƣ: lãi suất, tỷ giá hối đoái, nhằm bảo đảm hoạt động ngân hàng duy trì ổn định và an toàn. Tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ ƣớc tính đến cuối tháng 9/2014 đạt 40.700 tỷ đồng (trong đó vốn huy động trên 12 tháng chiếm 27,8%), tăng 8,7% so với đầu năm; nguồn vốn huy động đáp ứng 83,4% tổng dƣ nợ cho vay trên địa bàn. Tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế ƣớc đạt 48.800 tỷ đồng, tăng 11,6%; trong đó dƣ nợ ngắn hạn chiếm 71,5%, dƣ nợ trung - dài hạn chiếm 28,5%. Nợ xấu là 1.800 tỷ đồng, chiếm 3,7% trong tổng dƣ nợ cho vay. Các TCTD tập trung vốn cho 5 lĩnh vực ƣu tiên: cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; sản xuất, kinh doanh xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Có 46 TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn với dƣ nợ chiếm 42% trong tổng dƣ nợ, tăng 12,1% so với đầu năm; 25 TCTD cho vay xuất khẩu với dƣ nợ chiếm 25,2%, tăng 15,7%; 43 TCTD cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với dƣ nợ chiếm 27,1%, tăng 10,5%; 07 TCTD cho vay công nghiệp hỗ trợ với dƣ nợ chiếm 1,4%, tăng 8% so đầu tháng; 38 TCTD cho vay nuôi trồng và thu mua, chế biến thủy sản với dƣ nợ chiếm 20,9%, tăng 26,2%; 33 TCTD thu mua lúa, gạo với dƣ nợ chiếm 13,1%, tăng 48,3%; 44 TCTD cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm 5,3%, tăng 22,5%; 02 TCTD cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tƣ 11/2013/TT-NHNN với dƣ nợ đạt 55 tỷ đồng. 3.2.1.2 Lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng a. Lãi suất huy động Lãi suất huy động VND nhìn chung tƣơng đối ổn định. Hiện nay, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 1 tháng; 5-6%/năm, đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng và có kỳ hạn dƣới 6 tháng; 6-7,2%/năm, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6-12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng 7,37,8%/năm. Lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1%/năm đối với tiền gửi của dân cƣ. b. Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay bằng VND tiếp tục ổn định. Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp 29 hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-8%/năm, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thƣờng ở mức khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-12%/năm đối với trung và dài hạn. Một số NHTM tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả chỉ ở mức 6-7%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-7%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-6%/năm, 5,5-7%/năm đối với trung và dài hạn. Thông tin cụ thể về tình hình lãi suất cho vay đƣợc trình bày trong bảng 3.2 dƣới đây: Bảng 3.2: Lãi suất cho vay phổ biến của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng Đơn vị: %/năm Nhóm NHTM NHTM Nhà nƣớc NHTM cổ phần Đối tƣợng Ngắn hạn VND: Sản xuất kinh doanh thông thƣờng 9,0-10,0 Trung, dài hạn 10,5-11,5 VND: Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao 7,0-8,0 10,0-11,0 USD: 3,0-4,5 5,5-6,5 VND: Sản xuất kinh doanh thông thƣờng 9,5-10,0 11,0-12,0 VND: Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao 8,0 10,0-12,0 4,5-6,0 6,0-7,0 USD: Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014 3.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng tại thành phố Cần Thơ Những tháng cuối năm 2014 là thời điểm các ngân hàng tập trung đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, để giải quyết các nhu cầu tiêu dùng nhƣ: mua nhà, mua xe, mua sắm các thiết bị phục vụ đời sống. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hoạt động cho vay tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức, các gói cho vay ƣu đãi, sản phẩm tài chính khác biệt để cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng nhƣ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng vào thời điểm mùa mua sắm cuối năm. NHNN Việt Nam chi nhánh TP Cần Thơ cho biết, tổng dƣ nợ cho vay đến cuối tháng 8-2014 đạt 47.539 tỉ đồng, tăng 8,67% so với cuối năm 2013. Nợ xấu là 1.810 tỉ đồng, chiếm 3,81% trong tổng dƣ nợ cho vay, tăng so với cuối năm 2013, nhƣng tỷ lệ này nằm 30 trong phạm vi cho phép. Lãi suất cho vay VND đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế ở mức 7-8%/năm. Điển hình tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank), NH dành ra 4.500 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay mua, xây dựng hoặc sửa chữa BĐS. Số tiền vay có thể lên tới 100% giá trị, thời hạn vay lên đến 20 năm, mức lãi suất chỉ từ 6,88%/năm đối với khoản vay có thời hạn dƣới 60 tháng trong 6 tháng đầu tiên… Sacombank cũng dành thêm 1.000 tỷ đồng cho vay mua xe ô tô dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất từ 8%/năm trong 6 tháng đầu tiên. (Bản tin Kinh tế - Tài chính Sacombank, 2014) Theo trào lƣu đó, BIDV cũng đã triển khai gói tín dụng 3.500 tỷ đồng cho vay nhu cầu nhà ở, bao gồm vay mua, xây, sửa, mua sắm nội thất… với lãi suất 7,8%/năm. VietinBank cho khách hàng vay vốn trong chƣơng trình "Ƣu đãi khách hàng mới" với mức lãi suất 7,99%/năm, thời gian ƣu đãi tối đa lên đến 6 tháng. HDBank cũng đang triển khai nhiều gói tài chính ƣu đãi nhƣ dành 1.500 tỷ đồng trong chƣơng trình cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, vay mua nhà đất, tiêu dùng…(Ngọc Ánh, 2014. Kinhdoanh.net) SeAbank vừa triển khai chƣơng trình ƣu đãi đặc biệt dành cho khách hàng cá nhân vay mua nhà, đất và xây dựng, sửa chữa nhà với các mức lãi suất 0%/năm trong 3 tháng đầu hoặc 6%/năm trong 6 tháng đầu khoản vay... VPbank cũng đã khuyến khích cho khách hàng cá nhân vay mua nhà. Hiện nay, gói cho vay lãi suất 4,9% đang đƣợc VPbank triển khai mạnh và có tăng trƣởng tốt. Từ nay đến cuối năm, tiêu dùng cá nhân nói chung, tiêu dùng mua nhà nói riêng chắc chắn tăng trƣởng. Ngoài gói cho vay lãi suất 4,9%, hiện nay VPbank có liên kết với các chủ đầu tƣ dự án BĐS nhỏ lẻ để cho vay. Nhìn chung, các NH đang cạnh tranh với nhau về mặt lãi suất với nhau để thu hút khách hàng, đẩy mạnh dƣ nợ trong phân khúc thị trƣờng tín dụng tiêu dùng, nhằm đạt chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng mà NHNN đề ra là 12 - 14% năm 2014. Mặt trái của vấn đề về đó là về phía NH dễ gặp phải rủi ro tín dụng, gia tăng nợ xấu, gây ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Về phía khách hàng đi vay, với những ƣu đãi mà NH đƣa ra, trƣớc khi vay khách hàng cần xem xét lại điều kiện trả nợ và điều kiện trả nợ trƣớc hạn, vì thƣờng khách hàng phải trả lãi phạt khi trả trƣớc nợ gốc trƣớc hạn. Khó khăn tìm ẩn, khi ngƣời vay chƣa xem xét kỹ khi vay là lãi suất cho vay chỉ cố định trong năm đầu tiên, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Vì vậy lãi suất chỉ là điều kiện cần, nhƣng không phải là điều kiện đủ. (Báo Hải Quan, 2014) 31 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG TRONG VAY TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA 4.1.1 Đặc điểm của hộ gia đình có vay vốn tiêu dùng tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ 4.1.1.1 Thông tin về nhân khẩu học Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên 105 quan sát, mỗi quan sát là một hộ gia đình, có những đặc điểm về nhân khẩu học khác nhau. Theo nguồn số liệu thu đƣợc từ mẫu điều tra, tác giả tiến hành tổng hợp và tính toán thống kê đƣợc một số đặc điểm chung về tuổi, thu nhập của chủ hộ và số thành viên của gia đình, đƣợc trình bày trong bảng 4.1 sau đây: Bảng 4.1: Mô tả một số đặc điểm của hộ gia đình vay vốn ngân hàng Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 44,43 9,13 26 63 4,15 1,24 2 7 + Trong độ tuổi lao động 3,09 1,20 2 6 + Tạo ra thu nhập 2,89 0,97 1 6 10.154,29 7.792,05 3.000 50.000 Trung bình Các yếu tố Tuổi (tuổi) Số thành viên (ngƣời/hộ gia đình) Thu nhập (1.000 đồng/tháng) Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Qua bảng 4.1 cho thấy, tuổi trung bình của chủ hộ trong mẫu điều tra là 45 tuổi. Đây là độ tuổi thể hiện có nhiều kinh nghiệm, suy nghĩ rất cẩn thận và có nhiều kế hoạch hay định hƣớng sản xuất kinh doanh mới. Vì vậy, nhu cầu về nguồn vốn có thể gia tăng ở độ tuổi này. Theo nguồn số liệu điều tra, đa phần chủ hộ trong độ tuổi lao động là gia đình hai thế hệ, chủ hộ theo dạng này thƣờng là cha mẹ trong gia đình và là lực lƣợng sản xuất chính mang lại thu nhập. Số thành viên trong mỗi hộ gia đình theo nhƣ khảo sát thì nằm trong khoảng từ 2-7 ngƣời và số lƣợng gia đình có 4 thành viên là cao nhất, chiếm 37%, chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong quy mô hộ gia đình đó chính là hộ có 3 nhân khẩu, số hộ có số nhân 32 khẩu bằng 7 rất ít. Phần lớn số nhân khẩu là những hộ gia đình có hai thế hệ gồm có cha mẹ và con cái. Riêng đối với hộ gia đình có 5 nhân khẩu trở lên thƣờng là những hộ gia đình có 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cái. Thông thƣờng, hộ gia đình này có số thành viên sống phụ thuộc nhiều và có nhiều ý kiến trong việc vay vốn hơn gia đình hai thế hệ. Bên cạnh đó, trung bình số ngƣời trong độ tuổi lao động và số ngƣời tạo ra thu nhập lần lƣợt khoảng 3 ngƣời/hộ gia đình. Tiếp theo là thu nhập của hộ gia đình, đây là đặc điểm quan trọng quyết định đến khả năng tài chính, cũng nhƣ khả năng tạo ra nguồn vốn ổn định cho gia đình để đáp ứng và phục vụ cho các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống nhƣ: ăn uống, học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi giải trí, mua sắm các thiết bị và nhiều vấn đề phát sinh khác. Một khi thu nhập của hộ càng cao thì hầu hết khả năng tài chính của họ càng tốt và nguồn vốn của họ cũng đƣợc tăng lên, họ có thêm có kế hoạch và dự định sử dụng vốn trong tƣơng lai. Qua kết quả phân tích đƣợc thể hiện trong bảng 4.1 cho thấy, thu nhập của hộ gia đình dao động trong khoảng từ 3-50 triệu đồng/tháng và thu nhập trung bình đƣợc tính toán là 10,1543 triệu đồng/tháng. Hơn nữa, từ số liệu phỏng vấn tác giả thống kê đƣợc 75 hộ gia đình có thu nhập dƣới 12 triệu, chiếm 71,43% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn và còn lại là số chủ hộ có thu nhập từ 12 triệu đồng/tháng trở lên. Theo nguồn số liệu điều tra, chủ hộ chủ yếu là ngƣời Kinh, có 88 ngƣời chiếm 83,81%; trong đó, giới tính nam là 60 ngƣời chiếm 68,18% và giới tính nữ chiếm 31,82%. Chủ hộ gia đình là ngƣời Hoa, có 15 ngƣời chiếm 14,29%; trong đó chủ hộ là nam 9 ngƣời chiếm 60% và chủ hộ là nữ chiếm 40%. Còn lại 1,90% chủ hộ là ngƣời Khmer; trong đó có tỉ lệ nam và nữ bằng nhau và đƣợc thể hiện trong bảng 4.2 sau đây: Bảng 4.2: Thống kê số lƣợng nam và nữ theo dân tộc của chủ hộ Dân tộc của chủ hộ Số ngƣời Nữ Tổng Nam Kinh 28 60 88 Hoa 6 9 15 Khmer 1 1 2 Tổng 35 70 105 Nguồn: Thống kê t d liệu điều tra, 2014 Bên cạnh các đặc điểm của hộ gia đình vừa phân tích nhƣ trên thì tiếp sau đây là một đặc điểm cũng rất quan trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhƣ: trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ trong gia đình. 33 Bảng 4.3: Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ Số lƣợng Tỷ trọng (%) Tốt nghiệp cấp 1 4 3,81 Tốt nghiệp cấp 2 19 18,10 Tốt nghiệp cấp 3 38 36,19 Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học 40 38,10 4 3,81 105 100 Sau Đại học Tổng Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Qua kết quả thống kê đƣợc thể hiện trong bảng 4.3 cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ trong gia đình có sự khác nhau. Trong đó, chủ hộ có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ khá cao là 41,91%; chủ hộ có trình độ hết cấp 3 chiếm tỷ lệ tƣơng đối là 36,19%; tỷ lệ chủ hộ học hết cấp 2 là 18,10% và tỷ lệ chủ hộ chỉ đạt trình độ cấp 1 thấp, chiếm khoảng 3,81%. Qua số liệu thống kê cho thấy, trình độ học vấn của ngƣời dân ở mức cao và mức trung bình là đã tốt nghiệp hết cấp 3. Vì đây là khu vực thành thị nên trình độ dân trí cao vì họ có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức, và hầu hết cán bộ, công nhân viên chức, và những lao động có trình độ tập trung nhiều ở thành thị. Đây là yếu tố quan trọng, vì khi trình độ học vấn càng cao thì khả năng hiểu biết càng cao, nắm bắt đƣợc nhiều thông tin và linh hoạt hơn hơn trong cuộc sống, mối quan hệ của họ ngày càng đƣợc mở rộng,… Nên việc tìm hiểu, tiếp cận thủ tục và quy trình tín dụng của các NHTM cũng trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn. Tiếp theo là đặc điểm về nghề nghiệp của chủ hộ trong gia đình khi có vay vốn tiêu dùng tại các NHTM. Theo nhƣ nguồn số liệu điều tra, nghề nghiệp của chủ hộ bao gồm nhiều nhóm ngành nghề nhƣ: công nhân; viên chức, công chức Nhà nƣớc; giáo viên hay giảng viên; buôn bán, tự kinh doanh và một số nghề khác. Trong đó nghề khác gồm có làm ruộng, làm vƣờn, bảo vệ và nghỉ hƣu. Tỷ lệ nghề nghiệp của chủ hộ đƣợc thể hiện cụ thể trong hình 4.1 dƣới đây: 34 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp hiện tại của chủ hộ Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Dựa vào hình 4.1 cho thấy, nghề nghiệp của chủ hộ trong gia đình tƣơng đối đa dạng. Các ngành nghề đỏi hỏi có bằng cấp và trình độ học vấn nhất định nhƣ: giáo viên, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao là 42,85%. Bên cạnh đó, nhóm ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất là buôn bán, kinh doanh tại hộ gia đình, thu hút 43,81% chủ hộ tham gia. Đối với chủ hộ là công nhân, mặt dù địa bàn nghiên cứu tập trung nhiều khu công nghiệp nhƣng tỷ lệ công nhân tham gia vay vốn khá thấp, chiếm 6,67% trong tổng số hộ gia đình đƣợc phỏng vấn. Cuối cùng là các ngành nghề khác cũng chiếm tỷ lệ là 6,67%. 4.1.1.2 Thông tin về diện tích đất Diện tích đất của mỗi hộ gia đình là một trong những yếu tố quan trọng có liên quan trực tiếp đến việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các NHTM. Vì nó là một trong những công cụ dùng để đảm bảo tiền vay chủ yếu của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng. Thông thƣờng khi hộ gia đình có diện tích đất càng nhiều, thì khả năng tích lũy trong quá khứ của họ càng lớn, để đảm bảo khả năng duy trì và gia tăng lƣợng tài sản của họ trong tƣơng lai. Điều này cũng làm gia tăng khả năng tài chính của mỗi hộ gia đình, đây cũng là cơ sở để đánh giá giá trị tài sản mà họ nắm giữ. Thông tin về diện tích đất của hộ gia đình đƣợc trình bày trong bảng 4.4 dƣới đây: 35 Bảng 4.4: Thông tin về diện tích đất của hộ gia đình Diện tích đất (m2) Loại đất Trung bình Cao nhất Thấp nhất Đất ruộng 180,95 5.000 0 Đất vƣờn 119,76 2.000 0 Đất thổ cƣ 89,32 700 0 390,03 5.100 45 Tổng diện tích đất Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Theo bảng 4.4 cho thấy, tổng diện đất trung bình của tất cả các hộ đƣợc thống kê là 309,03 m2. Trong đó, diện tích trung bình của các loại nhƣ: đất thổ cƣ, đất nông nghiệp, đất vƣờn và đất khác của hộ gia đình lần lƣợt là 180,95 m2; 119,76 m2, 89,32 m2. Chủ yếu các hộ gia đình chỉ sở hữu đất thổ cƣ, có giá trị thị trƣờng cao hơn so với đất nông nghiệp và đất vƣờn. Diện tích đất thổ cƣ của mỗi gia đình nằm trong khoảng từ 0-700 m2. Qua quá trình khảo sát nhận thấy đất vƣờn và đất nông nghiệp, nhìn chung một số ít hộ sống ở thành phố đƣợc sở hữu những loại đất này thƣờng do thừa kế tài sản từ cha mẹ, hoặc do đất này thuộc quyền sử dụng của những hộ sống tập trung tại các quận nhƣ quận Bình Thủy, Cái Răng và các khu vực xa trung tâm, xa các trục giao thông chính thuộc các phƣờng nhƣ phƣờng An Hòa, An Khánh của quận Ninh Kiều. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng chấp nhận tài sản thế chấp là bằng đỏ quyền sử dụng đất thổ cƣ, hoặc đất vƣờn, đất ruộng với diện tích lớn, có giá trị không quá thấp. Trƣờng hợp chấp nhận đất nông nghiệp thì định giá theo giá của Ủy ban nhân nhân đƣa ra, thấp hơn so với giá thị trƣờng rất nhiều. 4.1.2 Thông tin về tình hình vay vốn tiêu dùng của hộ gia đình Theo nguồn số liệu khảo sát thu thập đƣợc thông những hộ có vay vốn tiêu dùng tại các NHTM trong thời gian vừa qua trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích và đƣa ra một số thông tin chung về lần vay vốn gần nhất của hộ gia đình. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Tín dụng tiêu dùng cũng đƣợc các ngân hàng chú trọng với ngày càng nhiều sản phẩm ra đời, giúp khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp với điều kiện của mình. Theo nhƣ nguồn số liệu khảo sát, có rất nhiều NHTM đƣợc hộ gia đình lựa chọn để vay vốn. Sau đây là hình 4.2 thể hiện các NHTM mà hộ gia đình lựa chọn vay vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ: 36 Hình 4.2 Các NHTM mà hộ gia đình đã vay vốn trong thời gian qua Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Hình 4.2 cho thấy, có rất nhiều NHTM khác nhau đƣợc hộ gia đình chọn để vay vốn trong thời gian vừa qua. Trong đó, ngân hàng NN&PTNN là NHTM đƣợc chủ hộ gia đình chọn tham gia vay vốn nhiều nhất, lên đến 40% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn. Do đây là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông. Vì thế, ngân hàng đã dần tạo đƣợc mối quan hệ bền vững với những hộ gia đình đã và đang có nhu cầu tham gia vay vốn. Tiếp theo, ngân hàng BIDV đây là NHTMCP lớn thứ hai sau ngân hàng NN&PTNN, riêng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng ngân hàng có rất nhiều sản phẩm với nhiều ƣu đãi dành cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nƣớc, với tính dễ tiếp cận giành riêng cho những đối tƣợng khách hàng nêu trên, vì thế mối quan hệ tín dụng đƣợc thiết lập, thống kê cho thấy khoảng 12,35% trong tổng số hộ có quan hệ tín dụng với ngân hàng này. Ngoài ra, còn có rất nhiều ngân hàng khác đƣợc các hộ gia định chọn để vay vốn nhƣ: Vietinbank, Sacombank, Vietcombank, MHB,... Đây là những ngân hàng có định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu hiện nay, nhằm mục tiêu hƣớng đến khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình vay vốn. Các ngân hàng này luôn tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia giao dịch. Kết quả thống kê về số lần vay vốn, thời hạn vay vốn, số tiền xin vay ngân hàng, số tiền ngân hàng cho hộ gia đình vay và giá trị TSĐB đƣợc thể hiện trong bảng 4.5 dƣới đây: 37 Bảng 4.5: Một số thông tin chung về khoản vốn vay của hộ gia đình Trung Bình Các yếu tố Số lần vay (lần) Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1,8 1,2 1 6 29,7 17,3 6 72 Giá trị TSĐB đánh giá lại (1.000 đồng) 280.192,3 268.759,5 0 1.350,0 Số tiền xin vay (1.000 đồng) 101.695,2 116.313,5 10.000,0 600.000,0 89.828,6 105.576,0 0 550.000,0 Thời hạn vay (tháng) Số tiền ngân hàng cho vay (1.000 đồng) Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Số lần vay vốn trung bình của hộ gia đình tại ngân hàng gần 2 lần. Trong đó, số lần vay vốn tối thiểu là 1 lần và nhiều nhất là 6 lần trên một hộ. Với thời gian vay vốn nằm trong khoảng từ 6 tháng đến 72 tháng, thời gian vay vốn trung bình trên đƣợc ƣớc tính khoảng 30 tháng trên một hộ gia đình. Hầu hết các hộ gia đình đều có TSĐB cho khoản vốn vay của mình khi vay vốn tại các NHTM. TSĐB này đƣợc ngân hàng thẩm định và đƣa ra mức giá trị cụ thể. Giá trị TSĐB trung bình đƣợc thống kê là 280,192 triệu đồng và giá trị này lớn hơn giá trị trung bình của khoản nợ mà hộ gia đình đã vay. Đây là một yếu tố quan trọng đối với các NHTM trong quá trình thu hồi nguồn vốn cho vay, vì đây là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi nguồn thu nợ thứ nhất không còn. Điều này có thể kết luận đây là những khoản cho vay an toàn đối với ngân hàng, vì khả năng đảm bảo trả nợ lớn hơn nghĩa vụ trả nợ tƣơng ứng. Tuy nhiên, vẫn có một số trƣờng hợp hộ gia đình đi vay không có tài sản làm đảm bảo cho khoản vốn vay của mình và đƣợc phân tích trong phần tiếp theo. Bên cạnh đó, có sự chênh lệch giữa số tiền mà hộ gia đình có nhu cầu đi vay so với số tiền mà ngân hàng xét duyệt đồng ý cho vay. Trong đó, số tiền mà ngân hàng cho hộ gia đình vay ít hơn so với nhu cầu vay vốn của họ. Điều này cho thấy, có việc GHTD xảy ra đối với hộ gia đình khi vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Cụ thể, trong số các lần đi vay thì số tiền mà hộ gia đình vay ngân hàng trung bình đƣợc thống kê là 101,695 triệu đồng. Với số tiền vay tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 600 triệu đồng, nhằm đáp ứng các nhu cầu về nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu của hộ gia đình. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ cho vay với số tiền trung bình đƣợc thống kê là 89,826 triệu đồng, nhỏ hơn so với nhu cầu trung bình đi vay của hộ gia đình. Hơn nữa, số tiền nhỏ nhất mà ngân hàng cho hộ gia đình vay theo nhƣ thống kê là 0 đồng thấp hơn so với số tiền tối thiểu mà hộ gia đình xin vay là 10 triệu đồng, điều này tƣơng ứng với việc ngân hàng đã không cho hộ gia đình vay vốn. Đây là mức GHTD 100% đối với hộ gia đình (tỷ lệ GHTD là 1). 38 Bảng 4.5 cũng cho thấy, số tiền mỗi hộ gia đình xin vay trung bình là 101,69 triệu đồng. Trong đó, số tiền mà hộ gia đình lựa chọn vay nhiều nhất từ 150 triệu đồng trở xuống, chiếm 82,86% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn (bảng 4.6). Số tiền mà mà hộ gia đình chọn để vay vốn nằm trong khoảng trên 150-300 triệu đồng, chiếm 11,42%. Bên cạnh đó, số tiền vay từ trên 300 triệu trở lên chiếm tỷ lệ thấp hơn là 5,71%. Tùy theo mục đích vay vốn mà mỗi hộ gia đình xin vay với số vốn khác nhau, nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình. Chi tiết về nhu cầu các khoản vốn vay của mẫu quan sát đƣợc thống kê trong bảng 4.6 sau đây: Bảng 4.6: Thống kê số tiền xin vay ngân hàng của hộ gia đình Số tiền xin vay ngân hàng (A) Số hộ Tỷ trọng (%) A  150 triệu đồng 87 82,86 150 triệu đồng < A  300 triệu đồng 12 11,43 300 triệu đồng < A  600 triệu đồng 6 5,71 105 100,00 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Tiếp theo là bảng thống kê về thời hạn vay tiêu dùng của hộ gia đình tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu. Bảng 4.7 cho thấy, thời hạn vay vốn của các hộ gia đình có sự chênh lệch với nhau. Thời hạn vay vốn chủ yếu rơi vào khoảng thời gian ngắn và trung hạn, có một số ít hộ gia đình vay vốn với thời hạn dài (trên 60 tháng). Bảng 4.7: Thực trạng về thời hạn vay vốn tiêu dùng của hộ gia đình Thời hạn vay vốn (t) Số hộ Tỷ trọng (%) t  12 tháng 30 28,57 12 tháng < t  36 tháng 53 50,48 36 tháng < t  60 tháng 16 15,24 6 5,71 105 100,00 t > 60 tháng Tổng Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Trong đó, vay ngắn hạn chiếm 28,57%, còn lại là vay trung hạn chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong vay trung hạn thì thời hạn vay vốn mà hộ gia đình lựa chọn nhiều nhất là trên 12-36 tháng, chiếm 50,48%. Thời hạn vay vốn từ 36-60 tháng thì chiếm tỷ lệ 15,24% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn. Điều này phù hợp với nhu cầu vay vốn tiêu dùng, phục vụ cho mục đích của hộ gia đình với thời hạn vay thƣờng là từ 3 đến 5 năm, không giống nhƣ mục đích vay vốn cho sản xuất kinh doanh có thời hạn linh hoạt và tƣơng đối dài hơn, tuỳ thuộc 39 vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra, đối với khoản vay nhỏ từ 10-100 triệu đồng, thời gian vay tƣơng đối ngắn thƣờng từ 6-36 tháng. Tƣơng tự, khi số tiền vay của hộ lớn hơn thì thời hạn vay cũng dài hơn. Đối với các khoản vay từ 200-600 triệu đồng, với mục đích mua nhà, mua đất thời hạn vay ít nhất là từ 24-72 tháng. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã thu thập thông tin về mối quan hệ quen biết giữa chủ hộ và nhân viên ở ngân hàng mà hộ có tham gia vay vốn. Cụ thể, thông tin đƣợc thể hiện trong hình 4.3 sau đây: Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ gia đình có quen với NVNH Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Qua kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trong hình 4.3 cho thấy, số hộ gia đình trƣớc khi vay vốn có quen với các bộ tín dụng trong ngân hàng chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao, khoảng 44,76% trong tổng số hộ gia đình đƣợc phỏng vấn. Mối quan hệ này có đƣợc là do quá trình tiếp xúc vay vốn giữa hộ gia đình và cán bộ tín dụng trong ngân hàng, hay do mối quan hệ họ hàng hoặc qua sự giới thiệu từ bạn bè. Đây là điều tƣơng đối thuận lợi trong quá trình tiếp xúc với ngân hàng nhằm thỏa thuận, thực hiện các thủ tục cần thiết và đi đến mục đích cuối cùng là ký kết hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng là tổ chức cho vay với hộ gia đình là ngƣời đi vay. Tuy nhiên, đây mới chỉ là vấn đề thuận lợi trong quá trình xem xét, phê duyệt hồ sơ và một số thủ tục cần thiết. Còn việc quyết định có vay đƣợc vốn hay không, đƣợc vay với số vốn bao nhiêu thì tùy theo mỗi ngân hàng mà sẽ có những quy định cụ thể về quy trình thủ tục vay vốn. Vì vây, yếu tố chủ hộ có quen nhân viên ngân hàng sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc bị GHTD và mức GHTD sẽ đƣợc làm rõ hơn trong phần 4.2. Để đƣợc vay vốn, một trong những điều kiện quan trọng mà ngƣời đi vay (hay hộ gia đình vay vốn) phải đáp ứng đƣợc là: chứng minh khả năng tài chính nhằm mục đích trả nợ, có TSĐB theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo nguồn thu nợ cho 40 ngân hàng, nếu khách hàng không trả đƣợc nợ nhƣ thỏa thuận nêu trong hợp đồng. Thông thƣờng chủ hộ gia đình đi vay thƣờng đem tài sản của mình ra để đảm bảo cho khoản vốn đã vay, chứng minh khả năng tài chính thông qua bảng kê khai thu nhập hàng tháng của chủ hộ (nếu có). Đối với trƣờng hợp những hộ vay tín chấp thì ngân hàng không cần TSĐB, nhƣng chủ hộ cần chứng minh đƣợc mình đang làm việc cho một công ty, tổ chức hoặc cơ quan phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng và có thu nhập tối thiểu bằng với mức quy định của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn xem xét cho vay tín chấp theo một số tiêu chí nhƣ: thời gian làm việc của chủ hộ, hợp đồng lao động, lƣơng thanh toán qua tài khoản của ngân hàng hay khách hàng có mua bảo hiểm của ngân hàng,… Kết quả phỏng vấn từ mẫu khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, có 78 hộ gia đình trong tổng số 105 hộ gia đình có vay vốn, chiếm 74,29% là có TSĐB cho khoản vay của mình tại các NHTM. Số hộ gia đình còn lại thì không có TSĐB, trong đó có một số hộ vay với hình thức tín chấp nên ngân hàng dựa vào thu nhập là yếu tố quan trọng nhất. Dƣới đây là hình 4.4 mô tả một số loại TSĐB cho khoản vốn vay của 78 hộ gia đình, có TSĐB khi vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian vừa qua: Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện loại TSĐB của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Nhìn vào hình 4.4 cho thấy, phần lớn các hộ gia đình đều sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ nhà đất để dùng làm TSĐB cho khoản vốn vay của mình tại NHTM. Bởi đây là tài sản thiết thực và gần gũi nhất mà hầu hết các hộ gia đình đều có. Trong đó, TSĐB cho khoản vay là nhà cửa chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 50%. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và giấy tờ nhà đất có tới 35,9% chủ hộ dùng làm TSĐB. Còn việc đảm bảo cho khoản vốn vay bằng sổ tiết kiệm chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 14,1% trong tổng số hộ vay có dùng TSĐB cho khoản 41 vay. Nguyên nhân là do, việc sử dụng sổ tiết kiệm để thế chấp cho khoản vốn vay tại ngân hàng thƣờng không trùng khớp về thời gian giữa nguồn vốn có đƣợc từ sổ tiết kiệm khi đến hạn và hộ gia đình cũng không đồng ý rút tiền trƣớc thời hạn so với nhu cầu về nguồn vốn sử dụng khi phát sinh nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên, việc định giá các loại TSĐB của cán bộ thẩm định trong ngân hàng vẫn còn chƣa đƣợc minh bạch. Vì thế có nhiều chủ hộ gia đƣa ra ý kiến về vấn đề này, do chúng gây ra khó khăn cho họ khi tham gia vay vốn tại các ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc định giá giá trị TSĐB khác với giá trị thị trƣờng của các loại TSĐB nhƣ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ nhà đất. Theo kết quả phỏng vấn cho thấy, trong 78 hộ gia đình vay vốn có TSĐB thì có đến 17 ngƣời cho rằng ngân hàng đã định giá thấp giá trị tài sản của họ so với giá trị thị trƣờng, chiếm 21,8%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc định giá TSĐB mà chủ yếu là bất động sản chƣa sát với thị trƣờng. Thứ nhất, do quan điểm của ngân hàng về định giá bất động sản (BĐS) thế chấp định giá BĐS thấp hơn so với thực tế để đảm bảo an toàn. Thứ hai, có thể là do phƣơng pháp định giá BĐS nhƣ hiện nay là chƣa thích hợp. Thứ ba, do trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ định giá chƣa cao và cách thức tổ chức, quy trình định giá chƣa hợp lý. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khách quan khác nhƣ: Hành lang pháp lý của Việt Nam chƣa hoàn thiện, khung giá nhà nƣớc ban hành thấp hơn thị trƣờng rất nhiều; Sự chênh lệch giá đất giữa các khu vực, các vùng rất cao, thậm chí trên cùng một địa bàn hai mảnh đất có giá chênh lệch nhau đến vài lần; Sự biến động không ổn định của thị trƣờng BĐS ở nƣớc ta chịu nhiều ảnh hƣởng từ nhà nƣớc, thị hiếu và nhu cầu ảo của ngƣời tiêu dùng. Theo nhƣ phân tích ở bảng 4.5 cho thấy, có việc GHTD xảy ra khi chủ hộ gia đình vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Theo kết quả điều tra cho thấy, có đến 59 hộ bị GHTD, chiếm tỷ lệ 56,19% và đƣợc thể hiện trong hình 4.5 bên dƣới. Số hộ gia đình còn lại thì không bị GHTD khi vay vốn, khi đó họ đƣợc ngân hàng đáp ứng đủ 100% nguồn vốn theo nhƣ nhu cầu đi vay. 42 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện số lƣợng hộ gia đình bị GHTD Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Tùy theo mỗi hộ gia đình sẽ có mức GHTD khác nhau khi vay vốn tại các NHTM. Mức GHTD sẽ phụ thuộc vào khả năng đảm bảo hoàn trả nợ vay trong quá trình vay vốn, hay sự xét duyệt về giá trị TSĐB cho khoản vốn vay của ngân hàng. Theo nguồn số liệu cho thấy đƣợc mức GHTD trung bình của hộ gia đình khi vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 11,05% trong tổng số hộ gia đình đƣợc phỏng vấn và đƣợc thể hiện trong bảng 4.8 nhƣ sau: Bảng 4.8: Thực trạng về mức giới hạn tín dụng của hộ gia đình khi vay vốn Mức GHTD của hộ gia đình (X) Số hộ Tỷ trọng (%) 0% < X  10% 20 33,90 10% < X  20% 18 30,51 20% < X  30% 13 22,04 30% < X  40% 6 10,17 40% < X  50% 1 1,69 50% < X tonggtdat II. Variable Obs Mean dtdatruong dtdatvuon dtdatthocu tongdtdat gtdatruong 105 105 105 105 105 180.9524 119.7562 89.31905 390.0276 80.19048 gtdatvuon gtdatthocu tonggtdat 105 105 105 290.8476 501.2667 770.2381 Std. Dev. Min Max 676.2588 297.4173 80.40131 722.8392 308.6695 0 0 0 45 0 5000 2000 700 5100 2250 687.0425 423.0989 615.5023 0 0 77 4000 2500 4296 THÔNG TIN KHOẢN VAY 1. Ngân hàng . tab nganhang nganhang Freq. Percent Cum. ?ông Á ABbank ACB BIDV Eximbank HDBank Kiên Long MB MHB NN&PTNT OCB Sacombank Saigon Bank Techcombank VPbank Vietcombank Vietinbank 5 3 2 13 2 1 2 1 4 42 1 8 2 2 5 7 5 4.76 2.86 1.90 12.38 1.90 0.95 1.90 0.95 3.81 40.00 0.95 7.62 1.90 1.90 4.76 6.67 4.76 4.76 7.62 9.52 21.90 23.81 24.76 26.67 27.62 31.43 71.43 72.38 80.00 81.90 83.81 88.57 95.24 100.00 Total 105 100.00 2. Chi tiết khoản vay . sum solanvayvon thoihanvayvon gttsdb sotienxinvay sotienduocvay Variable Obs Mean solanvayvon thoihanvay~n gttsdb sotienxinvay sotienduoc~y 105 105 104 105 105 1.742857 29.65714 280.1923 101.6952 89.82857 69 Std. Dev. Min Max 1.278736 17.29041 268.7595 116.3135 105.576 0 0 0 10 0 6 72 1350 600 550 . tab sotienxinvay sotienxinva y Freq. Percent Cum. 10 12 15 16 20 25 30 35 40 45 50 60 70 80 100 120 150 200 250 300 400 600 1 1 5 1 6 1 12 1 17 1 12 2 2 4 14 1 6 6 2 4 4 2 0.95 0.95 4.76 0.95 5.71 0.95 11.43 0.95 16.19 0.95 11.43 1.90 1.90 3.81 13.33 0.95 5.71 5.71 1.90 3.81 3.81 1.90 0.95 1.90 6.67 7.62 13.33 14.29 25.71 26.67 42.86 43.81 55.24 57.14 59.05 62.86 76.19 77.14 82.86 88.57 90.48 94.29 98.10 100.00 Total 105 100.00 . tab tienduocvay tienduocvay Freq. Percent Cum. 0 10 12 15 16 20 25 28 30 32 35 40 45 46 48 50 55 60 70 75 80 90 95 100 120 125 140 150 180 185 190 200 240 250 280 350 360 400 540 550 1 1 1 7 1 5 3 1 13 1 5 10 3 1 1 5 2 4 2 2 5 1 2 5 2 1 1 2 2 1 1 2 1 2 2 2 1 1 1 1 0.95 0.95 0.95 6.67 0.95 4.76 2.86 0.95 12.38 0.95 4.76 9.52 2.86 0.95 0.95 4.76 1.90 3.81 1.90 1.90 4.76 0.95 1.90 4.76 1.90 0.95 0.95 1.90 1.90 0.95 0.95 1.90 0.95 1.90 1.90 1.90 0.95 0.95 0.95 0.95 0.95 1.90 2.86 9.52 10.48 15.24 18.10 19.05 31.43 32.38 37.14 46.67 49.52 50.48 51.43 56.19 58.10 61.90 63.81 65.71 70.48 71.43 73.33 78.10 80.00 80.95 81.90 83.81 85.71 86.67 87.62 89.52 90.48 92.38 94.29 96.19 97.14 98.10 99.05 100.00 Total 105 100.00 70 . tab thoihanvayvon thoihanvayv on Freq. Percent Cum. 0 6 12 24 36 48 60 72 1 1 28 33 20 11 5 6 0.95 0.95 26.67 31.43 19.05 10.48 4.76 5.71 0.95 1.90 28.57 60.00 79.05 89.52 94.29 100.00 Total 105 100.00 coquennvnh Freq. Percent Cum. 1 2 47 58 44.76 55.24 44.76 100.00 Total 105 100.00 . . tab coquennvnh . tab thechaptaisan thechaptais an Freq. Percent Cum. 1 2 78 27 74.29 25.71 74.29 100.00 Total 105 100.00 . tab loaitaisan loaitaisan Freq. Percent Cum. 0 1 2 3 26 39 29 11 24.76 37.14 27.62 10.48 24.76 61.90 89.52 100.00 Total 105 100.00 . tab ghtd ghtd Freq. Percent Cum. 0 1 46 59 43.81 56.19 43.81 100.00 Total 105 100.00 . sum muc_ghtd Variable Obs Mean muc_ghtd 105 .1104762 Std. Dev. .1473574 Min Max 0 1 muc_ghtd Freq. Percent Cum. 0 .04 .05 .06 .07 .08 .1 .13 .14 .17 .2 .21 .25 .3 .33 .38 .4 .47 1 46 1 3 1 4 4 7 5 1 3 9 1 10 2 3 1 2 1 1 43.81 0.95 2.86 0.95 3.81 3.81 6.67 4.76 0.95 2.86 8.57 0.95 9.52 1.90 2.86 0.95 1.90 0.95 0.95 43.81 44.76 47.62 48.57 52.38 56.19 62.86 67.62 68.57 71.43 80.00 80.95 90.48 92.38 95.24 96.19 98.10 99.05 100.00 Total 105 100.00 71 III. MỤC ĐÍCH VAY VÀ TRẢ NỢ . tab mucdichxinvay mucdichxinv ay Freq. Percent Cum. 1 2 3 4 5 6 7 33 37 15 11 3 2 4 31.43 35.24 14.29 10.48 2.86 1.90 3.81 31.43 66.67 80.95 91.43 94.29 96.19 100.00 Total 105 100.00 tuctesudung von Freq. Percent Cum. 1 2 3 4 5 6 7 32 36 15 9 3 2 8 30.48 34.29 14.29 8.57 2.86 1.90 7.62 30.48 64.76 79.05 87.62 90.48 92.38 100.00 Total 105 100.00 . tab tuctesudungvon . tab tranodunghan tranodungha n Freq. Percent Cum. 0 1 2 1 99 5 0.95 94.29 4.76 0.95 95.24 100.00 Total 105 100.00 . tab nguontientrano nguontientr ano Freq. Percent Cum. 0 1 2 3 6 40 50 9 5.71 38.10 47.62 8.57 5.71 43.81 91.43 100.00 Total 105 100.00 72 B. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY I. MÔ HÌNH PROBIT 1. Kiểm định tự tương quan . cor (obs=105) ghtd ghtd tuoi trinhdo tsdb thunhap solanvay nghenghiep coquennvnh tuoi trinhdo tsdb thunhap solanvay ngheng~p coquen~h 1.0000 -0.5013 1.0000 -0.3547 0.0357 1.0000 -0.1102 -0.0037 0.0049 1.0000 -0.2639 0.2263 0.2157 0.2065 1.0000 -0.1181 0.2154 -0.0214 -0.0686 0.1464 1.0000 0.3005 -0.0959 -0.6836 0.1267 -0.0219 -0.0806 1.0000 -0.2088 0.1747 0.0548 -0.1334 0.0937 0.6334 -0.2447 2. Hồi quy OLS . reg ghtd tuoi trinhdo tsdb thunhap solanvay nghenghiep coquennvnh Source SS df MS Model Residual 10.3444111 15.5032079 7 1.47777302 97 .159826886 Total 25.847619 104 .248534799 ghtd Coef. tuoi trinhdo tsdb thunhap solanvay nghenghiep coquennvnh _cons -.0251819 -.1538588 -.0002182 -.0045111 .0335269 .0434717 -.1654471 2.115915 Std. Err. .004522 .0626407 .0001519 .0055671 .040401 .1169567 .1059851 .2833839 Number of obs F( 7, 97) Prob > F R-squared Adj R-squared Root MSE t P>|t| -5.57 -2.46 -1.44 -0.81 0.83 0.37 -1.56 7.47 0.000 0.016 0.154 0.420 0.409 0.711 0.122 0.000 3. Kiểm định đa cộng tuyến . vif Variable VIF 1/VIF nghenghiep trinhdo coquennvnh solanvay thunhap tuoi tsdb 2.19 2.13 1.82 1.74 1.22 1.11 1.08 0.457095 0.469264 0.548054 0.575798 0.816701 0.901727 0.921775 Mean VIF 1.61 73 = = = = = = 105 9.25 0.0000 0.4002 0.3569 .39978 [95% Conf. Interval] -.0341569 -.2781831 -.0005196 -.0155602 -.046658 -.1886549 -.3757983 1.553476 -.0162069 -.0295344 .0000832 .0065379 .1137117 .2755983 .0449041 2.678353 1.0000 4. Mô hình Probit . probit ghtd tuoi trinhdo tsdb thunhap solanvay nghenghiep coquennvnh Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = -71.973623 = -46.58062 = -46.349881 = -46.34889 = -46.34889 Probit regression Log likelihood = Number of obs LR chi2(7) Prob > chi2 Pseudo R2 -46.34889 ghtd Coef. tuoi trinhdo tsdb thunhap solanvay nghenghiep coquennvnh _cons -.0907329 -.5049631 -.0010783 -.0209132 .1299531 .2105924 -.7047921 5.819093 Std. Err. .0201758 .2521118 .0006482 .026283 .1516435 .4607501 .4324231 1.246844 z P>|z| -4.50 -2.00 -1.66 -0.80 0.86 0.46 -1.63 4.67 0.000 0.045 0.096 0.426 0.391 0.648 0.103 0.000 = = = = 105 51.25 0.0000 0.3560 [95% Conf. Interval] -.1302769 -.9990931 -.0023489 -.072427 -.1672627 -.6924613 -1.552326 3.375323 -.051189 -.0108332 .0001922 .0306006 .4271688 1.113646 .1427417 8.262863 5. Mô hình Dprobit . dprobit ghtd tuoi trinhdo tsdb thunhap solanvay nghenghiep coquennvnh Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = -71.973623 = -48.33365 = -46.419433 = -46.349055 = -46.34889 Probit regression, reporting marginal effects Log likelihood = ghtd -46.34889 dF/dx Std. Err. tuoi trinhdo tsdb thunhap solanvay ngheng~p* coquen~h* -.0354891 -.1975104 -.0004218 -.00818 .0508296 .0824909 -.2720191 .0078445 .0985027 .0002534 .010315 .0594501 .1804485 .1618994 obs. P pred. P .5619048 .5787805 (at x-bar) z -4.50 -2.00 -1.66 -0.80 0.86 0.46 -1.63 Number of obs LR chi2(7) Prob > chi2 Pseudo R2 P>|z| x-bar 0.000 0.045 0.096 0.426 0.391 0.648 0.103 44.4286 2.2 277.524 10.1543 1.74286 .580952 .447619 [ = 105 = 51.25 = 0.0000 = 0.3560 95% C.I. -.050864 -.020114 -.390572 -.004449 -.000918 .000075 -.028397 .012037 -.06569 .16735 -.271182 .436164 -.589336 .045298 (*) dF/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 z and P>|z| correspond to the test of the underlying coefficient being 0 74 ] 6. Kiểm định sự phù hợp của mô hình . lstat Probit model for ghtd True Classified D ~D Total + - 50 9 11 35 61 44 Total 59 46 105 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as ghtd != 0 Sensitivity Specificity Positive predictive value Negative predictive value Pr( +| D) Pr( -|~D) Pr( D| +) Pr(~D| -) 84.75% 76.09% 81.97% 79.55% False False False False Pr( +|~D) Pr( -| D) Pr(~D| +) Pr( D| -) 23.91% 15.25% 18.03% 20.45% + + - rate rate rate rate for for for for true ~D true D classified + classified - Correctly classified 80.95% 7. Kiểm định chi bình phương . lfit Probit model for ghtd, goodness-of-fit test number of observations number of covariate patterns Pearson chi2(97) Prob > chi2 = = = = 105 105 112.83 0.1298 8. Thành phần trăm dự báo đúng của mô hình . mfx Marginal effects after dprobit y = Pr(ghtd) (predict) = .57878054 variable tuoi trinhdo tsdb thunhap solanvay ngheng~p* coquen~h* dy/dx -.0354891 -.1975104 -.0004218 -.00818 .0508296 .0824909 -.2720191 Std. Err. .00784 .0985 .00025 .01031 .05945 .18045 .1619 z P>|z| [ -4.52 -2.01 -1.66 -0.79 0.85 0.46 -1.68 0.000 0.045 0.096 0.428 0.393 0.648 0.093 95% C.I. -.050864 -.390572 -.000918 -.028397 -.06569 -.271182 -.589336 -.020114 -.004449 .000075 .012037 .16735 .436164 .045298 (*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 75 ] X 44.4286 2.2 277.524 10.1543 1.74286 .580952 .447619 II. MÔ HÌNH TOBIT 1. Kiểm định tự tương quan . cor (obs=105) muc_ghtd muc_ghtd tuoi trinhdo dtdat tsdb thunhap solanvay nghenghiep coquennvnh tuoi trinhdo dtdat tsdb thunhap solanvay ngheng~p coquen~h 1.0000 -0.4972 1.0000 -0.1628 0.0357 1.0000 0.0085 0.1022 -0.1572 1.0000 -0.1150 -0.0037 0.0049 0.0026 1.0000 -0.3179 0.2263 0.2157 -0.0133 0.2065 1.0000 -0.2402 0.2154 -0.0214 0.1839 -0.0686 0.1464 1.0000 0.2107 -0.0959 -0.6836 0.0585 0.1267 -0.0219 -0.0806 1.0000 -0.2119 0.1747 0.0548 0.1723 -0.1334 0.0937 0.6334 -0.2447 1.0000 2. Mô hình tobit . tobit muc_ghtd tuoi trinhdo dtdat tsdb thunhap solanvay nghenghiep coquennvnh, ll(0) ul(1) Tobit regression Number of obs LR chi2(8) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -3.992998 muc_ghtd Coef. tuoi trinhdo dtdat tsdb thunhap solanvay nghenghiep coquennvnh _cons -.0127646 -.0216395 .0000438 -.0001435 -.0095797 -.0060456 .08351 -.0791309 .7540866 .0023918 .0296669 .0000271 .0000844 .003835 .0216221 .05811 .0552452 .1455508 /sigma .1691825 .0167812 Obs. summary: Std. Err. t -5.34 -0.73 1.62 -1.70 -2.50 -0.28 1.44 -1.43 5.18 P>|t| 0.000 0.468 0.109 0.092 0.014 0.780 0.154 0.155 0.000 = = = = [95% Conf. Interval] -.0175117 -.0805199 -9.88e-06 -.000311 -.0171911 -.0489595 -.0318222 -.1887774 .4652086 -.0080176 .037241 .0000975 .000024 -.0019683 .0368684 .1988422 .0305155 1.042965 .1358763 .2024886 46 left-censored observations at muc_ghtd=1 76 105 61.45 0.0000 0.8850 3. Kiểm định dự báo đúng của mô hình . mfx Marginal effects after tobit y = Linear prediction (predict) = .02192999 variable tuoi trinhdo dtdat tsdb thunhap solanvay ngheng~p* coquen~h* dy/dx -.0127646 -.0216395 .0000438 -.0001435 -.0095797 -.0060456 .08351 -.0791309 Std. Err. .00239 .02967 .00003 .00008 .00384 .02162 .05811 .05525 z -5.34 -0.73 1.62 -1.70 -2.50 -0.28 1.44 -1.43 P>|z| [ 0.000 0.466 0.105 0.089 0.012 0.780 0.151 0.152 95% C.I. -.017452 -.079785 -9.2e-06 -.000309 -.017096 -.048424 -.030383 -.18741 -.008077 .036507 .000097 .000022 -.002063 .036333 .197403 .029148 (*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 77 ] X 44.4286 2.2 390.028 277.524 10.1543 1.74286 .580952 .447619 [...]... những lý do vừa nêu trên nên đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ đƣợc chọn để tìm hiểu thực trạng vay tiêu dùng, sử dụng vốn vay, đặc biệt là phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giới hạn tín dụng (GHTD) tiêu dùng, mức GHTD tiêu dùng của các hộ gia đình khi tham gia vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại Trên cơ sở đó,... bị giới hạn tín dụng và giúp hộ gia đình vay đƣợc lƣợng vốn nhƣ mong muốn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài nhằm hướng đến giải quyết một số mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích thực trạng vay vốn và tình hình sử dụng vốn của hộ gia đình có vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng và các yếu tố ảnh hƣởng tới mức giới hạn tín dụng của. .. khoản vay và đáp ứng đủ nhu cầu xin vay vốn tiêu dùng của hộ gia đình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là xác định và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng bị giới hạn tín dụng (GHTD) và các yếu tố ảnh hƣởng tới mức GHTD của hộ gia đình khi vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp giúp cho hộ gia đình khắc... tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng thƣơng mại của hộ gia đình, đồng thời thông qua mô hình hồi quy Tobit để xác định các yếu tố ảnh hƣởng tới lƣợng vốn tín dụng tiêu dùng của hộ gia đình ở thành phố Cần Thơ Kết quả phân tích cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ, có thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích đất thuộc quyền sử dụng và thu nhập của hộ gia đình là những yếu tố ảnh hƣởng... cận tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng thƣơng mại của hộ gia đình Lƣợng vốn tín dụng tiêu dùng của hộ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố: trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất thuộc quyền sử dụng, thu nhập của hộ gia đình và kỳ hạn vay vốn Ngoài ra, trong năm 2013 một nghiên cứu nữa do Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời cũng đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của 12 nông hộ. .. nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là khả năng bị giới hạn tín dụng và mức giới hạn tín dụng đối với các hộ vay tiêu dùng tai thành phố Cần Thơ 1.4.4 Nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình trên phƣơng diện vay vốn tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà, không phải vay kinh doanh nhƣ doanh nghiệp 3 CHƢƠNG 2 CƠ... phƣơng tiện nối liền các nền kinh tế các nƣớc với nhau + Thứ sáu: Tín dụng tạm thời hỗ trợ vốn tiêu dùng cho cƣ dân cải thiện đời sống và kích cầu 2.1.3 Khái quát về của tín dụng tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình 2.1.3.1 Khái niệm về tín dụng tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình Cho vay tiêu dùng là nghiệp vụ trong đó ngân hàng là người cho vay, người đi vay là các cá nhân, hộ gia đình, trên nguyên tắc... ngân hàng của hộ gia đình có vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu ra sao?  Những yếu tố nào sẽ ảnh hƣởng đến khả năng bị GHTD của hộ gia đình khi vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu?  Những yếu tố nào sẽ ảnh hƣởng đến mức GHTD của hộ gia đình khi vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu? 2  Giải pháp nào để giảm khả năng bị GHTD và giúp hộ vay đƣợc lƣợng vốn... các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Nội dung điều tra gồm có 3 phần: + Thông tin hộ gia đình gồm có tuổi chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, nhân khẩu, thu nhập trung bình một tháng của hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, … + Thông tin về diện tích đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình + Thông tin về tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ gia đình gồm số lần vay vốn, mục đích vay vốn,... bộ hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng; 10 + Với B là lƣợng vay vốn mà ngân hàng quyết định giải ngân cho hộ gia đình, sau khi xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn mà gia đình đã cung cấp; + Với X là giới hạn tín dụng của hộ gia đình khi vay vốn tại ngân hàng Khi đó GHTD của hộ gia đình đƣợc xác định là: (2.1) Vậy, tỷ lệ GHTD của hộ gia đình nằm trong đoạn giá trị từ 0 đến 1 Có nghĩa là, khi hộ gia đình đƣợc ... CHƢƠNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG TRONG VAY TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA 4.1.1 Đặc điểm hộ gia đình có vay vốn tiêu dùng. .. định nhân tố ảnh hƣởng đến mức giới hạn tín dụng hộ tham gia vay tiêu dùng  Giới hạn tín dụng hộ gia đình giới hạn lƣợng vốn tối đa mà ngân hàng cho vay, so với nhu cầu vay thực tế hộ gia đình. .. hình vay vốn tiêu dùng hộ gia đình 36 4.1.3 Tình hình chung việc sử dụng vốn vay trả nợ vay hộ gia đình địa bàn thành phố Cần Thơ 45 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN

Ngày đăng: 16/10/2015, 22:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w