Kết quả mô hình hồi quy Probit các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng bị

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 57)

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng bị GHTD của hộ gia đình đƣợc trình bày ở bảng 4.12 dƣới đây:

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình Probit

Tên nhân tố Hệ số β Giá trị P Tác động biên

X1: Tuổi -0,0907329*** 0,000 -0,0354891 X2: Trình độ học vấn -0,5049631* 0,045 -0,1975104 X3: Tài sản đảm bảo -0,0010783* 0,096 -0,0004218 X4: Thu nhập -0,0209132ns 0,426 -0,00818 X5: Số lần vay vốn 0,1299531 ns 0,391 0,0508296 X6: Nghề nghiệp 0,2105924ns 0,648 0,0824909 X7: Có quen NVNH -0,7047921ns 0,103 -0,2720191 Hằng số 5,819093*** 0,000 -

Ghi chú *, ** và *** lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Từ bảng 4.12 ta thấy, mô hình có 3 biến có hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa từ 10% đến 1% là tuổi, trình độ học vấn, tài sản đảm bảo. Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê là thu nhập, số lần vay vốn, nghề nghiệp, có quen NVNH Giá trị kiểm định gần đúng của mô hình bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số của hàm hồi quy đều bằng 0. Sau khi kiểm định nhận thấy, mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến và tự tƣơng quan giữa các biến độc lập với nhau (xem phụ lục 2).

Giá trị kiểm định Pearson chi bình phƣơng về sự phù hợp của mô hình là 112,83% với giá trị kiểm định P tƣơng ứng là 0,1298. Hệ số xác định R2 = 35,60% cho thấy các biến độc lập có trong mô hình giải thích đƣợc 35,60% sự biến động của biến phụ thuộc, 64,40% còn lại đƣợc giải thích bởi các yếu tố khác không đƣợc nghiên cứu Tổng số quan sát:

Phần trăm dự báo đúng: Giá trị log của hàm gần đúng:

Xác suất lớn hơn giá trị của chi bình phƣơng: Hệ số xác định R2 : 105 80,95% -46,35 0,0000 35,60%

sự phù hợp của mô hình, mà thƣờng dùng để so sánh các mô hình với nhau, vì vậy ta cần xem xét mức độ giải thích chính xác thành phần trăm dự báo đúng của mô hình thay cho giá trị R2, khi nhận xét về sự chính xác về sự phù hợp của các mô hình. Với kết quả mô hình trên, khả năng dự báo chính xác của mô hình là 80,95% điều này nói lên rằng khả năng dự báo đúng của mô hình là rất cao.

Bảng 4.13: Bảng phân loại phần trăm dự báo đúng

Nhóm hộ Đúng (%) Không đúng (%)

Hộ có bị giới hạn tín dụng 81,97 18,03

Hộ không bị giới hạn tín dụng 20,45 79,55

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Do là hàm hồi quy của biến nhị phân nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc mà nó dùng hiệu ứng biên để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên biến phụ thuộc..

Nhận xét các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình probit

Căn cứ theo kết quả ƣớc lƣợng của mô hình probit đƣợc trình bày tại bảng 4.12, tác động của từng yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng bị GHTD của hộ gia đình có vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ đƣợc phân tích cụ thể nhƣ sau:

- Tuổi: đây là biến đầu tiên có mối tƣơng quan nghịch đến khả năng bị GHTD. Kết quả ƣớc lƣợng bằng mô hình probit trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi cho thấy, những hộ gia đình có chủ hộ với độ tuổi càng cao thì khả năng bị GHTD của hộ sẽ càng giảm; cụ thể, khi tuổi của hộ tăng lên 1 tuổi thì khả năng bị GHTD sẽ giảm 3,549% với mức ý nghĩa 1%. Thực tế cho thấy tuổi chủ hộ càng cao suy nghĩ của hộ sẽ chính chắn hơn, về thu nhập sẽ ổn định hơn, thƣờng những hộ này đƣợc sở hữu một lƣợng tài sản nhất định nào đó, có kinh nghiêm, uy tín và có tiếng nói trong gia đình cũng nhƣ xã hội, là những ngƣời có uy tín nên sẽ có mục đích vay rõ ràng, hợp lý với khoản vốn vay, họ trách nhiệm với những khoản nợ mà mình đã vay. Khi tham gia vay vốn, những hộ này sẽ có đủ khả năng để tạo mối quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng vì thế khả năng bị GHTD sẽ thấp hơn những ngƣời trẻ.

- Trình độ học vấn của chủ hộ: dấu của hệ số hồi qui hồi qui trùng với dấu kì vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả ƣớc lƣợng chỉ ra rằng hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn cao thì sẽ ít bị GHTD hơn và ngƣợc lại. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của TS. Trần Ái Kết(2013) và Thái Anh Hòa (1997). Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hộ gia đình có chủ hộ có trình độ học vấn tăng lên 1 đơn vị thì khả năng bị GHTD sẽ giảm khoảng 19,751%.

Điều này có thể lý giải là trình độ học vấn của chủ hộ gia đình càng cao thì mức độ hiểu biết của họ càng cao, có nhiều mối quan hệ hơn trong cuộc sống và khả năng tiếp cận nguồn thông tin cũng đƣợc dễ dàng. Thêm vào đó, họ có khả năng tìm đƣợc việc làm có thu nhập ổn định, học vấn cao tính toán mọi việc sẽ chính xác hơn và đƣa ra những kế hoạch để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Nên việc tiếp cận nguồn vốn từ các NHTM cũng trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.

- Tài sản đảm bảo: Biến độc lập tiếp theo có ảnh hƣởng đến khả năng GHTD là biến tài sản đảm bảo với mức ý nghĩa 10%. Đây là biến định lƣợng với đơn vị tính là 1.000 đồng. Dấu của biến trong kết quả hồi quy phù hợp với dấu kỳ vọng. Cố định các yếu tố khác, khi tổng giá trị tài sản đảm bảo tăng lên 1.000 đồng thì khả năng bị GHTD của hộ giảm 0,042%. Tuy phần trăm ảnh hƣởng của biến giá trị TSĐB lên việc có bị GHTD hay không của hộ gia đình vay tiêu dùng là khá nhỏ nhƣng do đơn vị tính của biến này tính theo đơn vị là 1.000 đồng nên biến này cũng có ảnh hƣởng tƣơng đối lên mô hình. Về phía ngân hàng, ngân hàng cho vay sẽ đảm bảo khả năng thu hồi nợ hơn. Kết quả hồi quy đã góp phần làm rõ suy luận trên. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của PGS.TS Võ Thành Danh (2008) và Thái Anh Hòa (1997).

Nhận xét các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình probit

Một số biến độc lập có ảnh hƣởng đến khả năng bị GHTD nhƣng chƣa ở mức ý nghĩa thống kê, do những nguyên nhân khách quan tại địa bàn nghiên cứu có thể kể đến nhƣ: thu nhập, số lần vay vốn và nghề nghiệp của chủ hộ, có quen NVNH.

- Thu nhập của hộ: biến này không có ý nghĩa do đa số hộ đƣợc khảo sát có thu nhập trung bình ở mức ổn định nên những hộ này thƣờng có mức vay ít, thời hạn vay dài và phƣơng thức trả nợ vay phù hợp nên ít bị ngân hàng GHTD. Thêm vào đó, tuy thu nhập thấp nhƣng các hộ gia đình thƣờng có TSĐB có đủ giá trị thế chấp cho khoản vay nên chƣa phản ánh đƣợc mức độ ảnh hƣởng của biến này đến khả năng bị GHTD.

- Số lần vay vốn: vì đa số các hộ đƣợc khảo sát thƣờng vay 1 lần nên khả năng bị GHTD chƣa phản ánh đƣợc sự ảnh hƣởng bởi biến này.

- Nghề nghiệp: biến này không có ý nghĩa do đa số chủ hộ có nghề nghiệp có thu nhập ổn định đều có thể tiếp cận tín dụng chính thức đúng theo cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu trƣớc đây. Tuy nhiên, những chủ hộ có nghề nghiệp khác (thƣờng là nhân viên bán hàng, hay nhân viên văn phòng, cán bộ nghỉ hƣu,…) thì khả năng bị GHTD hay không đƣợc ngân hàng xem xét thông qua cách chứng minh thu nhập, hợp đồng lao động hay dùng TSĐB.

- Có quen nhân viên ngân hàng: biến này chƣa có ý nghĩa thống kê do đa số hộ không có quen biết trƣớc với NVNH, hoặc do có quen nhƣng hộ e ngại việc phải nhờ

sự giúp đở từ các mối quan hệ bạn bè, ngƣời thân trong quá trình tham gia vay vốn tại các ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)